MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữviết tắt
Danh mục các bảng biểu, hình vẽ
Danh mục các phụlục
Tóm tắt luận văn
Mở đầu .1
Mục đích nghiên cứu.2
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2
Phương pháp nghiên cứu.2
Kết cấu luận văn.3
Chương 1: Cơsởlý luận .4
1.1 Dịch vụcông .4
1.1.1 Khái niệm .4
1.1.2 Chất lượng dịch vụcông .5
1.1.3 Đo lường chất lượng dịch vụcông.6
1.1.3.1 Mô hình chất lượng dịch vụ.6
1.1.3.2 Mô hình SERVQUAL.10
1.2 Dịch vụtuyên truyền hỗtrợvềthuế.11
1.2.1 Khái niệm .11
1.2.2 Đơn vịcung cấp dịch vụtuyên truyền hỗtrợvềthuế.12
1.2.3 Đối tượng cung cấp dịch vụtuyên truyền hỗtrợvềthuế.14
1.3 Sựhài lòng của người nộp thuế đối với dịch vụtuyên truyền hỗtrợvềthuế.14
1.3.1 Khái niệm .14
1.3.2 Vai trò của việc đáp ứng sựhài lòng của người nộp thuế.16
1.3.3 Mối quan hệgiữa chất lượng dịch vụtuyên truyền hỗtrợvềthuếvà sựhài
lòng của người nộp thuế.17
1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụtuyên truyền hỗtrợvềthuếvà
sựhài lòng của người nộp thuế.19
1.4 Mô hình nghiên cứu và các giảthuyết.21
Chương 2: Thực trạng khảo sát chất lượng công tác tuyên truyền hỗtrợvề
thuếtại Chi cục Thuếquận 1.24
2.1 Giới thiệu vềcông tác tuyên truyền hỗtrợngười nộp thuế.24
2.1.1 Nhân sựthực hiện dịch vụtuyên truyền hỗtrợngười nộp thuế.24
2.1.2 Các hình thức tuyên truyền hỗtrợngười nộp thuế.26
2.1.3 Hệthống quản lý chất lượng công tác tuyên truyền hỗtrợngười nộp thuế.28
2.1.4 Kết quảcông tác tuyên truyền hỗtrợngười nộp thuếqua một sốnăm .31
2.1.5 Những mặt tồn tại của công tác tuyên truyền hỗtrợngười nộp thuế.34
2.2 Đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền hỗtrợngười nộp thuế.35
2.2.1 Thiết kếnghiên cứu.35
2.2.1.1 Nghiên cứu sơbộ.36
2.2.1.1.1 Phỏng vấn .36
2.2.1.1.2 Thiết kếbảng câu hỏi khảo sát .36
2.2.1.1.3 Hiệu chỉnh thang đo.37
2.2.1.2 Nghiên cứu chính thức .37
2.2.1.2.1 Phương pháp thu thập thông tin .37
2.2.1.2.2 Kích thước mẫu .39
2.2.2 Kết quảnghiên cứu .39
2.2.2.1 Thông tin mẫu nghiên cứu .39
2.2.2.2 Đánh giá các thang đo .42
2.2.2.2.1 Hệsốtin cậy Cronbach Alpha.43
2.2.2.2.2 Phân tích nhân tốkhám phá EFA .44
2.2.2.3 Kiểm định mô hình nghiên cứu.44
2.2.3 Đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền hỗtrợvềthuếtại Chi cục Thuế quận 1 .46
2.2.3.1 Đánh giá chung.46
2.2.3.2 Đánh giá từng yếu tố.47
Chương 3: Một sốgiải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền hỗtrợ
vềthuếtại Chi cục Thuếquận 1 .52
3.1 Mục tiêu xây dựng các giải pháp .52
3.2 Đềxuất các giải pháp.54
3.2.1 Nâng cao trách nhiệm nghềnghiệp của cán bộthuế.54
3.2.2 Chuyên nghiệp hóa công tác tổchức tuyên truyền, hướng dẫn thông tin.58
3.2.3 Trang bị, bốtrí phương tiện vật chất hiện đại, phù hợp.61
3.3 Kiến nghị.64
Kết luận .70
Tài liệu tham khảo .73
Phụlục
111 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3750 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế tại chi cục thuế quận 1, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỗ trợ về thuế (gồm 31 biến)
Phần II: Các câu hỏi phân loại NNT và đánh giá mức độ, hình thức cần tư vấn
hỗ trợ thuế của NNT (gồm 6 biến)
và được xây dựng dựa trên thang đo Liker cấp độ 7.
