MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
Chương 1 : MỞ ĐẦU 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài 1
1.2 Mục đích của đề tài 2
1.3 Nội dung nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.4.1 Phương pháp luận 2
1.4.2 Phương pháp cụ thể 3
1.5 Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
1.6 Gới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài 4
Chương 2 : TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 5
2.1 Khái niệm về chất thải rắn 5
2.2 Các nguồn phát sinh chất thải rắn 5
2.3 Phân loại chất thải rắn 6
2.4 Tốc độ phát sinh chất thải rắn 8
2.5 Thành phần của chất thải rắn 10
2.6 Thu gom, lưu giữ và vận chuyển chất thải rắn 12
2.6.1 Thu gom chất thải rắn 13
2.6.2 Các phương thức thu gom 14
2.6.3 Hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn 14
2.6.4 Sơ đồ hóa hệ thống thu gom 15
2.6.4.1 Sơ đồ trình tự vận hành với hệ thống xe thùng di động 15
2.6.4.2 Trình tự vận hành với hệ thống xe thùng cố định 17
2.6.5 Chọn tuyến đường thu gom, vận chuyển 17
2.7 Xử lý chất thải rắn 18
2.7.1 Phương pháp xử lý cơ học 18
2.7.1.1. Phân loại chất thải 18
2.7.1.2. Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học 18
2.7.1.3 . Giảm kích thước cơ học 19
2.7.2 Phương pháp hóa học 19
2.7.2.1. Đốt rác 19
2.7.2.2 Nhiệt phân 20
2.7.2.3 Khí hóa 20
2.7.3 Phương pháp xử lý sinh học 20
2.7.3.1 Ủ rác thành phân compost 20
2.7.3.2 Ủ hiếu khí 21
2.7.3.3.Ủ yếm khí 21
2.7.4 Phương pháp tái chế 24
2.7.5 Đổ thành đống hay bãi hở 25
Chương 3 : ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN CẦN GIỜ, TP. HCM 26
3.1 Giới thiệu đặc điểm vị tri địa lý 26
3.1.1 Đặc điểm địa hình 28
3.1.2 Đặc điểm khí hậu 29
3.1.3 Hướng gió 29
3.1.4 Tốc độ gió . 30
3.1.5 Chế độ nhiệt 30
3.1.5.1 Nhiệt độ không khí trung bình tháng và năm.30
3.1.5.2 Các cực trị của nhiệt độ.31
3.1.6 Chế độ mưa . 32
3.1.6.1Mùa mưa. 32
3.1.6.2Lượng mưa 32
3.1.6.3 Chế độ ẩm 33
3.1.6.4 Độ bốc hơi 34
3.1.7 Hiện tượng thời tiết đặc biệt.34
3.1.7.1 Bảo và ấp thấp nhiệt đới.34
3.1.7.2 Dông tố.35
3.1.8 Hệ thống thủy văn .35
3.1.9 Địa chất và thổ nhưỡng 36
3.2 Hệ thực vật . 37
3.3 Hệ động vật . 37
3.4 Đặc điểm kinh tế, xã hội . 37
3.5 Hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ 41
3.5.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước 42
3.5.2 Ảnh hưởng của rác thải tới chất lượng môi trường huyện Cần Giờ 44
3.6 Định hướng quy hoạch phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2020 45
3.6.1 Mục tiêu-nhiệm vụ 45
3.6.2 Các giải pháp quy hoạch phát triển đô thị 45
3.6.3 Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển (nhằm cải tạo môi trường) tại huyện Cần Giờ 47
Chương 4 : HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN CẦN GIỜ 48
4.1 Thành phần và khối lượng chất thải rắn tại huyện Cần Giờ 48
4.1.1 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại huyện cần Giờ 48
4.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt 48
4.2 Sơ đồ tổ chức quản lý Công ty TNHH MTV dịch vụ Công ích 50
4.3 Hiện trạng hệ thống thu gom và vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn huyện Cần Giờ 51
4.3.1 Quy trình thu gom 51
4.3.2 Vận chuyển và trung chuyển 54
4.3.3 Các hình thức xử lý rác thải sinh hoạt tại huyện Cần Giờ 55
Chương 5 :ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI HUYỆN CẦN GIỜ 57
5.1 Tình hình quản lý rác thải tại huyện Cần Giờ 57
5.1.1 Thực trạng phát thải rác tại huyện Cần Giờ 57
5.1.2 Hiện trạng quản lý rác thải ở Cần Giờ 60
5.1.3 Đánh giá hệ thống quản lý rác thải sinh hoạt tại huyện Cần Giờ 64
5.2. Khảo sát nhận định của người dân tại xã An Thới Đông 65
5.3 Đánh giá hệ thống quản lý rác tại huyện Cần Giờ 66
5.3.1 Môi trường pháp lý 66
5.3.2 Cơ cấu tổ chức 67
5.3.3 Quy trình kỹ thuật 68
5.3.4 Tài chính 70
Chương 6: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN CẦN GIỜ 72
6.1 Các yêu cầu chung của phương thức quản lý chất thải rắn 72
6.2 Dự báo phát sinh chất thải rắn huyện Cần Giờ đến năm 2020 72
6.2.1 Dự báo dân số huyện Cần Giờ đến năm 2020 72
6.2.2 Dự báo tốc độ phát sinh CTR tại huyện Càn Giờ đến năm 2020 73
