Luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường đất nông nghiệp huyện Quỳnh nhai, tỉnh Sơn la và đề xuất giải pháp quản lý

MỞ ĐẦU.1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .2

1.1. Cơ sở lý luận đánh giá đất.2

1.2. Nhận xét các kết quả nghiên cứu đã có.12

1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu .13

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .23

2.1. Đối tượng nghiên cứu.23

2.2. Nội dung và phạm vi nghiên cứu .23

2.3. Phương pháp nghiên cứu.23

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.28

3.1. Đánh giá hiện trạng môi trường đất nông nghiệp huyện Quỳnh Nhai.28

3.1.1. Kết quả phân tích các nguyên tố dinh dưỡng.29

3.1.2. Kết quả phân tích hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng.38

3.1.3. Kết quả phân tích hàm lượng hóa chất bảo vệ thực vật trong đất.40

3.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp .41

3.2.1. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp.42

3.2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp .42

3.2.3. Biến động sử dụng đất nông nghiệp.44

3.3. Đề xuất phương án quản lý và sử dụng đất có hiệu quả bền vững tại huyện

Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La .46

3.3.1. Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn của viêc đề xuất sử dụng bền vững đất

nông nghiệp.46

3.3.2. Đề xuất sử dụng đất nông nghiệp bền vững.53

3.3.3. Đề xuất các giải pháp quản lý và sử dụng bền vững tài nguyên đất nông

nghiệp.58

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ .63

TÀI LIỆU THAM KHẢO.65

pdf30 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường đất nông nghiệp huyện Quỳnh nhai, tỉnh Sơn la và đề xuất giải pháp quản lý, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n không hợp lý sẽ làm giảm độ phì đất hoặc ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất. [3] Ví dụ: ở cấp tỷ lệ bản đồ nhỏ 1/1.000.000 không thể xác định được các loại cây trồng cụ thể [14] Ví dụ: Các loại hình sử dụng đất chính trong nông lâm nghiệp được thể hiện trong bảng 1.1 5 Bảng 1.1. Các loại hình sử dụng đất chính trong nông lâm nghiệp 1 2 Cây hàng năm Cây lâu năm Canh tác nhờ nước mưa 3 Lúa nước 4 Các cây trồng cần tưới Canh tác có tưới 5 6 Trồng cỏ đại trà Trồng cỏ thâm canh Chăn thả 7 Rừng thương mại 8 9 Rừng công cộng Rừng bảo vệ môi trường Lâm nghiệp 10 Rừng giải trí 11 Du lịch 12 13 Bảo vệ động vật hoang dã Bảo vệ nước Những loại sử dụng đất khác 14 Xây dựng đường sá Nguồn: [14] Để trả lời được những vấn đề trên, cần phải có những mô tả chi tiết hơn trong việc sử dụng đất, vì vậy khái niệm “loại hình sử dụng đất - LUT” được xác định trong đánh giá đất. - Loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT): Là loại hình đã được phân chia nhỏ riêng biệt từ các loại hình sử dụng đất chính. Nó là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả chi tiết và rõ ràng theo các thuộc tính nhất định như: thuộc tính sinh học, quy trình sản xuất, đặc tính về quản lý đất đai (sức kéo trong làm đất, đầu tư vật tư kỹ thuật) và các đặc tính về kinh tế, kỹ thuật, xã hội (định hướng thị trường, vốn đầu tư, thâm canh, lao động, vấn đề sở hữu đất đai). Không phải tất cả các thuộc tính trên đều được đề cập đến như nhau trong các dự án đánh giá đất mà việc lựa chọn các thuộc tính và mức độ mô tả chi tiết phụ thuộc vào tình hình sử dụng đất