Mục Lục
Cảm tạ.i
Tóm lược .ii
Mục lục .iii
Danh sách bảng . v
Danh sách hình .vi
1.1 . C
HƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ . 8
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ . 8
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU . 8
1.2 . C
HƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU . 9
2.1 GIỚI THIỆU SƠLƯỢC VỀCÁ TRA. 9
2.2 GELATIN .10
2.2.1 Định nghĩa gelatin . 10
2.2.2 Collagen . 10
2.2.3 Sựchuyển đổi collagen - gelatin . 10
2.2.4 Sản xuất gelatin . 11
2.2.5 Cấu trúc hóa học của gelatin . 13
2.2.6 Tính chất lý hóa học của gelatin . 14
2.2.7 Ứng dụng của gelatin trong công nghệthực phẩm . 16
2.2.8 Tổng quan vềgelatin da cá . 17
1.3 . C
HƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM. 19
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM .19
3.1.1 Dụng cụvà thiết bị . 19
3.1.2 Hóa chất sửdụng . 20
3.1.3 Nguyên liệu . 20
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM .22
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .22
3.3.1 Phân tích các chỉtiêu vật lý . 22
3.3.2 Phân tích các chỉtiêu hóa học. 23
3.3.3 Thửnghiệm chếbiến sản phẩm kẹo mềm . 24
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN
4.1 KẾT QUẢPHÂN TÍCH CÁC CHỈTIÊU VẬT LÝ .26
4.1.1 Chỉtiêu vật lý của gelatin da cá tra . 26
4.1.2 Chỉtiêu vật lý của gelatin Trung Quốc . 26
4.1.3 Chỉtiêu vật lý của gelatin Hải Phòng. 26
4.2 THẢO LUẬN CÁC CHỈTIÊU VẬT LÝ .26
4.2.1 Độbền gel của 3 loại gelatin. 26
4.2.2 Độnhớt của 3 loại gelatin . 27
4.3 KẾT QUẢPHÂN TÍCH CÁC CHỈTIÊU HÓA HỌC.28
4.3.1 Chỉtiêu hóa học của gelatin da cá tra. 28
4.3.2 Chỉtiêu hóa học của gelatin Trung Quốc . 29
4.3.3 Chỉtiêu hóa học của gelatin Hải Phòng . 29
- Trọng lượng phân tử.29
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
4.4 THẢO LUẬN CÁC CHỈTIÊU HÓA HỌC.30
4.4.1 Hàm lượng ẩm của 3 loại gelatin . 30
4.4.2 Hàm lượng tro của 3 loại gelatin. 31
4.4.3 Hàm lượng đạm của 3 loại gelatin . 32
4.4.4 Giá trịpH của 3 loại gelatin . 33
4.4.5 Trọng lượng phân tửcủa gelatin .24
4.5 KẾT QUẢVÀ THẢO LUẬN CẤU TRÚC CỦA SẢN PHẨM KẸO MỀM
GELATIN .34
1.4 . C
HƯƠNG 5. KẾT LUẬN. 37
CHƯƠNG 6. ĐỀNGHỊ .28
1.5 . T
ÀI LIỆU THAM KHẢO. 39
1.6 . P
HỤLỤC . i
PHỤLỤC A. CÁC PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH . i
PHỤLỤC B. XỬLÝ THỐNG KÊ .
39 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chất lượng gelatin da cá Tra, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dụng rộng rãi trong công nghệ chế biến thực
phẩm, trong kỹ thuật nhiếp ảnh và cả trong y học.
Gelatin được sử dụng với một số lượng lớn trong các sản phẩm thực phẩm. Như các
sản phẩm sữa, các sản phẩm thịt, các sản phẩm kẹo: jam, jelly, kẹo mềm. Hầu hết
các ứng dụng gelatin là sử dụng tính chất vật lý đặc biệt của nó hơn là vì giá trị dinh
dưỡng.
Hiện nay, trên thế giới sản xuất khoảng 140 000 - 160 000 tấn gelatin mỗi năm và
mức độ sử dụng gelatin trong thực phẩm tăng trung bình khoảng 3%, chủ yếu sử
dụng trong kẹo mứt và những sản phẩm có năng lượng thấp.
Trong những năm gần đây, thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn ở nước ta, trong đó cá tra phi lê đông lạnh là một trong những mặt hàng
chủ lực. Một số tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Cửu long như An giang, Đồng tháp,
Vĩnh long và Cần thơ với điều kiện thiên nhiên ưu đãi đã và đang phát triển mạnh
nghề nuôi trồng và chế biến thủy sản mà đặc biệt là mặt hàng cá tra phi lê đông
lạnh. Phần thịt cá được sử dụng trong sản phẩm phi lê chỉ chiếm khoảng 30% trọng
lượng thân cá; phần phụ phẩm mà chủ yếu là da, xương chiếm khoảng 70% (trong
đó phần da cá chiếm 5-7%) trọng lượng thân cá thường được bỏ đi hoặc được bán
với giá rất rẻ.
