Luận văn Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN.ii

BẢNG MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .iii

DANH MỤC HÌNH VẼ . v

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

1. Tính cấp thiết của đề tài . 1

2. Mục tiêu nghiên cứu. 2

3. Những đóng góp của đề tài . 2

4. Cấu trúc luận văn. 2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 3

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. 3

1.1.1. Trên thế giới:. 3

1.1.2. Tại Việt Nam: . 3

1.2. Cơ sở lý luận công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản . 7

1.2.1. Khai thác khoáng sản. 7

1.2.2. Quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản.12

1.3. Cơ sở thực tiễn công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản . 24

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU . 27

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 27

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài.27

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.27

2.2. Nội dung nghiên cứu. 27

pdf115 trang | Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 342 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Lung - Thần Sa La Hiên bao gồm một số đỉnh có độ cao tuyệt đối là khắc kiện 731m, Thượng Lung 667m. Địa hình có dạng lởm chởm, vách dựng đứng, các yếu tố karst phát triển như hang động phiễu karst có nhiều suối ngầm chảy từ núi đá vôi ra, có đoạn suối ngầm dài vài km (như từ Khắc Kiệm về Thần Sa). Trong vùng phát triển nhiều thung lũng karst có cả những thung lũng kín bề mặt, thung lung khá bằng phẳng. 38 + Vùng Sơn Dương: Bao gồm những đỉnh núi lởm chởm, vách dựng đứng, các yếu tố karst phát triển ở đây thể hiện rõ 2 tầng hang ở độ cao 15m và 50 m. Ở một số vùng khác nhau có chỗ thể hiện có chỗ thấy đầy đủ 2 tầng hang này. Trong vùng có nhiều thung lũng karst khá bằng phẳng và thung lũng kim phễu karst được lấp đầy sét bột phong hóa. - Địa hình xâm thực bóc mòn vùng đồng bằng đồi tương đối cao, sườn dốc thoải Phân bố ở phía đông và đông nam dãy Tam Đảo và vùng Yên Lập. Đặc điểm nổi bật nhất là hướng kéo dài của các dãy đồi đều trùng với phương cấu tạo chung của cấu tạo địa chất về các đứt gãy chính trong vùng. Vùng Đông Bắc Đông Nam Tam Đảo dãy đồi sườn thoải lồi, thung lũng có mặt cắt ngang sông, vùng Yên Lập địa hình có sườn phía Tây dốc thoải, sườn phía Đông rất dốc đôi chỗ gần như đứng sườn Đông liên quan đến đứt gãy chạy qua. Các quá trình mương xói cổ và hiện đại phát triển. - Địa hình xâm thực bóc mòn vùng đồng bằng đồi thấp Địa hình phân bố chủ yếu ở Tây Tam Đảo, gồm các dãy đồi đỉnh tròn sườn thoải lồi, bề mặt xưa kia, nay bị phân cắt mạnh mẽ bởi quá trình xâm thực. Độ dốc sườn đồi 20° - 30° hiện tại các quá trình bóc mòn mương xói hiện đại khá phát triển. - Địa hình tích tụ bóc mòn Địa hình này phân bố ở phía Nam vùng công tác và một vài dải nhỏ nằm rải rác trong vùng. Đó là bề mặt dạng đồi sót của thềm bậc III, có độ cao tuyệt đối 20 - 25m. Tập hợp các dãy đồi nhỏ thành bề mặt khá phẳng hởi nghiêng về Hà Nội. Đó là bề mặt sóng thoải xâm thực tích tụ của nhiều thềm bậc III có độ cao 10 - 15m và những mặt tích tụ dạng dải của nón phóng vật các vành sườn tích hơi nghiêng của mương xói. - Địa hình tích tụ Đó là thềm tích tụ bậc I, II và các bãi bồi hiện đại. 39 + Đồng bằng tích tụ thềm bậc I: Phân bố thành các dải hẹp theo dọc các sông lớn. Đó là các bề mặt tích tụ bằng phẳng của thềm bậc I, độ cao tương đối 5 - 7m. + Đồng bằng tích tụ thềm bậc II: Phân bố chủ yếu ở phía Đông Nam của tờ bản đồ bao gồm các bề mặt tích tụ hơi nghiêng của đồng bằng bồi tích, lũ tích tam giác châu, độ cao tuyệt đối 8 - 