LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU. 1
1. Lý do chọn đề tài. 1
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. 5
3.1. Mục đích nghiên cứu. 5
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 5
4.1. Đối tượng nghiên cứu. 5
4.2. Phạm vi nghiên cứu. 5
5. Phương pháp nghiên cứu. 6
6. Những đóng góp của luận văn. 6
6.1. Về lý luận. 7
6.2. Về thực tiễn. 7
7. Kết cấu của luận văn. 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC XÃ. 8
1.1. Một số khái niệm cơ bản. 8
1.2. Ý nghĩa, sự cần thiết của đánh giá công chức. 14
1.3. Nguyên tắc đánh giá công chức xã. 16
1.4. Tiêu chí đánh giá công chức xã. 20
1.5. Các phương pháp đánh giá công chức. 23
1.6. Quy trình đánh giá công chức xã. 27
1.7. Những yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá công chức. 28
Tiểu kết chương 1. 31
131 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công chức xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
83,33%);
tiêu chí Thái độ phục vụ nhân dân (83/102, chiếm 81,37%); tiêu chí Năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (82/102, chiếm 80,39%); tiêu chí Tinh thần
trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ (75/102, chiếm 73,52%).
Như vậy, những nội dung, tiêu chí được đánh giá là có giá trị thực tiễn cao chủ
yếu tập trung vào các tiêu chí: (1) Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ; (2)
Thái độ phục vụ nhân dân; (3) Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực
hiện nhiệm vụ và (4) Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Các tiêu chí
về Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của
Nhà nước và tiêu chí về Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề
lối làm việc lần lượt xếp ở vị trí thứ (5) và thứ (6) với tỉ lệ 68,62% và 60,78%.
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát phản ánh giá trị thực tiễn của các nội
dung, tiêu chí đánh giá công chức xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Tổng số Nội dung, tiêu chí
đánh giá
Mức độ đánh giá
Giá trị thực tiễn
thấp
Giá trị thực tiễn
cao
Số
lượng
Tỷ lệ Số
lượng
Tỷ lệ
102
(1) Chấp hành đường
lối, chủ trương chính
sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước
32 31,37% 70 68,62%
(2) Phẩm chất, chính
trị, đạo đức, lối sống,
tác phong và lề lối làm
việc
40 39,21% 62 60,78%
(3) Năng lực, trình độ
chuyên môn, nghiệp
vụ
20 19,61% 82 80,39%
(4) Tiến độ và kết quả
thực hiện nhiệm vụ
17 16,66% 85 83,33%
53
(5) Tinh thần trách
nhiệm và phối hợp
trong thực hiện nhiệm
vụ
27 26,47% 75 73,52%
(6) Thái độ phục vụ
nhân dân
19 18,62% 83 81,37%
Nguồn: Kết quả khảo sát tại phụ lục 3.1
Như vậy, đa số ý kiến cho rằng: thực chất việc đánh giá công chức là
đánh giá hiệu quả thực thi chức trách, nhiệm vụ được giao và tinh thần phục
vụ Nhân dân (khách hàng) trong kỳ đánh giá.
Một số ý kiến của Chủ tịch UBND các xã cho rằng, số lượng các tiêu chí
đánh giá áp dụng cho công chức xã hiện nay còn ít, nội dung chung chung và
chất lượng tiêu chí đánh giá khó hiểu, khó áp dụng, chưa phù hợp với yêu cầu
đánh giá. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng nội dung, tiêu chí đánh giá
là phù hợp và rất phù hợp. Chính nhận thức, đánh giá khác nhau về cùng một
hệ thống nội dung, tiêu chí đánh giá cũng là bất cập trong đánh giá công chức
xã hiện nay. Kết quả khảo sát cũng cho thấy bên cạnh các ý kiến cho rằng các
nội dung, tiêu chí dễ đánh giá và có giá trị thực tiễn cao thì cũng có nhiều ý
kiến cho rằng một số nội dung, tiêu chí còn khó đánh giá và ít giá trị thực tiễn.