Vì vậy việc nghiên cứu sản xuất gelatin từ da cá tra góp phần tạo ra hướng mới cho
việc tận dụng nguồn phụ phẩm, nâng cao giá trị nguyên liệu cá tra.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu “Đánh giá chất lượng gelatin da cá tra” với mục đích đánh giá
một số chỉ tiêu chất lượng của gelatin như: độ nhớt, độ bền gel, hàm lượng protein,
hàm lượng tro, độ ẩm, pH, trọng lượng phân tử. Từ đó chế biến thử nghiệm sản
phẩm kẹo mềm từ gelatin da cá tra. So sánh cấu trúc sản phẩm khi sử dụng gelatin
da cá tra với sản phẩm sử dụng gelatin Trung Quốc và gelatin Hải Phòng.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ CÁ TRA
Cá tra là một loài cá có giá trị kinh tế cao, phân bố ở khu vực sông Mê Kông, có
mặt ở cả 4 nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Theo hệ thống phân loại của G.V.Lindberg (1974), cá tra thuộc:
Lớp Cá Pisces
Bộ Cá Nheo Siluriforms
Họ Cá Tra Pangasidae
Giống Cá Tra Pangasius
Loài Cá Tra Pangasisus hypophthalmus (Sauvage, 1878 được
trích dẫn bởi Võ Quốc Văn, 2004).
Cá tra sống chủ yếu ở vùng nước ngọt, có thể sống được ở vùng nước lợ. Chúng có
tính háo ăn, có thể tận dụng được nhiều loại thức ăn khác nhau. Mặt khác, chúng
chịu đựng được tốt với môi trường khắc nghiệt, nuôi được ở mật độ cao, sống được
ở nhiều loại hình mặt nước, cả những ao hồ có hàm lượng oxy hoà tan thấp, chúng
tăng trưởng nhanh.
Đặc điểm hình thái: cá tra có hình thoi, thân dài, dẹp bên. Cá tra không có vẩy, thân
có màu xám, hơi xanh ở trên lưng, hai bên hông và bụng nhạt. Vây lưng và vây
bụng màu xám đen, phần cuối vây đuôi có màu hơi đỏ.
Kể từ năm 1990, sản phẩm cá tra phi lê đông lạnh đã trở thành một trong những mặt
hàng chủ lực góp phần vào sự tăng trưởng liên tục của ngành thuỷ sản Việt Nam.
Phụ phẩm từ quy trình sản xuất cá sau khi phi lê có thể chiếm đến 75% trọng lượng
nguyên liệu (Shahidi, 1994), trong đó riêng phần da cá tra (được tách ra từ hai
miếng thịt cá sau khi phi lê) chiếm từ 5-7% trọng lượng thân cá; đây chính là
nguồn nguyên liệu tuyệt vời cho việc điều chế những thực phẩm giàu protein, bên
cạnh đó còn làm giảm sự ô nhiễm môi trường và cải thiện chất lượng trong chế biến
cá.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
2.2 GELATIN
2.2.1 Định nghĩa gelatin
Gelatin là một hợp chất cao phân tử nhận được từ sự thuỷ phân collagen, là một
thành phần protein cơ bản của động vật tìm thấy trong xương, da, gân
(Ramchandran, 1967). Mặc dù, thuật ngữ gelatin đề cập đến những chất keo khác
nhưng nó chỉ được ứng dụng đối với những nguyên liệu protein từ collagen
(Rose,1987)
Theo tổ chức Y Tế thế giới FAO/WHO 1973 giới thiệu tiêu chuẩn và sự nhận dạng,
phân loại gelatin như là một thực phẩm có thể ăn được.
2.2.2 Collagen
Collagen là một thành phần cấu trúc chính của các sợi mô liên kết màu trắng và nó
hiện diện trong tất cả các mô và cơ quan. Collagen là thành phần cấu tạo chiếm
khoảng 30% của tất cả các protein có trong động vật có xương sống và động vật
không xương sống. Dưới kính hiển vi nó có dạng là sợi trắng đục được bao quanh
bởi các protein và mucopolysaccharide khác.