12m, nó là thềm bậc II kéo dài xuống vùng trũng Hà Nội. + Đồng bằng tích tụ là các bãi bồi hiện đại và bãi bồi dọc các lòng nhánh nhỏ. Phân bố dọc theo sống suối trong vùng đó là cá bãi bồi hiện đại bề mặt tích tụ bằng phẳng độ cao tương đối 3 - 5 m đến 7m. c) Thủy văn Tuyên Quang là tỉnh có mật độ sông suối cao (khoảng 0,9 km/km2). Chế độ thủy văn trên địa bàn tỉnh chia làm hai mùa rõ rệt, phù hợp với hai mùa của khí hậu. Mùa lũ tập trung tới 80% tổng lượng nước trong năm và thường gây ra ngập lụt ở một số vùng. Trên địa bàn tỉnh có 3 con sông lớn chảy qua, đó là: sông Lô, sông Gâm, sông Phó Đáy. - Sông Lô: bắt nguồn từ Trung Quốc vào Việt Nam nhập vào sông Hồng ở Việt Trì, dài 470 km, diện tích lưu vực là 39.000 km2 (phần Việt Nam có diện tích 22.600 km2). Sông Lô có nhiều sông nhánh lớn như sông Gâm, sông Chảy, sông Phó Đáy... Ở Việt Nam sông Lô dài 275 km, ít dốc. Đoạn sông Lô chảy trên địa phận tỉnh Tuyên Quang có chiều dài 145 km với diện tích lưu vực khoảng 2.090 km2, bao gồm cả trung và hạ lưu sông. Tại Khe Lau sông Lô tiếp nhận nguồn nước của sông Gâm với lượng nước chiếm xấp xỉ 35 % tổng lượng nước của lưu vực sông Lô nên đây cũng là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng thường xuyên bị ngập úng ở Tuyên Quang trước đây. Tuy nhiên sau khi có thuỷ điện Na Hang tình trạng úng ngập đã được cải thiện. 40 Sông Lô có lưu lượng lớn nhất khoảng 14.200 m3/s (đỉnh lũ năm 1971), lưu lượng nhỏ nhất 80,7 m3/s (số liệu quan trắc ngày 13/4/2010 của Trạm thủy văn Ghềnh Gà), trung bình khoảng 2.000 m3/s; mực nước cao nhất (tính theo độ cao mới) là 28,64 m; thấp nhất là 14,97 m. Sông Lô có khả năng cho phương tiện vận tải lớn lưu thông và đây là tuyến đường thuỷ quan trọng nối Tuyên Quang với các tỉnh. - Sông Gâm: Sông Gâm dài 297 km (phần trên đất Việt Nam 217 km), diện tích lưu vực là 17.200 km2. Sông Gâm bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Cao Bằng, Hà Giang vào Tuyên Quang. Đến Tuyên Quang, sông Gâm gặp sông Lô ở xã Tứ Quận, huyện Yên Sơn. Đoạn chảy trên đất Tuyên Quang dài 170 km với diện tích lưu vực 2.870 km2. Sông Gâm là đường thuỷ quan trọng nối các huyện Na Hang, Chiêm Hoá với thành phố Tuyên Quang và là phụ lưu cấp I lớn nhất của sông Lô, chiếm khoảng 44,1 % diện tích của toàn bộ lưu vực sông Lô. - Sông Phó Đáy: là phụ lưu cuối cùng trên đất Tuyên Quang đổ vào sông Lô. Sông bắt nguồn từ vùng núi Tam Tao, huyện Chợ Đồn tỉnh Bắc Kạn, chảy qua các huyện Yên Sơn, Sơn Dương sang Vĩnh Phúc. Tổng diện tích toàn lưu vực là 1.610 km2, với chiều dài 170 km. Đoạn chảy trên đất Tuyên Quang dài 84 km với diện tích lưu vực khoảng 800 km2. Sông chảy theo hướng Bắc Nam qua vùng mưa ít nên dòng chảy nhỏ hơn sông Lô, sông Gâm. Sông Phó Đáy có dòng chảy hẹp, nông nên khả năng vận tải đường thuỷ rất hạn chế. Ngoài 03 sông lớn nêu trên, tỉnh Tuyên Quang còn có trên 500 sông ngòi nhỏ và trên 2.000 ao hồ, tạo thành mạng lưới thuỷ văn khá dày theo các lưu vực sông chính. [3] d) Khí hậu Khí hậu của Tuyên Quang có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á-Trung Hoa và chia làm hai mùa rõ rệt; mùa hè nóng ẩm mưa nhiều từ tháng 4 đến tháng 9; mùa đông lạnh, khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. 