Luận văn Đánh giá hiện trạng du lịch Hậu Giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - Văn hóa về nguồn

MỤCLỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU . . . . . . . . . . . . . 1

1.1. Đặtvấn đề nghiêncứu . . . . . . . . . . . . . 1

1.1.1.Sựcần thiết nghiêncứu . . . . . . . . . . . . . . . . . 1

1.1.2.Căncứ khoahọc và thực tiễn . . . . . . . . . . . . . . . 2

1.2. Mục tiêu nghiêncứu . . . . . . . . . . . . . . 4

1.2.1.Mục tiêu chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1.2.2.Mục tiêucụ thể . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1.3. Các giả thuyếtcần kiểm định và câuhỏi nghiêncứu. . . . . . 4

1.3.1. Các giả thuyếtcần kiểm định . . . . . . . . . . . . . . . 4

1.3.2. Câuhỏi nghiêncứu . . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1.4. Phạm vi nghiêncứu . . . . . . . . . . . . . . 4

1.4.1.Giớihạnvề không gian . . . . . . . . . . . . . . . . . 4

1.4.2.Giớihạnvề thời gian . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

1.4.3. ốitượng nghiêncứu . . . . . . . . . . . . . . . . . 5

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6

2.1. Phương pháp lu ận . . . . . . . . . . . . . . 6

2.1.1 Các khái niệmcơbảnvề dulịch . . . . . . . . . . . . . . 6

2.1.2 ặc điểmcủa lo ại hình dulịchvề nguồn. . . . . . . . . 10

2.1.3 ặc điểmcủa khách dulịch sinh thái –văn hóa . . . . . . . 10

2.2 Phương pháp nghiêncứu . . . . . . . . . . . . . 11

2.2.1 Phương pháp thu thậpsố liệu . . . . . . . . . . . . . . 11

2.2.2 Phương phápxử lýsố liệu . . . . . . . . . . . . . . . 12

2.3Sơlược các phương pháp nghiêncứu . . . . . . . . . . 12

2.3.1 Phương pháp phân tíchtầnsố . . . . . . . . . . . . . . 12

2.3.2 Phương pháp phân tích nhântố (Factor Analy sis) . . . . . . 13

2.3.3 Phương pháp phân tích ma trận SWOT . . . . . . . . . . 15

CHƯƠNG 3:TỔNG QUAN VÙNGNGHIÊN CỨUTỈNHHẬU GIANG . 18

3.1 Khái quátvềtỉnhHậu Giang . . . . . . . . . . . . 18

3.1.1 Điều kiệntự nhiên . . . . . . . . . . . . . . . . . .18

3.1.2 Điều kiện kinhtế - xãhội. . . . . . . . . . . . . . .20

3.1.3Hệ thốngcơsởhạtầngkỹ thuật . . . . . . . . . . . . .22

3.2 Đánh giá thực trạng hoạt độngcủa dulịchHậu Giang . . . . . . 23

3.2.2 Tình hình hoạt động dulịchtạiHậu Giang . . . . . . . . .23

3.3.3 Đầutư phát triển dulịch . . . . . . . . . . . . . . . .26

3.2.3 Đánh giácủa du kháchvề dulịchHậuGiang . . . . . . . . 29

3.3.4 Đánh giá chung . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29

CHƯƠNG 4: XÂY DỰNG MÔ HÌNH DULỊCH SINH THÁIVĂN HÓA

VỀNGUỒN . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

4.1Cơsở xây dựngmô hình dulịch sinh tháivăn hóavề nguồn . . . . 31

4.1.1 Điều kiệnvề tài nguy ên dulịchtự nhiên và nhânvăn . . . . .31

4.1.2 Nguồn nhânlực hoạt động trong ngành dulịch . . . . . . .31

4.1.3Cơsởhạtầng . . . . . . . . . . . . . . . . . . .31

4.1.4 Thị hiếucủa du khách . . . . . . . . . . . . . . . .32

4.2Xây dựng mô hình dulịch sinh tháivăn hóavề nguồn. . . . . . 41

4.2.1 Đốitượng khách . . . . . . . . . . . . . . . . . .41

4.2.2 Mùa dulịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .41

4.2.3 Những điểmhấpdẫn du khách . . . . . . . . . . . . .41

4.2.4 Các điểm tham quan dulịch sinh thái vàvăn hóa . . . . . . . 44

4.2.5Cơsởvật chấtkỹ thuật phát triển dulịch . . . . . . . . . .48

4.2.6Dịchvụ vui chơi giải trí và bán quàlưu niệm . . . . . . . .50

4.2.7 Mô hình dulịch sinh tháivăn hóavề nguồn. . . . . . . .51

CHƯƠNG 5:MỘTSỐ GIẢI PHÁP. . . . . . . . . . . 53

5.1. Cơsở đưa ra giải pháp . . . . . . . . . . . . . 53

5.1.1. Địnhhướng phát triển ngành dulịchcủatỉnh . . . . . . . .53

5.1.2.Dự báolượng khách dulịch đếnHậuGiang giai đoạn 2010 – 2020

. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .53

5.1.3. Phân tích SWOT đốivới việc xây dựngmô hình dulịch sinh thái –

văn hóavề nguồntạiHậuGiang . . . . . . . . . . . . . . . . .56

