LỜI CẢM ƠN i
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1. Tổng quan về Đa dạng sinh học 3
1.1.1. Khái niệm về đa dạng sinh học 3
1.1.2. Chỉ số Đa dạng sinh học 4
1.1.3. Các phương pháp bảo tồn 7
1.1.4. Đa dạng loài thủy vực nước ngọt nội địa Việt Nam 8
1.2. Tổng quan về Hệ sinh thái Hồ Tây 9
1.2.1. Điều kiện tự nhiên của Hồ Tây 9
1.2.2. Khu hệ động thực vật ở Hồ Tây 10
1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực Hồ Tây 12
1.2.4. Tổng quan một số công trình nghiên cứu về Hồ Tây 13
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu 18
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 19
2.3. Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1. Phương pháp kế thừa, thống kê, phân tích, tổng hợp và đánh giá 21
2.3.2. Phương pháp thực nghiệm 21
2.3.3. Phương pháp khảo sát thực địa 21
3.2.4. Phương pháp tính chỉ số đa dạng sinh học 26
2.3.5.Phương pháp phân tích mẫu nước 27
2.3.6.Phương pháp nuôi trồng cây thủy sinh trong phòng thí nghiệm. 27
97 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 620 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiện trạng và đề xuất một số biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học Hồ Tây, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững thay đổi về môi trường sống đã dẫn đến thay đổi trong phân bố của các loài cũng như cấu trúc của quần xã động vật đáy trong Hồ Tây.
Hiện nay một số loài động vật đáy sống trong Hồ Tây không phải là những loài nội tại của hồ mà là loài ngoại lai như ốc bươu vàng, một số loài trai, ốc được thả vào hồ làm thức ăn cho cá hay động vật phóng sinh hàng năm. Như vậy, thành phần và số loài động vật đáy hiện tại biến đổi nhiều so với năm 1996 của Nguyễn Xuân Quýnh [13]. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khách biệt về thành phần loài giữa vùng ven bờ và vùng giữa hồ, đáy hồ. Tại vùng ven bờ, mực nước thấp và có nhiều giá thể bám như cọc, đá và các cây thủy sinh (bèo, sen), thường xuất hiện nhiều loài động vật thân mềm như trai, trùng trục, hến, ốc và một số giáp xác như cua . Vùng giữa hồ và đáy hồ hầu như chỉ thấy các loài giun ít tơ và ấu trùng muỗi lắc.
Nhìn chung, số lượng loài thu được tại mỗi điểm thu mẫu là rất thấp, không có sự khác biệt về số lượng loài giữa các điểm thu mẫu, giữa các điểm gần cống thải và các điểm thu mẫu khác cũng như giữa các tháng thu mẫu. Tại các cống thải của hồ, nơi chất lượng nước bị ô nhiễm rất nặng và nền đáy chủ yếu là rác thải mới, động vật đáy thường không xuất hiện nên phải tiến hành thu mẫu cách cống thải ít nhất 20m. Điều này cũng giải thích tính đồng đều về số lượng loài cũng như thành phần loài giữa các điểm thu mẫu định lượng trong hồ.
Theo số liệu khảo sát năm 1960 – 1961 mật độ động vật đáy dao động khoảng 640 – 3149 con/m2 và sinh khối dao động trong khoảng 2174 – 9244 g/m2. Theo kết quả nghiên cứu năm 1982 (Nguyễn Xuân Quýnh (1996) [13] cho thấy sinh khối động vật đáy 12,8g/ m2 và mật độ 955 con/m2.
Theo nghiên cứu gần đây nhất năm 2011của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật mật độ ĐVĐ Hồ Tây dao động trong khoảng 74 – 4358 cá thể/ m2, trung bình là 1646 cá thể/ m2. Sinh khối ĐVĐ Hồ Tây dao động trong khoảng 1,2 -96,3 g/m2, trung bình là 18,7 g/m2 [25]. Qua khảo sát của đề tài chúng tôi mật độ động vật đáy dao động trong khoảng 120- 200 cá thể/m2 , trung bình là 160 cá thể/m2. Giun ít tơ (55,21%) và ấu trùng muỗi (44,76%) là những loài chiếm ưu thế gần như tuyệt đối về mật độ, các nhóm khác như ốc có mật độ thấp hơn nhiều (0,03%). Có sự biến động về động vật đáy tại các điểm thu mẫu và giữa các tháng thu mẫu nhưng không lớn. Nhìn chung động vật đáy có xu hướng tăng từ tháng 4 đến tháng 11, tăng theo thời gian từ mùa mưa đến mùa khô.
