CO2 là sản phẩm cháy hoàn toàn của cacbon trong nhiên liệu. Khí này không được coi như khí gây ô nhiễm khí quyển. Tuy nhiên nồng độ của nó trên mặt đất luôn gia tăng ổn định, tạo nên những ảnh hưởng nguy hiểm đến khí hậu toàn cầu. Quá trình cháy các nhiên liệu hóa thạch sử dụng trong giao thông vận tải và sản xuất điện năng trên toàn thế giới theo một đánh giá là 6 tỉ tấn trong năm 1990 (Fulkerson và các đồng nghiệp, 1990).
Nếu lượng CO2 với nồng độ thấp thì sẽ là một chất không độc và không tạo nên những ảnh hưởng đáng kể. Nó có nhiều trong khí quyển, cần thiết cho cuộc sống cây trồng và nó không được xem như một chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên một lượng lớn phát thải CO2 gia tăng trên thế giới từ các quá trình cháy nhiên liệu hóa thạch, thêm vào đó là sự phá hủy rừng sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nồng độ CO2 trong khí quyển.
142 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6555 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất giải pháp kiểm soát ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài - Tỉnh Bình Phước đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
004 tăng lên 4.330 xe ô tô và 86.172 xe máy, năm 2007 tăng lên 6.125 xe ô tô và 130.454 xe máy. Theo các tài liệu nghiên cứu, một xe ô tô tiêu thụ 1000 lít xăng sẽ thải vào không khí 291kg CO, 33,2kg hydratcacbon, 11,3kg NOx, 0,9kg SO2, 0,4kg aldehyde, 0,25kg Pb. Tính bình quân mỗi ngày xe ô tô tiêu thụ 5 lít xăng và một xe gắn máy tiêu thụ 1 lít xăng [8]. Theo báo cáo của Petrolimex, hàng năm ở Hà Nội và Tp.HCM tiêu thụ xăng ở mức xấp xỉ 12%. Điều này đồng nghĩa nếu tăng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sẽ tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí.
Phát thải khí ô nhiễm từ hoạt động giao thông vận tải là nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất ở các đô thị Việt Nam, chủ yếu gây ra ô nhiễm các khí độc hại như: CO, NOx, hơi xăng dầu (HmCn, VOCs), bụi chì, bụi muội than (gồm các hạt cacbon mịn được tạo ra do quá trình cháy không hoàn toàn nhiên liệu), bụi bào mòn giữa lốp và đường ôtô (khi ôtô chạy trên đường, đặt biệt là khi phanh ôtô, các bánh xe sẽ ma sát với mặt đường. [3, Tr. 475]
Lượng phát thải gây ô nhiễm từ các loại xe cơ giới nói chung và xe máy nói riêng không hoàn toàn phụ thuộc vào số lượng xe cũng như lượng nhiên liệu tiêu thụ mà chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng nhiên liệu, công nghệ giảm khí thải được áp dụng trên xe, chế độ bảo dưỡng, sửa chữa và chế độ vận hành xe trong sử dụng. Thực tế cho thấy trung bình một xe máy tiêu thụ nhiên liệu chỉ bằng 1/5 xe ô tô con nhưng lại có thể thải ra lượng khí độc hại gấp nhiều lần nếu như xe máy đó là loại có kết cấu, công nghệ lạc hậu.