6.2.3 Dự báo về nhu cầu vận chuyển .75
6.3 Đế xuất giải pháp phân loại rác tại nguồn .75
6.4 Các biện pháp hoàn thiện công tác thu gom, vận chuyển, chôn lấp chất thải tại huyện Cần Giờ .76
6.4.1 Các biện pháp hoàn thiện công tác thu gom . .76
6.4.2 Các biện pháp hoàn thiện công tác vận chuyển-trung chuyển .82
6.4.3 Kế hoạch chôn lấp chất thải .83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 86
Kết luận 86
Kiến nghị 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
88 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tế nông nghiệp: Trong 5 năm qua, tập trung triển khai các giải pháp tiếp tục khuyến khích đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong điều kiện tình hình mới thời tiết khí hậu ngày càng diễn biến bất thường, môi trường sản xuất ngày càng phức tạp khó kiểm soát… đã có tác động không nhỏ đến nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
* Về thủy sản: tổng giá trị sản xuất (GCĐ 94) dự kiến sẽ đạt trên 768 tỷ đồng tương ứng với tổng sản lượng khai thác trên 33.000 tấn thủy hải sản các loại vào năm 2010; cơ cấu sản phẩm tôm các loại sẽ từ 20% của năm 2005 tăng lên 32% vào năm 2010 (chỉ tiêu phấn đấu là 30%), cơ cấu giá trị sản xuất của nghề nuôi trồng thủy sản sẽ từ 86% của năm 2005 tăng lên 88% vào năm 2010 (chỉ tiêu phấn đấu là 90%).
* Về sản xuất nông nghiệp: thiên tai và dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn ra thường xuyên đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp trong 5 năm qua; do ảnh hưởng cơn bão số 9 vào cuối năm 2006 và sau đó là xuất hiện sâu đục thân đã làm cho diện tích vườn cây ăn trái (chủ yếu là cây xoài) giảm trên 30%, năng suất bình quân trong 5 năm chỉ đạt trên dưới 5 tấn/ha; nhiều năm liền, dịch rầy nâu gây ra bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá trên cây lúa đã làm giảm năng suất sản lượng lúa bình quân từ 50 - 60% dẫn đến trong 02 vụ mùa 2007 - 2008, Nhà nước phải hỗ trợ nông dân bình quân 3 - 4 tỷ đồng/năm để tiêu hủy; Bên cạnh đó bệnh Cúm A (H5N1) trên gia cầm xuất hiện từ nhiều năm qua đến nay, người nuôi gia cầm, thủy cầm trên địa bàn huyện gần như không còn
* Về sản xuất diêm nghiệp: trong 5 năm qua thời tiết và giá cả thất thường đã làm cho hiệu quả sản xuất nghề muối và đời sống diêm dân không ổn định. Diện tích sản xuất muối tăng từ 1.317ha vào năm 2005 lên trên 1.500ha năm 2010; sản lượng bình quân các năm đạt 69.000 tấn, năm đạt cao nhất gần 82.000 tấn (2007), năm thấp nhất trên 57.000 tấn (2008); giá muối biến động có biên độ chênh lệch rất lớn từ 220 - 300 - 350 đồng/kg vào 03 năm (2005, 2006, 2007), từ 1.200 - 1.400 đồng/kg vào 02 năm (2008, 2009) và năm 2010 là 650 đồng/kg; từ dó kéo theo thu nhập của diêm dân cũng thường xuyên biến động từ 54 đồng/kg muối sản xuất lên cao nhất là 707 đồng/kg (2009);
* Về lâm nghiệp: tiếp tục thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên rừng ngập mặn; thực hiện chuyển dự án đầu tư phát triển khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn sang dự án đầu tư cơ sở vật chất nâng cao chất lượng quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ Cần Giờ, triển khai có hiệu quả các Đề tài quy tập, khoanh nuôi, bảo tồn các chủng loài động thực vật đặc trưng của rừng ngập mặn, nghiên cứu triển khai thử nghiệm trồng rừng trên đất ruộng muối; thực hiện chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố về thống nhất quản lý rừng phòng hộ về một đầu mối là Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, thực hiện quản lý các hoạt động nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối dưới tán rừng theo quy chế do thành phố ban hành, thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục, tuyên truyền trong cộng đồng về các giá trị kinh tế - xã hội, môi trường và tính đa dạng sinh học của Rừng ngập mặn Cần Giờ trong đời sống xã hội
b/ Ngành sản xuất công nghiệp - Xây dựng: Dự kiến năm 2010, giá trị sản xuất toàn ngành đạt tổng mức 2.047 tỷ đồng (GCĐ 94) tăng trưởng bình quân 13%/năm và chiếm tỷ trọng gần 55% trên tổng giá trị sản xuất toàn huyện.
