Yếu tố liên quan đến sức khỏe cộng đồng đầu tiên là sự sinh sôi nảy nở các loại côn trùng, vi sinh vật mang mầm bệnh trong khu vực chứa chất thải. Một số địa phương trong thị xã có tần suất thu gom rác là 2 ngày/lần, rác sinh hoạt sau khi được lưu trữ trong các thùng rác nhỏ của hộ gia đình sẽ được đổ vào bao tải và để hai bên lề đường, điều này gây ô nhiễm môi trường đồng thời làm gia tăng chuột bọ và ruồi. Dùng thùng chứa có nắp đậy kín, rửa thùng chứa cũng như làm vệ sinh khu vực chứa chất thải theo định kỳ và chuyển các chất thải có khả năng phân hủy sinh học đến nơi thải bỏ theo quy định là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Mùi có thể được khống chế nếu sử dùng thùng chứa kín và duy trì chu kỳ thu gom hợp lý.
68 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7458 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lấp, nhất là ở những vùng khí hậu nóng, do khả năng phân hủy kỵ khí nhanh các chất hữu cơ dễ bị phân hủy có trong CTRSH. Trong điều kiện kỵ khí, sulfate có thể bị khử thành sulfide (S2-), sau đó sulfide kết hợp với hydro tạo thành H2S. Quá trình này có thể biểu diễn theo các phương trình sau:
2 CH3CHOHCOOH + SO42- → 2 CH3COOH + S2- + H2O + CO2
Lactate sulfate acetate sulfide
4H2 + SO42- → S2- + 4H2O
S2- + 2H+ → H2S
Ion Sulfide có thể kết hợp với muối kim loại sẵn có, ví dụ muối sắt, tạo thành sulfide kim loại:
S2- + Fe2+ → FeS
Màu đen của CTR đã phân hủy kỵ khí ở bãi chôn lấp chủ yếu là do sự hình thành các muối sulfide kim loại. Nếu không tạo thành các muối này, vấn đề mùi của bãi chôn lấp sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
Các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh khi bị khử sẽ tạo thành những hợp chất có mùi hôi như methyl mercaptan và aminobutyric acid.
CH3SCH2CH2CH(NH2)COOH +2H → CH3SH + CH3CH2CH2(NH2)COOH
Methionine Methyl mercaptan Aminobutyric acid
Methylmercaptan có thể bị thủy phân tạo thành methyl alcohol và hydrogen sulfide:
CH3SH + H2O → CH4OH + H2S
Các quá trình chuyển hóa sinh học phần chất hữu cơ có trong CTRSH có thể áp dụng để giảm thể tích và khối lượng chất thải, sản xuất phân compost dùng bổ sung chất dinh dưỡng cho đất và sản xuất khí methane. Những vi sinh vật chủ yếu tham gia quá trình chuyển hóa sinh học các chất thải hữu cơ bao gồm vi khuẩn, nấm, men và antinomycetes. Các quá trình này có thể được thực hiện trong điều kiện hiếu khí hoặc kỵ khí, tùy theo lượng oxy sẵn có. Những điểm khác biệt cơ bản giữa các phản ứng chuyển hóa hiếu khí và kỵ khí là bản chất của các sản phẩm tạo thành và lượng oxy thực sự cần phải cung cấp để thực hiện quá trình chuyển hóa hiếu khí. Những quá trình sinh học ứng dụng để chuyển hóa chất hữu cơ có trong CTRSH bao gồm quá trình làm phân compst hiếu khí, quá trình phân hủy kỵ khí và quá trình phân hủy kỵ khí với nồng độ chất rắn cao.
CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI THỊ XÃ DĨ AN
Tổng quan về chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An
Nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Với dân số 297.435 và 17 chợ, 3 siêu thị, 2 trung tâm thương mại, 2 bệnh viện và hàng trăm cơ quan, trường học, các công trình công cộng, trạm xử lý nước thải. Thị xã Dĩ An có 6 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động là: khu công nghiệp Sóng Thần 1, khu công nghiệp Sóng Thần 2, khu công nghiệp Bình Đường, khu công nghiệp dệt may Bình An, khu công nghiệp Tân Đông Hiệp A, khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B. Hàng ngày thị xã Dĩ An thải ra khoảng 230 tấn chất thải rắn sinh hoạt nhưng chỉ thu gom được khoảng 170 tấn, tỷ lệ thu gom đạt 74 % lượng chất thải rắn phát sinh. [6]
Cơ quan trường học
Nhà dân, khu dân cư.
