Luận văn Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Hải Dương

MỞ ĐẦU. 1

1. Lí do chọn đề tài. 1

2. Mục tiêu. 2

3. Nhiệm vụ. 2

4. Giới hạn đề tài . 2

5. Lịch sử nghiên cứu . 3

6. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 7

7. Đóng góp của luận văn. 9

8. Cấu trúc của luận văn. 9

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHIÊN CỨU. 11

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT . 11

1.1. Cơ sở lí luận. 11

1.1.1. Khái niệm về môi trường và phát triển bền vững . 11

1.1.1.1. Khái niệm môi trường . 11

1.1.1.2. Khái niệm ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường. 11

1.1.1.3. Khái niệm phát triển bền vững . 12

1.1.2. Khái niệm về môi trường nước . 13

1.1.2.1. Khái niệm môi trường nước. 13

1.1.2.2. Chu trình nước trong tự nhiên. 13

1.1.2.3. Khái niệm về nước mặt. 14

1.1.2.4. Thành phần và tính chất của nước trong tự nhiên. 16

1.1.2.5. Khái niệm nước sạch . 16

1.1.3. Khái niệm ô nhiễm nước và các tác nhân gây ô nhiễm . 16

1.1.3.1. Khái niệm ô nhiễm nước . 16

1.1.3.2. Các chất gây ô nhiễm. 18

1.1.3.3. Các chỉ số ô nhiễm . 22

1.2. Cơ sở thực tiễn. 23

1.2.1. Hiện trạng môi trường nước mặt ở Việt Nam . 23

1.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt vùng Đồng bằng sông Hồng. 28