* Sản xuất công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp: tuy chưa có điều kiện phát triển mạnh trong 5 năm qua; Song, cùng với việc đưa vào hoạt động Nhà máy May gia công Bình Khánh năng suất gần 250.000 đơn vị sản phẩm/năm, Nhà máy sản xuất nước sạch Tam Thôn Hiệp có công suất trên 5.000m3/ngày đêm, các cơ sở sản xuất sản phẩm truyền thống nước đá, hải sản chế biến tăng từ 2 - 2,5 lần so với năm 2005, đã tạo ra mức tăng trưởng bình quân 4%/năm (gấp đôi so với chỉ tiêu kế hoạch); sản phẩm chủ lực trong các năm qua là muối hạt, nước đá, nước ngọt, hàng may mặc và hải sản chế biến khô
* Về sản xuất xây dựng: Dự kiến năm 2010, tổng giá trị sản xuất (GCĐ 94) đạt mức 1.922 tỷ đồng, bằng 1,5 lần so với 2005, mức tăng trưởng bình quân đạt 13%/năm và chiếm giá trị tuyệt đối trong ngành công nghiệp xây dựng huyện, giá trị sản xuất từ lĩnh vực xây lắp là chủ yếu và tập trung thực hiện trên địa bàn huyện; hiện nay số doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực xây dựng tại huyện tăng lên trên 20 đơn vị bênh cạnh các doanh nghiệp các nơi hoạt động trên địa bàn.
c/ Hoạt động ngành dịch vụ: tổng mức doanh thu ngành dịch vụ dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt mức 918 tỷ đồng (GCĐ 94) gấp 2,86 lần so với năm 2005 và mức tăng trưởng bình quân hàng năm 24%.
* Về lĩnh vực thương mại dịch vụ: tiếp tục phát triển theo hướng đa dạng hóa các loại hình kinh doanh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn. Xu hướng phát triển ổn định và năm sau cao hơn năm trước, lĩnh vực kinh doanh dịch vụ có tốc độ tăng nhanh hơn so với thương mại và ngày càng khẳng định vị trí trong cơ cấu ngành hoặc cơ cấu kinh tế trong tương lai
* Về lĩnh vực vận tải và bưu chính viễn thông: dự kiến đạt mức tăng trưởng bình quân 28%/năm. Trong 5 năm qua, nhờ hạ tầng và phương tiện giao thông trên địa bàn phát triển ngày càng tốt hơn, kinh tế - xã hội phát triển, lượng hàng hóa và hành khách vận chuyển tăng đáng kể, so với năm 2005 khối lượng hàng hóa luân chuyển tăng từ 2,2 lần và khối lượng luân chuyển hành khách tăng 2,6 lần (chủ yếu đường bộ); lĩnh vực bưu chính viễn thông phát triển khá nhanh trong thời gian gần đây, hiện nay có 07 doanh nghiệp hoạt động viễn thông trên địa bàn và 16 cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet đã góp phần đa dạng các tiện ích cung cấp cho người dân, số máy điện thoại cố định đã phát triển lên đến 10.500 số và 1.100 số truy cập Internet.
d/ Về tài chính - Tín dụng ngân hàng:
* Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tăng bình quân 27%/năm; chi ngân sách huyện tăng bình quân 4%/năm. Tuy tỷ lệ tăng thu ngân sách Nhà nước hằng năm khá cáo, song mức tăng tuyệt đối thấp, do đó mức điều tiết để lại cân đối chi ngân sách huyện hằng năm, hầu như không đáng kể và huyện vẫn lệ thuộc gần như tuyệt đối vào nguồn thu từ trợ cấp ngân sách của thành phố.
Bảng16 : phân bố diện tích, dân số Cần Giờ đến 31/12/2010
STT
Các xã, thị trấn
Diện tích (ha)
Dân số (người)
Mật độ(người/km2)
1
Xã Bình Khánh
4345,28
18,502
4257.953
2
Xã An Thới Đông
10372,48
13,434
1301.139
3
Xã Tam Thôn Hiệp
1038,39
5,596
4043.644
4
Xã Lý Nhơn
15815,21
5,828
368.506
5
Xã Long Hoà
13257,69
11,145
840.644
6
Xã Thạnh An
13141,46
4,415
335.96
7
Thị trấn Cần Thạnh
2451,28
11,395
4648.59
8
Toàn huyện
70421,58
70,315
998.486
Dân số trong tuổi lao động chiếm 79% dân số toàn của toàn huyện.
