Luận văn Đánh giá hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các khu công nghiệp

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

TÓM TẮT LUẬN VĂN

LỜI NÓI ĐẦU i

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT KHU CÔNG NGHIỆP 4

1.1. Sự cần thiết phải chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp 4

1.1.1.Quá trình công nghiệp hoá 4

1.1.2. Sự hình thành các khu công nghiệp và đất đai giành cho khu công nghiệp 6

1.2. Chính sách chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp 8

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp 10

1.3.1. Điều kiện tự nhiên 10

1.3.2 Điều kiện kinh tế 12

1.3.3. Điều kiện xã hội 14

1.3.4. Điều kiện môi trường 16

1.4.Hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp 17

1.4.1. Khái niệm 17

1.4.2. Quan điểm đánh giá 17

1.4.3 Tiêu chí đánh giá hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp 18

1.4.4. Phương pháp đánh giá 22

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIỆP SANG ĐẤT KHU CÔNG NGHIỆP 24

2.1. Thực trạng phát triển các khu công nghiệp 24

2.2 Thực trạng hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp 30

2.2.1 Kết quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp 30

2.2.2 Hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp 38

2.3 Hạn chế, tồn tại 45

2.4. Hiệu quả của chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp tại dự án “Đầu tư phát triển trung tâm liên kết đầu tư và phát triển khu công nghệ cao HANAKA” 57

2.4.1. Giới thiệu chung về dự án “Đầu tư phát triển trung tâm liên kết đầu tư và phát triển khu công nghệ cao HANAKA” 57

2.4.2. Quy mô, cơ cấu đầu tư và hoạt động của dự án 59

2.4.3. Hiệu quả của dự án 62

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHUYỂN ĐỔI ĐẤT NÔNG NGHIÊP SANG ĐẤT KHU CÔNG 68

3.1. Phương hướng phát triển các khu công nghiệp trong những năm tới. 68

3.2 Quan điểm đánh giá chuyển đổi mục đích sử dụng đất 72

3.2.1. Quan điểm phát triển 72

3.2.2. Đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích 74

3.2.3. Tuân theo nguyên tắc thị trường, đồng thời Nhà nước tạo môi trường và thực hiện điều tiết vĩ mô 76

3.2.3. Quan điểm bảo vệ môi trường và sử dụng đất có hiệu quả. 77

3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các khu công nghiệp 77

3.3.1. Xây dựng, tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 77

3.3.2. Các giải pháp tạo việc làm cho người nông dân bị mất đất 79

3.3.3. Cơ chế chính sách về đền bù và bồi thường thiệt hại 81

3.3.4. Cơ chế chính sách liên quan đến nghĩa vụ và trách nhiệm của các đơn vị được nhận đất thu hồi sử dụng vào các mục đích phát triển khu công nghiệp 83

3.3.5 Công tác đào tạo và công tác cán bộ 84

3.3.6. Công tác thông tin, tuyên truyền và giáo dục 85

3.3.7. Cải tiến quy trình thực hiện 86

3.3.8. Công tác tổ chức thực hiện 87

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

 

 