Sinh khối động vật đáy của Hồ Tây dao động trong khoảng từ 37–70g/m2, trung bình là 52g/m2. Nhìn chung sự biến động về mật độ động vật đáy tại các điểm thu mẫu và các tháng thu mẫu là không lớn. Chiếm ưu thế lớn về sinh khối là 2 nhóm ấu trùng muỗi lắc (61%) và giun ít tơ (35%), nhóm thân mềm bao gồm một số loài trai, trùng trục, ốc có sinh khối thấp hơn rất nhiều (4%).. Như vậy nếu so với các năm 1960 – 1961 thì thành phần động vật đáy Hồ Tây đã giảm đi rất nhiều cả về mật độ và sinh khối.
3.1.4.Kết quả điều tra khu hệ cá
Khu hệ cá Hồ Tây trước đây chịu ảnh hưởng của khu hệ cá sông Hồng. Theo GS. Mai Đình Yên (1999) [21], số loài cá có mặt ở Hồ Tây đều có thể gặp ở Sông Hồng là 27 loài chiếm 75%. Một số loài cá có thể khẳng định chắc chắn là di nhập từ sông Hồng vào là cá lành canh, cá chạch sông, cá vền, cá nhàng, vì những loài cá này không có mặt trong hồ. Nhưng những loài cá tự nhiên có những nét đặc trưng theo từng điều kiện sinh thái thích ứng. Có 3 nhóm cá thích ứng sinh thái chính:
nhóm cá tầng đáy hồ như cá trê thuộc họ cá trê, lươn thuộc họ mang liền sông ớ đáy bùn.
Nhóm cá tầng đáy và giữa thường là các loài cá diếc, cá dầu.
Nhóm cá tầng mặt thường là các loài cá ăn thực vật như cá mè, cá mương.
Đến mùa sinh sản, nhiều loài cá tập trung thành đàn chủ yếu ở tầng mặt như cá diếc... song hầu hết các loài cá Hồ Tây khó tập trung thành đàn vì hồ luôn bị khuấy động. Chỉ ở những khu vực tương đối yên tĩnh, đáy hồ tương đối bằng phẳng như chùa Trấn Quốc đôi khi còn gặp đàn cá mè, cá trôi. Trong khu hệ cá Hồ Tây có một số loài thuộc sách đỏ như cá vền, cá trắm đen... Có một số loài mới mô tả như cá bống, cá dầu...
So sánh các kết quả nghiên cứu trước đây của Đào Văn Tiến, Đặng Ngọc Thanh (2002)[14], Vũ Đăng Khoa (1996) [13], Mai Đình Yên (2001)[21] thành phần cá tự nhiên của Hồ Tây càng ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó thành phần cá nuôi ngày một tăng lên. Do việc nuôi thả và đánh bắt nên thành phần loài luôn bị thay đổi.
Theo Mai Đình Yên (2001) [21] khu hệ cá Hồ Tây có 39 loài thuộc 13 họ, trong đó họ cá chép Cyprinidae chiếm ưu thế với 23 loài (gần 50%). Các họ cá rô (anabantidae), cá quả (Ophiocephalidae), cá bống ao (Eleotridae), cá rô phi (Cichlidae) mỗi họ có 2 loài (chiếm 5,13%). Các loại cá còn lại như cá trê (Clarridae), họ cá nheo (Siluridae), họ cá sóc (Cyprinodonlidae), họ cá ngạnh (Bagridae), họ cá mang liền (Flutidae), họ chạch (Cobitidae), họ chạch sông (Mastacembelidae) và họ cá trổng (Engranlidae) mỗi họ có 1 loài (chiếm tỷ lệ 2,56%) thành phần và số lượng từng loài như sau[21]:
Hình 7: Khu hệ cá ở Hồ Tây (nguồn: Mai Đình Yên năm 2001)[21]
Tuy nhiên qua kết quả điều tra của đề tài chúng tôi hiện tại Hồ Tây có 48 loài cá thuộc 14 họ. Số lượng và thành phần loài cá được thể hiện ở phục lục 5. Trong đó họ cá chép Cyprinidae chiếm ưu thế với 29 loài (chiếm 60,43%), họ cá rô phi 3 loài chiếm (6,25%), 4 họ gồm: họ cá bống đen, họ cá nheo, họ cá rô, họ cá quả mỗi họ có 2 loài (chiếm 4,17%), 8 họ còn lại họ cá trổng, họ chạch, họ cá ngạnh, họ cá trê, họ mang liền, họ chạch sông, họ cá bống trắng, họ cá sóc mỗi họ có 1 loài chiếm (2,08%). Được thể hiện như hình 8.
