Luận văn Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2025

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

PHẦN MỞ ĐẦU 9

1.1 Đặt vấn đề 9

1.2 Tổng quan tài liệu 10

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 12

1.4 Phương pháp nghiên cứu 13

1.5 Phạm vi nghiên cứu 16

1.6 Ý nghĩa đề tài 16

PHẦN 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 18

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH BÌNH DƯƠNG 18

1.1 Khát quát đặc điểm tự nhiên 18

1.1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính 18

1.1.2 Địa hình, thổ nhưỡng 19

1.1.3 Khí hậu, thời tiết 20

1.2 Tình hình kinh tế - xã hội có liên quan đến chất thải rắn đô thị 21

1.2.1 Sự phát triển dân số 21

1.2.2 Y tế 22

1.2.4 Phát triển đô thị mới 22

1.2.4 Tăng trưởng kinh tế 23

1.2.5 Công nghiệp 24

1.2.6 Nông nghiệp 25

1.2.7 Phát triển dịch vụ, du lịch 26

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ TẠI TỈNH BÌNH DƯƠNG 27

2.1 Hiện trạng hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương 27

2.1.1 Hệ thống quản lý chất thải rắn 27

2.1.2 Đánh giá nhận xét 28

2.2 Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn đô thị tại Bình Dương 29

2.2.1 Thành phần, khối lượng CTRĐT 29

2.2.2 Hiện trạng hệ thống thu gom 30

2.2.3 Hiện trạng công tác vận chuyển, trung chuyển chất thải rắn đô thị tại Bình Dương 35

2.2.4 Hiện trạng tái sinh, tái chế 37

2.2.5 Đánh giá, nhận xét 38

CHƯƠNG 3 : CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ BÌNH DƯƠNG 42

3.1 Các bên liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị Bình Dương 42

3.1.1 Các bên liên quan đến nguồn gốc phát sinh CTRĐT 46

3.1.2 Các bên liên quan đến quá trình thu gom vận chuyển và xử lý CTRĐT 47

3.1.3 Các bên liên quan bị ảnh hưởng CTRĐT 47

3.2 Các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị đã ban hành và đánh giá hiệu quả áp dụng tại Bình Dương 48

3.2.1 Các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị đã ban hành tại Bình Dương 48

3.2.2 Đánh giá hiệu quả áp dụng các chính sách quản lý chất thải rắn tại Bình Dương 48

CHƯƠNG 4: DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÁT SINH TRONG TƯƠNG LAI ĐẾN 2025 50

4.1 Các phương pháp tính toán dự báo khối lượng chất thải rắn 50

4.1.1 Phương pháp lấy mẫu hoặc đo trực tiếp 50

4.1.2 Phương pháp cân bằng vật chất 50

4.1.3 Phương pháp sử dụng hệ số phát thải 50

4.2 Kết quả dự báo 51

4.2.1 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 51

4.2.2 Dự báo chất thải rắn nông nghiệp 53

4.2.3 Dự báo chất thải rắn công nghiệp 55

4.3 Đánh giá và cân đối nhu cầu quy họach bải chôn lấp. 56

CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÙ HỢP VỚI ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH 59

5.1 Xây dựng định hướng chiến lược quản lý CTR ĐT bằng phương pháp phân tích SWOT 59

5.2 Giải pháp phối hợp các bên liên quan 70

5.3 Một số biện pháp hỗ trợ khác 72

PHẦN 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 74

1. Kết luận 74

2. Kiến nghị 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 80

 

 

