Luận văn Đánh giá hiệu quả các chương trình đào tạo quốc tế tại đại học bách khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN 1

PHẦN MỞ ĐẦU 2

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO 5

1.1. Một số khái niệm cơ bản 6

1.1.1. Chương trình đào tạo 7

1.1.2. Đánh giá Chương trình đào tạo 9

1.1.3. Hiệu quả đào tạo và đánh giá hiệu quả đào tạo 11

1.2. Vai trò và mục đích đánh giá hiệu quả đào tạo 12

1.2.1. Vai trò

12

1.2.2. Mục đích và lợi ích

13

1.3. Các mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo 15

1.3.1. Mô hình Galvin CIPP

16

1.3.2. Mô hình Kirkpatrick 18

1.3.3. Mô hình các yếu tố tổ chức 20

1.3.4. Mô hình 5 yếu tố của Jack Phillips 23

1.3.5. So sánh các mô hình đánh giá hiệu quả đào tạo 25

1.4. Kỹ thuật đánh giá hiệu quả đào tạo dựa trên mô hình 4 mức độ

của Kirkpatrick

1.4.1. Áp dụng qui trình đánh giá ROI của Jack Phillips vào đánh giá hiệu

quả

27

27

pdf143 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 569 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả các chương trình đào tạo quốc tế tại đại học bách khoa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sau: Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Linh Thu (QTKD3-2011B) 56 Viện Kinh tế và Quản lý - Trước ngày phát bằng 01 tháng: Phòng ĐTĐH chuẩn bị danh sách sinh viên nhận bằng chia theo đơn vị và gửi qua email tới TT ĐBCL - Trước ngày phát bằng 07 ngày: TTĐBCL thiết kế và cập nhật nội dung phiếu khảo sát, chuẩn bị số lượng phiếu theo lớp sinh viên và giao/nhận phiếu khảo sát cho các Khoa/Viện - Sau ngày phát bằng 06 tháng: TT ĐBCL tổng hợp và xử lý kết quả, báo cáo kết quả tới BGH, gửi kết quả tới Phòng ĐTĐH và cập nhật vào cơ sở dữ liệu chung Dữ liệu sau khi được thu thập, sẽ lập trên kết quả đánh giá mức độ theo thang điểm từ 1-5, tính số lượng trả lời, tần suất các câu trả lời ở từng thang điểm và qui đổi tỉ lệ phần trăm. (iii) Qui trình thu thập thông tin tỉ lệ tốt nghiệp Sao khi có kết quả trao bằng, Phòng Đào tạo Đại học có thể dễ dàng tổng kết tỉ lệ tốt nghiệp của sinh viên chương trình đào tạo tiên tiến và tỉ lệ phần trăm sinh viên đạt giỏi, khá, trung bình và thành tích nghiên cứu khoa học công nghệ. - Qui trình lấy phản hồi từ Doanh nghiệp Mục đích: đánh giá được kết quả, kỹ năng sinh viên học được có đáp ứng được nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, các kiến thức chuyên ngành có cần được nâng cao và cần cải thiện gì hơn. Hình thức: Điều tra doanh nghiệp bằng các buổi hội thảo được tổ chức sau khi sinh viên tốt nghiệp được 3 tháng hoặc 6 tháng, chuyển phiếu điều tra trực tiếp hay qua email/ công văn/fax cho các doanh nghiệp có số lượng sinh viên tốt nghiệp của trường đang làm việc; lập kênh nhân sự để liên lạc. d) Bước 4: Chuyển dữ liệu sang thang đo kết quả Trong đào tạo, rất khó để dự đoán được giá trị tài chính của những thay đổi từ đào tạo và để nhận ra tổng chi phí phát sinh khi thực hiện các chương trình đào tạo. Trong các chiến lược cho ước tính giá trị của những thay đổi hiệu quả hoạt động thì khi áp dụng cho các chương trình tiên tiến, ta áp dụng người tham gia hay các nhà giám sát/ quản lý có thể ước tính được việc tiết kiệm chi phí hay giá trị của sản lượng gia tăng. Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Linh Thu (QTKD3-2011B) 57 Viện Kinh tế và Quản lý e) Bước 5: Lấy thông tin chi phí chương trình đào tạo: Để tính toán hiệu quả đào tạo và BCR, các chi phí sẽ được Phòng Kế hoạch – tài vụ cung cấp hay các chương trình đào tạo, Viện đào tạo cung cấp, có thể được tính trong suốt chương trình đào tạo, hay thường theo từng năm. Chi phí sẽ bao gồm chi phí đầu tư cho lớp học, Phòng thí nghiệm, sách giáo trình, chi phí cho toàn bộ tài liệu chương trình cung cấp cho sinh viên, chi phí trả cho giảng viên/ người hướng dẫn/ trợ giảng trong đó có cả chi phí soạn thảo và giảng dạy, chi phí cơ sở vật chất của chương trình đào tạo, chi phí đi lại, nhà ở cho giảng viên nước ngoài, chi phí quản lý, hành chính và vận hành khác. Các chi phí liên quan đến đánh giá nhau cầu và đánh giá thực cũng được đặt trong phần này nếu cần thiết. f) Bước 6: Tính toán hiệu quả đào tạo: - Tỉ lệ lợi ích/chi phí (Benefit/Cost Ratio - BCR) (Công thức 1.2) 2.3. Đánh giá hiệu quả chương trình Cơ điện tử Chương trình tiên tiến Cơ điện tử và KH&KT Vật liệu là hai chương trình đào tạo tiên tiến trong 4 chương trình được quản lý và có số liệu thống kê đầy đủ vì thế nhà trường đã lựa chọn thí điểm đánh giá 2 chương trình trước khi đánh giá toàn bộ các chương trình. 2.3.1. Giới thiệu chung CTTT Cơ điện tử Chương trình tiên tiến Cơ Điện Tử được xây dựng dựa trên chương trình gốc của Trường đại học CSU Chico, California. Trường California State University, Chico là trường lâu đời thứ hai trong hệ thống trường công của Bang California, đứng thứ 6 trong số 572 trường công lập đào tạo bậc đại học của khu vực theo đánh giá năm 2010 của danh sách “America’s Best Colleges” từ U.S. News & World Report, trong số Top 100 trường công lập Hoa Kỳ. Chương trình tiên tiến Cơ Điện Tử là một trong 10 chương trình tiên tiến đầu tiên của Việt Nam bắt đầu tuyển sinh từ năm 2006 với nhu cầu tuyển hàng năm khoảng 40 - 50 sinh viên. Tên bằng : Kỹ sư Ngành Cơ Điện Tử Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Linh Thu (QTKD3-2011B) 58 Viện Kinh tế và Quản lý Chương trình tiên tiến ngành Cơ Điện Tử là chương trình học chính qui, đối tượng vào học là hầu hết là các sinh viên xuất sắc với điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Chương trình được thiết kế phù hợp với hệ thống tín chỉ. Điều kiện tốt nghiệp tuân theo Quy chế của trường. Sinh viên phải vượt qua tất cả các khóa học yêu cầu và hoàn thành số lượng cần thiết các khóa học tự chọn. Tổng số 158 tín chỉ, CPA (tích lũy điểm trung bình hạng) phải là ≥ 5.0 (10-cấp độ). Thực hành tốt nghiệp và luận án cũng được yêu cầu điểm tối thiểu là 5.0 Mục tiêu đào tạo: Cung cấp cho người học các khả năng sử dụng kiến thức toán học và các nguyên lý khoa học cơ bản để thiết kế, phát triển và đánh giá được các hệ thống thiết bị sử dụng trong sản xuất công nghiệp và chế tạo sản phẩm. Đào tạo kỹ sư có khả năng thiết kế chế tạo “các hệ thống thông minh” cũng như các sản phẩm cơ khí - điều khiển bằng cách kết hợp giữa các sensor với cơ cấu chấp hành và điều khiển bằng máy tính để tạo ra các sản phẩm chất lượng và hiệu quả. Các chuyên ngành: Ngành Cơ điện Tử Cơ hội nghề nghiệp: Thiết kế, khai thác các hệ thống cơ khí - tự động