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG . 31

NƯỚC MẶT TỈNH HẢI DƯƠNG . 31

2.1. Nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Hải Dương . 31

pdf116 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá chất lượng môi trường nước mặt tỉnh Hải Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nguồn nước, nhất là nước ngầm. Do nước trong tự nhiên luôn có sự vận động 35 theo các vòng tuần hoàn nên nước mặt có quan hệ chặt chẽ với nước mưa khí quyển và nước ngầm, các dòng ngầm góp phần điều hòa chế độ nước của các dòng chảy trên mặt, do vậy tính chất của đất có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nước, ở các vùng thổ nhưỡng có chứa các chất nguy hại thì theo dòng ngầm chảy ra sông cũng làm cho nước sông bị ô nhiễm [4]. Như vậy, nguồn nước chịu tác động của các yếu tố tự nhiên làm cho chất lượng nước bị thay đổi, làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và quá trình vận động của nước. 2.1.2. Nhân tố kinh tế - xã hội 2.1.2.1. Dân số và sự gia tăng dân số Có thể nói các hoạt động của con người có ảnh hưởng quan trọng, gây nên những biến đổi cơ bản của môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng. Theo số liệu thống kê năm 2011, Hải Dương có số dân là 1.718.895 người, đông dân thứ 5 trong các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, đông thứ 11 trong 63 tỉnh thành trên cả nước. Gia tăng dân số là 0,95%, hiện nay gia tăng dân số đang thay đổi theo chiều hướng giảm dần nhưng vẫn còn khá cao. Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 1.039 người/km2, cao gấp 3,9 lần cả nước. Sự phân bố dân cư không đồng đều, khu vực đồi núi mật độ khoảng 700 người/km2, khu vực đồng bằng khoảng 1.157 người/km2. Tỉ lệ dân số thành thị là 21,9% (nhưng mật độ dân số ở thành thị rất cao), tỉ lệ dân số nông thôn là 78,1% [19]. Dân số đông, mật độ dân số cao, sự gia tăng dân số nhanh đã gây áp lực lớn lên nguồn nước vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều hình thức dịch vụ, đặc biệt là nhu cầu nước cho sinh hoạt của con người. 36 Dân số đông và sự gia tăng dân số nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên nguồn nước, đặc biệt là ở vùng đô thị có mật độ dân số cao, nước mặt bị ô nhiễm trầm trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt xả vào kênh rạch chưa qua xử lý. Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội. Hoạt động của con người tới môi trường nước thể hiện ở các mặt sau: - Các chất thải rắn, nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt có các thành phần rất đa dạng, bao gồm các chất hữu cơ không phân rã hay phân rã chậm, như các chất thải từ xác động vật, xương, mỡ, lông, vi khuẩn (bao gồm cả các loại vi khuẩn gây bệnh, siêu vi trùng, các sản phẩm của sinh vật như trứng của các loại sâu, ròi)Khi nước thải sinh hoạt chảy trên mặt đất thường mang theo các loại rác rưởi: vỏ trứng, xác chết động vật, các chất hữu cơ hỗn hợp như giấy, quần áo rách, các chất dẻo, các nguyên liệu tổng hợp, các loại chất tẩy rửa, các loại cặn bã thực phẩmcác loại nước thải hầu hết chưa qua xử lý mà được đổ trực tiếp vào nguồn nước tự nhiên gây ô nhiễm lớn cho môi trường nước. Trong thành phần các chất hữu cơ từ nước thải của khu dân cư có khoảng 40-60% protein, 25-50% hidrat cacbon, 10% chất béo. Các hợp chất này chủ yếu làm suy giảm oxi hòa tan trong nước dẫn đến suy thoái tài nguyên thủy sản và làm giảm chất lượng nước sinh hoạt [20]. - Chất thải rắn, nước thải bệnh viện: Ở tỉnh Hải Dương, với 22 bệnh viện cấp tỉnh, huyện