Nơi vui chơi, giải trí
Bệnh viện, cơ sở y tế
Rác thải
Sinh hoạt
Chợ, bến xe, nhà ga
Các công trình công cộng, trạm xử lý nước thải
Giao thông, xây dựng
Khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp
Hình 3.1. nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn thị xã Dĩ An
(nguồn: xí nghiệp công trình công cộng thị xã Dĩ An )
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: cao su, nhựa nylon, giấy vụn carton, chất hữu cơ dễ phân huỷ, gỗ, rác vườn, kim loại, vỏ đồ hộp, thuỷ tinh, gốm sứ, đất, cát, vải vụn và tro bụi.[6]
Chất thải rắn ở Việt Nam có khối lượng chất hữu cơ dễ phân hủy cao, đây là nguồn phân bón khổng lồ nếu chúng ta biết tận dụng tái chế.
Bảng 3.1. Thành phần CTRSH tại Dĩ An 2010
Thành phần
Tỷ lệ (%)
- Chất hữu cơ dễ phân hủy
76,8
- Cao su, nhựa, nylon, can hộp
7,4
-Vải vụn
1,5
-Gỗ, rác vườn
5,2
- Giấy vụn, carton
3,6
- Kim loại, vỏ đồ hộp kim loại
0,6
- Thủy tinh, gốm sứ
0,4
- Đất, cát, xà bần
2,5
-Bụi, tro
2
(nguồn: Báo cáo hiện trạng thu gom chất thải rắn huyện Dĩ An, xí nghiệp công trình công cộng Dĩ An, 2010)[6]
Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt
Tình hình phaùt trieån daân soá vaø vaán ñeà di cö ñaõ keùo theo tình hình raùc thaûi treân ñòa baøn dieãn bieán khaù phöùc taïp. Nhieàu khu coâng nghieäp ñang hoaït ñoäng, haøng ngaøn phoøng troï cho coâng nhaân chöa ñöôïc quaûn lyù ñuùng möùc laø nguoàn phaùt sinh chaát thaûi raén ña daïng vaø khoù kieåm soaùt ñaõ taïo neân aùp löïc raát lôùn ñoái vôùi coâng taùc giöõ gìn veä sinh moâi tröôøng.
Bảng 3.2. khối lượng chất thải rắn phát sinh qua các năm 2005-2010
Năm
Khối lượng trung bình
(tấn/ngày)
Khối lượng trung bình
(tấn/năm)
2005
80-90
31.025
2006
95-100
35.400
2007
110-120
42.000
2008
125-130
46.300
2009
165-180
62.960
2010
210-220
78.475
( nguồn: xí nghiệp công trình công cộng Dĩ An, 2010)[6]
Qua số liệu trên cho thấy, lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường tăng nhanh về khối lượng qua các năm. Với mức tăng như vậy, nếu không được thu gom và xử lý kịp thời sẽ gây ra mức độ ô nhiễm môi trường cao, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người, làm mất mỹ quan cho thị xã. Thị xã cần quản lý chặt chẽ và tăng cường công tác thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt hơn nữa vì với mức độ thu gom như hiện nay thì sau một thời gian nửa lượng rác tồn đọng tại các kênh, rạch và các bãi đất trống là rất lớn.
Hiện nay Dĩ An đang mở rộng cho phát triển công nghiệp chính vì vậy lượng rác thải dự tính sẽ còn tăng cao.
