Luận văn Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn

MỤC LỤC

 

PHẦN I 1

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1. Tính cấp thiết của đề tài 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Đối tượng nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN 2: 4

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 4

1.1. Cơ sở lý luận 4

1.1.1. Hiệu quả sản xuất kinh doanh 4

1.1.1.1. Khái niệm 4

1.1.1.2.Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 5

1.1.1.3. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là một tất yếu khách quan 6

1.1.1.4. Mối quan hệ giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinh doanh 7

1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản suất kinh doanh 8

1.1.2.1. Những yếu tố thuộc môi trường vĩ mô 8

1.1.2.2. Những yếu tố thuộc môi trường vi mô 10

1.1.3 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11

1.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11

1.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh 11

1.2. Cơ sở thực tiễn 15

1.2.1. Thực trạng xi măng thế giới 15

1.2.2. Thị trường xi măng Việt Nam hiện nay 15

1.2.2.1. Thị trường xi măng Việt Nam từ năm 1991 đến cuối năm 1996 15

1.2.2.2. Thị trường xi măng Việt Nam từ 1997 đến nay 16

CHƯƠNG II 17

TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN 17

2.1. Khái quát về Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 17

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 17

a. Giới thiệu về Công ty 17

b. Lịch sử hình thành 17

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 19

2.1.2.1. Chức năng 19

2.1.2.2. Nhiệm vụ 19

2.1.3. Đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 19

2.1.4. Đặc điểm sản xuất và quy trình sản xuất của Công ty 22

2.1.4.1. Đặc điểm sản xuất và sản phẩm 22

2.1.4.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất 23

2.2. Nguồn lực cơ bản của Công ty 24

2.2.1. Tình hình lao động của Công ty 24

2.2.2 Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty 28

2.2.3 Tình hình tài chính của Công ty 30

2.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 34

2.3.1 Các yếu tố môi trường vĩ mô 34

2.3.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô 36

CHƯƠNG 3 38

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN QUA 3 NĂM 2007 – 2009 38

3.1. Tình hình sản lượng tiêu thụ của Công ty qua 3 năm (2007- 2009) 38

3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 40

3.2.1. Phân tích doanh thu 40

3.2.1.1. Phân tích doanh thu 40

3.2.1.2. Phân tích các nhân tố giá bán và khối lượng tiêu thụ đến doanh thu tiêu thụ của Công ty 48

3.2.2. Phân tích tình hình chi phí của Công ty 50

3.2.3. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 53

3.3. Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 56

3.3.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn 56

3.3.1.1. Hiệu quả sử dụng vốn cố định 56

3.3.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 61

3.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 64

3.3.3. Phân tích một số hiệu quả kinh doanh khác của Công ty 68

CHƯƠNG IV 72

ĐỊNH HƯỚNG TRONG THỜI GIAN TỚI VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY 72

4.1 Mục tiêu phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 72

4.1.1 Cơ sở xây dựng định hướng 72

4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty đến năm 2015 và những mục tiêu trong năm 2010 74