doc115 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1920 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các khu công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g nghiệp, tăng tỷ trọng của các hoạt động công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp tạo cơ sở vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp. Giá trị sản xuất của các khu công nghiệp ngày một cao, tỷ trọng giá trị sản xuất của các khu công nghiệp trong ngành công nghiệp tăng một cách rõ rệt. Giá trị sản xuất của ngành công nghiệp tăng lên đã làm tỷ trọng ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp. Các hoạt động công nghiệp đồng thời kéo theo sự phát triển của các ngành dịch vụ đáp ứng cho các hoạt động của khu công nghiệp. Do đó sự phát triển các khu công nghiệp cũng làm gia tăng giá trị của các ngành dịch vu, dẫn đến sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế . Biểu 2.3: Giá trị sản xuất và tỷ trọng của giá trị sản xuất của KCN trong ngành Công nghiệp qua các năm 2004-2008 Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị sản xuất Tỷ USD 11,4 14,0 18,06 22,4 28,9 Vốn sản xuất Tỷ USD 15,0 17,6 20,0 29,8 39,3 Tỷ trọng ngành công nghiệp (%) 29 28 26 33 40 Nguồn: Niêm giám thống kê 2008 Biểu 2.4: Cơ cấu kinh tế nước ta qua các năm 2004- 2008 2004 2005 2006 2007 2008 % Đơn vị tính: % Nguồn: Niêm giám thống kê 2008 Giá trị sản xuất của các khu công nghiệp nước ta năm 2004 là 11,4 tỷ USD chiếm trên 29% tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Năm 2005 là 14 tỷ USD chiếm trên 28% tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Năm 2006 là 18,06 tỷ USD chiếm trên 26% tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Năm 2007 là 22,4 tỷ USD chiếm trên 33% tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Năm 2008 là 28,9 tỷ USD chiếm trên 40% tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Sự phát triển của các khu công nghiệp, gia tăng giá trị sản xuất của các khu công nghiệp đã góp phần gia tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp trong cơ cấu kinh tế của nước ta qua các năm. Năm 2004 tỷ trọng của ngành công nghiệp; xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chiếm 78,19%, năm 2005 là 79,03% tăng 0,84% so với năm 2004, năm 2006 là 79,60% tăng so với năm 2005 là 0,57%, năm 2007 tỷ trọng ngành công nghiệp; xây dựng và dịch vụ tiếp tục tăng 0,11%, đến năm 2008 những tác động tiêu cực đến nền kinh tế đặc biệt đối với ngành công nghiệp tuy nhiên tỷ trọng của ngành công nghiệp; xây dựng và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế vẫn tăng 0,01% Ba là, phát triển các khu công nghiệp đã tạo điều kiện thu hút, giải quyết việc làm ổn định cho hàng triệu lao động với thu nhập tương đối khá, giúp họ từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, cũng như tinh thần của bản thân và gia đình. Phát triển các KCN thu hút lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp làm thay đổi cơ cấu lao động, tăng tỷ trọng lao động làm việc trong công nghiệp, giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp Biểu 2.5: Số lượng lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp ( do Thủ tướng Chính Phủ cấp phép) Đơn vị tính: nghìn lao động Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số lao động luỹ kế cuối năm 756 953 1 003 1 062 1 120 Lao động thu nhận qua các năm +247 +50 +61 +58 Tốc độ tăng (%) 20,24 122 95,08 Tỷ trọng lao động trong KCN (%) / tổng số lao động 1,82 2,24 2,31 2,40 2,5 Nguồn: Tổng hợp số liệu trên website: khucongnghiep.com.vn Biểu 2.6: Cơ cấu lao động nước ta qua các năm 2004- 2008 2004 2005 2006 2007 2008 % Đơn vị tính: % Nguồn: Niêm giám thống kê 2008 Đó là số