Luận văn Đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận 4 - Thành phố Hồ Chí Minh

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Lý do chọn đề tài luận văn . 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài . 3

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn. 7

3.1. Mục đích. 7

3.2. Nhiệm vụ. 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. 7

4.1. Đối tượng nghiên cứu . 7

4.2. Phạm vi nghiên cứu. 8

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn. 8

5.1. Phương pháp luận. 8

5.2. Phương pháp nghiên cứu . 9

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn . 10

6.1. Ý nghĩa lý luận . 10

6.2. Ý nghĩa thực tiễn . 10

7. Kết cấu của luận văn. 11

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC CƠ

QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC UBND QUẬN. 12

1.1. Khái niệm, đặc điểm công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND

Quận . 12

1.1.1. Khái niệm công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận . 12

1.1.2. Đặc điểm công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận. 13

1.2. Tổng quan về đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc

UBND Quận. 14

1.2.1. Khái niệm đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND

Quận . 14

pdf117 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân quận 4 - Thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã, thành phố thuộc tỉnh và Quyết định số 341/2004/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND thành phố Hồ Chí Minh, UBND Quận 4 thành lập 10 cơ quan chuyên môn, gồm: Văn phòng HĐND và UBND; Phòng Nội vụ; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Quản lý Đô thị; Phòng Giáo dục; Phòng Tư pháp; Phòng Kinh tế; Phòng Văn hóa - Xã hội; Thanh tra; Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em. Năm 2005, UBND Quận thành lập thêm 4 cơ quan chuyên môn như sau: Phòng Tài nguyên và Môi trường trên cơ sở tách ra từ Phòng Quản lý Đô thị; Thành lập Phòng Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Phòng Lao động Thương Binh và Xã hội trên cơ sở chia tách ra từ Phòng Văn hóa - Xã hội; Thành lập mới Ban Tôn giáo quận. 43 Năm 2006, UBND Quận thành lập thêm Phòng Y tế trên cơ sở tách ra từ Trung tâm Y tế quận. Như vậy đến cuối năm 2007, UBND quận có tất cả 14 cơ quan chuyên môn. Thực hiện Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ và Quyết định số 41/2008/QĐ-UBND ngày 21/5/2008 của UBND thành phố Hồ Chí Minh, UBND Quận 4 đã giải thể 2 cơ quan chuyên môn gồm: Ban Tôn giáo quận được sáp nhập vào Phòng Nội vụ quận; Ủy ban Dân số Gia đình và Trẻ em được chuyển chức năng vào Phòng Y tế, Phòng Văn hóa - Thông tin và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. Thực hiện Nghị định số 26/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của thanh tra ngành Xây dựng; Quyết định số 2391/QĐ- UBND của UBND thành phố về phê duyệt Đề án kiện toàn cơ cấu tổ chức, hoạt động của Thanh tra Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, UBND Quận 4 đã thành lập Đội Quản lý trật tự đô thị trực thuộc Phòng Quản lý Đô thị quận. Hiện nay, 12 cơ quan chuyên môn của Quận 4 bao gồm: Phòng Nội vụ, Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính - Kế hoạch; Phòng Tài nguyên và Môi trường; Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội; Phòng Văn hoá và Thông tin; Phòng Giáo dục và Đào tạo quận; Phòng Y tế; Thanh tra; Văn phòng HĐND và UBND quận; Phòng Kinh tế; Phòng Quản lý Đô thị. Số lượng các cơ quan chuyên môn thuộc quận đã hoạt động ổn định theo Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05/5/2014 của Chính phủ về quy định các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ngay từ khi thành lập, cơ quan chuyên môn đã xây dựng quy chế hoạt động cho cơ quan mình, xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan góp phần tích cực trong công tác tham mưu UBND Quận thực hiện tốt công tác quản trên địa bàn. Cơ quan chuyên môn hoạt động theo chế độ thủ trưởng, 44 chịu sự lãnh đạo, quản lý toàn diện của UBND Quận, đồng thời chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ chuyên môn của các Sở, Ngành thành phố. 2.2. Khái quát về công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Số lượng công chức Tổng số công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 tính đến hết tháng 12/2019 là 171 người; trong đó, công chức giữ vị trí lãnh đạo là 39 người; công chức chuyên môn là 132 người. Hình 2.1. Số lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 giai đoạn 2015 -2019 (Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 4) Qua phân tích Hình 2.1, có thể thấy số lượng công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 tương đối ổn định từ năm 2015-2018. Đến năm 2019, số lượng công chức giảm 10 người so với năm 2018 (5,5%). 