5.2. Mộtsố giải pháp để xây dựng mô hình dulịch sinh tháivăn hóavề nguồn

tạiHậuGiang . . . . . . . . . . . . . . . . 57

5.2.1 Đầutư xây dựng các điểm dulịch . . . . . . . . . . . .58

5.2.2 Đầutư xây dựngcơsởhạtầng, cơsởvật chấtkỹ thuật phụcvụ du

lịch . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59

5.2.2.1 Đầutư xây dựngcơsởhạtầng . . . . . . . . . . . . . 59

5.2.3 Phát triển nguồn nhânlực . . . . . . . . . . . . . . .60

5.2.4 Thực hiện chiếnlược liênkếthợp tácvới cáctỉnh trong vùng để khai

thác tiềmnăng dulịch. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .60

5.2.5 Đẩymạnh công tác quảng cáo và xúc tiến dulịch . . . . . .61

5.2.6Bảovệ và tôntạo tài nguy ên, môi trường dulịch . . . . . . .61

5.2.7 ảmbảo anh ninh quốc phòng và trậttự an toàn xãhội . . . .61

CHƯƠNG 6:KẾT LUẬN VÀ KIẾNNGHỊ . . . . . . . . . 63

6.1. Kết luận . . . . . . . . . . . . . . . . . 63

6.2Kiến nghị. . . . . . . . . . . . . . . . 64

6.2.1 ĐốivớiSở Thươngmại vàDulịchHậu Giang . . . . . . . .64

6.2.2 Đốivới Ủy ban nhân dântỉnhHậuGiang . . . . . . . . .64

6.2.3 Đốivới các khu, điểm kinh doanh dulịch trên địa bàntỉnhHậu

Giang . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .65

6.2.4 Đốivới người dânbản địa . . . . . . . . . . . . . . .65

TÀI LIỆU THAMKHẢO . . . . . . . . . . . . . 67

PHỤLỤC . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68

pdf95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2082 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng du lịch Hậu Giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - Văn hóa về nguồn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dù đã cơ bản hoàn thành nhưng chỉ là những tuyến đường chính vì vậy mà chưa thật sự thuận lợi để đến các điểm du lịch của tỉnh. Đây là vấn đề mà ngành du lịch Hậu Giang đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra hướng đi mới cho du lịch. Mặt khác trong thời gian tới Hậu Giang cần đẩy mạnh công tác thu hút vốn đầu tư vào các điểm du lịch đồng thời cần có biện pháp liên kết các điểm du lịch lại với nhau tạo ra một tour du lịch thật sự hấp dẫn đối với du khách. 3.3.4 Đánh giá chung Nhìn chung cho đến nay ngành du lịch Hậu Giang đã cơ bản hoàn thiện và bước đầu đã có được những tín hiệu đáng mừng đó là lượng khách năm 2007 đã tăng lên, hệ thống cơ sở hạ tầng của tỉnh cơ bản đã hoàn thành, đặc biệt là tuyến giao thông đường bộ đã tạo điều kiện cho việc đi lại được thuận tiện và nhanh chóng. Mặt khác, hệ thống sông ngòi nhiều, các con sông đan xen và có sự liên kết nhau tạo thành mạng lưới đường thuỷ vừa thuận tiện vừa đẹp mắt, điều đó thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông bằng đường thủy nên Hậu Giang chú trọng khai thác nét đặc thù này để kết hợp phát triển du lịch sông nước. Tuy nhiên du lịch Hậu Giang chỉ đạt ở mức trung bình và không tạo được sự hấp dẫn đối với du khách. Nguyên nhân là là do các điểm du lịch ở Hậu Giang vẫn còn khá mới mẻ và chưa được đầu tư để phục vụ du khách, không có những sản phẩm du lịch đặc trưng để thu hút du khách khi đến du lịch tại Hậu Giang. Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn GVHD: Võ Hồng Phượng 30 SVTH: Phạm Ngọc Thơm Công tác quảng bá xúc tiến du lịch chưa rộng khắp, sự liên kết giữa các ban ngành để thúc đẩy sự phát triển của du lịch còn chưa được thực hiện triệt để. Sự liên kết giữa các tuyến điểm du lịch chưa rõ ràng, thuận tiện và chưa tạo nên sự độc đáo cho du lịch Hậu Giang. Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn GVHD: Võ Hồng Phượng 31 SVTH: Phạm Ngọc Thơm CHƯƠNG 4 XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA VỀ NGUỒN 4.1 CƠ SỞ XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA VỀ NGUỒN 4.1.1 Điều kiện về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Hiện nay tỉnh Hậu Giang có rất nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên mang đậm tính chất đặc trưng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long như: chợ nổi Ngã Bảy, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, khu du vui chơi sinh thái Tây Đô, làng du lịch sinh thái Tầm Vu, làng khóm Cầu Đúc..... Bên cạnh đó Hậu Giang còn có các di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia: Khu di tích Tỉnh ủy Hậu Giang (xã Phú Hữu), di tích Nam Kỳ khởi nghĩa (xã Phú Hữu A, huyện Châu Thành), trụ sở Liên hiệp đình chiến Nam Bộ, khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ (xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp), di tích chiến thắng Tầm Vu (xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A), đền thờ Bác Hồ (xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ), di tích chiến thắng 75 Tiểu đoàn ngụy (xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ). Ngoài ra còn có “Khu trù mật Vị Thanh - Hỏa Lựu, di tích tội ác Mỹ - Diệm tàn sát đồng bào” và di tích lịch sử Địa điểm chiến thắng Vàm Cái Sình ở phường 7 (thị xã Vị Thanh). Đây là thuận lợi lớn cho sự phát triển của du lịch Hậu Giang – tiềm năng cho loại hình du lịch về nguồn. 4.1.2 Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch Tính đến cuối năm 2007 toàn tỉnh Hậu Giang có khoảng 500 lao động chính thức tham gia vào hoạt động du lịch, trong đó lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm khoảng 30% chủ yếu tập trung tại các bộ phận quản lý, số lao động còn lại đã được đào tạo nghiệp vụ thông qua các lớp đào tạo nghiệp vụ ngắn hạn. (Nguồn Sở Thương Mại – Du Lịch Hậu Giang). Ngoài số lao động trực tiếp trong các cơ sở kinh doanh du lịch còn có một số lao động gián tiếp. 4.1.3 Cơ sở hạ tầng Cho đến nay hầu hết các tuyến giao thông bằng đường thủy và đường bộ nối liền Hậu Giang với các tỉnh lân cận về cơ bản đã được nâng cấp và mở rộng, Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn GVHD: Võ Hồng Phượng 32 SVTH: Phạm Ngọc Thơm hệ thống các tuyến đường nối liền từ xã đến huyện và tỉnh đã được rải nhựa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân, góp phần thúc đẩu phát triển kinh tế trong đó có ngành du lịch. Đối với ngành du lịch đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch vì khi giao thông thuận lợi sẽ không làm mất nhiều thời gian của du khách để đi từ điểm du lịch này đến điểm du lịch khác, khi đó du khách sẽ có nhiều thời gian hơn để tham quan các điểm du lịch. 4.1.4 Thị hiếu của du khách 4.1.4.1 Đặc điểm của khách du lịch Bảng 4: ĐẶC ĐIỂM CỦA DU KHÁCH Số mẫu Tỷ lệ (%) GIỚI TÍNH Nam 37 62 Nữ 23 38 ĐỘ TUỔI 18-24 16 28,4 25-40 32 51,6 41-60 11 18,3 Trên 60 1 1,7 NGHỀ NGHIỆP Viên chức nhà nước 11 18,3 Nhân viên 26 43,3 Kinh doanh 5 8,3 Lao động phổ thông 9 15 Sinh viên, nội trợ, không đi làm 9 15 THU NHẬP Dưới 1.500.000 13 21,7 1.500.000 – 3.000.000 28 46,6 3.000.000 – 4.500.000 15 25 4.500.000 – 6.500.000 3 5 Từ 6.500.000 trở lên 1 1,7 Nguồn: Phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn a) Đặc điểm về giới tính của du khách Theo kết quả điều tra trong tổng số 60 mẫu phỏng vấn khách du lịch, tỷ lệ khách du lịch là nam giới chiếm tới 62%, trong khi đó nữ giới chỉ chiếm 38%. Điều này cho thấy trong thời gian gần đây nam giới có xu hướng đi du lịch nhiều hơn nữ giới vì ngoài thời gian làm việc họ có nhiều thời gian rảnh hơn phụ nữ. Trong khi đó phụ nữ ngày nay ngoài công việc ở cơ quan họ còn phải làm trách nhiệm của một người phụ nữ trong gia đình như làm công việc nội trợ và chăm sóc con cái. Trong thời đại ngày nay người phụ nữ đã tiến bộ hơn rất nhiều, họ đã Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn GVHD: Võ Hồng Phượng 33 SVTH: Phạm Ngọc Thơm tạo cho mình một chỗ đứng trong xã hội và được mọi người trong xã hội xem trọng thông qua những thành công trong công việc không kém gì nam giới. Bên cạnh những thành công đó thì họ cũng cần có thời