Hình 8: Khu hệ cá Hồ Tây năm 2013
Qua kết quả cho thấy các loài cá của Hồ Tây có tăng so với trước đây. Nhưng chủ yếu là các loài ngoại lai không phải là loài bản địa. Các loài cá này được thả vào với mục đích nuôi trồng thủy sản. Trong khu hệ cá Hồ Tây, cơ cấu đàn cá nuôi bao gồm các loài cá mè trắng, mè hoa, chép, trắm, trôi Ấn Độ chiếm ưu thế. Cá là nguồn lợi thủy sản lớn của Hồ Tây. Tại Hồ Tây, Công ty khai thác cá Hồ Tây đã tiến hành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản với sản lượng cá bình quân hàng năm khoảng 300 – 600 tấn.
Hàng năm, cá con được thả vào hồ từ 2,6 – 5,3 triệu cá giống các loại với mật độ trung bình là 6.822 con/ ha hoặc 46kg/ ha. Tổng số ước tính 2.200.000 – 2.500.000 con.
Thống kê sản lượng cá khai thác và tiêu thụ hàng năm từ 267 đến 438 tấn đạt năng suất 646 – 1170 kg/ha. Trong vòng 20 năm (từ 1979 – 1998) là 6579 tấn, trung bình 346 tấn/ năm: trong đó 16 năm (từ 1978 – 1994) là 4771 tấn, bình quân 298 tấn/ năm và 3 năm (1995 – 1998) đạt 1808 tấn, trung bình 600 tấn/ năm. Từ đó có thể thấy sản lượng cá khai thác từ năm 1979 đến 1998 tăng lên đáng kể.Tuy nhiên, hiện nay Hồ Tây đã và đang trở thành trung tâm du lịch của Hà Nội, là nơi danh lam thắng cảnh vì vậy nước hồ phải được giữ trong sạch. Nguồn lợi thủy sản của hồ theo thống kê ngày càng giảm, nó được thể hiện ở sản lượng khai thác cá Hồ Tây trong vòng 11 năm trở lại đây.
Bảng 6: Kết quả khai thác thuỷ sản ở hồ Tây trong vòng 11 năm trở lại đây
(Đơn vị tính: kg)
Năm
Tổng Sản phẩm
Các loại cá
Cá mè
Cá Trôi
Cá chép, trắm đen
Dầu
Tôm
2001
706846
686995
596766
11083
55274
23872
19851
2002
701546
677488
578386
14128
43379
41235
24418
2003
553791
533606
444916
16100
39216
33374
20185
2004
594896
580120
497515
15156
30519
37030
14676
2005
456104
442557
379894
5565
40476
16622
13547
2006
228086
209853
181859
4668
18535
14791
8233
2007
302769
289320
245922
25414
12708
5276
13449
2008
311884
306245
257245
28773
14333
5894
5639
2009
353894
350725
263045
55327
27732
6321
3169
2010
320288
316832
221782
67144
22382
5524
3456
2011
306863
306863
285510
17568
3785
0
0
2012
301283
301283
282040
16670
3567
0
0
(Nguồn: Công ty khai thác cá hồ Tây, 2012)
Theo kết quả bảng 6 cho thấy trong các loại cá nuôi ở Hồ Tây, cá mè (bao gồm cả mè hoa và mè trắng) cho năng suất cao hơn cả chiếm khoảng 70-85% sản lượng cá trong hồ, tiếp đến là cá trôi, cá trắm cỏ, cá chép và hiện nay cá trắm đen trong hồ còn rất ít. Sự ô nhiễm môi trường nước ở Hồ Tây những năm gần đây ngày càng tăng dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt và đặc biệt là trai ốc giảm đáng kể. Do ốc là nguồn thức ăn chính của cá trắm đen bị cạn kiệt nên rất hiếm gặp cá trắm đen, đặc biệt là trắm đen loại to.