Vì vậy, nếu như không quan tâm đến công tác hướng dẫn, giải thích nội dung,
tiêu chí đánh giá sẽ dẫn tới sự mơ hồ, không đồng nhất trong cách hiểu. Và kết
quả đánh giá sẽ không đảm bảo tính khách quan, chính xác, toàn diện. Do đó,
rất cần thiết để xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá hoàn thiện, dễ vận
dụng, phù hợp với thực tiễn và từng đối tượng công chức nhằm làm cho công
tác đánh giá sát với thực tiễn và có tính khả thi cao.
2.2.4. Thực trạng quy trình đánh giá công chức xã trên địa bàn thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Việc đánh giá công chức xã sau 1 năm công tác được tiến hành vào
tháng 12 hàng năm theo quy định tại Điều 5, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP
54
của Chính phủ về đánh giá và phân loại Cán bộ, công chức, viên chức; Công
văn số 8107/UBND-TH ngày 02/11/2015 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc
hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức và người lao
động hàng năm và Công văn số 2511/UBND-NV, ngày 07/11/2016 của
UBND Thành phố về việc hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức,
viên chức và người lao động hàng năm trên địa bàn Thành phố. Với quy trình
đánh giá thực hiện theo Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ về
công chức xã, phường, thị trấn [12]. (từ năm 2016, theo Điểm a, b, c, Khoản
2, Điều 17, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP của Chính phủ). Cụ thể như sau:
Bước một: Công chức tự đánh giá
Công chức xã làm Báo cáo tự đánh giá kết quả công tác theo nhiệm vụ
được giao trong năm, trong đó công chức tự đánh giá kết quả công tác, tu
dưỡng, rèn luyện của bản thân trên cơ sở 6 nội dung đánh giá theo mẫu của
UBND thành phố Buôn Ma Thuột hướng dẫn [Mẫu số 02 - phiếu đánh giá
công chức, Phụ lục 1]. Sau đó công chức tự đánh giá ưu, nhược điểm và tự
phân loại đánh giá 1 trong 4 mức: HTXSNV, HTTNV, HTNV nhưng còn
hạn chế về năng lực, không HTNV.
Bước hai: Họp, xét đánh giá công chức (Chủ tịch UBND xã nhận xét
về kết quả đánh giá của công chức; tập thể và các tổ chức đoàn thể nơi
công chức làm việc tham gia đóng góp ý kiến. Chủ tịch UBND xã kết luận
đánh giá xếp loại)
- Thành phần họp:
+ Tập thể cán bộ, công chức.
+ Mời tham gia: Đại diện chi bộ nơi công chức làm việc, HĐND, Ủy
ban Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể cùng cấp (Đoàn Thanh niên xã,
Hội Phụ nữ xã, Hội CCB xã, Hội Nông dân xã, Công đoàn cơ sở...).
- Chủ trì: Chủ tịch UBND xã chủ trì họp đánh giá, xếp loại đối với
công chức.
55
- Tiến trình: Đa số các cuộc họp đánh giá, phân loại CBCC xã được tiến
hành như sau:
+ Bản thân công chức thông qua bản kiểm điểm, tự đánh giá phân loại
kết quả thực hiện nhiệm vụ trước tập thể.
+ Chủ tịch UBND xã nhận xét về kết quả tự đánh giá của công chức và
đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong công tác.
+ Đồng nghiệp của công chức tham gia góp ý đối với công chức.
+ Đại diện cấp ủy, đại diện các tổ chức, đoàn thể tham gia góp ý với
các nội dung liên quan đến hoạt động của các tổ chức, đoàn thể mà công chức
có liên quan.
+Sau khi kết thúc phần ý kiến góp ý, người chủ trì lấy biểu quyết của
tập thể về mức độ xếp loại đối với công chức và kết luận mức xếp loại công
chức, sau đó thông qua để tất cả mọi người được biết. Kết quả đánh giá công
chức xã sẽ được thông báo bằng văn bản cho công chức biết sau 05 ngày làm
việc, kể từ ngày có kết luận của người đứng đầu.