gian thư giãn giải trí sau những ngày làm việc căng thẳng để hồi phục sức khỏe. Đây có thể được xem là nguồn khách tiềm năng cần được khai thác. b) Độ tuổi của du khách Về độ tuổi, đa số khách đi du lịch nằm trong độ tuổi từ 25 đến 40 chiếm một lượng rất lớn (32 người, chiếm 51,6%). Đây là những người đã có việc làm và họ dành nhiều thời gian cho việc đi du lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần hoặc vào những dịp lễ tết để nghỉ ngơi và giải trí. Còn nhóm khách từ 18 đến 24 tuổi chiếm 28,4% và từ 41 đến 60 chiếm 18,3%, hai nhóm tuổi này chiếm tới 46,7%. Hai nhóm tuổi này sẽ là nhóm khách chính tham gia vào mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn. Đồng thời tùy theo lứa tuổi thanh niên, trung niên hay cao niên mà ta sẽ có những hoạt động vui chơi giải trí cho phù hợp. c) Nghề nghiệp và thu nhập của du khách Qua bảng số liệu trên cho thấy hầu hết khách du lịch ngày nay đều có nghề nghiệp ổn định và có trình độ từ phổ thông trở lên, trong đó tỷ lệ khách du lịch công tác ở các cơ quan nhà nước là 18,3%; khách du lịch có nghề nghiệp là nhân viên chiếm tỷ lệ cao nhất với 43,3%. Điều này cho thấy khi có trình độ thì sự hiểu biết của con người đối với thế giới xung quanh họ càng nhiều và nhu cầu đi du lịch để tận mắt chứng kiến và tìm hiểu những điều mới lạ để bổ sung kiến thức của họ ngày gia tăng. Đồng thời họ sẽ nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình đối với việc bảo tồn các giá trị thiên nhiên và văn hoá cộng đồng, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh. Mặt khác thu nhập của người dân ngày cao, mức sống của người dân ngày càng được nâng lên thì nhu cầu đi du lịch cũng ngày càng nhiều khi mà họ đã đạt được những nhu cầu cơ bản của mình như nhu cầu ăn, mặc, ở… Theo kết quả phân tích, khách du lịch có thu nhập dưới 1.500.000 chiếm tỷ lệ 21,7%, từ 1.500.000 – 3.000.000 chiếm tỷ lệ cao nhất với 46,6%, từ 3.000.000 – 4.500.000 chiếm 25%, mức thu nhập từ 4.500.000 trở lên chiếm 6,7 %. Từ đó chúng ta sẽ Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn GVHD: Võ Hồng Phượng 34 SVTH: Phạm Ngọc Thơm có những cơ sở hợp lý để đưa ra giá cả cho những chương trình du lịch thích hợp, vừa thu hút được nhiều khách và cũng phải vừa phù hợp với túi tiền của họ. 4.1.4.2 Thói quen của khách đi du lịch sinh thái Hậu Giang Bảng 5: THỜI GIAN THƯỜNG ĐI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH Thời gian Số mẫu Tỷ lệ (%) Cuối tuần 32 53,3 Lễ tết 19 31,7 Nghỉ hè 12 20 Thời gian rảnh 7 11,7 Nguồn: Phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn Mặt khác phân lớn khách du lịch chọn hình thức tham quan vào dịp cuối tuần (32 người, chiếm 53,3%), tham quan vào dịp lễ tết cũng chiếm một tỷ lệ khá cao (19 nười, chiếm 31,7%) và vào dịp nghỉ hè chỉ chiếm 20%. Điều này cho thấy ngày nay do áp lực của công việc nên hầu hết khách du lịch đều muốn dành thời gian vào ngày cuối tuần để đi du lịch với những tour du lịch ngắn ngày với mục đích chủ yếu là để tham quan và giải trí sau một tuần làm việc mệt nhọc. Đồng thời vào những dịp lễ tết và nghỉ hè là những dịp ai ai cũng muốn đi du lịch vì khi đó họ có nhiều thời gian cho những chuyến đi dài ngày với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…đã tạo nên tính mùa vụ trong du lịch. Vì vậy mà chúng ta cần có những biện pháp làm giảm tính mùa vụ trong du lịch nhất là vào những mùa vắng khách. Đây là vấn đề mà hầu hết những người làm du lịch đều mong muốn vì khi đó sẽ không còn tình trạng mất cân đối giữa mùa cao điểm và mùa thấp điểm, đồng thời doanh thu sẽ tăng theo sự gia tăng về số lượng khách tham quan. Bảng 6: THỜI GIAN LƯU TRÚ CỦA KHÁCH DU LỊCH Thời gian Số mẫu Tỷ lệ (%) Đi trong ngày 52 86,7 Một ngày, một đêm 6 10 Nhiều hơn một ngày, một đêm 2 3,3 Nguồn: Phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn Mặt khác hầu hết khách đến du lịch ở Hậu