Bảng 3.3. Ước tính khối lượng chất thải rắn phát sinh từ các KCN, CCN năm 2020 tại thị xã Dĩ An.
khu
Diện tích
(ha)
Lao động (người)
CTRCN
( tấn/ngày)
CTRSH
(Tấn/ngày)
Độc hại
Không độc hại
KCN
1.650
223.000
45,34
210,15
85,5
CCN
350
20.530
12,20
37,5
12,3
Tồng cộng
2.000
250.530
57,54
247,65
97,8
( nguồn: xí nghiệp công trình công cộng Dĩ An )[6]
Hiện trạng quản lý hành chính chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An
hệ thống quản lý môi trường các cấp
Hiện nay Dĩ An chưa có hệ thống quản lý chất thải chung cho toàn thị xã mà vẫn là từng phường tự quản lý.
Thiếu sự đầu tư cho công tác quản lý chất thải. Cụ thể là trang thiết bị thu gom, vận chuyển còn thiếu, cũ, lạc hậu chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết.
Công tác quản lý còn thiếu chặt chẽ dẫn đến không theo dõi được tần suất thu gom có đúng như quy định hay không, và cũng không theo dõi được lượng rác thải phát sinh trên toàn thị xã.
Các biện nhằm nâng cao công tác quản lý môi trường hiện nay:
Tiếp tục kiện toàn cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về môi trường từ tỉnh đến cơ sở, tăng cường công tác pháp chế, phòng chống tội phạm về môi trường, đầu tư cơ sở vật chất và nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho các cơ quan chuyên trách về môi trường và lực lượng cảnh sát môi trường.
Xây dựng, bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực làm công tác bảo vệ môi trường từ cấp tỉnh đến cấp xã để nguồn cán bộ có trình độ chuyên môn đáp ứng được nhu cầu thực tiễn và thực hiện nhiệm vụ lâu dài trong những năm tới.
Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã là cơ quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân thị xã:
Giám sát chất lượng vệ sinh từ khâu thu gom, vận chuyển trên địa bàn của từng phường đối với chất thải rắn sinh hoạt, phối hợp với Thanh tra xây dựng của thị xã xử phạt những đối tượng vi phạm, triển khai các chương trình nâng cao chất lượng vệ sinh trên địa bàn thị xã theo chủ trương chung của tỉnh.
Phối hợp với Phòng Quản lý đô thị tham mưu cho Ủy ban nhân dân thị xã chọn địa điểm các trạm trung chuyển rác trên địa bàn.
Trách nhiệm của chính quyền cấp phường :
Ủy ban nhân dân phường, thị trấn tổ chức và quản lý các đội rác dân lập hoạt động trên địa bàn.
Ủy ban nhân cấp phường, các tổ chức đoàn thể, cộng đồng dân cư có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn trên địa bàn mình. Trong trường hợp phát hiện vi phạm pháp luật về quản lý chất thải rắn, cần thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Hệ thống chính sách pháp luật quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Một số chính sách pháp luật quản lý chất thải rắn mà thị xã đang áp dụng hiện nay là:
Chỉ thị số 199/TTg ban hành ngày 03 tháng 04 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.
Quyết định số 04/2010/QĐ-UBND ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương về quản lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nghị định 174/2007/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2007 về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 04 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31 tháng 12 năm 2007 Hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ban hành ngày 10 tháng 07 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020.
Chỉ thị Số: 23/2005/CT-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2005 về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp.
Qua 5 năm thực hiện “Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020” ban hành kèm theo Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, công tác quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp đã từng bước đi vào nề nếp, tình hình môi trường đô thị đang dần được cải thiện. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn trong cả nước ngày càng tăng; các bãi chôn lấp hợp vệ sinh đã và đang tiếp tục được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau; chất thải y tế và công nghiệp độc hại ở một số đô thị cũng đã được thu gom và xử lý; một số công nghệ mới nhằm tận thu chất thải rắn được nghiên cứu và ứng dụng; một số khu công nghiệp, khu chế xuất đã có những dự án hoặc kế hoạch xử lý chất thải rắn. Tuy nhiên, công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém. Chính vì vậy thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 23/2005/CT-TTg nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp.
Tiếp tục quán triệt nghị quyết số 41/NQ/TW của Bộ chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cho các cơ sở Đảng và chính quyền các cấp, khắc phục tư tưởng chỉ phát triển kinh tế- xã hội mà coi nhẹ việc bảo vệ môi trường.