41 * Mưa: Lượng mưa trung bình năm từ 1.500-1.800 mm; số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm. Mùa mưa trùng với thời gian mùa hè, trong các tháng 7 và 8 có lượng mưa lớn nhất, đạt trên 320 mm. Tháng 1 và tháng 12 có lượng mưa trung bình thấp nhất, 16-25 mm. * Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình 1.500 giờ/năm; trong năm từ tháng 5 đến tháng 9 là thời gian nhiều nắng, hướng gió thường trùng với hướng thung lũng. Ở những nơi thoáng, hướng gió hình thành phù hợp với hướng gió chung trong mùa, mùa đông là hướng Đông Bắc hay Bắc, mùa hạ là hướng Đông Nam hay Nam. Tốc độ gió trung bình chỉ đạt 1 m/s. * Các hiện tượng thời tiết khí hậu đặc biệt khác - Dông và sấm sét: Mùa dông ở Tuyên Quang được xác định từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm. Trung bình hàng năm ở phía Bắc tỉnh có khoảng 60 - 65 ngày có dông, ở phía Nam có khoảng 55 - 56 ngày. Các trận dông trong khu vực với lượng mưa trên 100 mm/trận không hiếm. Trong các trận dông lớn vận tốc gió có thể đạt tới 27 - 28 m/s. Dông mạnh kèm theo mưa lớn thường gây xói mòn, trượt lở đất và gây tổn thất đáng kể đến kinh tế, đôi khi đến cả tính mạng của người dân. - Lốc: Xảy ra chủ yếu vào các tháng giao thời giữa hai mùa mưa như tháng 5 và tháng 6 hàng năm. Trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đôi khi có cơn lốc với tốc độ gió đạt tới 40 m/s. Kèm theo lốc thường có mưa rất lớn, có thể gây lũ đột ngột với cường độ lớn. - Sương mù, sương muối: Sương mù thường xuất hiện vào các tháng đầu mùa Đông. Trong một năm ở phía Nam tỉnh có khoảng 25 - 55 ngày có sương mù, ở phía Bắc có khoảng 60 - 80 ngày có sương mù. Sương muối rất ít khi xuất hiện. Trung bình khoảng 2 năm mới có 1 ngày có sương muối và thường rơi vào tháng 1 hoặc tháng 11. - Mưa đá: Trên địa bàn tỉnh rất hiếm khi xảy ra mưa đá, nếu có thì chỉ khi có dông. [30] 42 3.1.2. Tình hình kinh tế xã hội Hiện nay, dân số tỉnh Tuyên Quang có trên 739.668 người, mật độ dân số trung bình toàn tỉnh 126 người/km2. Dân cư phân bố không đồng đều, thành phố Tuyên Quang có mật độ dân cư cao nhất 1.268 người/km2, tiếp đến là huyện Sơn Dương 220 người/km2, Yên Sơn 145 người/km2, thấp nhất là Na Hang 45 người/km2. Theo khu vực, dân số nông thôn chiếm 90,55%, dân số thành thị chiếm 9,41%. Tỷ lệ tăng dân số trong những năm qua rất nhỏ. [10] Năm 2018, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, sự điều hành tập trung, quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả UBND tỉnh; sự nỗ lực, cố gắng của các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục phát triển, quốc phòng - an ninh được đảm bảo, đời sống nhân dân ổn định; 21/21 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, cụ thể kết quả ước thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu như sau: (1) Tốc độ tăng trưởng GRDP (Giá so sánh năm 2015) tăng 8,0% so với năm 2017; GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạt 34 triệu đồng/người/năm. (2) Giá trị sản xuất công nghiệp (Giá so sánh năm 2010) đạt 12.204 tỷ đồng; chỉ số sản xuất công nghiệp 113,0%. (3) Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (Giá so sánh 2010) đạt 7.427,4 tỷ đồng; sản lượng lương thực trên 35 vạn tấn. (4) Trồng mới 10.545 ha rừng tập trung, đạt 103,9% kế hoạch (rừng sản xuất 10.276 ha). (5) 06 xã đạt chuẩn nông thôn mới. (6) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội 18.000 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch và tăng 29,6% so với năm 2017. (7) Giá trị xuất khẩu hàng hóa 78,7 triệu USD, đạt 103% kế hoạch, tăng 11,6% so với năm 2017. 