và nhiều cơ sở y tế công, tư nhân hàng ngày thải ra khoảng 4 tấn chất thải rắn và 4000 m3 nước thải y tế [19]. Các chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm: chất thải lây nhiễm sắc nhọn, lây nhiễm không sắc nhọn, chất thải có 37 nguy cơ lây nhiễm, chất thải giải phẫu, chất thải hóa học nguy hại, chất thải chứa kim loại nặng (thủy ngân từ nhiệt kế, huyết áp kế bị vỡ). Đặc biệt nguy hiểm khi nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh, có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước khi sử dụng nguồn nước này vào mục đích tưới tiêu, ăn uống... Khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt không đúng quy định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước, và sự ô nhiễm này sẽ ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe con người, hệ sinh thái. 2.1.2.2. Hoạt động nông nghiệp Hải Dương có thế mạnh để phát triển cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp hàng năm, cây ăn quả, chăn nuôi lợn, gia cầm và thủy sản nước ngọt. Cây lương thực: dựa trên thế mạnh về đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nên cây lương thực của tỉnh phát triển mạnh. Năm 2011 diện tích trồng cây lương thực của tỉnh là 130,9 nghìn ha, sản lượng đạt hơn 800 nghìn tấn, cao thứ 4 trong 10 tỉnh thành của Đồng bằng sông Hồng, bình quân lương thực đạt 466kg/người. Trong cơ cấu cây lương thực, lúa gạo là cây lương thực chính, năm 2011 diện tích trồng lúa gạo là 126,8 nghìn ha, sản lượng lúa gạo đạt 761,0 nghìn tấn, lúa gạo được trồng nhiều ở các huyện Tứ Kì, Thanh Miện, Ninh Giang [19] Cây thực phẩm: bao gồm các loại rau, đậu được trồng rộng khắp tỉnh, đáp ứng nhu cầu cho nhân dân trong và ngoài tỉnh, diện tích trồng rau tăng mạnh và đạt 28,9 nghìn ha năm 2011, huyện trồng nhiều nhất là Gia Lộc, Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách, Tứ Kì. Cây công nghiệp: Hải Dương có thế mạnh chủ yếu về cây công nghiệp hàng năm như lạc, đậu tương, dâu tằm, đay, cói, mía năm 2011, diện tích trồng cây công nghiệp hàng năm là 2215 ha. Đậu tương được trồng nhiều ở Chí Linh, Ninh Giang, Gia Lộc; lạc được trồng nhiều ở Chí 38 Linh; dâu tằm được trồng nhiều ở Nam Sách, Kim Thành, Kinh Môn; cói được trồng nhiều ở Tứ Kì, Thanh Hà Cây ăn quả phát triển mạnh, tiêu biểu là vải, nhãn, cam, quýt, chuối, xoài, táo, ổi, mít, hồng xiêm, na, khế, bưởi các huyện trồng nhiều là Thanh Hà, Chí Linh, Kim Thành trong đó nổi tiếng nhất là vải Thanh Hà. Những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở thức ăn, dịch vụ về giống, thú y đã tạo điều kiện cho ngành chăn nuôi phát triển mạnh mẽ theo hướng chuyên môn hóa, chăn nuôi công nghiệp. Vật nuôi tiêu biểu là trâu với số lượng khoảng 45 đến 50 nghìn con, nuôi nhiều ở Chí Linh, Kim Thành, Tứ Kì; bò khoảng 1 đến 2 nghìn con, nuôi nhiều ở các huyện Chí Linh, Thanh Miện, Ninh Giang, Kinh Môn, Gia Lộc; gia cầm (chủ yếu là gà) được nuôi rộng khắp với số lượng lớn. Ngành nuôi trồng thủy sản: Hải Dương có khoảng 12 nghìn ha diện tích mặt nước tại các ao, hồ, sông, đầm triều trũng thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước ngọt, sản lượng thủy sản nuôi trồng tăng liên tục và đạt 57,8 nghìn tấn (năm 2011), các huyện có diện tích và sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn là Tứ Kì, Gia Lộc, Cẩm Giàng. Nhiều địa phương còn hình thành các vùng nuôi thủy sản tập trung như Tứ Kì, Chí Linh, Ninh Giang, Thanh Miện [19] Các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp làm ảnh hưởng tới chất lượng