Luận văn Đánh giá hiệu quả hoạt động cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hoá

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC CÁC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

1.1. Tổng quan về cảng cá Việt Nam 3

1.1.1. Cơ sở hạ tầng: 3

1.1.2.Tổ chức quản lý cảng cá. 3

1.1.3. Kiểm soát nguồn lợi và ô nhiễm môi trường. 4

1.1.4. Phối hợp trong công tác quản lý cảng: 5

1.1.5. Công tác tổ chức tập huấn về quản lý, sử dụng cảng cá: 6

1.2. Chức năng và vai trò của cảng cá 6

1.2.1. Chức năng của cảng cá 6

1.2.2. Vai trò của cảng cá 7

1.2.2.1. Đối với kinh tế xã hội 7

1.2.2.2. Giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng giá trị của hàng hóa 7

1.2.2.3. Tạo việc làm 8

1.2.2.4. Thúc đẩy phát triển khai thác xa bờ 9

1.2.2.5. Thúc đẩy các hoạt động thương mại nghề cá 9

1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô cảng cá tỉnh Thanh Hóa 10

1.3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của tỉnh 10

1.3.1.2. Địa hình 10

1.3.2. Tàu thuyền khai thác hải sản trong tỉnh 11

1.3.2.1. Cơ cấu đội tàu khai thác 11

1.3.2.2. Chiều dài và công suất tàu cá 12

1.3.3. Ngư trường nguồn lợi hải sản biển Thanh Hóa 12

1.3.3.1. Ngư trường khai thác 12

1.3.3.2. Thành phần loài 13

1.3.3.3. Trữ lượng và khả năng khai thác 14

1.3.3.4. Sản lượng 14

1.4 . Tình hình quản lý cảng cá của các nước trên thế giới 15

1.5. Nghiên cứu trong nước về quản lý cảng cá 18

1.6. Đánh giá chung 19

CHƯƠNG 2 : NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

2.1. Nội dung nghiên cứu 21

2.1.1. Thực trạng bộ máy tổ chứ cơ sở hạ tầng, cơ sở hậu cần và đội tàu sử dụng cảng cá Lạch Bạng 21

2.1.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng 21

2.1.2.1. Số liệu điều tra 21

2.1.2.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động 21

2.1.3. Ý kiến đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng và thảo luận. 21

2.1.3.1. Đề xuất về hoàn thiện bộ máy tổ chức 21

2.1.3.2. Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá 21

2.1.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực 21

2.1.3.4. Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước 21

2.2. Phương pháp nghiên cứu 21

2.2.1. Điều tra số liệu thứ cấp 21

2.2.2. Điều tra số liệu sơ cấp 21

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 22

2.2.3.1. Phương pháp điều tra theo mẫu 22

2.2.3.2. Phương pháp khảo sát, do đạc trực tiếp 22

2.3. Phương pháp sử lý số liệu 22

2.4. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động 22

2.4.1. Năng suất bốc dỡ của cảng 22

2.1.2. Nhu cầu dịch vụ nước đối với các hoạt động của cảng cá 24

2.4.3. Nhu cầu của tàu thuyền đối với các dịch vụ hậu cần 24

2.4.4. Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá 25

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27

3.1.1. Khái quát về cảng cá Lạch Bạng 27

3.1.1.1. Vị trí cảng 27

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên khu vực Lạch Bạng 27

3.2. Kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động của cảng cá Lạch Bạng 28

3.2.1. Thực trạng tổ chức quản lý cảng 28

3.2.2. Trình độ cán bộ công nhân viên 30

3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở hậu cần cảng cá Lạch Bạng 31

3.3.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng cảng cá 31

3.3.2. Thực trạng cơ sở hậu cần tại cảng cá Lạch Bạng 33

3.4.1. Thực trạng đội tàu sử dụng cảng cá Lạch Bạng. 34

3.4.2. Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng 37

3.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng 38

3.5.1. Kết quả điều tra phỏng vấn 38

3.5.1.1. Tàu thuyền vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa 38

3.5.1.2. Lưu lượng hàng hóa qua cảng cá Lạch Bạng 40

3.5.1.4. Nhu cầu sử dụng các dịch vụ dầu, đá cây, nước ngọt 43

3.5.1.5. Doanh thu và lợi nhuận của cảng cá Lạch Bạng 45

3.5.1.6. An ninh trật tự 47

3.5.2. Đánh giá hoạt động của cảng cá Lạch Bạng. 47

3.5.2.1. Đối với tàu thuyền vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa 47

3.5.2.2. Đối với lưu lượng hàng hóa qua cảng 48

3.5.2.3.Đối với năng suất bốc dỡ hàng hóa qua cảng Lạch Bạng 48

3.5.2.4. Đối với nhu cầu sử dụng các dịch vụ dầu, đá cây, nước ngọt 48

3.5.2.6. Đối với an ninh trật tự 49

3.6. Ý kiến đề xuất 50

3.6.1. Đối với cảng cá Lạch Bạng 50

3.6.1. 1. Về cơ cấu ban quản lý cảng cá Lạch Bạng 50

3.6.1.2. Giải pháp về nguồn nhân lực 53

3.6.1.3. Về cơ sở hạ tầng cảng cá 53

3.6.1.4.Về dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu cho tàu thuyền đi khai thác 55

