LỜI CAM ĐOAN. i
LỜI CẢM ƠN. ii
MỤC LỤC .iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . iv
DANH MỤC CÁC BẢNG . v
DANH MỤC CÁC HÌNH. vi
MỞ ĐẦU. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu . 2
3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu. 2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn. 3
5. Những đóng góp mới của luận văn. 3
6. Cơ sở tài liệu . 3
7. Cấu trúc luận văn . 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ TUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CHO MỤC ĐÍCH
PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG . 5
1.1. Cơ sở lí luận. 5
1.1.1. Khái niện về du lịch bền vững . 5
1.1.2. Điều kiện địa lí và tài nguyên du lịch . 5
1.1.3. Phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch . 9
1.1.4. Lý luận về phân vùng địa lí tự nhiên phục vụ phát triển du lịch . 18
1.2. Cơ sở thực tiễn. 20
1.2.1. Trên thế giới. 20
1.2.2. Tại Việt Nam . 26
1.2.3. Tại địa bàn nghiên cứu. 28
1.3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 30
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu. 30
125 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 389 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở mức trung bình. Dòng chảy chia thành 2 mùa rõ rệt phù
hợp với mùa khí hậu. Mùa lũ kéo dài từ 4 - 5 tháng (thường từ tháng 6 đến hết tháng
10), cực đại vào tháng 7 và tháng 8 đạt 15% - 35% lượng nước cả năm. Chế độ thủy
văn phụ thuộc vào hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Hồng và hệ thống sông
Cà Lồ. Ngoài ra còn có hệ thống các hồ, đầm và nguồn nước ngầm.
- Hệ thống sông Hồng, gồm sông Hồng và hai nhánh lớn là sông Đà ở bờ bên
phải và sông Lô ở bờ bên trái, cùng với hai nhánh của sông Lô là sông Chảy ở Tuyên
Quang và sông Phó Đáy ở Vĩnh Phúc. Hệ thống sông ngòi của Vĩnh Phúc ngoài tiềm
năng nuôi trồng thủy sản, cải thiện môi trường, vận tải đường sông còn có giá trị
trong việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời, thể thao dưới nước, xây
dựng các khu du lịch, nghỉ dưỡng ven sông.
44
Sông Hồng hợp với sông Đà, sông Lô ở đoạn Việt Trì sau đó đi vào Vĩnh Phúc
và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ. Sông Hồng đoạn chảy qua Vĩnh Phúc có chiều dài 50
km, lưu lượng trung bình 820 m3/s, hàm lượng phù sa khá lớn, bồi đắp cho đồng bằng
Vĩnh Phúc. Song thời gian nước đầu nguồn tràn về cùng với lượng mưa tập trung dễ
gây lũ lụt ở nhiều vùng tại các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc gây nhiều thiệt hại tới đời
sống, ảnh hưởng tới sản xuất cũng như hoạt động du lịch.
Sông Lô chảy qua Vĩnh Phúc dài 34 km rồi nhập vào sông Hồng. Sông Lô
có địa thế khúc khuỷu, lòng sông hẹp, nhiều thác gềnh, có lưu lượng dòng chảy bình
quân 1.213 m3/s.
Sông Phó Đáy chảy trong giang phận Vĩnh Phúc có chiều dài 41,5 km, lưu
lượng bình quân 23 m3/s, lưu lượng cao nhất là 833 m3/s; mùa khô kiệt, lưu lượng chỉ
còn 4 m3/s.
- Hệ thống sông Cà Lồ, bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo có chiều dài khoảng 22
km,và các chi lưu của nó như sông Phan, sông Cầu Bòn, sông Bá Hạ, suối Cheo
Meo đều nhập với sông Cánh và đổ vào sông Cà Lồ trên địa phận tỉnh Vĩnh Phúc.
- Hệ thống hồ, đầm trong địa bàn tỉnh chứa hàng triệu m3 nước tạo nên nguồn
dự trữ nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế và dân sinh
cũng như có giá trị cao cho hoạt động du lịch. Các hồ tự nhiên có: đầm Vạc (Vĩnh
Yên), hồ Đá Ngang, hồ Khuôn, hồ Suối Sải (Lập Thạch), đầm Dưng, vực Xanh, đầm
Ngũ Kiên (Vĩnh Tường), đầm Tam Hồng, đầm Cốc Lâm (Yên Lạc); nhân tạo có hồ
Đại Lải (Phúc Yên), hồ Xạ Hương (Bình Xuyên), hồ Vân Trục (Lập Thạch).