hoá; Phát triển, thiết kế hệ thống và lập quy trình chế tạo các sản phẩm cơ điện tử thông minh chú trọng các chức năng cơ khí - tự động hoá; Thiết kế, nghiên cứu phát triển các hệ thống điều khiển, tự động hoá máy công cụ, các dây chuyền sản xuất, các hệ thống sản xuất tích hợp máy tính. 2.3.2. Thực hiện đánh giá CTTT cơ điện tử theo mô hình Kirkpatrick a) Rà soát mục tiêu của Chương trình Cơ điện tử - Cung cấp kiến thức nền tảng cho các vị trí khởi điểm trong các ngành công nghiệp liên quan đến vật liệu hoặc các chương trình nghiên cứu tiên tiến thông qua các bài giảng chuyên sâu ở cả vật liệu nói chung và chuyên sâu. Tập chung chính vào phân tích, giải quyết vấn đề, vấn đề mở, và các phương pháp thiết kế vật liệu. - Phát triển kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp và tính chuyên nghiệp cá nhân, bao gồm cả đạo đức và nhận thức về môi trường. Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Linh Thu (QTKD3-2011B) 59 Viện Kinh tế và Quản lý - Khuyến khích các sinh viên mở rộng giáo dục về khoa học và kỹ thuật hoặc mở rộng kiến thức của mình thông qua các lựa chọn kỹ thuật định hướng, lựa chọn tự do và giáo dục kỹ thuật kết hợp, các chương trình thực tập và học tập ở nước ngoài. - Dạy cho sinh viên học tập và phát triển của từng cá nhân, tham gia đóng góp cho xã hội, và phát triển học tập suốt đời và kỹ năng lãnh đạo Ngành Cơ điện tử nói chung hiện đang được sự quan tâm chú ý của các doanh nghiệp và trung tâm nghiên cứu trong và ngoài nước, do đó việc thu hút sự chú ý của sinh viên vào ngành Cơ điện tử là rất lớn. Học sinh tốt nghiệp THPT, trúng tuyển khối A kỳ thi tuyển sinh đại học (diện được tuyển thẳng hoặc điểm trên một mức do nhà trường quy định từng năm), đạt điểm kiểm tra tiếng Anh đầu vào hoặc TOEFL trên 450 (IELTS 4,5). Sinh viên có nguyện vọng theo học Chương trình tiên tiến có thể đăng ký khi làm thủ tục đăng ký nhập trường. Chi tiết về thông báo tuyển sinh được đăng trên website của Trung tâm đào tạo Tài năng và Chất lượng cao. b) Mục tiêu đánh giá hiệu quả Thời gian thực hiện đánh giá: Tháng 9/2012 đến tháng 12/2013. Bảng 2.5. Bảng mục tiêu đánh giá hiệu quả CTTT Cơ Điện tử Mức độ Mục tiêu đề ra Hài lòng của sinh viên 70-80% sinh viên hài lòng Nhận thức 60-70% sinh viên tốt nghiệp Hành vi 40-60% sinh viên đạt tỉ lệ Kết quả 20-40% doanh nghiệp thấy sinh viên tốt nghiệp của trường làm việc hiệu quả tại doanh nghiệp c) Thu thập dữ liệu sơ cấp Dựa trên kế hoạch đánh giá hiệu quả đào tạo đưa ra cho chương trình tiên tiến, thông tin về số lượng sinh viên được cán bộ chương trình tiên tiên và TT ĐBCL cung cấp. Chương trình tiên tiến ngành Cơ Điện Tử bao gồm 182 sinh viên đang theo học năm 2011-2012 là đông nhất và năm 2013 có thêm 40 sinh viên (Phụ lục 1) d) Thu thập dữ liệu đánh giá Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Linh Thu (QTKD3-2011B) 60 Viện Kinh tế và Quản lý Chương trình đã tồn tại từ năm 2006 nên ta sẽ thực hiện đánh giá đầy đủ 4 mức độ, tuy nhiên, do tính đặc thù đào tạo, và việc thu thập thông tin doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian nên các mức độ 1,2,3 được đưa vào thực hiện nhiều nhất. (i) Mức 1: Qui trình và kỹ thuật lấy ý kiến phản hồi của sinh viên về môn học TT ĐBCL đã phối hợp