Tổng người lao động có việc làm chiếm khoảng 59%.
Đời sống người dân tương đối ổn định, nguồn thu nhập còn thấp, đời sống y tế giáo dục được chú trọng, hầu hết người dân ở đây đã được phổ cập tiểu học
Tổ chức xã hội tương đối trật tự.
(Nguồn số liệu: Phòng Thống Kê huyện Cần Giờ 06/2010)
3.5. Hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện Cần Giờ.
3.3.1 Hiện trạng chất lượng môi trường không khí:
Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại khu vực cho thấy các chỉ tiêu NO2, SO2 còn nằm trong tiêu chuẩn cho phép, nhưng độ ồn lại cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1_1.2 lần.
Bảng 17 : giá trị trung bình chất lượng không khí một số khu vực ở Cần Giờ
Vị trí
Thông số
Đơn vị
Thời gian đo
TCVN5949_1995
TCVN5937_1995
TCVN5938_1995
2003
2004
2005
Khu vực ngã tư đường Đào Cử và Lê Thương
Độ ồn
Bụi
NO2
SO2
HC
dBA
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
74
1.125
0.006
0.045
3.70
73
0.598
0.006
0.045
3.70
74
1.125
0.005
0.064
8.28
60
0.3
0.4
0.5
5.0
Khu vực gần chợ Long Hoà
Độ ồn
Bụi
NO2
SO2
HC
dBA
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
64
0.503
0.005
0.043
3.18
62
0.503
0.005
0.043
3.18
65
0.719
0.004
0.055
9.44
60
0.3
0.4
0.5
5.0
Ngã tư Bình Khánh
Độ ồn
Bụi
NO2
SO2
HC
dBA
mg/m3
mg/m3
mg/m3
mg/m3
73
0.473
0.005
0.038
2.40
72
0.473
0.005
0.038
2.40
74
1.063
0.003
0.071
8.31
75
0.3
0.4
0.5
5.0
( nguồn : báo cáo hiện trạng môi trường, năm 2006 )
Các kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại một số khu vực ở huyện Cần Giờ thấy môi trường không khí chưa bị ô nhiễm bởi các khí axit như NO2,SO2. Một số chỉ tiêu như tiếng ồn, bụi,HC cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của cộng đồng.
3.5.1 Hiện trạng chất lượng môi trường nước:
Nguồn nước mặt ở huyện cần Giờ chủ yếu là nuớc lợ từ hệ thống sông Đồng Nai trên địa bàn tỉnh phục vụ cho nhu cầu sản xuất nộng nghiệp và sinh hoạt. Phân và nước thải sinh hoạt dân cư sống ở các nơi xa khu vực dân cư, các chất thải từ nuôi trồng thủy sản với hàng nghìn hộ nuôi tôm, các loài thủy sản khác cộng với sự phát triển thiếu quy hoạch trong nhiều năm qua đã tạo ra một cảnh quan rất xấu và gây ô nhiễm môi trường nước tại một số nơi trong huyện. Mặt khác một số hộ dân sống xa khu dân cư không có nhà vệ sinh, đã phóng uế ra bãi biển hoặc trực tiếp xuống sông góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại một số nơi trong huyện. Việc quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại Cần Giờ, các chỉ tiêu môi trường đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5942_1995 nhưng vẫn có những chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép đối với nguồn nước cấp sinh hoạt như : hàm lựơng chất rắn lơ lửng ( TSS), dầu mỡ (HC) cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 1.5 lần, coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Đối với các trạm quan trắc chất lượng nước mặt phục vụ cho các mục đích khác như : sông lòng Tàu (xã Tam Thôn Hiệp), sông Soài Rạp (xã An Thới Đông) hầu hết các chỉ tiêu môi trường đều đạt tiêu chuẩn , một số chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép : HC (cao hơn từ 1 đến 1.5 lần), coliorm cao hơn gấp nhiều lần
Bảng 18 : kết quả giám sát chất lượng môi trường nước mặt :
Thông số
Sông Lòng Tàu
Sông Soài Rạp
Đơn vị đo
Kết quả đo
TCVN 5942_1995
Đơn vị đo
Kết quả đo
TCVN 5942_1995
pH
Mg/l
8.0
5.5_9
Mg/l
7.7
5.5_9
TSS
Mg/l
68.0
80
Mg/l
41.6
80
DO
Mg/l
5.7
>=2
Mg/l
6.49
>=2
BOD5
Mg/l
4.91
<25
Mg/l
3.28
<25
NO3_N
Mg/l
0.104
15
Mg/l
0.081
15
Zn
Mg/l
0.023
2
Mg/l
0.02
2
Cu
Mg/l
0.004
1
Mg/l
0.002
1
As
Mg/l
0.004
0.1
Mg/l
0.004
0.1
HC
Mg/l
0.444
0.3
Mg/l
0.465
0.3
Coliform
MPN/100ml
242125
10000
MPN/100ml
30525
10000
( nguồn : báo cáo hiện trạng môi trường Cần Giờ, năm 2006 )
Nước biển ven bờ :
Hiện nay, dầu mỡ từ tàu thuyền vận tải hàng hóa, tàu du lịch, thuyền đánh cá thải ra trong quá trình hoạt động là một trong những nguyên nhân gây nên tình trang gia tăng hàm lượng dầu mỡ trong nước biển, đặc biệt là xung quanh khu vực
Cảng ở thị trấn Cần Thạnh, hàng năm có hàng chục vụ xả thải dầu mỡ được ghi nhận, gây ô nhiễm diện rộng cho một số vùng biển.