43 (8) Tổng thu cân đối ngân sách trên địa bàn 1.477 tỷ đồng, đạt 109% so với dự toán. (9) Thu hút 1.430 nghìn lượt khách du lịch, đạt 100% kế hoạch, tăng 9,5% so với năm 2015; doanh thu xã hội về du lịch 1.226 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 9% so với năm 2017. (10) Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy và học ở các cấp học; duy trì 100% xã, phường, thị trấn giữ vững phổ cập các bậc học. (11) Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 95,2%. (12) Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng đạt 14,5% (kế hoạch 15%); có 7,7 bác sỹ/10.000 dân (kế hoạch 7,7 bác sỹ/10.000 dân). (13) Tạo việc làm cho 20.900 lao động, đạt 110% kế hoạch, trong đó xuất khẩu 300 lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 48%. (14) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3,63%. (15) Tỷ lệ hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa 84%; thôn, bản, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa 72%; tỷ lệ cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa 85%. (16) Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 97,83% (kế hoạch 97,55%). (17) Tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 60%. (18) 98% hộ dân ở thành thị được sử dụng nước sạch và 78% hộ dân ở nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. (19) Tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đạt 100%. (20) Tỷ lệ chất thải rắn thông thường được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng 92%. 44 (21) Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc quy chuẩn quốc gia tương ứng 85%. [35]. Tình hình kinh tế xã hội ổn định và phát triển đảm bảo an sinh xã hội. Chính sách quản lý KTKS trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang theo quy định mới về đấu giá quyền KTKS và tiền cấp quyền KTKS đã đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước, không còn cơ chế xin - cho. Các doanh nghiệp KTKS đã đóng góp không nhỏ cho ngân sách nhà nước. 3.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản tại tỉnh Tuyên Quang 3.2.1. Thực hiện pháp luật, chính sách, quy định của Nhà nước về khai thác khoáng sản Việc cấp phép đảm bảo theo các điều kiện quy định. Tính đến ngày 31/12/2018, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã cấp 105 Giấy phép KTKS còn hiệu lực, trong đó Bộ TNMT cấp 14 giấy phép, 91 giấy phép do UBND tỉnh cấp. Bảng 3.1. Số lượng các giấy phép còn hiệu lực TT Loại khoáng sản Số lượng giấy phép 1 Quặng mangan 01 2 Quặng thiếc 02 3 Quặng sắt 04 4 Quặng vonfram 01 5 Quặng antimon 03 6 Quặng chì, kẽm 03 7 Than 01 8 Quặng barit 11 9 Quặng caolanh-fenspat 05 10 Đá vôi xi măng 02 45 TT Loại khoáng sản Số lượng giấy phép 11 Đất sét xi măng 01 12 Đá vôi VLXD thông thường 34 13 Cát, sỏi làm VLXD thông thường 35 14 Sét gạch ngói 01 Tổng cộng 105 (Chi tiết tại phụ lục 2) [36] Qua số liệu trên cho thấy về cơ bản việc cấp phép khai thác được thực hiện đúng theo thẩm quyền quy định; công tác cấp phép thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. 3.2.2. Thực trạng thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (1) Công tác tính, phê duyệt tiền cấp quyền KTKS: Đến ngày 31/12/2018, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành 112 Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền KTKS với tổng số tiền 209,8 tỷ đồng. Nếu tính cả 13 quyết định phê duyệt tiền cấp quyền KTKS của Bộ TNMT với tổng số tiền 114,6 tỷ đồng thì tổng số đã có 125 Quyết định phê duyệt tiền cấp quyền KTKS đối với các mỏ khai thác trên địa bàn tỉnh với tổng số tiền 324,4 tỷ đồng. Cục thuế tỉnh đã có thông báo cho các doanh nghiệp thực hiện việc nộp tiền cấp quyền KTKS theo quy định. Công tác thu tiền cấp quyền KTKS năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, theo các quyết định đã phê duyệt, tổng số tiền cấp quyền KTKS phải thu là 189,9 tỷ đồng, đã thu được được 155,4 tỷ, số còn phải thu là 34,5 tỷ đồng. 46 Bảng 3.2. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (2014-2018) [9] 3.2.3.Thực trạng xây dựng quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản Năm 2017, UBND tỉnh Tuyên Quang đã phê duyệt quy hoạch khoáng sản đến năm 2030 (Quyết định 514/QĐ-UBND ngày 31/12/2017), năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển VLXD tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 (Quyết định 12/2011/QĐ-UBND ngày 08/6/2011), phê duyệt khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh (Quyết định 02/2008/QĐ- UBND ngày 17/4/2008). Theo Quyết định 514/QĐ-UBND ngày 31/12/2017, quy hoạch khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2030 như bảng 3.3. Bảng 3.3. Quy hoạch khai thác khoáng sản tỉnh Tuyên Quang [2] TT Loại khoáng sản Giai đoạn 2017 - 2020 Giai đoạn 2021 - 2030 Ghi chú Số điểm mỏ Diện tích (ha) Số điểm mỏ Diện tích (ha) I Huyện Lâm Bình 1 Đá vôi 1 1,66 1 1,0 2 Quặng antimon 1 40,46 II Huyện Na Hang 1 Đá vôi 3 5,7 2 2,9 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Số phải nộp Số đã thu được Số còn phải nộp 2014 26,8 15.8 11,0 2015 31,2 26,2 5,0 2016 30,3 24,2 6,1 2017 39,4 34,5 4,9 2018 62,2 54,7 7.5 Cộng 189,9 155,4 34,5 47 2 Cát sỏi - - 1 11,7 3 Quặng barite 1 12,5 III Huyện Chiêm Hóa 1 Đá vôi 2 15,01 8 19,8 2 Cát sỏi 2 140,0 2 128,0 3 Đất sét - - 1 4,6 4 Quặng antimon 2 45 5 Quặng mangan 5 123,36 6 Than đá 1 6,88 IV Huyện Hàm Yên 1 Đá vôi 3 7,6 4 10,0 2 Cát sỏi 3 131,8 2 28,25 3 Đất sét - - 1 4,0 4 Quặng sắt 5 51,2 V Huyện Yên Sơn 1 Đá vôi 6 39,23 5 10,5 2 Cát sỏi 6 103,53 2 61,29 3 Đất sét 1 2,5 1 13,0 4 Quặng sắt 1 11,2 VI Huyện Sơn Dương 1 Đá vôi 16 101,39 6 8,4 2 Cát sỏi 8 227,53 2 33,9 3 Đất sét 1 1,0 1 3,0 4 Quặng thiếc 1 20 5 Quặng barite 1 17,69 VII Thành phố Tuyên Quang 1 Đá vôi 5 23,13 1 3,0 2 Cát sỏi 7 203,08 3 Đất sét 3 14,8 Tổng cộng 84 1.328,56 41 361,03 48 3.2.4.Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khai thác khoáng sản Hiện nay, nhiệm vụ chủ trì giúp UBND tỉnh QLNN về khoáng sản nói chung, KTKS nói riêng trên địa bàn tỉnh được giao cho Sở TNMT. Tại cấp huyện, nhiệm vụ QLNN về khoáng sản được giao cho Phòng TNMT chủ trì thực hiện. Các xã có khoáng sản và hoạt động khoáng sản phân công một công chức xã kiêm nhiệm giúp xã thực hiện chức năng quản lý khoáng sản trên địa bàn xã. Ngoài Sở TNMT, UBND cấp huyện, xã, theo quy định tại Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 19/3/2018 của UBND tỉnh, một số Sở, ngành cũng được phân công nhiệm vụ cụ thể trong QLNN về KTKS. Ngoài việc phân định rõ nhiệm vụ cụ thể theo từng cơ quan, đơn vị, tỉnh đã giao Giám đốc các Sở, ngành, Chủ tịch UBND cấp huyện, xã phải chịu trách nhiệm về công tác quản lý hoạt động khoáng sản thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; đối với những nhiệm vụ liên quan đến nhiều cơ quan, đơn vị, UBND tỉnh giao rõ đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp, quy định cơ chế phối hợp (như xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy định của Nhà nước về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; lập quy hoạch khai thác các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của UBND tỉnh; khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; cấp phép; thanh, kiểm tra hoạt động khoáng sản....). Do vậy trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong QLNN về KTKS được tăng cường, sự phối hợp giữa các Sở, ngành và giữa Sở, ngành với UBND cấp huyện được thực hiện đảm bảo ngày càng chặt chẽ, đồng bộ, kịp thời, hạn chế tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả QLNN. 49 3.2.5. Ban hành chính sách, quy định thực hiện quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản Từ năm 2011 đến nay, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành một số văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo, điều