Luận văn Đánh giá công tác quản trị nhân lực tại Chi cục thuế thành phố Thanh Hóa

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN.ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ.iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.v

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG.vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH .vii

MỤC LỤC .viii

PHẦN I: MỞ ĐẦU .1

1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .1

2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.3

3.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .3

4.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .4

5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN .6

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.7

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN

LỰC TRONG DOANH NGHIỆP .7

1.1 LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP.7

1.1.1 Khái niệm về nhân lực và quản trị nhân lực.7

1.1.2 Vai trò của quản trị nhân lực .10

1.1.3 Mục tiêu của quản trị nhân lực.11

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực của doanh nghiệp .12

1.1.5 Các chức năng chủ yếu của quản trị nhân lực.16

1.1.6 Nội dung của quản trị nhân lực .18

1.1.7 Những hạn chế trong quản trị nhân lực .29

1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG CÁC CƠ QUAN

NHÀ NƯỚC.31

1.2.1 Đặc điểm về nhân lực Việt Nam hiện nay.31

1.2.2 Những nghiên cứu về quản trị nhân lực tại các cơ quan nhà nước.33

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC

THUẾ THÀNH PHỐ THANH HÓA.37

2.1 Tổng quan về Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa.37

2.1.1 Quá trình hình thành .37

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ .38

2.1.3 Bộ máy tổ chức.40

2.1.4 Kết quả hoạt động thu ngân sách .42

2.1.5 Cơ cấu lao động.44

2.1.6 Tình hình tuyển dụng.47

2.1.7 Tình hình đào tạo.48

2.1.8 Lương thưởng và phúc lợi .49

2.2 Phân tích và đánh giá thực trạng quản trị nhân lực tại Chi cục thuế thành phố

Thanh Hóa.52

2.2.1. Thống kê mô tả đối tượng nghiên cứu.52

2.2.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo.54

2.2.4 Hồi quy đa biến .61

2.2.5 Kiểm định trung bình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên về

công tác quản trị nhân lực.65

2.2.6 Phân tích sự khác biệt trong đánh giá của các đối tượng khác nhau về công tác

quản trị nhân lực tại Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa.69

CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP.71

3.1 Định hướng xây dựng và phát triển đội ngũ công nhân viên chức tại Chi cục Thuế