- Hệ thống nước ngầm có trữ lượng không lớn, có ở các tầng chứa nước
Proterozoi, Mezozoi, Kainozoi và tầng chứa nước đứt gãy:
+ Tầng chứa nước Proterozoi: được cấu tạo bởi các loại đá biến chất cao, chủ
yếu là đá phiến gơnai, quaczit, amphibolit. Nước ở tầng này trong, chất lượng tốt, lưu
lượng nhỏ.
+ Tầng chứa nước Mezozoi: được cấu tạo bởi các loại đá phun trào Triat giữa
và muộn cùng các thành tạo chứa than của hệ tầng Văn Lãng. Chất lượng nước không
đều, có nơi bị nhiễm sắt, lưu lượng nước nhỏ.
45
+ Tầng chứa nước Kainozoi: đây là tầng chứa nước quan trọng. Tuy nhiên, do
vỏ phong hóa mỏng nên lưu lượng nước không lớn, đa phần chỉ sâu 4 m - 5 m đã gặp
đá gốc.
+ Tầng chứa nước đứt gãy: được hình thành trên các đứt gãy, nước tập trung
với tiềm năng lớn, chất lượng tốt.
2.1.6. Thổ nhưỡng - Tài nguyên đất và hiện trạng sử dụng đất
Tỉnh Vĩnh Phúc có hai nhóm đất chính là đất phù sa (chiếm 45% tổng diện tích
đất toàn tỉnh) và đất đồi núi (chiếm 52,2%). Ngoài ra còn các nhóm đất khác chiếm tỷ
lệ nhỏ so với tổng diện tích đất toàn tỉnh (dưới 2,8%) như đất lầy và than bùn, đất
thung lũng.
(1) Nhóm đất phù sa. Được hình thành chủ yếu do bồi tụ phù sa sông Hồng,
sông Lô và các sông nhỏ khác. Đất phù sa được phân thành 3 loại:
+ Đất phù sa cổ có nền sết loang lổ đỏ vàng. Phân bố ở các huyện Yên Lạc,
Bình Xuyên, Vĩnh Tường, Tam Dương. Đất thường chua hoặc rất chua, thành phần
cơ giới nặng.
+ Đất phù sa không bồi trung tính ít chua. Phân bố chủ yếu ở các xã trong đê
các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc và phía Nam huyện Bình Xuyên. Đất có thành phần
cơ giới trung bình.
+ Đất phù sa mới bồi trung tính kiềm yếu. Phân bố chủ yếu ở các xã ngoài đê
của các huyện Vĩnh Tường, Yên Lạc, Lập Thạch và Sông Lô. Đất phù sa màu nâu
nhạt, trung tính ít chua, giàu dinh dưỡng.
(2) Nhóm đất đồi núi. Được hình thành từ sản phẩm phong hóa của nhiều loại
đá mẹ như: đá sét, đá macma axit, đá cát, phù sa cổ. Quá trình hình thành đất chủ đạo
ở nhóm này là quá trình feralit, ngoài ra còn có các quá trình xói mòn rửa trôi, chua
hóa, hình thành và tích lũy mùn. Đất đồi núi được phân thành các loại:
+ Đất feralit vàng xám trên đá macma axit. Phân bố tập trung ở các huyện Tam
Dương, Bình Xuyên và Lập Thạch. Đất có thành phần cơ giới đất thịt nhẹ - thịt trung
bình, hàm lượng dinh dưỡng thấp.
+ Đất feralit xói mòn mạnh thoái hóa. Phân bố dọc theo quốc lộ 2 từ Phúc Yên
đi Vĩnh Yên, chủ yếu là các dải đất dốc thoải.
46
+ Đất feralit mùn vàng nhạt trên núi. Có diện tích nhỏ trên dãy núi Tam Đảo ở
độ cao trên 500 m.
+ Đất feralit đỏ vàng trên đá biến chất. Phân bố ở Phúc Yên, Lập Thạch, Sông
Lô, Tam Dương và Bình Xuyên.