Ngoài ra, hoạt động giao thông vận tải cũng gây ra một lượng ô nhiễm tiếng ồn khá lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
2.1.2.4 2.1.4 Các nguồn khácNguồn ô nhiễm từ hoạt động dân sinh
a.Khí thải chất ô nhiễm từ lò đốt công nghiệp
Lò đốt nhiên liệu là tên gọi chung cho tất cả các loại như lò hơi, lò nung, lò rèn, buồng sấy…dùng để đốt nhiên liệu rắn hay lỏng lấy nhiệt lượng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, đời sống. Hầu hết các ngành công nghiệp đều sử dụng các loại nguyên nhiên liệu khác nhau nhau để làm chất đốt nhằm cung cấp năng lượng cho quá trình công nghệ khác nhau. Một số nhà máy sử dụng dầu FO làm nguyên liệu để cung cấp năng lượng cho lò hơi, lò sấy, lò rang ở ngành công nghiệp thực phẩm, lò nung ở công nghiệp luyện kim… Quá trình cháy trong lò sẽ sinh ra khí thải có nồng độ CO2, CO, SO2, NOx và tro bụi. Tùy theo đặc điểm của mục đích sử dụng mà khí thải của lò thải không hợp lý, khí thải lò đốt sẽ làm ô nhiễm không khí vùng lân cận dưới chiều gió. Cần phải có sự chú ý đặc biệt tới lò đốt rác thải vì ngoài khí thải do cháy nhiên liệu còn có khí thải do các thành phần của rác cháy hay bốc đốt còn mang theo các chất ô nhiễm đặc trưng khác. Khi tính toán lắp dựng lò đốt và ống hơi vào khí thải. Ngoài nhiên liệu chủ yếu là dầu DO và FO các loại nguyên liệu khác được được sử dụng trong khu vực cũng gây ô nhiễm không khí đáng kể như than đá, vỏ hạt điều. [10]
b. Hoạt động đun nấu của các hộ gia đình như: đun nấu đun nấu bằng than, dầu, củi cũng góp phần gây ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài, mặc dù không lớn hơn so với các nguồn khác. Hiện nay mức thu nhập của người dân tăng, nhiều gia đình đã sử dụng điện hoặc gas cho việc nấu ăn hơn là than, dầu. Tuy nhiên việc sử dụng than hầu như xuất hiện trong các quán ăn, nhà hàng phục vụ cho việc ăn uống của con người hay sử dụng than cho các bà đẻ…Tuy nhiên vẫn còn hạn chế do vẫn còn nhiều hộ nghèo. Bên cạnh đó, giá cả đang tăng cao kéo theo giá gas cũng tăng cao nhiều hộ gia đình đã chuyển sang dùng củi, than để đun nấu. Đđây là vấn đề có nguy cơ gây tổn hại môi trường không khí mà hơn hết là ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, giá cả đang tăng cao kéo theo giá gas cũng tăng cao nhiều hộ gia đình đã chuyển sang dùng củi, than để đun nấu.
c. Những đám cháy lớn: Cũng như những khu vực đô thị khác, thị xã Đồng Xoài cũng thường xảy ra những vụ cháy lớn ở những khu vực chợ hay những cơ sở sản xuất nhỏ, hộ gia đình…Những đám cháy này đã thải ra môi trường không khí một lượng lớn các chất ô nhiễm. Đặc biệt là bụi, các khí NOx, CO2, SO2…và các chất độc hại khác được hình thành xâm nhập vào môi trường không khí.
Ngoài ra hoạt động hút thuốc lá của con người cũng thải ra không khí một lượng lớn khí CO từ hói thuốc lá.
2.1.5 Nguồn ô nhiễm từ hoạt động nông nghiệp
Một số khu vực nông thôn đang dần bị tác động từ quá trình bón phân, phun thuốc trừ sâu cho hoa màu, cây công nghiệp… Do hiểu biết của người dân về liều lượng sử dụng, cách dùng, loại hóa chất phù hợp với từng loại cây trồng chưa cao nên hằng năm việc phát tán các hóa chất độc hại vào môi trường đất, không khí ngày càng gia tăng. Đồng thời việc lơ là trong công tác bảo hộ khi sử dụng hóa chất độc hại sẽ tích tụ dần trong cơ thể và gây tác hại từ từ tới sức khỏe của chính người canh tác trong khu vực.
2.2 Hành vi và tác hại của các chất gây ô nhiễm môi trường không khí
2.2.1 Lưu huỳnh đioxit (SO2)
SO2 được hình thành từ quá trình ôxy hóa lưu huỳnh trong nhiên liệu và từ các quá trình công nghệ (như đã nói ở phần 2.1).
Chất ô nhiễm SO2 đã gây ra những ảnh hưởng nguy hại chủ yếu đến cây xanh như là bệnh úa vàng, mất dịp lục, hoặc là sự co nguyên sinh, sự gãy sụp hàng loạt của các tế bào lá cây.
Các ảnh hưởng của SO2 đến sức khỏe của con người phụ thuộc vào nồng độ của nó. Nồng độ trên 1ppm, xảy ra một số các bệnh về phổi; trên 10ppm, sự sưng tấy của mắt mũi, và cổ họng bắt đầu được nhận thấy. Nó cũng kích thích hệ thống nước nhầy kín, một biểu hiện riêng của bệnh viêm phế quản kinh niên. Bụi có thể làm tăng cường ảnh hưởng của SO2. Các hạt trơ hút bám SO2 rồi vào sâu trong phổi gây ra các ảnh hưởng rất nguy hiểm.
SO2 có tính hòa tan vào trong nước cao. Ở 200C, 1 thể tích nước có thể hòa tan 40 thể tích khí SO2, khi thoát vào không khí một phần khí này sẽ kết hợp với hơi nước tạo thành axit sunfurơ (H2SO3), H2SO3 bị ôxi hóa từ từ tạo thành axit sunfurit (H2SO4) dưới tác dụng của ôxi hòa tan. Sau đó H2SO4 theo mưa rơi xuống đất. [3, tr .410]. Hiện tượng này gọi là mưa axit. Nước mưa có pH thấp làm giảm sự đa dạng và sản lượng sơ cấp của phiêu sinh thực vật, nền tảng của chuỗi thức ăn, ảnh hưởng gián tiếp đến sản lượng thứ cấp.