Kết quả điều tra về thành phần loài thực vật bậc cao
Thực vật thủy sinh Macrophyta ở Hồ Tây trước đây có khoảng 18 loài phát triển mạnh ở vùng ven bờ [9]. Những thực vật này có thể chia thành 3 nhóm sinh thái: nhóm trôi nổi tự do, nhóm sống trong nước, nhóm có lá nổi trên mặt nước. Đến nay thành phần về loài của thực vật thủy sinh Macrophyta cũng bị giảm đi. Theo một số tác giả thì nguyên nhân chủ yếu của việc các loài thực vật thủy sinh Macrophyta giảm có lẽ là do sự khai thác quá mức của con người và cũng có thể đồng thời do tảo phát triển mạnh, làm cho mật độ tảo và vi khuẩn lớn, độ đục cao vì vậy đã cản trở độ xuyên sâu của ánh sáng khiến cho các loài thực vật nhạy cảm với ánh sáng bị chết, dẫn đến số lượng của chúng giảm dần đi. Mặt khác để làm trong sạch lòng hồ, tránh ô nhiễm nên hàng ngày Xí nghiệp môi trường vẫn cử người đi thu dọn, vét hết bèo và rong rêu ở lòng hồ vì vậy hiện nay thực vật thủy sinh lớn ở Hồ Tây còn rất ít. Trong đó, thực vật thủy sinh lớn chủ yếu ở khu vực phía đông của hồ, Súng trước năm 2011 còn rất ít [10], ở phía cạnh Khách sạn Thắng Lợi, tuy nhiên hiện nay đã không còn nữa. Còn lại Bèo Tây và rong, còn không đáng kể. Ngoài ra có một số thực vật ngoại lai như cây Thủy Trúc... mới xuất hiện do đề án của Viện Sinh thái và Nguyên sinh vật thực hiện năm 2011 [25].
Theo kết quả điều tra của chúng tôi, trong vùng lân cận và ven hồ đã xác định có 33 loài thực vật thủy sinh thuộc khu vực hồ Tây và xung quanh nằm trong 19 họ thuộc hai ngành: Dương xỉ (Polypodiophyta) và Thực vật hạt kín (Angiospermae)(số lượng và thành phần loài được trình bày ở phụ lục 4). Trong thành phần Thực vật thủy sinh, đáng kể nhất là các loài thuộc Ngành thực vật hạt kín với 3 dạng sống:
1/ các loài nửa ngập nước (emergent) bao gồm các loài sen, súng, sậy
2/ các loài ngập nước hoàn toàn (subergent) như các loài rong,...
3/ các loài sống trôi nổi (floating) như các loài bèo.
Các loài trước đây có mật độ số lượng cao như các loài Rong đuôi chó (Ceratophyllum demersum), Rong đuôi chồn (Myrriophyllum verticillatum), Rong mái chèo (Vallisneria spiralis), Rau muống (Ipomoea aquatica), Bèo Nhật Bản (Eichhornia crassipes) đến nay còn rất ít, chỉ còn sót lại ở một vài điểm ven hồ, còn phần lớn đã bị các nhân viên của Xí nghiệp Môi trường dọn sạch trong khu vực lòng hồ. Các loài tạo cảnh quan đẹp như Sen (Nenumbo nucifera), Súng (Nuphar pumilum), Rong đuôi chó (Ceratophyllum demersum)..., làm rau ăn như Rau muống (Ipomoea aquatica Forsk.) cũng còn rất ít trong phạm vi nhỏ ở ven hồ.
Khu vực các loài thực vật thuỷ sinh còn tồn tại không nhiều, tập trung ở phần phía Bắc hồ nơi không bị tác động mạnh của dòng nước thải của các khu dân cư đổ ra. Như trên đã nêu cây Sen chỉ còn tồn tại ở khu vực phủ Tây hồ đến công viên nước với diện tích không lớn. Các nghiên cứu đã cho thấy thực vật ngập nước là một thành phần tự dưỡng trong hệ sinh thái thuỷ vực nước đứng dạng đầm, hồ, ao. Việc xuất hiện các nhóm thực vật ở nước ở một giới hạn nhất định sẽ không gây cảm giác trống trải, đơn điệu mà còn góp phần tạo một cảnh quan đẹp hài hoà cho thuỷ vực. Do đặc tính dinh dưỡng, thực vật ngập nước hấp thụ các chất dinh dưỡng vô cơ có nguồn gốc ni tơ và phốt pho từ lớp trầm tích đáy (các nhóm rau, sen, súng, sậy, rong...) hoặc hấp thụ dinh dưỡng hoà tan trong tầng nước mặt (các nhóm thực vật sông trôi nổi như các loài bèo) bởi vậy hầu hết các nhóm thực vật ngập nước được xem như có khả năng làm sạch môi trường thuỷ vực rất tốt thông qua thu nạp các chất dinh dưỡng, các kim loại nặng và nhiều chất gây ô nhiễm khác, làm giảm hàm lượng các chất này trong nước, trong trầm tích của thuỷ vực.