3.6.1.5. Về hoạt động trong khu vực cảng cá 55

3.6.1.6. Về phương tiện vận chuyển trong khu vực cảng cá 56

3.6.1.7. Về đối tượng kinh doanh, buôn bán trong khu vực cảng 56

3.6.2. Đối với các cơ quan quản lý 56

3.6.2.1. Cải cách hành chính và phát triển cơ sở hạ tầng cảng cá 56

3.6.2.2. Thành lập đơn vị quản lý cảng cá các cấp 57

3.6.2.3. Tăng cường vai trò quản lý cảng cá của các cơ quan quản lý nhà nước 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 64

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3386 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả hoạt động cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó thể thấy rằng, vùng nước cảng cá khá luận lợi cho tàu thuyền neo đậu vì nền đáy của khu vực cảng không có các kết cấu rắn chắc như đá hoặc các hóa thạch khác có thể gây ảnh hưởng tới tàu thuyền khi neo đậu hoặc hành trình trong khu vưc cảng cá, đặc biệt khi tàu hành trình vào cảng cá khi gặp thời điểm nước ròng. Hình 3.1. Vị trí cảng cá Lạch Bạng tỉnh Thanh Hoá 3.2. Kết quả điều tra thực trạng tổ chức hoạt động của cảng cá Lạch Bạng 3.2.1. Thực trạng tổ chức quản lý cảng Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng được thành lập theo Quyết định số 1338/QĐ-CT ngày 22/4/2003 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Cảng cá Lạch Bạng trực thuộc Sở Thủy sản Thanh Hóa nay là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, là đơn vị sự nghiệp có thu, hoạt động theo quy định của Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Mức độ tự chủ về kinh phí hoạt động của cảng là tự chủ 100%. - Cơ cấu tổ chức Cơ cấu ban quản lý cảng cá Lạch Bạng gồm 14 cán bộ, trong đó: 01 Giám đốc, 01 kế toán, tổ bảo vệ thu phí 04 người, tổ điều độ tàu thuyền 04 người, thủ quỹ 01 người, tổ dịch vụ nước 03 người. Tổ chức của ban quản lý cảng cá Lạch Bạng không phân ra các phòng ban, mà chỉ có các tổ chuyên môn đảm nhiệm các công việc cụ thể của cảng. Nhiệm vụ quản lý cảng chủ yếu là thu phí phương tiện ra vào cảng và điều độ tàu thuyền cập và rời bến. Cơ cấu Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng như hình (3.1). Hinh 3.2: Sơ đồ tổ chức quản lý cảng cá Lạch Bạng – Thanh Hóa Giám đốc cảng Kế toán, thủ quỹ Tổ điều độ tàu thuyền Tổ bảo vệ, thu phí Tổ dịch vụ nước (Nguồn: Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng) - Chức năng nhiệm vụ các bộ phận Giám đốc: Giám đốc cảng cá trực tiếp điều hành các tổ và các phộ phận thuộc cảng cá, chịu trách nhiệm về các hoạt động của cảng cá. Chịu trách nhiệm tổ chức, xắp xếp điều hành cán bộ công nhân viên chức, lao động trong cảng. Do ban quản lý cảng cá không có các phòng ban nên các tổ trực tiếp báo các tình hình hoạt động của từng bộ phận cho Giám đốc cảng. Cảng cá không có bộ phận kế hoạch tài chính, hằng tháng cảng cá không có kế hoạch cụ thể để hoạt động. Bộ phận duy tu đảm bảo an ninh và an toàn tại cảng cũng không được thiết lập. Kế toán: Thực hiện chức năng giúp Giám đốc cảng về công tác tài chính, theo dõi mọi hoạt động thu phí của đơn vị. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính kế toán, hướng dẫn kiểm tra đôn đốc thu lệ phí theo quy định. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và đề xuất với giám đốc công tác quản lý, điều hành tổ bảo vệ thu phí và tổ điều độ tàu thuyền. Tổ bảo vệ thu phí và điều độ tàu thuyền: Hai tổ trưởng chịu trách nhiệm trước Giám đốc cảng về mọi công tác được giao. Bố trí nhân viên thu phí đúng thời gian quy định, tác phong làm việc, trang phục đầy đủ, phân cá kíp trực đảm bảo tính khoa học. Quản lý hóa đơn biên lai thu phí và chốt sổ hằng ngày, nộp tiền cho thủ quỹ Làm tốt công tác bảo vệ cơ quan, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường trong khu vực cảng, tham gia cứu hộ cứu nạn, phòng chống cháy nổ. Tổ dich vụ nước: Chịu trách nhiệm về dịch vụ điện nước cung cấp cho cảng cá, tàu thuyền và các cơ sở chế biến sản xuất kinh doanh trong khu vực cảng. Do hệ thống cấp nước của cảng cá Lạch Bạng có công suất nhỏ nên, tổ dịch vụ nước có trách nhiệm phối hợp với đơn vị bên ngoài để chơ nước cung cấp cho tàu thuyền. Ưu điểm: Hình 3.1 cho thấy, cơ cấu ban quản lý cảng cá Lạch Bạng tương đối nhỏ gọn, thuận tiện trong việc triển khai các mệnh lệnh quản lý từ Giám đốc cảng đến các chuyên trách và các nhân viên. Do đó, không xảy ra hiện tượng đứt gãy hoặc chậm trể trong việc triển khai các quyết định quản lý. Nhược điểm Hạn chế về số lượng cán bộ quản lý cảng, các cán bộ quản lý phải làm công tác kiêm nhiệm. Do đó, không có sự tập trung chuyên môn và không bao quát hết được các lĩnh vực quản lý kiêm nhiệm. Vì vậy, tiện tại cảng cá Lạch Bạng chỉ đáp ứng được một số tiêu chí như: điều độ tàu thuyền, thu phí và đảm bảo an ninh trong cảng cá. Trong đó chủ yếu là điều độ tàu thuyền, thu phí tàu thuyền và thu phí các loại xe cơ giới ra vào cảng cá. Các tiêu chí khác cho việc vận hành cảng cá như: chống đánh bắt bất hợp pháp, thống kê, kiểm soát nguồn lợi, bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phậm tại cảng chưa được quan tâm thực hiện. 3.2.2. Trình độ cán bộ công nhân viên Lao động tại cảng cá có tính chất đặc thù, đỏi hỏi cán bộ lao động tại cảng có những kỹ năng và sự hiểu biết về nghề cá, hiểu biết về vận hành cảng. Chất lượng cán bộ lao động tại cảng cá được thể hiện qua trình độ học vấn và tuổi đời. Khảo sát về trình độ lao động cảng cá Lạch Bạng được thống kê tại Bảng (3.1) Bảng 3.1 . Trình độ học vấn và độ tuổi của cán bộ cảng cá Lạch Bạng Đơn vị tính Trình độ học vấn Tuổi đời Tổng PTTH TC ĐH < 30 > 30 Người 4 6 4 9 5 14 Tỉ lệ % 28.6 42.9 28.6 64.3 35.7 100 Bảng (3.1) thấy rằng: - Trình độ cán bộ làm quản lý cảng cá thấp, tỉ lệ cán bộ trung cấp chiếm tỉ lệ cao 42.9%, cán bộ có trình độ đại học chiếm 28.6% còn lại là cán bộ có trình độ PTTH. Đặc điển này có những hạn chế sau: - Cán bộ có trình độ thấp, yếu về năng lực quản lý vì hầu hết không được qua đào tạo về nghiệp vụ quản lý cảng, cũng như kiến thức về lĩnh vực thủy sản. Chuyên môn được đào tạo của cán bộ cảng hiện tại hầu hết không phải là ngành thủy sản mà chủ yếu từ ngành kinh tế, cơ khí chuyển sang làm quản lý. - Hầu hết cán bộ đều chuyển từ các ngành học khác sang kĩnh vực thủy sản. Do đó, thường gặp khó khăn trong áp dụng các kiến thức của ngành cũng như áp dụng các quy định của lĩnh vực thủy sản. - Độ tuổi lao động trong quản lý cảng khá trẻ, độ tuổi dưới 30 chiếm 64.3%. Do đó kiến thức thực tiễn về quản lý cảng cá còn nhiều hạn chế. 3.3. Thực trạng cơ sở hạ tầng, cơ sở hậu cần cảng cá Lạch Bạng 3.3.1. Thực trạng cơ sở hạ tầng cảng cá Cơ sở hạ tầng cảng cá là yếu tố thể hiện quy mô và năng lực của cảng cá trong việc đáp ứng các nhu cầu của tàu thuyền khai thác hải sản. Một cảng cá có sở sở hạ tầng tốt, đáp ứng được các yêu cầu về dịch vụ hậu cần thì sẽ tạo được niềm tin cho các tàu thuyền khai thác hải sản vào cập bến bán cá và nhận các dịch vụ hỗ trợ. Đó cũng là cơ sở đầu vào cho việc lập kế hoạch hoạt động của cảng cá cũng như xây dựng phương hướng phát triển cảng. Khảo sát thự tế tại cảng cho thấy, cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Bạng rất yếu kém và thiếu đồng bộ, thể hiện chi tiết trong Bảng (3.2). Bảng 3.2: Cơ sở hạ tầng cảng cá Lạch Bạng TT Công trình cảng cá Đơn vị tính Thông số 1 Diện tích vùng đất ha 1.8 2 Diện tích vùng nước ha 1.7 3 Cầu cảng (tổng chiều