2.2.1.1.3. Hiệu chỉnh thang đo
Bảng câu hỏi sau khi qua khảo sát thử một số đối tượng nộp thuế đã được điều
chỉnh lại thông tin câu hỏi cho rõ ràng hơn; đồng thời, thang đo mức độ hài lòng
của NNT đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế của Chi cục Thuế
quận 1 chính thức còn 28 biến đó là:
- Thang đo chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế gồm 5 thành
phần: (1) thành phần Tin cậy (7 biến); (2) thành phần Đáp ứng (5 biến);
(3) thành phần Năng lực phục vụ (5 biến, giảm 2 biến so với ban đầu); (4)
thành phần Đồng cảm (4 biến); (5) thành phần Phương tiện phục vụ (4
biến, giảm 1 biến so với ban đầu)
- Thang đo mức độ hài lòng của NNT (3 biến)
(Xem bảng câu hỏi khảo sát chính thức ở Phụ lục 7)
2.2.1.2. Nghiên cứu chính thức
Nghiên cứu chính thức được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu
định lượng, nghĩa là thông qua dữ liệu thu được từ cuộc khảo sát trực tiếp NNT tiến
hành thực hiện kiểm định các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu.
2.2.1.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Bảng câu hỏi khảo sát được phát trực tiếp cho NNT tại các buổi tập huấn về
văn bản mới hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế, hóa đơn, khai thuế qua mạng
và khi NNT đến liên hệ công tác tại chi cục. Với các biến trong thang đo được mã
hóa (bảng 2.1) và các bảng khảo sát thu được, dữ liệu được nhập và xử lý thông qua
38
phần mềm SPSS 16.0. Sau đó, phương pháp phân tích dữ liệu (phân tích độ tin cậy,
phân tích nhân tố, phân tích hồi quy bội) được sử dụng để đánh giá thang đo và
kiểm định mô hình nghiên cứu.
Bảng 2.1: Mã hóa các biến quan sát trong các thang đo
STT Mã hóa Diễn giải
Thành phần Tin cậy (TC)
1 TC1 Nội dung, quy trình, thủ tục về thuế được chi cục thuế niêm yết công khai, minh bạch
2 TC2 Chính sách thuế mới được phổ biến đến người nộp thuế kịp thời
3 TC3 Đội ngũ tuyên truyền viên giàu kinh nghiệm, nắm vững pháp luật về thuế
4 TC4 Các vướng mắc về thuế được hướng dẫn, giải quyết rõ ràng, đúng hạn, đúng quy định
5 TC5 Nội dung, hình thức tuyên truyền cụ thể, rõ ràng, dễ tiếp thu
6 TC6 Cách thức hỗ trợ, giải đáp chính sách thuế thỏa đáng, tận tình
7 TC7 Giữa các nhân viên và các bộ phận có sự thống nhất, nhất quán trong giải quyết cùng một sự việc
Thành phần Đáp ứng (DU)
8 DU1 Nhân viên thuế luôn sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế khi gặp vướng mắc về thuế
9 DU2 Nhân viên hướng dẫn đảm bảo giờ giấc làm việc theo quy định, không gây lãng phí thời gian của người nộp thuế
10 DU3 Nhân viên hướng dẫn làm việc có trình tự, đúng quy trình
11 DU4 Nhân viên thuế hướng dẫn đầy đủ các thủ tục về thuế trong cùng một lần
12 DU5 Nhân viên thuế nhanh chóng tìm hướng giải quyết những vấn đề khó và hướng dẫn ngay cho người nộp thuế
Thành phần Năng lực phục vụ (NLPV)
13 NLPV1 Nhân viên hướng dẫn có kiến thức chuyên môn và kiến thức tổng hợp tốt
14 NLPV2 Nhân viên hướng dẫn nắm bắt tốt yêu cầu, nhu cầu của người nộp thuế
15 NLPV3 Nhân viên hướng dẫn ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin trong quá trình giải quyết công việc
16 NLPV4 Cách thức giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu quả, hợp lý
17 NLPV5 Cung cách phục vụ lịch sự, ân cần, hòa nhã với người nộp thuế
Thành phần Đồng cảm (DC)
18 DC1 Cơ quan thuế biết lắng nghe và hiểu được những khó khăn, vướng mắc về thuế của người nộp thuế
19 DC2 Chi cục thuế luôn ghi nhận ý kiến đóng góp cũng như vướng mắc về thuế của người nộp thuế và có hướng giải quyết hợp lý
20 DC3 Tổ chức tập huấn, tuyên truyền chính sách thuế riêng cho từng loại hình, ngành nghề kinh doanh
21 DC4 Nhân viên hướng dẫn luôn đặt mình ở vị trí của người nộp thuế để giải quyết những khó khăn, vướng mắc về thuế
Thành phần Phương tiện phục vụ (PTPV)
22 PTPV1 Nhân viên hướng dẫn có trang phục gọn gàng, lịch sự và có đeo thẻ ngành
23 PTPV2 Khu vực hướng dẫn, hỗ trợ về thuế thoáng mát, rộng rãi
24 PTPV3 Trang thiết bị phục vụ cho công tác tuyên truyền, hỗ trợ về thuế hiện đại
25 PTPV4 Chi cục thuế sử dụng công nghệ thông tin (email, web, kiosk điện tử, ...) trong tuyên truyền, hỗ trợ về thuế đến người nộp thuế
39
Thang đo Sự hài lòng (HL)
26 HL1 Anh/chị hài lòng với nội dung hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về thuế của Chi cục Thuế quận 1
27 HL2 Anh/chị hài lòng với cung cách phục vụ trong hướng dẫn, hỗ trợ về thuế của Chi cục Thuế quận 1
28 HL3 Nhìn chung, anh/chị hài lòng khi đến yêu cầu tư vấn, hỗ trợ về thuế tại Chi cục Thuế quận 1
2.2.1.2.2. Kích thước mẫu
Trong phương pháp phân tích dữ liệu có sử dụng phương pháp phân tích nhân
tố mà phân tích này cần cỡ mẫu phải đủ lớn. Thông thường cỡ mẫu ít nhất phải
bằng 4 hay 5 lần số biến hoặc quy mô mẫu hơn 200 (9). Nếu theo tiêu chuẩn này thì
kích thước mẫu cần thiết là n = 140 vì mô hình nghiên cứu có 28 biến quan sát.