Giang đều chọn hình thức đi về trong ngày (52 người, chiếm 86,7%) và nếu có lưu trú thì cũng chỉ lưu trú một đêm mà thôi (6 người, chiếm 10%). Ở Hậu Giang cho đến nay vẫn chưa có được Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn GVHD: Võ Hồng Phượng 35 SVTH: Phạm Ngọc Thơm các hoạt động về đêm để khi du khách lưu trú lại có thể giải trí và không tạo cho họ cảm giác nhàm chán. Đồng thời tại Hậu Giang các cơ sở lưu trú vẫn còn yếu kém vì vậy mà đa số khách đều lựa chọn hình thức đi về trong ngày. Vì vậy mà cần có những giải pháp tích cực hơn nữa để kéo dài thời gian tham quan và lưu trú của khách du lịch, đồng thời phải có những hoạt động vui chơi giải trí về đêm thật thú vị cho những khách lưu trú lại Hậu Giang. Đây cũng là vấn đề mà ngành du lịch Hậu Giang nói riêng và cả nước nói chung vẫn đang nỗ lực cố gắng kéo dài thời gian lưu trú của khách càng lâu càng tốt. Bảng 7: MỤC ĐÍCH ĐẾN HẬU GIANG CỦA DU KHÁCH Mục đích Số mẫu Tỷ lệ (%) Học tập, nghiên cứu 5 8,3 Du lịch thuần túy 40 66,7 Thăm người thân, bạn bè 10 16,7 Công tác 2 3,3 Khác 3 5 Nguồn: Phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn Du khách đến Hậu Giang với mục đích du lịch, tham quan giải trí chiếm đến 66,7% trong tổng số mẫu phỏng vấn; thăm người thân, bạn bè chiếm 16,7%; học tập nghiên cứu chiếm 8,3%; công tác và mục đích khác chiếm 8,3%. Thông thường chính mục đích đi du lịch sẽ ảnh hưởng đến thời gian lưu trú và chi tiêu của khách du lịch. Bảng 8: KÊNH THÔNG TIN DU LỊCH Kênh thông tin Số mẫu Tỷ lệ (%) Bạn bè, người thân giới thiệu 51 85 Quảng cáo, báo, đài, internet 10 16,7 Công ty du lịch 2 3,3 Tờ rơi, brochure 1 1,7 khác 7 11,7 Nguồn: Phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn Theo kết quả trên ta thấy hầu hết nguồn cung cấp thông tin về du lịch cho du khách là bạn bè, đồng nghiệp, người thân giới thiệu (85%) và qua các công cụ quảng cáo cùng phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, internet…chiếm 16,7%. Đa số du khách khi muốn đi du lịch ở đâu đều thường hỏi thăm người thân bạn bè, đồng nghiệp về nơi mà họ dự định sẽ đi vì đây là kênh thông tin hữu hiệu nhất và chính xác nhất. Vì vậy mà chúng ta cũng cần có biện pháp đẩy mạnh Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn GVHD: Võ Hồng Phượng 36 SVTH: Phạm Ngọc Thơm công tác quảng cáo, cung cấp thông tin về các điểm du lịch một cách sinh động và chính xác để thu hút khách ngay lần đầu tiên. Đồng thời liên kết với các trung tâm du lịch lữ hành, các công ty và đại lý du lịch để giới thiệu với khách du lịch về các điểm tham quan ở Hậu Giang. 4.1.4.3 Đánh giá của du khách về loại hình du lịch sinh thái văn hóa a) Đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố khi đi du lịch Để xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn đầu tiên chúng ta hãy xem xét mức độ quan trọng của các yếu tố khi đi lịch. Để đưa ra được nhân tố nào quan trọng đối với khách du lịch, trong 60 mẫu phỏng vấn khách Hậu Giang với thang điểm từ 1 đến 7 (ít quan trọng – rất quan trọng) với các yếu tố đưa ra như sau (từ V1 – V13): V1: món ăn V2: nhà nghỉ, khách sạn sang trọng V3: nhà nghỉ trong vườn sinh thái V4: nhà dân V5: cảnh quan kiến trúc nơi đến V6: môi trường tự nhiên, khí hậu V7: hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ V8: phương tiện vận chuyển V9: hoạt động vui chơi giải trí V10: di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội V11: an toàn (cả tính mạng lẫn thực phẩm) V12: giá tour và giá dịch vụ bổ sung V13: các cơ sở chăm sóc và hồi phục sức khoẻ, nghỉ dưỡng Sau khi thu thập thông tin, bằng phương pháp phân tích nhân tố ta có ma trận đã chuẩn hoá các biến như sau (Bảng 11 phần Phụ lục): Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn GVHD: Võ Hồng Phượng 37 SVTH: Phạm Ngọc Thơm Bảng 9: MA TRẬN ĐÃ CHUẨN HOÁ CÁC BIẾN Rotated Component Matrix Component 1 2 3 V1 0,315 0,436 