lao động trực tiếp được thu hút vào các doanh nghiệp của các khu công nghiệp (do Thủ tướng Chính phủ cấp phép), ngoài ra còn có trên 1 triệu lao động gián tiếp phục vụ cho các khu này nữa. Số lượng lao động thu hút vào làm việc tại các khu công nghiệp năm 2004 là: 756.000 lao động chiếm 1,82% tổng số lao động đang làm việc. Năm 2005 các khu công nghiệp đã thu hút số lao động là 953.000 lao động chiếm 2,24% tổng số lao động đang làm việc trong cả nước, tăng so với năm 2004: 247.000 lao động tương ứng 0,38%, tốc độ tăng là 26,06%. Tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ năm 2005 tăng so với năm 2004 là 1,65%. Năm 2006 con số này là 1.003.000 lao động chiếm 2,31% tổng số lao động đang làm việc trong cả nước, tăng 50.000 lao động đạt tương ứng 0,07%, tốc độ tăng 20,24%, cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ so với năm 2005 tăng 1,73% . Tại thời điểm 31/12/2007 tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN, KCX trên cả nước là khoảng 1.062.000 người, chiếm 2,4% tổng số lao động đang làm việc, tăng so với năm 2006: 61 nghìn lao động tương ứng tăng 0,09%, tốc độ tăng đạt 122%, cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ so với năm 2006 tăng 1,47%. Tính bình quân 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê năm 2007 thu hút 72 lao động. Năm 2008 tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN, KCX trên cả nước là khoảng 1.120.000 người chiếm 2,5% tổng số lao động đang làm việc, tăng so với năm 2007: 58.000 lao động tương ứng tăng 0,1%, tốc độ tăng đạt 95,08%, cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp xây dựng và dịch vụ so với năm 2006 tăng 1,28%. Tính bình quân 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê thu hút trên 73 lao động. Các tỉnh, thành phố thu hút được nhiều lao động vào làm việc trong các khu công nghiệp là : Đồng Nai 190 ngàn người, Hà Nội 15 ngàn người, Đà Nẵng 14,5 ngàn người và Bình Định 12 ngàn người. Bốn là: Môi trường KCN đã dần được cải thiện. Với những biện pháp kiên quyết và thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở của các bộ, ngành trung ương và địa phương, công tác xử lý chất thải trong KCN, KKT đã được cải thiện. Năm 2007, 15 dự án xử lý nước thải tập trung trong KCN đã đi vào vận hành, nâng tổng số nhà máy xử lý nước thải tập trung lên 50 nhà máy. Năm 2008, 10 dự án xử lý nước thải tập trung trong KCN đã đi vào vận hành, nâng tổng số nhà máy xử lý nước thải tập trung lên 60 nhà máy, đạt gần 1/2 mục tiêu kế hoạch đến năm 2010 các KCN đã vận hành có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra, KCN đang xây dựng 20 nhà máy xử lý nước thải tập trung và dự kiến hoàn thành trong năm 2009 2.2.2 Hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp Hiệu quả chuyển đổi mục đích sử dụng đất được đánh giá trên quan điểm phát triển bền vững, phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, phù hợp với quy hoạch kế hoạch của cấp trên, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả, khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; bảo vệ tôn tạo di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh. Hiệu quả chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp không chỉ thể hiện ở việc duy trì tính chất bền vững vì hiệu quả trong hoạt động của bản thân KCN mà còn được thể hiện qua những tác động lan toả tích cực của KCN đến hoạt động kinh tế, xã hội và môi trường của địa phương, khu vực có KCN, thể hiện như: tạo sự chuyển dịch tích cực trong cơ cấu ngành kinh tế theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hướng về xuất khẩu; tác động tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật và xã hội cho khu vực có