+ Đất feralit nâu vàng trên phù sa cổ. Phân bố tại các huyện Lập Thạch, Sông
Lô, Tam Dương và Vĩnh Tường.
+ Đất feralit vàng nhạt trên đá cát. Phân bố tập trung ở các huyện Lập Thạch,
Sông Lô, Bình Xuyên, Tam Dương và Vĩnh Yên.
+ Đất feralit vàng đỏ trên đá sét. Phân bố tập trung ở các huyện Lập Thạch,
Tam Dương, Bình Xuyên và Vĩnh Yên.
+ Đất feralit biến đổi do trồng lúa nước. Phân bố chủ yếu tại các huyện Lập
Thạch, Bình Xuyên, Tam Dương và rải rác tại Vĩnh Yên.
(3) Nhóm đất lầy và than bùn. Phân bố ở địa hình thấp trũng của huyện Lập
Thạch. Đất được hình thành do quá trình bồi tụ, tích lũy các chất vô cơ và hữu cơ đất
trong điều kiện ngập nước quanh năm. Trong đất quá trình glây hóa là chủ đạo do ảnh
hưởng của nước ngầm.
(4) Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ. Phân bố ở các huyện Lập Thạch,
Tam Dương và Vĩnh Yên. Đất được hình thành nhờ sản phẩm bồi tụ các vật liệu từ
các vùng đất dốc xung quanh. Quá trình hình thành đất chủ đạo là quá trình glây, quá
trình hình thành và tích lũy mùn.
Hiện nay, toàn tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên 123.515 ha. Trong đó:
- Đất nông nghiệp: 92.823 ha, chiếm 75,15%.
- Đất phi nông nghiệp: 29.733 ha, chiếm 24,07%.
- Đất chưa sử dụng: 959 ha, chiếm 0,78%.
47
Người biên tập: Phan Quốc Chinh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Viết Khanh
Hình 2.3. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Vĩnh Phúc
48
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016
Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Tổng diện tích tự nhiên 123.515 100,0
Đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
2. Đất lâm nghiệp
3. Đất nuôi trồng thủy sản
4. Đất nông nghiệp khác
92.823
55.676
32.285
4.480
382
75,15
45,08
26,13
3,63
0,31
Đất phi nông nghiệp
1. Đất ở
2. Đất chuyên dùng
3. Đất tôn giáo tín ngưỡng
4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa
5. Sông suối và mặt nước chuyên dùng
6. Đất phi nông nghiệp khác
29.733
7.747
17.248
193
668
3.857
19
24,07
6,27
13,96
0,16
0,54
3,12
0,02
Đất chưa sử dụng
1. Đất bằng chưa sử dụng
2. Đất đồi núi chưa sử dụng
3. Núi đá không có rừng cây
959
386
442
132
0,78
0,31
0,36
0,11
Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc [38]
2.1.7. Rừng - Tài nguyên động, thực vật
Sự đa dạng về các hệ sinh thái rừng, các quần xã sinh học và đa dạng về loài,
đặc biệt tại khu vực VQG Tam Đảo. Tính đến năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc có 32.285 ha
đất lâm nghiệp với tổng diện tích rừng là 28.040,5 ha, trong đó rừng tự nhiên có
9.355,2 ha và rừng trồng là 18.685,3 ha. Với các kiểu rừng sau [41]:
- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao 700 m,
chiếm phần lớn ở dãy núi Tam Đảo với quần hệ thực vật nhiều tầng, tán kín của
những loài cây lá rộng thường xanh hợp thành. Nhiều loài cây có giá trị kinh tế như:
chò chỉ, giổi, re, trường mật.
49
- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: chỉ có ở dãy Tam Đảo,
phân bố ở độ cao 800 m trở lên. Thực vật ở đây gồm các loài họ re, họ dẻ, họ chè, họ
mộc lan, họ sau sau. Từ độ cao 1.000 m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt
trần như: thông nàng, pơ mu, thông tre, kim giao.
- Rừng lùn trên đỉnh núi: là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh,
mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, được hình thành trên các đỉnh dông dốc, hay các
đỉnh núi cao đất xấu, nhiều nắng, gió, mây mù. Vì vậy thảm thực vật ở đây thường
thấp, bé và phát triển chậm. Thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗ quyên, họ
re, họ dẻ, họ hồi.