cùng chương trình tiên tiến ngành Cơ điện tử phát phiếu thu thâp ý kiền phản hồi về các môn học trong học kỳ từ 2012-2013. Dữ liệu sau khi được thu thập được tính trung bình cho các môn học sau: (1) Advanced Program, (2) Team Building, (3) Electronics I, (4) Engineering Economics, (5) Microprocessor & Assembly language, (6) Machine Tools, (7) Machine Design Kết quả đánh giá được thực hiện theo bảng dưới đây: Bảng 2.7: Bảng kết quả phản hồi các môn học của sinh viên CTTT Cơ Điện tử Môn học (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) Trung bình 4.138 3.799 3.4365 3.8315 3.437 2.864 3.548 Tỉ lệ phần trăm (%) 82.76 75.98 68.73 76.63 68.74 57.28 70.96 Tỉ lệ thỏa mãn môn học theo học kỳ 71.58 Sau khi thực hiện đánh giá trên 7 môn học tại chương trình tiên tiến Cơ điện tử, từ môn học cơ sở đến môn học chuyên ngành với 20 tiêu chuẩn câu hỏi về mức độ hài lòng với tài liệu, giáo trình, cách thức giảng dạy trên lớp, sinh viên đã thể hiện mức độ thỏa mãn 71,6% trên tổng số trên 280 phiếu phát ra. Đánh giá tỉ lệ hài lòng đối với CTTT Cơ điện tử của sinh viên dựa trên kết quả điều tra sinh viên tốt nghiệp của trường được thực hiện vào tháng 04/2012 sau khi sinh viên tốt nghiệp qua online. Số lượng sinh viên trả lời là 14 sinh viên/ tổng số 18 sinh viên đã tốt nghiệp. Tuy nhiên trong bảng câu hỏi của Trung tâm ĐBCL chưa xác định được mức độ “hài lòng” của sinh viên nên dựa trên bản điều tra phục vụ nghiên cứu của đề tài tại chương trình tiên tiến cơ điện tử và Vật liệu đã thực hiện đánh giá gửi cho các sinh viên đã tốt nghiệp K51 và K52 Cơ điện tử sau khi ra trường được 6 tháng. Số lượng sinh viên trả lời: 14. Thời gian thực hiện: Ngày 10/04/2012 đến 4/2013. Thang điểm từ Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Linh Thu (QTKD3-2011B) 61 Viện Kinh tế và Quản lý 1 đến 5 với các mức độ được đánh giá từ 1. Hoàn toàn không hài lòng, 2. Không hài lòng, 3. Hài lòng, 4. Phần nào hài lòng, 5. Hoàn toàn hài lòng. Kết quả như sau: Bảng 2.8. Kết quả đánh giá tỉ lệ hài lòng của sinh viên CTTT Cơ Điện tử STT Mức độ hài lòng chung của sinh viên Trung bình Tỉ lệ 1 Cảm nhận chung của anh/chị về chất lượng chương trình đào tạo 4.07 81.43 2 Cảm nhận chung của anh/chị về chất lượng của môi trường sống, học tập tại Trường 3.50 70.00 3 Cảm nhận chung của anh/chị về giảng viên, phương pháp giảng dạy 4.21 84.29 4 Cảm nhận chung về bộ phận quản lý, giáo vụ chương trình đào tạo 3.36 67.14 5 Cảm nhận chung về cơ sở vật chất, trang thiết bị chương trình 3.79 75.71 Tỉ lệ hài lòng chung: 75.71 (ii) Mức độ 2: Việc học Để đánh giá mức độ 2, thông tin về tỉ lệ tốt nghiệp của sinh viên và thành tích khá, giỏi, xuất sắc mà chương trình có được thực hiện thu thập từ phía phòng Đào tạo đại học. Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đạt thành tích khá, giỏi Bảng 2.9: Kết quả học tập của sinh viên Ngành Cơ Điện Tử năm 2011-2012 Giỏi (8,5-10) Khá (7,0-8,4) TB (5,5-6,9) TB yếu (4,0-5,4) TT Khóa đào tạo Tổng số SV Số SV Tỉ lệ Số SV Tỉ lệ Số SV Tỉ lệ Số SV Tỉ lệ 1. Khóa 1 (2006-2011) 20 6 30% 12 60% 2 10% 0 0% 2. Khóa 2 (2007-2012) 37 14 38% 13 35% 5 14% 5 14% 3. Khóa 3 (2008-2013) 42 3 7% 21 50% 13 31% 4 10% 4. Khóa 4 (2009-2014) 29 0 0% 13 45% 9 31% 7 24% Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Linh Thu (QTKD3-2011B) 62 Viện Kinh tế và Quản lý Trên bảng kết quả trên đây, số liệu thống kê cho thấy, đối với khóa 1 và khóa 2, tỉ lệ sinh viên năm cuối có trên 73% sinh viên đạt loại khá và giỏi. Chiếm tỉ lệ cao trong chương trình. Bảng 2.10: Kết quả tốt nghiệp của sinh viên Ngành CTTT: Cơ điện tử Kết quả tốt nghiệp Ghi chú TT Khóa Tổng số SV tốt nghiệp Số SV Xuất sắc Số SV Giỏi Số SV Khá Số SV TB 1 2006 – 2011 18 0 04 14 0 20 sinh viên năm 1 Sinh viên CTTT ngành Cơ điện tử luôn là những sinh viên tích cực học tập, đạt thành tích cao, thường xuyên đạt các học bổng khuyến học từ các doanh nghiệp. Trong năm 2010-2011, khóa đầu tiên tuyển sinh (K51) đã tốt nghiệp với tỉ lệ 90% so với số lượng sinh viên vào. Sinh viên đăng ký tốt nghiệp đã hoàn thành với kết quả khá – giỏi đạt tỷ lệ cao. Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngay và đi du học tại các trường danh tiếng ở nước ngoài chiếm 100%. Sinh viên tốt nghiệp K51 tiếp tục đi học thạc sỹ và tiến sỹ chiếm 55% và phần còn lại đang làm việc tại các doanh nghiệp trong nước. Công tác đào tạo Đại học của Viện đã phần nào đáp ứng được nhu cầu xã hội về con người và đang phản ánh cơ hội phát triển về số lượng và chất lượng trong thời gian tới. Sao khi có các kết quả tỉ lệ tốt nghiệp 100%, tỉ lệ sinh viên đạt thành tích khá, giỏi chiếm 73% và số sinh viên đi học tiếp nâng cao kiến thức chiếm 50% được coi là tỉ lệ cao. Tuy nhiên, chương trình cũng chưa đánh giá được thành tích trong nghiên cứu khoa học của chương trình mà sinh viên thực hiện được: số bài báo khoa học, số nghiên cứu, giải thưởng nghiên cứu khoa học mà sinh viên đạt được. (iii) Mức độ 3: Hành vi (ứng dụng vào công việc) Thực hiện đánh giá hành vi của sinh viên tốt nghiệp thông qua qui trình lấy phản hồi từ sinh viên tốt nghiệp: Phạm vi: Sinh viên chương trình tiên tiến sau 3-6 tháng tốt nghiệp. Quy trình thực hiện và nội dung chính được cập nhật trên google docs trực tuyến cho Viện Cơ Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Linh Thu (QTKD3-2011B) 63 Viện Kinh tế và Quản lý Khí nói chung. Kết quả sau khi thực hiện vào tháng 4 năm 2012 cho khóa K51 có 14 sinh viên ngành CTTT Cơ điện tử trả lời câu hỏi kết quả như sau: - 72% sinh viên tốt nghiệp đánh giá chương trình đào tạo có nội dung, mục tiêu rõ ràng, phù hợp với yêu cầu xã hội, có nội dung cập nhật, có sự kết hợp tốt giữa kiến thức cơ bản, chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp và có tính thực tiễn cao. - 74% sinh viên tốt nghiệp có kết quả tốt nhận được từ chương trình đào tạo và Cung cấp tốt nền tảng kiến thức cơ bản của chuyên ngành - 70% sinh viên tốt nghiệp tự nhận xét mình ứng dụng được các năng lực chuyên môn, nắm bắt công việc, ngoại ngữ, thích nghi với môi trường và vận dụng các kỹ năng mềm sau khi được đào tạo tại trường vào công việc của mình tại nơi làm việc Kết quả đánh giá ở mức độ 3 được tính trung bình là 72%. (iv) Mức độ 4: Kết quả Lấy phản hồi từ Doanh nghiệp, đánh giá được kết quả, kỹ năng sinh viên học được có đáp ứng được nhu cầu đào tạo của doanh nghiệp, các kiến thức chuyên ngành có cần được nâng cao và cần cải thiện gì hơn. Tuy nhiên, do hạn chế về mặt đánh giá tại trường, mức độ này chưa thực