KCN; tác động tích cực và giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực đến các vấn đề xã hội, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho dân cư, giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển KCN. Việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp trong thời gian qua đã mang lại những hiệu quả to lớn về mặt kinh tế - xã hội, môi trường Biểu 2.7: So sánh hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp và đất khu công nghiệp cả nước qua các năm 2004-2008 Chỉ tiêu Đơn vị tính Đất nông nghiệp Đất khu công nghiệp Chênh lệch 2004 2005 2006 2007 2008 Bình quân 2004 2005 2006 2007 2008 Bình quân Giá trị sản xuất/ha Triệu đồng 23,1 35,7 42 46,2 52,5 40 16.906 17.039 17.033 17.038 17.699 17.143 +17.103 Vốn đầu tư/ha Triệu đồng 4,6 5,8 7,2 8,8 10,4 7,4 11.947 14.904 16.516 15.016 14.966 14.966 +14.959 Giá trị xuất khẩu/ha Triệu đồng 5 6 7 8 11 7,4 7.245 7.250 7.825 8.178 8.880 7.876 +7.868 Nộp ngân sách/ha Triệu đồng 0,6 0,6 0,5 0,5 0,5 0,5 644 785 811 833 796 774 +773 Số lao động sử dụng/ha Lao động 13 14 14 15 15 14 76 72 72 72 73 73 +59 Thu nhập của công nhân/ha/năm Triệu đồng 5,88 6,72 7,56 9,45 10,5 8 1.482 1.690 1.768 2.522 2.808 2.054 +2046 Nguồn: Tác giá tự tính toán 2.2.2.1. Hiệu quả kinh tế: - Giá trị sản xuất/ha đất khu công nghiệp đã đi vào hoạt động không ngừng gia tăng: Năm 2004, giá trị sản xuất trên một ha đất công nghiệp đã đi vào hoạt động đạt 16.906 triệu đồng/ha, năm 2005, 2006 và 2007 đều đạt trên 17.000 triệu đồng/ha, năm 2008 đạt gần 17.699 triệu đồng/ha. Trung bình qua các năm đạt 17.143 triệu đồng/ha. So với sản xuất nông nghiệp, giá trị sản xuất tăng 17.103 triệu đồng/ha, bằng 428,5 lần giá trị sản xuất nông nghiệp. - Các KCN thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư: Đến năm 2004 trung bình mỗi ha đất khu công nghiệp thu hút được 11.947 triệu đồng, năm 2005 là: 14.904 triệu đồng/ha; năm 2006 là: 16.516 triệu đồng/ha; năm 2007 là 15.016 triệu đồng/ha; năm 2008 là 14.966 triệu đồng/ha. So với sản xuất nông nghiệp, vốn đầu tư trên ha đất tăng trên 14.959 triệu đồng/ha gấp hơn 2022,43 lần vốn đầu tư trong nông nghiệp. Vốn đầu tư trong công nghiệp có hiệu quả lâu dài, đầu tư một lần thu lợi trong nhiều năm thời gian phát huy hiệu quả trung bình từ 15 đến 20 năm trong khi vốn đầu tư trong nông nghiệp tỷ lệ vốn đầu tư phát huy hiệu quả lâu dài chiếm tỷ trọng thấp, ngoài một lượng vốn nhỏ do nhà nước hoặc các tổ chức đầu tư là phát huy hiệu quả lâu dài. Vốn của người kinh doanh trên đất nông nghiệp chủ yếu là vụ nào thu hoạch vụ đó, lượng vốn đầu tư thấp nhưng phải đầu tư thường xuyên - Giá trị xuất khẩu của các khu công nghiệp ngày một cao, so với sản xuất nông nghiệp giá trị xuất khẩu trung bình trên 1ha đất khu công nghiệp đã đi vào hoạt động gấp hàng nghìn lần giá trị xuất khẩu trung bình trên 1ha đất nông nghiệp. Năm 2004, giá trị xuất khẩu trên 7.245 triệu đồng trên 1ha đất khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, trong khi đó giá trị xuất khẩu trung bình trên 1ha đất nông nghiệp chỉ đạt 5 triệu đồng. Năm 2005, giá trị xuất khẩu trên 7.250 triệu đồng trên 1ha đất khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, trong khi đó giá trị xuất khẩu trung bình trên 1ha đất nông nghiệp chỉ đạt 6 triệu đồng. Năm 2006, giá trị xuất khẩu trên 7.825 triệu đồng trên 1ha đất khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, trong khi đó giá trị xuất khẩu trung bình trên 1ha đất nông nghiệp chỉ đạt 7 triệu đồng. Năm 2007, giá trị xuất khẩu trên 8.178 triệu đồng trên 1ha đất khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, trong khi đó giá trị xuất khẩu trung bình trên 1ha đất nông nghiệp