Thành phần acid amin của collagen gồm có 18 trong số 20 loại acid amin được tìm
thấy trong protein. Collagen chứa một hàm lượng cao glycin, prolin và
hydroxyprolin; các acid amin khác chỉ chiếm khoảng 13 – 15%. Hydroxyprolin là
thành phần đặc trưng của collagen, nó chỉ chiếm 2% trong elastin.
2.2.3 Sự chuyển đổi collagen - gelatin
Sự chuyển đổi collagen thành gelatin là sự chuyển đổi chủ yếu xảy ra trong việc sản
xuất gelatin. Đó là sự chuyển đổi của những sợi collagen có tổ chức cao những sợi
này không tan trong nước, tạo thành hệ thống khử polymer gọi là gelatin đã được
mô tả Veis (1964). Sự phức tạp trong cấu trúc của collagen và sự đa dạng của các
phương pháp xử lý bằng enzyme và hóa chất có thể áp dụng trong sản xuất gelatin,
giải thích sự hiện diện đa dạng của nhiều loại gelatin.
Mặc dù những phương pháp kiểm soát chất lượng và sản xuất hiện đại đã được sử
dụng nhưng sản xuất gelatin thương mại vẫn còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm.
Nó đòi hỏi phải xúc tác thuỷ phân bằng acid hay kiềm cho ra gelatin, một dạng keo
trong nước (việc thuỷ phân bằng enzyme cũng được sử dụng). Cách đơn giản nhất
để chuyển đổi collagen thành gelatin là làm biến đổi tính tan của collagen. Biến tính
nhiệt có thể được thực hiện bằng cách gia nhiệt collagen trong môi trường acid yếu
đến 40oC. Ở chế độ xử lý này, các sợi collagen tách ra thành các đơn vị
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
tropocollagen do bị cắt đứt các liên kết hydro và liên kết kỵ nước, việc này giúp cho
sự ổn định đường xoắn ốc của collagen (Jonsh và Courts, 1977). Giai đoạn tiếp theo
trong sự thuỷ phân collagen là sự duỗi thẳng của mạch, bao gồm việc cắt đứt cầu
nối giữa các phân tử của 3 chuỗi xoắn ốc và giúp gelatin hòa tan.
Sự thuỷ phân collagen có thể tạo nên
- Sự hình thành của 3 chuỗi α độc lập.
- Sự hình thành của 1 chuỗi β (2 chuỗi α được liên kết bởi một hoặc hai liên kết
cộng hóa trị) và 1 chuỗi α độc lập.
- Sự hình thành của một chuỗi γ (3 chuỗi liên kết bởi các liên kết cộng hóa trị)
Khác biệt chủ yếu giữa các hình thức α, β và γ của gelatin là ở trọng lượng phân tử.
Ở dạng α, trọng lượng phân tử thay đổi từ 80 000 đến 125 000 và ở dạng β từ 160
000 đến 250 000. Ở dạng γ có trọng lượng phân tử từ 240 000 đến 375 000 (Poppe,
J. 1995)
2.2.4 Sản xuất gelatin
Gelatin được sản xuất từ sự thuỷ phân collagen, với nguồn nguyên liệu chủ yếu là
da và xương. Sản xuất gelatin công nghiệp ở Mỹ được bắt đầu vào năm 1850. Ở
thời điểm này, nguồn nguyên liệu chính là da thú và xương nhưng việc sản xuất gia
tăng đáng kể vào năm 1930 khi da heo được sử dụng như một nguồn nguyên liệu. Ở
Châu Âu, bằng sáng chế đầu tiên về sản xuất gelatin được cấp ở Anh vào năm 1754.
Hiện nay, Châu Âu trở thành khu vực quan trọng nhất trong việc sản xuất gelatin.
Ở Việt Nam, việc thử nghiệm sản xuất gelatin từ da cá tra đã được Lâm Trọng Hiếu
(Luận văn tốt nghiệp, 2003), Võ Quốc Văn (Luận án thạc sĩ, 2004), Nguyễn Thị
Thuỳ Linh (Luận văn tốt nghiệp, 2005) nghiên cứu ở phạm vi phòng thí nghiệm.
Qui trình sản xuất thử nghiệm gelatin từ da cá tra của Võ Quốc Văn (Luận án
thạc sĩ, 20
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
Hình 1 - Qui trình sản xuất gelatin từ da cá tra
Giải thích qui trình
1) Nguyên liệu: Nguyên liệu của quá trình sản xuất gelatin là phụ phẩm da cá Tra
trong quy trình sản xuất cá phi lê của các nhà máy chế biến thủy sản.