Đây là quy trình đánh giá công chức cấp xã thực hiện theo đúng
Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công chức xã, phường, thị
trấn [12]; từ năm 2016 áp dụng Nghị định số 56/2015/NĐ-CP nhưng quy
trình đánh giá công chức do Thành phố hướng dẫn vẫn không thay đổi. Nhìn
vào quy trình này có thể thấy: khi Chủ tịch UBND xã là người đầu tiên nhận
xét tóm tắt về kết qủa tự đánh giá của công chức; đánh giá ưu, nhược điểm
của công chức trong công tác trước tập thể, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính
khách quan đối với các ý kiến nhận xét của những người tham dự họp, đến sự
công tâm của các ý kiến của các tổ chức đoàn thể. Khi đó ý kiến của Chủ tịch
UBND xã rất có thể trở thành ý kiến chung, hoặc định hướng cho ý kiến của
những người tham dự cuộc họp do họ nể nang, ngại va chạm.
Bước 3: Lưu hồ sơ và gửi kết quả đánh giá
Theo quy định tại Công văn số 2511/UBND-NV, ngày 07/11/2016 của
UBND Thành phố về việc hướng dẫn đánh giá, phân loại cán bộ, công chức,
56
viên chức và người lao động hàng năm trên địa bàn Thành phố: Kết quả đánh
giá, phân loại công chức xã được thể hiện bằng văn bản, lưu vào hồ sơ cán bộ,
công chức, viên chức, bao gồm: Phiếu đánh giá phân loại công chức (Mẫu số
2); Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, phân loại công
chức của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị; hồ sơ giải quyết khiếu nại
về kết quả đánh giá, phân loại công chức, viên chức (nếu có). Công chức Văn
phòng - thống kê tổng hợp kết quả đánh giá và gửi hồ sơ về UBND Thành phố
(qua phòng Nội vụ thành phố) trước ngày 10/12 hàng năm [32].
Theo điều tra, có 68/102 ý kiến, chiếm 66,66% cho rằng quy trình
đánh giá công chức xã như hiện nay là không phù hợp, trong khi đó số ý
kiến cho là phù hợp là 34/102, chiếm 33,33%.
Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả phản ánh sự phù hợp
của quy trình đánh giá công chức xã ở thành phố Buôn Ma Thuột
TỔNG SỐ
MỨC ĐỘ PHÙ HỢP
PHÙ HỢP KHÔNG PHÙ HỢP
Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
102 34 33,33% 68 66,66%
Nguồn: Kết quả khảo sát tại phụ lục 3.1
Từ năm 2011 đến năm 2014, quy trình đánh giá công chức phường
được thực hiện theo quy định tại Điều 28, Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của
Chính phủ về công chức xã, phường, thị trấn. Từ năm 2015, mặc dù Nghị
định số 56/2015/NĐ-CP có hiệu lực thi hành nhưng quy trình đánh giá mà
UBND thành phố hướng dẫn thực hiện vẫn như những năm trước.
Thực tế cho thấy, bên cạnh việc phát huy vai trò, trách nhiệm của
người đứng đầu trong đánh giá, nhận xét mà cụ thể ở đây là Chủ tịch UBND
xã thì quy trình đánh giá công chức vẫn còn bất hợp lý. Chủ tịch UBND xã là
người có ý kiến nhận xét đầu tiên đối với công chức là nhằm mục đích tăng
cường sự quản lý của người sử dụng công chức; người sử dụng công chức
57
cũng đồng thời là người giao việc cho công chức. Do đó, ai giao việc thì
người đó có thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá là đúng. Tuy nhiên, vẫn có
tình trạng người đứng đầu (Chủ tịch UBND xã) e ngại, nể nang, thiếu bản
lĩnh, thiếu trách nhiệm hoặc thiếu khách quan, công tâm khi thực hiện việc
đánh giá, phân loại. Thậm chí đùn đẩy trách nhiệm cho tập thể. Hoặc người
đứng đầu chạy theo thành tích, muốn đơn vị mình không có người nào hạn
chế về năng lực hoặc không hoàn thành nhiệm vụ (vì kết quả đánh giá người
đứng đầu đơn vị không được cao hơn kết quả đánh giá đơn vị). Hơn nữa, như
trên đã trình bày, việc Chủ tịch UBND xã đưa ra ý kiến nhận xét đánh giá
công chức trước sẽ ảnh hưởng đến các ý kiến khác trong hội nghị và tình
trạng “gió chiều nào che chiều đó”; không dám làm trái ý lãnh đạo rất có thể
sẽ xảy ra. Từ đó, kết quả đánh giá, phân loại cuối năm, chưa phản ánh đúng
với chất lượng công tác của công chức cũng như của đơn vị.