- Rừng tre nứa: mọc xen kẽ trong các kiểu rừng khác. Ở độ cao trên 800 m có
các loài như: vầu, sặt gai; ở độ cao 500 m - 800 m là giang, dưới 500 m là nứa.
- Rừng phục hồi sau nương rẫy: có ở vùng đệm của VQG Tam Đảo với các
loài thực vật như: dung, màng tang, dền, ba soi.
- Rừng trồng: ở độ cao 200 m - 600 m, phân bố ở phía Tây Bắc các huyện Lập
Thạch, Sông Lô. Các loài thực vật chủ yếu là thông đuôi ngựa, lim xanh, bạch đàn,
keo, thông.
- Các trảng cây bụi và trảng cỏ thứ sinh sau khai thác: trảng cây bụi: thường
xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô hạn, nhiều ánh sáng, điển hình là thẩu tấu, thổ
mật, thao kén, me rừng; Trảng cỏ: được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác,
đất bị thoái hóa mạnh và được phân ra thành 2 loại: trảng cỏ cao khoảng 2 m và mọc
thành từng bụi như: lách, cỏ chít, cỏ lào; Trảng cỏ thấp dưới 2 m, mọc thành thảm cỏ
dày đặc hoặc rải rác, điển hình là cỏ tranh, cỏ đắng, cỏ sâu róm.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tam Đảo là nơi có diện tích rừng lớn nhất
với hơn 12 ngàn ha (chiếm 44,86% tổng diện tích rừng của Vĩnh Phúc). Đặc biệt,
rừng tại VQG Tam Đảo là nơi có giá trị cao trong việc bảo tồn nguồn gen động, thực
vật, điều hòa nguồn nước, khí hậu và phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan,
du lịch.
50
Bảng 2.3. Diện tích rừng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2016
(Đơn vị: ha)
TT Huyện/Thị xã
Năm
2012 2013 2014 2015 2016
1 Tp. Vĩnh Yên 153,3 153,3 163,4 163,3 128,7
2 Tx. Phúc Yên 4.175,7 4.165,0 4.726,7 4.761,7 4.682,7
3 Huyện Lập Thạch 3.930,2 3.862,5 4.298,5 4.301,6 4.589,7
4 Huyện Tam Dương 1.043,2 1.043,2 1.418,9 1.418,9 969,2
5 Huyện Tam Đảo 12.358,0 12.335,6 15.142,5 15.334,3 15.079,4
6 Huyện Bình Xuyên 2.852,1 2.852,1 4.107,3 3.972,2 3.697,2
7 Huyện Sông Lô 3.654,9 3.628,8 4.107,3 3.972,2 3.697,2
Tổng số 28.167,4 28.040,5 33.743,6 33.928,7 33.278,2
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [11]
Thảm thực vật VQG Tam Đảo thể hiện rõ trong sinh cảnh rừng nhiệt đới gió
mùa với quần hệ thực vật có 1.436 loài, thuộc 741 chi trong 219 họ của 6 ngành thực
vật. Hệ thực vật Tam Đảo được chia thành các nhóm có giá trị như: nhóm cây lấy gỗ
379 loài, nhóm cây cho quả 25 loài, nhóm cây cho sợi 20 loài, nhóm cây làm thuốc
311 loài, nhóm cây cho tinh dầu 32 loài, nhóm cây làm rau ăn 30 loài, nhóm cây làm
cảnh 102 loài và nhóm cây cho tinh bột 5 loài.
