Luận văn Đánh giá của các doanh nghiệp về chất lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Ô tô tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CẢM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU . iv

DANH MỤC CÁC HÌNH.v

DANH MỤC CÁC BẢNG. vi

MỤC LỤC. viii

PHẦN 1: MỞ ĐẦU.1

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ .6

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.6

1.1. CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO .6

1.2. QUAN NIỆM VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

ĐÀO TẠO.11

1.2.1. Chất lượng.11

1.2.2. Đánh giá đào tạo.11

1.2.3. Phương pháp đánh giá thông qua các mô hình .11

1.2.3.1. Mô hình đánh giá của Mỹ .12

1.2.3.2. Mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model) .13

1.2.3.3. Phương pháp đánh giá Donal L Kirkpatrick (mô hình đánh giá bốn cấp độ).13

1.2.3.4. Phương pháp ISO 9000: 2000.19

1.2.3.5. Mô hình đánh giá năng lực ASK.19

1.2.4. Xây dựng mô hình đánh giá về đào tạo .19

1.2.4.1. Cấu trúc của các yếu tố. .20

1.2.4.2. Nội dung đánh giá .22

1.3. PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁC GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU.25

1.3.1. Thiết kế công cụ điều tra khảo sát (bảng hỏi) .25

1.3.2. Thiết kế nghiên cứu.26

1.3.2.1 Nghiên cứu thử.27

1.3.2.2 Nghiên cứu chính thức và phương pháp phân tích.27

CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỀ CHẤT LƯỢNG

SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ TẠI TRƯỜNG CAO

ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP THANH HOÁ .30

2.1. KHÁI QUÁT MỘT SỐ THÔNG TIN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ Ở

TỈNH THANH HOÁ.30

2.1.1. Vị trí địa lý và dân số tỉnh Thanh Hoá.30

2.1.2. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 .30

2.2. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CĐNCN THANH HOÁ .32

2.2.1. Cơ cấu tổ chức và thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên. .32

2.2.1.1 Cơ cấu tổ chức .32

2.2.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên.34

2.2.2. Quy mô đào tạo.37

2.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học .38

2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ .38

2.4. THỰC TRẠNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG CĐNCN

THANH HÓA.41

2.4.2. Thực trạng về sự đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp

ngành Công nghệ Ôtô. .42

2.5. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU.45

2.6. ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO.46

2.6.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha .46

2.6.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA - exploratory factor analysis).54