Chi cục Thuế quận 1 hiện đang quản lý khoảng 7.000 doanh nghiệp và 13.000
hộ kinh doanh. Tuy nhiên, căn cứ số liệu báo cáo công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT
năm 2010 của chi cục thì bình quân mỗi tháng có khoảng 280 NNT cần tư vấn, hỗ
trợ về thuế. Do đó, để có thể đánh giá đúng chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ
về thuế tại chi cục, kích thước mẫu được chọn dự kiến sẽ bằng số NNT trung bình 1
tháng trong năm 2010 được cung cấp dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế.
Để đạt kích thước mẫu đề ra, 500 bảng câu hỏi khảo sát được phát ra.
2.2.2. Kết quả nghiên cứu
2.2.2.1. Thông tin mẫu nghiên cứu
Trong 416 bảng câu hỏi thu về, có 362 bảng câu hỏi hợp lệ được dùng cho
nghiên cứu. Kết quả cụ thể về mẫu nghiên cứu như sau:
- Về loại hình doanh nghiệp
Công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm số lượng cao nhất trong tổng số NNT
được khảo sát – 233 doanh nghiệp (chiếm tỷ lệ 64,4%), tiếp đến là công ty cổ phần
93 đơn vị (chiếm 25,7%) và doanh nghiệp tư nhân 25 đơn vị (chiếm 6,9%). Điều
này phù hợp với cơ cấu loại hình doanh nghiệp mà chi cục đang quản lý hiện nay:
68,4% công ty trách nhiệm hữu hạn; 21,6% công ty cổ phần; 6,6% doanh nghiệp tư
nhân; 3,4% loại hình khác như hợp tác xã, văn phòng luật sư (dựa theo nguồn thông
(9) Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – Tập 2 (Chương XII: Phân tích nhân tố) – Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc
40
tin quản lý đối tượng nộp thuế tại thời điểm tháng 6/2011 của Chi cục Thuế quận 1).
Hộ kinh doanh và các đối tượng khác theo kết quả khảo sát thu về chỉ chiếm 3% do
nhóm này ít đến liên hệ với bộ phận tuyên truyền hỗ trợ.
Bảng 2.2: Thống kê loại hình doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ thực (%) Tỷ lệ lũy kế (%)
Công ty cổ phần 93 25.7 25.7 25.7
Công ty trách nhiệm hữu hạn 233 64.4 64.4 90.1
Doanh nghiệp tư nhân 25 6.9 6.9 97.0
Hộ kinh doanh 5 1.3 1.3 98.3
Khác 6 1.7 1.7 100.0
Tổng cộng 362 100.0 100.0
- Vốn đăng ký kinh doanh
Cơ sở kinh doanh có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm đại đa số với 79% tương ứng
với 286 đơn vị, từ trên 10 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng có 68 đơn vị (chiếm 18,8%) và
chỉ có 8 đơn vị có số vốn trên 100 triệu. Qua đó cho thấy cơ sở kinh doanh có quy
mô nhỏ và vừa là đối tượng quản lý chủ yếu của chi cục. Điều đó cũng đúng với
tình hình quản lý thực tế tại chi cục.