2.2.2. Về cơ cấu giới tính Theo thống kê, tính đến cuối tháng 12 năm 2019 tổng số công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 là 171 người, trong đó nam là 85 người, nữ 86 người. Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng công chức 186 181 183 181 171 160 165 170 175 180 185 190 Số lượng công chức Số lượng công chức 45 Bảng 2.1. Cơ cấu giới tính công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 giai đoạn 2015-2020 Đơn vị tính: Người Giới tính Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Nam 97 52,15 94 51,93 96 52,45 90 49,72 85 49,70 Nữ 89 47,85 87 48,07 89 47,55 91 50,28 86 50,3 Tổng cộng 186 100 181 100 183 100 181 100 171 100 (Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 4) Hình 2.2. Tỷ lệ cơ cấu giới tính công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 (Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 4) Từ cơ cấu giới tính của đội ngũ công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 trên Hình 2.2 cho thấy số lượng công chức nữ của cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 qua các năm đều đạt tỷ lệ trên 40%, trong đó, tất cả các cơ quan đều có công chức giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt là nữ. Như vậy, công chức nữ tham gia vào hoạt động quản lý hành chính nhà Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 45 46 47 48 49 50 51 52 53 Nữ Nam 46 nước tại Quận 4 chiếm tỷ lệ khá cao và tỷ lệ này ngày càng có xu hướng tăng qua các năm. 2.2.3. Trình độ của đội ngũ công chức Hầu hết công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 đều được chuẩn hóa về trình độ chuyên môn theo quy định. Bên cạnh đó, UBND Quận và thủ trưởng các cơ quan chuyên môn luôn tạo điều kiện công chức tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của công việc. Bảng 2.2: Trình độ chuyên môn của công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 giai đoạn 2015-2019 Đơn vị tính: Người/% Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Công chức hiện có 186 181 183 181 171 Trên Đại học 8 9 10 12 12 Tỷ lệ 4.30 4.97 5.46 6.63 7.02 Đại học 139 141 142 145 139 Tỷ lệ 74.73 77.90 77.60 80.11 81.29 Cao đẳng, Trung cấp 30 27 27 20 16 Tỷ lệ 16.13 14.92 14.75 11.05 9.36 (Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 4) Từ Bảng 2.2 cho thấy: đa số công chức đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn theo quy định, số công chức có trình độ trên đại học, đại học (tỷ lệ gần 80%). Tuy nhiên, vẫn còn một số công chức chưa đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, số công chức có trình độ chuyên môn cao đẳng, trung cấp còn nhiều (tỷ lệ hơn 10%), nhưng tỷ lệ này có xu hướng giảm rõ rệt qua các năm. Nhìn chung, trình độ chuyên môn của công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 đang từng bước được nâng lên theo yêu cầu, nhiệm 47 vụ, đa số đều có trình độ đại học trở lên và chuyên môn phù hợp, đáp ứng được nhu cầu nhiệm vụ của từng cơ quan. Ngoài trình độ chuyên môn, việc nâng cao trình độ lý luận chính trị cho công chức là rất cần thiết, nhằm trang bị kiến thức, nâng cao trình độ lý luận chính trị, bản lĩnh chính trị, góp phần thực hiện hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Tính đến ngày 31/12/2019, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 như sau: cử nhân, cao cấp: 39/171 người, chiếm tỷ lệ 22,81 %; trung cấp: 68/171 người, chiếm tỷ lệ 39,77%, sơ cấp: 38 người, chiếm tỷ lệ 22,22%; chưa qua đào tạo: 28 người, chiếm tỷ lệ 15,20 % Trong xu thế hội nhập quốc tế, bên cạnh việc chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì việc nâng cao, chuẩn hóa trình độ ngoại ngữ, tin học cũng là yêu cầu bắt buộc đối với công chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4. Bảng 2.