docx95 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11140 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn đô thị và đề xuất giải pháp quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến 2025, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chuyển làm phát sinh mùi và nước rỉ rác suốt quá trình thu gom và vận chuyển rác. Số lượng trạm trung chuyển còn quá ít, trong khi quãng đường vận chuyển lại quá xa. Điều này dẫn đến tình trạng tại các khu vực như huyện Bến Cát, Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng chưa thu gom, quản lý được, phần lớn rác sinh hoạt được nhân dân tự thu gom, đổ thải, đối với lượng rác thu gom được cũng đổ trực tiếp vào các bãi đất lộ thiên rồi dùng các phế phẩm khử mùi và đốt để giảm thể tích rác. Điều này không những gây ảnh hưởng tạm thời đến cuộc sống của người dân mà lâu dài có thể gây những tác động lớn trên phạm vi rộng của xã hay huyện. Ngoài ra, do quãng đường vận chuyển quá dài nên không kinh tế, tốn nhiều chi phí của Nhà nước. Hơn nữa, nếu để tình trạng này tiếp tục xảy ra thì khó có thể thu hút các thành phần kinh tế tham gia xã hội hóa cung cấp dịch vụ thu gom, vận chuyển rác tại các huyện này. Công nghệ sử dụng tại các trạm trung chuyển đơn giản và chưa đảm bảo vệ sinh môi trường. Công tác xử lý mùi hôi, xử lý nước rỉ rác trong quá trình trung chuyển chưa thật sự được thực hiện tốt ở các trạm trung chuyển. Các trạm trung chuyển chủ yếu là các bãi đất trống lộ thiên, khu đất có mái tôn che xung quanh, không đảm bảo vệ sinh môi trường. Những nơi này cần được quy hoạch lại và xây dựng thành các trạm trung chuyển kín hơn. Việc quy hoạch các trạm trung chuyển thực hiện quá chậm nên không đảm bảo quy trình vận chuyển, gián tiếp gây ô nhiễm môi trường. 2.2.5.3 Đối với hoạt động tái sinh, tái chế Chưa có chính sách khuyến khích phân loại chất thải rắn tại nguồn. Tại khu xử lý chất thải rắn chưa có phương tiện và thiết bị phân loại nên chưa có thể phát triển các phương tiện xử lý có quy mô và hiện đại. Tỷ lệ chất thải rắn được thu hồi để tái sử dụng vào khoảng 12-20%, chủ yếu do những người chuyên bới rác để thu nhặt các phế thải nhựa, giấy, kim loại, thủy tinh. Tỷ lệ thu hồi chất thải rắn từ nguồn phát sinh cho đến tận nơi xử lý. Tuy nhiên, hoạt động thu nhập chất thải rắn là hoàn toàn tự phát, không được tổ chức và quản lý. Chưa phát triển được kỹ thuật chế biến phân hữu cơ tổng hợp cao do đó một khối lượng rác thực phẩm lớn chứa hàm lượng chất hữu cơ cao lại chôn lấp xuống bãi rác. CHƯƠNG 3 : CÁC BÊN LIÊN QUAN VÀ CÁC CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ BÌNH DƯƠNG Để đưa ra biện pháp quản lý chất thải rắn phù hợp tại các đô thị của tỉnh Bình Dương, một yếu tố quan trọng cần được chú trọng là phân tích các bên có liên quan, các chính sách mà Nhà nước và UBND tỉnh đã ban hành nhằm phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn. Chương 3 sẽ trình bày những nội dung sau đây: (1) Các bên liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị Bình Dương; (2) Các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị đã ban hành tại Bình Dương. 