nước phải kể đến là: sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh, dịch bệnh, vứt xác chết vật nuôi bừa bãi Sử dụng phân bón trong nông nghiệp gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước, nhất là nước mặt. Theo kết quả phân tích của trung tâm Công nghệ và xử lý môi trường – Bộ khoa học công nghệ, thì trong 1gam phân chuồng tươi có chứa 820.000 - 1.050.000 con vi trùng và 1200-2500 trứng giun. Nếu không qua xử lý và xử lý không tốt đây sẽ là một nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước rất lớn. 39 Đặc biệt việc sử dụng một lượng lớn phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh cũng có ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn nước. Trong các loại phân bón hóa học nông nghiệp có chứa hàm lượng Muối của nitơ và photpho là các chất dinh dưỡng đối với thực vật, nếu ở nồng độ thích hợp chúng tạo điều kiện cho cây cỏ, rong tảo phát triển. Amoni, nitrat, photphat là các chất dinh dưỡng thường có mặt trong các nguồn nước tự nhiên, hoạt động sản xuất của con người như sử dụng quá nhiều phân bón đã làm gia tăng nồng độ các ion này trong nước tự nhiên. Mặc dù không độc hại đối với người, song khi có mặt trong nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng. Theo nhiều tác giả, khi hàm lượng photphat trong nước đạt đến mức 0,01 mg/l (tính theo P) và tỷ lệ P:N:C vượt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước làm tảo phát triển mạnh. Mặc dầu tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước, nhưng sự phát triển bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu quả làm suy giảm mạnh chất lượng nước. Với tình trạng sử dụng bừa bãi, tùy tiện các loại hóa chất trong nông nghiệp như phân bón, các loại thuốc kích hoạt phát triển cây làm nhiều hệ thống kênh mương tưới tiêu nội đồng đã bị ô nhiễm nguồn nước và phát tán rộng. Việc chăn nuôi gia súc, gia cầm ở hộ gia đình vùng nông thôn còn chưa có ý thức tiết kiệm nguồn nước trong việc vệ sinh, vệ sinh chuồng trại, chưa có hệ thống xử lý chất thải nước thải, phần lớn cho vào ao hồ, bể tự hoại để thấm vào đất dễ gây ô nhiệm môi trường. Việc nuôi các bè cá, bè tôm trực tiếp trên các dòng nước mặt như sông, rạch đã làm ô nhiễm nguồn nước do một số nguyên nhân: thức ăn của cá dư thừa, sự khuấy động nguồn nước, sự cản trở lưu thông dòng mặt. 2.1.2.3. Hoạt động công nghiệp Hải Dương có điều kiện thuận lợi về vị trí giao thông, tài nguyên khoáng sản, nguyên liệu nông nghiệp để phát triển ngành công nghiệp với cơ cấu 40 ngành đa dạng. Năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh đứng thứ 6 trong 10 tỉnh thành của Đồng bằng sông Hồng (sau Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên). Công nghiệp thế mạnh là khai thác đá, cát, cao lanh, sỏi các loại ở các huyện Chí Linh, Kinh Môn; công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm (xay xát, sản xuất bia, rượu, nước ngọt) phát triển chủ yếu ở thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (may, giày, dép da các loại) phát triển mạnh ở thành phố Hải Dương, thị xã Chí Linh, huyện Cẩm Giàng, Nam Sách, Gia Lộc; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (sản xuất xi măng, gạch, ngói) phát triển mạnh ở Kinh Môn, Nam Sách, Chí Linh; công nghiệp chế tạo máy (chế tạo máy bơm, lắp ráp ô tô) phát triển mạnh ở thành phố Hải Dương; công nghiệp điện lực phát triển ở Chí Linh với nhà nhà máy nhiệt điện Phả Lại (1 và 2) Về mặt lãnh thổ, hoạt động công nghiệp ở Hải Dương phân bố chủ yếu dọc theo các quốc lộ 5, 37. Năm 2011 