Những khu vực có chứa các loại đá như canxi cacbonat (CaCO3) hay một số khoáng chất tương tự là lớp đệm chống lại hiểm họa của mưa axit. SO2 trong mưa axit luôn lan tỏa đến những khu vực cách hàng chục hay hàng trăm kilomet từ một nguồn. [4]
2.2.2 Cacbon oxit (CO)
Các buồng đốt lớn luôn vận hành trong điều kiện đảm bảo quá trình cháy gần như hoàn toàn. Quá trình vận hành trong động cơ đốt trong theo nguyên lý yêu cầu của quá trình cháy ở chế độ cháy thiếu ôxi, làm cho nồng độ khí CO tăng cao trong khói thải.
Hỗn hợp CO trong không khí ở nồng độ giới hạn sẽ trở thành hỗn hợp cháy nổ. CO là loại khí đặc biệt nguy hiểm cho các thiết bị lọc bụi tĩnh điện khi lọc khói lò nung hay khí thải lò đốt tích lũy trong không gian kín.
CO là một khí rất nguy hiểm đến sức khỏe con người. Đó là một loại khí không màu, không mùi mà phản ứng với hemoglobin trong máu và ngăn chặn sự lưu chuyển của ôxi. Nó ảnh hưởng đến con người theo từng mức độ từ đau đầu nhẹ đến buồn nôn và có thể dẫn đến thiệt mạng phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian lan tỏa của nó.
Tính độc của nó chỉ do phản ứng bên trong của CO với hemoglobin trong máu. Khi một hỗn hợp không khí và CO được hít vào, cả hai sẽ được trao đổi thông qua phổi với máu gặp hemoglobin, nhưng hệ số cân bằng của CO gấp 210 lần của ôxi. Do vậy tỷ lệ cân bằng của cacboxihemoglobin (HbCO) so với ôxi hemoglobin (HbO2) là:
= 210
Trong đó: pCO2 và pO2 là áp suất của CO và O2 trong không khí.
Sự cân bằng này không phải là tức thời và quá trình là thuận nghịch. Khi không khí được hít vào mà không có CO, HbCO sẽ bị phá hủy từ từ cho phép CO bị tống ra khỏi phổi.[4]
Bảng 2.5 Các ảnh hưởng đến sức khỏe của CO CÁC ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC KHỎE CỦA CO
HbCO (%)
Các ảnh hưởng đến sức khỏe
<1
Không có biểu hiện ảnh hưởng
1 ¸ 2
Một số dấu hiệu ảnh hưởng đến hình thức cư xử
2 ¸5
Các ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương; làm suy yếu sự nhận thức về thời gian, sựu nhạy bén về thị giác và các chức năng thần kinh khác
5 ¸ 10
Thay đổi chức năng tim phổi
10 ¸ 80
Đau đầu, mệt mỏi, uể oải, hôn mê và chết.
Nguồn: Wark và Warner(1981)
2.2.3 Ôxit nitơ (NOx)
Oxit nitrit (NO) và nitơ đioxit (NO2) là những ôxit nitơ quan trọng nhất trong khí thải. Người ta thường gộp chúng lại với nhau dưới kí hiệu NOx. NO là sản phẩm phụ chủ yếu của quá trình cháy, sinh ra từ phản ứng giữa N2 và O2 ở nhiệt độ cao trong quá trình cháy không khí. NO có thể phản ứng với ôxi trong khí quyển tạo NO2.
N2 + O2 ® 2NO
2NO + O2 ® 2NO2
NO2 là chất khí có màu nâu nhạt, mùi của nó có thể phát hiện ở nồng độ 0,12 ppm. NO2 dễ hấp thụ bức xạ tử ngoại, dễ hòa tan trong nước và tham gia các phản ứng hóa học. NO2 là loại khí có tính kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc, tạo thành axit qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa, sau đó vào máu. [3, tr. 694]
Ở hàm lượng 15-50 ppm, NO2 gây nguy hiểm cho tim, phổi và gan (Đặng Kim Chi, 2001). Ở hàm lượng 0,05-0,2 ppm, NO2 đã gây nên những tổn thương trên tổ chức của bộ máy hô hấp ( Nguyễn Phước Tương, 1999).
NO2 và hơi nước tạo thành axit nitrit (HNO3) gây thiệt hại cây cối, mùa màng. Ngoài ra, NO2 còn làm phai màu thuốc nhuộm vải, làm hư hỏng vải bông, ăn mòn kim loại.