Một năm trở lại đây, khu vực Hồ Tây cũng đã có một số cơ quan nghiên cứu như Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật [25] đến đặt một vài bè thủy sinh vật gồm nhiều loại thực vật khác nhau có vai trò làm sạch nước hồ. Tuy nhiên số lượng đó rất ít, chỉ mang tính chất nghiên cứu chứ chưa đem lại hiệu quả đáng kể.
Kết quả điều tra về thành phần loài chim ở Hồ Tây
Qua tổng hợp thông tin Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật [25], thu thập mới số liệu từ điều tra và phỏng vấn. Thành phần loài chim đang có mặt tại Hồ Tây xác định được 24 loài thuộc 15 họ và 6 bộ. (Thành phần loài theo phụ lục 6)
Số lượng loài giảm đi đáng kể so với năm 2002 đã xác định được 43 loài, 26 họ, thuộc 10 bộ. Sự giảm đi đáng kể các loài chim do chúng mất đi nơi cư trú. Qua phỏng vấn người dân cho biết trước đây vào mùa xuân từng đàn chim sâm cầm về đậu trên các cây bụi ở bờ Hô Tây với số lượng rất lớn. Tuy nhiên giờ đây số lượng sâm cầm chỉ vài cá thể riêng lẻ. Do khi kè bờ đã phá hết tất cả các cây bụi ven bờ Hồ Tây. Mặt khác, do sự đô thị hóa, du lịch, con người xuất hiện rất nhiều và rất ồn ào vì vậy không phù hợp với môi trường sống của các loài chim.
Kết quả điều tra về thành phần loài lưỡng cư bò sát
Qua khảo sát của chúng tôi đã xác định lưỡng cư bò sát gồm 8 loài thuộc 4 họ. Thành phần loài và số lượng lưỡng cư – bò sát không nhiều (thành phần loài theo phụ lục 7). Trong đó sự xuất hiện của rùa tai đỏ là mới có mấy năm gần đây chủ yếu là do người dân phóng sinh vào những dịp ngày lễ tết. Rùa tai đỏ là loài ngoại lai nên cần được lưu ý đặc biệt.
Số lượng lưỡng cư và bò sát ở Hồ Tây rất ít cả về số loài lẫn số lượng cá thể. Nguyên nhân môi trường sống không phù hợp, số lượng cây thủy sinh ở Hồ Tây không đáng kể. Mặt khác, Hồ Tây đã kè bờ toàn bộ hồ và không có cây bụi trên bờ do vậy không có nơi ẩn náu cho các cá thể trưởng thành.
Kết quả phân tích chỉ số đa dạng thành phần loài sinh vật ở Hồ Tây
Trong nghiên cứu này, chúng tôi cũng tiến hành xác định chỉ số đa dạng loài Shannon – Weiner (H’) và chỉ số phong phú loài Magalef (d) tại các điểm nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy ở bảng 7 và bảng 8.
Bảng 7 : Biến động chỉ số đa dạng loài Shannon –Weaner (H’)của thực vật nổi, động vật nổi, đông vật đáy của Hồ Tây
Chỉ số H’
Địa điểm lấy mẫu
Đ1
Đ2
Đ3
Đ4
Đ5
Đ6
Đ7
Đ8
TVN
1,373
1,038
1,1887
1,0537
1,067
1,054
1,205
1,14
ĐVN
1,147
1,071
1,168
1,093
0,917
1,072
1,043
1,125
ĐVĐ
1,089
0,9
1,213
0,956
1,168
0,956
1,32
1,242
Chỉ số Đa dạng loài H’ của thực vật nổi ở Hồ Tây trung bình đạt 1,14± 0,0115.
Chỉ số Đa dạng loài H’ của động vật nổi ở Hồ Tây trung bình đạt 1,08 ± 0,005.
Chỉ số Đa dạng loài H’ của động vật đáy ở Hồ Tây trung bình đạt 1,1055 ± 0,023.
Qua bảng 5 cho thấy chỉ số đa dạng loài H’ của TVN, ĐVN, ĐVĐ trung bình trong khoảng 1<H’<1,5 cho thấy Hồ Tây kém đa dạng về thành phần loài sinh vật.