dài bến cập tàu) m 90 4 Kè bờ cảng m 320 5 Đường nội bộ trong cảng m2 2886 6 Hệ thống sử lý nước thải m3/ngày 100 7 Nhà điều hành cảng m2 108 8 Hệ thống dẫn nước vào cảng m 7200 9 Đường điện 35KW km 3.2 Nguồn: Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng Từ Bảng (3.2) và thực tế điều tra tại cảng cá Lạch Bạng cho thấy: - Diện tích vùng đất cảng chật hẹp (1,8ha), vùng nước cảng không đủ rộng để cho tàu thuyền neo đậu chờ bốc dỡ hàng hóa phát sinh các nguy cơ đâm va, tại nạn. - Cầu tàu 90 m của cảng cá Lạch Bạng đang xuống cấp nghiên trọng. Mặt cầu hiện nay đã bị nứt, nún sụt do nhiều năm không được duy tu bảo dưỡng. Các đệm va được nắp đặt ở cầu cảng để tránh va đập giữa tàu thuyền và cầu cảng khi tàu vào cập cảng đã hỏng và không được tái trang bị. - Cảng không có thiết bị nâng hạ, hầu hết cá được bốc dỡ hoàn toàn thủ công (bằng tay), chính vì vậy năng suất bốc dỡ không cao. Về phương diện tàu cá, chỉ một số tàu cá có cần cẩu được làm bằng gỗ để gốc dỡ cá. Tuy nhiên nếu tàu thuyền vào cập bến vào thời điểm nước ròng thì các cần cẩu này không phát huy được tác dụng vì từ mặt nước lên đến mặt cầu tàu là 2m. - Đường nội bộ trong cảng đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Kè bờ cảng cá được xây dựng theo chiều nghiêng gây khó khăn cho tàu thuyền neo cập bốc dỡ hàng hóa. - Hệ thống sử lý nước thải có công suất nhỏ và chỉ phục vụ được cho việc sử lý nước thải của các cơ sở chế biến hải sản đặt tại cảng. Tuy nhiên, cho đến nay hệ thống sử lý nước thải đã không còn hoạt động được do không có kinh phí sửa chữa, nâng cấp. Nước rửa cá và các chất thải khác được xả xuống vùng nước trước cảng phát là nguyên nhân phát sinh ô nhiễm tại cùng nước cảng cá. Tại cầu cảng, hệ thống thoát nước thường xuyên bị tắc do các chất cặn, mùn bã do xác cá chết gây ra mùi hôi thối làm ảnh hưởng đến sức khỏe người tham gia hoạt động tại cảng và cư dân xung quanh, đây cũng là nguồn gây bệnh và gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại cảng cá. 3.3.2. Thực trạng cơ sở hậu cần tại cảng cá Lạch Bạng Cơ sở hạ tầng dịch vụ của cảng cá Lạch Bạng rất yếu kém và thiếu các dịch vụ thiết yếu cung cấp cho tàu thuyền khai thác hải sản cũng như bốc dỡ bảo quản sản phẩm khai thác bảng (3.3). Dịch vụ hậu cần nghề cá tại cảng cá chủ yếu là xăng dầu, nước ngọt và đá cây. Các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu, trang thiết bị phục vụ cho khai thác hầu như không có. Kết quả điều tra về lượng hàng hóa qua cảng cá Lạch Bạng trong đó có xăng dầu, nước đá chủ yếu do các công ty tư nhân đảm nhiệm cung cấp, các dịch vụ này được cung cấp bằng nhiều phương tiện khác nhau như: tàu chở dầu hoạt động trong cảng hoặc xe ô tô chở dầu, xe ô tô chở nước đá cung cấp cho tàu thuyền. Số lượng tàu thuyền vào cảng bảng (3.3) cũng như các nhu cầu của tàu thuyền đã vựơt quá khả năng cung ứng dịch vụ của cảng. Bảng 3.3: Cơ sở hậu cần, dịch vụ cảng cá Lạch Bạng TT Các hạng mục Số lượng Công suất ĐVT 1 Nhà phân loại - - Tấn/nhà 3 Trạm cấp nhiên liệu 3 30 Tấn/ngày 4 Trạm cấp nước ngọt 1 200 m3/ngày đêm 5 Kho lạnh 2 40 Tấn 6 Xưởng sản xuất nước đá 4 1000 Cây/ngày 7 Xưởng sơ chế thủy sản 4 10 Tấn/ngày 8 Xưởng chế biến khô 5 5 Tấn/ngày 9 Ki ốt kinh doanh ngư cụ - - - 10 Xưởng cơ khí sửa chữa tàu thuyền - - Chiếc/năm Nguồn: Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng Qua Bảng 3.3 và thực tế điều tra cho thấy: - Cảng cá Lạch Bạng không có nhà phân loại sản phẩm, việc thiếu nhà phân loại, mái che trước cầu cảng cũng là yếu tố góp phần làm giảm chất lượng sản phẩm khai thác khi sản phẩm thủy sản được bốc dỡ qua cầu cảng. Trên cầu cảng không bố trí đèn chiếu sáng vào ban đêm cũng