2.2.4 Bụi
Thành phần bụi là tất cả mọi thứ thải ra khí quyển dưới dạng cô đọng (chất lỏng hay hạt rắn).
Các hạt bụi có thể gây nguy hại đến con người, đến sức khỏe động vật và làm chậm sự phát triển của cây cối. Chúng gây ra các tác hại nghiêm trọng đến các công trình xây dựng như gây bẩn, mài mòn, và làm biến đổi mô hình thời tiết vốn có trong một địa phương.
Một vật thể có thể thấy được trong không khí vì nó phản xạ lại ánh sáng chiếu vào nó. Các hạt bụi trong không khí sẽ làm ánh sáng phát ra bị phân tán và mờ dần. Mặt khác nguồn ánh sáng bị hấp thụ hoặc bị đổi hướng do bụi tro nên độ tương phản sẽ bị suy giảm.
Ảnh hưởng của các hạt đến sức khỏe con người là rất nhiều. Các nhà nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra mối quan hệ trực tiếp của bụi đến một số các bệnh như: viêm cuốn phổi, khí thũng xuyễn, viêm phổi và bệnh tim. [4]
2.2.5 Các thành phần chất hữu cơ dễ bay hơi (VOCs)
VOCs bao gồm tất cả các thành phần hữu cơ như: Hydro cacbon, và một số hợp chất khác như: anđehit, xeton, các dung môi được khử trùng bằng clo, các môi chất lạnh…
Bảng 2.6: Một số các VOVs đáng quan tâm trong việc hạn chế để kiểm soát ô nhiễm không khí MỘT SỐ CÁC VOCs ĐÁNG QUAN TÂM TRONG VIỆC HẠN CHẾ ĐỂ KIỂM SOÁT Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ
Họ các hydro cacbon
Thành phần
Công thức hóa học
Các hydro cacbon
Meta
CH4
Etan
C2H6
Propan
C3H8
Butan
C4H10
Pentan
C5H12
Hecxan
C6H14
Benzen
C6H6
Toluen
C7H8
Etylen
CH2=CH2
Buten-2
CH3CH=CH3CH
Các halopmetan
Metyl clorua
CH3Cl
Cloroform
CHCl3
Cacbon tetraclorua
CCl4
Các haloetan
1,2-Đicloruaetan
CH2ClCH2Cl
Các halopropan
1,2-Đicloruapropan
CH2ClCHClCH3
Clorua anken
Tricloruaetylen
CHCl=CHCl2
Allyl Clorin
ClCH2ClCH=CH2
Clorua thơm
Monoclorua benzen
C6H5Cl
Điclorua benzen
C6H4Cl2
Thế oxi và nitơ
Fomanđehit
HCHO
Peroxiaxetyl nitrat (PAN)
CH3COOONO2
Acrylonitrin
CHCN
Các clorua-florua cacbon
CFC-11
CFCl3
CFC-12
CF2Cl2
Nguồn: Môi trường và kỹ thuật xử lý chất phát thải, Nguyễn Sỹ Mão
Các thành phần khí này có khả năng phản ứng trong một khoảng rộng. Một số cá biệt lại nhạy cảm với các phản ứng quang hóa ở trong khí quyển, còn một số khác lại ổn định. Đặc biệt các VOCs có khả năng phản ứng (như buten hay etylen) hỗn hợp với các ôxit của nitơ trong ánh sáng hình thành nên các chất ôxi hóa quang hóa bao gồm ozon (O3) và peroxy axetylen nitrat (PAN). Những chất ôxi hóa quang hóa này kích thích nghiêm trọng đến mắt, mũi và họng. Ozon có khả năng tấn công đến cao su tổng hợp, vải sợi, sơn và một số vật liệu khác. Các chất này làm thiệt hại nhiều đến cuộc sống thực vật. Trong đó, khả năng chịu đựng của thảm thực vật là tại nồng độ đến 0,05 ppm (Cooper và Alley 1986). Sự kích thích mắt bắt đầu từ 0,1 ppm còn việc ho khan xảy ra tại nồng độ 2 ppm.
2.2.6 Khí Cacbondioxit (CO2)
CO2 là sản phẩm cháy hoàn toàn của cacbon trong nhiên liệu. Khí này không được coi như khí gây ô nhiễm khí quyển. Tuy nhiên nồng độ của nó trên mặt đất luôn gia tăng ổn định, tạo nên những ảnh hưởng nguy hiểm đến khí hậu toàn cầu. Quá trình cháy các nhiên liệu hóa thạch sử dụng trong giao thông vận tải và sản xuất điện năng trên toàn thế giới theo một đánh giá là 6 tỉ tấn trong năm 1990 (Fulkerson và các đồng nghiệp, 1990).