4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty 75

4.2.1 Phát huy hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động 75

4.2.2 Tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả nguồn vốn kinh doanh 77

4.2.3 Sử dụng tiết kiệm chi phí 78

4.2.4 Giải pháp thành lập bộ phận chuyên trách Công tác Marketing 79

4.2.5 Biện pháp về bảo vệ môi trường 80

PHẦN III 81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

1. Kết luận 81

2. Kiến nghị 82

2.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 82

2.2. Kiến nghị đối với Tổng công ty công nghiệp xi măng Việt Nam 83

2.3. Kiến nghị đối với Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn 83

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9385 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lường các thông số kỹ thuật, quản lý và theo dõi sổ sách kế toán, hệ thống phân phối và tiêu thụ sản phẩm của Công ty; đồng thời là phương tiện để giao dịch thương mại, bán hàng và tiếp xúc với khách hàng, tạo cho doanh nghiệp giảm thời gian và chi phí. * Yếu tố môi trường tự nhiên Vị trí của Công ty nằm gần núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào với chất lượng tốt và ổn định. Đây là hai nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất lượng cao. Nằm gần quốc lộ 1A, có đường sắt vào nhà máy nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển xi măng đến các nơi tiêu thụ tạo điều kiện thuận lợi để Công ty mở rộng thị trường tiêu thụ. * Yếu tố xã hội Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu về xây dựng nhà ở, công trình vui chơi giải trí tăng cao. Bên cạnh đó, các biện pháp kích cầu của chính phủ như: đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ bằng bê tông xi măng nhất là hệ thống đường cao tốc, đường ven biên giới, đường giao thông nông thôn …điều đó kéo theo nhu cầu về sản phẩm xi măng cũng tăng theo. Đây là cơ hội đối với CTCP xi măng Bỉm Sơn. Tuy nhiên, chính nó cũng đặt ra thách thức trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. * Môi trường cạnh tranh Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, thuế nhập khẩu xi măng giảm chỉ còn 0 - 5%, cùng với việc mở cửa hoàn toàn cho các nhà đầu tư nước ngoài, sự ổn định về chính trị, dân cư đông đúc đã tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, hiện nay, ngành xi măng Việt nam đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển mạnh mẽ về công tác đầu tư như nhiều trạm nghiền mới ra đời, xây dựng thêm nhiều dây chuyền mới của các Ngành, địa phương, của các công ty trong VICEM và liên doanh, các lò đứng chuyển đổi sang lò quay…đã tiếp thêm lượng hàng hoá cho thị trường. Như vậy, CTCP xi măng Bỉm Sơn sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với xi măng nhập khẩu từ các quốc gia khác và ngày càng đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt không chỉ phải với các Công ty thuộc VICEM, mà còn với các đối tác liên doanh nước ngoài ở Việt Nam, vốn có nhiều kinh nghiệm trong việc tạo ưu thế bằng đầu tư công nghệ tiên tiến hiện đại với chi phí giá thành thấp. 2.3.2 Những yếu tố thuộc môi trường vi mô * Khách hàng Khách hàng chủ yếu của CTCP xi măng Bỉm Sơn là khách hàng trong nước và một số ít khách hàng nước ngoài. Các nhà đại lý bao tiêu (nhà phân phối) mua sản phẩm của Công ty để bán lại. Hoạt động bán hàng của Công ty cho các đại lý thực chất là hoạt động mua đứt, bán đoạn. Khách hàng này có quan hệ thường xuyên, lâu dài với Công ty và là người tiêu thụ hoàn toàn khối lượng sản phẩm của Công ty từ năm 2007 đến nay. * Đối thủ cạnh tranh Đối với ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói chung và ngành sản xuất xi măng nói riêng, thị trường tiêu thụ sản phẩm ngày càng bị