Những năm gần đây, quy trình đánh giá công chức xã trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột vẫn theo tiến trình cũ tức là khép kín trong nội bộ
cơ quan, với phương pháp chủ yếu là bình bầu và qua báo cáo, chưa có sự
tham gia của chủ thể bên ngoài nền hành chính như công dân, tổ chức có liên
quan trực tiếp đến việc thụ hưởng các dịch vụ hành chính công, nói cách khác
là khách hàng. Qua khảo sát, nhiều tổ chức, người dân có ý kiến: Công chức
xã chưa tích cực tiếp thu ý kiến của người dân, tổ chức và chưa có nhiều hình
thức cho Nhân dân, tổ chức tham gia phản ánh, góp ý, thắc mắc, phê bình
công chức. Hình thức hiện nay là góp ý qua thùng thư góp ý. Qua khảo sát,
nhiều xã thùng thư góp ý chỉ có tác dụng hình thức vì vừa chậm được xử lý và
vừa không khoa học; có nơi thùng thư để cả năm chưa mở, ổ khóa đã han gỉ,
không mở được. Kết quả khảo sát cho thấy: 65/150 người dân được hỏi cảm
thấy không hài lòng, chiếm tỉ lệ 42,33% về thái độ và cách phục vụ của cán
bộ, công chức xã và 46,66% ý kiến cho rằng, khi người dân góp ý thì công
chức ít tiếp thu và ít sửa chữa [Phụ lục 3.2].
58
Điều này đã hạn chế tính dân chủ của hoạt động đánh giá và khó có cái
nhìn toàn diện về kết quả thực thi công vụ của công chức xã, khi mà nền hành
chính nước ta đang chuyển dần sang nền hành chính phục vụ - lấy sự hài lòng
của khách hàng, Nhân dân làm thước đo hiệu quả hoạt động. Trong khi đó
người dân rất sẵn sàng tham gia công tác đánh giá công chức xã hàng năm;
kết quả khảo sát cho thấy, có 135/150 người dân (chiếm 90%) sẵn sàng tham
gia đánh giá công chức xã trên địa bàn nơi họ sinh sống [Phụ lục 3.2].
2.3.5. Thực trạng về phương pháp đánh giá công chức xã trên địa bàn
thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
Hiện nay, chưa có khung pháp lý riêng cho phương pháp đánh giá
công chức xã nên chưa có sự thống nhất về phương pháp đánh giá. Trong
cac văn bản hướng dẫn về đánh giá công chức hàng năm của UBND thành
phố Buôn Ma Thuột cũng không có mục riêng về phương pháp đánh giá
công chức xã. Tuy nhiên, trong quy định về quy trình đánh giá công chức
có lồng ghép nội dùng này.
Theo khảo sát, hiện nay phương pháp được sử dụng chủ yếu trong
đánh giá công chức xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột là phương pháp
đánh giá thông qua báo cáo và phương pháp bình bầu.