chỉ đạt 8 triệu đồng. Năm 2008, giá trị xuất khẩu trên 8.880 triệu đồng trên 1ha đất khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, trong khi đó giá trị xuất khẩu trung bình trên 1ha đất nông nghiệp chỉ đạt 11 triệu đồng. Giá trị xuất khẩu trung bình trên 1ha đất công nghiệp đã đi vào hoạt động đạt 7.868 triệu động trong khi 1ha đất nông nghiệp trung bình chỉ xuất khẩu được 7.4 triệu đồng. - Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp không chỉ làm gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp, thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư, gia tăng giá trị xuất khẩu mặt khác còn đóng góp đáng kể cho nguồn thu của nhà nước. Sử dụng đất nông nghiệp trung bình hàng năm đóng góp cho ngân sách nhà nước khoảng 0.5 đến 0.6 triệu đồng trên 1ha đất nông nghiệp. Từ năm 2004 đến năm 2008 trung bình mỗi năm một ha đất công nghiệp đã đi vào hoạt động đóng góp cho ngân sách nhà nước trên 774 triệu đồng gấp 1.548 lần so với sản xuất nông nghiệp. - Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp đời sống vật chất của người lao động trên mảnh đất đó cũng có nhiều thay đổi. Với sản xuất nông nghiệp sau khi trừ đi các chi phí, trung bình 1ha đất nông nghiệp người nông dân sẽ thu về được 8 triệu đồng/ha/năm. Trong khi chuyển sang đất khu công nghiệp, mỗi công nhân lao động có thu nhập khoảng 1,2 đến 2,5 triệu đồng một tháng, trung bình 1ha đất khu công nghiệp thu hút khoảng 72- 75 lao động. Mỗi ha đất khu công nghiệp đi vào hoạt động hàng năm tạo ra 1.400 đến 2.800 triệu đồng, trung bình từ năm 2004-2008 mỗi năm tạo ra 2.054 triệu đồng/ha đất khu công nghiệp đã đi vào hoạt động. 2.2.2.2. Hiệu quả xã hội Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp đã mang lại hiệu quả xã hội to lớn: 1ha đất khu công nghiệp đi vào hoạt động sẽ thu hút khoảng 72 – 75 lao động trực tiếp. Như vậy so với con số 14 lao động trực tiếp trong sử dụng đất nông nghiệp, chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp trung bình mỗi ha đất được chuyển đổi sẽ tạo thêm khoảng 59 việc làm trực tiếp tại khu công nghiệp, chưa kể một số lớn lao động gián tiếp khác. Như vậy, mỗi ha đất được chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp sẽ tạo ra thêm 59 việc làm mới, nếu không có sự di chuyển dân số thì sẽ giải quyết được thêm 59 lao động thất nghiệp của địa phương. Mặt khác, việc chuyển đổi 1ha đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp sẽ làm giảm đi 13 đến 15 lao động nông nghiệp và sẽ có thêm khoảng 72-75 lao động công nhân công nghiệp. Qua con số này có thể thấy sự chuyển biến tích cực một cách rõ ràng trong cơ cấu lao động của địa phương. Hơn nữa, các khu công nghiệp hình thành sẽ thu hút một lực lượng lao động không nhỏ cung cấp các dịch vụ cho khu công nghiệp. Điều này sẽ kéo theo sự thay đổi trong cơ cấu lao động. Thu nhập và đời sống của người dân cũng được cải thiện đáng kể. Người nông dân canh tác trên mảnh đất, công việc theo mùa vụ không kể thời tiết, khi thì nông nhàn, thu nhập chỉ trông vào kết quả của vụ thu hoạch. Sau khi thu hoạch trừ đi tất cả các chi phí phải bỏ ra trong quá trình sản xuất, thu lại cũng chỉ được vài triệu đồng/ha. Kết quả này còn phải phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết. Khi thời tiết thuận lợi đã vậy, khi thời tiết bất thường thì sức lao động trong cả mùa coi như mất trắng, thậm chí người nông dân phải mất bao công sức để khôi phục lại mảnh đất của mình. Chuyển sang đất khu công nghiệp, người nông dân canh tác trên mảnh đất bước vào nhà máy làm việc, công việc theo toàn thời gian cố định, không bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết, thành quả lao động nhìn thấy được ngay sau