2) Làm sạch:
- Xử lý da cá: Da cá Tra tươi sau khi phi lê được cắt làm đôi để chuẩn bị cho các thí
nghiệm tiếp theo. Da cá nếu chưa sử dụng phải được đưa đi cấp đông ngay và bảo
quản ở nhiệt độ -200C cho đến khi sử dụng (thời gian bảo quản không quá 5 ngày).
- Làm sạch da cá: Da cá được sau khi xử lý được ngâm quay trong nước (tỷ lệ là
1:6) trong thời gian 10 phút và được làm sạch bằng nước. Sau đó được ngâm quay 3
lần trong dung dịch 0.8M NaCl (tỷ lệ 1:6) trong thời gian 10 phút và được làm sạch
bằng nước.
Nguyên liệu
Làm sạch
Thuỷ phân
Trích ly
Lọc
Cô đặc
Sấy
Nghiền
Gelatin thành phẩm
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
- Xử lý da cá với dung dịch 0,2N NaOH: Da cá sau khi làm sạch được xử lý trước
bằng cách ngâm quay 3 lần trong dung dịch 0,2N NaOH (tỷ lệ 1:6 w/v) trong thời
gian 30 phút, sau đó da cá được làm sạch bằng nước và để ráo nước trước khi thủy
phân.
3) Thủy phân: Acit được sử dụng trong quá trình thủy phân là acit citric với các
nồng độ và thời gian thủy phân khác nhau được khảo sát.
4) Trích ly: Nguyên liệu sau khi thủy phân được tiến hành trích ly gelatin trong
nước nóng. Các nhiệt độ nước trích ly khác nhau được khảo sát với thời gian trích
ly qua đêm.
5) Lọc: Hỗn hợp sau khi trích ly được tiến hành thô bằng lưới lọc, sau đó lọc bằng
bông thủy tinh hoặc bông gòn để loại bỏ các các chất béo và những cặn bã còn sót
lại. Dung dịch sau khi lọc có thể ly tâm trong thời gian 5 phút ở tốc độ 6.000
vòng/phút để loại bỏ những cặn bã có kích thước nhỏ.
6) Cô đặc: Dịch lọc được cô đặc chân không ở nhiệt độ 550C cho đến khi nồng độ
chất khô đạt từ 25 – 45%.
7) Sấy: Dung dịch sau khi cô đặc được tiến hành sấy bằng không khí đối lưu ở nhiệt
độ 550C cho đến khi độ ẩm thấp hơn 15%.
Nghiền: Gelatin sau khi sấy đạt độ ẩm yêu cầu được nghiền nhỏ, cho vào các túi PE
hàn/cột kín miệng và bảo quản ở nơi thoáng mát.
2.3 Cấu trúc hóa học của gelatin
Trong thành phần của gelatin, protein chiếm 86 – 90%, muối vô cơ chiếm không
quá 2%, nước chiếm từ 8 – 12%. Phân tích 100g gelatin ta thu được 18 loại acid
amin với tỷ lệ như trong bảng 1.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
Bảng 1. Tỷ lệ (%) acid amin trong 100g gelatin sau khi thủy phân
Loại acid amin Tỷ lệ Loại acid amin Tỷ lệ Loại acid amin Tỷ lệ
Tyrosin 0,4 Threonin 2,0 Arginin 10,0
Methionin 0,7 Valin 2,2 Glutamic acid 10,3
Histidin 0,8 Leucin 2,5 Alanin 10,4
Hydroxylysin 0,9 Lysin 2,9 Hydroxyprolin 11,4
Isoleucin 1,0 Serin 3,4 Prolin 12,0
Phenylalanin 1,1 Aspartic acit 4,8 Glycin 23,2
Nguồn: Bringing Chemistry to Life, 2003.
Gelatin không là chất hóa học đơn lẻ mà là hỗn hợp của những thành phần nhỏ
được sắp xếp hoàn toàn do những amino acid tham gia bằng liên kết peptide tạo
thành dạng polyme khác nhau về khối lượng phân tử từ 15 000 - 400 000 (Theo
trích dẫn của Hồ Thị Xuân Hồng, 1998). Gelatin chứa 50,5% carbon, 6,8%
hydrogen, 17% nitrogen, 25,2% oxygen và 0,5% lưu huỳnh.
2.4 Tính chất lý hóa học của gelatin
- Sự hòa tan
Gelatin hòa tan một phần trong nước lạnh, có khả năng hút nước hoặc trương nở khi
được khuấy trong nước. Gelatin hấp thu nước khoảng 5–10 lần thể tích nó. Khi gia
nhiệt khoảng 40oC sẽ tan chảy ra, hòa tan và tạo gel khi làm nguội. Sự chuyển từ
dạng sol sang dạng gel có tính thuận nghịch và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần. Đây
chính là tính chất quan trọng được ứng dụng nhiều trong thực phẩm của gelatin.