Việc thi công các công trình ven bờ và khai thác cát, nhất là các dự án san lấp biển để phát triển các khu dân cư, đô thị mới đã và đang làm gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển ven bờ ở một số khu vực. Hàm lượng chất thải rắn lơ lửng gia tăng trong nước làm gia tăng sự lắng đọng trầm tích trên cỏ biển. Khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất là khu vực Long Hoà, Cần Thạnh.
Trong vài năm gần đây thành phố đã thực hiện việc quan trắc chất lượng nước biển ven bờ hàng năm với tần suất quan trắc 4 lần/năm. Tại trạm quan trắc chất lượng nước ở khu vực biển 30-4 (xã Long Hoà) thì hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, một số chỉ tiêu : TSS, váng dầu mỡ( tính theo HC), coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép
Bảng 19 : Các chỉ tiêu quan trắc tại Long Hoà :
Thông số
Đơn vị
Kết quả đo
TCVN5943_1995
2003
2004
2005
pH
7.9
8.1
8.1
6.5_8.5
TSS
mg/l
36.6
27.3
49.1
25
DO
mg/l
6.25
5.97
6.31
>=4
BOD5
mg/l
1.35
1.19
2.23
<20
Zn
mg/l
0.019
0.017
0.018
0.1
Cu
mg/l
0.002
0.003
0.003
0.02
As
mg/l
0.002
0.003
0.003
0.05
HC
mg/l
0.379
0.417
0.488
00
3.5.2 Ảnh hưởng của rác thải tới chất lượng môi trường huyện Cần Giờ:
Tại huyện Cần Giờ do điều kiện tự nhiên có nhiều nhánh sông chảy qua nên việc ô nhiễm nguồn nước mặt do rác thải là điều rất dễ nhận thấy. Nếu việc quản lý rác không chặt chẽ, từ chỗ ô nhiễm nguồn nước sẽ kéo theo hàng loạt các hậu quả khác như ; các loài sinh vật trong nước sẽ bị hủy diệt từ từ, dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học biển. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng thủy hải sản, đây là một tổn thất rất nghiêm trọng cho nền kinh tế vì tại huyện Cần Giờ nền kinh tế gắn liền với hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.
Ngoài ra chất lượng nước biển có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch và nơi này triển vọng du lịch sinh thái và nghĩ dưỡng , giàu tiềm năng.
Anh hưởng của rác đến sức khỏe người dân ở đây là một mối lo ngại đáng được chú ý. Do ở đây một phần người dân đã quen sử dụng trực tiếp nước sông trong sinh hoạt hằng ngày, đó chính là nguồn gây bệnh rất lớn mà chúng ta cần dự báo trước.
Bên cạnh việc ảnh hưởng đến môi trường nước, rác còn ảnh hưởng đến môi trường không khí. Dưới tác động của các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm và sự tồn tại vi sinh vật các loại sẽ làm cho phân, rác hữu cơ bị phân hủy sinh học sinh ra các chất độc như HS, CH…thêm vào đó một số bụi bẩn nấm mốc, bào tử từ các đống rác sẽ bay vào không khí gây nhiễm bẩn không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Việc tồn tại các điểm tập kết rác ở nhiều con đường làm mất vẻ mỹ quan đô thị của huyện và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vệ sinh của các hộ gia đình sinh sống gần đó.
3.6. Định hướng quy hoạch phát triển huyện Cần Giờ đến năm 2020:
3.6.1.Mục tiêu – nhiệm vụ
Xây dựng thành trung tâm du lịch sinh thái lớn của cả nước, có sức hấp dẫn du trong nuớc và khách quốc tế
Cần Giờ vẫn tiếp tục phát huy thế mạnh và phát triển để trở thành đô thị đạt tiêu chuẩn.
3.6.2. Các giải pháp quy hoạch phát triển đô thị
Định hướng phát triển không gian – phân khu chức năng đô thị
+ Khu trung tâm huyện hiện hữu.
+ Ưu tiên phát triển du lịch sinh thái– nghỉ dưỡng.