Thành phố Thanh Hóa.71

3.2 Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại chi cục thuế

thành phố Thanh Hoá.72

3.2.1 Giải pháp chung .72

3.2.2 Giải pháp cụ thể.75

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.81

3.1 Kết luận.81

3.2 Kiến nghị.82

3.2.1 Kiến nghị đối với cục Thuế Thanh Hóa .82

3.2.2 Kiến nghị đối với ban lãnh đạo Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa.82

TÀI LIỆU THAM KHẢO.83

PHỤ LỤC .85

pdf123 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá công tác quản trị nhân lực tại Chi cục thuế thành phố Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
việc và cụ thể hơn chính là đồng nghiệp trong cơ quan. Do đó, mô hình nghiên cứu được đề xuất gồm các yếu tố sau: Lương thưởng, Điều kiện làm việc, Bố trí công việc và ghi nhận thành tích, Đồng nghiệp, Đào tạo và thăng tiến. Hình 1.3: Mô hình đề xuất các yếu tố tác động đến công tác quản trị nhân lực tại Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa Lương thưởng Điều kiện làm việc Bốtrí công việc và ghi nhận thành tích Đồng nghiệp Đào tạo và thăng tiến. Công tác quản trị nhân lực tại Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 37 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CHI CỤC THUẾ THÀNH PHỐ THANH HÓA 2.1 Tổng quan về Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa 2.1.1 Quá trình hình thành Ngày 21/8/1990, Cục Thuế Thanh Hoá được thành lập theo Quyết định số 314/TC/QĐ-TCCB của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở sáp nhập 03 tổ chức: Chi cục Thuế Công Thương nghiệp; Chi cục thu Quốc doanh; Chi cục Thuế Nông nghiệp. Với nhiệm vụ chủ yếu là: Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm. Thực hiện các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước. Hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Theo Quyết định 49/QĐ-BTC ngày 15/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế, cơ cấu bộ máy Cục thuế Thanh Hóa gồm có 27 Chi cục thuế các Huyện, Thị xã, Thành phố trực thuộc và 13 Phòng thuộc văn phòng Cục Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa là tổ chức trực thuộc Cục thuế Tỉnh Thanh Hóa, được thành lập theo quyết định số 315/TC/QĐ-TCCB ngày 21/08/1990 của Bộ Tài Chính, có chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn Thành phố Thanh Hóa theo quy định của pháp luật nhà nước. Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hoá thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn, trách ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 38 nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế, quy định, quy trình của ngành thuế và các quy định pháp luật khác có liên quan. 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ Chức năng: Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hoá, trực thuộc Cục thuế tỉnh Thanh Hoá (sau đây gọi chung là Cục Thuế) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hoá có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật. - Nhiệm vụ: Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hoá thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các quy định pháp luật có liên quan khác và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây: Tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, quy trình nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn tỉnh, thành phố. Phân tích, tổng hợp, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về lập dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hoá: đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế, thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước. Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế. Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và ĐA ̣I H ỌC KI NH TẾ HU Ế 39 cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế. Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao, các biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế; trực tiếp thực hiện việc quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hoá theo quy định của pháp luật và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hoá trong việc tổ chức triển khai nhiệm vụ quản lý thuế. Trực tiếp thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật về thuế đối với người nộp thuế, tổ chức và cá nhân quản lý thu thuế, tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế. Tổ chức thực hiện kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế, của công chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Cục trưởng Cục Thuế. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc chấp hành trách nhiệm công vụ của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc quyền quản lý của Cục trưởng Cục thuế theo quy định của pháp luật; xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về thuế. Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hoá. Kiến nghị với Chi cục trưởng Chi cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 40 sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy định của Chi cục Thuế về chuyên môn nghiệp vụ và quản lý nội bộ; kịp thời báo cáo với Chi cục trưởng Chi cục Thuế về những vướng mắc phát sinh, những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hoá. Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật. Được yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết cho việc quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thu thuế vào ngân sách Nhà nước. Được ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế vi phạm pháp luật thuế. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có đề nghị theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hoá. Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hoá Quản lý bộ máy, biên chế, công chức, viên chức, lao động và tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hoá theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế. Quản lý, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế và kinh phí, tài sản được giao theo quy định của pháp luật. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao 2.1.3 Bộ máy tổ chức ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 41 * Hệ thống tổ chức Chi cục thuế gồm có: - Ban lãnh đạo, Ban Kiểm soát, Ban Chi Cục trưởng. - 09 Phòng ban trực thuộc:+ Đội tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Giúp chi cục trưởng chi cục thuế thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế; hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Chi cục thuế quản lý. + Các Đội kiểm tra thuế: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kê khai thuế; giải quyết tố cáo liên quan đến người nộp thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. + Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác quản lý nợ thuế, cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. + Đội hành chính – Nhân sự – Tài vụ – Ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng thực hiện công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý nhân sự; quản lý tài chính, quản trị; quản lý ấn chỉ trong nội bộ Chi cục Thuế quản lý. + Đội quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác: Giúp Chi cục trưởng quản lý thu lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tiền cấp quyền sử dụng đất, các khoản đấu giá về đất, tài sản, tiền thuê đất, thuế tài sản (sau này), phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là các khoản thu về đất bao gồm cả thuế TNCN đối với chuyển nhượng bất động sản, nhận thừa kế, quà tặng, lệ phí trước bạ và thu khác) phát sinh trên địa bàn thành phố. + Đội kê khai – kế toán thuế và tin học : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế theo phân cấp quản lý; quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học; triển khai, cài đặt, hướng dẫn sử dụng các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế. + Đội quản lý thuế thu nhập cá nhân : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra , giám sát kê khai thuế thu nhập cá nhân , chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thuế thu nhập cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế. + Đội nghiệp vụ - dự toán : Giúp Chi cục trưởng hướng dẫn về nghiệp vụ quản lý ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 42 thuế, chính sách, pháp luật thuế cho cán bộ , công chức thuế trong Chi cục Thuế, xây dựng và tổ chức thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước được giao của Chi cục Thuế. + Đội kiểm tra nội bộ : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Thuế. + Các Đội thuế liên phường , xã : Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các tổ chức (nếu có), cá nhân nộp thuế trên địa bàn xã, phường được phân công (bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp và dịch vụ, kể cả hộ nộp thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà đất, thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế tài nguyên ...) 2.1.4 Kết quả hoạt động thu ngân sách  Năm 2011 Tổng thu ngân sách năm 2011 của Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa là hơn 798 tỷ đồng. Trong đó khoản thu ngân sách lớn nhất là tiền sử dụng đất hơn 522 tỷ đồng tiếp đến là Thuế CTN-NQD gần 134 tỷ đồng, lệ phí trước bạ 97 tỷ và thuế thu nhập cá nhân là 36 tỷ đồng. Có thể thấy thuế sử dụng đất là một nguồn thu chính trong cơ cấu thu ngân sách của thành phố Thanh Hóa bao gồm thuế sử dụng đất nông nghiệp và phi nông nghiệp.  Năm 2012 Năm 2012 tổng thu ngân sách của Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa chỉ đạt gần 710 tỷ đồng, giảm 88,9 tỷ đồng và chỉ đạt 88,8% so với năm 2011. Nguyên nhân chính khiến thu ngân sách năm 2012 giảm mạnh là do thu thuế sử dụng đất giảm 108 tỷ đồng, chỉ đạt 79,28% so với năm trước. Việc giảm thu thuế sử dụng đất đã ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu ngân sách của Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa do thuế sử dụng đất là nguồn thu lớn nhất trong các hạng mục thuế phải thu. Ngoài ra, năm 2012 thuế TNCN và lệ phí trước bạ cũng giảm nhẹ, chỉ đạt trên ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 43 90%. Riêng khoản thuế nhà đất tăng lên một cách rõ rệt 510%, từ 2,7 tỷ đồng năm 2011 đã tăng lên 13,9% năm 2012. Tuy nhiên thuế nhà đất chỉ đóng một phần nhỏ trong tổng thu ngân sách nên mặc dù tăng hơn 500% vẫn không thể bù đắp được khoản giảm thu do tiền sử dụng đất giảm. Ngoài thuế nhà đất thì tiền thu ngân sách do cho thuê đất cũng tăng lên 163,87%, tăng 701 triệu đồng so với năm 2011. Như vậy, nhìn chung nguồn thu ngân sách 2012 thấp hơn năm 2011 chỉ đạt 88,86%, nguyên nhân chính là do nguồn thu tiền sử dụng đất giảm mạnh nên mặc dù thuế nhà đất, tiền thuê đất tăng nhưng vẫn không bù đắp được khoản giảm mạnh đó.  Năm 2013 Thu ngân sách năm 2013 tăng mạnh đạt 1.129 tỷ đồng, tăng 419 tỷ so với năm 2011 và đạt 159,11%. Hầu hết các khoản thuế đều tăng, điển hình như thuế nhà đất 115%, tiền sử dụng đất 181%, thuế TNCN 114%, lệ phí trước bạ 146%, thuế CQN- NQD 122%. Tiền thu ngân sách tăng mạnh phần lớn do truy thu tiền sử dụng đất từ năm 2012, tăng hơn 338 tỷ đồng, đây là khoản thu lớn nhất lại có mức tăng mạnh nên tiền thu thuế năm 2013 tăng rất cao so với năm trước. Ngoài ra, tiền thuế nhà đất tăng hơn 2 tỷ đồng, thuế TNCN tăng 4,8 tỷ đồng, lệ phí trước bạ tăng 41,6 tỷ đồng và thuế CQN- NQD tăng 33,8 tỷ đồng. Một số loại thuế có giảm như phí và lệ phí giảm 1,69 tỷ và tiền thuê đất giảm 92 triệu đồng, tuy nhiên mức giảm nhẹ nên nhìn chung