2.6.3 Kiểm định sự phù hợp của mô hình - phân tích hồi quy .60

2.7. ĐÁNH GIÁ CHUNG.69

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP

NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP

THANH HOÁ .73

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG ĐẾN NĂM 2020.73

3.1.1. Mục tiêu phát triển giai đoạn 2011 - 2015.73

3.1.1.1. Mục tiêu chung.73

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể.74

3.1.2. Tầm nhìn đến năm 2020.75

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP

NGÀNH CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CÔNG NGHIỆP

THANH HOÁ .78

3.2.1. Nâng cao kiến thức cho sinh viên .78

3.2.2. Nâng cao kỹ năng cho sinh viên .79

3.2.3. Xây dựng chương trình đào tạo cân đối giữa lý thuyết và thực hành.80

3.2.4. Nâng cao nhận thức, thái độ nghề nghiệp cho sinh viên.81

3.2.5. Tăng cường sự liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp.82

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.84

1. KẾT LUẬN.84

2. KIẾN NGHỊ .85

TÀI LIỆU THAM KHẢO.89

PHỤ LỤC.92

pdf106 trang | Chia sẻ: phuongchi2019 | Lượt xem: 598 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá của các doanh nghiệp về chất lượng sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Ô tô tại trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng. Hoạt động đào tạo của nhà trường chịu sự quản lý chính của Hiệu trưởng và tư vấn của Hội đồng Khoa học và Đào tạo (theo sơ đồ hình 2.1). Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức trường CĐNCN Thanh Hoá - Phòng đào tạo có chức năng tham mưu cho Ban Giám Hiệu trong việc định hướng phát triển công tác đào tạo cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và liên thông liên kết đại học; tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát toàn bộ công tác giảng dạy và học tập các hệ và loại hình đào tạo của Trường. - Phòng Công tác Học sinh - Sinh viên có chức năng tham mưu và giúp Hiệu trưởng xây dựng các kế hoạch và biện pháp tổ chức thực hiện các hoạt động nhằm giáo dục toàn diện về chính trị, tư tưởng cho sinh viên. Xây dựng chủ trương và kế hoạch tổ chức quản lý học sinh, sinh viên theo sự phân công của Hiệu trưởng. Tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện công tác học sinh, sinh viên theo nhiệm vụ được giao. -Phòng Khoa học và Quan hệ Quốc tế có chức năng tham mưu, tư vấn và thực hiện quản lý khoa học công nghệ (các hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) đề tài các cấp (nghị định thư, nhà nước, trọng điểm Quốc Gia, cấp Bộ và cấp cơ sở), chuyển giao công nghệ (CGCN), vườn ươm công nghệ, doanh nghiệp công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ,...). Về Quan hệ Quốc tế (QHQT) có chức ĐẢNG UỶ HIỆU TRƯỞNG HỘI ĐỒNG KH & ĐÀO TẠO PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG ĐOÀN THỂ PHÒNG/BAN KHOA/BỘ MÔN TRUNG TÂM TV & GT VIỆC LÀM FIN AL 34 năng tham mưu và giúp cho Hiệu Trưởng trong công tác phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế trong đào tạo, trong nghiên cứu khoa học và trao đổi kinh nghiệm thuộc các lĩnh vực chuyên môn. - Trung tâm Tư vấn Lao động có chức năng tổ chức các kỳ thực tập thực tế cho sinh viên, tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. Là cầu nối giữa nhà trường với doanh nghiệp và giữa sinh viên với doanh nghiệp. - Các Khoa/Bộ môn là đơn vị quản lý hành chính cơ sở của trường, có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với các phòng, ban chức năng thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch giảng dạy, học tập và tổ chức quá trình đào tạo một hoặc một số ngành; tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong chương trình, kế hoạch giảng dạy chung của nhà trường; Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động KHCN; triển khai thực hiện các dự án hợp tác quốc tế; phối hợp với các tổ chức KHCN, các doanh nghiệp; gắn hoạt động đào