Hệ động vật VQG Tam Đảo cũng rất phong phú với khoảng 1.458 loài thuộc
223 họ của 66 bộ, trong đó có 32 loài đặc hữu, gồm: những loài đặc hữu hẹp chỉ có ở
VQG Tam Đảo gồm 11 loài và 8 loài côn trùng; Những loài đặc hữu của miền Bắc
Việt Nam có ở VQG Tam Đảo: 22 loài và phân loài, trong đó: chim 9 loài, bò sát 4
loài, ếch nhái 3 loài, côn trùng 6 loài; Những loài đặc hữu của Việt Nam có ở VQG
Tam Đảo: 6 loài, trong đó chim 5 loài, ếch nhái 1 loài. Trong đó có 126 loài có giá trị
khoa học cần bảo tồn, 32 loài đặc hữu và 18 loài có tên trong sách đỏ thế giới như:
voọc đen má trắng, cheo cheo, cá cóc Tam Đảo, gà lôi trắng, gà tiền.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế
Những năm qua kinh tế Vĩnh Phúc đạt tốc độ tăng trưởng cao so với mức
chung của toàn quốc và các tỉnh thuộc vùng KTTĐBB. Điều này đã tạo nên những
51
thuận lợi lớn đối với việc phát triển du lịch đồng thời tạo khả năng nâng cao sức cạnh
tranh chung của du lịch Vĩnh Phúc trên địa bàn cả nước.
Giai đoạn 2009 - 2013 tỉnh Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trưởng GDP đạt
15,4%/năm, Trong đó: nông, lâm, ngư nghiệp 5,7%/năm, công nghiệp - xây dựng
20%/năm và dịch vụ 19,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 của tỉnh đạt
14,8%. Giai đoạn 2009 - 2013, cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh theo
hướng: giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản từ 17,71% còn 13,60%, tỷ trọng công
nghiệp và xây dựng giảm dần từ 58,34% còn 57,30%, tỷ trọng của dịch vụ tăng dần
từ 23,95% lên 29,10%.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ
trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Hình 2.4. Biểu đồ tỷ trọng GDP theo các ngành kinh tế của Vĩnh Phúc
giai đoạn 2009 - 2013
Nguồn: Tổng hợp tài liệu [10]
Ngành công nghiệp - xây dựng phát triển mạnh, đặc biệt là công nghiệp đóng
vai trò nền tảng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh, tạo vị thế mới cho công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đối với các tỉnh vùng
đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Giá trị ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh dần trong những năm gần đây
nhưng đóng góp của khu vực dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh vẫn còn hạn chế.
52
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Vĩnh Phúc sẽ trở thành
một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước. Tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 đạt 14% - 15%/năm. Đến
năm 2020 dự báo tỷ trọng dịch vụ khoảng 38% (trong đó du lịch 4%); nông - lâm -
ngư nghiệp 3% - 4%; công nghiệp và xây dựng 58% - 60% [52].
2.2.2. Dân cư, lao động
Dân số tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016 là 1.066.021 người. Mật độ 863 người/km2.
Quy mô dân số của tỉnh ở mức trung bình, dân số tương đối trẻ, lực lượng lao động
trong độ tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 70% dân số.
Bảng 2.4. Dân số và lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2016
(Đơn vị: người)
TT Chỉ tiêu
Năm
2012 2013 2014 2015 2016
1 Dân số trung bình 1.020.597 1.029.412 1.041.936 1.054.492 1.066.021
Phân theo giới tính:
Nam
Nữ
504.048
516.549
508.405
521.964
512.384
529.552
518.559
535.933
524.229
541.792
Phân theo thành thị,
nông thôn:
Thành thị
Nông thôn
238.300
782.297
240.841
788.571
242.921
799.015
245.848
808.644
248.536
817.485
Năm 2010 2011 2014 2015 2016
2 Dân số trong độ
tuổi lao động
606.848 608.372 621.189 631.383 629.770
Phân theo giới tính:
Nam
Nữ
298.721
308.119
299.475
308.897
300.863
320.326
300.686
330.697
310.248
319.522
Phân theo thành thị,
nông thôn:
Thành thị
Nông thôn
121.834
485.006
122.142
486.230
126.154
495.035
129.660
501.723
129.092
500.678
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [10]
Những năm qua, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh khá ổn định, năm 2016 tỷ
lệ này là 11,4‰. Giai đoạn 2009 - 2016 tỉnh Vĩnh Phúc có tỷ trọng dân số đô thị tăng
53
nhanh, từ 16,7% lên 23,3%, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên trong nền kinh tế đã qua
đào tạo tăng từ 14,5% (năm 2010) lên 24,1% (năm 2016).
Dự báo dân số tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có nhiều biến động trong giai đoạn tới, đến
năm 2020 số dân của tỉnh sẽ lên khoảng 1.230.000 người (tăng 15,4% so với năm
2016). Nguyên nhân dân số tăng nhanh do thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phát triển
công nghiệp, vì vậy sẽ có một lực lượng lao động di cư cơ học từ các tỉnh ngoài đến
Vĩnh Phúc [52].