hành về khai thác khoáng sản. Bảng 3.4. Các văn bản của UBND tỉnh Tuyên Quang về khai thác khoáng sản [37] TT Số, ký hiệu Trích yếu Ngày ban hành Ngày có hiệu lực Văn bản quy phạm pháp luật 1 12/2011/QĐ- UBND Phê duyệt Quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đến năm 2020 của tỉnh Tuyên Quang 08/6/2011 08/6/2011 2 02/2016/NQ- HĐND Về việc sửa đổi mức thu tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Nghị quyết số 32/2015/NQ- HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định mức thu, đối tượng thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí, lệ phí thuộc lĩnh vực TNMT áp dụng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 12/7/2016 01/8/2016 3 14/2017/NQ- HĐND Sửa đổi, bổ sung Quy hoạch điều tra, đánh giá, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010, có xét đến năm 2020 ban hành kèm theo Nghị quyết số 97/2006/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh 26/7/2017 10/8/2017 4 02/2018/QĐ- UBND Ban hành quy định về trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý đất đai, khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 19/3/2018 01/4/2018 Văn bản chỉ đạo, điều hành 1 1156/UBND- TNMT Về việc báo cáo kết quả kiểm tra hoạt động khai thác các mỏ đá trên địa bàn tỉnh 06/6/2011 06/6/2011 2 1837/UBND- TNMT Về việc thực hiện kế hoạch tổng kiểm tra hoạt động KTKS làm vật liệu xây dựng 01/9/2011 01/9/2011 3 2114/UBND- TNMT Về việc tăng cường quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông 06/10/2011 06/10/2011 50 TT Số, ký hiệu Trích yếu Ngày ban hành Ngày có hiệu lực 4 14/KH-UBND Thực hiện Kế hoạch số 17-KH/TU ngày 06/11/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 26/3/2012 26/3/2012 5 610/UBND- TNMT Về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường 05/4/2012 05/4/2012 6 1446/QĐ-CT Về việc thành lập Ban chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh 20/11/2012 20/11/2012 7 329/UBND- TNMT Về việc tăng cường công tác quản lý thăm dò, khai thác, vận chuyển, kinh doanh cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh 22/02/2013 22/02/2013 8 316/QĐ- UBND Phê duyệt Quy định tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 06/8/2014 06/8/2014 9 326/QĐ- UBND Ban hành bảng giá tối thiểu tính thuế các loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2014 13/8/2014 13/8/2014 10 2856/UBND- TNMT Về việc tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động KTKS 13/10/2014 13/10/2014 11 1077/QĐ- UBND Về việc kiện toàn Ban chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh 01/9/2015 01/9/2015 12 1078/QĐ- UBND Về việc thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 01/9/2015 01/9/2015 13 356/UBND- TNMT Về việc kiểm tra nguy cơ mất an toàn bãi thải, hồ bùn trong KTKS 24/02/2016 24/02/2016 51 TT Số, ký hiệu Trích yếu Ngày ban hành Ngày có hiệu lực 14 1198/UBND- TNMT Về việc tăng cường công tác QLNN về môi trường trên địa bàn tỉnh 20/5/2016 20/5/2016 15 1199/UBND- TNMT Về việc phối hợp, cung cấp thông tin thực hiện nhiệm vụ đề án Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng nước khoáng, nước nóng thiên nhiên Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 30/5/2016 30/5/2016 16 1727/UBND- TNMT Về việc phối hợp xử lý, chấn chỉnh hoạt động KTKS cát, sỏi lòng sông Lô trái phép trên địa bàn giáp ranh 06/7/2016 06/7/2016 17 1589/UBND- TNMT Về việc tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác cát, sỏi sông Lô 30/5/2017 30/5/2017 18 1181/QĐ- UBND Về việc thành lập Ban chỉ đạo tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh 14/10/217 14/10/2017 19 370/QĐ- UBND Thành