của địa phương cũng như cấp độ, yêu cầu chi tiết và mục tiêu của mỗi dự án đánh giá đất khác nhau. [7] Ví dụ: 1 Lúa; 2 Lúa; 2 Lúa Màu; Chuyên Màu; Lúa Cá; Cây ăn quả;... Các loại hình sử dụng đất thường được xác định ở cấp tỷ lệ bản đồ từ 1/100.000, 1/50.000, 1/25.000, 1/10.000 ... c. Phân loại đất nông nghiệp Việc phân loại tiêu chuẩn theo FAO - Tổ chức Nông lương của Liên Hiệp Quốc thì phân chia đất nông nghiệp vào các thành phần sau đây: 6 Đất canh tác như đất trồng cây hàng năm, chẳng hạn như ngũ cốc, bông, khoai tây, rau, dưa hấu, loại hình này cũng bao gồm cả đất sử dụng được trong nông nghiệp nhưng tạm thời bỏ hoang (đất hoang hóa, đất thoái hóa). Vườn cây ăn trái và những vườn nho hay cánh đồng nho (thông dụng ở châu Âu) Đất trồng cây lâu năm ví dụ như trồng cây ăn quả). Cánh đồng, thửa ruộng và đồng cỏ tự nhiên cho chăn thả gia súc. Tùy thuộc vào việc sử dụng hệ thống tưới tiêu nhân tạo, đất nông nghiệp được chia thành đất có tưới tiêu và không tưới tiêu (thường xuyên). Ở các nước đang khô hạn và bán khô hạn đất nông nghiệp thường được giới hạn trong phạm vi đất tưới tiêu. Đất nông nghiệp cấu thành chỉ là một phần của lãnh thổ của bất kỳ quốc gia, trong đó cũng bao gồm các khu vực không thích hợp cho nông nghiệp, chẳng hạn như rừng, núi, và các vùng nước nội địa. Đất nông nghiệp bao gồm 38% diện tích đất của thế giới, với diện tích đất trồng đại diện cho ít hơn một phần ba đất nông nghiệp (11% diện tích đất của thế giới). [9] 1.1.2. Những luận điểm cơ bản về đánh giá đất a. Trên thế giới Có thể nói ràng thuật ngữ đánh giá đất đai (ĐGĐĐ) được sử dụng từ năm 1950 tại Hội nghị các nhà khoa học đất thế giới ở Amsterdam (Hà Lan). Năm 1968, tại hội nghị chuyên đề về đánh giá đất đai tại Canbera, khái niệm đánh giá đất đai được đưa ra tương tự như định nghĩa của Stewart (1968) như sau: Đánh giá đất đai là “Sự đánh giá khả năng thích hợp của đất đai cho việc sử dụng của con người vào nông nghiệp, lâm nghiệp, thiết kế thủy lợi, quy hoạch sử dụng đất đai...”. Hay nói cách khác đi là “Đánh giá đất đai nhằm mục tiêu cung cấp những thông tin về thuận lợi và khó khăn cho việc sử dụng đất đai, làm căn cứ cho việc đưa ra những quyết định cho sử dụng và quản lý đất đai”. [6] Năm 1976 FAO đã đề xuất định nghĩa về: ĐVĐĐ là quá trình so sánh, đối chiếu những tính chất vốn có của vạt, khoanh đất cần đánh giá với những tính chất đất đai mà loại hình sử dụng đất yêu cầu phải có. 7 Theo FAO, mục tiêu chính của đánh giá đất đai là đánh giá khả năng thích hợp (Suitability) các dạng đất khác nhau đối với các loại hình sử dụng đất riêng biệt đã lựa chọn. Các dạng đất đai thường được mô tả và phân lập thành các đơn vị trên bản đồ, được gọi là đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit). Như vậy, trong đánh giá phân hạng đất đai người ta yêu cầu phải có hai nguồn thông tin: Những kết quả của công tác điều tra khảo sát đất đai xác định theo hệ thống phân loại đất và những khoanh đất, từ đó xác định được đặc tính, tính chất vốn có của từng khoanh đất. Còn qua việc đề xuất những loại hình sử dụng đất, người ta sẽ nêu được đặc tính, tính chất đất đai hoạt động có kết quả. Đánh giá đất đai được tiến hành xem xét trên phạm vi rất rộng, bao hàm cả không gian, điều kiện tự nhiên - kinh tể, xã hội và môi trường. Những đặc điểm của đất đai sử dụng trong đánh giá đất đai là những tính chất mà