tiền thu ngân sách năm 2013 vẫn đạt đà tăng mạnh so với những năm trước. Bảng 2.1 Kết quả hoạt động thu ngân sách Đơn vị tính: Triệu đồng STT Năm2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/2011 % 2013/2012 % Thuế nhà đất 2.723 13.902 16.045 11.179 510,51 2.142 115,41 Tiền SD đất 522.829 414.500 753.461 -108.328 79,28 338.960 181,78 Thuế TNCN 36.848 34.537 39.399 -2.310 93,729 4.862 114,08 Lệ phí trước bạ 97.437 89.844 131.523 -7.592 92,207 41.679 146,39 Phí và lệ phí 4.009 7.356 5.665 3.347 183,49 -1.690 77,015 Tiền thuê đất 1.098 1.799 1.707 701 163,87 -92 94,886 ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 44 Thuế CTN-NQD 133.943 147.997 181.813 14.054 110,49 33.815 122,85 Tổng cộng 798.888 709.939 1.129.617 -88.949 88,866 419.678 159,11 (Nguồn: Phòng hành chính- Nhân sự- Tài vụ) 2.1.5 Cơ cấu lao động Tổng số lao động của Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa tăng liên tục trong 3 năm vừa qua. Cụ thể, năm 2011 có 183 nhân viên, trong đó nam chiếm 62,29% và nữ 37,7%, năm 2012 số lao động toàn chi cục tăng lên 14 người đưa tổng số nhân viên lên thành 197, tăng 7,65% so với năm 2011. Năm 2013 có thêm 24 nhân viên mới, tổng số nhân viên trong toàn chi cục tăng lên thành 221, tăng 12,18% so với năm 2012. Tỷ lệ nam nữ trong chi cục vẫn giữ ở mức nam 60% và nữ 40%, hơn 1 nửa số đó nằm trong độ tuổi từ 30-39, số lao động trẻ dưới 30 tuổi tăng lên đáng kể qua các năm chiếm trên 20%, riêng năm 2013 có tới 25,33% nằm trong độ tuổi này còn lại thuộc độ tuổi trên 40. Lao động của cục thuế trên 70% là lao động trực tiếp và tăng lên qua các năm. Năm 2011 là 130 người, năm 2012 tăng lên 140 người và năm 2013 có 160 người là nguồn lao động trực tiếp. Nguồn lao động của Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa có hơn 60% đã được đào tạo qua đại học và cao đẳng, còn lại là trình độ trung cấp và không có lao động phổ thông. Tuy nhiên, năm 2011 vẫn chưa có lao động được đào tạo ở trình độ cao, trên đại học. Đến năm 2013 đã có 5 nhân viên đào tạo hệ trên đại học, nâng số lao động mũi nhọn có trình độ cao chiếm 2,26% trong tổng số lao động. Số nhân viên có trình độ thấp giảm dần trong 3 năm là do các nhân viên này đã tham gia học tập nâng cao trình độ lên các mức cao hơn. Hơn một nửa nhân viên có thâm niên công tác từ 5-10 năm, còn lại khoảng 20% vào làm việc dưới 5 năm và số còn lại đã có thời gian làm việc và gắn bó với chi cục thuế trên 10 chiếm trên 25%. Có thể thấy tình hình nhân sự của chi Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa không có nhiều biến động. Số nhân viên tăng lên hàng năm, nguồn lao động có trình độ cao đang tăng dần lên, đảm bảo kiến thức và trình ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 45 độ để đảm nhận công việc. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 46 Bảng 2.2 Cơ cấu lao động Chi cục thuế thành phố Thanh Hóa Đơn vị: người Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh 2012/2011 So sánh 2013/2012 Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Tổng số lao động 183 100 197 100 221 100 14 7.65 24 12,18 I. Phân theo giới tính 1. Nam 114 62,29 125 63,45 146 66,06 11 6,01 21 10,65 2. Nữ 69 37,70 72 36,54 75 33,93 3 4,34 3 4,16 II. Phân theo độ tuổi 1. Dưới 30 42 22,95 45 22,84 56 25,33 3 7,14 11 24,44 2. Từ 30 – 39 93 50,81 101 51,26 104 47,05 8 8,60 3 30,00 3. Từ 40 – 49 37 20,00 40 20,30 50 22,62 3 8,10 10 25,00 4. Từ 50 trở lên 11 6,01 11 5,58 11 4,97 0 0,00 0 0.00 III. Phân theo tính chất lao động 1. Lao động gián tiếp 53 28,96 57 28,93 61 27,60 4 7,54 4 7,01 2. Lao động trực tiếp 130 71,03 140 71,06 160 72,39 10 7,69 20 10,15 IV. Phân theo trình độ đào tạo 1. Sau đại học 0 0,00 0 0,00 05 2,26 0 0 5 0 2. Đại học, cao đẳng 112 61,20 148 75,12 169 76,47 36 32,14 21 14,18 3. Trung cấp 71 38,79 49 