Tăng cường sự lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường ngay từ khi xây dựng và phê duyệt các quy hoạch, dự án đầu tư, không cho đưa vào xây dựng, vận hành, khai thác các cơ sở chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về bảo vệ môi trường. Hạn chế và từng bước không phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài các khu, cụm công nghiệp để phòng ngừa và cải thiện chất lượng môi trường.
Tiếp tục hoàn thiện các thể chế về bảo vệ môi trường, cụ thể hóa các quy định bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Dĩ An. Xây dựng cơ chế phối hợp, đẩy mạnh việc phân cấp về bảo vệ môi trường.
Tăng cường kiểm soát và kiểm tra thực hiện quy chế bảo vệ môi trường đối với các khu, cụm công nghiệp.
Kiện toàn hệ thông xử lý chất thải rắn, tổ chức lại hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn từ cấp thị xã cho đến cấp phường. Tăng cường trang bị máy móc, thiết bị cho các đơn vị hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn. phát huy vai trò của các tổ thu gom rác dân lập trong quá trình thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
Xây dựng cơ chế, chính sách và quy định nhằm thu hút đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cho các hoạt động bảo vệ môi trường, tái chế, xử lý chất thải và ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn kinh phí sự nghiệp môi trường, ưu tiên tăng kinh phí sự nghiệp môi trường đối với cấp huyện, cấp xã. Sử dụng hiệu quả các nguồn thu phí và lệ phí bảo vệ môi trường, nâng cao vai trò và hoạt động của quỹ bảo vệ môi trường thị xã nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường.
Ưu tiên bố trí vồn ngân sách và các nguồn vốn khác tập trung đầu tư vào các công trình hạ tầng kỹ thuật về cấp thoát nước, xử lý chất thải để cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường.
Các hoạt động tuyên truyền, vận động
Để công tác quản lý và bảo vệ môi trường đạt hiệu quả cao thì cộng đồng đóng một vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy mà việc thông tin, truyền thông, giáo dục và nâng cao nhận thức môi trường cho cộng đồng là một việc làm hết sức cần thiết. Đây là giải pháp quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường. tuy nhiên hiện nay công tác thông tin tuyên truyền vận động về bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã Dĩ An vẫn chưa có hiệu quả.
Hiện nay Dĩ An đang phải đối mặt với một thách thức là hơn 2/3 dân số của thị xã là dân nhập cư từ nhiều địa phương khác chính vì vậy công tác tuyên truyền vận động gặp rất nhiều khó khăn. Khoảng một nửa dân số ở Dĩ An đang ở trọ, cuộc sống ở đây chỉ là tạm thời vì vậy ý thức trách nhiệm không cao.
Hằng năm, công tác này đều được thực hiện bằng nhiều hình thức như tập huấn, đào tạo, hội thảo, mít-tinh…nhưng vẫn chưa thu được kết quả tốt.
Hoạt động tuyên truyền vấn đề rác thải nói riêng và vấn đề vệ sinh môi trường nói chung mới chỉ mang tính chất phát động, chưa được triển khai liên tục.
Như vậy, có thể thấy công tác giáo dục, tuyên truyền chưa phát huy được hiệu quả trên thực tế.
Công tác thanh tra, kiểm soát
Quan trắc chất lượng môi trường trên địa bàn tỉnh Bình Dương là một trong những công tác được thực hiện thường xuyên và liên tục để theo dõi, giám sát diễn biến chất lượng các thành phần môi trường. Qua nhiều năm hoạt động, các chương trình quan trắc luôn được đánh giá, cập nhật, điều chỉnh bổ sung phản ánh chính xác, kịp thời về vị trí, thông số và tần suất quan trắc nhằm tạo thành nguồn cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá chất lượng môi trường và cung cấp dữ liệu cơ bản để lập báo cáo hiện trạng môi trường.