mỗi ngày làm việc, thu nhập đều đặn hàng tháng. Mức thu nhập cũng được cải thiện đáng kể, bình quân mỗi công nhân lao động trong khu công nghiệp có mức thu nhập từ 1,5 đến 2,5 triệu đồng/tháng thì một ha đất khu công nghiệp một năm cũng chi trả cho công nhân lao động từ 1,5 đến 2,5 tỷ đồng, gấp rất nhiều lần so với thu nhập trong nông nghiệp, mặt khác công nhân lao động trong khu công nghiệp không phải bỏ ra chi phí trong quá trình lao động như vốn đầu tư canh tác trong nông nghiệp. Người lao động trong khu công nghiệp có việc làm quanh năm không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố mùa vụ, khắc phục được tình trạng thất nghiệp trá hình trong nông nghiệp. Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp làm giảm thiểu được số lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp cũng góp phần làm cho tình trạng an ninh trật tự tốt hơn. Hơn nữa, một bộ phận lao động được thu hút vào làm việc tại các khu công nghiệp với thu nhập tương đối khá, giúp họ từng bước cải thiện và nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần của bản thân và gia đình, thay đổi tập quán và lối sinh hoạt nông nghiệp, tiếp thu thêm những kiến thức và văn hoá mới. Bước vào làm việc tại các KCN, họ sẽ được đào tạo trình độ cũng như tay nghề, tiếp xúc với những phương thức sản xuất mới tiên tiến, tiếp xúc với các mối quan hệ xã hội mở rộng và hiện đại hơn. Mô hình chung làm tăng trình độ dân trí cho người lao đông khi bước vào làm việc tại KCN. Như phản ứng dây chuyền, người lao động được thu hút vào làm việc tại các KCN lại là cầu nối để đưa những kiến thức xã hội, kinh nghiệm ứng xử văn hoá xã hội tiếp thu được truyền đạt lại cho gia đình, bàn bè, cộng đồng xung quanh. Như vậy, việc chuyển đổi đất nông nghiệp sang phát triển các khu công nghiệp từng bước tác động gián tiếp tới đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần, trình độ dân trí, phong tục tập quán và những thói quen sinh hoạt của người dân địa phương Chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp còn tác động làm thúc đẩy phương thức sản xuất mới. Diện tích đất bị thu hẹp, lực lượng lao động nông nghiệp bị thiếu hụt, người nông dân sẽ tích tụ ruộng đất để đưa cơ giới hoá vào sản xuất, áp dụng tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ đó làm tiền đề cho sự phát triển của các mô hình trang trại và sản xuất hàng hoá lớn 2.2.2.3. Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường của việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công được đánh giá qua các tác động lan toả tích cực của KCN đến môi trường thể hiện trên các mặt giảm thiểu tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển KCN. Sản xuất nông nghiệp luôn gắn với việc phòng trừ sâu bệnh, chính vì vậy hoạt đông nông nghiệp luôn gắn với các chất hoá học có tác động diệt trừ sâu bệnh. Các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh này ngoài tác dụng phòng trừ sâu bệnh sẽ phòng trừ luôn cả các sinh vật có tác dụng cải tạo bảo vệ môi trường khác. Chuyển đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp sẽ chấm dứt tình trạng này, giảm thiểu việc phun bón các chất độc hại này cho môi trường. Tuy nhiên các khu công nghiệp khi đi vào hoạt động lại kéo theo các chất thải công nghiệp: nước thải công nghiệp, rác thải công nghiệp, bụi và tiếng ồn trong công nghiệp. Những chất thải này có thể hạn chế được thông qua hệ thống xử lý trước khi thải ra ngoài khu công nghiệp. Năm 2007, 15 dự án xử lý nước thải tập trung trong KCN đã đi vào vận hành, nâng tổng số nhà máy xử lý nước thải tập trung lên 50 nhà máy. Năm 2008, 10 dự án xử lý nước thải tập trung trong KCN đã đi vào vận hành, nâng tổng số nhà máy