ta có thể đo lường hay ước lượng được những thuận lợi khó khăn, đề xuất được những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng đất hợp lý và đạt hiệu quả. Theo phân loại khả năng thích nghi đất đai có tưới của Cục cải tạo đất đai thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ biên soạn năm 1951, phân loại theo khả năng đất đai, phương pháp này do Klingebiel và Montgomery đề nghị năm 1961. Trong đó, các đơn vị bản đồ đất đai được nhóm lại dựa vào khả năng sản xuất một loại cây trồng hay thực vật tự nhiên nào đó, chỉ tiêu là các hạn chế của lớp phủ thổ nhưỡng đối với cây trồng cụ thể. Phân hạng được thực hiện trên cơ sở thống kê năng suất cây trồng trên các loại đất khác nhau, thống kê chi phí và lợi nhuận thu được. Kết quả ở Hoa Kỳ đã phân ra làm 8 hạng đất dùng trong nông nghiệp. Trong đó, đất sử dụng cho sản xuất nông nghiệp được phân thành 4 hạng chính còn đất hạng 5, 6, 7 dùng cho đất lâm nghiệp và đất hạng 8 là đất hoàn toàn không sử dụng được vào mục đích nông, lâm nghiệp. [5] Ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, việc phân hạng và đánh giá đất đai được thực hiện từ những năm 1960, đánh giá dựa vào quy luật phát sinh của thổ nhưỡng. Nguyên tắc trong đánh giá đất đai là các yếu tố đánh giá đất xác định phải ổn định và phải nhận biết được rõ ràng, phải khách quan và có cơ sở khoa học. Phải có những đánh giá về kinh tế và thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc 8 đề ra những biện pháp sử dụng đất tối ưu. Việc phân hạng và đánh giá đất được thực hiện theo 3 bước chính như sau: + Đánh giá lớp phủ thổ nhưỡng (theo yếu tố tự nhiên) + Đánh giá khả năng sản xuất của đất đai (kết hợp giữa lớp phủ thổ nhưỡng với khí hậu, độ ẩm, địa hình) + Đánh giá kinh tế đất (đánh giá khả năng sản xuất hiện tại của đất) Phương pháp này chủ yếu chỉ thuần túy quan tâm đến khía cạnh tự nhiên của đổi tượng đất đai mà chưa xem xét đầy đủ đến các khía cạnh kinh tế-xã hội trong việc sử đụng đất đai. Đặc điểm đất đai được sử dụng trong đánh giá phân hạng đất của FAO là những tính chất của đất đai mà có thể đo lường hoặc ước lượng được. Người ta có thể chọn nhiều đặc điểm hoặc đôi khi chỉ có thể lựa chọn một số đặc điểm đất đai chính có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa đối với mục đích hay vùng nghiên cứu. Trong đánh giá, yếu tố thổ nhưỡng là phần đặc biệt quan trọng, song các lưu vực tự nhiên, kinh tế - xã hội cũng phải được xác định trong đánh giá. Có thể nói, đánh giá đất đai của FAO đã kết hợp và kế thừa giữa các phương pháp đánh giá đất của Liên Xô (cũ) (thiên về yếu tố chất lượng đất) và của Hoa Kỳ (thiên về yêu cầu của cây trồng), trên cơ sở đó phát triển, hoàn chỉnh và đưa ra phuơng pháp đánh giá thích hợp cho từng mục đích sử dụng đất đai. Phương pháp của FAO đề ra 6 nguyên tắc cơ bản trong việc đánh giá đất là (FAO,1990): Các loại hình sử dụng đất đai được lựa chọn phải phù hợp với mục tiêu phát triển vùng hay quốc gia, cũng như phải phù hợp với bối cảnh và đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội cùa khu vực nghiên cứu. Các loại sử dụng đất cần được mô tả và định rõ các thuộc tính về kỹ thuật và kinh tế - xã hội. Việc đánh giá đất bao gồm sự so sánh của hai hay nhiều loại hình sử dụng đất. Khả năng thích hợp của đất đai cần đặt trên cơ sở sử dụng đất bền vững. Đánh giá khả năng thích hợp của đất bao gồm cả sự so sánh về năng suất (lợi ích) thu được và đầu tư (chi phí) cần thiết của loại hình sử dụng đất. Đánh giá đất đai đòi hỏi một số phương pháp tổng hợp đa ngành. 