Nếu lượng CO2 với nồng độ thấp thì sẽ là một chất không độc và không tạo nên những ảnh hưởng đáng kể. Nó có nhiều trong khí quyển, cần thiết cho cuộc sống cây trồng và nó không được xem như một chất gây ô nhiễm. Tuy nhiên một lượng lớn phát thải CO2 gia tăng trên thế giới từ các quá trình cháy nhiên liệu hóa thạch, thêm vào đó là sự phá hủy rừng sẽ dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng nồng độ CO2 trong khí quyển.
Nồng độ CO2 cao hơn sẽ đe dọa tới sự phá vỡ mô hình khí hậu toàn cầu bởi sự thay đổi lượng hấp thụ bức xạ riêng của khí quyển. Khí quyển của trái đất, mà hầu như trong suốt với các bức xạ mặt trời với bước sóng ngắn, chứa khoảng 78% N2, 21% O2, và một loạt các khí khác hấp thụ khoảng 20% tổng lượng bức xạ mặt trời. Thêm vào đó, 30% lượng bức xạ này phân tán hay đổi hướng đi vào không trung. Khí quyển luôn chắc các bức xạ mãnh liệt hay các bức xạ hồng ngoại phát ra từ bề mặt trái đất. khoảng 90% lượng bức xạ nhiệt này thoát ra từ bề mặt trái đất được hấp thụ bởi các đám mây, hơi nước, và các khí khác như CO2, metan (CH4)…[4]
Khi được khí quyển hấp thụ, một phần năng lượng này bức xạ trở lại trái đất làm bề mặt trái đất nóng lên. Theo cách này, các đám mây, hơi nước, và các khí khác đã có một ảnh hưởng làm nóng lên bề mặt trái đất. Năng lượng tuần hoàn lại bề mặt trái đất từ khí quyển gần gấp đôi năng lượng của mặt trời chiếu xuống trái đất (Gates cùng các đồng nghiệp, 1990). Hiện tượng này gọi là “hiệu ứng nhà kính”.
Khí hậu trên trái đất đã luôn ổn định trong vài nghìn năm trước thời kì công nghiệp hóa. Kể từ đó nhiệt độ trung bình trên bề mặt trái đất đã gia tăng khoảng 0,5oC. Theo dự đoán, sự gia tăng hiệu ứng nhà kính đã bắt đầu ảnh hưởng đến sự nóng lên của toàn cầu. Có một sự đồng thuận chung cho rằng khí hậu sẽ thay đổi nhiều hơn khi phát thải khí nhà kính tiếp tục gia tăng, nhưng lại không có một điểm chung riêng biệt nào như: nhiệt độ từng vùng tăng nhanh như thế nào và tăng bao nhiêu.
Theo một dự đoán về mô hình khí hậu trên thế giới (Gates và các đồng nghiệp,1990) thì sự gia tăng đó sẽ dẫn tới nhiệt độ trung bình của trái đất sẽ tăng lên 40C, trong đó tại một số vùng ở bán cầu Bắc sẽ tăng đến 9oC. Điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến khí hậu.Mực nước biển gia tăng do sự nóng lên của bề mặt trái đất sẽ đe doạ đến sự cân xứng vốn có của môi trường. Trong suốt thế kỷ tới, bề mặt nước biển sẽ lan rộng và sự tan ra của các dòng sông và các núi băng sẽ làm gia tăng nhanh chóng mực nước biển. Theo đánh giá của trung tâm kiểm định Mỹ (U.S.EPA), sự gia tăng của mực nước biển sẽ từ 0,5-2 mét. Hekstra (1989) của bộ nội vụ, trung tâm dựu án và môi trường của Hà Lan đã xác nhận rằng nếu gia tăng 1m mực nước biển thì 5 triệu km2 của trái đất sẽ chìm trong tình trạng nguy hiểm. Đó chỉ là 3% của bề mặt trái đất nhưng nó lại là 1/3 diện tích trồng trọt và nhà của 1 tỉ người.[4]
2.3 Đánh giá chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài
Để đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí và dự báo các tác động chủ yếu qua từng giai đoạn trên địa bàn thị xã thì việc quan trắc, giám sát chất lượng không khí tại các khu vực trung tâm xã, phường, tại các trục đường giao thông chính và các khu vực sản xuất công nghiệp là rất cần thiết.