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học của công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 giai đoạn 2018-2019 Đơn vị tính: Người/% Tiêu chí Năm 2018 Năm 2019 Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Trình độ ngoại ngữ 181 100 171 100 Cao đẳng trở lên 09 4,97 08 4,68 Đã có chứng chỉ 155 85,64 148 86,55 Chưa có chứng chỉ 17 9,39 15 8,77 Trình độ tin học 181 100 171 100 Cao đẳng trở lên 7 3,87 8 4,68 Đã có chứng chỉ 161 88,95 152 88,89 Chưa có chứng chỉ 13 7,18 11 6,43 (Nguồn: Phòng Nội vụ Quận 4) 48 Nhìn chung, đa số công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 có trình độ ngoại ngữ, tin học cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định; tỷ lệ công chức chưa có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học có xu hướng giảm qua các năm, tuy nhiên mức giảm không đáng kể nên số công chức chưa có chứng chỉ ngoại ngữ, tin học vẫn còn khá nhiều, chiếm tỷ lệ khoảng hơn 8% (xem Bảng 2.3) 2.3. Thực trạng đánh giá công chức tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh 2.3.1. Cơ sở chính trị, pháp lý làm căn cứ để thực hiện đánh giá công chức Trong giai đoạn từ năm 2016-2019, công tác đánh giá công chức tại UBND Quận 4 thực hiện dựa trên những văn bản chính trị, pháp lý sau đây: - Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08 tháng 02 năm 2010 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy chế đánh giá cán bộ, công chức. - Luật Cán bộ, công chức số 22/2008/QH12 do Quốc hội ban hành ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. - Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. - Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện một số loại hợp đồng trong cơ quan hành chính Nhà nước. - Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức. - Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP. 49 - Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ quy định tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức. - Hướng dẫn số 03-HD/BTCTU ngày 24 tháng 12 năm 2012 của Ban tổ chức Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về đánh giá cán bộ công chức theo Quyết định số 286-QĐ/TW của Bộ Chính trị. - Quyết định số 54/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ngày 02 tháng 11 năm 2013 về quy định đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức hàng năm. - Công văn số 7283/UBND-VX ngày 14 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về hướng dẫn một số nội dung đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người đại diện và quản lý doanh nghiệp năm 2016. - Hướng dẫn số 04-HD/BTCTU ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Ban Tổ chức Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh về hướng dẫn kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên và cán bộ, công chức, viên chức năm 2016. - Công văn số 7098/UBND-VX ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Ủy ban nhân dân thành phố về hướng dẫn một số nội dung đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người đại diện và quản lý doanh nghiệp năm 2017. - Công văn số 5374/UBND-VX ngày 04 tháng 12 năm 2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về hướng dẫn một số nội dung đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người đại diện và quản lý doanh nghiệp năm 2018. - Quyết định số 4631/QĐ-UBND ngày 19 tháng 10 năm 2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Quy định đánh giá, phân loại hàng quý theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, 50 viên chức trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Quyết định số 3728/QĐ-UBND ngày 03 tháng 9 năm 2019 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá, phân loại hàng quý theo hiệu quả công việc đối với cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn Thành phố. - Công văn số 5128/UBND-VX ngày 10 tháng 12 năm 2019 của Ủy ban nhân dân thành phố về hướng dẫn một số nội dung đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người đại diện và quản lý doanh nghiệp năm 2019. Trong các văn bản nêu trên, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP và sau đó là Nghị định số 88/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP là các văn bản pháp lý quan trọng, trực tiếp để thực hiện công tác đánh giá công chức. Trên cơ sở các văn bản pháp lý nêu trên, hàng năm Quận ủy, UBND Quận đều ban hành kế hoạch, hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn hệ thống chính trị: - Hướng dẫn số 10-HD/TC ngày 10 tháng 11 năm 2011 của Ban Tổ chức Quận ủy Quận 4 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 286-QĐ/TW của Bộ Chính trị về Quy chế đánh giá cán bộ, công chức. - Kế hoạch số 48-KH/QU ngày 02 tháng 12 năm 2016 của Ban Thường vụ Quận ủy về tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2016. - Công văn số 1097/UBND-NC ngày 13 tháng 4 năm 2016 của UBND Quận 4 về thực hiện đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức theo ghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ trên địa bàn Quận 4. 