lập Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ khoáng sản 26/10/2017 26/10/2017 20 1224/QĐ- UBND Về việc kiện toàn Tổ công tác liên ngành kiểm tra hoạt động khoáng sản khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 28/10/2017 28/10/2017 21 514/QĐ- UBND Về việc Phê duyệt Báo cáo điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” 31/12/2017 31/12/2017 22 08/QĐ-UBND Ban hành bảng giá tối thiểu tính thuế các loại tài nguyên trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2018 12/01/2018 12/01/2018 23 77/QĐ-UBND Về việc ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang 23/3/2018 23/3/2018 24 2362/UBND- TNMT V/v nâng cao hiệu quả công tác QLNN trong hoạt động khoáng sản; tham mưu chính sách khuyến khích gắn với công nghệ chế biến sâu 03/8/2018 03/8/2018 Các văn bản, chính sách, quy định của UBND tỉnh Tuyên Quang về KTKS giai đoạn 2011-2018, ngoài việc đã bám sát và cụ thể hóa việc thực hiện 52 Luật Khoáng sản 2010, các Nghị định, Thông tư, chính sách KTKS của cả nước, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân quản lý, hoạt động khoáng sản dễ áp dụng, góp phần có hiệu quả vào công tác quản lý môi trường đối với hoạt động khoáng sản và tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng cải cách hành chính ngành TNMT, còn có những quy định riêng đặc thù để thực hiện quy hoạch, kế hoạch KTKS của địa phương. 3.2.6. Việc khoanh định phê duyệt các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản và xây dựng phê duyệt quy hoạch khoáng sản 3.2.6.1. Phê duyệt các khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản Đến nay, UBND tỉnh Tuyên Quang đã phê duyệt tại Quyết định số 02/2008/QĐ-UBND ngày 17/4/2008 về việc phê duyệt khu vực cấm, tạm cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Thực hiện nguyên tắc KTKS phải gắn với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, bên cạnh các tiêu chí Luật định, tỉnh đã bổ sung quy định về đảm bảo cảnh quan môi trường là một căn cứ để khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản. Quy định trên đã được hiện thực hóa trong Quyết định phê duyệt khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh với 18 khu vực được khoanh định cấm hoạt động khoáng sản và 12 khu vực hạn chế hoạt động khoáng sản là để đảm bảo cảnh quan môi trường. Bảng 3.5. Danh sách các khu vực cấm hoạt động khoáng sản [40] Số TT Tên khu vực cấm hoạt động khoáng sản Số hiệu trên bản đồ Diện tích (km2) Toạ độ VN2000 Liên quan đến khu vực cấm X (m) Y (m) Quân sự Văn hoá - du lịch Rừng đặc dụng 1 Thạch anh tinh thể Ma Pắng, xã Thanh Tương, huyện Na Hang 22 1,5 A: 2466331 B: 2467101 C: 2466244 D: 2465412 539379 539949 541268 540669 x 2 Quắc zít Đồng Cát, xã Thanh Tương, huyện Na Hang 24 1,1 A: 2464934 B: 2465305 C: 2464230 D: 2463767 533717 534403 535006 534349 x 53 Số TT Tên khu vực cấm hoạt động khoáng sản Số hiệu trên bản đồ Diện tích (km2) Toạ độ VN2000 Liên quan đến khu vực cấm X (m) Y (m) Quân sự Văn hoá - du lịch Rừng đặc dụng 3 Quarzit Bản Màn, xã Bình Phú, huyện Chiêm Hoá 47 1,5 A: 2455425 B: 2454629 C: 2453307 D: 2454042 543129 544276 544280 543133 x 4 Vàng Pou Minh, xã Kiên Đài, huyện Chiêm Hoá 60 2 A: 2445517 B: 2446380 C: 2445124 D: 2444873 540119 540919 542699 541095 x 5 Barite Làng Đặng, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn 106 1,2 A: 2418741 B: 2418637 C: 2417030 D: 2417265 525997 527109 526450 525311 x 6 Đá vôi xi măng Làng Cháy, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn 107 1,6 A: 2418295

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_danh_gia_cong_tac_quan_ly_nha_nuoc_ve_khai_thac_kho.pdf
Tài liệu liên quan