9 b. Ở Việt Nam Ở Việt Nam phân hạng đánh giá đất đai đã có từ lâu, phân hạng điền thu thuế là một trong những phương pháp được thực hiện đầu tiên và đã đưa ra khái niệm phân hạng ruộng tốt, ruộng xấu (nhất đẳng điền, nhị đẳng điền,...) nhưng chưa xác định được nội dung, phương pháp cụ thể, về cơ bản có thể hiểu là: việc phân hạng dựa theo phương pháp chủ quan, kinh nghiệm và bình chọn. Từ đầu những năm 1970, công tác đánh giá đất mới được xem như là một môn khoa học với các công trình nghiên cứu phân hạng đất lúa. Bùi Quang Toản cùng nhiều nhà khoa học của Viện thổ nhưỡng Nông hóa đã nghiên cứu và thực hiện công tác đánh giá đất, phân hạng đất ở 23 huyện, 286 hợp tác xã và 9 vùng chuyên canh. Năm 1981, thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Quản lý Ruộng đất đã ban hành dự thảo phương pháp phân hạng đất. Đây là tài liệu hướng dẫn vừa mang tính khoa học vừa mang tính thực tiễn có thể áp dụng trên một diện rộng nhưng không tránh khỏi mang tính chủ quan. Phân loại khả năng thích hợp đất đai (Land suitability classification) của FAO đã được áp dụng đầu tiên trong nghiên cứu “Đánh giá và quy hoạch sử dụng đất hoang Việt Nam)” (Bùi Quang Toàn và nnk,1985). Tuy nhiên trong nghiên cứu này việc đánh giá chỉ dựa vào các điều kiện tự nhiên (thổ nhưỡng, điều kiện thủy văn, khả năng tưới tiêu và khí hậu nông nghiệp) và việc phân cấp dừng lại ở lớp phân vị cấp thích hợp (Suitable - class). Năm 1986, đánh giá phân hạng đất toàn quốc được thực hiện ở tỷ lệ bản đồ 1/500.000 dựa trên phân loại khả năng thích hợp đất đai của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, chỉ tiêu sử dụng là đặc điểm thổ nhưỡng và địa hình. Mục tiêu nhằm sử dụng đất đai tổng hợp. Có 7 nhóm đất đai được phân lập cho sản xuất nông nghiệp (4 nhóm đầu), cho sản xuất lâm nghiệp (2 nhóm kế tiếp) và mục đích khác (1 nhóm cuối cùng). Năm 1989, trong chương trình 48C, Viện Thổ Nhưỡng Nông hóa do Vũ Cao Thải chủ trì đã nghiên cửu đánh giá, phân hạng đất Tây Nguyên với cây cao su, cà phê, chè, dâu tằm. Đề tài đã vận dụng phương pháp đánh giá khái quát. 10 Từ năm 1992, phương pháp đánh giá đất của FAO và các hướng dẫn tiếp theo (1983, 1985, 1987, 1992) được Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp áp dụng rộng rãi trong các dự án quy hoạch phát triển. Nhìn chung, trong nhiều công trình, căn cứ để xác định phân hạng đất đai thường gồm 5 yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, điều kiện thời tiết khí hậu, điều kiện tưới tiêu, về mặt kỹ thuật, đánh giá đất ở Việt Nam chủ yếu sử dụng các tính chất đất đai để xây dựng đơn vị đất (Land units) và phổ biến sử dụng phương pháp hạn chế nhiều nhất (Maximum limiting method) để phân cấp thích hợp. [4] Nhận xét: Về mặt kỹ thuật, đánh giá đất ở Việt Nam chủ yếu sử dụng các tính chất đất đai để xây dựng đơn vị đất (land units) và phổ biến sử dụng phương pháp hạn chế nhiều nhất (maximum limiting method) để phân cấp thích hợp. Trước đây, để thực hiện đánh giá đất đai thường tiến hành lựa chọn các chỉ tiêu phân cấp xây dựng bản đồ đất đai trước khi xây dựng yêu cầu sử dụng đất. Vì vậy, xảy ra hiện tượng là có một số chỉ tiêu mà đơn vị đất đai có thì trong yêu cầu sử dụng đất