24,87 40 18,09 -22 30,98 -9 18,36 V. Phân theo thời gian công tác 1. Từ 20 năm trở lên 15 8,19 15 7,61 15 6,78 0 0,00 0 0,00 2. Trên 10 - dưới 20 năm 34 18,57 35 17,76 37 16,74 1 2,94 2 5,71 3. Từ 5 - 10 năm 94 51,36 100 50,76 116 52,48 6 6,38 16 16,00 4. Dưới 5 năm 40 21,85 47 23,85 53 23,98 7 17,50 6 12,76 (Nguồn: Phòng hành chính- Nhân sự- Tài vụ) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 47 2.2 Thực trạng công tác quản trị nhân lực tại Chi cục Thuế thành phố Thanh Hóa 2.2.1 Tình hình tuyển dụng Việc tuyển dụng và thuê lao động được thực hiện theo quy định tuyển dụng của Luật lao động của Nhà nước. Khi có nhu cầu bổ sung nhân sự mới tiến hành tuyển dụng mới. Nhân sự tuyển dụng được ký hợp đồng thử việc 2 tháng. Việc tuyển dụng lao động rất quan trọng vì nguồn vào đảm bảo thì đầu ra là người lao động mới có chất lượng. Người lao động trong thời gian thử việc được bố trí làm quen với những công việc tại cục thuế, làm quen với môi trường làm việc mới với những cộng sự mới, tìm hiểu về hệ thống phần mềm quản lý chung và những công việc ban đầu của vị trí được giao. Sau thời gian thử việc 2 tháng, hoặc nếu nhận thấy người lao động có khả năng, sẽ tiến hành đánh giá dựa trên các chỉ tiêu: + Mức độ nắm bắt các công việc cơ bản yêu cầu. + Khả năng hòa nhập vào môi trường mới, chịu được áp lực công việc, cầu tiến và có tâm huyết với nghề. Ban Giám đốc sẽ căn cứ vào nhận xét của người phụ trách hoặc trưởng bộ phận, kết hợp với bảng tự nhận xét của người lao động để đưa ra quyết định bố trí vào vị trí phù hợp. Thông thường, việc đánh giá sẽ do Ban Giám đốc kết hợp với trưởng phòng tổ chức hành chính. * Kết quả tuyển dụng lao động 3 năm gần đây tại Chi cục thuế thành phố Thanh Hóa Số lao động được tuyển dụng tăng lên qua 3 năm qua. Cụ thể, năm 2011 tuyển dụng 6 nhân viên được phân bổ 2 người vào đội hành chính, nhân sự, 1 người vào đội kiểm tra nội bộ, 2 người vào đội kiểm tra thuế và 1 người vào đội cưỡng chế thu hồi nợ. Năm 2012 chi cục đã tuyển dụng 8 nhân viên mới được bổ sung vào các phòng ban hành chính nhân sự 3 người, kiểm tra nội bộ 2 người, kiểm tra thuế 1 người và đội cưỡng chế thu hồi nợ 2 người. Năm 2013 đã có 16 người được tuyển dụng vào bộ phân hành chính nhân sự ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 48 4 người, kiểm tra nội bộ 5 người, kiểm tra thuế 2 người và 5 người vào đội cưỡng chế thu hồi nợ. Nguồn nhân sự tuyển dụng chủ yếu là con em nhân viên trong chi cục 10 người, con em các ban ngành khác 3 người, chuyển công tác từ nơi khác 6 người và chỉ có 2 người tự tìm đến ứng tuyển. Nhìn chung, nguồn tuyển dụng của chi Chi cục thuế thành phố Thanh Hóa vẫn còn hạn chế, chủ yếu người được tuyển là từ những nguồn nội bộ như con em nhân viên hay con em các ban ngành khác. Bảng 2.3 Công tác tuyển dụng Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa 2011 -2013 Đơn vị tính: Người Bô phận tuyển dụng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013Số lượng (%) Số lượng (%) Số lượng (%) Đội hành chính nhân sự tài vụ, ấn chỉ 2 33,33 3 37,50 4 25,00 Đội kiểm tra nội bộ 1 16,66 2 25,00 5 31,25 Các đội kiểm tra thuế 2 33,33 1 12,50 2 12,50 Đội cưỡng chế nợ và cưỡng chế nợ thuế 1 16,66 2 25,00 5 31,25 TỔNG CỘNG 6 100 8 100 16 100 (Nguồn: Phòng hành chính- Nhân sự- Tài vụ) 2.2.2 Tình hình đào tạo Trong những năm gần đây, nhận thấy hình thức tự đào tạo theo chiều ngang (người cũ đào tạo người mới, người có kinh nghiệm đào tạo người ít kinh nghiệm hơn) mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc nhanh chóng giúp người lao động mới nắm bắt công việc và hoà nhập với môi trường làm việc, Ban Giám đốc đã áp dụng hình thức này cho hầu hết các vị trí và mang lại hiệu quả rõ rệt: thời gian thử việc rút ngắn, người lao động nắm bắt công việc nhanh, hoà đồng và cảm