Công tác thanh tra và kiểm soát ô nhiễm môi trường đã được các cơ quan chức năng của Bình Dương thực hiện thường xuyên theo đúng quy định của luật môi trường và bao quát hầu hết các vấn đề môi trường nổi cộm. Trong thời gian qua, công tác này được chủ động thực hiện một cách thường xuyên, liên tục và bước đầu đã kiểm soát được tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã, hạn chế được gia tăng ô nhiễm và suy thoái môi trường. Giai đoạn 2005-2010, đã tổ chức thanh, kiểm tra hơn 300 đơn vị sản xuất kinh doanh, đã xử lý phạt hơn 250 đơn vị vi phạm về bảo vệ môi trường với số tiền hơn 6 tỷ đồng ( hầu hết là các cơ sở sản xuất, kinh doanh được thành lập trước khi luật bảo vệ môi trường được bổ sung, sửa đổi)
Khi xây dựng các cơ sở sản xuất, bên cạnh các yếu tố kinh tế, cần phải chú ý tới yêu cầu bảo vệ môi trường như dự báo ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất tới dân cư xung quanh, các khu vực sinh thái lân cận.
Nhìn chung công tác thanh tra kiểm soát đã có nhiều tác động tích cực trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt cũng như các lĩnh vực môi trường khác. Tuy nhiên do lực lượng nhân viên trong lĩnh vực này còn thiếu nên vẫn còn nhiều trường hợp vi phạm bị bỏ sót.
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
Phân loại chất thải rắn tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết nó vừa mang lại hiệu quả kinh tế đồng thời góp phần cho việc xử lý chất thải rắn dể dàng hơn. Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn và xử lý đúng quy định đang là vấn đề nan giải của các đô thị lớn, trong đó có Dĩ An.
Trên địa bàn thị xã hoàn toàn chưa được phổ biến về phân loại rác thải nên nhận thức của người nhân còn kém. Nhiều người còn cho rằng rác là thứ bỏ đi không cần mất công phân loại. Một số hộ nhận thức được tầm quan trọng của phân loại rác thì cho rằng khó có thể thực hiện trong điều kiện hiện nay khi mà có phân loại thì lúc thu gom các loại rác vẫn được đổ chung với nhau.
Do rác thải sinh hoạt không được phân loại nên tất cả đều được đưa ra bãi rác tập trung điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc xử lý.
Nylon là loại rác thải thường thấy và được cảnh báo là nguy hại cho môi trường nhiều nhất. Theo các nhà khoa học để túi nylon phân hủy được trong môi trường đất thì cần đến ít nhất 500 năm. Xói mòn đất đai, tàn phá hệ sinh thái, gây ngập úng lụt lội, hủy hoại sinh vật là những tác động trực tiếp của túi nylon với môi trường.
Lưu trữ chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
Loại thùng chứa
Loại và dung tích thùng chứa sử dụng phụ thuộc vào đặc tính và loại chất thải thu gom, loại hệ thống thu gom, chu kỳ thu gom và diện tích sẵn có để đặt thùng chứa.
Hình 3.2. Một số loại thùng chứa được sử dụng để lưu trử chất thải rắn sinh hoạt tại thị xã Dĩ An.
Hiện nay trên địa bàn thị xã Dĩ An có rất ít thùng chứa hợp vệ sinh, hầu hết là các thùng rác hở hoặc các giỏ rác được làm bằng tre chính vì vậy mà gây mùi hôi thối, ruồi nhặng, ảnh hưởng đến sức khỏe con người, mất mỹ quan đô thị.
Vị trí đặt thùng chứa rác
Vị trí đặt thùng chứa rác phụ thuộc vào đặc điểm của nguồn phát sinh chất thải (nhà ở, trường học, công sở, khu thương mại, xí nghiệp,…), không gian sẵn có và lối vào vị trí thu gom. Tại hầu hết các phường trong thị xã, CTR được tập trung trước nhà trước thời gian thu gom. Cũng có nơi, mỗi khu phố, tổ dân phố hay chung cư có một điểm tập trung rác chung. Vị trí đặt thùng chứa chất thải tại nguồn thường được lựa chọn phù hợp với yêu cầu sử dụng của nơi phát sinh chất thải và thuận tiện cho công tác thu gom.