của cây trồng lại không cần mà ngược lại có một số chỉ tiêu mà cây trồng cần thì trên bản đồ đơn vị đất đai lại không thể hiện hoặc có nhưng không có ý nghĩa trong việc đánh giá thích nghi. Để tránh có sự sai lệch như trên, đề tài tiến hành xây dựng yêu cầu sử dụng đất đối với cây trồng dựa vào các tài liệu hiện có. Do kỹ thuật GIS ngày càng được nâng cao và phần mềm sử dụng cũng rất đa dạng nên việc áp dụng cũng rất phong phú. Luận văn đã sử dụng bộ phần mềm ARCGIS 10.2. để chồng xếp và xây dựng bản đồ đơn vị đất đai, sử dụng phần mềm EXCEL để xử lý cơ sở dữ liệu. Đây cũng là phương pháp hiện đại được sử dụng trong luận văn này. c. Tại tỉnh Sơn La Cho đến nay tỉnh Sơn La đã có một số đợt điều tra khảo sát xây dựng bản đồ đất vào các thời kỳ khác nhau, nhằm phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như sau: Năm 1960 bản đồ đất tỉnh Sơn La được thành lập ở tỷ lệ 1/100.000. Bản đồ chỉ thể hiện được các loại đất chính, chỉ tiêu độ dày tầng đất mịn được đánh giá theo 11 thang 3 cấp (x: >100; y: 50-100; z: <50 cm); không thể hiện yếu tố địa hình tương đối, độ dốc. Ngoài ra, một số nông trường đóng trên địa bàn tỉnh có tiến hành điều tra xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1/25.000 (vào những năm 1980). Tuy nhiên, hệ thống bản đồ này còn có những tồn tại cần được khắc phục: Hầu hết các bản đồ đất cấp tỉnh được điều tra xây dựng cánh đây 20 - 40 năm, sự tác động của thời gian và quá trình sử dụng đã làm thay đổi đáng kể sự phân bố, quy mô diện tích và thậm chí thay đổi cả đặc tính vật lý hóa học; hệ thống phân loại đất trước 1975: đất đồi núi được phân theo đới độ cao nên không thể hiện độ dốc và địa hình tương đối (từ 700 - 1700m, 300 - 700m, 200 - 300m và <200m), tên một số nhóm, loại đất, độ dốc, tầng dày chỉ tiêu phân cấp và ký hiệu thể hiện một số yếu tố phụ như kết von, đá lẫn, mức độ nhiễm cacbonat còn có một số sai khác so với hệ thống phân loại đất 1984... Vào những năm 1995-2000, trong khuôn khổ dự án Thủy điện Sơn La, đã có 125 xã thuộc 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu được điều tra chỉnh lý, xây dựng bản đồ đất phục vụ công tác Tái định cư (TĐC). Với tỉnh Sơn La, đợt điều tra này không thể phủ kín toàn bộ lãnh thổ nhưng đã cập nhật được nhiều thông tin mới, có giá trị thiết thực cho điều tra chỉnh lý bản đồ đất cấp tỉnh tỷ lệ 1/100.000. Tuy nhiên hiện tại, nhưng tài liệu về tài nguyên đất tỉnh Sơn La chưa đồng bộ, chưa đủ chi tiết để thỏa mãn nhu cầu thông tin cho công tác quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông lâm nghiệp và xây dựng định hướng phát triển nông nghiệp, nông thôn. Năm 2004, Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao phúc tra, chỉnh lý, cập nhật bổ sung bản đồ đất tỷ lệ 1/100.000, kiểm kê số lượng, chất lượng đất đai tỉnh Sơn La nhằm mục đích cung cấp cơ sở khoa học cho công tác quy hoạch sử dụng đất và phục vụ cho việc quản lý sử dụng hợp lý tài nguyên đất đai. Trên cơ sở tài liệu đã có cùng với việc tiến hành công tác điều tra bổ sung, tỉnh Sơn La có đủ điều kiện để hoàn thiện xây dựng bản đồ Thổ nhưỡng chính thức với tỷ lệ 1/100.000, nhằm đảm bảo tính đồng bộ cũng như chất lượng lâu dài của tài liệu về tài nguyên đất, nội dung khái quát thực hiện như sau: + Chuyển đổi tên đất theo hệ thống phân loại mới của FAO-UNESCO. 