Luận văn Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang

MỤC LỤC:

CHƯƠNGI:GIỚITHIỆU: . .1

1.1 Cơ sở hình thành: . 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: . .2

1.2.1 Mục tiêu chung: . . .2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể: .2

1.3 Phạm vi nghiên cứu: . . . .2

1.3.1 Không gian: .2

1.3.2 Thời gian: . .2

1.4 Phương pháp nghiên cứu: . . .2

1.4.1 Phương pháp thu thập số liệu: . .2

1.4.2 Phương pháp phân tích số liệu: . . .2

CHƯƠNGII:CƠSỞLÝTHUYẾT: . .3

2.1 Tìm hiểu đôi nét về ngân hàng thương mại: . . . .3

2.1.1 Khái niệm về ngân hàng thương mại: . . .3

2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại: . . .3

2.2 Tín dụng: . . .3

2.2.1 Khái niệm tín dụng: . . . . 3

2.2.2 Các loại hình tín dụng: . .3

2.2.3 Vai trò của tín dụng: . . .5

2.2.4 Rủi ro tín dụng . .5

2.2.4.1 Khái niệm . . 5

2.2.4.2 Nguyên nhân . .5

2.2.4.3 Hậu quả . . 6

2.3 Hiệu quả tín dụng của ngân hàng thương mại: . .6

2.3.1 Khái niệm về hiệu quả tín dụng: . . .6

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng: . . .6

2.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng: . .7

2.4 Quy trình tín dụng: . .8

2.4.1 Khái niệm quy trình tín dụng: . . .8

2.4.2 Ý nghĩa của việc xây dựng quy trình tín dụng: . .8

CHƯƠNGIII:KHÁIQUÁTCHUNGVỀNGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN: .10

3.1 Lịch sử hình thành và phát triển: . .10

3.1.1 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn: . 10

3.1.2 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang: . .11

3.2 Cơ cấu tổ chức quản lý: . . .11

3.2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức: . .11

3.2.2 Nhiệm vụ các phòng ban của ngân hàng: . .12

3.3 Quy trình tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn: .14

3.4 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm 2007: .20

3.5 Phương hướng và mục tiêu phát triển của SCB trong năm 2008: . 21

3.6 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn .23

3.6.1 Thuận lợi .23

3.6.2 Khó khăn 23

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂNHÀNGTMCPSÀIGÒNCHINHÁNH AN GIANG: .24

4.1 Tình hình nguồn vốn: . .24

4.2 Tình hình sử dụng vốn tại ngân hàng : . . . 25

4.2.1 Phân tích doanh số cho vay tại ngân hàng: . . . 25

4.2.1.1 Theo thời hạn tín dụng: . . . .26

4.2.1.2 Theo thành phần kinh tế: . . .28

4.2.1.3 Theo ngành nghề kinh doanh: . . .29

4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ tại ngân hàng: . . 31

4.2.2.1 Theo thời hạn tín dụng: . . . .32

4.2.2.2 Theo đối tượng vay vốn: . .33

4.2.2.3 Theo ngành nghề kinh doanh: .35

4.2.3 Phân tích dư nợ tại ngân hàng: . 37

4.2.3.1 Theo thời hạn tín dụng: . . .37

4.2.3.2 Theo đối tượng vay vốn: . .38

4.2.3.3 Theo ngành nghề kinh doanh: . .39

4.2.4 Phân tích nợ quá hạn tại ngân hàng: . . . 41

4.2.4.1 Theo thời hạn tín dụng: . .41

4.2.4.2 Theo thành phần kinh tế: . .42

4.2.4.3 Theo ngành nghề kinh doanh: . . .43

4.3 Đánh giá hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TMCP Sài Gòn: . .44