xử lý nước thải tập trung lên 60 nhà máy, đạt gần 1/2 mục tiêu kế hoạch đến năm 2010 các KCN đã vận hành có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra, KCN đang xây dựng 20 nhà máy xử lý nước thải tập trung và dự kiến hoàn thành trong năm 2009 2.2.2.4.Nguyên nhân của những hiệu quả trên: Quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất khu công nghiệp đạt được những hiệu quả trên là do: − Đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển khu công nghiệp đã tạo tiền đề cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ trương đổi mới, mở cửa nền kinh tế, mở rộng hợp tác quốc tế và phát huy nội lực để tăng trưởng kinh tế đã được quán triệt rộng rãi từ Trung ương đến địa phương và các thành phần kinh tế. − Sự quan tâm chỉ đạo của các Bộ, ngành trong công tác quản lý phát triển khu công nghiệp. Bằng cơ chế uỷ quyền, Ban quản lý khu công nghiệp đã được các Bộ, ngành tạo điều kiện phát huy tốt cơ chế quản lý một cửa, tại chỗ, thực hiện các giám sát về chuyên môn để đảm bảo sao cho các vướng mắc của doanh nghiệp được giải quyết nhanh và đúng pháp luật. − Hệ thống chính sách phát triển khu công nghiệp đã tạo được hành lang pháp lý, môi trường kinh doanh cho việc vận hành các khu công nghiệp. Vấn đề này cần được tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm thực tế của công tác phát triển khu công nghiệp. − Ý chí quyết tâm và sự quan tâm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đối với việc phát triển khu công nghiệp trên địa bàn là nhân tố quan trọng để phát huy lợi thế của địa phương, của vùng. Sự thống nhất ý chí của các cấp ở địa phương là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của khu công nghiệp, đưa các chủ trương, chính sách về phát triển khu công nghiệp của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống. − Tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động tìm kiếm giải pháp hiệu quả để xây dựng, phát triển khu công nghiệp của các Ban quản lý khu công nghiệp, các doanh nghiệp phát triển hạ tầng, các doanh nghiệp khu công nghiệp được coi là một trong các yếu tố quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của việc phát triển các khu công nghiệp. 2.3 Hạn chế, tồn tại Mặc dù đã có tác động rất tích cực đối với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhưng cho đến nay, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đang là vấn đề "nóng", bức xúc ở nhiều địa phương. Vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất để xây dựng các khu công nghiệp đang diễn ra rất phức tạp. Bên cạnh những kết quả khả quan cả về khía cạnh kinh tế, xã hội, môi trường việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất KCN còn đặt ra một số vấn đề cần giải quyết như sau: Đời sống, việc làm của người bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất; chuyển đổi nghề nghiệp cho những người bị mất tư liệu sản xuất; chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng; vấn đề sử dụng hợp lý đất đã chuyển đổi mục đích sử dụng. Thứ nhất là: Bên cạnh việc chuyển đổi nghề việc và tạo việc làm cho lao đông nông nghiệp khi bị thu hồi đẩt để chuyển sang xây dựng các khu công nghiệp thì vẫn còn hàng triệu lao động chưa có việc làm, đời sống gặp nhiều khó khăn. Trong vòng 5 năm từ 2004 - 2008, tổng diện tích đất nông nghiệp đã bị thu hồi chuyển sang đất khu công nghiệp tới trên 40 nghìn ha. Bình quân mỗi năm thu trên 8 nghìn ha.Theo cách tính toán khá chi li của Cục HTX-PTNT (Bộ Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn), mỗi ha đất thu hồi ảnh hưởng tới 13 lao động nông nghiệp. Như vậy, việc chuyển đổi mục đích sử dụng nông nghiệp trong 5 năm có tới 520 nghìn lao động nông nghiệp