thu hẹp bởi có nhiều đối thủ cạnh tranh mới xuất hiện. Trên thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu xi măng, kể cả các nhãn hiệu xi măng của Công ty nhà nước và của các liên doanh nước ngoài. Có thể kể đến một số nhãn hiệu xi măng cạnh tranh với nhãn hiệu xi măng Bỉm Sơn như sau: các nhãn hiệu xi măng VICEM như: xi măng Hoàng Thạch, xi măng Hải Phòng, xi măng Hoàng Mai, xi măng Tam Điệp...; các nhãn hiệu xi măng liên doanh ở việt Nam như: xi măng Nghi Sơn, xi măng Phúc Sơn, xi măng Chinfon... * Các nhà cung ứng Nhà cung ứng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của Công ty, vì chất lượng và giá cả ổn định của các yếu tố đầu vào sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Sự ổn định và uy tín của nhà cung ứng sẽ là yếu tố đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh của Công ty diễn ra đúng kế hoạch. Ngoài nguyên liệu chính là đất sét và đá vôi Công ty có thể tự khai thác được thì các nguyên liệu đầu vào khác để sản xuất Clinker như than cám, thạch cao, đá bazan, vỏ bao, điện…Công ty đã thực hiện hình thức đấu thầu, lựa chọn nhà cung cấp. Các nhà cung cấp nguyên liệu chính cho Công ty như: Công ty vật liệu xây dựng và xây lắp số 5 cung cấp phụ gia, đá bazan; Công ty Cổ phần vật liệu chất đốt Thanh Hoá cung cấp than cám; Công ty cổ phần bao bì Thanh Hoá cung cấp vỏ bao; Công ty dịch vụ vận tải Đường Sắt cung cấp thạch cao; Công ty đá Đồng Giao cung cấp đá; Công ty cổ phần bao bì Bỉm Sơn, Công ty cổ phần bao bì Bút Sơn cung cấp bao bì; Công ty xi măng Hoàng Mai, Công ty xi măng Hải Phòng cung cấp clinker...(Có thể xem thêm danh sách các nhà cung cấp các mặt chính cho Công ty ở phụ lục 7) CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG BỈM SƠN QUA 3 NĂM 2007 – 2009 3.1 Tình hình sản lượng tiêu thụ của Công ty qua 3 năm (2007- 2009) Với chính sách chất lượng nhất quán, sản phẩm xi măng với nhãn hiệu “Con Voi” của Công ty đã và đang có uy tín với người tiêu dùng trên thị trường 30 năm qua. Như vậy, sản lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty luôn giữ được ổn định, giành được vị thế vững chắc trên thị trường. Qua bảng 4 cho thấy, sản lượng tiêu thụ của Công ty qua qua 3 năm đều không ngừng tăng lên. Năm 2007, tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty đạt 2.296.717 tấn, đến năm 2008 tăng lên 2.564.448 tấn, tăng về số tuyệt đối là 267.731 tấn và về tương đối tăng là 11,66%. Năm 2007, Công ty đã thực hiện chuyển đổi mô hình kinh doanh từ hệ thống bán hàng thông qua các chi nhánh (đại lý hưởng hoa hồng) sang mô hình đại lý bao tiêu sản phẩm (nhà phân phối) nhưng tình hình tiêu thụ xi măng cũng không bị ảnh hưởng do việc chuyển đổi này, mà năm 2008 sản lượng tiêu thụ vẫn tăng lên, chứng tỏ bước chuyển đổi mô hình kinh doanh của Công ty là hợp lý, phù hợp với nhu cầu thực tế. Và sang năm 2009 sản lượng tiêu thụ của Công ty tiếp tục tăng, tăng 56.097 tấn hay tăng 2,19% so với năm 2008 và đạt 2.620.544 tấn. Như vậy, tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong những năm gần đây là rất tốt. So sánh năm 2008 so với năm 2007, sản lượng tiêu thụ của Công ty tăng lên, sở dĩ như vậy là do tất cả các sản lượng mặt hàng tiêu thụ của Công ty đều tăng lên. Trong đó, sản phẩm xi măng rời PCB 40 tăng mạnh nhất, tăng 112.527 tấn hay tăng 380%. Tiếp đó, là sự tăng lên của sản phẩm xi măng bao PCB 40, tăng 79.527 tấn hay tăng 194,27%. So sánh năm 2009 với năm 2008, sự tăng lên của sản lượng tiêu thụ chủ yếu là do sản phẩm xi măng bao PCB 30 tăng mạnh, tăng 188.604 tấn hay tăng 8,42%. Tuy nhiên, cũng do sự giảm sút mạnh của xi măng rời PCB 40, giảm 99.371 tấn hay giảm 69,91% nên năm 2009 sản lượng tiêu thụ của Công ty chỉ tăng nhẹ. Trong những năm