Ảnh hưởng của việc lưu trữ đến đặc tính chất thải
Việc lưu trử chất thải rắn tại nguồn thường gây ra quá trình phân hủy sinh học, sự hấp thu chất lỏng và sự nhiễm bẩn các thành phần chất thải rắn.
Hấp thu chất lỏng: Do các thành phần của CTR có độ ẩm ban đầu khác nhau, quá trình thiết lập lại cân bằng độ ẩm sẽ xảy ra khi các chất thải này được chứa chung trong cùng thùng chứa. Khi chứa các chất thải khác nhau trong cùng thùng chứa, giấy sẽ hấp thu nước từ chất thải thực phẩm và rác vườn ẩm ướt. Chất thải rắn trên địa bàn thị xã hầu như chưa được phân loại tại nguồn chính vì vậy mà một số loại rác như vải vụn, giấy, carton khi bỏ chung vào thùng chứa sẽ bị ẩm ướt và khó có khả năng thu hồi, tái chế.
Sự nhiễm bẩn của các thành phần chất thải: Yếu tố đặc biệt quan trọng đối với việc lưu trữ chất thải tại nguồn là sự nhiễm bẩn chất thải. Những thành phần chất thải chính có thể bị nhiễm bẩn bởi các chất thải nguy hại như dầu xe, chất tẩy rửa và sơn, do đó làm giảm khả năng tái sinh vật liệu.
Dĩ An là địa phương có nền kinh tế phát triển mạnh đặc biệt là phát triển về công nghiệp chính vì vậy mà các loại chất thải nguy hại như : dầu nhớt, chất tẩy rửa và sơn có khối lượng rất lớn tại các nhà máy. Nếu những chất thải này không được quản lý và phân loại riêng với rác sinh hoạt thì sẽ gây nhiễm bẩn nặng cho chất thải rắn sinh hoạt và khi đó chất thải rắn sinh hoạt cũng phải xử lý theo chất thải rắn nguy hại do các thành phần độc hại đã lẫn lộn vào chất thải sinh hoạt.
Ảnh hưởng của việc lưu trữ chất thải đến sức khỏe cộng đồng và mỹ quan
Yếu tố liên quan đến sức khỏe cộng đồng đầu tiên là sự sinh sôi nảy nở các loại côn trùng, vi sinh vật mang mầm bệnh trong khu vực chứa chất thải. Một số địa phương trong thị xã có tần suất thu gom rác là 2 ngày/lần, rác sinh hoạt sau khi được lưu trữ trong các thùng rác nhỏ của hộ gia đình sẽ được đổ vào bao tải và để hai bên lề đường, điều này gây ô nhiễm môi trường đồng thời làm gia tăng chuột bọ và ruồi. Dùng thùng chứa có nắp đậy kín, rửa thùng chứa cũng như làm vệ sinh khu vực chứa chất thải theo định kỳ và chuyển các chất thải có khả năng phân hủy sinh học đến nơi thải bỏ theo quy định là việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay. Mùi có thể được khống chế nếu sử dùng thùng chứa kín và duy trì chu kỳ thu gom hợp lý.
Hoạt động thu gom vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt
Hiện tượng vứt rác bừa bãi ra đường, xuống cống hoặc kênh rạch còn khá nhiều, nhất là ở các hẻm sâu, ven kênh rạch. Ước tính có khoảng gần 30% khối lượng rác không được thu gom hoặc được thải trực tiếp xuống cống và kênh rạch vẫn còn tồn tại và tích lũy từ ngày này qua ngày khác. Với một khối lượng chủ yếu là rác thực phẩm có độ ẩm cao 60-85% nên rác thường bị phân hủy nhanh gây ra mùi hôi thối cho môi trường xung quanh.
Hình 3.3. Chất thải được tập trung trước giờ thu gom
Hiện nay trên địa bàn thị xã Dĩ An đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập.
Hệ thống công lập là xí nghiệp công trình công cộng thị xã Dĩ An. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác.
Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND phường). Rác dân lập chịu trách nhiệm quét dọn rác trong các ngỏ hẻm, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc đường hoặc bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho đơn vị vận chuyển rác.