Sự biến động chỉ số H’ không chỉ phụ thuộc vào số lượng loài của sinh vật mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tần suất xuất hiện của từng loài. Ở các đợt thu mẫu tại các điểm Đ2, Đ4, Đ6, có tổng số loài gần như là cao nhất (cụ thể: tại điểm Đ2 thực vật nổi có 26 loài, động vật nổi có 21 loài, động vật đáy có 13 loài. Tại điểm Đ4 thực vật nổi có 25 loài, động vật nổi có 18 loài, động vật đáy có 14 loài. Đ6 thực vật nổi có 28 loài, động vật nổi có 21 loài, động vật đáy có 13 loài) nhưng chỉ số H’ tại 3 điểm Đ2, Đ4, Đ6 lại là thấp nhất (Đ2 có H’ của TVN, ĐVN, ĐVĐ lần lượt là: 1,038; 1,071; 0,9. Đ4 có H’ của TVN, ĐVN, ĐVĐ lần lượt là: 1,0537; 1,093; 0,956. Đ6 có H’ của TVN, ĐVN, ĐVĐ lần lượt là: 1,054; 1,072; 0,956) chứng tỏ những điểm này rất nghèo nàn về thành phần loài và sinh lượng các loài sinh vật. Bên cạnh đó tần số xuất hiện của các loài cũng không nhiều nên làm cho chỉ số đa dạng loài ở các điểm này thấp.
Bảng 8: Biến động chỉ số phong phú loài Magalef của thực vật nổi, động vật nổi và động vật đáy của Hồ Tây
Chỉ số D
Địa điểm lấy mẫu
Đ1
Đ2
Đ3
Đ4
Đ5
Đ6
Đ7
Đ8
TVN
1,821
2,254
2,2
2,162
2,477
2,389
2,195
1,91
ĐVN
2,177
2,513
1,921
2,123
2,515
2,524
1,8
2,876
ĐVĐ
2,83
2,365
2,365
2,63
2,831
2,428
2,561
2,297
Chỉ số phong phú loài Magalef (D) của thực vật nổi Hồ Tây trung bình đạt 2,176 ± 0,0425
Chỉ số phong phú loài Magalef (D) của động vật nổi Hồ Tây trung bình đạt 2,306 ± 0,114
Chỉ số phong phú loài Magalef (D) của động vật đáy Hồ Tây trung bình đạt 2,538 ± 0,039
Qua bảng 6 cho thấy chỉ số phong phú loài Magalef (D) của thực vật nổi, động vật nổi, động vật đáy dao động từ 2 – 3. Cho thấy Hồ Tây kém đa dạng sinh học.
Chỉ số phong phú loài Magalef (D) của động vật đáy lớn hơn chỉ số phong phú loài Magalef của động vật nổi và thực vật nổi. Cho thấy mật độ của động vật đáy đồng đều hơn mật độ của động vật nổi và thực vật nổi.
Như chúng ta đã biết chỉ số đa dạng loài Shannon - Weaner được sử dụng để so sánh sự đa dạng giữa các mẫu môi trường sống, so sánh giữa hai môi trường sống khác nhau hoặc so sánh trong một môi trường sống theo thời gian để thấy sự thay đổi đa dạng sinh học. Ngoài ra, chỉ số Shannon – Weaner chỉ ra mức độ ô nhiễm trong môi trường thủy vực.
Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng Chỉ số đa dạng loài Shannon - Weaner H’ của động vật đáy để đánh giá sự ô nhiễm của môi trường nước.
Hình 9: Đồ thị so sánh chỉ số H’ , D động vật đáy tại các điểm thu mẫu
Nhận xét:
Dựa vào đồ thị ta thấy 1<H’<2 cho thấy Hồ Tây đang bị ô nhiễm vừa mức α. Tại điểm D2 (gần cống Xuân La), D4 (gần cống Đõ) và D6 (gần cống Trúc Bạch) là 3 điểm có chỉ số H’ động vật đáy thấp nhất có 0<H’ <1 Qua đây cho thấy Hồ Tây đang bị ô nhiễm nặng tại các điểm gần cống Xuân La, gần cống Đõ, gần cống Trúc Bạch.
So sánh với kết quả năm 2011 của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chỉ số Shannon – Weiner (H’) tại các điểm khảo sát trong hồ dao động trong khoảng từ 0,2 – 1,7 và tại các điểm W5, W6, W7 gần cống Trúc Bạch, W4 gần cống Đõ, 3, 4 gần cống Xuân La là những điểm có chỉ số đa dạng loài Shannon – Weiner (H’) dưới 1, các điểm này đang bị ô nhiễm nặng. Qua đây cho thấy có sự tương đồng về kết quả nghiên cứu, tuy nhiên chỉ số đa dạng loài tại các điểm này theo viện sinh thái tính toán giá trị nhỏ hơn so với đề tài. Nguyên nhân có thể do đợt thu mẫu của chúng tôi vào lúc hồ không bị ô nhiễm nặng.