tới Công ty cần tiếp tục duy trì và nâng cao hơn nữa mức sản lượng tiêu thụ. BẢNG 4: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 2007 – 2009 ĐVT: Tấn Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng 2.296.717 100 2.564.448 100 2.620.544 100 267.731 11,66 56.097 2,19 1.Xi măng bao PCB30 2.207.986 96,14 2.239.298 87,32 2.427.902 92,65 31.312 1,42 188.604 8,42 2.Xi măng bao PCB40 40.935 1,78 120.462 4,70 131.216 5,01 79.527 194,27 10.754 8,93 3.Xi măng rời PCB30 6.324 0,28 46.271 1,80 1.049 0,04 39.947 631,67 -45.222 -97,73 4.Xi măng rời PCB40 29.613 1,29 142.140 5,54 42.769 1,63 112.527 380,00 -99.371 -69,91 5.Clinker 11.859 0,52 16.277 0,63 17.609 0,67 4.418 37,25 1.332 8,18 (Nguồn: Ban kế hoạch - Thị trường của Công ty) 3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hiệu quả SXKD nhằm xem xét các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả, hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kết quả của việc phân tích, đánh giá này sẽ là căn cứ để doanh nghiệp có các biện pháp thúc đẩy và hoàn thiện quá trình hoạt động SXKD trên mọi phương diện để đạt được hiệu quả SXKD tốt nhất. 3.2.1 Phân tích doanh thu 3.2.1.1 Phân tích doanh thu Bất cứ một doanh nghiệp nào trong quá trình SXKD đều đặt ra mục tiêu cuối cùng là đạt được doanh thu cao nhất với chi phí thấp nhất. Doanh thu được xem là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh hiệu quả SXKD của doanh nghiệp thông qua việc so sánh với các chỉ tiêu khác. Vì vậy, doanh thu là một mục tiêu mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên con đường kinh doanh của mình. Đồng thời, doanh thu còn là tác nhân đầu tiên tác động đến lợi nhuận. Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu trong doanh thu ta có thể đánh giá được quy mô, hiệu quả kinh doanh của Công ty. Để hiểu rõ hơn về doanh thu của Công ty ta phân tích kết cấu tổng doanh thu (kết quả phân tích ở bảng 5): Doanh thu chủ yếu của Công ty là doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm. Trong 3 năm doanh thu từ tiêu thụ sản phẩm luôn tăng lên, năm 2007 doanh thu tiêu thụ là 1.553,48 tỷ đồng, chiếm tới 99,87% trong tổng doanh thu; năm 2008 tăng 382,67 tỷ đồng hay tăng về tương đối là 24,63%; sang năm 2009 cũng tăng nhưng tốc độ tăng nhẹ hơn, tăng 178,10 tỷ đồng hay tăng 9,20% so với năm 2008. Doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty chủ yếu là các khoản lãi thu từ tiền gửi ngân hàng, các khoản thu từ chênh lệch về tỷ giá hối đoái chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh thu và cũng tăng lên qua các năm. Năm 2007, là 1,13 tỷ đồng, năm 2008 là 1,68 tỷ đồng và năm 2009 tăng lên 1,89 tỷ đồng. BẢNG 5: TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007 – 2009) ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 GT % GT % GT % +/- %tăng giảm +/- %tăng giảm Tổng doanh thu 1.556,89 100 1.957,81 100 2.131,55 100 400,92 25,75 173,74 8,87 1.Doanh thu tiêu thụ 1.553,48 99,78 1.936,15 98,89 2.114,25 99,19 382,67 24,63 178,10 9,20 2.Doanh thu từ hoạt động tài chính 1,13 0,07 1,68 0,09 1,89 0,09 0,55 48,67 0,21 12,50 3.Doanh thu khác 2,28 0,15 19,98 1,02 15,41 0,72 17,70 776,32 -4,57 -22,87 (Nguồn: Ban kế hoạch - Thị trường của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn) Doanh thu khác (hay các khoản thu nhập khác) của Công ty bao gồm: các khoản thu từ kiểm kê quỹ thừa, tiền thu từ việc cung cấp điện, tiền thu từ việc nộp làm thẻ ra vào nhà máy, tiền cho thuê xe... và một số khoản thu khác. Doanh thu khác của Công ty tăng lên qua các năm, cụ thể: năm 2007 là 2,28 tỷ đồng chiếm 0,15% trong tổng doanh thu; Năm 2008 tăng 776,32% hay tăng 17,70 tỷ đồng, chiếm 1,02% trong tổng doanh thu; Sang năm 2009 doanh thu