+ Ưu tiên dải không gian ven biển (với diện tích khoảng 600m2 bờ biển) cho phát triển du lịch lấn biển.
Các chương trình phát triển :
1. Các công trình Nâng cấp, mở rộng đường Rừng Sác và các cầu trên tuyến đường Rừng Sác và các kỳ công trình nâng cấp nhựa 03 tuyến đường vào Trung tâm 03 xã Lý Nhơn, An Thới Đông và Tam Thôn Hiệp.
2. Hoàn thành công trình điện khí hóa và bê tông hóa giao thông nông thôn các xã, thị trấn.
3. Công trình đường ống dẫn nước từ thành phố về huyện và hệ thống đường ống cấp 2 nối xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn và Tam Thôn Hiệp.
4. Khởi công mới công trình Khu đô thị lấn biển Cần Giờ và Khu đô thị du lịch sinh thái biển Cần Thạnh - Long Hòa.
5. Công trình Quảng trường Rừng Sác, Khu di tích lịch sử Căn cứ Rừng Sác, Khu di tích lịch sử Gò Chùa, Khu di tích khảo cổ Giồng Cá Vồ.
6. Công trình đường dọc bờ biển Cần Thạnh, đường vành đai ven sông giai đoạn I.
7. Công trình Mở rộng Khu dân cư Thị trấn Cần Thạnh và xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu đô thị sinh thái Tam Thôn Hiệp- Long Hoà.
8. Củng cố vai trò trung tâm hành chính, chính trị, văn hoá của huyện: Xây dựng chương trình mới làm đẹp không gian kiến trúc cảnh quan của các khu vực công sở, đóng góp vào cảnh quan đô thị du lịch sinh thái và ven biển.
9. Nâng cao chất lượng môi trường sống trong các khu dân cư. Chú trọng đến các hạng mục còn thiếu như: sân chơi, chợ, trường học, cây xanh …
10. Nâng cao ý thức của người dân về xây dựng cảnh quan chung của toàn đô thị, tạo dựng hình ảnh đẹp của rừng sinh thái ngập mặn Cần Giờ (từ cây xanh công cộng đến cây xanh trong khuôn viên của mỗi công trình), không còn rác thải bừa bãi…
11. Phát triển và mở rộng đô thị của huyện
Hệ thống trung tâm :
1.Trung tâm hành chính huyện Cần Giờ: Là nơi tập trung các cơ quan quản lý nha nước và các công sở được tọa lạc tại thị trấn Cần Thạnh gần với biển được giữ nguyên.
2.Các trung tâm du lịch : toàn bộ dải không gian ven biển, có thể kết hợp với một số mô hình du lịch sinh thái một số khu nghỉ và dịch vụ ven sông.
3.Các trung tâm giáo dục đào tạo và nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ: quy hoạch thêm trung tâm dại nghề và khu đô thị mới.
4.Các trung tâm công nghiệp : huyện Cần Giờ phát triển kinh tế theo hướng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng nên không có trung tâm công nghiệp. Tuy nhiên cũng có các cơ sở nhỏ lẻ hoạt động trên địa bàn và công tác rà soát phát hiện và di chuyển những cơ sở gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là các cơ sở gây ô nhiễm mùi, tiếng ồn, nguồn nước ra khỏi khu dân cư và trung tâm huyện...
5.Các trung tâm văn hóa – TDTT : Xây dựng các trung tâm văn hóa phục vụ cho vui chơi giải trí, nâng cao trí thức của nhân dân.
6.Các trung tâm y tế : Quy hoạch một hệ thống trung tâm y tế đa khoa và chuyên sâu, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của huyện.
3.6.3 Các dự án ưu tiên đầu tư phát triển ( nhằm cải tạo môi trường ) tại huyện Cần Giờ.
+ Cải tạo hệ thống vỉa hè, trồng cây xanh, tổ chức chiếu sáng công cộng thẩm mỹ cao:
Dọc theo các tuyến phố chính
Tại các không gian quảng trường công cộng
+ Dự án xây dựng hệ thống thoát nước mưa chính của đô thị
+ Các dự án thoát nước thải - vệ sinh môi trường:
Dự án san lấp các khu dân cư ô nhiễm
Dự án thoát nước các khu dân cư trên địa bàn huyệni
Dự an thu gom và xử lý chất thải rắn huyện Cần Giờ
Chương 4 : HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI HUYỆN CẦN GIỜ
4.1. Thành phần và khối lượng chất thải rắn tại huyện Cần Giờ
4.1.1 Nguồn phát sinh và thành phần chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Cần Giờ:
Tại huyện Cần Giờ nguồn gốc phát sinh chất thải rắn bao gồm :
+ Rác sinh hoạt của 70315 hộ gia đình
+ Rác thải từ 17 chợ lớn nhỏ trên địa bàn huyện
+ Rác thải từ các cơ quan, trường học
+ Do khách du lịch và các hoạt động dịch vụ của khách sạn, nhà hàng trong huyện Cần Giờ.