0,345 V2 0,360 0,128 0,750 V3 0,113 0,130 0,736 V4 -0,504 -0,019 0,684 V5 0,826 0,174 0,243 V6 0,846 0,193 0,093 V7 0,289 0,395 0,604 V8 0,714 0,277 0,121 V9 0,452 0,606 0,167 V10 0,227 0,451 0,332 V11 0,252 0,708 -0,019 V12 0,196 0,505 0,147 V13 -0,089 0,893 0,109 Nguồn: Phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn Bảng ma trận trên chứa đựng các biến đã được chuẩn hoá, ma trận này thể hiện mối tương quan giữa 3 nhân tố F1, F2, F3 với 13 biến (V1 – V13). Ta thấy rằng nhân tố 1 có tương quan với 11 biến nhưng chỉ có các biến V5, V6, V8 là có hệ số tương quan cao, nhân tố này được gọi là nhân tố ấn tượng đầu tiên . Tương tự, nhân tố 2 liên quan đến các biến có hệ số tương quan cao như V1, V9, V10, V11, V12, V13, nhân tố này được đặt tên là nhân tố dịch vụ du lịch. Nhân tố 3 liên quan đến các biến có hệ số tương quan cao như V2, V3, V4, V7 ta gọi là nhân tố cơ sở phục vụ du lịch. Sau khi kiểm định ở mức ý nghĩa α =0,05, ta thấy giá trị Sig P.value = 0,000 < α =0,05, vì vậy các biến có tương quan với nhau. Như vậy, qua xử lý 60 mẫu phỏng vấn, ta thấy có 3 nhóm khách được đại diện bởi 3 nhân tố(F1), (F2), (F3). Theo ma trận hệ số điểm ta có các phương trình thể hiện mối liên hệ giữa các biến như sau: F2= 0,508X13 + 0,373X11 + 0,226X9 +0,231X12 + 0,155X10 + 0,122X1 F3= 0,406X4 + 0,368X3 + 0,361X2 + 0,234X7 F1= 0,361X6 + 0,346X5 + 0,274X8 Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn GVHD: Võ Hồng Phượng 38 SVTH: Phạm Ngọc Thơm Bảng 10: BẢNG TÍNH ĐIỂM NHÂN TỐ Nguồn: Phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn Xét từng nhân tố ta có nhận định sau: Đối với nhân tố F2: dịch vụ du lịch F2= 0,508X13 + 0,373X11 +0,231X12 + 0,226X9 + 0,155X10 + 0,122X1 Khi đi du lịch du khách cho rằng các yếu tố như món ăn (V1), hoạt động vui chơi giải trí (V9), di tích lịch sử văn hóa lễ hội (V10), an toàn về tính mạng lẫn thực phẩm (V11), giá tour và giá dịch vụ bổ sung (V12) và các cơ sở chăm sóc và hồi phục sức khỏe, nghỉ dưỡng (V13) là quan trọng đối với họ. Trong đó yếu tố có mức độ quan trọng nhất đối với du khách là có các cơ sở chăm sóc và hồi phục sức khỏe, nghỉ dưỡng (chiếm trọng số cao nhất 0,508). Kế đến là yếu tố an toàn về tính mạng và thực phẩm cũng được khách du lịch chú trọng khi đi du lịch (chiếm trọng số 0,373). Ngày này do áp lực của công việc ngày càng cao, môi trường làm việc ngày càng năng động hơn vì thế mà khi có nhiều thời gian rảnh thì xu hướng đi du lịch sẽ là lựa chọn của phần lớn mọi người để chăm sóc và hồi phục lại sức khỏe, lấy lại tinh thần để có thể hoàn thành những công việc của họ một cách tốt nhất Vì vậy khi xây dựng mô hình cần chú trọng đến việc đa dạng hóa các dịch vụ, có chiến lược giá phù hợp và bảo đảm an toàn tính mạng cho du khách trong suốt chuyến du lịch của họ. Biến Component 1 2 3 V1 0,026 0,122 0,084 V2 0,099 -0,155 0,361 V3 -0,022 -0,091 0,368 V4 -0,284 -0,021 0,406 V5 0,346 -0,143 0,047 V6 0,361 -0,107 -0,039 V7 0,007 0,053 0,234 V8 0,274 -0,029 0,031 V9 0,063 0,226 0,054 V10 -0,019 0,155 0,079 V11 -0,048 0,373 -0,163 V12 -0,037 0,231 -0,030 V13 -0,254 0,508 -0,096 Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn GVHD: Võ Hồng Phượng 39 SVTH: Phạm Ngọc Thơm Đối với nhân tố F3: Cơ sở phục vụ du lịch F3= 0,406X4 + 0,368X3 + 0,361X2 + 0,234X7 Về cơ sở phục vụ du lịch, du khách cho rằng các yếu tố như nhà nghỉ, khách sạn sang trọng (V2), nhà nghỉ trong vườn sinh thái (V3), nhà dân (V4), hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ (V7) là quan trọng đối với họ. Trong đó yếu tố nhà dân có trọng số cao nhất, kế đến là yếu tố nhà nghỉ trong vườn sinh thái, hai biến này có ảnh hưởng nhiều nhất đến nhân tố chung F3. Vì vậy các công ty kinh doanh du lịch cần liên kết chặt chẽ với những hộ dân nằm trong vùng du lịch để họ tham gia vào công tác kéo dài thời gian lưu trú của khách. Một trong những đặc điểm