Bảng 2.3: Thống kê vốn đăng ký kinh doanh
Vốn đăng ký kinh doanh Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ thực (%) Tỷ lệ lũy kế (%)
Từ 10 tỷ đồng trở xuống 286 79.0 79.0 79.0
Từ trên 10 tỷ đồng đến 20 tỷ đồng 32 8.8 8.8 87.8
Từ trên 20 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng 20 5.6 5.6 93.4
Từ trên 50 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng 16 4.4 4.4 97.8
Từ trên 100 tỷ đồng trở lên 8 2.2 2.2 100.0
Tổng cộng 362 100.0 100.0
- Ngành nghề kinh doanh chính
Trong bảng 2.4, ngành thương mại là ngành chiếm tỷ lệ lớn 52,2% với 189
đơn vị kinh doanh; ngành xây dựng, tư vấn, mua bán, cho thuê bất động sản chiếm
6,9% và 6,6%; những ngành khác số lượng cũng gần ngang nhau. Với đặc điểm là
trung tâm kinh tế - xã hội như quận 1, một số ngành như thương mại, xây dựng, tư
vấn, cho thuê bất động sản chiếm phần lớn là không có gì lạ.
41
Bảng 2.4: Thống kê ngành nghề kinh doanh chính
Ngành nghề kinh doanh chính Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ thực (%) Tỷ lệ lũy kế (%)
Sản xuất 15 4.2 4.2 4.2
Thương mại 189 52.2 52.2 56.4
Mua bán, cho thuê bất động sản 24 6.6 6.6 63.0
Khách sạn 11 3.0 3.0 66.0
Du lịch 12 3.3 3.3 69.3
Ăn uống 12 3.3 3.3 72.6
Vận tải, giao nhận 10 2.8 2.8 75.4
Xây dựng 25 6.9 6.9 82.3
Giáo dục, đào tạo 10 2.8 2.8 85.1
Tư vấn 25 6.9 6.9 92.0
Khác 29 8.0 8.0 100.0
Tổng cộng 362 100.0 100.0
- Nơi thường liên hệ trước tiên khi gặp vướng mắc về thuế
Kết quả khảo sát cho thấy khi gặp vướng mắc về thuế thì cơ quan thuế vẫn là
nơi NNT tìm đến nhiều nhất (201 đơn vị, chiếm 55,5%), kế đến là trường hợp NNT
tự nghiên cứu văn bản về thuế (115 đơn vị, chiếm 31,8%) và có 46 trường hợp liên
hệ với các tổ chức tư vấn thuế (chiếm 12,7%).
Bảng 2.5: Thống kê nơi thường liên hệ trước tiên khi gặp vướng mắc về thuế
Nơi liên hệ trước tiên Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ thực (%) Tỷ lệ lũy kế (%)
Tự nghiên cứu văn bản về thuế 115 31.8 31.8 31.8
Cơ quan thuế quản lý 201 55.5 55.5 87.3
Tổ chức tư vấn thuế 46 12.7 12.7 100.0
Tổng cộng 362 100.0 100.0
- Tần suất liên hệ với cơ quan thuế để được tư vấn, hỗ trợ về thuế
NNT thường liên hệ với cơ quan thuế để được tư vấn, hỗ trợ về thuế và từ 1
đến 3 lần là số lần bình quân trong tháng mà NNT đến liên hệ chiếm tỷ lệ nhiều
nhất 75,1%. Tỷ lệ NNT tự nghiên cứu văn bản về thuế xếp vị trí cao thứ hai nên 0
lần cũng chiếm tỷ lệ cao thứ hai 16,3%. 8,6% là tỷ lệ NNT có số lần liên hệ với cơ
quan thuế trong tháng khá lớn.
42
Bảng 2.6: Thống kê tần suất liên hệ với cơ quan thuế để được tư vấn, hỗ trợ về thuế
Tần suất liên hệ Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ thực (%) Tỷ lệ lũy kế (%)
0 lần 59 16.3 16.3 16.3
Từ 1 lần đến 3 lần 272 75.1 75.1 91.4
Từ 3 lần đến 5 lần 26 7.2 7.2 98.6
Từ 5 lần trở lên 5 1.4 1.4 100.0
Tổng cộng 362 100.0 100.0
- Hình thức chọn khi liên hệ với cơ quan thuế để được tư vấn, hỗ trợ về thuế
Theo bảng 2.7, hình thức liên hệ trực tiếp và thông qua điện thoại được chọn
nhiều nhất (182 và 110 lựa chọn, tương ứng với 50,3% và 30,4%), hình thức tiếp
theo là tập huấn, đối thoại với 38 lựa chọn (chiếm 10,5%), hình thức gởi văn bản
chiếm tỷ lệ 6,1% và các hình thức khác chiếm 2,8%.