tạo với NCKH-CGCN, phát triển kinh tế xã hội; Xây dựng quy hoạch, phát triển đội ngũ giảng viên. Quản lý, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên và nhân viên thuộc khoa. Quản lý người học theo quy định của trường; Quản lý chất lượng, nội dung, phương pháp đào tạo và NCKH; tổ chức biên soạn giáo trình; tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, học tập; Đề xuất xây dựng kế hoạch phát triển, quản lý, bảo trì cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ đào tạo, NCKH-CGCN. Bên cạnh đó trường còn có các phòng/ban, các đơn vị phục vụ đào tạo như: Ban thanh tra đào tạo, phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Tổ chức - Hành chính, Ban Kiểm định đào tạo, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, Thư viện, Ký túc xá, Các đơn vị này góp phần vào hoạt động tổ chức đào tạo của nhà trường, đảm bảo các điều kiện cho các hoạt động này được diễn ra một cách thuận lợi. 2.2.1.2. Thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên Tổng số cán bộ viên chức hiện có 200. Trong đó 174 giáo viên, trình độ trên đại học 64 người, đại học 132 người, trung cấp và CNKT bậc cao 04 người FIN AL 35 Đội ngũ cán bộ quản lý công tác đào tạo là tất cả những người tham gia dạy học : Từ hiệu trưởng đến phó hiệu trưởng; các trưởng phó phòng, khoa ; tổ trưởng chuyên môn ; giáo viên. Đội ngũ cán bộ quản lý chưa được đào tạo bài bản về chuyên môn quản lý TBDH, phần nhiều thông qua môi trường sư phạm mà trưởng thành. Kiến thức quản lý TBDH cần phải được bồi dưỡng để phù hợp với tình hình phát triển của nhà trường. a) Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng với việc quản lý đào tạo. Hiệu trưởng là người đứng đầu nhà trường có tư cách pháp nhân quản lý toàn bộ cơ sở vật chất - TBDH nâng cao chất lượng đào tạo, chịu trách nhiệm trước Nhà nước về mọi hoạt động của Nhà trường nói chung, phát huy hiệu quả của công tác đào tạo nói riêng. Hai phó hiệu trưởng tham gia quản lý hai mảng khác nhau như đã trình bày ở sơ đồ cấu trúc bộ máy (Sơ đồ 2.3). Trình độ chuyên môn thời gian công tác thể hiện theo bảng sau. Chức danh Chuyên môn Trình độ quản lý Hiệu trưởng Đại học xây dựng Cao học quản lý GD P hiệu trưởng Đại học chế tạo máy Cao học quản lý GD P hiệu trưởng Đại học Ngoại ngữ Cao học quản lý GD P hiệu trưởng Đại học Bách Khoa Cao học Nhiệt lạnh Nhận xét: Ban giám hiệu có trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu trường kỹ thuật nghề. - Về trình độ quản lý đã được học cao học quản lý GD và cao cấp chính trị thời gian công tác nhiều, có thâm niên và kinh nghiệm quản lý. - Việc tích cực đầu tư trong một thời gian ngắn đã khắc phục tình trạng thiếu TBDH. Hoạt động quản lý như kế hoạch khai thác, bảo dưỡng sửa chữa, tập huấn bồi dưỡng đội ngũ bước đầu đã làm được. FIN AL 36 Tuy vậy cụ thể hóa trong việc khai thác, bảo dưỡng còn hạn chế chưa có công tác nhân sự, chưa bố trí cán bộ chuyên trách công tác TBDH nên nhiều lúc còn bao biện làm thay. b) Đội ngũ cán bộ phòng, khoa, giáo viên. Đội ngũ cán bộ các khoa, phòng kế hoạch và giáo viên là người trực tiếp quản lý khai thác CSVT -TBDH để nâng cao chất lượng đào tạo. - Phòng kế hoạch: khuyết trưởng phòng, phó phòng phụ trách phòng chức năng làm kế hoạch - XDCB. Nên công tác quản lý TBDH gặp nhiều khó khăn. Mới dừng lại ở kế hoạch vật tư thực tập cho học sinh mà công tác quản lý TBDH chưa làm được, kể cả việc lập kế hoạch đầu tư, khai thác sử dụng và bảo quản trang thiết bị dạy học. - Đội ngũ cán bộ các khoa: có trình độ chuyên môn phù hợp với chuyên môn đào tạo của khoa, nên việc khai thác sử dụng TBDH đã được phát huy trong công tác giảng dạy. Bước đầu đã đề cập đến nhu cầu thiết bị phù hợp khi đề nghị đầu tư mua sắm. Tuy vậy công tác đào tạo còn hạn chế, cụ thể: + Chưa cập nhật được sự phát triển của công nghệ để đề nghị đầu tư mua sắm TBDH phù hợp với hiện tại và cả cho tương lai. + Trong