4.3.1 Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động . . . 45

4.3.2 Chỉ tiêu dư nợ trên tổng nguồn vốn: . . . 46

4.3.3 Chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ cho vay: . . 46

4.3.4 Hệ số thu nợ: . . . 46

4.4 Phân tích Quy trình cho vay tại SCB: . .47

4.4.1 Ưu điểm: . .47

4.4.2 Nhược điểm: . . 47

CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠICỔPHẦNSÀI GÒN . . 49

5.1 Tồn tại và nguyên nhân: . . .49

5.1.1 Những mặt đạt được: . . .49

5.1.2 Tồn tại: . . .49

5.1.3 Nguyên nhân: . .49

5.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng: . . .50

5.2.1Tăng nguồn vốn huy động: . .50

5.2.2 Biện pháp tăng doanh số cho vay: . . 51

5.2.3 Biện pháp tăng doanh số thu nợ: .52

5.2.4 Biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng và xử lý nợ quá hạn: . 53

5.2.5 Một số biện pháp khác: . .55

5.2.6 Một số giải pháp thực hiện trong năm 2008: . .56

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: . . . 57

6.1 Kết luận: . . 57

6.2 Kiến nghị: . .58

6.2.1Kiến nghị đối với cơ quan nhà nước: . 58

6.2.2 Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Sài Gòn: 58

6.6.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang . .59

6.6.4 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân các cấp: . 60

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế tăng trưởng tín dụng 30% so với năm 2007……sẽ là một rào cản lớn cho sự phát triển của ngân hàng. - Nhiều ngân hàng hàng mới đã xin được giấy phép mở chi nhánh tại Tỉnh An Giang sẽ làm cho mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trở nên gay gắt hơn. - Cuộc chạy đua nâng cao lãi xuất huy động giữa các ngân hàng sẽ có tác động xấu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. - Trong năm 2008 khi mà quy mô của chi nhánh được mở rộng nhiều phòng giao dịch mới được thành lập đòi hỏi phải Cán bộ lãnh đạo phải có kỷ năng quản lý, tổ chức thật vững vàng và chuyên nghiệp cũng như phải có một cơ cấu tổ chức thật sự hợp lý và chặt chẽ. CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN CHI NHÁNH TỈNH AN GIANG: 4.1 Tình hình nguồn vốn: Muốn hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì đòi hỏi Ngân hàng phải có nguồn vốn ổn định, đủ mạnh để đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu vay vốn của khách hàng cũng như việc mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng. Do vậy việc tăng cường công tác huy động vốn luôn được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của Ngân hàng TMCP Sài Gòn chi nhánh An Giang. Bảng 2:Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng TMCP SÀI GÒN Chi nhánh An Giang (các quý trong năm 2007) Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch Q1-Q2 Chênh lệch Q2-Q3 Chênh lệch Q3-Q4 Tuyệt đối Tuơng đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Vốn Huy động 54.171 65.005 84.377 104.309 10.843 19.9 19.372 28.8 19.932 19.1 Vốn điều hoà 2.999 8.173 56.054 245.927 5.174 172.5 47.881 585.8 189.873 77.2 Tổng nguồn vốn 57.170 73.178 140.431 350.236 16.008 28 67.253 91.9 209.805 59.9 (Nguồn: Phòng Tín dụng) Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Tỉnh An Giang là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc hội sở tại thành phố Hồ Chí Minh, nên trong tổng nguồn vốn không có vốn tự có, nó chỉ bao gồm vốn huy động và vốn điều hoà (vốn được chuyển về từ Hội sở nhưng phải chịu lãi suất). Nhìn chung, tổng nguồn vốn Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn Tỉnh An Giang tăng qua các Quý trong năm, cụ thể: Quý 2 tăng 