gây ảnh hưởng đến năng suất bốc dỡ. Tàu chủ yếu sử dụng điện của tàu để chiếu sáng trong quá trình bốc dỡ sản phẩm. - Cơ sở cung cấp nhiên liệu và nước ngọt có công suất nhỏ - Cảng không có ki ốt kinh doanh ngư cụ và xưởng sửa chữa tàu thuyền. Tại cảng có 9 cơ sở chế biến thủy sản nhưng chỉ là các cơ sở sơ chế hoặc chế biến khô có công suất nhỏ. - Cảng chưa tổ chức được các dịch vụ buôn bán, cung cấp ngư lưới cụ và sửa chữa tàu thuyền. Nguyên nhân của sự yếu kém của dịch vụ hậu cần tại cảng cá Lạch Bạng một phần do đâu tư thiếu đồng bộ của nhà nước thêm vào đó là cảng chưa cơ chế kêu gọi đầu tư. Vùng đất cảng chật hẹp, cảng không đủ quỹ đất để cho các đơn vị kinh doanh lớn cũng như xưởng sửa chữa tàu thuyền xây dựng nhà xưởng trong khu vực vùng đất cảng cá. - Theo khảo sát, các dịch vụ khác như xăng dầu, kho bảo quản và cũng cấp nước đá cũng chưa cung cấp đủ cho nhu cầu của tàu thuyền. Các tàu thuyền sau khi bốc dỡ hàng hóa xong thường neo đậu trong vùng nước cảng. Việc cung cấp xăng dầu, nước đá được các cơ sở kinh doanh hoặc nậu vựa dọc sông Kênh Than cung cấp, tàu thuyền lấy xăng dầu, nước đá cho chuyến đi biển và việc thanh toán thường được trả cho đơn vị kinh doanh, nậu vựa sau chuyến biển. Đây là thiệt thòi lớn nhất cho ngư dân vì tàu thuyền khai thác thường bị nậu vựa và tư thương ép giá. 3.4. Thực trạng tàu thuyền và hàng hóa qua cảng cá Lạch Bạng. 3.4.1. Thực trạng đội tàu sử dụng cảng cá Lạch Bạng. Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá phải đề cập đến số lượng tàu sử dụng cảng. Kết quả điều tra số liệu về tàu thuyền ra vào cảng cá Lạch Bạng bốc dỡ hàng hóa và hải sản được thể hiện tại bảng (3.4). Số liệu thống kê (Bảng 3.4) chỉ ra rằng, tàu thuyền qua cảng Lạch Bạng tăng liên tục theo các năm, từ năm 2008 đến năm 2010 cho thấy, số lượng tàu thuyền vào cảng cá tăng theo các năm từ 8.964 chiếc năm 2008 lên 15.420 chiếc năm 2010, tăng 72%. Năm 2010 số lượng tàu thuyền vào cảng cá Lạch Bạng tăng gần gấp 2 lần số lượng tàu vào cảng năm 2008. Đây là một áp lực lớn đối với cảng cá Lạch Bạng vốn có cơ sở hạ tầng yếu kém. Bảng 3.4: Tàu thuyền ra vào cảng Lạch Bạng Đơn vị tính: Chiếc TT Loại tàu thuyền Tổng số lượng tàu thuyền ra vào cảng 2008 2009 2010 1 Ne < 20 CV 1.296 - 684 2 Ne 20 – <50 CV 2.328 2.904 840 3 Ne 50 – <90 CV 2.832 3.780 4.200 4 Ne 90 – <150 CV 1.776 2.508 3.804 5 Ne 150 – <250 CV 5.52 1.164 3.276 6 Ne > 250 180 1.236 2.616 Tổng 8.964 11.592 15.420 Nguồn: Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng - Số lượng tàu thuyền có công suất lớn ra vào cảng cũng có sự thay đổi, số lượng tầu thuyền có công suất lớn từ 150 CV trở lên vào cập cảng năm sau lớn hơn năm trước. Nhóm tàu cập cảng nhiều nhất là nhóm có công suất từ 50-90CV. Tiếp đến nhà nhóm tàu có công suất từ 90-150CV. Điều này đồng nghĩa với việc áp lực tàu thuyền vào cảng cá sẽ sẽ tăng lên trong các năm tiếp theo về cả công suất và kích cỡ tàu vào cập cảng. Bảng 3.5: Tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Lạch Bạng Đơn vị tính: Chiếc TT Loại tàu thuyền Số lượng tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Ne < 20 CV 360 324 336 2 Ne 20 – <50 CV 876 828 864 3 Ne 50 – <90 CV 1.476 1.368 1.404 4 Ne 90 – <150 CV 1.068 924 960 5 Ne 150 – <250 CV 1.380 1.104 1.128 Tổng 5.160 4.548 4.692 Nguồn: Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng - Bảng 3.5 cũng cho thấy, số lượng tàu ra vào cảng cá Lạch Bạng rất lớn, đặc biệt là trong năm 2010. Tuy nhiên, số lượng tàu này không chỉ có tàu cá trong tỉnh mà còn có tàu cá ngoại tỉnh, trong đó có tàu cá từ Nghệ An, Quảng Ngãi, Quảng Bình .v.v. Thống kê tại cảng Lạch Bạng từ năm 2008 đến năm 2010 thấy