Đối với phương pháp bình bầu: Dựa trên những nội dung, tiêu chí đánh
giá chung đã được quy định, công chức xã tự đánh giá kết quả công tác theo
nhiệm vụ được giao. Chủ tịch UBND xã nhận xét về kết quả tự đánh giá của
công chức, đánh giá những ưu, nhược điểm của công chức trong công tác. Sau
đó, đồng nghiệp và tập thể các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tham gia góp
ý và biểu quyết nhất trí hay không nhất trí với mức độ tự xếp loại của công
chức (bằng hai hình thức: bỏ phiếu kín hoặc giơ tay). Sau khi có kết quả biểu
quyết, Chủ tịch UBND xã kết luận và quyết định xếp loại công chức. Phương
pháp này tương đối đơn giản, dễ thực hiện, ý kiến đánh giá của tập thể dễ dàng
được chấp nhận vì là ý kiến đánh giá chung. Tuy nhiên khi sử dụng phương
59
pháp này còn gặp nhiều khó khăn do các tiêu chí đánh giá còn mang nặng định
tính nên dễ đánh giá chung chung, bình quân, ai cũng như nhau, dễ thiên về ý
kiến chủ quan của cá nhân khi đưa ra nhận xét đối với kết quả thực hiện nhiệm
vụ của công chức. Mặc dù Chủ tịch UBND xã là người quyết định cuối cùng
kết quả đánh giá và phân loại công chức xã, ý kiến của đồng nghiệp và các tổ
chức đoàn thể chính trị - xã hội chỉ mang tính chất tham khảo (đây là quy định
của pháp luật) nhưng trên thực tế, việc biểu quyết của tập thể nhất trí hay
không nhất trí với mức độ tự xếp loại của công chức cũng là kết quả cuối cùng
về đánh giá, xếp loại công chức. Như vây, việc đánh giá thường là cảm tính,
chưa khoa học, thiếu chính xác. Xuất phát từ những nguyên nhân khác nhau,
phương pháp này khó đảm bảo tính công bằng.
Phương pháp đánh giá qua báo cáo (cá nhân tự đánh giá) là phương
pháp dựa trên bản tự đánh giá của cá nhân thông qua bản báo cáo, kiểm điểm
cá nhân. Phương pháp này áp dụng đối với việc đánh giá định kỳ (hàng năm
như trong bước 1 quy trình đánh giá), đánh giá khen thưởng, đề bạt, thuyên
chuyển và đánh giá đối với các sự kiện quan trọng, đột xuất... Bên cạnh báo
cáo định kỳ thì công chức cũng tự viết báo cáo thành tích hoặc báo cáo tiến độ
công việc đối với những công việc đột xuất hay sự kiện quan trọng. Hàng
năm, cũng có rất nhiều công việc đột xuất và một vài sự kiện quan trọng, công
chức trình bày, ghi chép lại những thành quả mà mình đã làm được để người
đứng đầu cho nhận xét. Cách thức đánh giá này phụ thuộc rất lớn vào tự tự
giác, tự ý thức của mỗi một công chức và khó có thể kiểm chứng mức độ
trung thực của các báo cáo. Đặc biệt, nếu tiêu chí đánh giá chỉ là chung
chung, định tính thì việc công chức tự đánh giá cũng chỉ là áng chừng và
họ thường che dấu khuyết điểm. Mặt khác, các công việc được triển khai
trong thời gian dài nhưng chỉ gói gọn trong một vài trang báo cáo thì không
thể phản ánh hết các khía cạnh, các vấn đề mà công chức đã xử lý. Bản
thân người viết báo cáo cũng không thể nhận thấy hết những ưu điểm,
nhược điểm của mình một cách chính xác để có những biện pháp phù hợp
60
phát huy sở trường công tác và nâng cao hiệu quả làm việc. Và mặc dù là
một phương pháp đánh giá công chức phổ biến hiện nay nhưng phương
pháp này trong thực tế mang nặng tính hình thức, phiến diện.