16.008 triệu đồng so với Quý 1, tốc độ tăng 28%. Quý 3 tăng 67.253 triệu đồng so với Quý 2, tốc độ tăng 91.9%.Và Quý 4 đạt 209.805 triệu đồng đạt 59.9%. Điều này cho thấy Chi nhánh ngày càng phát triển thể hiện qua quy mô nguồn vốn có biến động tăng qua các Quý (tăng nhẹ vào Quý 2 và tăng nhiều hơn vào Quý 3, Quý 4). Sự tăng trưởng về nguồn vốn do xuất phát từ nhu cầu về vốn của các đơn vị kinh tế, những hộ dân trong Tỉnh ngày càng tăng nên Chi nhánh cần phải tăng cường nguồn vốn huy động của mình để đáp ứng các nhu cầu đó. Cũng như các Ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, Chi nhánh luôn tìm cách đa dạng hoá các phương thức huy động, mở rộng hoạt động giao dịch của mình dưới nhiều hình thức khác nhau, áp dụng mức lãi suất phù hợp để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong dân, các doanh nghiệp,… nâng cao nguồn vốn huy động tiền gởi không kỳ hạn và tiền gởi có kỳ hạn để phân phối lại những nơi có nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh. Đối với nguồn vốn huy động tại Chi nhánh Quý 2 là 65.005 triệu đồng tăng 10.834 triệu đồng, tốc độ tăng 19.9 % so với Quý 1. Quý 3 đạt 84.377 triệu đồng tăng 19.372 triệu đồng, tốc độ tăng 28.8 % so với Quý 2, Quý 4 đạt 104.309 Triệu đồng tăng 19.932 triệu đồng với tốc độ 19.1%. Qua đó cho thấy công tác huy động vốn của Chi nhánh đang hoạt động tốt, với nguồn vốn huy động được từ các Đơn vị kinh tế và hộ dân cư tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh, có được kết quả này là do Chi nhánh đã tạo ra được 1 hình ảnh tốt đẹp về mình 1 ngân hàng trẻ, năng động và Quan trọng hơn là “Ngân hàng vì cộng đồng” trong mắt người dân, Chi nhánh có trụ sở khang trang lại được đặt ở vị trí thuận lợi, có đội ngũ nhân viên trẻ, cởi mỡ trong giao dịch, sản phẩm huy động vốn đa dạng và hấp dẫn. Nhờ vậy mà khách hàng đến giao dịch và gởi tiền vào Chi nhánh ngày càng tăng. Cho thấy sự cố gắng của Chi nhánh trong công tác huy động vốn vay. Trong tổng nguồn vốn thì vốn điều hoà luôn chiếm tỷ trọng tương đối cao và đang có xu hướng tăng trong năm (cụ thể Quý 1 là 2.999 triệu đồng chiếm 5.25 %; Quý 2 là 8.173 triệu đồng chiếm 11.2 %, Quý 3 là 56.054 triệu đồng chiếm 39.9 % và Quý 4 là 245.927 triệu đồng) do lãi suất vốn điều hoà thường cao hơn lãi suất huy động vốn nên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Chi nhánh. Vì vậy Cán bộ -Nhân viên Chi nhánh cần tích cực chủ động hơn nữa trong công tác huy động vốn, lãnh đạo Chi nhánh cần áp dụng các phương thức, những biện pháp hữu hiệu hơn để tăng nguồn vốn huy động, giảm bớt chi phí vốn điều chuyển và tăng lợi nhuận cho chi nhánh. Tóm lại: Sự tăng trưởng vốn kinh doanh là thước đo tầm vóc và uy tín của Ngân hàng Thương mại, đó cũng là kết quả của việc thực thi những giải pháp đúng đắn và đồng bộ. Tổng nguồn vốn qua 4 quý trong năm đều có tăng đó là một cố gắng lớn của toàn thể lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang, ngoài ra Chi nhánh áp dụng chính sách lãi suất thích hợp nên đã thu hút khách hàng đến với chi nhánh, vã lại trong thời gian này tình hình kinh tế ở tỉnh đang từng bước ổn định do gần đây giá nông sản tăng và ngành chăn nuôi thuỷ sản cũng ổn định: do đó lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư cũng nhiều nên làm cho công tác huy động vốn của Chi nhánh tiến triển tốt hơn. Biểu đồ 3: Tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn qua các quý trong năm 2007: 4.2 Phân tích tình sử dụng vốn tại ngân hàng: 4.2.1 Phân tích doanh số cho vay của Chi nhánh: Hoạt động