này lại giảm xuống, giảm 22,87% hay giảm 4,57% so với năm 2008. Để hiểu rõ hơn doanh thu tiệu thụ sản phẩm của Công ty ta phân tích nó qua các chỉ tiêu sau: Doanh thu theo mặt hàng: sản phẩm của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn là các loại xi măng như (xi măng bao PCB30 và PCB40 và xi măng rời PCB30, và PCB rời 40) và Clinker. Qua bảng 7, ta thấy doanh thu tiêu thụ xi măng của Công ty tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, là năm 2007 doanh thu tiêu thụ là 1.553,48 tỷ đồng, năm 2008 tăng 24,63% hay tăng tuương ứng là 382,67 tỷ đồng so với năm 2007 và đạt 1.936,15 tỷ đồng. So với năm 2008 thì năm 2009 tăng 9,2% hay tăng 178,10 tỷ đồng. Như vậy, xét về mặt kết quả, doanh thu tăng lên là một thành tích đáng khen ngợi cho Công ty trong việc quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, nhất là trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Công ty cần giữ vững và phát huy tốc độ tăng này. Sự tăng lên thể hiện chi tiết qua từng mặt hàng kinh doanh của Công ty. Trong tổng doanh thu của Công ty thì doanh thu từ mặt hàng xi măng bao PCB30 mang lại là rất cao (trên 80%). Cụ thể năm 2007 đạt 1502,64 tỷ đồng, chiếm 96,73% trong tổng giá trị doanh thu của toàn công ty. Năm 2008, tiếp tục tăng thêm 14,67% hay tăng thêm về mặt tuyệt đối là 220,45 tỷ đồng. Và sang đến năm 2009 doanh thu từ mặt hàng này tăng lên là 14,61% hay tăng 251,70 tỷ đồng so với năm 2008 và đạt 1974,79 tỷ đồng. Doanh thu từ mặt hàng xi măng bao PCB40 chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng doanh thu và cũng tăng dần qua các năm, nhất là tăng tăng mạnh trong năm 2008, đạt 85,71 tỷ đồng, tăng 241,20% hay tăng 60,59 tỷ đồng so với năm 2007. Và tiếp tục tăng trong năm 2009, tuy nhiên mức độ tăng nhẹ hơn, tăng 17,09% hay tăng 14,65 tỷ đồng. BẢNG 6: DOANH THU THEO MẶT HÀNG SẢN PHẨM TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 GT % GT % GT % + / - % tăng giảm + / - % tăng giảm Tổng doanh thu 1.553,48 100 1.936,15 100 2.114,25 100 382,67 24,63 178,10 9,20 Xi măng bao PCB30 1.502,64 96,73 1.723,09 89,00 1.974,79 93,40 220,45 14,67 251,70 14,61 Xi măng bao PCB40 25,12 1,62 85,71 4,43 100,36 4,75 60,59 241,20 14,65 17,09 Xi măng rời PCB30 3,54 0,23 29,73 1,54 0,75 0,04 26,19 739,83 -28,98 -97,48 Xi măng rời PCB40 17,79 1,15 90,57 4,68 29,60 1,40 72,78 409,11 -60,97 -67,32 Clinker 4,39 0,28 7,05 0,36 8,75 0,41 2,66 60,59 1,70 24,11 (Nguồn: Ban kế hoạch - Thị trường của Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn) Ngoài ra, doanh thu từ các mặt hàng như xi măng rời PCB30, PCB40 và Clinker cũng tăng, góp phần không nhỏ trong việc làm tăng tổng doanh thu tiêu thụ của Công ty. Tuy nhiên, năm 2009 mặt hàng xi măng rời PCB30 và PCB40 giảm so với năm 2008 trong đó giảm mạnh nhất là xi măng rời PCB30, giảm 97,48% hay giảm 28,98 tỷ đồng về mặt tuyệt đối; kế tiếp là xi măng PCB40 giảm 67,32% hay giảm 60,97 tỷ đồng. Điều này có thể lý giải là do đối tượng tiêu dùng xi măng rời là các công trình lớn, người bán hàng sau một tháng mới nhận được tiền của bên đầu tư. Vì vậy, người bán hàng thường thiếu vốn và với cơ chế thanh toán của CTCP xi măng Bỉm Sơn là không cho khách hàng được nợ trong khi đó các đối thủ cạnh tranh của xi măng Bỉm Sơn là xi măng Bút Sơn, xi măng Tam Điệp, xi măng Chinfon cho khách hàng được trả theo phương thức gối đầu nên người bán không lựa chọn bán xi măng rời cho Công ty mà chọn kinh doanh xi măng của đối thủ cạnh tranh vì họ có sự hỗ trợ về vốn thông qua phương thức thanh toán theo phương thức gối đầu, tức là mua hàng lần kế tiếp mới phải thanh toán số tiền mua hàng trước đó. Nhìn chung, doanh thu theo từng mặt hàng của Công ty đều tăng qua 3 năm. Công ty nên duy trì