hiện được. d) Thu thập thông tin tài chính và tính hiệu quả Từ những thông tin phía phòng Kế hoạch-Tài vụ cung cấp, ta lập được bảng kết tính hiệu quả đào tạo và tính toán ROI của chương trình tiên tiến cơ điện tử như sau: Bảng 2.11: Bảng kết quả tính BCR của CTTT: Cơ điện tử (đơn vị tính: đồng) Khoản Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng thu từ CĐT 6.997.810 5.279.160 3.501.200 Chi Phí 5.999.457 3.960.636 1.998.320 BCR 117% 133% 175% 2.3.3. Phân tích kết quả hiệu quả đào tạo CTTT Cơ điện tử Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Linh Thu (QTKD3-2011B) 64 Viện Kinh tế và Quản lý Bảng 2.12: Bảng kết quả đánh giá hiệu quả của sinh viên CTTT: Cơ điện tử Mức độ Mục tiêu Kết quả Qui đổi (100%) Điều tra sự phản hồi của sinh viên Đạt được sự phản hồi tích cực của sinh viên về chất lượng chương trình 73 % 21.9 % Nhận thức Đánh giá kết quả học Tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp loại giỏi/khá (trên mức trung bình) 81% 24.3% Ứng dụng và thực hiện Kiến thức được học được áp dụng và có hiệu quả tại các doanh nghiệp 72% 21.6% Tác động lên doanh nghiệp Giảm thiểu được việc đào tạo lại tại các doanh nghiệp Chưa thực hiện 0% Tổng: 67.8% Hiệu quả đào tạo Đạt được ít nhất ROI 25% Năm 2012 đạt 175% 242,8% Kết quả đánh giá ở bảng 2.12 cho thấy chương trình là ngày càng đạt hiệu quả mặc dù ngân sách nhà nước giảm dần. Tuy nhiên việc chi tiêu chỉ dừng ở ngân sách nhà nước cũng là một câu hỏi lớn. Sự thành công của chương trình đào tạo Cơ Điện Tử là do những nguyên nhân sau: (i) Chương trình đào tạo Cơ Điện Tử 2006-2012 được xây dựng với sự đóng góp của trường đối tác CSU Chico, California. Chương trình đào tạo bao quát đủ các mục tiêu đào tạo của chương trình Cơ Điện Tử. (ii) Cấu trúc chương trình đào tạo hệ kỹ sư thể hiện phân biệt rõ so với hệ đào tạo cử nhân, đảm bảo về khối lượng và chất lượng các kiến thức trang bị cho sinh viên, về sự cân đối giữa các khối kiến thức: giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở cốt lõi ngành, kiến thức chuyên ngành, kiến thức tự chọn, về kiến thức cơ bản cũng như các kỹ năng nghề nghiệp qua thực tập kỹ thuật, các đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp. (iii) Sau các khóa bồi dưỡng ở nước ngoài hoặc trong nước, trình độ tiếng Anh của các giảng viên và cán bộ được nâng lên một cách rõ rệt. Các cán bộ đã có nhiều cố gắng trong thiết kế bài giảng, thay đổi phương pháp giảng dạy để tăng tính chủ động Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Linh Thu (QTKD3-2011B) 65 Viện Kinh tế và Quản lý của sinh viên trong các giờ giảng. Chương trình đào tạo Cơ Điện Tử đã thay đổi quan điểm giảng dạy, từ truyền tải kiến thức sang phương pháp tư duy sáng tạo, tăng cường năng lực tự học, theo các chuẩn đầu ra ABET và CDIO. Chất lượng giảng dạy (giảng viên nước ngoài, giảng viên trong nước, trợ giảng): Giảng viên trong nước có kinh nghiệm chuyên môn tốt, trình độ tiếng Anh tương đối tốt (tuy nhiên cần tăng cường bồi dưỡng kỹ năng nói tiếng Anh). Giảng viên nước ngoài đã sống và làm việc nhiều năm ở Mỹ nên trình độ tiếng Anh rất tốt, phương pháp sư phạm hay, thu hút được sinh viên, khuyến khích tính tích cực của sinh viên trong học tập. (iv) Việc đánh giá sinh viên trong quá trình đào tạo sử dụng nhiều phương pháp, dựa trên nhiều tiêu chí, phủ hết các mục tiêu đặt ra của chương trình đào tạo. Các tiêu chí kiểm tra đánh giá và phương pháp kiểm tra đối với từng học phần được thông báo rõ ràng cho sinh viên. (v) Chương trình Cơ Điện Tử là chương trình học chính qui. Hầu hết là các sinh viên xuất sắc với điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh của Đại học Bách Khoa Hà Nội. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và Viện Cơ Khí hướng dẫn đầy đủ các thông tin cho sinh viên dưới nhiều hình thức, như sách “Sinh viên cần biết”, các cổng thông tin điện tử. Hàng năm, Viện Cơ Khí tổ chức tuần sinh hoạt công dân, đại diện lãnh đạo Viện trình bày những vấn đề sinh viên cần chú ý và giải đáp mọi thắc mắc của sinh viên. Các lớp học đều có cố vấn học tập họp với lớp 3 lần / học kỳ. Cố vấn học tập của các lớp sinh viên học ngành Cơ Điện Tử đều là giảng viên của bộ môn Cơ Điện Tử , là bộ môn quản ngành. Điều này giúp cho sinh viên được tư vấn sát với chương trình đào tạo và các nội dung chuyên môn. Về trình độ tiếng Anh và tiếp thu bài giảng của sinh viên, kết quả học tập: Khoảng 50% sinh viên trong lớp hiểu và nắm được các kiến thức của giảng viên ngay trên lớp, 25% sinh viên hiểu sau khi đọc thêm tài liệu về nhà, còn lại là không hiểu rõ do tính tự học kém. Điều này chứng tỏ rằng, trình độ tiếng Anh của sinh viên (đọc hiểu và nghe hiểu) tương đối tốt, một số em cần phải tích cực tự học hơn thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu của chương trình. Đối với các môn học do giảng Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Linh Thu (QTKD3-2011B) 66 Viện Kinh tế và Quản lý viên nước ngoài phụ trách, sinh viên rất hào hứng do được làm quen với phương pháp giảng dạy mới, nhiều thông tin cập nhật. Với tỉ lệ đánh giá hiệu quả đạt trên 240%, chương trình có chất lượng đào tạo tốt và hiệu quả đào tạo cao. Tuy chương trình được đánh giá là thành công nhưng nó vẫn còn một số tong tại sau: (i) Chương trình chưa có qui trình sửa đổi mục tiêu chương trình. Các thành phần tham giam giúp xây dựng mục tiêu chương trình và đánh giá mức độ hoàn thành mục tiêu. Chương trình đào tạo phải nhất quán với các mục tiêu giáo dục của nó và được thiết kế sao cho mỗi kết quả kỳ vọng của chương trình đều có thể đạt được. Các môn học cần kết hợp các yêu cầu về kỹ thuật và nghề nghiệp với các yêu cầu về giáo dục tổng quát và các môn tự chọn, để chuẩn bị cho các sinh viên một nghề nghiệp và việc học tiếp trong ngành gắn với chương trình, cũng như việc hoạt động trong một xã hội hiện đại (ii) Cần có những quy trình định nghĩa Chuẩn đầu ra và một quy trình đánh giá sản phẩm, kết quả đánh giá phải được ghi lại thành văn bản. Quy trình đánh giá sản phẩm cho thấy Chuẩn đầu ra được đánh giá liên tục và cho thấy mức độ hoàn thiện các sản phẩm này như thế nào. Minh chứng cho thấy kết quả đánh giá chương trình được sử dụng để cải tiến hơn nữa chương trình đào tạo. (iii) Chưa mời được nhiều giáo sư trường đối tác hoặc giáo sư Mỹ sang giảng dạy do thời gian đi lại nhiều (trung bình là 24-36 tiếng) và các giáo sư thường rất bận. Chương trình sẽ tiếp tục mở rộng đối tượng mời giảng từ các nước khác với yêu cầu giáo sư mời phải có nhiều