cho vay cũng như huy động vốn là các hoạt động chủ yếu và quan trọng của Chi nhánh Ngân hàng TMCP Sài Gòn. Sự chuyển hoá từ vốn tiền gởi sang vốn tín dụng để bổ sung vốn cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế đặc biệt là nhu cầu vay vốn để mở rộng quy mô sản xuất và kinh doanh, đa dạng hoá ngành nghề sản xuất của các doanh nghiệp không những có ý nghĩa đối với nền kinh tế của Tỉnh mà cả đối với bản thân Chi nhánh, bởi vì thông qua cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập để từ đó trả lãi lại tiền gởi của khách hàng, bù đắp những chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận. 4.2.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng: Tình hình phát sinh doanh số cho vay ngắn hạn, trung dài hạn qua các Quý trong năm 2007 tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang thể hiện qua Bảng 2. Bảng 3: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang theo các quý trong năm 2007. Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch Q1-Q2 Chênh lệch Q2-Q3 Chênh lệch Q3-Q4 Tuyệt đối Tuơng đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Ngắn hạn 28.100 59.763 101.586 171.607 31.663 113 41.823 70 70.021 69 Dài hạn 6.851 5.129 23.933 155.840 -1.722 -25 18.804 367 131.907 551 Tổng cộng 34.951 64.892 125.519 327.447 29.941 86 60.627 93 201.928 161 (Nguồn: Phòng Tín dụng) Qua bảng số liệu ta thấy Doanh số cho vay của ngân hàng qua các Quý có xu hướng tăng mạnh về số tuyệt đối với tốc độ tăng trưởng rất nhanh chóng. Ở quý 2 DSCV là 64.892 Triệu đồng tăng 29.941 triệu đồng so với Quý 1 với tốc độ 86%, Quý 3 DSCV đạt 125.519 triệu đồng tăng 60.627 triệu đồng so với Quý 2 với tốc độ 93%, Quý 4 có mức doanh số tăng rất cao đạt 327.447 triệu đồng tăng 201.928 triệu đồng so với Quý 3 với tốc độ ấn tượng 161%. Điều này là do Ngân hàng luôn chủ động trong việc tìm kiếm các khoản vay khả thi thông qua các mối quan hệ với các hiệp hội doanh nghiệp, ngành nghề (AFA, Hiệp hội doanh nghiệp AnGiang,….), các khách hàng quen thuộc, quảng bá rộng rãi thương hiệu SCB, sự cố gắng tạo ngày càng nhiều tiện ích cho khách hàng quan hệ giao dịch tại ngân hàng. Trong đó DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng và có xu hướng tăng liên tục với Quý 1 DSCV ngắn hạn đạt 28.100 triệu đồng chiếm 80%, Quý 2 đạt 59.763 triệu đồng chiếm 92% điều này là do Ngân hàng mới thành lập còn chưa tạo được uy tín và niềm tin nơi khách hàng cũng như là chưa có được lượng khách thân quen chủ yếu cạnh tranh bằng lãi suất, sản phẩm…tâm lý khách hàng muốn quan hệ vay vốn ngắn hạn làm quen. ở 2 Quý cuối năm DSCV ngắn hạn đạt tốc độ tăng trưởng rất tốt tuy tốc độ tăng trưởng có chậm hơn 2 Quý đầu năm và tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay so với DSCV trung và dài hạn đang giảm điều nầy là do 1 số khách hàng chuyển sang vay trung dài hạn tại ngân hàng khi đã giao dịch vay vốn trong thời gian trước đó, do họ có nhu cầu về việc sử dụng vốn vay cho mục đích kinh doanh trong dài hạn và muốn hợp tác làm ăn lâu dài với ngân hàng. Ngoài ra DSCV trung và dài hạn của ngân hàng cũng tăng trưởng rất tốt. Tuy ở Quý 2 có một sự sụt giảm so với Quý 1 ở mức 1.722 triệu đồng nhưng lại đạt mức tăng trưởng cao ở 2 quý cuối năm và tăng mạnh ở Quý 4 đạt mức 155.840 triệu đồng.Điều này là do 1 số doanh nghiệp xây dựng trúng thầu xây dựng các công trình xây dựng lớn nên có nhu cầu vay trung và dài hạn lớn vào cuối năm, số lượng khách hàng đến giao dịch vay vốn tăng do các khách hàng cũ giới thiệu và các nhân viên tín dụng marketing lôi kéo về làm cho dư nợ dài hạn cuối năm của Ngân hàng tăng mạnh mẽ. Do vậy DSCV trung và dài hạn trong thời gian tới sẽ có xu hướng tăng mạnh. Biểu đồ 4: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng quy các quý trong năm 2007. 