Mức độ hòa tan của gelatin bị ảnh hưởng của các yếu tố như: nhiệt độ, nồng độ và
kích thước hạt gelatin. Gelatin không tan trong alcohol và hầu hết các dung môi hữu
cơ khác.
- Điểm đẳng điện
Gelatin có thể hoạt động trong môi trường acid hoặc trong môi trường kiềm tuỳ
thuộc vào pH. Trong dung dịch acid gelatin tham gia tích cực hơn dung dịch kiềm.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
Ở pH trung tính, gelatin tham gia không đáng kể và được biết như là một pH đẳng
điện hay điểm đẳng điện.
Điểm đẳng điện của gelatin có thể thay đổi khoảng 4,8 – 9,4 (Eastoe et al, 1961
được trích dẫn bởi Lâm Trọng Hiếu, 2003). Quá trình xử lý gelatin bằng acid tạo
điểm đẳng điện cao pI = 7–9. Quá trình xử lý gelatin bằng kiềm, collagen chịu sự
tác động trong môi trường kiềm trước khi trích ly. Sự thuỷ phân bằng kiềm làm cho
acid amin asparagine và glutamine của chuỗi polypeptide trở thành acid aspatic và
acid glutamic một cách nhanh chóng và kết quả là gelatin được tạo ra có điểm đẳng
điện pI = 4,8 – 5,2.
- Khả năng tạo gel
Thành phần của gelatin là các acid amin nhận được từ sự thuỷ phân collagen. Khi
các phân tử protein bị biến tính tập hợp lại tạo thành một mạng lưới không gian có
trật tự gọi là sự tạo gel.
Khi protein bị biến tính, các cấu trúc (trừ cấu trúc bậc một) bị phá hủy, liên kết giữa
các phân tử bị đứt. Các mạch polypeptide duỗi ra gần nhau tiếp xúc và liên kết với
nhau tạo thành mạng lưới không gian 3 chiều mà mỗi vị trí tiếp xúc của các mạch là
một nút. Các thành phần còn lại hình thành một mạng lưới không gian vô định hình
chứa đầy pha phân tán (H2O) khi nồng độ tăng thì khả năng gel hóa tăng vì khả
năng tiếp xúc giữa các mạch tăng. Các mắt lưới trong gel gelatin chủ yếu là do các
liên kết hydro, liên kết hydro là liên kết yếu tạo ra sự linh động làm cho gel có được
độ dẻo nhất định. Khi ta tăng nhiệt độ các liên kết hydro bị đứt và gel sẽ nóng chảy,
khi để nguội liên kết trở lại và gel lại hình thành (Phạm Thu Cúc, 2002). Để tạo ra
gel chắc hơn người ta có thể acid hoá nhẹ hay kiềm nhẹ để đưa pH của protein về
điểm đẳng điện làm cho lực đẩy tĩnh điện trong gel bị triệt tiêu.
Độ bền gel là thuộc tính quan trọng nhất của gelatin và được định nghĩa là trọng
lượng gram cần thiết để đặt lên bề mặt gel đường kính 12,5 mm tạo ra một lõm sâu
4 mm đối với 112 gram gel gelatin tiêu chuẩn 6,67% ở 10oC.
- Độ nhớt
Độ nhớt là tham số quan trọng thứ hai của gelatin. Độ nhớt phụ thuộc vào nồng độ,
độ nhớt tăng theo sự tăng nồng độ của gelatin.
Độ nhớt cũng phụ thuộc vào nhiệt độ (trên 40oC thì độ nhớt giảm, độ nhớt giảm
càng nhanh khi nhiệt độ tăng cao), pH (độ nhớt thấp nhất xảy ra tại điểm đẳng điện
pI của gelatin).
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
Độ nhớt gelatin làm ảnh hưởng đến đặc tính gel và điểm nóng chảy. Gelatin có độ
nhớt cao mức độ nóng chảy và sự thành lập gel sẽ cao hơn so với gelatin có độ nhớt
thấp.
- Điểm nóng chảy
Điểm nóng chảy là nhiệt độ mà ở đó có thể làm mềm gel của gelatin. Các yếu tố
ảnh hưởng đến điểm nóng chảy
+ Thời gian ổn định: theo Stainsby and Taylor (1958) xác định rằng điểm nóng
chảy của gelatin ở cấp độ cao thì phụ thuộc vào những điều kiện trong thời gian ổn
định đầu tiên.
+ Nồng độ: khi độ tinh khiết của gelatin tăng thì điểm nóng chảy cũng tăng.