2.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng
(1) Hệ thống giao thông
Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông phát triển với 3 loại hình giao thông chính
là đường bộ, đường sắt và đường sông. Hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, mật
độ đường giao thông cao, đảm bảo giao lưu kinh tế, phát triển du lịch giữa các địa
phương trong và ngoài tỉnh.
+ Giao thông đường bộ
Tổng chiều dài đường bộ qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc là 4.058,4 km, với các
tuyến QL 2, 2B, 2C và 23 đi qua. Trong đó tuyến QL 2 là tuyến QL đối ngoại với các
tỉnh vùng Đông Bắc Bắc Bộ xuyên suốt từ Hà Giang, Tuyên Quang chạy dọc theo
chiều dài của tỉnh Vĩnh Phúc về Hà Nội. Phía Nam QL 2 được nối thông với QL 18
nối từ sân bay quốc tế Nội Bài đi cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) rất quan trọng
cho việc chuyên chở hàng hóa và vận tải hành khách của Vĩnh Phúc. Phía Bắc QL 2
qua cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) sang đất Trung Quốc rất thuận lợi cho việc
thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa và phát triển du lịch quốc tế. Đối với các
tỉnh vùng Tây Bắc Bắc Bộ, qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có tuyến đường cao tốc Nội
Bài - Lào Cai với chiều dài 245 km đi qua 5 tỉnh, thành (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú
Thọ, Yên Bái, Lào Cai) và với Trung Quốc. Trục giao thông mở ra cơ hội phát triển
kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch Vĩnh Phúc.
Mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Phúc sẽ xây dựng hoàn chỉnh đường vành đai 5;
Xây dựng đường hầm từ QL 2B qua Tam Đảo sang tỉnh Thái Nguyên (dài khoảng 3
km và đường nối dài 5 km). Hệ thống đường tỉnh tiếp tục nâng cấp và xây dựng mới
54
một số tuyến đường, trong đó mở các tuyến đường để phục vụ phát triển du lịch của
Vĩnh Phúc và các vùng lân cận; Xây dựng mới một số cầu như: cầu qua sông Hồng
nối với QL 32, cầu Đức Bác qua sông Lô sang tỉnh Phú Thọ [53].
+ Giao thông đường sắt
Hiện tại, Vĩnh Phúc có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, đây là một
thuận lợi lớn cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa đường dài. Đoạn chạy qua
địa phận Vĩnh Phúc có chiều dài 35 km với 5 nhà ga bao gồm: ga Phúc Yên (Phúc
Yên), ga Hương Canh (Bình Xuyên), ga Vĩnh Yên (Vĩnh Yên), ga Hướng Lại và ga
Bạch Hạc (Vĩnh Tường). Đây là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc
tới các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và với Vân Nam (Trung Quốc). Tuy nhiên
hiệu quả tuyến đường này chưa cao do năng lực vận tải đường sắt còn yếu, chưa tạo
điều kiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trên phạm vi toàn
tuyến, trong đó có Vĩnh Phúc.
Trong tương lai, hệ thống đường sắt sẽ được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường sắt
quốc gia cấp I, tốc độ 120 km/giờ; Xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai
- Hà Nội, khổ đường 1.435 mm, tốc độ thiết kế 200 km/giờ, đường đôi, sử dụng sức
kéo điện sẽ đưa vào khai thác từ năm 2015 - 2020 [53].
+ Giao thông đường thủy
Hai tuyến sông chính cấp II do trung ương quản lý là sông Hồng (30 km) và
sông Lô (34 km). Hai sông này chỉ thông được các phương tiện có trọng tải không
quá 300 tấn. Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ (27 km) và sông Phó Đáy (32
km) chỉ thông thuyền trong mùa mưa, phục vụ các phương tiện vận tải có sức chở
không quá 50 tấn. Vĩnh Phúc hiện có 2 cảng là Vĩnh Thịnh trên sông Hồng và cảng
Như Thụy trên sông Lô.