4.2.1.2 Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế: Bảng 4: Bảng số liệu về doanh số cho vay theo tành phần kinh tế tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn: Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch Q1-Q2 Chênh lệch Q2-Q3 Chênh lệch Q3-Q4 Tuyệt đối Tuơng đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Doanh nghiệp 20.300 51.742 104.930 196.076 31.442 154.9 53.188 103 91.146 87 Hộ SX KD 12.447 10.359 17.745 119.835 -2.088 -16.78 7.386 71 102.090 575 Khác 2.204 2.387 2.844 11.536 183 8.3 457 19 8.692 306 Tổng cộng 34.951 64.488 125.519 327.447 29.537 84.5 61.031 95 201.928 161 Về đối tượng cho vay của ngân hàng cũng rất đa dạng. Nhìn chung DSCV trên từng đối tưọng qua các quý có sự tăng trưởng tốt về tương đối, Ở khối khách hàng Doanh Nghiệp DSCV có tốc độ tăng tuyệt đối liên tục ( ở Quý 2 là 51.742 triệu đồng với tốc độ 154.9%, Quý 3 là 104.930 triệu đồng tăng 53.188 triệu đồng tốc độ tăng 103% so với quý 2, Quý 4 là 91.146 triệu đồng tăng 103 triệu đồng so với Quý 3 đạt tốc độ 87%), tuy nhiên về tốc độ tăng trưởng lại có sự suy giảm là bởi vì ngân hàng đang bước vào thời kỳ ổn định nên Ngân hàng rất chú trọng các món vay có chất lượng cao nên lựa chọn khách hàng kỹ hơn. Tuy vậy Ngân hàng cũng rất cần tìm kiếm thêm nhiều món vay khả thi bằng các nghiệp vu tín dụng, sản phẩm tín dụng mới để có thể duy trì và phát huy tốc độ tăng trưởng, bởi vì đây là đối tượng khách mục tiêu mà Ngân hàng đang nhắm đến và cố gắng khai thác tối đa thị trường tiếm năng nầy, DSCV trên đối tượng nầy luôn chiếm 1 tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. Một đối tượng khách hàng quan trọng khác là Hộ Sản xuất và kinh doanh. DSCV trên đối tưọng nầy có 1 sự sụt giảm vào những quý đầu năm (Quý 2 có DSCV đạt 10.359 triệu đồng giảm 2.088 triệu đồng so với Quý 1) nhưng lại có sự tăng trưởng mạnh vào 2 tháng cuối năm (Quý 3 DSCV đạt 17.745 triệu đồng tăng 7.386 triệu đồng so với Quý 2 và Quý 4 DSCV đạt 119.835 triệu đồng tăng so với Quý 3 là 102.090 triệu đồng với tốc độ tăng trưởng 575% một tốc độ rất ấn tượng) Hiện tượng này cũng rất dễ hiểu là do đối tượng Hộ sản xuất kinh doanh đặt biệt là các ngành thương mại và chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, lúa chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của tỉnh có tính thời vụ rất cao những Quý đầu năm họ thưòng ít có nhu cầu về vốn nhưng về cuối năm lại cần nhiều vốn để trữ hàng, thanh toán tiền thức ăn chăn nuôi, phân bón phục vụ sản xuất nông nghiệp. đối tưọng này cũng chiếm tỉ trọng tương đối cao trong cơ cấu tông doanh số cho vay của Ngân hàng, mà thành phần chủ yếu trong đối tượng là khách hàng của Ngân hàng bao gồm các hộ nuôi trồng thuỷ sản, chế biến thuỷ sản. Bên cạnh đó DSCV trên các đối tượng khác hoạt động trong các ngành Xây dựng, tiểu thương nghiệp cũng có một tốc độ phát triển tốt (Quý 2 DSCV đạt 2.387 triệu đồng tăng 183 triệu đồng so với Quý 1, Quý 3 đạt 2.844 triệu đồng tăng 457 triệu đồng so với Quý 2, Quý 4 DSCV đạt 11.536 triệu đồng tăng 8.692 triệu đồng so với Quý 3). Biểu đồ 5: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế qua các quý trong năm 2007. 