Qua khảo sát, nhiều ý kiến cho rằng trong các phương pháp đang sử
dụng thì phương pháp cho điểm, xếp hạng theo tiêu chí được xem là phương
pháp hiệu quả nhất. Cho điểm theo một thang, bảng điểm rõ ràng, cụ thể là
nhằm định lượng một nội dung, tiêu chí đánh giá. Cho điểm theo một
thang, bảng điểm nhất định sẽ góp phần tăng cao hiệu quả của công tác
đánh giá; làm cho công tác đánh giá xếp loại công chức trở nên chuẩn xác
hơn. Phương pháp này mới bước đầu được sử dụng tại 02/8 xã. Dựa trên
văn bản hướng dẫn của UBND thành phố, các xã cụ thể hóa các nội dung
bằng những tiêu chí mang tính định lượng (Bảng 1.2). Phỏng vấn ý kiến
một số công chức xã được áp dụng phương pháp đánh giá này cho thấy
đây là phương pháp có rất nhiều ưu điểm và mang lại hiệu quả cao, hệ
thống được kết quả công tác của công chức, hạn chế được tình trạng nhớ
đâu, đánh giá đó, thiếu căn cứ, phiến diện, không khách quan . Tuy nhiên
phương pháp này khi áp dụng cũng gặp phải rất nhiều khó khăn khi công
chức xã có nhiều chức danh, vị trí chức năng, nhiệm vụ khác nhau nên tầm
quan trọng và ý nghĩa của các nội dung, tiêu chí đối với mỗi công chức là
khách nhau, trong khi đó danh mục vị trí việc làm và bản mô tả vị trí việc
làm chưa được thống nhất, phê duyệt. Việc thống kê mô tả công việc của
các đối tượng là công chức xã hết sức phức tạp. Nội dung của từng tiêu chí
gắn với số điểm cụ thể thể hiện mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo các mức
phân loại công chức; giữa các tiêu chí và hệ số điểm trong cùng một nội
dung đánh giá cũng cần có sự cách biệt, phân hóa để làm rõ kết quả đánh
giá. Hiện nay UBND tỉnh và UBND thành phố cũng chưa ban hành một
quy định cụ thể về các nội dung, tiêu chí đánh giá công chức xã gắn với
từng thang điểm, hệ số điểm... vì vậy dẫn đến tình trạng là thiếu sự nhất
quán khi đánh giá cùng một đối tượng công chức.
61
Có thể nói, những phương pháp được áp dụng trong đánh giá công chức
xã hiện nay trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk vẫn là các
phương pháp truyền thống, đơn giản, phù hợp với lối tư duy cũ, chưa đổi mới
và việc vận dụng nó chưa phù hợp với tình hình cụ thể của công chức, địa
phương. Qua khảo sát, có rất nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian tới cần
thay đổi, hoàn thiện nhiều nội dung, tiêu chí đánh giá, quy trình đánh giá,
phương pháp đánh giá thì công tác đánh giá mới đạt hiệu quả cao, phản ánh
đúng thực chất. Mặc dù các xã trên địa bàn Thành phố đã và đang cố gắng tìm
tòi, học hỏi, nghiên cứu xây dựng, tìm giải pháp thực hiện để làm thế nào
đánh giá sát thực, hiệu quả nhất song nhìn chung vẫn còn nhiều lúng túng, bất
cập và vẫn là khâu yếu nhất trong công tác cán bộ hiện nay. Nguyên nhân tập
trung chủ yếu nhất dẫn đến tình trạng nêu trên là do thiếu nhất quán trong
quan điểm đánh giá, phương pháp đánh giá thiếu tính khoa học, tiêu chí đánh
giá chưa cụ thể, sát thực, phù hợp với mỗi công chức được đánh giá, quy trình
đánh giá còn khép kín...