+ Từ 01 bệnh viện, 01 phòng khám, 07 trạm y tế của các xã, thị trấn và các cơ sở phòng khám nhỏ.
+ Rác từ cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bànn huyện.
+ Rác từ các công trình nâng cấp cải tạo của huyện
4.1.2 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt:
Huyện Cần Giờ có diện tích tự nhiên là 70.421,58 hecta, với dân số là 70.315 người, mật độ dân số khoảng 99,8486 người/km2, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình mỗi năm là 12%, lượng rác thải mỗi năm tăng khoảng 11,5%.Khối lượng rác gia tăng do các nguyên nhân sau :
+ Sự gia tăng dân số quá nhanh
+ Qúa trình đô thị hóa
+ Nhiều công ty, cơ sở chế biến nông lâm hải sản ra đời
+ Số lượng khách du lịch ngày một gia tăng
+ Do sự thay đổi lối sống và thói quen tiêu thụ của người dân
Bảng 20: thống kê khối lượng rác thu gom, vận chuyển và xử lý (Từ năm 1995- 2010)
NĂM
DT QUÉT m2
THU GOM (Tấn)
VẬN CHUYỂN (T.km)
XỬ LÝ (Tấn)
GHI CHÚ
1995
1.764.000
2.532
15.192
2.532
1996
1.764.000
4.392
48.312
4.392
1997
1.992.000
5.698
62.678
5.698
1998
13.781.112
5.840
64.240
5.840
1999
21.591.024
5.840
64.240
5.840
2000
21.591.024
5.840
64.240
5.840
2001
21.532.000
5.856
68.327
5.856
2002
27.195.000
5.586
68.327
5.840
2003
30.775.000
6.752
77.383
6.752
2004
31.535.000
7.411
84.935
7.411
2005
55.329.000
8.440
104.184
8.440
2006
77.936.000
9.697
129.939
9.697
2007
85.963.000
11.375
152.425
11.375
2008
107.582.000
12.616
156.018
12.616
2009
184.782.000
12.849
167.810
12.849
2010
661.400.000
14.108
174.988
14.108
(Nguồn : Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích huyện Cần Giờ)
Năm
Hình 4: Biểu đồ thể hiện khối lượng rác được xử lý của huyện Cần Giờ từ năm 1995 đến 2010
Nhận xét:
Nhìn vào bản đồ trên ta thấy sự gia tăng khá nhanh về khối lượng chất thải rắn phát sinh trên địa bàn huyện Cần Giờ. Nếu không nhanh chóng quy hoạch các bãi rác một cách dài hạn và bền vững thì công tác xử lý chất thải rắn và môi trường xung quanh huyện sẽ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng.
4.2.Sơ đồ tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công íchBan giám đốc : Giám đốc
2 phó giám đốc
Phòng kế hoạch_nghiệp vụ
Phòng kế toán_tài vụ
Phòng tổ chức_hành chính
Đội dịch vụ
Xưởng cơ khí
Đội môi trường 1
Đội môi trường 2
Đội cây xanh
Đội điện
Các vườn ươm, chăm sóc cây
Các cửa hàng bán lẻ cây cảnh
Đội mai táng
Đội thu phí
Hình 5 : sơ đồ tổ chức quản lý công ty TNHH một thành viên Dịch vụ công ích
Ghi chú :
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp :
Quan hệ chức năng :
Đội trưởng
Đội phó
Đội phó trưởng ca sáng
Đội phó trưởng ca chiều
Đội phó
2 tổ đầu xe ôtô
Tổ vận chuyển
Tổ cải tiến
5 tổ quét đường
Tổ đầu xe ô tô
Tổ dự phòng chiều
Tổ dự phòng sáng
Nạo vét
Tổ bờ biển
Hình 6 : sơ đồ quản lý các tổ
4.3. Hiện trạng hệ thống thu gom và vận chuyển ctr trên địa bàn huyện Cần Giờ.
4.3.1 Quy trình thu gom :
Quy trình quét dọn và thu gom chia lam 2 giai đoạn : quét dọn và thu gom.
Quét dọn :
Phụ trách khâu quét dọn gồm có 5 tổ quét hốt rác đường phố và 1 tổ quét hốt rác bờ biển, khâu này còn phân ra từng loại đường tương ứng từng loại công, ở đây được chia ra làm 4 loại đường.
Đường loại I : diện tích khoảng 5500 m2/công, công nhân quét hốt sạch bùn cát và rác trên long lề đường.thời gian bắt đầu quét dọn từ 24h30, đầu giờ công nhân quét và hốt sạch rác do dân và các hộ buôn bán đổ ra sau khi xe ô tô thu gom rác đi qua.sau đó công nhân sẽ quét hốt sạch bủn,cát trên long lề đường, lượng bùn cát, rác sau khi quét được hốt lên xe cải tiến kéo về tập trung tại điểm hẹn để chờ ô tô đến thu.