khai thác sử dụng TBDH phụ thuộc vào sự tự giác của giáo viên mà chưa có biện pháp tích cực để toàn bộ giáo viên phải tham gia đưa TBDH vào đào tạo ngay từ khi duyệt giáo án nhất là những môn sử dụng TBDH dùng chung. Công tác kiểm tra xưởng thực tập và các điều kiện phục vụ cho thực tập của học sinh chưa triệt để. Thiếu sự phối kết hợp giữa các phòng chức năng và các khoa đào tạo khác trong trường - Đội ngũ giáo viên lý thuyết, thực hành là người trực tiếp sử dụng TBDH vào bài giảng của mình: + Giáo viên dạy lý thuyết, đa số là tốt nghiệp đại học đủ trình độ để khai thác TBDH ứng dụng vào bài giảng chiếm khoảng 40 đến 50%. Nhiều giáo viên còn FIN AL 37 ngại vì đầu tư một bài giảng trên thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin mất nhiều thời gian, công sức. + Giáo viên thực hành: Là những người trực tiếp hướng dẫn và theo dõi học sinh trong suốt thời gian thực hành (75% thời gian). Đại đa số đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng và công nhân bậc cao. TBDH là công cụ thường xuyên để giáo viên hướng dẫn cho học sinh trong các giai đoạn luyện tập và thực hành sản xuất. + Bước đầu đã có giáo viên xây dựng được phương pháp dạy học, lập được quy trình khai thác thiết bị và bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng đột xuất xẩy ra. - Công tác quản lý TBDH mới dừng lại ở khâu khai thác sử dụng mà thiếu chăm lo bảo quản. Vẫn còn nhiều giáo viên việc giao nhận ca còn qua loa, không chặt chẽ kiểm tra trước, trong và sau thực tập của học sinh. - Chưa quan tâm đến các điều kiện đảm bảo an toàn cho quá trình luyện tập của học sinh như quần áo bảo hộ, các thao tác kỹ thuật an toàn lao động. - Quản lý xưởng, TBDH chưa chặt chẽ. - Có giáo viên đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa được sát sao đúng mực; việc duy trì nội quy nền nếp thực tập không được thường xuyên có giáo viên còn xem nhẹ. - Nội quy an toàn lao động còn mang tính hình thức, chưa triển khai sâu rộng 2.2.2. Quy mô đào tạo Số lượng HSSV bình quân 4.500/năm; đào tạo 09 nghề trình độ cao đẳng, 11 nghề trình độ trung cấp và 20 nghề sơ cấp; ngành nghề đào tạo: Công nghệ thông tin, Kỹ thuật sửa chữa và lắp ráp máy tính, Điện công nghiệp, Điện nước, Điện tử công nghiệp, Công nghệ ôtô, Cắt gọt kim loại, Hàn, Nguội và lắp ráp cơ khí, Kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí, Kế toán doanh nghiệp, May và thiết kế thời trang. Đầu ra và việc làm cho HSSV sau tốt nghiệp được nhà trường đặc biệt quan tâm giao nhiệm vụ cho Trung tâm tư vấn lao động làm “cầu nối” giữa nhà trường và các doanh nghiệp, các Trung tâm giới thiệu việc làm trong toàn quốc để nắm bắt nhu cầu lao động ở các đơn vị. Vì vậy giải quyết việc làm cho HSSV FIN AL 38 sau tốt nghiệp đạt tới 85%, có nghề ngay sau Lễ trao bằng tốt nghiệp 100% được doanh nghiệp tuyển dụng ngay. Điều đó phần nào nói lên chất lượng, cơ cấu nghề đào tạo phù hợp. Uy tín của trường ngày càng cao. 2.2.3. Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học Trường CĐNCN Thanh Hoá được xây dựng trên diện tích 8,8 ha bao gồm 2 khu: khu vực đang sử dụng hoạt động 1,8 ha, khu vực mở rộng đang xây dựng 7 ha bằng vốn vay của ngân hàng ADB 4,2 triệu USD và vốn ngân sách của tỉnh 75 tỷ VND. Trong những năm gần đây, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có tay nghề được quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước. Nên hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, hàng năm Nhà trường liên tục tiếp nhận các máy móc thiết bị dạy nghề từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoan 2006 - 2010 với tổng mức đầu tư là 20tỷ đồng; Dự án Đầu tư thiết bị dạy nghề từ vốn ODA Hàn Quốc nhằm nâng cao năng lực đào tạo nghề với tổng mức đầu tư là 3.848.000 USD thực hiện trong giai đoạn 2009 đến 2012; Dự án đầu tư thiết bị từ Chương trình đào tạo nghề sử dụng vốn ODA của CHLB Đức với tổng mức