Bảng 2.7: Thống kê hình thức chọn liên hệ với cơ quan thuế để được tư vấn, hỗ trợ về thuế
Hình thức chọn Số lượng Tỷ lệ (%) Tỷ lệ thực (%) Tỷ lệ lũy kế (%)
Trực tiếp tại cơ quan thuế 182 50.3 50.3 50.3
Qua điện thoại 110 30.4 30.4 80.7
Gởi văn bản 22 6.0 6.0 86.7
Tập huấn, đối thoại 38 10.5 10.5 97.2
Khác 10 2.8 2.8 100.0
Tổng cộng 362 100.0 100.0
Tóm lại, qua thông tin mẫu nghiên cứu thu được cho thấy những doanh
nghiệp, hộ kinh doanh có quy mô nhỏ và vừa, kinh doanh trong lĩnh vực thương
mại, tư vấn, xây dựng (những đối tượng quản lý chính của Chi cục) là những đối
tượng cần được tư vấn, hỗ trợ về thuế; nhất là trong giai đoạn nhà nước đưa ra
nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho NNT như hiện nay. Kết quả này sẽ là
cơ sở cho những giải pháp đề xuất nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ
trợ về thuế ở chương sau.
2.2.2.2. Đánh giá các thang đo
Thang đo chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế và thang đo mức độ
hài lòng của NNT được đánh giá sơ bộ thông qua phân tích hệ số tin cậy Cronbach
43
Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha được sử
dụng trước để loại các biến rác. Những biến có hệ số tương quan biến – tổng (item –
total correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Tiêu chuẩn chọn thang đo khi nó có độ tin
cậy Alpha từ 0,6 trở lên (10). Bước tiếp theo là thực hiện phân tích nhân tố EFA theo
phương pháp rút trích các thành phần chính (Principal Component Analysis) với
phép xoay Varimax. Các biến có trọng số (factor loading) nhỏ hơn 0,4 sẽ bị loại.
Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50%.
2.2.2.2.1. Hệ số tin cậy Cronbach Alpha
- Thang đo chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế
+ Thành phần Tin cậy có hệ số Cronbach Alpha khá lớn (0,872), các biến
quan sát trong thành phần có hệ số tương quan biến – tổng lớn hơn 0,5
nên tất cả các biến này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
+ Thành phần Đáp ứng có hệ số Cronbach Alpha khá lớn (0,835), các biến
quan sát trong thành phần có hệ số tương quan biến – tổng từ 0,592 đến
0,676 nên các biến này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
+ Thành phần Năng lực phục vụ có hệ số Cronbach Alpha cũng khá cao
(0,856), các biến quan sát trong thành phần đều có hệ số tương quan biến
– tổng từ 0,589 trở lên nên tất cả các biến này đều được sử dụng trong
phân tích EFA tiếp theo.
+ Thành phần Đồng cảm có hệ số Cronbach Alpha là 0,802, hệ số tương
quan biến – tổng của các biến quan sát đều đạt tiêu chuẩn cho phép (>
0,515) nên các biến này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
+ Thành phần Phương tiện phục vụ có hệ số Cronbach Alpha tương đối
lớn (0,778), các biến quan sát trong thành phần có hệ số tương quan biến
– tổng lớn hơn 0,55 nên đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
- Thang đo mức độ hài lòng của NNT
(10) Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS – Tập 2 (Chương XI: Đánh giá độ tin cậy của thang đo) – Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng
Ngọc
44
Thang đo mức độ hài lòng của NNT có hệ số Cronbach Alpha rất cao (0,9),
các biến quan sát có hệ số tương quan biến – tổng khá cao (thấp nhất là 0,769, cao
nhất là 0,846) nên các biến này đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
(Chi tiết kết quả phân tích thể hiện ở Phụ lục 8)
2.2.2.2.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
- Thang đo chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế
Kết quả kiểm định Bartlett cho thấy giữa các biến quan sát trong tổng thể có
mối tương quan với nhau (sig = 0,000). Hệ số KMO rất cao (0,955) cũng chứng tỏ
phân tích nhân tố EFA rất thích hợp để sử dụng.
Sau khi tiến hành phân tích EFA, biến TC6 “Cách thức hỗ trợ, giải đáp chính
sách thuế thỏa đáng, tận tình”, biến DC2 “Chi cục thuế luôn ghi nhận ý kiến đóng
góp cũng như vướng mắc về thuế của NNT và có hướng giải quyết hợp lý” và biến
DC4 “Nhân viên hướng dẫn luôn đặt mình ở vị trí của NNT để giải quyết những khó
khăn, vướng mắc về thuế” bị loại. Với giá trị eigenvalue 1,157, các biến còn lại
được nhóm thành 3 nhân tố có tổng phương sai trích là 57,95%, nghĩa là 3 nhân tố
này giải thích được 57,95% biến thiên của các biến quan sát. Tên ba nhân tố là:
+ (1) nhân tố “Trách nhiệm nghề nghiệp” (mã hóa: TNNN) gồm 13 biến
+ (2) nhân tố “Tổ chức thông tin” (mã hóa: TCTT) gồm 4 biến
+ (3) nhân tố “Phương tiện phục vụ” (mã hóa: PTPV) gồm 5 biến.
(Chi tiết các biến quan sát trong mỗi nhóm nhân tố thể hiện ở Phụ lục 9).