Dưới đây là kết quả phân tích chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài vào hai mùa: mùa mưa (tháng 10/ 2010) và mùa khô (tháng 3/ 2011)
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Kết quả
QCVN 05:
2009/BTNMT
(1giờ)
KK1
KK2
KK3
KK4
KK5
KK6
KK7
Vi khí hậu
1
Nhiệt độ
0C
26,1
27,8
30,1
30
31,9
29,8
30,6
-
2
Độ ẩm không khí
%
75
73,7
65
62,7
69,2
61,6
60,7
-
3
Tốc độ gió
m/s
0,5
0,9
0,4
0,3
0,5
0,6
0,6
-
Chất lượng không khí
4
SO2
Mg/m3
0,22
0,14
0,15
0,18
0,12
0,16
0,09
0,35
5
NO2
Mg/m3
0,13
0,09
0,16
0,14
0,08
0,12
0,15
0,2
6
CO
Mg/m3
32,5
14,6
16
22,6
12,7
9,2
2,8
30
7
Bụi lơ lửng (TSP)1h
Mg/m3
484
264
374
463
251
269
127
300
Bảng 2.7: Chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài vào mùa mưa CHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI VÀO MÙA MƯA
Nguồn: công ty tư vấn và thẩm định môi trường Vinacontrol
Bảng 2.8 Chất lượng không khí thị xã Đồng Xoài vào mùa khôCHẤT LƯỢNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI VÀO MÙA KHÔ
TT
Chỉ tiêu
Đơn vị
KẾT QUẢ
QCVN 05:2009/BTNMT (1giờ)
KK1
KK2
KK3
KK4
KK5
KK6
KK7
Vi khí hậu
1
Nhiệt độ
0C
30.,8
29.,5
29
31
30,5
29
31,5
-
2
Độ ẩm không khí
%
52
54,6
57
54,2
51
56
53
-
3
Tốc độ gió
m/s
0,2
0,3
0,3
0,4
0,3
0,5
0,4
-
Chất lượng không khí
4
SO2
mMg/m3
0,3
0,22
0,19
0,2
0,18
0,23
0,12
0,35
5
NO2
mg/m3
0,18
0,1
0,2
0,16
0,14
0,15
0,16
0,2
6
CO
mg/m3
40,5
23,8
23
38
15
16,2
11,4
30
7
Bụi lơ lửng (TSP) 01 h
µg/m3
586
285
390
490
268
274
130
300
Nguồn: công ty tư vấn và thẩm định môi trường Vinacontrol
Ký hiệu mẫu
Vị trí lấy mẫu
Tọa độ
KK1
Không khí tại ngã tư Đồng Xoài
X: 571146,82
Y: 1275824,24
KK2
Không khí gần cầu Hai, phường Tân Đồng
X: 572807,5
Y: 1276235,57
KK3
Không khí tại ngã tư Sóc Miên, khu phố Suối Đá-phường Tân Xuân
X:572321,87
Y: 1274777,98
KK4
Không khí tại chợ Đồng Xoài, phường Tân Bình
X: 575434,29
Y: 1277634,11
KK5
Không khí tại ngã Ba Tân Hưng-xã Tiến Hưng
X: 569213,87
Y: 1270215,52
KK6
Không khí tại xã Tân Thành, gần KCN Tân Thành
X: 564265,39
Y: 1274170,48
KK7
Không khí tại phường Tân Bình, gần Công An Tỉnh Bình Phước
X: 568974, 93
Y: 1275520,71
Bảng 2.9 Các vị trí lấy mẫu tiêu biểu tại thị xã Đồng Xoài CÁC VỊ TRÍ LẤY MẪU TIÊU BIỂU TẠI THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
Đánh giá hàm lượng bụi
Đánh giá hàm lượng bụi
Biểu đồ 2.1: Nồng độ bụi trong không khí thị xã Đồng Xoài NỒNG ĐỘ BỤI TRONG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
Nhận xét:
Dựa vào biểu đồ đo đạc nồng độ bụi vào hai mùa mưa và mùa khô thị xã Đồng Xoài cho thấy: hiện nồng độ bụi tại một số khu vực đã vượt quy chuẩn cho phép. Đặc biệt vào mùa khô, hàm lượng bụi tại ngã tư Đồng Xoài khá cao (586 mg/m3) vượt quy chuẩn cho phép gần 2 lần (QCVN 05:2009 là 300 mg/m3), và vào mùa mưa là 1,61 lần. Có thể nói đây là khu vực bị nhiễm bụi nhiều nhất tại thị xã. Ngã tư Đồng Xoài là nơi giao nhau giữa hai tuyến đường quan trọng (Quốc Lộ 14 và Tỉnh lộ 741) từ Tp.HCM, Bình Dương đi qua khu vực Tây Nguyên và từ Tp.HCM đi tới các huyện thị (Phước Long, Bù Gia Mập, Bù Đăng, Bình Long, Hớn Quản ). Đây là tuyến giao thông quan trọng tập trung hàng trăm xe qua lại mỗi ngày. Khu vực ngã tư Đồng Xoài đã bị ô nhiễm bụi nghiêm trọng.