2.2.6. Về kết quả đánh giá công chức xã
Thống kê kết quả đánh giá công chức xã năm 2016 của Phòng Nội vụ
thành phố Buôn Ma Thuột cho thấy:
+ Về tiêu chí chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước: 101/102 công chức, đạt 99,01% được đánh giá là
chấp hành tốt; 01/102 công chức chấp hành không tốt (bị kỷ luật), chiếm
0,98%.;
+ Về tiêu chí phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối
làm việc: 100/102 công chức được đánh giá là tốt. Tuy nhiên còn 02/102 công
chức, chiếm 1,96% được đánh giá là lề lối, tác phong làm việc còn hạn chế;
+ Về tiêu chí năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: đa số công
chức được đánh giá là tốt. Tuy nhiên, kết quả thống kê còn 15/102 công chức,
chiếm 14,7% công chức được đánh giá là có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
chưa phù hợp với vị trí đang đảm nhận. Bố trí công chức không đúng với
62
chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo là một trong những nguyên nhân khiến
cho công tác chưa thực sự hiệu quả;
+ Về tiêu chí tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ: đa số công chức
được đánh giá là thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao. Có 91/102
công chức, chiếm 89,21% công chức được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ
trở lên; có 10/102 công chức, chiếm 10,78, được đánh giá hoàn thành nhiệm
vụ (chủ yếu là công chức nghỉ sinh, nghỉ ốm); 01/102 công chức không hoàn
thành nhiệm vụ (bị kỷ luật), chiếm 0,98%;
+ Về tiêu chí tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm
vụ: có 97/102 công chức, chiếm 95,09% được đánh giá tốt và 05/102 công
chức, chiếm 4,9% được đánh giá là còn hạn chế;
+ Về tiêu chí thái độ phục vụ nhân dân: có 94/102 công chức, chiếm
92,15% được đánh giá tốt trở lên và 8/102 công chức, chiếm 7,84% được
đánh giá là còn hạn chế.
Bảng 2.10. Thống kê kết quả đánh giá các nội dung, tiêu chí đánh
giá công chức xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, năm 2016
Tổng
số
Nội dung, tiêu chí
đánh giá
Kết quả đánh giá
Rất tốt Tốt Hoàn thành &
Còn hạn chế
Số
lượng
Tỷ lệ
Số
lượng
Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ
102
(1) Chấp hành đường
lối, chủ trương chính
sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước
90 88,23% 11 10,78%
01 (kỷ
luật)
0,98%
(2) Phẩm chất, chính
trị, đạo đức, lối sống,
tác phong và lề lối làm
việc
90 88,23% 10 9,8%
02 (Tác
phong)
1,96%
(3) Năng lực, trình độ
chuyên môn, nghiệp
vụ
18 17,64% 69 67,64 15 14,7%
63
(4) Tiến độ và kết quả
thực hiện nhiệm vụ
21 20,58% 70 68,62% 11 10,1%
(5) Tinh thần trách
nhiệm và phối hợp
trong thực hiện nhiệm
vụ
57 55,88% 40 39,21% 5 4,9%
(6) Thái độ phục vụ
nhân dân
63 61,76% 31 30,39% 8 7,84%
Nguồn: Thống kê của Phòng Nội vụ về đánh giá công chức xã năm 2016
Về kết quả đánh giá công chức xã năm 2016:
- Loại HTTNV: 87/102, đạt 85,29% (trong đó có 13 công chức đạt
HTXS NV, chiếm 14,94% tổng số công chức HTTNV và chiếm 12,74% tổng
số công chức xã);
- Loại HTNV nhưng còn hạn chế về năng lực là 14/102 công chức,
chiếm 13,72% (chủ yếu là do công chức nghỉ sinh và nghỉ ốm dài hạn);
- Loại không HTNV: 01/102 công chức, chiếm 0,98% (vì công chức vi
phạm kỷ luật).
Qua đó, UBND Thành phố tặng giấy khen cho 13 công chức HTXSNV
năm 2016.
Kết quả đánh giá trên không khớp với kết quả đánh giá công chức xã của
người dân, qua khảo sát:
+ Về năng lực chuyên môn: có 20/150 người dân đánh giá công chức
xã có năng lực chuyên môn, thành thạo công việc, làm việc có tinh
thần trách nhiệm (chiếm 13,33%); có 90/150 người dân đánh giá công
chức xã có năng lực chuyên môn bình thường và có 40/150 người dân
đánh giá công chức xã còn yếu về năng lực (chiếm 26,66%);
+ Về mức độ hài lòng của người dân khi được giải quyết công việc:
có đến 46,66% (70/150) người dân thấy chưa hài lòng khi được công
chức xã giải quyết công việc [Phụ lục 3.2].