- Thang đo mức độ hài lòng của NNT
Tương tự, phân tích EFA cũng rất thích hợp để sử dụng ở đây bởi hệ số KMO
khá cao (0,736), sig = 0,000. Phân tích EFA đã trích được một nhân tố duy nhất là
“Mức độ hài lòng của NNT” (được mã hóa lại là MDHL) tại eigenvalue là 2,502
và phương sai trích được là 83,402%.
(Chi tiết kết quả phân tích thể hiện ở Phụ lục 9)
2.2.2.3. Kiểm định mô hình nghiên cứu
Dựa trên các nhân tố rút trích được từ phân tích, mô hình nghiên cứu được
điều chỉnh lại như sau:
45
Tiếp theo, các nhân tố này được dùng trong phân tích hồi quy bội để xác định
xem liệu có mối quan hệ giữa các thành phần chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ
về thuế với sự hài lòng của NNT hay không và mức độ quan hệ như thế nào.
Với giả thuyết ban đầu ở mô hình lý thuyết, ta có phương trình hồi quy tuyến
tính bội như sau: Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3
Trong đó:+ Y là biến phụ thuộc thể hiện giá trị dự đoán mức độ hài lòng của NNT
+ β0, β1, β2, β3 là các hệ số hồi quy
+ X1, X2, X3 là các biến độc lập thể hiện lần lượt các nhân tố Trách
nhiệm nghề nghiệp, Tổ chức thông tin, Phương tiện phục vụ
Các nhân tố trên được đưa vào chạy hồi quy tuyến tính bội với phương pháp
đưa vào một lượt (enter). Kết quả ở bảng 2.9 cho thấy mô hình hồi quy thích hợp sử
dụng để kiểm định giả thuyết (sig F= 0,000), mức độ giải thích mối quan hệ giữa
biến phụ thuộc và các biến độc lập bằng phương pháp này tương đối cao (R2 điều
chỉnh = 0,686). Theo kết quả hồi quy từng phần, cả 3 nhân tố đều có mối tương
quan với mức độ hài lòng của NNT và có ý nghĩa thống kê khi đưa vào mô hình
phân tích (sig t = 0,000). Quan sát các hệ số Beta chuẩn hóa đều mang dấu dương
cho thấy 3 nhân tố đều có mối quan hệ tuyến tính cùng chiều với mức độ hài lòng
của NNT (sig t của các nhân tố đều bằng 0,000). Do đó, các giả thuyết đã nêu ở mô
hình lý thuyết cuối chương 1 cũng được chấp nhận.
Phương trình hồi quy được xác định như sau:
Y = 0,634X1 + 0,370X2 + 0,387X3
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh
TỔ CHỨC THÔNG TIN
PHƯƠNG TIỆN PHỤC VỤ
TRÁCH NHIỆM NGHỀ NGHIỆP
MỨC ĐỘ
HÀI LÒNG CỦA
NGƯỜI NỘP THUẾ
46
Hằng số β0 có giá trị quá nhỏ nên nếu loại khỏi phương trình cũng không ảnh
hưởng lớn đến giá trị dự đoán của Y. Giá trị hệ số phóng đại phương sai (VIF) của 3
biến đều bằng 1 nên không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra giữa các biến.
Bảng 2.8: Kết quả phân tích hồi quy
Model Summaryb
Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate
1 .830a .689 .686 .56010627
a. Predictors: (Constant), PTPV, TCTT, TNNN
b. Dependent Variable: MDHL
ANOVAb
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.
Regression 248.689 3 82.896 264.237 .000a
Residual 112.311 358 .314
1
Total 361.000 361
a. Predictors: (Constant), PTPV, TCTT, TNNN
b. Dependent Variable: MDHL
Coefficientsa
Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients Collinearity Statistics Model
B Std. Error Beta
t Sig.
Tolerance VIF
(Constant) -2.209E-16 .029 .000 1.000
TNNN .634 .029 .634 21.505 .000 1.000 1.000
TCTT .370 .029 .370 12.563 .000 1.000 1.000
1
PTPV .387 .029 .387 13.131 .000 1.000 1.000
a. Dependent Variable: MDHL
(Chi tiết kết quả phân tích thể hiện ở Phụ lục 10)
2.2.3. Đánh giá chất lượng công tác tuyên truyền hỗ trợ về thuế tại Chi cục
Thuế quận 1
2.2.3.1. Đánh giá chung
Từ kết quả khảo sát thực tế, nhìn chung NNT khá hài lòng khi đến yêu cầu tư
vấn, hỗ trợ về thuế của Chi cục Thuế quận 1 (điểm trung bình là 4,95, cao hơn mức
trung bình trong thang đo Liker 7 bậc), khá hài lòng cả về nội dung lẫn cung cách
phục vụ. Khi đi vào phân tích từng mức độ, 34,5% NNT cho ý kiến trung lập khi
đến yêu cầu tư vấn, hỗ trợ về thuế tại chi cục, 30,9% cảm thấy hài lòng và chỉ có
1,1% NNT cảm thấy rất không hài lòng. Nhưng tỷ lệ NNT có ý kiến trung lập khá
cao cho thấy chi cục vẫn chưa thật sự nỗ lực và cố gắng trong việc nâng cao mức độ
47
hài lòng của NNT. Vấn đề nằm ở đâu thì cần phải xem xét mức độ hài lòng của
NNT đối với từng thành phần đo lường chất lượng tuyên truyền hỗ trợ về thuế.