trên toàn tỉnh có 24.265 cơ sở sản xuất công nghiệp phân bố nhiều tại thành phố Hải Dương, huyện Bình Giang, Cẩm Giàng, Tứ Kì (riêng 4 địa phương này đã chiếm trên 2000 cơ sở sản xuất công nghiệp). Hoạt động công nghiệp có sự tập trung theo hình thức phổ biến nhất là khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Đến năm 2011, Hải Dương có17 khu công nghiệp với diện tích 3591 ha (đã triển khai quy hoạch xây dựng cho 10 khu), thu hút 118 dự án vào đầu tư sản xuất kinh doanh với tổng số vốn đầu tư là 1673 triệu USD, đã có 75 dự án đi vào hoạt động với số vốn thực hiện đạt 784,1 triệu USD, thu hút 3,2 vạn lao động tham gia. Toàn tỉnh có 40 cụm công nghiệp đã được phê duyệt quy hoạch, trong đó có 28 cụm đã đi vào hoạt động, thu hút 285 dự án đầu tư với số vốn đăng kí đạt trên 6630 tỉ đồng [19] Cơ cấu ngành công nghiệp khá đa dạng, cùng với việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa của tỉnh, song vấn đề này đã và đang tác động ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường của tỉnh. 41 Việc gia tăng nhiều nhà máy, xí nghiệp từ quy mô nhỏ hộ gia đình đến quy mô lớn dẫn đến nhu cầu về nguồn nước tăng, không những nước phục vụ cho sản xuất mà còn phục vụ sinh hoạt cho một số lượng lớn công nhân từ nhiều vùng khác nhau tập trung về. Các chất thải công nghiệp như khối, bụitạo nên mưa axít không những làm thay đổi chất lượng nước ngọt, mà còn ảnh hưởng xấu đến đất và môi trường sinh thái. Việc xả nước thải sản xuất từ các nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa được xử lý vào sông rạch, ao hồ gây ô nhiễm nước mặt. Thậm chí có nơi còn cho nước thải chảy tràn trên mặt đất để tự thấm xuống đất hoặc đào các hố dưới đất để xả nước thải làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tầng nước dưới đất. Nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp có thành phần khác nhau, phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua... Các tác nhân gây ô nhiễm chính thường được sử dụng để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học), BOD (nhu cầu oxy sinh hóa), TSS (hàm lượng chất rắn lơ lửng), vì vậy sự phát triển đa dạng của các hoạt động công nghiệp sẽ làm tăng mức độ nguy hại đến môi trường nước, nhất là nước mặt [16]. 2.1.2.4. Hoạt động tiểu thủ công nghiệp Nghề tiểu thủ công nghiệp ở Hải Dương có từ lâu đời như một nghề phụ của tỉnh Hải Dương nhằm sử dụng lao động tại chỗ và tạo mặt hàng phục vụ cho nhu cầu của nhân dân trong tỉnh. Gần đây, các nghề tiểu thủ công nghiệp đang dần được đầu tư có quy mô lớn và hiện đại, năng suất lao động và chất lượng sản phẩm ngày càng cao, giá thành hạ, trong tỉnh đã hình thành một số doanh nghiệp, công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp. 42 Hiện nay cả tỉnh có 61 làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thu hút và giải quyết cho hơn 31.500 lao động, thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Các làng nghề thủ công tỉnh Hải Dương gồm: thành phố Hải Dương có nghề sản xuất Bánh đậu xanh, mộc Đức Minh, bánh đa Lộ Cương; huyện Bình Giang có nghề làm chỉ Phú Khê, lược Vạc, chế tác vàng bạc Châu Khê, nhuộm Đan Loan, lược sừng Hà Xá, đan giần sàng Thị Tranh, sản xuất giường chõng tre Bùi Xá, bánh đa Kẻ Sặt, cơ khí Tráng Liệt, gốm sứ Cậy; huyện Cẩm Giàng có nghề mộc Đông Giao, làm nón Mao Điền, bột lọc Quý Dương, rượu Phú Lộc, sản xuất cân Bái Dương; huyện Gia Lộc có nghề khắc ván in mộc bản Hồng Lục – Liễu Tràng, giầy dép da Tam Lâm, bún Đông Cận, đan mây tre Chằm; huyện Kim Thành có nghề