51 - Công văn số 56-CV/QU ngày 25 tháng 11 năm 2015 của Quận ủy 4 về ban hành hướng dẫn kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá cán bộ, công chức, viên chức năm 2015. - Kế hoạch số 100-KH/QU ngày 26 tháng 10 năm 2017 của Ban Thường vụ Quận ủy về tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân và đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên năm 2017. - Công văn số 4565/UBND-NC ngày 16 tháng 12 năm 2016 của UBND Quận 4 về hướng dẫn một số nội dung đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người đại diện và người quản lý doanh nghiệp năm 2017. - Công văn số 4009/UBND-NC ngày 24 tháng 11 năm 2017 của UBND Quận 4 về hướng dẫn một số nội dung đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người đại diện và người quản lý doanh nghiệp năm 2017. - Công văn số 3536/UBND-NC ngày 27 tháng 01 năm 2018 của UBND Quận 4 về triển khai đánh giá, phân loại hàng quý theo hiệu quả công việc và thực hiện chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức. - Công văn số 3657/UBND-NC ngày 07 tháng 12 năm 2018 của UBND Quận 4 về hướng dẫn một số nội dung đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức, người đại diện và người quản lý doanh nghiệp năm 2018. - Công văn số 2778/UBND-NC ngày 21 tháng 11 năm 2019 của UBND Quận 4 về hướng dẫn một số nội dung đánh giá, phân loại hàng quý theo hiệu quả công việc và thực hiện chi thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Như vậy, có thể thấy quá trình xây dựng và ban hành các văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện công tác đánh giá đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức của Quận 4 nói chung và công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận thời gian qua thực hiện tương đối đầy đủ, kịp thời. Tuy 52 nhiên, nội dung các văn bản triển khai, hướng dẫn chủ yếu lặp lại các văn bản hướng dẫn của Thành phố mà chưa đưa ra được những hướng dẫn mang tính cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng loại hình cơ quan, đơn vị cũng như đặc thù của đội ngũ công chức Quận 4 so với các quận, huyện khác của Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, các văn bản cũng chưa có nội dung chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan chuyên môn căn cứ vào điều kiện cụ thể của cơ quan, đơn vị để xây dựng các tiêu chí đánh giá chi tiết để đánh giá và phân loại công chức. Ngoài ra, cơ quan chuyên môn cũng không ban hành quy chế đánh giá công chức để cụ thể hoá các nội dung, tiêu chí, phương pháp, quy trình, thẩm quyền đánh giá công chức cho phù hợp với tình hình, đặc điểm của cơ quan, đặc điểm của công chức và đặc thù từng vị trí, yêu cầu công việc của công chức trong cơ quan mình. 2.3.2. Về tuân thủ các nguyên tắc đánh giá công chức Với những yêu cầu và nguyên tắc đã đặt ra trong công tác đánh giá công chức, nhìn chung việc đánh giá công chức trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 về cơ bản đảm bảo thực hiện những nguyên tắc nêu trên. Cụ thể: - Đối với nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng: Cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 luôn thực hiện đánh giá theo những định hướng, đường lối mà Đảng và Nhà nước đưa ra thông qua các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Quận ủy Quận 4 về đánh giá công chức được ban hành qua các năm. Đồng thời, công tác đánh giá công chức còn chịu sự lãnh đạo của các chi bộ và thông qua đội ngũ đảng viên trong từng cơ quan. - Đối với nguyên tắc tập trung dân chủ: Đối với nguyên tắc này, cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 thực hiện tốt. Điều này được thể hiện ở sự vận dụng kết hợp giữa tập trung và dân chủ trong đánh giá. Dân chủ nhằm mở rộng, tạo điều kiện để ai cũng được tham gia vào công tác đánh giá 53 và ở cơ quan chuyên môn thuộc Quận đã có sự tham gia của nhiều chủ thể trong đánh giá đó là: tập thể công chức; tổ chức chính trị - xã hội mà công chức là thành viên; lãnh đạo trực tiếp của công chức; thủ trưởng cơ quan quản lý công chức. Thông qua đó thu thập được nhiều ý kiến đánh