Bảng 2.9: Đánh giá mức độ hài lòng chung của NNT
Mức độ đánh giá
(%)
Chỉ tiêu
1 2 3 4 5 6 7
Điểm
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Anh/chị hài lòng với nội dung hướng dẫn,
giải đáp vướng mắc về thuế của Chi cục
Thuế quận 1
0,8 2,2 6,1 30,4 22,7 32,0 5,8 4,91 1,20
Anh/chị hài lòng với cung cách phục vụ
trong hướng dẫn, hỗ trợ về thuế của Chi
cục Thuế quận 1
1,1 2,2 5,8 31,5 21,8 31,5 6,1 4,90 1,21
Nhìn chung, anh/chị hài lòng khi đến yêu
cầu tư vấn, hỗ trợ về thuế tại Chi cục Thuế
quận 1
1,1 1,9 3,9 34,5 19,3 30,9 8,3 4,95 1,22
2.2.3.2. Đánh giá từng yếu tố
- Thành phần Tin cậy
Theo phương trình hồi quy bội, thành phần này cũng là một trong ba nhân tố
quan trọng tạo nên chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ về thuế và ảnh hưởng đến
mức độ hài lòng của NNT. Bảng 2.11 thể hiện Chi cục Thuế quận 1 đạt mức độ tin
cậy khá (mức trên 4,5). Đặc biệt, NNT hài lòng với công tác tuyên truyền chính
sách thuế của chi cục: thông tin được công khai, minh bạch (40,1%), được phổ biến
kịp thời (36,5%), nội dung và hình thức tuyên truyền tốt (32,3%). Điểm mạnh này
cần phải được phát huy hơn nữa. Tuy nhiên, về mặt hỗ trợ thuế (ở nội dung giải đáp
vướng mắc về thuế đúng hạn, thỏa đáng, thống nhất), chi cục vẫn chưa tạo được
bước chuyển biến tốt vì có khoảng 31% NNT cho ý kiến trung lập dù rằng có tỷ lệ
không nhỏ NNT cảm thấy hài lòng. Chi cục cần rà soát lại quy trình thực hiện
hướng dẫn, hỗ trợ thuế, xác định điểm yếu để có thể đưa giải pháp cải thiện.
48
Bảng 2.10: Đánh giá mức độ hài lòng của NNT về Tin cậy
Mức độ đánh giá
(%)
Chỉ tiêu
1 2 3 4 5 6 7
Điểm
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Nội dung, quy trình, thủ tục về thuế được
chi cục thuế niêm yết công khai, minh bạch
1,1 3,9 5,0 27,3 13,3 40,1 9,4 5,06 1,33
Chính sách thuế mới được phổ biến đến
NNT kịp thời
0,6 5,0 7,7 24,9 15,5 36,5 9,9 4,99 1,36
Đội ngũ tuyên truyền viên giàu kinh
nghiệm, nắm vững pháp luật về thuế
1,7 4,4 5,2 30,7 21,5 29,0 7,5 4,83 1,32
Các vướng mắc về thuế được hướng dẫn,
giải quyết rõ ràng, đúng hạn, đúng quy
định
0,8 6,6 5,8 33,7 15,7 29,8 7,5 4,76 1,36
Nội dung, hình thức tuyên truyền cụ thể,
ngắn gọn, rõ ràng, dễ tiếp thu
1,1 2,2 6,6 31,2 17,1 32,3 9,4 4,96 1,29
Cách thức hỗ trợ, giải đáp chính sách thuế
thỏa đáng, tận tình
1,4 4,1 7,7 34,3 16,6 29,3 6,6 4,75 1,32
Giữa các nhân viên và các bộ phận có sự
thống nhất, nhất quán trong giải quyết cùng
một sự việc
1,9 5,5 7,7 32,3 21,5 25,7 5,2 4,64 1,34
- Thành phần Đáp ứng
NNT đánh giá khá cao sự sẵn sàng phục vụ và thực hiện đúng quy trình, thời
gian làm việc của nhân viên thuế (38,4%; 34%; 31,5%) chứ chưa đánh giá cao sự
tận tâm, biết nghĩ đến những khó khăn mà NNT đang gặp phải của người cán bộ
thuế. Điều đó thể hiện ở tỷ lệ 30,7% ý kiến trung lập về việc hướng dẫn đầy đủ thủ
tục và 34% về việc nhanh chóng tìm hướng giải quyết vướng mắc thuế của nhân
viên thuế. Chi cục cần sớm khắc phục việc này nếu không sẽ dễ dẫn đến tình trạng
quan liêu, sách nhiễu, gây phiền hà cho NNT, ảnh hưởng đến hình tượng của ngành
Thuế vốn đã rất nhạy cảm.