3.1 Các bên liên quan đến quản lý chất thải rắn đô thị Bình Dương Cơ quan Thanh tra môi trường Các cơ quan thông tin đại chúng báo, đài… Sở Tài chính Phòng UBND Tỉnh GP quản lý CTR ĐT. Nâng cao ý thức BVMT Các doanh nghiệp Chi cục BVMT _ Sở TN& MT BD Sở xây dựng BD XN xử lý chất thải Cá nhân và hộ gia đình BQL KCN Tỉnh UBND Tỉnh UBND Phường, thị trấn Các nhà khoa học, các viện nghiên cứu và trường đại học Sở Kế hoạch và đầu tư Sở Khoa học Công nghệ Bình Dương UBND huyện, thị xã Các thành phần có liên quan đến quản lý chất thải rắn Thành phần liên quan trực tiếp Cá nhân và các hộ gia đình: Cá nhân, hộ gia đình có hoạt động phát sinh chất thải rắn chủ yếu là rác hữu cơ (rau, củ, quả, thức ăn thừa…) và các loại các loại chất thải còn lại (sành, sứ, xỉ than, giấy nilon….). Đây cũng là thành phần phát sinh chủ yếu của chất thải rắn đô thị. Các cá nhân và hộ gia đình phải có trách nhiệm thu gom và phân loại rác tại nguồn và có nghĩa vụ nộp phí vệ sinh theo quy định của chính quyền địa phương. Các doanh nghiệp: Các doanh nghiệp sản xuất trong khu công nghiệp hỗ trợ quá trình thu gom và vận chuyển xử lý chất thải rắn. Đồng thời áp dụng khoa học kỹ thuật vào hệ thống sản xuất nhằm giảm việc phát sinh chất thải rắn là thấp nhất. Sở Tài Nguyên và Môi trường: Trách nhiệm quản lý Nhà nước về môi trường. Trong đó: +/ Tham mưu trình UBND tỉnh về các quy định, kế hoạch, chương trình liên quan đến môi trường. +/ Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường +/ Thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại về các vấn đề môi trường Đồng thời thực hiện giám sát môi trường và quản lý trong công tác trung chuyển và xử lý, chôn lấp chất thải rắn đô thị, vận hành các trạm trung chuyển và Khu liên hiệp xử lý chất thải rắn. Sở Xây dựng:Xây dựng các trạm trung chuyển, Khu liên hiệp xử lý và các công tác quản lý đô thị liên quan đến quá trình thu gom, vận chuyển. Công ty TNHH một thành viên Công Trình Đô Thị Bình Dương: doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích và kinh doanh dịch vụ với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện công tác vệ sinh - thoát nước, quản lý - chăm sóc công viên cây xanh, duy tu và vận hành hệ thống chiếu sáng công cộng... Mỗi ngày hai lần quét vệ sinh đường phố, còn bố trí công nhân dùng xe đạp đi lại liên tục trên một số tuyến đường nội ô để nhặt rác, bảo đảm các tuyến đường luôn được sạch, đẹp. Thành phần liên quan gián tiếp: Sở Y tế: Sở Y tế trình UBND tỉnh ban hành hướng dẫn quy định bảo đảm yêu cầu về an toàn, vệ sinh phòng dịch, không gây ô nhiễm môi trường của chất thải rắn theo quy định của Bộ Y tế. Đồng thời ban hành hướng dẫn phân loại, bảo quản chất thải rắn nguy hại trong cơ sở sản xuất, làng nghề, y tế, nghiên cứu thử nghiệm để phục vụ công tác thu gom, phân loại chất thải rắn. Sở Khoa học và Công nghệ: Sở có trách nhiệm quyết định quá trình xử lý chất thải công nghiệp để đảm bảo cơ sở công nghiệp đó tự xử lý sơ bộ để trách ô nhiễm bải chôn lấp của Tỉnh. Sở đưa ra các hướng dẫn và các đề xuất tùy thuộc vào hoàn cảnh nhưng vẫn có trách nhiệm thực hiện. Sở Tài chính: Sở Tài chính có chức năng thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt phí vệ sinh của chất thải rắn thông thường.Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ về tài chính đối với việc xã hội hóa hoạt động đầu tư quản lý chất thải rắn. Sở Công nghiệp: Sở Công nghiệp chịu trách nhiệm về Công nghiệp và các khu Công nghiệp. Sở này có quan hệ chặt chẽ với Sở Kế hoạch và Đầu tư. Họ luôn quan tâm đến sản phẩm rác thải Công nghiệp và cố gắng bố trí địa điểm cho các cơ sở Công nghiệp có rác thải giống nhau vào trong cùng một khu. Những khu Công nghiệp này có trách nhiệm xử lý sơ bộ rác thải của mình để tránh gây ô nhiễm các bãi rác ở khu chôn lấp được đề xuất. Sở Kế Hoạch và Đầu Tư: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư chuẩn bị kế hoạch ngân sách cho các dự án đầu tư. Bao gồm việc xây dựng và cơ sở hạ tầng và thiết bị để xử lý và quản lý các rác thải. Ủy ban nhân dân Tỉnh: UBND là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, theo dõi, xem xét và chỉ đạo cho cơ quan chức năng quản lý về môi