phải chuyển đổi nghề nghiệp, trong số đó hiện nay nhiều người vẫn chưa có việc làm và rơi và tình trạng thất nghiệp toàn phần. Vùng Đồng bằng Sông Hồng có số hộ bị thu hồi lớn nhất với khoảng 300.000 hộ, kế đến là vùng Đông Nam bộ với khoảng trên 100.000 hộ. Hai địa phương có số hộ bị chuyển đổi mục đích sử dụng lớn nhất là Hà Nội với 138.291 hộ và TP HCM là 52.094 hộ. Vùng đồng bằng sông Hồng là nơi đất chật, người đông, cũng là nơi có tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá rất mạnh, quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng nông nghiệp diễn ra ngày càng tăng, trong khi lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ lệ rất lớn thì vấn đề đảm bảo điều kiện sống và việc làm cho nông dân càng trở nên bức xúc, gay gắt. Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Tây, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình), đến năm 2007 có tổng diện tích 1486,2 ngàn ha, trong đó đất nông nghiệp có 756,3 ngàn ha, nhưng dân số có tới 18.400 nghìn người, mật độ dân số trung bình là 1238 người/km2, cao nhất cả nước. Diện tích đất nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng chỉ chiếm gần 8% diện tích đất nông nghiệp cả nước, nhưng về lực lượng lao động năm 2007 vùng này có 9.718.300 người, chiếm tới 22,5% lực lượng lao động cả nước. Như vậy, 1 lao động vùng đồng bằng sông Hồng chỉ có 0,088 ha đất nông nghiệp, thấp nhất so với cả nước. Nếu chỉ tính lực lượng lao động nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng là khoảng 7.811.422 người, như vậy 1 lao động nông thôn vùng này cũng chỉ có khoảng 0,11 ha đất nông nghiệp. Bắc Ninh là tỉnh khá nhanh nhạy trong việc mời các nhà đầu tư. tại tỉnh có diện tích nhỏ nhất nước này các Khu Công nghiệp mọc lên như nấm. 3.000 ha đất nông nghiệp đã biến mất, thay vào đó là đất khu công nghiệp và theo thống kê thì cứ 5 hộ dân có 1 hộ mất đất canh tác. Có những thôn, xóm 90 – 95% diện tích đất nông nghiệp đã không còn nữa. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất tập trung phần lớn vào đất canh tác nông nghiệp và khu đông dân cư, tập trung vào một số xã, nhất là ở ven đô thị lớn (khoảng 70-80%), có xã thậm chí phải thu hồi 100% diện tích đất sản xuất. Vì vậy, mặc dù diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất nông nghiệp của nhiều tỉnh (1-2%), nhưng tình trạng khó khăn về việc làm của người lao động lại tập trung vào một số khu vực nhất định. Tình trạng thất nghiệp hữu hình (hay thất nghiệp toàn phần) ở khu vực chuyển đổi mục đích sử dụng đất tăng, tuy nhiên vấn đề nghiêm trọng hơn ở nông thôn là tình trạng thất nghiệp trá hình. Lao động dư thừa ở khu vực mới được đô có tới 67% số lao động mất đất vẫn phải “bám” nghề nông để sống và thêm 20% nữa thì chịu cảnh thất nghiệp hoặc không ổn định (theo cục Tổng cục dạy nghề - Bộ lao động thương binh xã hội). Có nghĩa là, chỉ có 13% là tìm được công việc mới. Một điều đáng lo ngại hơn, tới 53% số hộ có thu nhập giảm so với trước khi bị chuyển đổi mục đích sử dụng và số hộ có thu nhập tăng hơn lên chỉ là 13%. Đô thị hoá hiện rất lớn và đang trở thành một vấn đề bức xúc cần phải giải quyết. Mất việc vì đất bị thu hồi, không tìm được việc làm mới do không được đào tạo nghề, vì thế không có thu nhập hoặc thu nhập thấp, không ổn định, đời sống ngày càng khó khăn, đó là điểm bức xúc nhất hiện nay của người có đất bị thu hồi chuyển đổi mục đích sử dụng. Kết quả khảo sát mới nhất của bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại 16 điểm chuyển đổi mục đích sử dụng lớn công bố tại hội thảo Dạy nghề cho lao động ở khu vực chuyển đổi mục đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc31445.doc
Tài liệu liên quan