rằng, lượng tàu cá ngoại tỉnh vào cảng chiếm số lượng không nhỏ, khoảng 1/3 lượng tàu vào cảng Lạch Bạng (Bảng 3.5). - So sánh (Bảng 3.4) và (Bảng 3.5) cho thấy, lượng tàu thuyền ngoại tỉnh ra vào cảng chiếm số lượng khá lớn, trong đó lượng tàu ngoại tỉnh vào cảng năm 2008 chiếm 57,564% tổng lượng tàu thuyền vào cảng. Năm 2009 và 2010 lượng tàu ngoại tỉnh vào cảng chiếm 30% tổng số lượng tàu vào cảng trong năm. - Bảng 3.6 cũng cho thấy, số lượng tàu ngoại tỉnh vào cảng Lạch Bạng có công suất từ 50CV đến 90CV chiếm tỉ lệ lớn 30% tiếp đến là tàu thuyền có công suất từ 90CV-150CV chiếm 19%, tàu có công suất từ 150 CV – 250 CV chiếm 23%, so với tổng số lượng tàu ngoại tỉnh vào cảng. 3.4.2. Thực trạng neo đậu của tàu thuyền tại cầu cảng Do đặc thù hoạt động nên cảng cá là nơi tập trung đông người và tập trung một số lượng lớn các phương tiện vận chuyển đường bộ và tàu thuyền ra vào cảng. Vì vậy có rất nhiều các quyết định được tạo ra hằng ngày để quản lý và giám sát hoạt động của cảng cá. Vì vậy, có thể nói, Ban quản lý cảng là xương sống trong hoạt động của cảng cá vì là bộ phận đưa ra các quyết định quản lý và điều hành để đảm bảo sự hoạt động nhịp nhàng của cảng. Mặc dù quy mô nhân lực cảng cá hạn chế nhưng cảng cá Lạch Bạng đã làm tốt được khâu quản lý nhân sự và an ninh tại cảng. Các bộ phận của cảng cá đều nhận mệnh lệnh trực tiếp từ Giám đốc cảng lên không có hiện tượng chậm trễ trong các quyết định quản lý cũng như thực hiện các quyết điều hành cảng cá. Khi có nhiều tàu ra vào cảng cá để bốc dỡ hàng hóa, sản phẩm thủy sản, lấy xăng dầu phục vụ cho chuyến đi biển, bộ phận điều độ tàu thuyền tàu thuyền sẽ báo cáo với Giám đốc cảng cá và đưa ra phương án điều độ cho tàu cập cầu. Phương án cập cầu của cảng cá Lạch Bạng được đưa ra căn cứ trên số lượng tàu về bến và kinh nghiệm thực tiến của cảng. Phương án cập tàu tại cảng cá được thể hiện trong hình Hình 3.3 Hình 3.3: Phương án cập tàu song song với cầu cảng L = 90 m Tàu cập cầu bốc dỡ sản phẩm xong được cho rời cầu luôn để tàu khác vào cập, bộ phận điều độ tàu thuyền không cho tàu neo đậu tại cầu cảng và khu vực vùng nước trước cảng lâu hơn quy định. Phương án bốc dỡ được và neo đậu được bộ phận điều độ tàu thực hiện một cách nghiêm túc. Do đó giảm bớt được thời gian tàu chờ và những rủi ro tai nạn về va chạm tàu thuyền trong vùng nước trước cầu cảng. Phương án cập tàu song song với cầu cảng thuận lợi cho công tác bốc dỡ và neo buộc tàu, một tàu có thể bố trí được 3 dây bốc dỡ hải sản do đó tăng được năng suất bốc dỡ hàng hóa. Tuy nhiên, phương án neo đậu này có hạn chế là số lượng tàu thuyền neo đậu tại cầu cảng thấp. 3.4.3. Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng Được xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2003, trải qua 8 năm hoạt động, đến này Cảng cá Lạch Bạng đã đạt được một số kết quả nhất định. Sản lượng hàng hóa qua cảng cá tăng theo các năm từ 3.548 tấn năm 2008 lên 48.948 tấn năm 2010. Đặc biệt trong năm 2010, có sự gia tăng đột biến của lượng hàng hóa thủy sản, xăng dầu và nước đá. Sản lượng cá qua cảng tăng từ 2106 tấn năm 2008 lên 12520 tấn năm 2010, tăng gấp 6 lần. Lượng hàng xăng dầu, nước đá cũng tăng mạnh từ năm 2008 đến năm 2010, từ 900 tấn lên 11500 tấn (Bảng 3.6). Bảng 3.6: Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng từ năm 2008-1010 Đơn vị tính: Tấn TT Loại hàng hóa qua cảng Hàng hóa qua cảng Lạch Bạng 2008 2009 2010 I Sản lượng thủy sản 2.161 4.138 12.810 1 Sản lượng cá 2.106 3.609 12.520 2 Sản lượng mực 10 66 253 3 Thủy sản khác 45 463 37 II Hàng hóa qua cảng 1.387 4.516 36.138 4 Xăng dầu 900 2.073 11.500 5 Nước đá 345 1.862 24.500 6 Hàng hóa khác 142 581 