làm hương Dưỡng Thái Bắc; huyện Kinh Môn có nghề trạm khắc đá Kính Chủ, ươm tơ Hà Tràng, chế biến thực phẩm An Thủy; huyện Nam Sách có nghề gốm Quao (Quao là tên làng Phì), gồm sứ Chu Đậu, sấy nông sản Mạn Đê, sản xuất vật liệu xây dựng không lung ở Lấu Khê; huyện Ninh Giang có nghề mộc Cúc Bồ, sản xuất bánh gai Ninh Giang, đan dậm Văn Diệm; huyện Thanh Hà có nghề ấp vịt Đông Phan, chiếu cói Tiên Kiều; huyện Thanh Miện có nghề sản xuất đũi Thông, đan tre Đan Giáp, bánh đa Hội Yên, mây giang xiên Tào Khê; huyện Tứ Kì có nghề thêu ren Xuân Nẻo, chiếu cói Thanh Kì [19]. Ngoài các làng nghề truyền thống, hiện nay ở Hải Dương còn xuất hiện nhiều làng nghề hay cụm hộ gia đình chuyên giết mổ gia súc, gia cầm Hoạt động của các làng nghề thường thải ra môi trường nước nhiều nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại đến môi trường nước, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nước sinh hoạt của người dân. Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã lờ đi các tác động ảnh hưởng đến tự nhiên và môi trường một 43 cách trực tiếp hoặc gián tiếp, do vậy áp lực đến môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng tăng lên bội lần. 2.1.2.5. Một số nhân tố khác Hệ thống kênh rạch không được nạo vét dẫn đến tích tụ một khối lượng lớn các vật chất hữu cơ từ nước thải, rác thải gây bồi lắng và ảnh hưởng đến việc tiêu thoát của dòng nước. Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh rạch. Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng dầu của các tàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên sông, biển. Do con người chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước như sử dụng bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng 2.2. Các thông số và TCCP trong phân tích chất lượng môi trường nước mặt Trên thực tế đã có nhiều bộ tiêu chuẩn chất lượng nước được ban hành, tuy nhiên, để thuận lợi cho việc phân tích thực trạng chất lượng môi trường nước tỉnh Hải Dương, trong quá trình nghiên cứu đề tài, đã dựa vào thông số và tiêu chuẩn cho phép đối với nước thải sinh hoạt, đây cũng là tiêu chuẩn phù hợp với đánh giá chất lượng nước chung của toàn tỉnh. Ghi chú: QCCP của QCVN 08:2008/BTNMT mức A2: Là giới hạn cho phép theo quy chuẩn dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lí phù hợp, bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc cùng mục đích sử dụng như loại B1 và B2 [16]. Trong đề tài này chủ yếu đánh giá chất nước nước mặt tại tỉnh Hải Dương theo QCCP mức A2 (Bảng 2.1). Bảng 2.1. Các thông số theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt, mức A2 (QCVN 08:2008/BTNMT) [16] TT Thông số Hàm lượng cho phép 1 Nồng độ pH 6 – 8,5 44 2 Hàm lượng ôxi hòa tan (DO) > 5 mg/l 3 Hàm lượng cặn lơ lửng (TSS) 30 mg/l 4 Nồng độ nitrit (NO2 – N) 0,02 mg/l 5 Nồng độ amoni (NH4+ - N) 0,2 mg/l 6 Nhu cần ôxi hóa (BOD) 6 mg/l 7 Nhu cầu ôxi hóa học (COD) 15 mg/l 8 Tổng lượng dầu mỡ 0,02 mg/l 9 Nồng độ xianua (CN-) 0,01 mg/l 10 Nồng độ clorua (Cl) 400 mg/l 11 Nitrat (NO3 - - N) 5 mg/l 12 Phosphat (PO4 3- - P) 0,2 mg/l 13 Các chỉ tiêu kim loại nặng 14 Sắt (Fe) 1 mg/l 15 Crom III 0,1 mg/l 16 Crom VI 0,02 mg/l 17 Asen (As) 0,02 mg/l 18 Thủy ngân (Hg) 0,001 mg/l 19 Cadimi (Cd) 0,005 mg/l 20 Chì (Pb) 0,02 mg/l 21 Hóa chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ 22 Aldrin+Dieldrin 0,004 g/l 23 Endrin 0,012g/l 24 BHC 0,1g/l 25 DDT 0,002g/l 26 Endosunfan 0,01g/l 27 Hóa chất bảo vệ thực vật Phốtpho hữu cơ 28 Paration 0,2g/l 29 Malation 0,32g/l 30 