Phân tích các ngyên nhân ảnh hưởng đến Đa dạng sinh học và môi trường nước của Hồ Tây.
Sự suy giảm Đa dạng sinh học hiện nay có cả các nguyên nhân như: sự phá vỡ và mất nơi cư trú, sự ô nhiễm, sự biến đổi khí hậu toàn cầu và các hoạt động nông nghiệp lâm nghiệp, sự gia tăng dân số loài người, sự mở rộng nơi cư trú sinh thái của con người và sử dụng ngày càng nhiều năng suất sinh học của trái đất, khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, hệ thống kinh tế thiếu sự định giá thích hợp cho môi trường. Có 2 loại nguyên nhân suy giảm Đa dạng sinh học:
Nguyên nhân trực tiếp: là tác động trực tiếp đến sự còn hay mất một loài cụ thể. Các nguyên này có thể là: Sự biến đổi khí hậu, sự xâm nhập của các loài ngoại lai, xây dựng cơ sở hạ tầng...
Nguyên nhân gián tiếp: là những nguyên nhân không tác động ngay đến sự còn hay mất của một loài cụ thể nào, song nó đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gia tăng sự suy thoái Đa dạng sinh học bởi các nguyên nhân này chính là cơ sở của các nguyên nhân trực tiếp và phạm vi ảnh hưởng rất lớn trên nhiều vùng địa lý sinh học khác nhau. [4]
Mất và phá hủy nơi cư trú: là nguyên nhân quan trọng bậc nhất và trên thực tế là một nhóm các nguyên nhân cụ thể hơn.
Mất và phá hủy nơi cư trú bởi các hoạt động của con người: đó chính là tác động của việc thay đổi mục đích sử dụng tài nguyên sinh học như: sự pháp triển nông nghiệp đô thị, sản xuất công nghiệp thải lượng cacbon dioxit và các khí khác vào khí quyển, đốt các nhiên liệu có nguồn gốc cacbon như than, dầu và gas.... dẫn đến sự hủy hoại hoặc làm thay đổi điều kiện sinh thái, nơi cư trú của các loài sinh vật và kéo theo sự tuyệt chủng hoặc sự suy giảm số lượng và chất lượng quần thể sinh vật, kéo theo sự tan rã của cấu trúc quần xã và Hệ sinh thái. Việc cải tạo các Hệ sinh thái cho các mục đích kinh doanh có tính chuyên hóa cao hay việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ, các hóa chất công nghiệp đều góp phần phá hủy môi trường sống dẫn đến sự tiêu diệt của các loài côn trùng và vi sinh vật bản địa.
Sự gia tăng dân số
Đe dọa lớn nhất đối với Đa dạng sinh học là số lượng và tốc độ gia tăng dân số của loài người. Việc phá hủy các quần xã sinh học xảy ra nhiều nhất trong vòng 150 năm trở lại đây, trong thời gian này dân số loài người tăng từ 1 tỷ vào năm 1850 đến 2 tỷ vào năm 1930 và đến 5,9 tỷ vào năm 1995, tính đến tháng 7 năm 2013 dân số thế giới là hơn 7 tỷ người. Con người cũng khai phá, chuyển đổi rất nhiều diện tích đất đai vốn là những nơi cư trú tự nhiên của sinh vật hoang dã thành đất đai sử dụng cho nông nghiệp và làm nhà ở, xây dựng thành phố, khu công nghiệp cơ sở hạ tầng.
Riêng thành phố Hà Nội sau khi được mở rộng địa giới hành chính, năm 2008, dân số của thủ đô là 6,3 triệu người, đến tháng 12/2011 đã ở mức 6,87 triệu người. Còn tính đến thời điểm hiện nay, căn cứ theo mức biến động thì dân số Hà Nội lên tới 7,1 triệu người. Nếu theo tốc độ tăng dân số như hiện tại, đến năm 2015 dân số Hà Nội có thể lên đến 7,6 triệu người. Xét việc tăng dân số ở Hà Nội cho thấy, trong 4 năm (2008 – 2011) tăng khoảng 43 vạn. Trong đó, dân số tăng tự nhiên của Hà Nội khoảng 9 vạn người/năm. Tăng dân số cơ học cũng lên tới 5 vạn người/năm. Phân bố dân cư cho thấy khu vực nông thôn chỉ tăng lên gần hơn 12 vạn nhưng khu vực thành thị tăng lên hơn 31 vạn. Hiện nay, bình quân mật độ dân số chung của thành phố trung bình là 2,600 người/km2 .