quan trọng nhất của một sản phẩm phẩm du lịch là cơ sở phực vụ du lịch như cơ sở lưu trú, ăn uống, các cơ sở vui chơi giải trí…nên khi để mô hình này khi áp dụng vào thực tế có hiệu quả cao về số lượng khách cũng như doanh thu thì điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là có các hệ thống lưu trú đạt tiêu chuẩn, tạo cảm giác thoải mái và an toàn đối với du khách. Đối với nhân tố F1: ấn tượng đầu tiên F1= 0,361X6 + 0,346X5 + 0,274X8 Đối với nhân tố cảnh quan thiên nhiên tại điểm đến, điều đầu tiên mà du khách chú trọng nhiều nhất đó là phải có môi trường tự nhiên và khí hậu trong lành, mát mẻ (chiếm trọng số cao nhất 0,361). Đồng thời yếu tố thứ hai mà du khách chú trọng là cảnh quan kiến trúc nơi đến phải thật sự hấp dẫn và không được cải biến nhiều quá. Đây là điều mà chúng ta cần lưu ý để tiến hành xây dựng những khu lịch du lịch sinh thái hấp dẫn đối với du khách. Đó cũng là một thuận lợi lớn cho du lịch Hậu Giang so với các tỉnh khác để có thể thu hút được du khách vì tại Hậu Giang hiện nay có rất nhiều điểm du lịch vẫn còn mang vẻ đẹp tự nhiên, hoang sơ, không khí trong lành và nhất là chưa bị tác động nhiều bởi bàn tay con người. Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn GVHD: Võ Hồng Phượng 40 SVTH: Phạm Ngọc Thơm b) Phương tiện vận chuyển Bảng 11: MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN Phương tiện vận chuyển Số mẫu Không hấp dẫn Rất hấp dẫn Mức độ hấp dẫn Độ lệch chuẩn Xe lôi 60 1 5 2,92 1,078 Xe bò 60 1 5 3,17 1,440 Xe đạp 60 1 5 2,82 1,186 Xuồng ba lá 60 1 5 3,42 1,279 Ca nô 60 1 5 3,58 1,211 Ghe tàu 7 2 5 3,57 0,976 Nguồn: Phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn Về phương tiện vận chuyển, hầu hết khách du lịch cho rằng khi đi du lịch trên các phương tiện như ghe tàu, xuồng ba lá và ca nô là hấp dẫn. Đây chính là cơ sở để chúng ta xây dựng những chương trình du lịch dựa trên các loại phương tiện này, đồng thời linh hoạt thay đổi các phương tiện trong cuộc hành trình để không tạo cảm giác nhàm chán cho du khách khi đi một tour du lịch. Bên cạnh đó do đặc điểm của tỉnh Hậu Giang nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng sông Cửu Long giữa một mạng lưới sông ngòi chằng chịt nên phương tiện giao thông chủ yếu đi lại trong tỉnh là bằng đường thủy nên chúng ta có thể sử dụng các phương tiện như xuồng ba lá, ghe tàu, ca nô để đưa khách đến các điểm tham quan hoặc đi tham quan tại các khu du lịch. c) Đánh giá của du khách về các hoạt động khi đi du lịch Bảng 12: MỨC ĐỘ HẤP DẪN CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG KHI ĐI DU LỊCH Hoạt động Mức độ Ít hấp dẫn Hơi hấp dẫn Hấp dẫn Khá hấp dẫn Rất hấp dẫn Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Số mẫu Tỷ lệ (%) Tham quan làng nghề truyền thống 4 6,7 8 13,3 16 26,7 20 33,3 12 20 Về nguồn, ôn lại truyền thống 8 13,3 8 13,3 15 25 15 25 14 23 Tham quan các di tích lịch sử, văn hóa 1 1,7 4 6,7 15 25 19 31,7 21 35 Nguồn: Phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn GVHD: Võ Hồng Phượng 41 SVTH: Phạm Ngọc Thơm Trong mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn chúng ta chú trọng đến mức độ hấp dẫn của các hoạt động như: về nguồn ôn lại truyền thống, tham quan các di tích lịch sử văn hóa và tham quan làng nghề truyền thống. Theo kết quả phân tích ở trên thì hoạt động tham quan các di tích lịch sử văn hóa được du khách đánh giá rất hấp dẫn (chiếm tỷ lệ 35%). Còn hoạt động về nguồn ôn lại truyền thống và tham quan các làng nghề cũng được du khách đánh giá là khá hấp dẫn. Đối với Hậu Giang đây là một lợi thế vì tại Hậu Giang có nhiều di tích lịch sử văn hóa phục vụ cho loại hình du lịch sinh thái – văn hóa về nguồn. 