trường là Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng thực hiện các công tác quản lý môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng. UBND các huyện, thị xã: UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thực hiện công tác quản lý nhà nước về quản lý chất thải rắn theo quy định phân cấp của UBND tỉnh. Giao nhiệm vụ cho hai phòng Tài nguyên Môi trường và phòng Quản lý đô thị thực hiện các chức năng sau: +/ Phòng Quản lý đô thị: quản lý đô thị và các đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển (các xí nghiệp hay đội công trình công cộng). +/ Phòng Tài nguyên và Môi trường: việc kiểm soát và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường trong thu gom, vận chuyển . Phòng Tài chính UBND Tỉnh: Phòng Tài chính được UBND Tỉnh ủy quyền để liên hệ trực tiếp với các nhà tài trợ. Phòng mở một tài khoản riêng cho từng dự án tài trợ. Nguồn tài trợ mà họ nhận được phải được Bộ Kế hoạch Đầu tư và Sở Kế hoạch Đầu tư thông qua. Thủ tục thanh toán cho các dự án xây dựng đã được quy định và mỗi dự án mới đều có một Hội đồng. Phòng là đơn vị chịu trách nhiệm cuối cùng trước mọi khoản thanh toán cho nhà thầu. Phòng có quyền đóng góp ý kiến hoặc phản đối các quyết định của ban quản lý dự án về mọi việc liên quan đến tài chính. UBND phường, thị trấn: UBND phường, xã, thị trấn các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn quản lý. Trong trường hợp phát hiện những vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn, cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật. Ban quản lý Khu công nghiệp: Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất (hoặc Công ty đầu tư cơ sở hạ tầng khu công nghiệp): quản lý chất lượng vệ sinh trong khu công nghiệp của mình; yêu cầu các đơn vị hoạt động trong khu công nghiệp phải thực hiện đấu thầu (hoặc ký hợp đồng trực tiếp) với các đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn đô thị có chức năng để có thể giám sát được chất lượng vệ sinh.Báo cáo Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh hàng năm về các nội dung trong công tác quản lý chất thải rắn. Qua những phân tích về thành phần trực tiếp các bên có liên quan đến hệ thống quản lý chất thải rắn thì thấy rằng đối với mỗi Sở đều có những chức năng liên đới đến quản lý chất thải rắn nhưng không rõ ràng, gây khó khăn trong công tác quản lý. Cụ thể là với những chức năng, nhiệm vụ chưa rõ ràng của Sở TN&MT và Sở Xây Dựng nên đã xảy ra tình trạng chồng chéo trong quản lý. Trong khi công tác quản lý đô thị do Sở Xây dựng quản lý nhưng khi xảy ra ô nhiễm môi trường hay khiếu kiện trong thu gom, vận chuyển thì trách nhiệm lại do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện giải quyết. Việc này thực chất chưa được cụ thể hóa bằng văn bản của Ủy ban nên tình trạng quản lý chồng chéo, không ai chịu trách nhiệm là việc không thể tránh khỏi. Đối với các bên liên quan gián tiếp ở cấp huyện, thị xã thì cũng giống như các bên liên quan ở Sở, mang nhiều tính chồng chéo. Việc quản lý và định hướng phát triển hệ thống ở cấp huyện cũng vì thế rất kém. Việc quản lý đô thị và các đơn vị thực hiện thu gom, vận chuyển (các xí nghiệp hay đội công trình công cộng của huyện) do phòng Quản lý đô thị thực hiện. Nhưng việc kiểm soát và giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường trong thu gom, vận chuyển lại do phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đảm trách. Với cơ cấu tổ chức chồng chéo như vậy, việc thực hiện các chương trình kế hoạch của tỉnh về quản lý chất thải rắn hầu như rất khó thực hiện. Để có thể quản lý tốt rất cần phải có sự phân công rõ ràng từ lãnh đạo Tỉnh và phải được cụ thể hóa bằng một văn bản pháp lý. Việc phân công này cần thực hiện theo nội dung tại Chương II - Điều 8 của Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung cụ thể này sẽ được đề cập trong Chương 5. 