12 + Chỉnh lý ranh giới đất và quy mô diện tích khoanh đất. + Bổ sung và tổng hợp địa hình tương đối (theo thang 5 cấp) đối với các loại đất vùng đồng bằng thung lũng. + Bổ sung độ dày tầng đất mịn theo thang 5 cấp. Chỉnh lý, bổ sung độ dốc địa hình (đối với các loại đất phân bố ở địa hình đồi núi theo thang 8 cấp thay vì 6 cấp trước đây) bằng phần mềm 3D ANALYSIS. Giai đoạn 2012-2014 trong khuôn khổ Đề tài độc lập cấp nhà nước: “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông nghiệp vùng miền núi Tây Bắc Việt Nam” Mã số: ĐTĐL.2011-G/64 do Viện Thổ nhưỡng Nông Hóa Thực hiện. Đề tài đã cập nhật chỉnh lý và phân tích bổ sung phẫu diện đất, cập nhật những biến động về hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp. Đề tài sử dụng các phương pháp lấy mẫu đất, phân loại đất, xây dựng bản đồ đất mới nhất hiện nay: + Lấy mẫu đất: Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 9487:2012). + Phân tích mẫu đất: Mẫu đất được phân tích các chỉ tiêu theo các Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và của Viện Thổ nhưỡng Nông hóa (TNNH). + Phương pháp phân loại đất: Áp dụng hệ phân loại đất của FAO-ISRIC-IUSS 3 theo hướng dẫn năm 2006 World reference base for soil resources 2006 + Phương pháp xây dựng bản đồ đất: Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 9487:2012). 1.2. Nhận xét các kết quả nghiên cứu đã có Các kết quả nghiên cứu về tài nguyên đất ở tỉnh Sơn La từ trước cho tới nay trình bày khá đầy đủ và chi tiết về những đặc điểm phát sinh hệ thống phân loại, quy mô và phân bố, động thái của chúng theo không gian và thời gian của lớp phủ thổ nhưỡng. Tuy nhiên còn một số vấn đề đặt ra là: Các kết quả hiện có chỉ nghiên cứu tài nguyên một cách riêng lẻ với khía cạnh thổ nhưỡng đơn thuần mà chưa xem xét nó dưới cái nhìn tổng thể và hệ thống của các yếu tố có tính tương hỗ trong môi trường tự nhiên. Vì thực tế sử dụng tài nguyên đất đai không chỉ liên quan đến yếu tố thổ nhưỡng, mà còn tác động hoặc bị tác động trực tiếp của các yếu tố tự nhiên khác (khí hậu, thuỷ văn,...) cũng như phải tính đến bối cảnh kinh tế xã hội của khu vực nghiên cứu. 13 Các kết quả nghiên cứu bổ sung xây dựng bản đồ đất và đánh giá đất ở Quỳnh Nhai tuy không nhiều nhưng đây là hướng tiếp cận với mục tiêu sử dụng tối ưu tài nguyên đất đai. Các kết quả này chỉ sử dụng ở quy mô cấp tỉnh nhằm đưa ra các đánh giá đất có tính định hướng cho sử dụng tài nguyên đất. Những nghiên cứu chi tiết cụ thể, đặc biệt là phân tích đánh giá mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất phục vụ quản lý đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của huyện hầu như chưa được đặt ra. 1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu 1.3.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý, địa hình Huyện Quỳnh Nhai nằm ở phía tây Bắc của tỉnh Sơn La, xung quanh bao bọc bởi dòng sông Đà và các dãy núi. Độ cao trung bình so với mặt nước biển 800m - 900m, cao nhất là đỉnh Khau Pùm 1.823m. tọa độ địa lý từ 21o33’42” đến 20o01’45” vĩ bắc và 103o29’40” đến 103o48’13” kinh độ đông. Huyện Quỳnh Nhai tiếp giáp xã Tà Hừa Huyện Than Uyên tinh Lai Châu (phía đông), xã Tủa Tinh, huyện Tuần Giáo, Tỉnh Điện Biên (phía Tây), xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu, xã Nậm Giôn, huyện Mường La, tỉnh Sơn La (phía Nam), xã Nậm Hăn, huyện Sìn Hồ, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu (phía Nam). Huyện