4.2 XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH SINH THÁI VĂN HÓA VỀ NGUỒN 4.2.1 Đối tượng khách Du lịch về nguồn là nhằm để khơi gợi, giáo dục sâu đậm cho mọi thế hệ, nhất là thế hệ trẻ về truyền thống cách mạng, đấu tranh cứu nước oanh liệt của nhân dân ta vì vậy đối tượng khách là học sinh, sinh viên, những người sống xa quê nhiều năm và cựu chiến binh. Đối với học sinh, sinh viên đây là dịp để có thể tìm hiểu về cuộc đấu tranh đầy gian khổ để giành độc lập tự do cho dân tộc của ông cha ta, đồng thời giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc, từ đó mà ra sức phấn đấu học tập để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Với các cựu chiến binh, đây là dịp để họ gặp lại đồng chí, đồng đội của mình, cùng nhau ôn lại những năm tháng hào hùng, cùng nhau chiến đấu giành độc lập tự do cho quê hương. 4.2.2 Mùa du lịch Đối với loại hình du lịch về nguồn mùa du lịch có thể diễn ra quanh năm, đặc biệt nhất là vào những ngày lễ lớn của đất nước như dịp kỷ niệm chiến thắng 30/4, lễ quốc khánh 2/9, ngày thành lập đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3, ngày thương binh liệt sĩ 27/7… 4.2.3 Những điểm hấp dẫn du khách 4.2.3.1 Sự hấp dẫn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn Do có vị trí địa lý sát với Cần Thơ – trung tâm của tiểu vùng du lịch Tây Nam Bộ nên Hậu Giang có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu với các tỉnh còn lại trong khu vực và với các lãnh thổ du lịch khác để nhanh chóng phát triển du lịch trong giai đoạn sắp tới. Với điểm mạnh về tài nguyên tự nhiên là có sông Xây dựng mô hình du lịch sinh thái văn hóa về nguồn GVHD: Võ Hồng Phượng 42 SVTH: Phạm Ngọc Thơm Hậu nối liền các tỉnh miền Tây với thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm du lịch lớn nhất của cả nước và lớn nhất phía Nam nên Hậu Giang rất thuận lợi trong việc tổ chức tour, tuyến du lịch. - Về tài nguyên du lịch tự nhiên: Hậu Giang có hệ thống sông ngòi chằng chịt với các vườn cây ăn trái, nhiều sản vật hấp dẫn, không khí trong lành… Đặc biệt tại Hậu Giang có khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, một khu vực được xem là tập trung các tài nguyên thiên nhiên đặc sắc có cự ly gần nhất đối với Cần Thơ – trung tâm của cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên có nhiều điều kiện thuện lợi để phát triển các loại hình du lịch gắn với thiên nhiên trong chương trình du lịch tổng hợp như tham quan, giáo dục bảo vệ môi trường, vui chơi giải trí trên sông, nghỉ dân dã…. - Về tài nguyên du lịch nhân văn: tại Hậu Giang còn lưu giữ và bảo tồn nhiều di tích lịch sử - cách mạng mang đậm nét đặc trưng cho truyền thống đấu tranh cách mạng của nhân dân đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Hậu Giang nói riêng nên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch tham quan, giáo dục truyền thống, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên. 4.2.3.2 Các hoạt động chính trong mô hình du lịch sinh thái – văn hóa về nguồn Khi tham gia vào loại hình du lịch về nguồn du khách sẽ có dịp ôn lại và bổ sung thêm kiến thức của mình về các địa danh, đồng thời Hậu Giang có nhiều di tích lịch sử lưu giữ nhiều chiến công hào hùng của quân dân ta trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nên rất thích hợp cho du lịch về nguồn. Ngoài hoạt động thăm lại các di tích đã từng một thời làm nên những chiến công lừng lẫy du khách còn tham gia vào các hoạt động đền ơn đáp nghĩa đối với những gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng. Đặc biệt sẽ có hoạt động thiết thực đền ơn đáp nghĩa của các doanh nghiệp, doanh nhân đối với gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng như tặng quà, hỗ trợ những gia đình chính sách đang gặp khó khăn, nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng…Ngoài ra du khách còn được tham gia vào các trò chơi dân gian tiêu biêu của vùng đồng b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá hiện trạng du lịch hậu giang và xây dựng mô hình du lịch sinh thái - văn hóa về nguồn.pdf
Tài liệu liên quan