Đối với hệ thống thu gom rác công lập thì vấn đề tổ chức thu gom đã đi vào nề nếp, từng bước ổn định. Đây là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm duy trì các hoạt động thu gom rác khu vực công cộng, quét dọn đường phố. Còn với lực lượng thu gom rác dân lập do được hình thành một cách tự phát từ rất lâu nên lực lượng này thường làm việc một cách độc lập và thường không ký hợp đồng thu gom bằng văn bản với các hộ dân. Chính quyền địa phương hầu như không thể quản lý được lực lượng này, vì thế đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý chung của Thị xã.
UBND thị xã Dĩ An
Phòng Tài nguyên và Môi Trường
Xí nghiệp công trình công cộng Dĩ An
Tư nhân
UBND các phường
Đội vệ sinh
Khu phố
Hình 3.4. sơ đồ tổ chức hành chính quản lý CTRSH thị xã Dĩ An
Quy trình thu gom
Quy trình thu gom của lực lượng thu gom công lập
Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng, đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đó quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp đến khi đầy, sau đó đẩy các thùng đến điểm hẹn. Thông thường thu gom khoảng 35-40 hộ thì đầy một thùng 660L.
Quy trình thu gom cơ giới: Một xe lam chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến được quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy thì chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định.
Đối với các khu vực phát sinh chất thải lớn: xí nghiệp cho xe tới thu gom một hoặc vài cơ sở vào ngày thoả thuận trước rồi vận chuyển về trạm trung chuyển để xe lớn vận chuyển đi bãi chôn lấp.
Thời gian thu gom của lực lượng thu gom công lập là: từ 5h30 – 8h
Quy trình thu gom của lực lượng dân lập
Lực lượng rác dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó rác được vận chuyển đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo giờ quy định của đơn vị vận chuyển.
Tại các điểm hẹn, chất thải rắn từ xe đẩy tay sẽ được đưa lên các xe ép 5 tấn và đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn 10-20 tấn tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp.
Phương tiện thu gom rác
Phương tiện thu gom rác hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn sử dụng phương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sử dụng cùng lúc nhiều loại phương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử dụng. Các loại phương tiện chủ yếu là các loại xe thô sơ, điển hình như các loại xe đẩy tay, xe ba gác đạp, ba gác máy, xe lam. Ngoài ra còn có các loại xe khác như xe tải, xe công nông cải tiến… Chính các phương tiện thu gom thô sơ này đã không bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường, gây bốc mùi, để rơi vải rác dọc đường vận chuyển. Hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường nên các phương tiện này thường không bảo đảm vệ sinh môi trường trong khi thu gom.
Đa số lực lượng thu gom công lập sử dụng phương tiện thu gom là xe thùng 660L thu gom chủ yếu trên các tuyến đường chính, còn các phương tiện như xe ba gác, xe lam được lực lượng dân lập sử dụng thu gom trên các đường nhỏ, các hẻm trong thị xã. Ngoài xe thùng 660L có cấu trúc như nhau trên toàn địa bàn Thị xã và được thiết kế dành riêng cho việc thu gom CTR, các loại phương tiện còn lại đều do người thu gom cải tiến từ các loại xe mà không qua kiểm định của cơ quan chức năng.
Phương tiện vận chuyển rác
Hiện nay hoạt động vận chuyển rác trên địa bàn thị xã Dĩ An do xí nghiệp công trình công cộng đảm nhận, phương tiện vận chuyển rác là các loại xe chuyên dùng.
Xí nghiệp công trình công cộng có 28 xe ép rác trong đó có 15 xe rác 20m3, 5 xe ép 10m3 và 8 xe ép 5 tấn , hàng ngày xí nghiệp vận chuyển được khoảng 170 tấn rác thải sinh hoạt.
Sau khi tập trung rác về trạm trung chuyển, rác sẽ được đưa lên các xe ép và vận chuyển ra bãi chôn lấp chất thải rắn Nam Bì
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAO CAO LUAN VAN1.doc
- phu luc.doc