Dựa vào biểu đồ ta cũng thấy hàm lượng bụi tại ngã tư Sóc Miêng và tại chợ Đồng Xoài cũng cao hơn sao với qui chuẩn cho phép. Cụ thể, tại ngã tư Sóc Miêng hàm lượng bụi vào mùa khô vượt tiêu chuẩn 1,3 lần, mùa mưa là 1,25 lần. Tại chợ Đồng Xoài hàm lượng bụi vào mùa khô vượt chuẩn 1,63 lần, mùa mưa vượt quy chuẩn là 1,54 lần.
Hàm lượng bụi tại các khu vực còn lại tuy đạt quy chuẩn cho phép nhưng nồng độ cũng khá cao. Biểu đồ còn cho thấy hàm lượng bụi có xu hướng giảm dần từ khu vực trung tâm đến các vùng ven, chủ yếu tập trung ở các nút giao thông chính còn chất lượng bụi gần các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp còn tương đối tốt như hàm lượng bụi gần khu công nghiệp Tân Thành.
Vậy nhìn chung, không khí thị xã Đồng Xoài đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bụi.
2.4.2 Đánh giá hàm lượng SO2
Biểu đồ 2.2: Nồng độ SO2 trong không khí thị xã Đồng XoàiỒNG ĐỘ SO2 TRONG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
Nhận xét:
- Mùa khô:
Nồng độ SO2 thay đổi từ 0,12 mg/m3 đến 0,3 mg/m3 . Nồng độ SO2 tại các khu vực khảo sát đều thấp hơn quy chuẩn qui định (0,35 mg/m3 ).
Nồng độ SO2 ở tại ngã tư Đồng Xoài hàm lượng SO2 (0,3 mg/m3) đều cao hơn so với các khu vực khác và gần bằng chuẩn qui định.
Nồng độ SO2 ở khu vực gần khu công nghiệp Tân Thành cũng khá cao. Khu vực này có nồng độ cao hơn hẳn các điểm khảo sát khác sau điểm khảo sát tại ngã tư Đồng Xoài. Cho thấy khu vực này có thể bị ô nhiễm do khí SO2 do hoạt động của khu công nghiệp Tân Thành.
Vị trí có nồng độ SO2 cao thứ 3 là khu vực cầu Hai, nguyên nhân chủ yếu do lượng nước trong con suối chảy qua cầu Hai đã bị nhiễm bẫn, còn bốc mùi hôi thối xung quanh khu vực.
Lượng SO2 tại phường Tân Bình gần công an tỉnh Bình Phước là thấp nhất (0,12 mg/ m3 ). Đây là khu vực tập trung các cơ quan hành chính của tỉnh Bình Phước, là khu dân cư tập trung, trường học, không có các nhà máy, cơ sở sản xuất trong khu vực này.
Mùa mưa:
Vào mùa mưa, thư tự nồng độ cao thấp tại các điểm khảo sát có sự thay đổi so với mùa khô. Nồng độ SO2 tại vị trí ngã tư Đồng Xoài vẫn cao hơn so với các vị trí khác. Tiếp đến là tại chợ Đồng Xoài, rồi đến vị trí gần khu công nghiệp Tân Thành
Nhìn chung nồng độ SO2 tại các khu vực khảo sát ở các nút giao thông, khu vực chợ, khu vực gần khu công nghiệp đều gần bằng nhau và đạt quy chuẩn quy định.
2.4.3 Đánh giá hàm lượng NO2
Biểu đồ 2.3: Nồng độ NỒNG ĐỘ NO2 trong không khí thị xã Đồng Xoài TRONG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
Nhận xét:
Mùa khô:
Hàm lượng khí NO2 ở tất cả các điểm khảo sát khá cao. Đặc biệt là ở ngã tư Sóc Miêng, nồng độ NO2 đã bằng với quy chuẩn cho phép (0,2 mg/m3 ). Khu vực này tập trung nhiều cơ cở sản xuất tiểu thủ công nghiệp rải rác nằm trong khu dân cư (đặt biệt có 1 xưởng điều gần ngã tư) với lượng xe máy lưu thông khá nhiều. Tại ngã tư Đồng Xoài thấp hơn quy chuẩn 0,02 mg/m3, tại chợ Đồng Xoài và khu vực gần công an tỉnh Bình Phước thấp hơn quy chuẩn 0,04 mg/m3, khu vực gần khu công nghiệp Tân Thành thấp hơn quy chuẩn 0,05 mg/m3, khu vực ngã ba Tân Hưng thấp hơn quy chuẩn 0,06 mg/m3, khu vực gần cầu Hai thấp nhất (0,1 mg/m3).