gi khác nhau về công chức và là nguồn thông tin tham khảo để đưa ra kết quả xếp loại đánh giá cuối cùng. Tuy nhiên, để đi đến sự thống nhất thì trong từng cơ quan, đơn vị thuộc UBND Quận 4, thủ trưởng cơ quan chuyên môn sẽ là người quyết định và đưa ra kết quả xếp loại đánh giá cuối cùng đối với công chức. - Nguyên tắc đánh giá khách quan, công bằng, toàn diện: Trong đánh giá, cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 không dựa vào những kết quả tự đánh giá, nhận xét của bản thân công chức hay của lãnh đạo và tập thể công chức mà việc xếp loại kết quả đánh giá được tổng hợp từ những ý kiến ngoài bản thân một chủ thể nào đó. Điều này, góp phần tạo ra sự khách quan, công bằng trong đánh giá. Nội dung đánh giá công chức được thực hiện trên tất cả các mặt như: tư tưởng, đạo đức, lối sống, năng lực, trình độ chuyên môn và kết quả làm việc,...Tuy nhiên, không phải lúc nào nguyên tắc này cũng được thực hiện tốt, qua khảo sát kết quả đánh giá của từng phòng chuyên môn thuộc UBND Quận 4, nhận thấy có một số cơ quan chuyên môn có tỷ lệ công chức được xếp loại xuất sắc rất cao. Kết quả đánh giá này không thể hiện hoàn toàn chất lượng của công chức các cơ quan, vì không phải tất cả các phòng ban có tỷ lệ công chức được xếp loại xuất sắc cao thì đều có đội ngũ công chức có chất lượng cao và hiệu quả thực thi công vụ luôn luôn tốt.Có thể giải thích lý do cho hiện tượng này là do tâm lý “bình quân” hoặc là do mối quan hệ đồng nghiệp theo kiểu “dĩ hoà vi quý”, một lý do nữa xuất phát từ bệnh thành tích của người lãnh đạo. Ngược lại, đối với những đơn vị có tỷ lệ công chức được xếp loại xuất sắc thấp thì cũng không phản ánh được thực chất đội ngũ công chức của các đơn vị. Không thể khẳng định công chức nào 54 có kết quả đánh giá cao hơn thì công việc được thực hiện tốt hơn hoặc ngược lại. - Thực hiện nguyên tắc lịch sử, phát triển, tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 luôn chú trọng tới quá trình làm việc và sự nỗ lực của công chức, từ đó đưa ra những nhận xét thiết thực về ưu điểm cũng như hạn chế của công chức giúp công chức phát huy những mặt mạnh, khắc phục những yếu kém để phát triển hơn trong tiến trình làm việc lại cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, việc đảm bảo nguyên tắc này còn tùy thuộc nhiều vào nhận thức của đội ngũ cán bộ, công chức. Vẫn còn nhiều công chức mà đặc biệt là công chức lãnh đạo, quản lý chưa thật sự hiểu và vận dụng nguyên tắc này vào đánh giá, dẫn đến đôi lúc chỉ dựa vào một hoặc một số sự kiện để đưa ra nhận xét, đánh giá đối với công chức mà chưa xem xét toàn bộ quá trình, sự nỗ lực của công chức. - Thực hiện nguyên tắc đánh giá dựa vào chức trách nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ: Trong nguyên tắc này, tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 đã thực hiện đánh giá theo tiêu chí cho vị trí công việc là những công chức lãnh đạo, quản lý với công chức không phải là lãnh đạo quản lý và tiêu chí đánh giá riêng đối với công chức là đảng viên với công chức không phải là đảng viên. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, do tính chất quan trọng của vai trò lãnh đạo, điều hành nên yêu cầu về các tiêu chí đánh giá của họ cao hơn, khắt khe hơn. Đối với công chức là đảng viên thì họ là những người tiêu biểu được lựa chọn đứng vào hàng ngũ Đảng, vì thế bên cạnh việc chịu sự chi phối chung của mỗi công chức họ còn bị chi phối bởi điều lệ đảng và những chuẩn mực của một đảng viên. Như vậy, cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận mới chỉ đánh giá dựa trên tiêu chí đối với công chức lãnh đạo, quản lý và công chức thừa hành mà chưa đề ra những tiêu chí cụ thể phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng phòng chuyên môn; 55 cũng như chưa lượng hóa được khối lượng công việc của từng công chức từ đó có cơ sở đánh giá công chức một cách khách quan, chính xác. 2.3.3. Về chủ thể đánh giá công chức Có nhiều chủ thể tham gia vào quy trình đánh giá công chức, tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tiễn cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 tiến hành đánh giá kết công chức hàng năm với sự tham gia của 03 chủ thể chủ yếu sau: - Bản thân công chức tự đánh giá: Trên cơ sở biểu mẫu tự đánh giá theo hướng dẫn của Phòng Nội vụ hằng năm, công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 tự đưa ra ý kiến đánh giá đối với từng tiêu chí, tự nhận