(2) Hệ thống cấp điện
Vĩnh Phúc có hệ thống truyền tải và phân phối điện được quy hoạch, đầu tư
đồng bộ, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu cho tiêu dùng, phục vụ du lịch, dịch vụ và
phát triển các KCN của tỉnh.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh lưới điện truyền tải có các tuyến 220 KV và 110 KV
vận hành tốt. Có 3 trạm biến áp 110 KV với tổng dung lượng 231 MVA, lưới trung
55
áp có 1.150 km đường dây và 870 trạm biến áp với tổng dung lượng là 330 MVA. Hệ
thống các trạm biến áp phân phối đều trên các huyện, đến nay 100% số xã, phường
có lưới điện quốc gia và 100% hộ dân có điện sử dụng.
Theo Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Vĩnh Phúc, đến năm 2020 sẽ nâng cấp
các trạm biến áp 110 KV bao gồm: trạm Phúc Yên, trạm Thiện Kế, trạm Compal I,
trạm Compal II, trạm Yên Lạc, trạm Tam Dương và trạm Vĩnh Tường; Nâng cấp các
trạm 220 KV bao gồm: trạm Vĩnh Yên, trạm Bá Thiện; Xây mới một số trạm như:
trạm Vĩnh Yên II, trạm KCN Yên Bình, trạm Compal III, trạm Sơn Lôi, trạm Tam
Đảo, trạm KCN Vĩnh Tường [55].
(3) Hệ thống thông tin và truyền thông
Mạng phục vụ bưu chính được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh đáp ứng
các dịch vụ bưu chính cơ bản. Toàn tỉnh có 176 điểm phục vụ phân bố tại tất cả các
xã với 27 bưu cục, 123 điểm bưu điện văn hóa xã và có 211 thùng thư được đặt ở tất
cả các xã, phường, thị trấn. Bán kính phục vụ bình quân là 1,5 km - 1,7 km/điểm và
5.764 người/1 bưu cục.
Mạng viễn thông phát triển mạnh với các công nghệ hiện đại tương đương với
mức trung bình của khu vực. Tất cả các xã đều có truyền dẫn quang. Có 3 tuyến cáp
quang liên tỉnh của VNPT, Viettel và EVN Telecom hướng Hà Nội - Vĩnh Phúc -
Việt Trì. Tất cả các huyện trong tỉnh đều có trạm phát sóng. Nhìn chung, hệ thống
thông tin liên lạc đáp ứng đủ nhu cầu trên địa bàn.
Mục tiêu phát triển hệ thống thông tin và truyền thông của tỉnh theo quy hoạch
đến năm 2020 phấn đấu đạt được các chỉ tiêu về phổ cập dịch vụ viễn thông cố định
tới tất cả các hộ gia đình; Dịch vụ viễn thông di động đạt 80% mật độ thuê bao; 80%
dân số sử dụng Internet; Cung cấp truyền hình cáp và truyền hình theo yêu cầu trên
phạm vi toàn tỉnh [54].
(4) Hệ thống cấp, thoát nước
+ Cấp nước: Vĩnh Phúc có 2 nhà máy lớn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt là
Vĩnh Yên, công suất 16.000 m3/ngày - đêm và Phúc Yên, công suất 12.000 m3/ngày -
đêm. Ngoài ra có còn các trạm cấp nước sạch quy mô nhỏ như: Tam Đảo, Yên Lạc,
Lập Thạch, Vĩnh Tường,. Hệ thống cung cấp nước sạch của tỉnh đến nay vẫn chưa
56
đáp ứng đầy đủ nhu cầu sinh hoạt sản xuất, kinh doanh du lịch, dịch vụ của nhân dân.
Nước sạch mới đáp ứng được nhu cầu của 57%.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, nhằm đảm bảo nhu
cầu sử dụng nước cho thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các KCN và các trung
tâm huyện, thị, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đầu tư nâng cấp nhà máy nước Vĩnh Yên lên
32.000 m3/ngày - đêm và nhà máy nước Phúc Yên lên 20.000 m3/ngày - đêm. Xây
dựng nhà máy nước Liễn Sơn công suất khoảng 20.000m3/ngày - đêm và nâng dần
công suất nhà máy đến năm 2020 đạt 80.000m3/ngày - đêm. Nâng công suất cấp nước
trên toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 740.000 m3/ngày - đêm [56].