đầu tư là 35 tỷ đồng thực hiện trong giai đoạn 2006 đến 2011. Đến hết năm học 2011/2012 qua kết quả của đoàn kiểm định - Tổng cục Dạy nghề thì Nhà trường được đánh giá là một trong những trường có đủ trang thiết bị theo khung quy định cho đào tạo cao đẳng nghề của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội đã ban hành và đạt cấp độ 3 theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội đã ban hành. 2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI KHOA CÔNG NGHỆ Ô TÔ Khoa Công nghệ ô tô tiền thân từ khoa Cơ khí - Máy kéo thuộc trường Cơ khí Nông nghiệp ra đời năm 1977 sau khi hợp nhất nghề Nổ của các trường: Công nhân Kỹ thuật, Cơ điện nông nghiệp, trường Lái máy kéo. Qua bao thời kỳ xây dựng và phát triển tập thể giáo viên khoa Công nghệ Ôtô đã đạt được những thành tích tiêu biểu như: 01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, 01 Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh và nhiều giấy khen của các cấp, sở ban ngành; về cá nhân có FIN AL 39 01 Bằng khen của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH, 01 giáo viên giỏi cấp tỉnh, 15 HSSV giỏi cấp tỉnh, 20 cấp trường, 01 giáo viên thi Hội giảng toàn quốc có bài giảng được đánh giá tốt. Trong thời kỳ đổi mới, Khoa được giao nhiệm vụ đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp theo các bậc đào tạo ở các cấp trình độ: cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe phù hợp với nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện cho người lao động có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm, tham gia lao động trong và ngoài nước hoặc tiếp tục học tập nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội, củng cố an ninh quốc phòng; Về chương trình đào tạo được xây dựng theo chương trình khung của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chương trình bảo đảm liên thông giữa các cấp trình độ; phù hợp với thực tiễn thiết bị, công nghệ tiên tiến và nhu cầu sử dụng lao động của thị trường. Về chức năng đào tạo của khoa bao gồm: a) Đào tạo theo các cấp trình độ, các ngành nghề thực tiễn xã hội có nhu cầu sử dụng, nhằm tạo nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, khu vực và hội nhập quốc tế; b) Đào tạo nhân lực phục vụ cho xuất khẩu lao động; c) Bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động theo yêu cầu của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và người lao động; d) Nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật - công nghệ nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo; tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Về đội ngũ giảng viên: Đội ngũ giảng viên, giáo viên của khoa được đào tạo cơ bản, có trình độ kiến thức chuyên môn và tay nghề vững, khát khao được cống hiến. Số lượng giảng viên hiện tại của Khoa có 14 người, trong đó: 02 người có trình độ Thạc sỹ và 12 người có trình độ FIN AL 40 Kỹ sư. Nhìn chung, đội ngũ giảng viên có tuổi đời trung bình còn trẻ, hăng say công tác, yêu nghề, luôn luôn học tập, nghiên cứu để năng cao trình độ tay nghề. Về cơ sở vật chất: Trong những năm gần đây, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có tay nghề được quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước. Nên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ ô tô, hàng năm Khoa liên tục tiếp nhận các máy móc thiết bị dạy nghề từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoan 2006 - 2010; Dự án Đầu tư thiết bị dạy nghề từ vốn ODA Hàn Quốc nhằm nâng cao năng lực đào tạo nghề. Đến hết năm học 2011/2012 qua kết quả của đoàn kiểm định - Tổng cục Dạy nghề thì khoa Công nghệ Ôtô được đánh giá là một trong những khoa có đủ trang thiết bị theo khung quy định cho đào tạo cao đẳng nghề của Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội đã ban hành. Ngoài ra, Khoa còn được hưởng thụ thiết bị tiên tiến hiện đại từ dự án vốn ODA Hàn Quốc đảm bảo