có 11 đơn vị hành chính gồm các xã: Mường Giảng, Chiềng Bằng, Chiềng Khoang, Mường Sại, Nậm Ét, Chiềng Ơn, Pá Ma Pha Kinh, Mường Chiên, Cà Nàng, Mường Giôn, Chiềng Khay. Trong đó Phiêng Lanh thuộc Xã Mường Giảng là trung tâm hành chính mới của huyện Quỳnh Nhai. Địa hình Quỳnh Nhai phức tạp và bị chia cắt nhiều diện tích đất có độ cao trên 16o chiếm 89,2% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Có 3 dãy núi chính chạy qua theo hướng Tây Bắc – Đông Nam gần song song với sông Đà. Xen giữa các dãy núi lầ những đồi thấp và phiêng bãi nhỏ, các sườn núi thấp dần về phía sông Đà tạo nên hai tiểu vùng rõ rệt: tiểu vùng cao gồm hai xã Mường Giôn và Chiềng Khay có độ cao trung bình 800m – 900m so với mặt nước biển, đỉnh núi cao nhất là đỉnh Khau Pùm cao 1.823m, vùng này thích hợp để trồng rừng, trồng cây lâu năm và chăn nuôi đại gia súc. Tiểu vùng thấp gồm bốn xã: Cà Nàng, Mường Chiên, Pá Ma Pha Khing, Chiềng Ơn nằm dọc hai bên bờ sông Đà, có độ cao trung bình 150m – 200m 14 so với mặt nước biển, vùng này thích hợp cho gieo trồng các loại cây lương thực cây ăn quả, cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản. b. Khí hậu Khí hậu Quỳnh Nhai có hai tiểu vùng khác nhau: - Tiểu vùng cao mang đặc trưng khí hậu á nhiệt đới, thời tiết mát và thường có sương muối vào tháng giêng, tháng hai; - Tiểu vùng thấp (các xã dọc sông Đà) mang khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều. Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 1.720mm, tập trung từ tháng 4 đến tháng 9, chiếm 84,8% tổng lượng mưa cả năm, đây cũng là thời điểm thường có gió Lào, gió xoáy, giông bão. Từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau là mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm 15,2% tổng lượng mưa cả năm. Nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 24,5oC, do đó rất thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Do địa hình nên các luồng gió thường di chuyển dọc lòng hồ, suối, một phần qua các khe núi nên trong khu vực nghiên cứu hướng gió Nam, Tây Nam và Đông Nam vẫn là hướng gió chủ đạo. Nhìn chung trong những năm gần đây nhiệt độ có xu hướng tăng, độ ẩm giảm so với những năm trước, tình trạng khô nóng vào những tháng cuối mùa khô, đầu mùa mưa kèm theo các yếu tố bất lợi của thời tiết như: Sương muối, mưa đá, lũ quét gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, đời sống người dân và hoạt động du lịch. c. Thủy văn Huyện Quỳnh Nhai có sông Đà, Suối Nậm Giôn và 28 suối nhỏ nằm rải rác tại địa phận các xã. Sông Đà là hệ thống sông chính và duy nhất cung cấp nước tưới tiêu, nước sinh hoạt cho bà con khu vực ven sông. Đặc biệt với diện tích lòng hồ thủy điện Sông Đà là nơi cung cấp nguồn thủy hải sản tự nhiên để nhân dân khai thác, vừa là nguồn hàng hóa cung cấp cho các vùng khác, vừa giúp nhân dân khu vực ven sông cải thiện đời sống. Ngoài hệ thống sông Đà, suối Nậm Giôn cũng là hệ thống suối có quy mô lớn thứ hai góp phần cung cấp nguồn nước tưới tiêu, sinh hoạt và sản xuất cho nhân dân. 15 Sông Đà chảy qua khu vực từ Tây Bắc xuống Đông Nam, chiều dài sông Đà qua khu vực khoảng 120km. Khu vực có hệ thống suối dày đặc: Suối Cà Nàng, Mường Chiên, Pắc Ma, Mường Giôn, Suối Muổi (huyện Quỳnh Nhai) và suối Nậm Pàn, suối Nậm Giôn, Nậm Mu, Nậm Trai, Nậm Păm, Nậm Chiến, Nậm Pia (huyện Mường La). Do địa hình chia cắt mạnh, dốc nên phần