49
Bảng 2.11: Đánh giá mức độ hài lòng của NNT về Đáp ứng
Mức độ đánh giá
(%)
Chỉ tiêu
1 2 3 4 5 6 7
Điểm
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Nhân viên thuế luôn sẵn sàng hướng dẫn, hỗ trợ
NNT khi gặp vướng mắc về thuế
0,8 3,3 6,4 24,0 18,2 38,4 8,8 5,06 1,29
Nhân viên hướng dẫn đảm bảo giờ giấc làm
việc theo quy định, không gây lãng phí thời
gian của NNT
3,0 3,6 7,7 27,1 16,9 31,5 10,2 4,86 1,45
Nhân viên hướng dẫn làm việc có trình tự, đúng
quy trình
0,0 3,3 3,9 30,4 22,9 34,0 5,5 4,97 1,15
Nhân viên thuế hướng dẫn đầy đủ các thủ tục về
thuế trong cùng một lần
1,1 7,2 9,4 30,7 19,3 26,5 5,8 4,63 1,37
Nhân viên thuế nhanh chóng tìm hướng giải
quyết những vấn đề khó và hướng dẫn ngay cho
NNT
2,8 6,6 8,8 34,0 16,0 26,5 5,2 4,54 1,42
- Thành phần Năng lực phục vụ
Điểm đánh giá cho khả năng và kỹ năng giải quyết công việc của nhân viên
thuế là khoảng 4,8. Đó là nhờ Chi cục Thuế quận 1 đã mạnh dạn trẻ hóa đội ngũ cán
bộ thuế nhằm nâng cao hiệu quả công tác thuế, nhất là ở những bộ phận tiếp xúc
trực tiếp với NNT. Tuy vậy, do tuổi nghề chưa cao nên kiến thức cũng như kỹ năng
nắm bắt, giải quyết công việc của họ vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu của NNT (thể
hiện qua 36,5% - 35,9% - 38,1% NNT có ý kiến trung lập về lần lượt từng nội
dung). Theo phương trình hồi quy, thành phần Năng lực phục vụ và Đáp ứng tạo
nên nhân tố có trọng số lớn nhất ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của NNT. Do đó,
hai thành phần này cần phải được chú trọng.
Bảng 2.12: Đánh giá mức độ hài lòng của NNT về Năng lực phục vụ
Mức độ đánh giá
(%)
Chỉ tiêu
1 2 3 4 5 6 7
Điểm
trung
bình
Độ
lệch
chuẩn
Nhân viên hướng dẫn có kiến thức chuyên môn và
kiến thức tổng hợp tốt
0,8 4,7 5,0 36,5 17,7 29,6 5,8 4,77 1,27
Nhân viên hướng dẫn nắm bắt tốt yêu cầu, nhu cầu
của NNT
0,8 4,7 6,4 35,9 19,9 27,6 4,7 4,71 1,25
Nhân viên hướng dẫn ứng dụng thành thạo công
nghệ thông tin trong quá trình giải quyết công việc
0,6 2,2 4,7 30,4 22,1 32,9 7,2 4,99 1,18
Cách thức giải quyết công việc nhanh chóng, hiệu
quả, hợp lý
0,8 3,0 7,2 38,1 15,2 29,6 6,1 4,77 1,25
Cung cách phục vụ lịch sự, ân cần, hòa nhã với
NNT
1,4 6,1 5,8 27,1 18,2 32,3 9,1 4,88 1,40
50
- Thành phần Đồng cảm
NNT đánh giá cao việc tổ chức tập huấn, tuyên truyền chính sách thuế riêng
cho từng loại hình, ngành nghề kinh doanh với số điểm trung bình 5,31 và có đến
40,3% ý kiến hài lòng. Mỗi loại hình, ngành nghề kinh doanh có đặc điểm riêng nên
các tổ chức, cá nhân kinh doanh thường chỉ quan tâm đến những chính sách thuế
tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ. Cho nên, việc cơ quan thuế
hiểu được mong muốn đó của NNT khiến họ cảm thấy hài lòng. Phần lớn ý kiến
NNT cho rằng cơ quan thuế có thể hiện sự quan tâm nhưng chưa đủ lớn nên chưa
tạo sự hài lòng ở NNT, thể hiện qua tỷ lệ ý kiến t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- danh_gia_chat_luong_cong_tac_tuyen_truyen_ho_tro_nguoi_nop_thue_tai_chi_cuc_thue_quan_1.pdf