Việc dân số Hà Nội tăng sẽ làm tăng nhân tố tiêu dùng đặc biệt các hàng hóa công nghiệp như: giao thông, nhà ở, trường học, trật tự xã hội và đặc biệt là ô nhiễm môi trường (ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước).
Để phục vụ cho đời sống của mình. Con người đã khai phá, chuyển đổi nhiều diện tích đất đai vốn là những nơi cư trú tự nhiên của sinh vật hoang dã thành đất đai sử dụng cho nông nghiệp và nhà ở, xây dựng thành phố, khu công nghiệp.
Theo số liệu của Ban quản lý Hồ Tây và quá trình thực địa của chúng tôi cho thấy có hơn 200 đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh xung quanh Hồ Tây (kể cả trên bờ ven hồ và trên mặt nước) . Số lượng tăng đáng kể so với kết quả điều tra năm 2011 của Viện Sinh thái và Tài nguyên môi trường[25]. Số lượng tăng lên đáng kể đặc biệt là các quán cafe.Trong đó, hầu hết các cơ sở hoạt động kinh doanh nêu trên đều có hiện tượng chiếm dụng vỉa hè quanh hồ. Hình thức chiếm dụng: kê bàn ghế, để xe máy, bán hàng nước, hàng ăn.Các đơn vị, cá nhân và tổ chức hoạt động kinh doanh ven Hồ Tây hầu hết là không có giấy phép kinh doanh hoặc có thì hầu hết là hết hạn sử dụng, rất ít các đơn vị kinh doanh đảm bảo điều kiện kinh doanh [25]. Các loại hình kinh doanh bao gồm: Khách sạn (từ 3-5 sao), nhà nghỉ, cửa hàng kinh doanh ăn uống giải khát, cơ sở dịch vụ giải trí, tham quan, mua sắm, ăn uống, công viên nước Hồ Tây, bể bơi Sao Mai, Câu lạc bộ Đua thuyền Hồ Tây, nhà hàng nổi,cửa hàng tạp hóa. Ngoài số lượng các đơn vị kinh doanh ven Hồ Tây (ở trên bờ) còn có một số doanh nghiệp có tàu du lịch, xuồng, thuyền hoạt động trên hồ: các du thuyền, nhà hàng nổi. Trong khi đó có rất ít các cơ sở kinh doanh có giấy xác nhận đăng kí đề án bảo vệ môi trường, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, hợp đồng phục vụ vệ sinh môi trường, hợp đồng vận chuyển và xử lỷ rác thải sinh hoạt cho cơ quan có trách nhiệm (Ban quản lý Hồ Tây). [25]. Có thể nói tất cả các đơn vị doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh xung quanh Hồ Tây trực tiếp hoặc giám tiếp gây ảnh hưởng không ít thì nhiều đến chất lượng nước, đất, không khí khu vực Hồ Tây.
Ô nhiễm môi trường
Cho dù nơi sống không bị ảnh hưởng một cách trực tiếp do việc phá hủy hay chia cắt, nhưng các quần xã và các sinh vật sống trong đó có thể bị ảnh hưởng sâu sắc do các hoạt động khác của con người. Dạng nguy hiểm nhất của phá hủy môi trường là sự ô nhiễm. Có thể liệt kê một số nguyên nhân sau:
Ô nhiễm do thuốc trừ sâu: thuốc trừ sâu là nhân tố gây ô nhiễm nặng nề và được khuyến cáo từ năm 1962 (Rachel Carson, 1962). Thuốc trừ sâu DDT (Diclorodiphenyltricloroethene) và các loại thuốc trừ sâu có chất Clo hữu cơ khác là những chất không phân hủy hoàn toàn và được tích lũy tăng lên theo các bậc tháp của chuỗi thức ăn.
Trong nông nghiệp người nông dân dụng thuốc bảo vệ thực vật để diệt các loại côn trùng gây hại cho cây trồng, diệt ấu trùng cho các loài muỗi trong nước. Tuy nhiên thuốc bảo vệ thực vật không chỉ diệt côn trùng mà đồng thời giết hại những sinh vật có ích. Mặt khác, theo thời gian do các sinh vật gây hại bị nhờn hóa chất người nông dân sử dụng thuốc trừ sâu thường phải tăng nồng độ. Vì vậy lượng thuốc bảo vệ thực vật đưa vào không khí và môi trường nước càng lớn gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm các yếu tố khác trong môi trường sống của con người.
Qua điều tra cho thấy khu vực xung quanh Hồ Tây có d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_dinhdangword_987_6534_1869744.doc