3.1.1 Các bên liên quan đến nguồn gốc phát sinh CTRĐT - Các hộ gia đình trong các khu dân cư: làm phát sinh chất thải rắn sinh hoạt (chủ yếu là rác thực phẩm, đồ dùng gia đình….) thì phải thực hiện phân loại rác tại nguồn và phải thực hiện lưu giữ chất thải đảm bảo vệ sinh môi trường, đổ chất thải đúng thời gian, đúng nơi qui định. - Các bệnh viện: thải ra các loại bông băng, gạc, nẹp dùng trong khám bệnh điều trị phẫu thuật, các loại kim tiêm, ống tiêm, các thi thể cắt vỏ, chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân, các chất thải nguy hiểm: chì, thủy ngân, arsen….và các chất thải phóng xạ. Các chất thải có chứa các chất có đặc tính gây nguy hiểm với môi trường và sức khỏe cộng đồng cho nên các bệnh viện phải có trách nhiệm phân loại rác thải trước khi đưa ra ngoài. -Các nơi công cộng, công sở, trường học: nguồn rác thải tại các nơi này bao gồm: vỏ bút bi, giấy loại, báo, tạp chí củ, ….có thể phân loại để tái chế. 3.1.2 Các bên liên quan đến quá trình thu gom vận chuyển và xử lý CTRĐT - Các công ty, xí nghiệp, hợp tác xã: Thu gom chất thải rắn trên các trục đường chính và một phần rác được tập kết của các đội thu gom rác dân lập. Sau đó chở thẳng về Khu xử lý Chánh Phú Hòa. - Các tổ, đội thu gom rác dân lập: Thu gom rác trên các tuyến đường, ngõ hẻm tập kết rác trên trục đường chính để xe Công ty, xí nghiệp đến thu gom chở về xí nghiệp xử lý chất thải. Một phần phế liệu được thu gom từ các đội rác dân lập này. Mô hình hoạt động của các đội, tổ thu gom ngày càng đa dạng đã góp phần không nhỏ vào quá trình quản lý công tác thu gom của tỉnh. - Xí nghiệp xử lý chất thải Bình Dương – Công ty TNHH 1 thành viên Cấp thoát nước, môi trường: Là nơi các đơn vị thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp của các địa phương đưa về. Bên cạnh đó xí nghiệp cũng trang bị các thiết bị thu gom chất thải rắn của các doanh nghiệp (chủ yếu trong KCN Việt Nam – Singapore). Quá trình xử lý các chất thải rắn cũng được diễn ra ở đây. 3.1.3 Các bên liên quan bị ảnh hưởng CTRĐT - Cộng đồng dân cư sống gần bãi chôn lấp, khu công nghiệp: Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn làm ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất, làm mất vệ sinh môi trường. Dân cư sinh sống quanh đây bị nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra. - Các công nhân thu gom, phân loại và vận chuyển rác: Phân loại, thu gom và xử lý rác không đúng qui định là nguy cơ gây bệnh nguy hiểm cho công nhân vệ sinh, người bới rác, nhất là khi gặp phải các CTRNH từ y tế, công nghiệp như: kim tiêm, ống chích, mầm bệnh, hợp chất hữu cơ bị halogen hóa.... Chỗ tập trung rác hữu cơ là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián và các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho người thu gom. 3.2 Các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị đã ban hành và đánh giá hiệu quả áp dụng tại Bình Dương 3.2.1 Các chính sách quản lý chất thải rắn đô thị đã ban hành tại Bình Dương Quyết định số 108/2006/QĐ-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2006 về việc ban hành chương trình quản lý ô nhiễm công nghiệp tỉnh Bình Dương giai đoạn 2006-2010; Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Bình Dương về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12/12/2008. Quyết định số 2379/QĐ-UBND ngày 04 tháng 8 năm 2008 về việc ban hành kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Bình