Hóa chất trừ cỏ 31 2,4D 200g/l 32 2,4,5T 120g/l 33 Paraquat 1200g/l (Nguồn: Bộ Tài nguyên môi trường, 2008) 45 Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả chỉ sử dụng một số thông số tiêu biểu để phân tích, so sánh, từ đó đưa ra nhận định đánh giá về mức độ ô nhiễm. Thông số được sử dụng phổ biến trong luận văn gồm: TSS, COD, BOD, DO, NO-2 – N, NH4+ - N, PO4 3- - P. 2.3. Thực trạng môi trường nước mặt tỉnh Hải Dương Hải Dương có nguồn tài nguyên nước mặt dồi dào, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của tỉnh. Tuy nhiên những năm gần đây, chất lượng nguồn nước mặt bị suy giảm mạnh làm ảnh hưởng lớn đến khả năng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt. Dựa vào kết quả quan trắc của Sở tài nguyên môi trường tỉnh trong 3 năm 2011, 2012 và 2013, với 4 đợt quan trắc trong một năm, hiện trạng môi trường nước mặt tỉnh Hải Dương như sau. 2.3.1. Thực trạng môi trường nước trong các hệ thống sông Hải Dương có 3 hệ thống sông chính với hệ thống các phụ lưu và chi lưu dày đặc, để đánh giá chất lượng môi trường nước sông Sở Tài nguyên Môi trường đã tiến hành quan trắc tại 34 điểm, (Hình 2.1). Trên hệ thống sông Thái Bình có 19 điểm quan trắc từ S1 đến S19, hệ thống sông Luộc 3 điểm quan trắc từ S20 đến S22, hệ thống sông Bắc Hưng Hải 12 điểm quan trắc từ S23 đến S34. Dựa vào kết quả quan trắc, tổng hợp và đánh giá kết quả cho thấy ô nhiễm nước sông xuất hiện chủ yếu trên một số sông thuộc hệ thống sông Thái Bình và hệ thống sông Bắc Hưng Hải. 2.3.1.1. Hệ thống sông Thái Bình Với tổng số điểm quan trắc là 19 điểm có ký hiệu từ S1 đến S19 (Hình 2.1), thuộc các con sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình, sông Đông Mai, sông Đá Vách, sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn, sông Thái Bình, sông Rạng, sông Hương, sông Văn Úc thuộc hệ thống sông Thái Bình, các chỉ tiêu quan trắc tiêu biểu là TSS, NH4 +-N, NO2 --N, PO4 3--P, 46 COD, BOD. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu kim loại như: Pb, As, Cr3+, Cr6+, Cd, Hg và Cl-, CN-, tổng dầu mỡ [13]. Kết quả quan trắc cho thấy hiện trạng môi trường nước trên hệ thống sông Thái Bình tại Hải Dương nhìn chung có sự ô nhiễm cục bộ và nguyên nhân gây ô nhiễm khác nhau giữa các sông, đặc biệt tại nơi tiếp nhận nguồn thải mức độ ô nhiễm đã vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. 1 14 27 26 7 25 9 8 33 2 29 2 3 1 2 4 5 6 22 2 1 1 1 16 2 18 1 15 19 30 31 21 3 34 47 Hình 2.1. Sơ đồ mạng lưới các điểm quan trắc môi trường nước sông trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2013 (Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường Hải Dương, 2013) Khu vực ô nhiễm tiêu biểu nhất là đoạn sông Hương chảy trong lãnh thổ huyện Thanh Hà, các chỉ số biểu hiện sự ô nhiễm rõ rệt nhất là COD và BOD và NH4 +-N, qua phân tích, đánh giá kết quả quan trắc điểm S16, S17 [Hình 2.1] trên sông Hương cho thấy hàm lựợng các chỉ số COD, BOD và NH4 +-N đều vượt QCCP. Ví dụ tại điểm S16 chỉ số COD cao nhất vào năm 2011, kết quả đo cao nhất đạt 67 mg/l, vượt QCCP 4,5 lần, chỉ số BOD cao nhất đạt 32 mg/l (2011), vượt QCCP 5,1 lần, chỉ số NH4 +-N cao nhất đạt 1,1 mg/l, vượt QCCP 5,5 lần (hình 2.2, hình 2.3, bảng 2.2) 0 10 20 30 40 50 60 70 80 S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 S10 S11 S12 S13 S14 S15 S16 S17 S18 S19 Đợt I - 2011 Đợt II - 2011 Đợt III - 2011 Đợt IV - 2011 Đợt I - 2012 Đợt II - 2012 Đợt III - 2012 Đợt IV - 2012 Đợt I - 2013 Đợt II - 2013 Đợt III - 2013 Đợt IV- 2013 QCCP Hình 2.2. Biểu đồ nồng độ COD tại các điểm quan trắc thuộc hệ thống sông Thái Bình các năm 2011, 2012 và 2013 48 Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm COD và BOD đoạn sông Hương tại Thanh Hà chủ yếu do sông tiếp nhận các kênh thoát nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp của thành phố Hải Dương, tiểu thủ công nghiệp trong huyện và nước thải chăn nuôi [13]. 