Đường loại II : diện tích 7500 m2/công, công nhân quét hốt sạch rác trên lòng lề đường
Đường loại III : diện tích 11000 m2/công, công nhân quét sạch rác trên bờ biển.
Đường loại II và III được quét sau 6h, khi công tác quét đường loại I đã xong, khi đã quét xong 3 loại đường công nhân lại tiếp tục đi thu gom rác quét do các hộ gia đình buôn bán đổ ra đường
Đường loại IV : diện tích 11000 m2/công, công nhân quét hốt sạch rác trên bờ biển.thời gian làm việc khoảng 8_9h.họ nhặt rác ở phần bờ biển mép mặt nước, quét phần hành lang trên bờ biển, thu gom rác do buôn bán hàng rong và du khách xả ra, cành lá từ các cây xanh ven bờ biển. Rác sinh hoạt từ các nhà hàng, khách sạn dọc theo bờ biển sẽ do xe ô tô đi thu riêng.quét xong phần rác bờ biển, rác được hốt lên xe cải tiến và đi đến điểm hẹn.
Thu gom rác :
Có 3 tổ chuyên đi thu gom rác từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học, bệnh viện, khu công nghiệp, khu thương mại. Trong đó 1 tổ đi thu gom rác trong hẻm bằng xe cải tiến, 2 tổ ô tô đi thu rác ở những phần còn lại
Tổ thu rác bằng xe cải tiến : chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm gồm 2 người và 1 xe, họ đi và các hẻm hay con đường nhỏ nơi xe ô tô không và được, vừa đi vừa đánh kẻng để người dân trong hẻm mang rác ra đổ, còn những người ở ngoài thì đi thu từng hộ.Sau khi đã đi hết số hẻm được giao họ kéo xe ra chờ ở điểm hẹn đã được giao trước để chờ ô tô đến sang rác từ xe cải tiến lên xe ô tô và tiếp tục đi hẻm khác. Thường 1 ca họ kéo khoảng 10 chuyến không kể lượng rác phát sinh, thời gian bắt đầu là 15h.
Thu gom rác bằng xe ô tô : tổ ô tô cũng được chia làm nhiều nhóm, mỗi nhóm 1 xe và 6 công nhân, các nhóm này hoạt động theo lịch trình đã được quy định, công nhân đánh kẻng nhiều hồi cho dân mang rác ra , họ dùng giỏ đi thu rác dọc theo đường rồi đưa lên xe.Ngoài việc thu gom rác từ hộ gia đình họ còn thu rác từ điểm người dân đổ bậy và thu rác từ các xe cải tiến trong hẻm đi ra, họ bắt đầu làm từ 17h, mỗi ca trung bình 1 xe và 6 công nhân làm 2 chuyến không kể lượng rác phát sinh, nếu có rác phát sinh sẽ điều chỉnh tổ dự phòng sao cho không để rác tồn sang ngày khác.
+ Quy trình thu gom rác bằng xe cải tiến:
Lộ trình thu gom rác bằng xe cải tiến do 2 công nhân và 1 xe cải tiến phụ trách địa bàn, bắt đầu từ 15h chiều.
Khi thu gom xong thì khoảng 20h45 tiếp tục công tác hốt quét đường.
+ Quy trình thu gom rác bằng xe ôtô :
Lộ trình thu gom rác hàng ngày tập trung báo cáo nhân công là 16h30 và xuất phát là 17h00.
Nhóm này có 4 công nhân hốt rác, 1 lái xe, 1 phụ xe, thực hiện 2 chuyến trên 1 ca công tác
+ Phạm vi quét dọn, thu gom rác hiện nay của công ty :
Công tác quét dọn thu gom rác đường phố thực hiện trên tất cả các tuyến đường trung tâm trong khu dân cư.
Như vậy hiện nay công tác quét dọn đường phố đang thực hiện khoảng 50% tổng số đường hiện có trong huyện còn lại các đường ở xa khu trung tâm các xã thị trấn chưa có được công tác phục vụ. Tuy nhiên còn một số tuyến đường còn năm trong trung tâm các xã thị trấn chưa được quét dọn là vì UBND thành phố không đủ khả năng khoán cho công ty do không đủ ngân sách để mở rộng phạm vi quét dọn.
Hiện nay công việc thu gom chỉ bó gọn ở các trung tâm của các phường xã. Nhìn chung quy trình thu gom rác ở đây luôn theo đúng lịch trình đã được thông báo, không có trường hợp tự bỏ ngày.
Do đã được tính toán và điều chỉnh bởi kinh nghiệm nên việc giao hẹn giữa xe ô tô và xe cải tiến thường đúng giờ, ít có trườn