Dương giai đoạn 2007 – 2010; Quy định Bảo vệ Môi trường tỉnh Bình Dương ban hành kèm theo Quyết định số 68/2008/QĐ-UBND ngày 12/12/2008 của UBND tỉnh Bình Dương; Chỉ thị số 20/2007/CT-UBND ngày 06/06/2007 về việc tăng cường công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương; Chỉ thị số 08/2008/CT-UBND ngày 24 tháng 7 năm 2008 về việc tăng cường công tác quản lý môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 3.2.2 Đánh giá hiệu quả áp dụng các chính sách quản lý chất thải rắn tại Bình Dương Tỉnh Bình Dương đã có chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất xen kẽ trong khu dân cư, vùng đô thị; theo tiêu chí đã ban hành Quy định bảo vệ môi trường tỉnh, quy định về quản lý chất thải rắn, xác định các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm phải di dời ra khỏi khu dân cư, đô thị… Tỉnh ủy và UBND tỉnh ban hành chủ trương, chính sách hạn chế tối đa đầu tư mới các dự án thuộc loại gây ô nhiễm nặng…Nhưng hiện áp dụng nhiều nhất vẫn là các văn bản của Trung Ương như Nghị định 59 và một số các Thông tư hướng dẫn. Cùng với việc ban hành một số văn bản quy định thì Bình Dương cũng chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm. Từ năm 2009 đến giữa năm 2010, Sở Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì và phối hợp thanh tra, kiểm tra 1.407 doanh nghiệp, xử phạt 744 cơ sở với tổng số tiền 13,4 tỷ đồng. Sau khi thành lập (3/2009), Đội kiểm tra liên ngành về công tác bảo vệ môi trường của tỉnh tiến hành kiểm tra, xử lý 32 doanh nghiệp vi phạm, thường xuyên gây ô nhiễm. Tuy nhiên những nỗ lực trên vẫn là chưa đủ. Bởi trên thực tế, vẫn còn tình trạng ô nhiễm do quá trình sản xuất công nghiệp. Do đó, để công tác quản lý đem lại hiệu quả cần rất nhiều các văn bản chi tiết mang tính chất phù hợp riêng tại địa bàn Tỉnh. CHƯƠNG 4: DỰ BÁO KHỐI LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÁT SINH TRONG TƯƠNG LAI ĐẾN 2025 Chương 3 luận văn đã phân tích các bên liên quan và đánh giá các chính sách quản lý chất thải rắn độ thị tại Bình Dương, trong chương 4 này sẽ thực hiện dự báo khối lượng CTR đô thị đến năm 2025 nhằm làm cơ sở cho việc đề xuất quản lý, quy hoạch cân đối bãi chôn lấp rác trong tương lai , bảo vệ môi trường trong tương lai. Nội dung trình bày bao gồm: (1) Tính toán và dự báo khối lượng CTR ĐT: Sinh hoạt; nông Nghiệp; công nghiệp. (2) Đánh giá nhu cầu và cân đối bãi chôn lấp rác. 4.1 Các phương pháp tính toán dự báo khối lượng chất thải rắn Hiện nay, trên thế giới và tại Việt Nam tổng quát chung có 3 phương pháp chính được áp dụng để tính toán khối lượng chất thải rắn bao gồm: phương pháp lấy mẫu hoặc đo trực tiếp, phương pháp cân bằng vật chất và phương pháp sử dụng hệ số phát thải. 4.1.1 Phương pháp lấy mẫu hoặc đo trực tiếp Phương pháp này bao gồm cả việc lấy mẫu định kỳ và giám sát liên tục và được dựa trên nồng độ đo được của các chất ô nhiễm trong dòng thải. Phương pháp này có thể được áp dụng để tính toán thải lượng của khí thải, nước thải và chất thải rắn. Phương pháp này có độ chính xác rất cao, tuy nhiên chi phí thực hiện cao. 4.1.2 Phương pháp cân bằng vật chất Phương pháp này dựa vào nguyên lý cân bằng vật chất. Một cân bằng khối lượng được xác định bằng số lượng của chất đi vào và ra của một thiết bị toàn bộ, quy trình, hoặc phần của thiết bị. Phát thải có thể được tính như sự khác biệt giữa đầu vào và đầu ra của từng chất được liệt kê. Phương pháp này có thể được áp dụng để tính toán thải lượng của nước thải và chất thải rắn. Phương pháp này có độ chính xác tương đối cao, nhưng có nhược điểm là việc xác định tổn thất trong quá trình sản xuất là không