và có biện pháp để đẩy nhanh hơn nữa sự tăng trưởng này, đặc biệt Công ty cần quan tâm và hoàn thiện khâu tiêu thụ sản phẩm. Doanh thu theo khu vực thị trường Việc tìm kiếm thị trường đảm bảo đầu ra cho sản phẩm của Công ty quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành sản xuất kinh doanh đều phải xác định thị trường mục tiêu. Để hiểu rõ hơn về thị trường tiêu thụ sản phẩm của CTCP xi măng Bỉm Sơn ta xem xét ở bảng 7. Qua bảng 7, ta thấy, thị trường chính tiêu thụ xi măng của Công ty chủ yếu tập trung ở khu vực Miền trung. Doanh thu tiêu thụ xi măng ở khu vực này chiếm trên 55% so với tổng doanh thu sản phẩm tiêu thụ của Công ty, các thị trường ở khu vực Miền bắc, Miền nam, Lào có sản lượng tiêu thụ thấp hơn nhưng được xác định là những thị trường tiềm năng của Công ty trong tương lai. Với vị trí địa lý thuận lợi, chất lượng và thương hiệu xi măng đã được khẳng định trên thị trường và ăn sâu vào tiềm thức của người sử dụng nên mặc dù đang bị cạnh tranh gay gắt bởi các loại xi măng khác: Xi măng Hoàng Mai, xi măng Nghi Sơn, BẢNG 7 : DOANH THU THEO KHU VỰC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 GT % GT % GT % +/- % tăng giảm +/- % tăng giảm Tổng doanh thu 1.553,48 100 1.936,15 100 2.114,25 100 382,67 24,63 178,10 9,20 Miền Bắc 472 30,38 651 33,62 724,02 34,24 179 37,92 73,02 11,22 Miền Trung 1.009 64,95 1.171 60,48 1.221,14 57,76 162 16,06 50,14 4,28 Miền Nam 0 0 19,15 0,99 38,09 1,80 19,15 0 18,94 98,90 Lào 72,48 4,67 95 4,91 131 6,20 22,52 31,07 36 37,89 (Nguồn: Ban kế hoạch - Thị trường của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn) Xi măng Tam Điệp nhưng thị phần của xi măng Bỉm Sơn tại thị trường miền trung vẫn được giữ vững và tăng trưởng qua thời gian (chiếm 70%), doanh thu tiêu thụ liên tục tăng qua các năm: năm 2008 tăng so với năm 2007 là 162 tỷ đồng, tương ứng tăng 16,06% và đến năm 2009 doanh thu tiêu thụ đạt 1.221,14 tỷ đồng, tăng so với năm 2008 là 50,14 tỷ đồng, tức là tăng 4,28%. Tiếp đó là thị trường Miền Bắc, doanh thu từ thị trường này cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu tiêu thụ ( trên 30%) và tăng lên qua các năm. Cụ thể, năm 2008 so với năm 2007 tăng 37,92% hay tăng 197 tỷ đồng và đạt 651 tỷ đồng. Sang năm 2009 tăng 11,22% hay tăng 73,02 tỷ đồng so với năm 2008. Không dừng lại ở những thị trường quen thuộc, Công ty tiếp tục mở rộng, thâm nhập vào các thị trường mới nhằm tìm kiếm những khách hàng mới, những đối tác mới. Năm 2008, Công ty đã có sản phẩm tiêu thụ ở thị trường Miền Nam và tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang Lào. Đây là những thị trường được Công ty đánh giá là thị trường tiềm năng và cần có những chính sách khai thác hợp lý trong những năm tiếp theo. Tóm lại, qua sự phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ qua các khu vực thị trường ta nhận thấy việc tổ chức công tác tiêu thụ của Công ty đã đạt được những kết quả nhất định. Doanh thu tiêu thụ ở các thị trường chính được giữ vững và ngày càng mở rộng vào các tỉnh Phía nam và Lào. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong công tác này đòi hỏi Công ty phải khắc phục để gia tăng hơn nữa khả năng tiêu thụ nhằm mang lại doanh thu cao. Doanh thu theo thời gian Hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP xi măng Bỉm Sơn là kinh doanh vật liệu xây dựng như xi măng và clinker, nên doanh thu của Công ty cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ, do đó doanh thu theo từng quý trong năm cũng có sự tăng giảm khác nhau. Qua bảng 8, ta thấy doanh thu của Công ty cao nhất là vào quý II và quý IV và thấp nhất là vào quý III. Bởi quý II là bước vào mùa xây dựng nên nhu cầu về xi măng là rất lớn. Do đó doanh thu trong