cho đào tạo nâng cao trong các mô đun chuyên ngành. Về quy mô đào tạo: Giai đoạn từ 2011-2015 khoa Công nghệ Ô tô đang thực hiện 2 nhiệm vụ: ổn định duy trì hoạt động đào tạo và chuẩn bị các nguồn lực nhằm nâng cao chất lượng đạo tạo đến năm 2015 đạt cấp độ ASEAN. Vì vậy, quy mô đào tạo bình quân 500 HSSV/năm để bảo đảm chất lượng như mục tiêu đề ra. Trong đó để nâng số lượng đào tạo trình độ CĐN; trình độ TCN chú trọng tuyển sinh đối tượng học sinh tốt nghiệp THCS. Bảng 2.1. Kế hoạch tuyển sinh đào tạo từ 2011 - 2015 Năm học Quy mô tuyển sinh (HSSV) Quy mô SV bình quân CĐN TCN SCN 2011 - 2012 400 800 300 500 2012 - 2013 500 700 300 500 2013 - 2014 700 600 200 500 2014 - 2015 800 500 200 500 (Nguồn: Phòng Đào tạo) FIN AL 41 2.4. THỰC TRẠNG SINH VIÊN TỐT NGHIỆP TRƯỜNG CĐNCN THANH HÓA 2.4.1. Thực trạng chung của sinh viên tốt nghiệp Tại Hội nghị đánh giá công tác đào tạo nghề năm học 2010 - 2011, qua báo cáo cho thấy: Sau hơn 4 năm (2006 - 2011) thực hiện Luật Dạy nghề theo ba cấp trình độ là sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề, đến nay hệ thống dạy nghề trong cả nước có 118 trường cao đẳng, 294 trường trung cấp nghề và 810 trung tâm dạy nghề. Hàng năm, các trường này đào tạo 1,7 triệu người lao động, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động. Qua triển khai chương trình dạy và tổ chức thi tay nghề khóa 1 có 70 trường tổ chức thi tốt nghiệp, trong đó có 44 trường tổ chức thi thí điểm theo ngân hàng đề chung, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt 95%, tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chiếm 83,85% với mức lương khởi điểm bình quân đạt 3,3 triệu đồng / tháng. Theo kết quả tổng hợp các cuộc điều tra, khảo sát của trung tâm Tư vấn Lao động của trường CĐNCN Thanh Hóa về tình hình sinh viên tốt nghiệp qua các năm với kết quả tương đối khả quan. Cụ thể: Trong 5 năm qua, tuyển dụng và giới thiệu việc làm trong và ngoài nước cho hơn 2.800 lao động, tư vấn học nghề, việc làm cho hơn 20.000 lượt lao động. Sinh viên tốt nghiệp có việc làm đạt 87%, trong đó tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo chiếm 77%, mức lương trung bình đạt 3,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên cũng qua kết quả khảo sát thấy rằng sinh viên tốt nghiệp còn gặp nhiều khó khăn về tin học, ngoại ngữ và kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng thực hành. Sau khi các doanh nghiệp tuyển dụng lao động phần lớn không thể sử dụng ngay mà phải qua đào tạo lại. Lượng lao động qua đào tạo lại đạt yêu cầu chiếm khoảng 97%. Để giải quyết vấn đề cấp bách trên, trường CĐNCN Thanh Hóa đã có những bước đi đúng đắn, khảo sát nhu cầu lao động tại các doanh nghiệp, nhằm xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với tình hình thực tế. FIN AL 42 2.4.2. Thực trạng về sự đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Ôtô. Những năm gần đây tình trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp không tìm được việc làm hoặc làm việc không phù hợp với chuyên môn đào tạo có xu hướng tăng lên. Theo số liệu khảo sát của dự án giáo dục đại học về việc làm cho sinh viên sau tốt nghiệp thì trong khoảng 200.000 sinh viên ra trường hàng năm chỉ có 30% đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng, 45- 62% sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp, trong đó chỉ có 30% là làm đúng ngành nghề đào tạo. Trong khi sinh viên tốt nghiệp không có việc làm thì các doanh nghiệp lại thiếu lao động một cách trầm trọng cả về số lượng và chất lượng. Việt Nam đang đứng trước thực trạng là lao động phổ thông không thiếu, nhưng rất thiếu lao động có kỹ năng được đào tạo theo tiêu chuẩn công nghiệp. Theo số liệu thống kê của 38 Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và 20 ban quản lý các khu công nghiệp và khu chế xuất thì xu hướng nhập khẩu lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xu hướng tăng lên, trong đó có đến xấp xỉ 1/2 (49,9%) lao động có trình độ thấp (dưới cao đẳng), 46,5% số người có trình độ đại học trở lên. Trong cơ cấu lao động nước ngoài, lao động quản lý chiếm 31,8%, lao động làm chuyên gia kỹ thuật chiếm 41,2% và lao động khác chiếm 27%. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế như hiện nay, Việt Nam có thể mất lợi thế về lao động rẻ, dồi dào nếu nhân lực được đào tạo ra không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng. Theo khảo sát của Ngân hàng Thế giới, khoảng 50% công ty sản xuất và chế tạo động lực đánh giá lao động được đào tạo không đáp ứng yêu cầu của mình. Khoảng 60% lao động trẻ tốt nghiệp từ các trường dạy nghề và trường cao đẳng cần được đào tạo lại ngay sau khi được tuyển dụng. Một số doanh nghiệp phần mềm cần đào tạo lại ít nhất 1 năm cho khoảng 80 - 90% những sinh viên tốt nghiệp vừa được tuyển dụng. Nói chung, theo đánh giá của các nhà tuyển dụng sau khi tiếp nhận sinh viên về làm việc thì: - Phần lớn sinh viên ra trường chưa thể bắt tay ngay vào làm những công việc chuyên môn. FIN AL 43 - Sinh viên không thể tự lên kế hoạch học tập để hoàn thiện mình trong công việc. - Sinh viên thiếu hoặc chưa có những kỹ năng mềm cần thiết để phục vụ cho công việc được giao. Họ thiếu hiểu biết các chuẩn mực nghề nghiệp, các yêu cầu làm việc chuyên nghiệp và dễ nản khi gặp việc khó, nhiều khi thiếu tinh thần học hỏi. Thực trạng trên cho thấy công tác đào tạo của các trường đại học chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà sử dụng lao động; nhà trường chưa thực sự gắn với xã hội, đào tạo chưa gắn với sử dụng. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, song theo chúng tôi, đây là những nguyên nhân cơ bản: Thứ nhất, phần lớn sinh viên không có định hướng trong việc lựa chọn ngành nghề đào tạo. Trừ một số thí sinh học giỏi, khả năng thi đỗ đại học cao có quan tâm lựa chọn ngành nghề khi thi vào đại học, phần lớn thí sinh chỉ quan tâm đến tấm bằng đại học, ít chú ý đến lựa chọn ngành nghề đào tạo cho tương lai. Những trường đại học mà những thí sinh này lựa chọn thường là những trường có điểm chuẩn không cao. Cùng với việc thành lập nhiều trường đại học với năng lực đào tạo thấp, số thí sinh loại này vào đại học, cao đẳng ngày càng nhiều, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới việc sản phẩm đào tạo không đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động. Thứ hai, cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, mức độ và phạm vi can thiệp trực tiếp của nhà nước đối với các tổ chức kinh tế, xã hội ngày càng giảm đi, tính tự chủ của các nhà đào tạo cũng như các nhà sử dụng được tăng lên. Tuy nhiên, so với các tổ chức kinh doanh thì mức độ can thiệp trực tiếp của nhà nước đối với các đơn vị đào tạo còn khá cao. Điều đó cũng có nghĩa là tính tự chủ của các cơ sở đào tạo hạn chế hơn, thậm chí hạn chế hơn rất nhiều so với các cơ sở sử dụng lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp. Mặt khác, trong quan hệ giữa sinh viên với các cơ sở đào tạo và giữa sinh viên (với tư cách là nguồn cung ứng lao động) với cơ sở sử dụng lao động thì quan hệ sau phát triển theo hướng thị trường nhiều hơn, mạnh hơn quan hệ trước. Những chuyển động không đồng bộ nói trên là một trong nhiều nguyên nhân dẫn tới sự không ăn khớp giữa đào tạo và sử dụng, giữa nhà trường và doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. FIN AL 44 Thứ ba, để gắn kết đào tạo với sử dụng, nhà trường với doanh nghiệp về nguyên tắc các nhà đào tạo phải nghiên cứu thị trường để nắm bắt nhu cầu đào tạo về quy mô, cơ cấu và trình độ, đồng thời các nhà sử dụng lao động phải tư vấn hoặc trực tiếp đặt hàng với các nhà đào tạo về đào tạo nguồn nhân lực theo nhu cầu của doanh nghiệp. Thực tế hiện nay cho thấy do nhu cầu vào đại học rất lớn, nhà nước lại khống chế chỉ tiêu đào tạo và mức học phí thấp