138 Tổng số 3.548 8.654 48.948 Nguồn: Ban quản lý cảng cá Lạch Bạng - Sự gia tăng đột biến sản lượng cá và hàng hóa qua cảng cá năm 2010 do nậu vựa các tại địa phương liên kết với thương lái người Trung Quốc thu mua hải sản ngay tại cảng. Tàu thuyền về bến nhiều vì vừa lấy được nhu yếu phẩm, dầu, nước ngọt phục vụ khai thác vừa bán được sản phẩm với giá cao . - Lượng hàng hóa qua cảng lớn nhưng hiện nay, cảng cá Lạch Bang không được trang bị các thiết bị bốc dỡ hàng hóa chuyên dụng như cần cẩu, xe nâng hàng, băng chuyền vv. Công tác bốc dỡ hàng hóa tại cảng chủ yếu là thủ công (bằng tay). Thủy sản trong quá trình bốc dỡ được công nhân vận chuyển bằng tay để đưa lên cầu cảng. Vì vậy, quá trình bốc dỡ mất nhiều thời gian. Bên cạnh các kết quả đã đạt được thì dịch vụ tại cảng cũng vẫn còn những tồn tại cần khắc phục như: Cảng cá hiện nay thiếu nhà phân loại, mái che trước cầu cảng, các dịch vụ cho thuê thiết bị và vận chuyển hàng hóa tại cảng. Đây là, những tồn tại làm cho hoạt động bốc dỡ, vận chuyển cá mất nhiều thời gian, làm tăng tổn thất sau thu hoạch. 3.5. Đánh giá hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng 3.5.1. Kết quả điều tra phỏng vấn 3.5.1.1. Tàu thuyền vào cảng cá bốc dỡ hàng hóa Tàu thuyền ra vào cảng cá thuận lợi, tại cảng hầu như không có các thủ tục hành chính gây phiền hà cho tàu thuyền. Giám đốc cảng cá chỉ đạo chung về các hoạt động của cảng, dưới Giám đốc cảng là các trưởng bộ phận phụ trách các công việc của bộ phận đó. Tại cầu cảng, tổ điều độ cảng cá có trách nhiệm điều độ hoạt động ra vào cập cầu, bốc dỡ hàng hóa, và điều hành và quản lý người lao động làm việc tại cầu cảng. Các thành viên trong tổ điều độ thu phí chịu sự quản lý của tổ trưởng và được phân công trách nhiệm rõ ràng về nhiệm vụ điều độ tàu vào cảng, điều độ bốc xếp và điều độ xe. Khi tàu về bến nhiều các tàu được yêu cầu tăng thêm dây truyền bốc dỡ đối với tàu có lượng hải sản khai thác lớn và rời cầu khi bốc dỡ xong hàng hóa do đó giảm được thời gian chờ tàu của các tàu khác, tăng hiệu quả hoạt động của cầu bến. Tàu thuyền qua cảng Lạch Bạng trong các chuyến điều tra thể hiện chi tiết trong bảng (3.7). Tàu thuyền về bến nhiều vào đầu năm từ khoảng từ tháng 2 đến tháng 4 và giảm dần về các tháng giữa năm. Bảng 3.7. Số lượng tàu thuyền qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 Đơn vị tính: Chiếc TT Công suât tàu Tháng điều tra số liệu T 2 T 4 T 5 T 7 T 12 1 Ne < 20 CV 185 163 119 102 108 2 Ne 20 – <50 CV 251 227 210 185 194 3 Ne 50 – <90 CV 637 315 266 228 236 4 Ne 90 – <150 CV 528 474 362 304 321 5 Ne 150 – <250 CV 489 469 130 303 313 6 Ne 250 – <400 CV 245 241 - - - 7 Ne > 400 CV 105 105 15 15 15 Tổng 2.440 1.994 1.102 1.137 1.187 Trung bình/ngày 81,3 66,5 36,7 37,9 39,6 Qua (Bảng 3.7) thấy rằng: - Tổng số tàu thuyền qua cảng/tháng rất lớn. Trong 5 chuyến điều tra, trung bình 53 tàu/ngày vào cảng, tương đương 1.572 tàu/tháng. Tàu thuyền vào cảng chủ yếu tập trung ở nhóm công suất từ 50-250CV. Trong đó, trung bình nhóm tàu vào cảng như sau - Tàu có công suất từ 50-90CV chiếm 19,6%. - Tàu có công suất từ 90- 150CV chiếm 23,2% - Tàu có công suất từ 150-250CV chiếm 19,8 * - Tàu có công suất từ 250-400CV chiếm 14,1% - Tàu có công suất từ 20-50 CV chiếm 20,3% Theo điều tra lấy mẫu về số lượng tàu vào cảng cá Lạch Bạng để bốc dỡ hàng hóa thì số lượng tàu vào cảng nhiều chủ yếu vào tuần trăng (từ ngày 13 đến này 18 hàng tháng). Các ngày có số lượng tàu về cảng ít thường vào cuối tháng và đầu tháng. Số lượng tàu thuyền về cảng trong những ngày đầu tháng và cuối tháng theo thống kê mô tả khoảng 17 cộng, trừ 5 tàu. Tức là từ 12 đến 22 tàu/ngày đêm. Cầu tàu 90 m cho