+ Muối: NaCl hạ thấp điểm nóng chảy của gelatin.
- Độ trong
Độ trong của dung dịch gelatin phụ thuộc vào sự trích ly và điều kiện trích ly. Lần
trích ly đầu tiên cho gelatin có độ trong cao nhất, và giảm dần ở các lần trích ly sau.
Dung dịch gelatin có độ đục cao nhất ở điểm đẳng điện. Để cải thiện độ trong của
gelatin, trong quá trình trích ly có thể tiến hành lọc, tẩy trắng và lắng trong.
- Màu sắc
Màu sắc của gelatin phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu, phương pháp sản xuất và số
lần trích ly. Màu sắc được đánh giá bằng thiết bị đo màu phân tích (colorimeter).
- Độ ẩm
Hàm lượng ẩm của gelatin có thể lên đến 16%. Tuy nhiên, người ta thường bảo
quản gelatin ở độ ẩm 10 – 13%, tại 13% ẩm và nhiệt độ 25oC gelatin cân bằng với
độ ẩm tương đối của không khí RH = 60 – 65%.
2.5 Ứng dụng của gelatin trong công nghệ thực phẩm
Hầu hết các ứng dụng của gelatin là sử dụng gelatin tính chất vật lý đặc biệt của nó
hơn là vì giá trị dinh dưỡng. Các tính chất quan trọng của gelatin là:
+ Tạo gel thuận nghịch
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
+ Có nhiệt độ nóng chảy thấp
+ Tạo gel một mình
Việc sử dụng gelatin có thể chia thành các chức năng sau:
+ Tạo đông: jelly, jam, mứt đông các loại.
+ Ổn định: kem
+ Nhủ hóa: bản chất gelatin là protein có một đầu không phân cực nên có thể hòa
tan trong dầu, chất keo này có khả năng nhủ tương hóa nước trong dầu.
+ Làm đặc: xốp, đồ hộp
+ Kết dính: kẹo, sản phẩm thịt
+ Làm trong rượu.
2.6 Tổng quan về gelatin da cá
Thuỷ phân collagen trong da cá tra bằng acid sẽ thu được gelatin A. Sử dụng acid
để thuỷ phân vì acid dễ làm biến tính các liên kết dọc trong collagen da cá (Montero
et al, 1990, 1995), xử lý nhẹ hợp lý với acid hữu cơ cũng đủ để tác động hòa tan
(Norland, 1990). Cách xử lý như thế sẽ dẫn đến gelatin có điểm đẳng điện nằm
trong khoảng pI = 6 – 9 (Stainsby, 1987).
M.C. Gómez et al (2001) đã tiến hành so sánh các đặc tính cơ bản về lưu biến học
(độ nhớt, độ bền gel) và các đặc tính cấu trúc, hóa học (thành phần acid amin, sự
phân bố trọng lượng phân tử và sự tạo xoắn ốc bộ ba) của gelatin từ da nhiều loại
thuỷ sản. Gelatin từ các loài cá da trơn có khả năng tạo gel tốt nhất và gel có tính
chịu nhiệt cao hơn so với gelatin từ các loài cá ưa lạnh (cá tuyết).
M.Gudmundsson (2002) đã tiến hành so sánh các đặc tính lưu biến học giữa gelatin
của một số loại cá (cá tuyết, cá megrim, cá ngừ, cá rô phi) và gelatin truyền thống
(bò và heo). Điểm khác biệt của gelatin từ cá là chúng có các giá trị độ nhớt từ thấp
đến cao. Chúng cũng có các giá trị độ bền gel từ thấp đến cao. Tuy nhiên, chúng có
nhiệt độ nóng chảy và tạo gel thấp hơn gel từ gelatin truyền thống. Gelatin của cá
nước lạnh có nhiều sự khác biệt so với gelatin truyền thống hơn gelatin từ cá nước
ấm, phản ánh sự khác nhau của các acid amin hợp thành, gelatin của cá nước lạnh
có hàm lượng acid amin thấp.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
B.Jamilah và K.G.Harvinder (2002) đã tiến hành khảo sát các đặc tính của gelatin
từ da của một số loài cá như rô phi đen và cá rô phi đỏ. Gelatin từ hai loại rô phi đỏ
và đen có kết cấu nhẹ, bóng và trắng sáng. Gelatin của da cá rô phi đen có mùi rất
tanh trong khi gelatin của da cá rô phi đỏ có mùi rất nhẹ. Giá trị pH của chúng nằm
trong khoảng lân cận của 3. Độ bền gel của gelatin từ da cá rô phi đen (180,8 g) cao
hơn so với độ bền gel của gelatin từ da cá rô phi đỏ (128,1g). Gelatin từ da cá rô phi
đen cũng có độ nhớt đặc biệt hơn, có điểm nóng chảy cao hơn và có hàm lượng acid
amin cao hơn.