nên hầu hết các trường đại học chưa phải cạnh tranh với nhau để tuyển sinh đủ chỉ tiêu, mà nếu có thì chỉ cạnh tranh để tăng chỉ tiêu đào tạo từ phía nhà nước. Chính vì lý do đó nên các trường đại học chưa có hoặc chưa quan tâm đúng mức đến việc điều tra, nắm bắt nhu cầu của xã hội của nhà sử dụng và thực sự cũng chưa quan tâm đến việc sinh viên ra trường có việc làm hay việc làm có đúng chuyên môn hay không. Còn về phía các nhà sử dụng, đặc biệt là các doanh nghiệp, mặc dù biết rằng sinh viên các trường đại học sau khi được tuyển dụng còn phải tiếp tục đào tạo mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc, song họ cũng không mấy mặn mà gắn kết với nhà trường. Hiện nay, việc tư vấn hoặc liên kết với nhà trường đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp (điều các nước trên thế giới đã làm) cũng chỉ dừng lại ở mong muốn hoặc ở chủ trương mà thôi. Thứ tư, chương trình đào tạo của nhà trường còn thiếu sự cân đối giữa hàm lượng lý thuyết và thực hành; phương pháp đào tạo lạc hậu, chậm đổi mới; sinh viên ít được va chạm thực tế; chương trình thực tập ngắn, đề tài thực tập chưa mang tính thực tiễn, chưa đúng với sự quan tâm của doanh nghiệp và các nhà sử dụng lao động. Có thể nói rằng, cùng với quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, sự gắn kết giữa đào tạo với sử dụng, giữa nhà trường với xã hội đã có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập, sản phẩm đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế - xã hội, của các nhà tuyển dụng. Nguyên nhân có nhiều, trong đó có cả nguyên nhân từ phía nhà đào tạo, nhà sử dụng và cả nguyên nhân từ phía xã hội. Ngày nay, ở nước ta nhu cầu đáp ứng phương tiện giao thông đặc biệt về lĩnh vực công nghệ ô tô trong xã hội đang phát triển một cách nhanh chóng và đa dạng. FIN AL 45 Đi đôi với nhu cầu của xã hội ngành công nghệ ô tô cũng phát triển nhanh và đòi hỏi về mặt kỹ thuật cao nhằm đáp ứng về tối đa nhu cầu xã hội. Tại các cơ sở đào tạo cũng ngày càng nhiều đơn đặt hàng với yêu cầu thợ có tay nghề kỹ thuật cao. 2.5. ĐẶC ĐIỂM CỦA MẪU NGHIÊN CỨU Mẫu chọn gồm 114 doanh nghiệp với 5 loại hình trong tỉnh và trong khu vực. Theo kết quả điều tra tỉ lệ mẫu quan sát tương đối đồng đều cho 4 loại hình doanh nghiệp, từ đó đánh giá được mức độ phản ánh chia đều cho đại diện của doanh nghiệp, ta có kết quả như sau: Bảng 2.2. Kết cấu mẫu nghiên cứu Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỉ lệ (%) Tích luỹ tỉ lệ (%) Valid Doanh nghiệp Nhà nước 31 27.2 27.2 Doanh nghiệp tư nhân 29 25.4 52.6 Công ty cổ phần 27 23.7 76.3 Công ty liên doanh 27 23.7 100.0 Total 114 100.0 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Hình 2.2. Kết cấu các loại hình doanh nghiệp 27.2% 25.4% 23.7% 23.7% Doanh nghiệp nhà nước Doanh nghiệp tư nhân Công ty cổ phần Công ty liên doanh FIN AL 46 2.6. ĐỘ TIN CẬY CỦA THANG ĐO 2.6.1 Hệ số tin cậy Cronbach Alpha Kết quả Cronbach Alpha của các biến được trình bày trong theo từng thang đo: a. Thang đo Kiến thức. Theo tính chất câu hỏi trong bảng điều tra khảo sát, sau khi xử lý và mã hoá số liệu. Kết quả cho ta thấy thang đo Kiến thức nhận các giá trị câu hỏi từ câu 1 đến câu 8 và lần lượt được mã hoá tương ứng KT1, KT2, KT3, KT4, KT5, KT6, KT7 và KT8. Bảng 2.3. Đánh giá của các doanh nghiệp về kiến thức của sinh viên (Descriptive Statistics) Tiêu chí Tổng số Trung bình KT1 114 2.78 KT2 114 3.02 KT3 114 2.96 KT4 114 2.98 KT5 114 3.00 KT6 114 3.04 KT7 114 3.03 KT8 114 3.00 Valid N (listwise) 114 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu SPSS) Qua bảng 2.3 ta thấy các doanh nghiệp đánh giá kiến thức của sinh viên nghề công nghệ ôtô không cao, thậm chí thấp dưới mức trung bình (KT1, KT3, KT4). T

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_cua_cac_doanh_nghiep_ve_chat_luong_sinh_vien_tot_nghiep_nganh_cong_nghe_o_to_tai_truong_cao.pdf
Tài liệu liên quan