phép cập 5 tàu/lượt, thời gian bốc xếp mất từ 3,5 tiếng - 4 tiếng., thời gian bốc dỡ từ 14 – 18 tiếng cho 4 lượt cập cầu (20 tàu). Theo kết quả điều tra, lượng tàu vào cảng trung bình là 53 tàu/ngày. Như vậy, cầu cảng luôn hoạt động với 100% công suất. - Khảo sát thực tế cho thấy, quá trình quản lý điều độ tại cảng cá Lạch Bạng phù hợp với điều kiện thực tế của cảng đáp ứng tốt nhu cầu của tàu thuyền ra vào cảng cập bến bán cá, công tác điều độ tàu thuyền được thực hiện một cách khoa học. Điều đó làm giảm được thời gian chờ tàu và tăng khả năng bốc giỡ hàng hóa, giải phóng tàu nhanh chóng, qua đó làm giảm tổn thất về chất lượng của hải sản được bốc dỡ tại cảng. Tuy nhiên, vẫn còn số lượng lớn tàu thuyền phải cập vào các bến khác hoặc kè bờ dọc cảng cá để bốc dỡ hàng hóa do cầu cảng chỉ cho phép 20 tàu cập bến/ngày. 3.5.1.2. Lưu lượng hàng hóa qua cảng cá Lạch Bạng Kết quả điều tra lấy mẫu ngẫu nhiên về lượng hàng hóa bốc dỡ qua cảng Lạch Bạng được thể hiện chi tiết trong (Bảng 3.8). Bảng 3.8. Sản lượng thủy sản và hàng hóa qua cảng trong 5 chuyến điều tra tại cảng cá Lạch Bạng năm 2010 Đơn vị tính: Tấn TT Danh mục Tháng điều tra T 2 T 4 T 5 T 7 T 12 I Sản lượng thủy sản 2.600 1.851 2.275 2.022 2.161 1.1 Sản lượng cá 2.465 1.725 2.230 1.968 2.106 1.2 Sản lượng mực 75 69 10 10 10 1.3 Hàng thủy sản khác 60 57 35 44 45 II Hàng hóa qua cảng 1.994 1.707 1.395 1.507 1.387 2.1 Nước đá 1.600 1.350 1.000 1.050 900 2.2 Xăng dầu 264 232 275 322 345 2.3 Hàng khác 130 125 120 135 142 Tổng lượng hàng qua cảng 4.594 3.558 3.670 3.529 3.548 Trung bình/ngày 153,1 118,6 122,3 117,6 118,3 - Do đặc thù nghề khai thác hải sản là đi đánh cá theo con nước hoặc theo tuần trăng và các tàu thuyền thường về bến bán cá vào buổi sáng từ 1h – 6 h sáng và từ 4h – 8 h chiều vì vậy số lượng tàu thuyền về bến cùng một thời điểm rất lớn gây ra quá tại cục bộ vượt quá khả năng của cầu cảng. Qua (Bảng 3.8) thấy rằng: - Kết quả điều tra cũng cho thấy, trung bình trong 5 chuyến điều tra, lượng hàng qua cảng cá là 3.779,8 tấn/tháng. - Sản lượng thủy sản qua cảng chủ yếu là sản lượng cá trung bình chiếm đến 96,2%/ tổng lượng thủy sản qua cảng, sản lượng mực chiếm 1,6%, lượng hàng thủy sản khác chiếm 2,2%. - Lượng hàng hóa qua cảng cá bao gồm: Nước đá chiếm 73,1% tổng lượng hàng hóa qua cảng, dầu chiếm 17,8%, còn lại là hàng hóa khác. - Kết quả điều tra cho thấy lượng hàng hóa qua cảng cá rất lớn, trung bình 5 truyền điều tra cho thấy lượng hàng hóa qua cảng/ngày là 125,98 tấn. Tương ứng 1.41tấn/1m cầu cảng/ngày. 3.5.1.3. Năng suất bốc dỡ hàng hóa của cảng cá Lạch Bạng - Để làm rõ hiệu quả hoạt động của cảng cá Lạch Bạng phải xét đến năng suất bốc dỡ của cảng, kết quả tính toán năng suất bốc dỡ của cảng cá Lạch Bạng như sau: Thông qua phương pháp thống kê mô tả, lượng hàng qua bến trong một ngày được được tính toán qua số liệu thống kê tại cảng cá và lấy giá trị trung bình/tháng/5 chuyến điều tra, qua đó xác định được Qt = 3.779,8 tấn/tháng Cảng cá Lạch Bạng có cầu tàu dài 90 m đáp ứng cho tàu thuyền có công suất đến 400CV cập bến. Để thuận lợi cho quá trình tính toán cũng như để đánh giá công suất hoạt động thực tế của cầu cảng, Đề tài chọn công suất tàu 90CV vào cập bến để tính toán. Tải trọng được chọn cho trọng tàu 90 CV là 19,332 tấn. Khảo sát quá trình bốc xếp của tàu cá tại cảng cá Lạch Bạng cho thấy, công tác bốc dỡ sản phẩm chủ yếu bằng nhân lực. Thông thường, công nhân bốc dỡ được chủ tàu, thuyền trưởng thuê tại cảng hoặc do thuyền viên của tàu thực hiện việc bốc dỡ. Khảo sát thực tế cho thấy năng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả hoạt động cảng cá Lạch Bạng – tỉnh Thanh Hoá.doc