năm sống và làm việc tại các nước nói tiếng Anh; (iv) Kinh nghiệm giảng dạy bằng tiếng Anh (kỹ năng nói) của các giảng viên chưa tốt mặc dù đa số đều tốt nghiệp sau đại học ở nước ngoài, đã sử dụng tiếng Anh trong học tập và nghiên cứu. Sinh viên có tâm lý ngại trao đổi với giảng viên trong giờ học. Vì vậy, còn hạn chế nhiều trong giao tiếp sư phạm giữa giảng viên và sinh viên. Ban điều hành đã và sẽ tổ chức các cuộc họp giảng viên của chương trình để trao đổi về đổi mới công tác giảng dạy theo phương châm tăng tính tích cực từ sinh viên; Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Linh Thu (QTKD3-2011B) 67 Viện Kinh tế và Quản lý (v) Một số sinh viên các khóa 4 và 5 có kỹ năng tiếng Anh chưa đáp ứng được tiêu chí của chương trình nên có kết quả học tập kém. Để khắc phục, tuyển sinh khóa 6 và 7 (năm 2012) sẽ tăng yêu cầu tiếng Anh đầu vào. Ý thức tự học của sinh viên chưa tốt, chỉ chú ý tới những kiến thức giảng viên truyền đạt trên lớp, không giành thời gian cho việc tìm đọc các nguồn tài liệu khác (thư viện, mạng internet), hết giờ học là trở về nhà. Chương trình đã đề nghị đội ngũ cố vấn học tập của các khóa bám sát lớp hơn và tư vấn về phương pháp học tập cho các sinh viên; (vi) Bộ môn và Viện chưa tiến hành lấy ý kiến thường xuyên về chương trình đào tạo từ các chuyên gia, người sử dụng lao động và cựu sinh viên. Chưa có khảo sát thường xuyên và đầy đủ các thông tin SV sau tốt nghiệp để kịp thời điều chỉnh chỉ tiêu các ngành và điều chỉnh, cập nhật chương trình, nội dung các môn học phù hợp với nhu cầu của xã hội. Với kinh phí hạn chế chỉ với mục tiêu nâng cấp cơ sở vật chất hiện tại, việc xây dựng những phòng thí nghiệm đồng bộ hiện đại đủ tầm phục vụ cho mục tiêu đào tạo là chưa đủ. Việc nâng cấp các phòng thí nghiệm do đó có thể trở nên manh mún và chưa được tập trung, việc khai thác và quản lý do đó khó có hiệu quả cao. Việc tiếp cận sinh viên khi tư vấn tuyển sinh còn hạn chế; Việc mời giảng viên nước ngoài: khó khăn vì kinh phí cao và thời gian giảng dạy có thể chỉ bố trí vào kỳ hè. 2.4. Đánh giá hiệu quả Chương trình tiên tiến KH&KT Vật liệu 2.4.1. Giới thiệu chung Chương trình KH&KT Vật liệu Chương trình tiên tiến Khoa học và Kỹ thuật vật liệu được xây dựng dựa trên chương trình gốc của Trường đại học Illinois vùng Urbana- Champaign, Hoa Kỳ. Đây là trường công lập có đào tạo đại học và sau đại học về lĩnh vực vật liệu được xếp hạng thứ 2 của Hoa Kỳ trong nhiều năm vừa qua. Chương trình tiên tiến Khoa học và Kỹ thuật vật liệu là một trong 10 chương trình tiên tiến đầu tiên của Việt Nam bắt đầu tuyển sinh từ năm 2006 với nhu cầu tuyển hàng năm khoảng 40 - 50 sinh viên. Tên bằng : Kỹ sư Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu Chương trình: Chương trình KH và KTVL là chương trình học chính qui. Hầu hết là các sinh viên xuất sắc với điểm cao trong kỳ thi tuyển sinh của Đại học Bách Luận văn Thạc sỹ QTKD Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Thái Linh Thu (QTKD3-2011B) 68 Viện Kinh tế và Quản lý Khoa Hà Nội. Chương trình được thiết kế phù hợp với hệ thống tín chỉ. Điều kiện tốt nghiệp tuân theo Quy chế của học ĐH Bác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273507_1_8403_1951513.pdf
Tài liệu liên quan