dễ. 4.1.3 Phương pháp sử dụng hệ số phát thải Đây là phương pháp dựa trên lượng phát thải trung bình đo được từ quá trình tương tự và các cơ sở. Hệ số phát thải (HSPT) được xây dựng bằng quá trình thống kê khối lượng chất thải (kg hay tấn) từ nhiều nguồn thải tương tự đã và đang hoạt động, tính trên một đơn vị sản xuất như: diện tích đất công nghiệp (m2 hay ha), đơn vị sản phẩm đầu ra (tấn, m, m2, m3, cái,,,), nhân công (người) hoặc doanh thu (đồng, USD,…) để sử dụng cho các tính toán, dự báo mở rộng, Yếu tố thời gian đôi khi cũng được đưa vào như một đơn vị thứ nguyên của hệ số ví dụng như: kg/ha/ngày, kg/người/ngày,… Nhiệm vụ chính của hệ số phát thải trung bình là để từ đó có thể tính toán, dự báo nhanh đối với các nguồn thải tiềm tàng đang hoặc sẽ hình thành ở một địa điểm cụ thể. Phương pháp này có thể được áp dụng để tính toán thải lượng của khí thải, nước thải và chất thải rắn. Đây là phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi. Trong quá trình học hỏi nghiên cứu nhiều phương pháp tính và trong điều kiện thực tế của địa phương thì tác giả lựa chọn phương pháp tính dựa trên hệ số phát thải. Bởi vì những ưu điểm của phương pháp này mang lại như sau: Phương pháp được ứng dụng rộng và có cơ sở pháp lý cao. Các số liệu được thu thập dễ dàng, có tính khoa học. Kết quả sau khi tính toán sai số trong phạm vi chấp nhận được ( dưới 10% ). Tính được phần lớn các nguồn gây ô nhiễm quan trọng gây ra ô nhiễm môi trường chất thải rắn trong phạm vi toàn tỉnh. 4.2 Kết quả dự báo 4.2.1 Dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt Dự báo dân số đến năm 2025 Phương pháp dự báo chất thải rắn sinh hoạt theo số dân và tỷ lệ tăng dân số. Theo phương pháp này căn cứ trên số dân của tỉnh Bình Dương hiện tại kết hợp với mô hình toán học Euler để dự báo dân số của tỉnh Bình Dương trong những năm kế tiếp. Từ đó có thể tính toán tổng lượng rác thải phát sinh hiện tại cũng như trong tương lai của tỉnh. Bảng 4. 1 Dự báo dân số đến 2025 Năm Dân số (người) Năm Dân số (người) 2010 2018 1768941 2011 1637847 2019 1788507 2012 1655963 2020 1808288 2013 1674278 2021 1828289 2014 1692797 2022 1848511 2015 1711520 2023 1868956 2016 1730450 2024 1889628 2017 1749590 2025 1910528 Dựa vào bảng trên có thể dự đoán khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của Bình Dương từ năm 2011 đến năm 2025 .Tốc độ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại đô thị trung bình ở Việt Nam năm 2007 là 0.73 kg/người/ ngày (BộTN&MT 2010 ). Chọn 0.73 kg/người/ ngày là tốc độ phát thải chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị của Bình Dương . Bảng 4. 2 Khối lượng rác sinh hoạt phát sinh từ năm 2010 đến năm 2025 Năm Dân số HSPT(kg/người/ngày) Khối lượng rác (tấn) 2015 1711520 0.73 45603450 2020 1808288 0.76 50161909 2025 1910528 0.79 55090075 Sau đây là biểu đồ thể hiện tổng lượng rác thải sinh hoạt ở hình 4.1: Hình 4. 1 Tổng khối lượng rác sinh hoạt đến 2025 Nhận xét : Qua hình 4.3 biểu đồ ở trên tổng khối lượng rác sinh hoạt đến 2025 nhìn chung thì khối lượng rác đang gia tăng nhanh. Từ 2011 đến 2025 lượng rác tăng 1.55% khối lượng chất thải rắn. Giai đoạn từ năm 2011đến 2015 tăng khoảng 0.88 % khối lượng chất thải rắn Giai đoan từ năm 2016 đến 2020 tăng rất nhanh lên tới 1.63% % khối lượng chất thải rắn. Giai đoạn từ năm 2021 đến 2025 tăng 0.88 % % khối lượng chất thải rắn. Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các đô thị ở Bình Dương đang có xu thế phát sinh ngày càng tăng. Trong khi đó, cơ số phương tiện, lực lượng công nhân vệ sinh của Công ty Công trình đô thị và cả đội ngũ lấy rác dân lập hiện có không thể đủ để giải phóng rác kịp thời. Vì vậy, số lượng rác “lưu trú” trên vỉa hè, đường phố bị kéo dài đã gây mất vẻ mỹ quan phố thị và điều quan trọng hơn là sẽ gây ô nhiễm nặng nề cho môi trường sống. Đã đến lúc vấn đề rác thải sinh hoạt đô thị cần được ngành chức năng quan tâm, tìm giải pháp xử lý hữu hiệuvà đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do CTRSH gây ra. 4.2.2 Dự báo chất thải rắn nông nghiệp Hệ số phát thải nông nghiệp được lấy ở tài liệu đánh giá nhanh của WHO năm 1993 được trình bày ở phụ lục C. Có hệ số phát thải thì có thể tính toán khối lương rác Nông nghiệp phát sinh trong tương lai đến năm 2025. Số liệu được trình bày ở bảng 4.3 sau: Bảng 4. 3 Dự báo khối lượng rác Nông nghiệp phát sinh 2025 STT  Ngành Nông nghiệp HSPT Đơn vị 2015 2020 2025 1 Lúa gạo 800 kg/tấn sp 42016000 56615200 71214400 2 Đường (mía) 300 kg/tấn sp 32799300 148964800 210464800 3 Cà phê 3500 kg/tấn sp 883750 397600 593200 4 Ngũ cốc khác 700 kg/tấn sp 7731500 15443200 22050400 5 Chăn nuôi trâu 4000 kg/con 47454000 14436000 19381200 6 Chăn nuôi lợn 700 kg/con 8304450 108115200 147254000 7 Chăn nuôi bò 4000 kg/con 122006000 23166400 21931600 Tổng khối lượng CTR nông nghiệp 261195000 367138400 492889600 Biểu đồ dự báo khối lượng chất thải rắn Nông nghiệp được trình bày trong hình 4.2 sau đây: Hình 4. 2 Tổng khối lượng rác nông nghiệp đến năm 2025 Nhận xét: Nhìn vào hình 4.4 biểu đồ trên thấy giai đoạn từ năm 2011 đến 2025 khối lượng chất thải rắn tăng 3.89% trong vòng 15 năm. Tổng lượng rác thải nông nghiêp tăng vì những ngành sản xuất như lúa, mía, cà phê thì chỉ thu hoạch được phần hạt (lúa, cà phê), thân (mía) còn những thành phần còn lại thì được thải bỏ và chăn nuôi trâu, bò, lợn thì lượng phân thải ra hàng ngày cũng rất lớn. Và hiện nay tỷ trọng nông nghiệp của tỉnh Bình Dương ngày càng thu hẹp để nhường đất cho tỉnh phát triển công nghiệp. Ngành nông nghiệp sẽ hướng tới tập trung chủ yếu phát triển theo công nghệ cao. Bình Dương có nền nông nghiệp vượt trội so với nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước, đã hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Hiện nay, tỉnh có 9 doanh nghiệp chuyên sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. ngoài ra chưa tính đến thành phần doanh nghiệp chuyên chế biến nông lâm, thủy sản, chế biến thức ăn gia súc đang phát triển mạnh, đây là động lực quan trọng để tỉnh Bình Dương đưa nền nông nghiệp tiến tới sản xuất theo công nghệ cao. 4.2.3 Dự báo chất thải rắn công nghiệp Hệ số phát thải chất thải rắn cho chúng ta biết được khối lượng chất thải rắn phát sinh trên một đơn vị sản phẩm đối với từng loại hình sản xuất. Và để tính toán, xác định lượng CTRCN phát sinh sử dụng HSPT trong WHO (1993). HSPT được trình bày ở Phụ lục C. Khối lượng CTRCN phát sinh đến 2025 được trình bày ở bảng 4.4 sau đây: Bảng 4. 4 Khối lượng chất thải rắn công nghiệp phát sinh đến năm 2025 Stt DỰ BÁO LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN PHÁT SINH ĐẾN NĂM 2025 (tấn) Năm 2015 2020 2025 1 Hóa chất 1757000 1997000 2237000 2 May mặc 2651837 3469442 4287047 3 Giấy 12909100 16622300 20335500 4 Giày da 3061086 3304845 3548604 5 Nhựa, cao su 1652550 1652550 1652550 6 Dược phẩm 125666223 125681635 125697046 7 Thực phẩm 121055100 158174700 195294300 Tổng lượng CTR 268752897 310902471 353052046 Biểu đồ tổng khối lượng chất thải rắn công nghiệp được thể hiện qua hình 4.3 sau đây: Hình 4. 3 Khối lượng rác thải công nghiệp 2025 Nhận xét: Khối lương rác thải công ng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxLE NGOC TU.docx
  • docCD.doc
  • docxTrang 64.docx
  • docxTrang 74.docx
Tài liệu liên quan