lớn các con suối có lưu vực nhỏ, hẹp, ngăn (trừ suối Nậm Păm, huyện Mường La có bề rộng trung bình 100m) và đều bắt nguồn từ núi cao do đó độ dốc lưu vực lớn đã tạo nên tính đa dạng về độ dòng chảy và lưu lượng nước giữa hai mùa chênh lệch lớn. Hiện trạng nguồn nước cung cấp trong sinh hoạt, sản xuất: - Nguồn nước mặt: Được cung cấp bởi hệ thống sông suối, bao gồm: hồ thủy điện, suối Cà Nàng, Mương Chiên, Pắc Ma, Mường Giôn, Suối Muổi suối Nậm Pàn, suối Nậm Giôn, Nậm Mu, Nậm Trai, Nậm Păm, Nậm Chiến, Nậm Pia ngoài ra còn một lượng lớn lấy từ ao, hồ. Tuy nhiên mặt nước sông, suối đều thấp hơn mặt bằng đất canh tác và khu dân cư nên hạn chế đáng kể đến khả năng khai thác sử dụng vào sản xuất và đời sống. - Nguồn nước ngầm: Tuy chưa có kết quả điều tra khảo sát chính thức nhưng thực tế cho thấy hệ thống nước ngầm phân bố không đều, mực nước thấp, khai thác khó khăn. Huyện có hồ thủy điện Sơn La được hình thành trong quá trình khởi công xây dựng nhà máy thủy điện. Khu vực lòng hồ thủy điện Sơn La được chính quyền địa phương khai thác, tận dụng lòng hồ, kết hợp với danh lam thắng cảnh ven hồ vừa đầu tư, vừa khuyến khích các hộ dân, các doanh nghiệp và các hợp tác xã thành lập trang trại nuôi trồng thủy sản, kết hợp phát triển du lịch lòng hồ. Qua đó giới thiệu, quảng bá nền văn hóa, truyền thống của nhân dân các dân tộc huyện Quỳnh Nhai với bạn bè gần xa. Tại một số các vùng nhân dân còn tận dụng nguồn nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên do số lượng, hệ thống sông suối tương đối phong phú, lượng nước dồi dào nên việc khai thác, tận dụng nguồn nước ngầm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt tại huyện còn hạn chế, chưa được chú ý khai thác. d. Khoáng sản 16 Quỳnh Nhai có hai mỏ than ở Mường Chiên và Pha Khinh có trữ lượng nhỏ khoảng 578.000 tấn, chủ yếu là than mỡ. Ngoài ra còn có đá vôi, cát sỏi, vàng sa khoáng ở sông Đà đang được khai thác để phục vụ cho các ngành kinh tế công, nông nghiệp và quốc phòng. Tuy nhiên do quá trình ngăn đập xây dựng thủy điện Sơn La hiện tại toàn bộ khu vực huyện lỵ Quỳnh Nhai xưa kia và các xã, bản khu vực ven sông đã nằm trong cốt ngập dưới lòng hồ thủy điện, do đó việc khai thác cát, sỏi vàng sa khoáng rất khó khan. Mặt khác, việc khai thác các tài nguyên khoáng sản như than, đá vôi chưa được quy hoạch, đưa vào khai thác sử dụng hợp lý, khoa học do đó vẫn xảy ra trường hợp khai thác bừa bãi, khai thác trộm. e. Sinh vật Quỳnh Nhai có diện tích rừng tái sinh 46.064,3ha; diện tích rừng trồng 17.665 ha. Độ che phủ của rừng 47,50% tổng diện tích tự nhiên. Rừng Quỳnh Nhai là kho tài nguyên phong phú, có một số loại gỗ quý: trai, nghiến, lim, lát, thổ lộ, vàng tâm và nhiều cây dược liệu, cây ăn quả khác. Huyện Quỳnh Nhai có nhiều loại động vật quý hiếm như hổ báo, hươu, nai, gấu, bò tót Hiện nay do quá trình đô thị hóa, dân số không ngừng tăng lên đã tác động lớn đến môi trường sinh thái, do đó trên địa bàn huyện chỉ có các loài động vật hoang dã như tê tê, khỉ, hươu, nai, nhím sóc, cày, cáo, chó sói, lợn rừng, các loại chim f. Dân cư Theo tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 31/12/2015, tổng dân số các dân tộc huyện Quỳnh Nhai có 58.493 người, trong đó nam: 29.258 (50,02%), nữ có: 29.235 người (49,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf01050003428_1_2402_2002723.pdf
Tài liệu liên quan