Gelatin da cá tra đã được Võ Quốc Văn (2004), Lâm Trọng Hiếu (2003) và Nguyễn
Thị Thùy Linh (2005) thử nghiệm trích ly và đã khảo sát một số yếu tố trong quá
trình trích ly ảnh hưởng đến chất lượng gelatin như: ảnh hưởng của thời gian trích
ly, ảnh hưởng của nồng độ HCl, ảnh hưởng của thời gian thuỷ phân, ảnh hưởng của
nhiệt độ trích ly.
Võ Quốc Văn (2004) đã tiến hành thử nghiệm chạy điện di gelatin da cá tra bằng
phương pháp SDS – PAGE cho thấy gelatin da cá tra có 2 cặp band rất đặc trưng
nằm gần nhau, một band có khối lượng phân tử khoảng 138 KDa, band còn lại có
khối lượng phân tử khoảng 125 KDa, ngoài ra còn có một band có khối lượng phân
tử khoảng 95 KDa.
Đề tài sẽ tiến hành đánh giá một số tính chất lý hóa học của gelatin da cá tra được
trích ly theo quy trình trích ly của Võ Quốc Văn ( 2004).
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1 PHƯƠNG TIỆN THÍ NGHIỆM
- Thực hiện nghiên cứu, thu thập và xử lý số liệu tại phòng thí nghiệm bộ môn Công
nghệ thực phẩm, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Viện Nghiên Cứu và
Phát Triển Công Nghệ Sinh Học.
- Nguyên liệu sử dụng là geltin da cá tra, gelatin của Hải Phòng và gelatin của
Trung Quốc.
- Hóa chất, thiết bị thí nghiệm sử dụng các loại của phòng thí nghiệm bộ môn Công
Nghệ Thực Phẩm, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Viện Nghiên Cứu
và Phát Triển Công Nghệ Sinh Học, Truờng Đại Học cần Thơ.
- Thời gian thực hiện: từ 26/2/2007 đến 25/5/2007
3.1.1 Dụng cụ và thiết bị
- Cân bàn, cân điện tử - Bình hút ẩm
- Dụng cụ thuỷ tinh - Nhiệt kế
- Tủ cấp đông - Tủ lạnh
- Tủ sấy - Máy đo pH
- Máy đo độ nhớt Brookfield - Máy đo cấu trúc SunRheotex
- Lò nung - Thiết bị chạy điện di
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
- Oil bath - Hệ thống đốt đạm, lôi cuốn đạm
- Bếp điện - Thiết bị ly tâm
- Thiết bị cô đặc chân không
3.1.2 Hóa chất sử dụng
- Dung dịch H2SO4 đậm đặc, H2SO4 0,1N
- Acid Boric
- Dung dịch NaOH (30%)
- Chất xúc tác phân tích đạm
- Acid citric
- Pectin
- NaOH tinh thể
- Muối ăn
- Acid HCl
3.1.3 Nguyên liệu
- Gelatin da cá tra
- Gelatin Hải Phòng
- Gelatin Trung Quốc
- Đường cát
Sau đây là một số hình ảnh máy móc thiết bị sử dụng trong quá trình phân tích các
chỉ tiêu.
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
Hình 8 – Máy đo độ nhớt
Brookfield
Hình 7 – Lò nung
Hình 6 – Máy đo pH
Hình 2 - Hệ thống đốt
đạm
Hình 3 - Hệ thống cất đạm
Hình 4 - Máy
sấy
Hình 5 – Máy đo cấu trúc Rheotex
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
3.2 PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích
- Chỉ tiêu vật lý
+ Xác định độ bền gel bằng máy đo cấu trúc Rheotex
+ Xác định độ nhớt bằng máy đo độ nhớt Brookfield
- Chỉ tiêu hóa học
+ Xác định hàm lượng ẩm bằng phương pháp sấy ở 105oC đến khối lượng không
đổi
+ Xác định hàm lượng tro bằng lò nung
+ Xác định hàm lượng đạm tổng số bằng phương pháp Kjeldahl
+ Xác định pH bằng máy đo pH
+ Xác định trọng lượng phân tử bằng phương pháp chạy điện di SDS-PAGE
3.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phân tích các chỉ tiêu vật lý
- Mục đích
Xác định và so sánh hai đặc tính vật lý: độ bền gel và độ nhớt của 3 loại gelatin
khác nhau – gelatin từ da cá tra, gelatin Hải Phòng và gelatin Trung Quốc.