- Mùa mưa:
Hàm lượng NO2 cao nhất vẫn là ở ngã tư Sóc Miêng 0,16 mg/m3 (quy chuẩn là 0,2 mg/m3), kế tiếp là khu vực gần công an tỉnh Bình Phước 0,15 mg/m3, tại chợ Đồng Xoài là 0,14 mg/ m3, khu vực ngã tư Đồng Xoài 0,13 mg/m3 , khu vực gần khu công nghiệp Tân Thành 0,12 mg/m3, tại ngã ba Tân Hưng xã Tiến Hưng nồng độ NO2 là thấp nhất vào mùa mưa (0,08 mg/m3 ).
Nhìn chung chất lượng không khí tại thị xã Đồng Xoài đã có dấu hiệu ô nhiễm NO2.
2.4.3 Đánh giá hàm lượng CO
Biểu đồ 2.4: Nồng độ NỒNG ĐỘ CO trong không khí thị xã Đồng Xoài TRONG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
Nhận xét:
Qua biểu đồ cho thấy nồng độ khí CO tại một số khu vực đã vượt chuẩn cho phép. Và khu vực ngã tư Đồng Xoài đã bị ô nhiễm khí CO trong cả hai mùa mưa và khô. Với nồng độ khá cao: mùa khô là 40,5 mg/m3 vượt chuẩn 1,35 lần, mùa mưa vượt chuẩn 1,08 lần. Khu vực thứ hai bị ô nhiễm khí CO vào mùa khô là tại chợ Đồng Xoài (38 mg/m3, vượt chuẩn cho phép gần 1,27 lần). Còn lại những khu vực khác nồng độ khí CO vẫn thấp hơn quy chuẩn cho phép. Biểu đồ này có sự chênh lệch nồng độ khí CO khá lớn vào hai mùa. Tại vị trí số 4 (chợ Đồng Xoài) cột nồng độ tại mùa mưa thấp hơn mùa khô tới 15,4 đơn vị mg/m3. Còn tại vị trí số 7 (tại phường Tân Bình gần công an tỉnh Bình Phước, cột mùa mưa thấp hơn cột mùa khô 8,6 đơn vị mg/m3. Biểu đồ này cũng cho thấy hàm lượng CO tại khu vực các tuyến giao thông, chợ, khu trung tâm cao hơn so với các khu vực ngoại ô thị xã. Nhìn chung chất lượng không khí tại thị xã Đồng Xoài cũng đã có dấu hiệu bị ô nhiễm bởi khí CO.
Nhận xét chung: Qua kết quả phân tích mẫu và lập biểu đồ ta thấy chất lượng không khí tại thị xã Đồng Xoài đã có dấu hiệu ô nhiễm tại một số vị trí, tuy nhiên chất lượng không khí còn tương đối tốt. Đa số tại các vị trí khảo sát vào hai mùa đều thấp hơn quy chuẩn cho phép. Đặc biệt là nồng độ bụi đã vượt quy chuẩn tại các trục giao thông chính như ngã tư Đồng Xoài, ngã tư Sóc Miêng, và gần trục đường giao thông như chợ Đồng Xoài. Nồng độ CO tại ngã tư Đồng Xoài, chợ Đồng Xoài cũng đã vượt chuẩn cho phép, nồng độ NO2 tương đối cao. Các khu vực có nồng độ chất ô nhiễm không khí cao thường là những khu vực có lượng xe cộ qua lại nhiều, các trục giao thông chính. Như đã phân tích ở phần 2.1 (nguồn gây ô nhiễm không khí thị xã Đồng Xoài) thì hiện trạng môi trường tại các cơ sở sản xuất, nhà máy vẫn còn ở ngưỡng thấp. Vậy có thể kết luận: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu vào thời điểm hiện tại ở thị xã Đồng Xoài là do hoạt động giao thông vận tải.
Chương 3: DỰ BÁO DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI
3.1 Dự đoán dân số thị xã Đồng Xoài đến năm 2020
Theo chỉ tiêu kế hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và đầu tư xây dựng cơ bản năm 2011 - thị xã Đồng Xoài thì dân số trung bình thị xã Đồng Xoài năm 2010 là 84.500 người. Dự báo tốc độ gia tăng dân số giai đoạn 2011- 2015 là 2,5%/năm và giai đoạn 2016-2020 là 2,3%/năm .
Vậy dự đoán dân số của toàn thị xã Đồng Xoài đến năm 2015:
N2015 = N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTN Nguyen Thi Kim Thuy.doc
- THUY.PDF