0 5 10 15 20 25 30 35 S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 S10 S11 S12 S13 S14 S15 S16 S17 S18 S19 Đợt I - 2011 Đợt II - 2011 Đợt III - 2011 Đợt IV - 2011 Đợt I - 2012 Đợt II - 2012 Đợt III - 2012 Đợt IV - 2012 Đợt I - 2013 Đợt II - 2013 Đợt III - 2013 Đợt IV- 2013 QCCP Hình 2.3. Biểu đồ nồng độ BOD tại các điểm quan trắc thuộc hệ thống sông Thái Bình các năm 2011, 2012 và 2013 Kết quả quan trắc cho thấy hiện trạng môi trường nước trên hệ thống sông Thái Bình tại Hải Dương nhìn chung các chỉ số quan trắc đều trong mức cho phép như tại các điểm từ S9 tại sông Kinh Thầy, S10, S11 trên sông Kinh Môn thuộc lãnh thổ huyện Kinh Môn, S18, S19 thuộc huyện Thanh Hà (hình 2.1, hình 2.2, hình 2.3) Sự ô nhiễm chỉ diễn ra cục bộ và nguyên nhân gây ô nhiễm khác nhau giữa các sông, một số điểm tiếp nhận nguồn thải mức độ ô nhiễm đã vượt tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Bảng 2.2. Kết quả quan trắc một số chỉ số trên sông Hương, Thanh Hà qua các năm (đơn vị: mg/l) 49 Kết quả đo cao nhất Điểm Quan trắc Năm Tiến hành COD BOD NH4 +-N 2011 67 32 0,75 2012 18 13 0,56 S16 2013 39 18 1,1 2011 57 27 0,69 2012 30 13 0,49 S17 2013 29 16 0,6 QCCP mức A2 15 6 0,2 Vượt (lần) 1,1 – 4,5 2,1 – 5,1 2,5 – 5,5 (Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường Hải Dương, 2013) Trên hệ thống sông Thái Bình, ô nhiễm nước còn thể hiện tại đoạn sông Thương chảy trong lãnh thổ huyện Chí Linh, tại điểm quan trắc S3 trên sông Thương (hình 2.1) các chỉ số NH4 +-N, NO2 —N đều vượt QCCP (bảng 2.3) Bảng 2.3. Kết quả quan trắc một số chỉ số trên sông Thương, Chí Linh qua các năm (đơn vị: mg/l) Kết quả đo cao nhất Điểm quan trắc Năm tiến hành NH4 +-N NO2 —N 2011 0,58 0,3 2012 0,59 0,07 S3 2013 1,0 0,04 QCCP mức A2 0,2 0,02 Vượt (lần) 2,9 – 5,0 2,0 – 15 (Nguồn: Sở Tài nguyên môi trường Hải Dương, 2013) Đối với nhu cầu cấp nước sinh hoạt, nước có chứa hàm lượng NH4 +-N không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhưng sự chuyển hóa của nó thành NO2 —N với hàm lượng cao sẽ gây ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe con người, do vậy cần có công nghệ xử lí tốt mới có thể dùng được cho sinh hoạt [13]. 50 2.3.1.2. Hệ thống sông Bắc Hưng Hải Với tổng số điểm quan trắc là 12 điểm có ký hiệu từ S23 đến S34 (hình 2.1), thuộc các sông Cẩm Giàng, sông Sặt, sông Đình Đào, sông Cửu An, sông Cầu Xe, sông Tứ Kỳ. Các chỉ tiêu quan trắc gồm lưu lượng, pH, độ dẫn, TDS, độ muối, DO, F-, NH4 +-N, NO3 --N, NO2 --N, PO4 3--P, COD, BOD, TSS. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu kim loại như: Pb, As, Cr3+, Cr6+, Cd, Hg và Cl-, CN-, tổng dầu mỡ. Kết quả quan trắc cho thấy hiện trạng môi trường nước trên sông Bắc Hưng Hải cho thấy chỉ số TSS diễn ra phổ biến, ở cả 12 điểm quan trắc đều vượt QCCP mức A2 từ 1,2 đến 2 lần [18], nguyên nhân chủ yếu do các sông đều có tốc độ dòng chảy nhỏ, thường xuyên tiếp nhận nguồn thải từ thượng và trung lưu dồn về, mặt khác trên địa bàn tỉnh lại thường xuyên tiếp nhận nước thải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_chat_luong_moi_truong_nuoc_mat_tinh_hai_du.pdf
Tài liệu liên quan