thời gian này chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu của Công ty (như năm 2007 chiếm 37,34%, năm 2008 chiếm 32,75%, năm 2009 là 37,03%) và tăng mạnh qua các năm: năm 2008 doanh thu tiêu thụ quý II tăng 9,29% hay tăng tương ứng về mặt tuyệt đối là 53,89 tỷ đồng so với năm 2007 và đạt là 634 tỷ đồng; Năm 2009 tiếp tục tăng 23,5% hay tăng 149 tỷ đồng so với năm 2008. BẢNG 8: DOANH THU THEO THỜI GIAN ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 GT % GT % GT % +/- % tăng giảm +/- % tăng giảm Tổng doanh thu 1.553,48 100 1.936,15 100 2.114,25 100 382,67 24,63 178,10 9,20 Quý I 326,04 20,99 511,10 26,40 411,05 19,44 185,06 56,76 -100,05 -19,58 Quý II 580,11 37,34 634,00 32,75 783,00 37,03 53,89 9,29 149,00 23,50 Quý III 141,13 9,08 210,12 10,85 239,17 11,31 68,99 48,88 29,05 13,83 Quý IV 506,20 32,58 580,93 30,00 681,03 32,21 74,73 14,76 100,10 17,23 (Nguồn: Ban kế hoạch - Thị trường của Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn) 3.2.1.2 Phân tích các nhân tố giá bán và khối lượng tiêu thụ đến doanh thu tiêu thụ của Công ty Doanh thu tiêu thụ được cấu thành bởi hai nhân tố là khối lượng tiêu thụ và giá bán một đơn vị sản phẩm. Do đó, sự biến động về giá hoặc khối lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ dẫn đến sự biến động về doanh số tiêu thụ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của từng nhân tố đối với doanh thu tiêu thụ là không giống nhau. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có mục đích cuối cùng là lợi nhuận và doanh thu là một trong những yếu tố để thực hiện điều đó. Qua quá trình phân tích trên ta thấy doanh thu của Công ty có sự biến động qua các năm. Để thấy rõ sự biến động đó ta phân tích các nhân tố ảnh hưởng là giá bán và sản lượng tiêu thụ qua bảng 9. Sự biến động của doanh thu năm 2008 so với năm 2007 Qua bảng 9, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ, ta thấy doanh thu tiêu thụ năm 2008 tăng so với năm 2007 là 24,63% hay tăng tương ứng là 382,67 tỷ đồng là do ảnh hưởng của hai nhân tố giá bán và sản lượng tiêu thụ: Nhờ giá bán năm 2008 tăng so với năm 2007 làm cho doanh thu tiêu thụ của Công ty tăng 11,90% hay tăng tương ứng 184,89 tỷ đồng. Nhờ sản lượng tiêu thụ năm 2008 tăng so với năm 2007 làm cho doanh thu tiêu thụ tăng 12,73% hay tăng 197,78 tỷ đồng. Như vậy, giá bán và sản lượng tiêu thụ của năm 2008 tăng làm cho doanh thu tiêu thụ của Công ty tăng, trong đó sự tăng lên của sản lượng tiêu thụ đã làm cho doanh thu tiêu thụ tăng mạnh. Đây là dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ Công ty đã phát triển theo chiều hướng đi lên mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ. Trong thực tế thì khi giá bán tăng thì sản lượng tiêu thụ giảm, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ của Công ty lại tăng lên, điều này chứng tỏ Công ty đã có những chính sách bán hàng hợp lý cùng với sự uy tín về chất lượng đã được khẳng định trên thị trường thì nhãn hiệu xi măng Bỉm Sơn luôn được người tiêu dùng thừa nhận. Trong tương lai, Công ty cần khai thác những thị trường tiềm năng nhằm mang lại mức doanh thu cao hơn. BẢNG 9: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM Phạm vi so sánh Biến động doanh thu tiêu thụ Ảnh hưởng của các nhân tố +/- (Tỷ đồng) %tăng, giảm Giá bán Sản lượng +/- (Tỷđồng) % tăng, giảm +/- (Tỷđồng) % tăng, giảm Năm 2008/2007 382,67 24,63 184,89 11,90 197,78 12,73 Năm 2009/2008 178,10 9,20 117,13 3,15 60,97 6,05 (Nguồn: PhòngKế toán – thống kê – kế toán và phân tích của tác giả) Sự biến động của doanh thu năm 2009 so với năm 2008 Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 2009 tăng so với năm 2008 là 9,20% hay tăng 178,10 tỷ đồng về mặt tuyệt đối là do ảnh