+ Thoát nước: hệ thống thoát nước trên địa bàn tỉnh đến nay chưa được đầu tư
đồng bộ và hoàn chỉnh, một số khu vực đô thị mới được đầu tư xây dựng cống, rãnh
thu gom nước thải. Các công trình đầu tư còn nhỏ lẻ, mang tính chắp vá, chưa có hệ
thống thu gom xử lý nước thải tập trung. Xử lý nước thải trong các KCN vẫn chưa
được đầu tư đúng mức. Hiện nay khoảng 11,11% KCN có hệ thống nước thải tập
trung đạt tiêu chuẩn môi trường.
Dự kiến đến năm 2020, tỉnh Vĩnh Phúc sẽ đảm bảo xử lý 100% lượng nước
thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi thải ra sông, suối. Tại các khu đô thị và KCN
sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải riêng biệt. Hoàn thành dự án thoát
nước Vĩnh Yên và Phúc Yên. Đồng thời quy hoạch bảo vệ các nguồn nước và xây
dựng phương án tổng thể thoát nước trên địa bàn [56].
2.3.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
(1) Cơ sở lưu trú
Năm 2015, toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 294 cơ sở lưu trú với 4.542 phòng có thể
phục vụ kinh doanh du lịch. Trong đó có 49 khách sạn được xếp hạng, bao gồm: 01
khách sạn 4 sao, 02 khách sạn 3 sao, 26 khách sạn 2 sao và 20 khách sạn 1 sao. Các
cơ sở lưu trú phần lớn có quy mô nhỏ và trung bình, các khách sạn lớn chiếm tỷ lệ
nhỏ (các cơ sở dưới 20 phòng chiếm 67,94%, từ 20 - 99 phòng chiếm 29,50%, từ 100
- 299 phòng chiếm 2,56%). Giai đoạn 2009 - 2013, tốc độ tăng trưởng về cơ sở lưu
trú trung bình là 14,45%, tăng trưởng về số phòng là 15,47%.
57
Bảng 2.5. Cơ sở lưu trú của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013
Hạng mục
Năm
2009 2010 2011 2012 2013
Tổng số cơ sở lưu trú 142 156 179 214 234
Tổng số buồng 2.700 3.000 3.434 3.528 3.900
Công suất sử dụng phòng (%) 65 - 70 50 - 55 50 - 55 60 - 65 65 - 70
Nguồn: Tổng hợp tài liệu [10, 40, 52]
Các cơ sở lưu trú phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh, hầu hết tập trung
tại những nơi du lịch phát triển như thành phố Vĩnh Yên (39,06%), huyện Tam Đảo
(33,59%), huyện Phúc Yên (17,97%), huyện Tam Dương (8,47%), các huyện Yên
Lạc, Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô cơ sở lưu trú phục vụ du lịch chưa phát triển.
Theo quy hoạch du lịch của tỉnh, dự kiến những năm tới, với công suất sử
dụng phòng theo mức trung bình như hiện nay (65% - 70%), thời gian lưu trú là 3
ngày đối với khách quốc tế và 2,5 ngày đối với khách nội địa thì đến năm 2020 tỉnh
Vĩnh Phúc sẽ cần 5.000 phòng; năm 2030 sẽ cần 7.800 phòng để đáp ứng nhu cầu lưu
trú cho du khách [52].
(2) Cơ sở ăn uống
Hiện tại Vĩnh Phúc có khoảng 40 nhà hàng trực thuộc các cơ sở lưu trú với
khoảng hơn 3.000 chỗ, phục vụ các món ăn khác nhau đáp ứng nhu cầu của du khách.
Các cơ sở ăn uống bên ngoài khách sạn, tại các điểm tham quan có quy mô nhỏ hơn.
Tại thành phố Vĩnh Yên và huyện Tam Đảo, các nhà hàng, quán ăn phát triển mạnh
do các khu vực này là nơi thu hút lượng lớn du khách tới thăm quan.
(3)Các cơ sở thể thao, vui chơi giải trí và các cơ sở phục vụ du lịch khác
Việc phát triển các cơ sở thể thao, vui chơi giải trí tại các khách
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_dieu_kien_tu_nhien_cho_muc_dich_phat_trien.pdf