- Chuẩn bị mẫu
+ Đối với mẫu đo độ bền gel: mẫu được chuẩn bị ở nồng độ 6,67 (w/w) bằng cách
ngâm trong nước lạnh có khuấy trộn 60 phút. Sau đó đun nóng ở 60oC trong 10
phút, điều chỉnh pH = 6, giữ dung dịch ở 60oC trong 3 giờ, sau đó tiến hành đo sau
17 giờ bảo quản ở 10oC (Theo tiêu chuẩn BSI 757, 1975)
+ Đối với mẫu đo độ nhớt: dung dịch được chuẩn bị với nồng độ 6,67% (w/w), đun
nóng ở 60oC. (Theo tiêu chuẩn BSI 757,1975)
- Tiến hành
Tiến hành xác định độ bền gel và độ nhớt của 3 loại gelatin
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
• Gelatin da cá Tra
• Gelatin Hải Phòng
• Gelatin Trung Quốc
+ Mẫu được xác định độ bền gel bằng máy đo cấu trúc Rheotex
+ Mẫu được xác định độ nhớt bằng máy đo độ nhớt Brookfield
Số lần lặp lại: mỗi loại gelatin khi xác định độ nhớt được lặp lại 9 lần và xác định
độ bền gel được lặp lại 15 lần.
3.3.2 Phân tích các chỉ tiêu hóa học
- Mục đích
Xác định và so sánh một số chỉ tiêu hóa học của 3 loại gelatin - gelatin từ da cá tra,
gelatin Hải Phòng và gelatin Trung Quốc.
- Chuẩn bị mẫu
+ Đối với mẫu xác định ẩm: cân bằng cân phân tích khoảng 5 g mẫu cho vào cốc đã
biết khối lượng.
+ Đối với mẫu xác định hàm lượng tro: mẫu sau khi xác định ẩm được đem đi đốt
tro.
+ Đối với mẫu xác định hàm lượng đạm tổng số: cân bằng cân phân tích khoảng 1
gam mẫu cho vào ống đốt đạm cùng với 10 ml acid sunfuric đậm đặc và 5 gam chất
xúc tác.
+ Đối với mẫu xác định pH: chuẩn bị mẫu ở nồng độ 6,67% (7,5 gam mẫu hòa cùng
105g nước cất), mẫu được cho vào nước lạnh khuấy đều trong 1giờ sau đó được giữ
ở 60oC.
+ Đối với mẫu xác định trọng lượng phân tử: gelatin được hòa tan trong nước cất ở
60oC (100 mg/10 ml), ly tâm với tốc độ 7000 vòng /phút, loại bỏ phần cặn. Sau đó
pha mẫu với dung dịch đệm, pha mẫu với tỷ lệ 1:2 (50 µl mẫu: 100 µl dung dịch
đệm pha mẫu) trong ống eppendorf, lắc đều và đun cách thuỷ ở nhiệt độ 95oC trong
5 phút. Mẫu gelatin chuẩn (sử dụng trong phòng thí nghiệm, hãng Merck, trọng
lượng phân tử từ 15.000 đến 250.000 Da) cũng được chuẩn bị như trên (Walker,
2002).
Luận văn tốt nghiệp khóa 28 – 2007 Trường Đại Học Cần Thơ
39
-Tiến hành
Tiến hành phân tích các chỉ tiêu hóa học của 3 loại gelatin: da cá, Hải Phòng, Trung
Quốc.
Số lần lặp lại: đối với mỗi loại gelatin khi xác định hàm lượng tro và ẩm lặp lại 6
lần, xác định pH lặp lại 5 lần và xác định hàm lượng đạm lặp lại 12 lần, riêng chạy
điện di lặp lại 2 lần.
3.3.3 Thử nghiệm chế biến sản phẩm kẹo mềm
- Mục tiêu thí nghiệm
So sánh cấu trúc của kẹo mềm làm từ ba loại gelatin: gelatin Trung Quốc, gelatin
Hải Phòng và gelatin da cá tra. Từ đó xét khả năng ứng dụng vào thực phẩm của
gelatin da cá tra.
- Chuẩn bị mẫu
Gelatin được cân theo khối lượng cho sẵn, sử dụng 9% gelatin, hòa tan vào trong
nước lạnh để trương nở. Đường: 45%, pectin: 0,25%, acid citric: 0,5%
- Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Hình 9 - Qui trình sản xuất thử nghiệm kẹo mềm gelatin
Nấu
Tạo gel
Định hình
Đánh giá cấu trúc
Đường, pectin,
acid citric
Nguyên liệu
Luận văn t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TP0144.pdf