hưởng của hai nhân tố: Nhờ giá bán năm 2009 tăng so với năm 2008 làm cho doanh thu tiêu thụ tăng 6,05% hay tăng tương ứng là 117,13 tỷ đồng. Nhờ sản lượng tiêu thụ năm 2009 tăng so với năm 2008 làm cho doanh thu tiêu thụ tăng 3,15% hay tăng tương ứng là 60,97 tỷ đồng. Vậy giá bán và sản lượng tiêu thụ của năm 2009 tăng đã ảnh hưởng tích cực tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm của Công ty. Trong đó, giá bán tăng làm cho doanh thu tiêu thụ tăng mạnh. Tóm lại, giá bán và sản lượng tiêu thụ qua 3 năm (2007- 2009) của Công ty đã có những ảnh hưởng tích cực đến doanh thu, Công ty nên làm tốt công tác đảm bảo chất lượng sản phẩm để sản phẩm sản xuất ra tương xứng với giá cả đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ và làm tăng doanh thu, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất và thị trường tiêu thụ. Với khẩu hiệu “Chất lượng sản phẩm là lương tâm và trách nhiệm của mỗi chúng ta” và cũng chính là mục tiêu và chính sách chất lượng của CTCP xi măng Bỉm Sơn trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy Công ty không ngừng áp dụng sáng kiến tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm như: Nghiên cứu sản xuất chủng loại clinker xi măng mác cao PC 50 đảm bảo độ dư mác của xi măng xuất xưởng cao (đạt trên 35 N/mm2 sau 28 ngày, số lô có cường độ >40N/mm2 chiếm tỷ lệ lớn), duy trì mô hình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000 để không phụ lòng tin tín nhiệm của người tiêu dùng đối với nhãn hiệu “Con Voi”. 3.2.2 Phân tích tình hình chi phí của Công ty Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng và gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền qua các quá trình sản xuất kinh doanh, chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp từ quá trình hình thành tồn tại và phát triển, từ khâu mua nguyên vật liệu đến khi tiêu thụ sản phẩm. Do đó, sau mỗi chu kỳ SXKD doanh nghiệp cần phải tiến hành phân tích tình hình biến động chi phí SXKD, qua đó doanh nghiệp sẽ có cái nhìn sâu sắc hơn về tình trạng sử dụng các khoản chi phí. Mặt khác, việc đánh giá chi phí cũng góp phần quan trọng trong việc quyết định tái sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp, là mục tiêu quan trọng ảnh hưởng tới lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được, mức chi phí càng thấp thì mức lợi nhuận càng cao. Qua bảng 10 phản ánh tình hình biến động chi phí SXKD của CTCP xi măng Bỉm Sơn, ta thấy chi phí của Công ty tăng nhanh qua các năm đặc biệt là năm 2008. Cụ thể: năm 2007 tổng chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty là 1.422,40 tỷ đồng, sang năm 2008 tăng cao với tốc độ 22,54% tương ứng tăng 320,65 tỷ đồng và đạt 1.743,05 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm sang năm 2009 tốc độ tăng của chi phí đã không cao như năm 2008, chỉ tăng 8,08% hay tương ứng tăng 140,85 tỷ đồng so với năm 2008. Chứng tỏ, Công ty đã có những kế hoạch phân bổ chi phí hợp lý làm giảm tốc độ tăng của chi phí sản xuất kinh doanh. Sự biến động của chi phí thể hiện qua các yếu tố chi phí như: chi phí nguyên vật liệu, chi phí tiền lương, chi phí khấu hao TSCĐ và một số chi phí khác. Chi phí nguyên vật liệu: chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của Công ty và là khoản mục lớn trong giá thành sản phẩm. Nguyên liệu chính được Công ty khai thác dùng cho sản xuất xi măng là đá vôi, đất sét, quặng sắt, phiến silíc... được vận chuyển về nhà máy bằng ô tô. BẢNG 10 : TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2007 - 2009) ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 GT % GT % GT % +/- %tăng, giảm +/- %tăng, giảm Tổng ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn.doc
Tài liệu liên quan