xét ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và phương hướng khắc phục trong thời gian tới của chính bản thân và công việc của họ. Đồng thời, trên cơ sở tự đánh giá, công chức cũng tự đưa ra mức phân loại công chức theo quy định. Qua phân tích số liệu về mức độ tự phân loại của công chức cơ quan chuyên môn thuộc quận trong những năm qua nhận thấy đa số công chức tự nhận ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ; chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ công chức tự nhận ở mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế năng lực và chủ yếu những trường hợp này bị kỷ luật hoặc có nguyện vọng được tinh giản biên chế. - Đồng nghiệp đánh giá. Đồng nghiệp cũng chính là những công chức làm việc trong cơ quan chuyên môn, họ là chủ thể đánh giá công chức và đồng thời cũng là đối tượng bị đánh giá. Ý kiến của đồng nghiệp thể hiện trong cuộc họp đánh giá của cơ quan và được thể hiện trong biên bản cuộc họp. Đánh giá của đồng nghiệp không bị ràng buộc tính trách nhiệm, thường sẽ bị chi phối bởi tình cảm cá nhân. Do vậy, đây chỉ được coi là thông tin mang tham khảo để thủ trưởng cơ quan chuyên môn quyết định mức phân loại đối với công chức. 56 - Cấp trên đánh giá. Cấp trên đánh giá có hai đối tượng là cấp trên trực tiếp và thủ trưởng cơ quan. Cấp trên trực tiếp: Thường là Phó trưởng phòng phụ trách lĩnh vực công tác mà công chức được giao thực hiện; một số trường hợp cấp trên trực tiếp đồng thời cũng là thủ trưởng đơn vị. Thủ trưởng cơ quan đánh giá công chức gồm: Chánh Văn phòng HĐND và UBND Quận 4; Chánh Thanh tra Quận 4, Trưởng phòng Phòng Nội vụ Quận 4, Trưởng phòng Phòng Tư pháp Quận 4, Trưởng phòng Phòng Tài chính – Kế hoạch Quận 4, Trưởng phòng Phòng Tài nguyên và Môi trường Quận 4, Trưởng phòng Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội Quận 4, Trưởng phòng Phòng Kinh tế Quận 4, Trưởng phòng Phòng Quản lý đô thị Quận 4, Trưởng phòng Phòng Văn hóa thông tin Quận 4, Trưởng phòng Phòng Y tế Quận 4, Trưởng phòng Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 4. Đối với đa số công chức cơ quan chuyên môn thì thẩm quyền quyết định kết quả đánh giá, phân loại công chức là của thủ trưởng cơ quan chuyên môn. Đối với công chức là thủ trưởng cơ quan chuyên môn thì chủ thể có thẩm quyền đánh giá cuối cùng là Chủ tịch UBND Quận 4 trên cơ sở tham khảo ý kiến nhận xét của các chủ thể đánh giá nêu trên. Nhân dân là một chủ thể của quy trình đánh giá công chức tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4. Nhưng trên thực tế người dân vẫn chưa được tham gia nhiều vào quá trình đánh giá công chức. Hiện tại UBND Quận 4 có bố trí thiết bị lấy ý kiến đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng tại Bộ phận một cửa, đường dây nóng của lãnh đạo cơ quan chuyên môn và lãnh đạo UBND Quận 4 để tổ chức và cá nhân có quan hệ giải quyết công việc phản ánh về thái độ, tinh thần trách nhiệm và kết quả giải quyết công việc của công chức. Đây chính là một kênh thông tin quan trọng để đánh giá công chức. Tuy nhiên không phải mọi công chức đều được đánh giá qua kênh 57 thông tin này, người dân còn tâm lý ngại góp ý và không phải công việc của công chức nào cũng liên quan trực tiếp đến Nhân dân. Chỉ đối với những công chức trực tiếp làm công tác tiếp dân tại Bộ phận một cửa mới có sự tham gia đánh giá của người dân về mức độ hài lòng khi thực hiện các thủ tục hành chính, kết quả đánh giá mức độ hài lòng của người dân sẽ ảnh hưởng một phần đến kết quả đánh giá của công chức đó và của Thủ trưởng đơn vị. Kết quả đánh giá mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp đối với công chức thuộc cơ quan chuyên môn qua các năm đều đạt tỷ lệ hài lòng trên 90%, nhất là những lĩnh vực như hộ tịch, chứng thực, vệ sinh an toàn thực phẩm, đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đối với các công chức khác thì chưa có cơ chế để người dân có thể tham gia vào quy trình đánh giá. Ngoài ra, việc sử dụng chủ thể là chuyên gia quản lý nguồn nhân lực chưa được áp dụng tại cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4. 2.3.4. Về tiêu chí đánh giá công chức Tiêu chí đánh giá công chức cơ quan chuyên môn thuộc UBND Quận 4 chủ yếu dựa vào các văn bản của Trung ương, Thành phố về đánh giá công chức. Hàng năm, UBND Quận 4 đề

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_cong_chuc_co_quan_chuyen_mon_thuoc_uy_ban.pdf
Tài liệu liên quan