thấy thân thiện Về tình hình đào tạo, Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa đã thường xuyên tổ chức các đợt đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng) để trau dồi nâng cao nghiệp vụ và trình độ cho nhân viên. Số lượng nhân viên tham gia các khóa đào tạo tăng lên hàng năm, năm 2011 có 6 người tham gia, năm 2012 có 8 người và 2013 có 13 người tham gia đào tạo. Các loại hình đào tạo chủ yếu là nâng cao nghiệp vụ, đào tạo cho ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 49 nhân viên mới, đào tạo kỹ năng lãnh đạo cho cán bộ nguồn. Do việc cải tiến, áp dụng công nghệ vào công việc thực tế nên các khóa đào tạo về kinh doanh công nghệ cũng đồng thời tăng lên một cách rõ rệt. Năm 2011 có 8 người tham gia đào tạo thì đến năm 2013 đã có 16 người (tăng gấp đôi). Ngoài ra, các bậc học như trung cấp, cao đẳng, đại học cũng tăng lên rõ rệt, chứng tỏ ý thức trau dồi bồi dưỡng nghiệp vụ rất được công nhân viên chức quan tâm. Chương trình đào tạo trình độ cao như thạc sỹ, tiến sỹ cũng bắt đầu tăng lên, năm 2011 mới chỉ có 3 thạc sỹ và 1 tiến sỹ thì năm 2012 đã có 5 thạc sỹ và 2 tiến sỹ, năm 2013 có 6 thạc sỹ và số tiến sỹ tăng lên 3 người. Như vậy có thể thấy công tác đào tạo rất được quan tâm và chú ý trong thời gian qua tại chi Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa. Bảng 2.4 Công tác đào tạo tại Chi cục thuế thành phố Thanh Hóa 2011 -2013 Đơn vị tính: Người Nội dung đào tạo Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Đào tạo ngắn hạn (dưới 3 tháng) 6 4,61 8 5,33 13 7,30 Kinh doanh công nghệ 8 6,15 10 6,66 16 8,98 Trung cấp 12 9,23 15 10.00 18 10,11 Cao đẳng 30 23,07 35 23.33 37 20,78 Đại học 70 53,84 75 50,00 85 47,75 Thạc sĩ 3 2,30 5 3,33 6 3,37 Tiến sĩ 1 0,76 2 1,33 3 1,68 Tổng 130 100% 150 100% 178 100% (Nguồn: Phòng hành chính- Nhân sự- Tài vụ) 2.2.3 Lương thưởng và phúc lợi Tiền lương: Tiền lương của người lao động nhận được phải gắn liền với hiệu quả sản xuất kinh doanh đơn vị mình. Chỉ tiêu để phân phối là mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu kết hợp với lợi nhuận của đơn vị. Về chính sách tiền lương của Chi cục Thuế Thành phố Thanh Hóa đã được xây dựng rất cụ thể và đầy đủ.  Thời gian trả lương: Lương được trả vào ngày 5 hàng tháng. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 50  Hình thức trả lương: Bằng tiền mặt hoặc qua thẻ ATM của CBCNV.  Cơ sở tính lương: Lương được tính theo quy định của Nhà nước  Trả lương đối với trường hợp thử việc: Trong thời gian thử việc, CBCNV được nhận tiền lương thử việc theo thỏa thuận của hợp đồng thử việc.  Nâng lương: Kỳ xét nâng bậc lương cho CBCNV theo quy định của Nhà nước  Phụ cấp: Ngoài mức lương cơ bản, CBCNV còn được hưởng thêm các khoản phụ cấp, trợ cấp sau: - Phụ cấp chức vụ và trách nhiệm: áp dụng hệ số phụ cấp chức vụ và trách nhiệm theo quy định của Nhà nước; - Phụ cấp công tác phí: đối với trường hợp CBCNV được đơn vi cử đi công tác; - Phụ cấp xăng xe: đối với trường hợp CBCNV làm những công việc phải thường xuyên sử dụng xe riêng để phục vụ công việc của đơn vị và được Giám đốc phê duyệt  Tình hình lương thưởng và phúc lợi 3 năm vừa qua Về lương thưởng và phúc lợi, năm 2012 tổng số lao động tại đơn vị tăng 7,65% trong lúc đó tổng quỹ lương tăng 16,56% nâng mức lương trung bình tăng từ 5,5 thành 6 triệu đồng mỗi người/ tháng. Mức tăng tổng quỹ lương năm 2013 là 26,39% so với mức tăng năm 2012, tiền lương bình quân tăng lên thành 6,5 triệu đồng. Mức lương bình quân tăng là do các đợt điều chỉnh mức lương cơ bản của chính phủ nên tổng quỹ lương cũng tăng lên một cách đáng kể. Bảng 2.5 Tình hình lương thưởng tại Chi cục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_cong_tac_quan_tri_nhan_luc_tai_chi_cuc_thue_thanh_pho_thanh_hoa_5214_1909213.pdf
Tài liệu liên quan