64
Trong khi đó, cấp có thẩm quyền đánh giá số công chức xã không hoàn
thành nhiệm vụ chỉ chiếm 0,98% (vì vi phạm kỷ luật).
Kết quả đánh giá công chức xã hàng năm cũng thể hiện: kết quả đánh
giá chưa phản ánh đúng thực chất chất lượng đội ngũ công chức xã trên địa
bàn thành phố mà Ban Thường vụ Thành ủy Buôn Ma Thuột đã chỉ ra trong
Báo cáo tổng kết 10 năm về thực hiện Nghị quyết số 12 của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy Đắk Lắk: xây dựng đội ngũ CBCC đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình
mới [37]:
Nhìn chung chất lượng, nhất là kiến thức quản lý nhà nước, quản lý
kinh tế còn hạn chế; ...nhiều công chức thiếu kiến thức cơ bản về quản
lý Nhà nước, quản lý kinh tế, kỹ năng tác nghiệp...một số công chức
sa sút về phẩm chất, đạo đức, nhũng nhiễu, hạch sách, quan liêu, hách
dịch, cửa quyền, thiếu ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ; “vô
cảm”, thờ ơ trước những khó khăn, bất bình của Nhân dân, của xã
hội...nhiều công chức không nghiêm túc tự phê bình và tiếp thu phê
bình, tính chiến đấu kém, còn có tình trạng nể nang, né tránh, không
dám nói thẳng, nói thật...xét về chất lượng, số lượng và cơ cấu có
nhiều mặt chưa ngang tầm với đòi hỏi của thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tinh thần trách nhiệm, tinh thần
hợp tác và phong cách làm việc của đội ngũ công chức còn yếu và
chậm đổi mới....
Hay như theo nhận xét, đánh giá của Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc phát biểu tại cuộc họp thứ nhất, Ban chỉ đạo Đề án đẩy mạnh cải
cách chế độ công vụ, công chức chiều 25/01/2013: “Trong bộ máy chúng ta
có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng
cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào"
[nguồn VnExpress, ngày 26/01/2013. Trang https://vnexpress.net/tin-tuc] .
Tuy nhiên, kết quả đánh giá CBCC hàng năm không tìm ra 30% này. Tỷ lệ
65
công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ rất cao
(gần 90%); số công chức hoàn thành nhiệm vụ rất ít, chủ yếu rơi vào những
trường hợp nghỉ sinh hoặc ốm đau, bệnh tật phải nghỉ dài ngày. Rõ ràng công
tác đánh giá công chức xã có vấn đề, chưa phản ánh đúng thực trạng cũng như
chưa thực hiện tốt vai trò và ý nghĩa của đánh giá trong công tác cán bộ.
2.3. Nhận xét chung về đánh giá công chức xã trên địa bàn thành
phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Ưu điểm
Qua khảo sát, phân tích thực trạng đánh giá công chức xã trên địa
bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, có thể nhận thấy công tác đánh
giá công chức xã trong những năm qua, đạt những ưu điểm sau:
+ Thứ nhất, đánh giá công chức xã trên địa bàn thành phố Buôn Ma
Thuột, tỉnh Đắk Lắk tuân thủ nghiêm quy định của khung pháp lý và bước
đầu có chuyển biến tốt:
Hệ thống văn bản pháp luật về công chức cấp xã và đánh giá công chức
ngày càng được hoàn thiện. Công chức xã đã có địa vị pháp lý rõ ràng trong hệ
thống chức danh công chức, giúp cho công tác quản lý nói chung và công tác
đá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_cong_chuc_xa_tren_dia_ban_thanh_pho_buon_m.pdf