4.2.1.3 Phân tích doanh số cho vay theo ngành nghề: Bảng 5: Bảng doanh số cho vay theo ngành nghề tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Đơn vị tính: triệu đồng, % Ngành kinh tế Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch Q1-Q2 Chênh lệch Q2-Q3 Chênh lệch Q3-Q4 Tuyệt đối Tuơng đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Nuôi trồng thủy sản 13.980 29.201 50.208 163.724 15.221 109 21.006 72 113.516 226 Chế biến công nghiệp 6.990 9.734 25.104 81.862 2.744 39 15.370 158 56.758 226 Xây dựng,BĐS 10.485 22.712 31.380 65.489 12.227 117 8.668 38 34.110 104 Khác 3.495 3.245 18.828 16.372 -251 -7 15.583 480 -2.456 -13 Tổng cộng 34.951 64.892 125.519 327.447 29.941 86 60.627 93 201.928 161 (Nguồn phòng tín dụng) Qua bảng số liệu ta thấy rằng DSCV theo các ngành nghề như nuôi trồng thủy sản, chế biến công nghiệp, xây dựng và bất động sản có tốc độ tăng trưởng liên tục qua các Quý trong năm, và đạt tốc độ tăng trưởng cao ở 2 Quý cuối năm. - Ngành nuôi trồng thủy sản: đạt mức DSCV ở Quý 2 là 29.201 triệu đồng tăng 15.221 triệu đồng so với Quý 1 với tốc độ tăng 109%, ở Quý 3 DSCV đạt 50.208 triệu đồng tăng 21.006 triệu đồng so với Quý 2 tốc độ tăng 72%, và ở Quý 4 DSCV đạt 163.724 triệu đồng tăng 113.516 triệu đồng so với Quý 3 tốc độ tăng 226%. DSCV có tốc độ tăng trưởng liên tục như vậy là do: - Giá cả các mặt hàng thủy sản xuất khẩu tăng cao và nhu cầu thị trường thế giới về các mặt hàng thủy sản của Việt Nam tăng do vậy các hộ chăn nuôi muốn mở rộng phạm vi, quy mô chăn nuôi và nhiều đối tượng khác gia nhập vào ngành dẫn đến nhu cầu về vốn phục vụ sản xuất tăng mạnh. - CBTD của ngân hàng tích cực trong công tác Marketing và lôi kéo khách hàng về vay vốn tại ngân hàng. Mối quan hệ tốt đẹp giữa ngân hàng và hiệp hội thủy sản An Giang cũng là một yếu tố quan trọng giúp ngân hàng mở rộng tín dụng đến các đối tượng trong ngành nuôi trồng thủy sản thông quan sự giới thiệu của hiệp hội. - Ngành chế biến công nghiệp: DSCV ở Quý 2 đạt 9.734 triệu đồng tăng 2.744 triệu đồng so với Quý 1 tốc độ tăng trưởng 39%, ở Quý 3 tăng 15.370 triệu đồng so với Quý 2 tốc độ tăng 158%, ở Quý 4 tăng 56.370 triệu đồng so với Quý 3 tốc độ tăng trưởng 226%. Do có sự gia tăng trong nhu cầu về hàng thủy sản đông lạnh của Việt Nam của các nước trên thế giới và những cố gắng của chính phủ trong việc cố gắng thúc đẩy xuất khẩu, nên trong năm 2007 nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản đã ký được nhiều hợp đồng xuất khẩu. Vì vậy họ cần vốn để thu mua nguyên liệu, đầu tư trang thiết bị và thuê thêm nhân công để đảm bảo các đơn hàng được giao đúng số lượng và thời gian. Ngân hàng TMCP Sài Gòn với các loại hình cho vay đa dạng và lãi suất cạnh tranh đã thu hút nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản lớn đến giao dịch vay vốn. - Ngành xây dựng, BĐS: DSCV trên các đối tượng khách hàng trong ngành nghề xây dựng, BDS cũng gia tăng liên tục qua các Quý. (Quý 2 DSCV đạt mức 22.712 triệu đồng tăng 12.227 triệu đồng so với Quý 1, Quý 3 tăng 15.370 triệu đồng so Với Quý 2 tốc độ tăng 39%, Quý 4 DSCV đạt mức 65.489 triệu đồng tăng 34.110 triệu đồng so với Quý 3 tốc độ tăng 109%). TP Long Xuyên nói riêng và Tỉnh An Giang nói chung đang có tốc độ đô thị hóa nhanh chóng trong những năm qua và cùng với đó là ngày càng nhiều Doanh nghiệp, và công ty được thành lập mới, các nhà đầu tư đến với An Giang do vậy nhu cầu về nhà ở, đất dự án thực sự diễn ra sôi động, nhu cầu xây nhà trong dân tăng, nhiều dự án kêu gọi nhà thầu…Cùng với đó các công ty xây dựng tại An Giang là khách hàng cũ của ngân hàng đã trúng nhiều gói thầu xây dựng các công trình trong và ngoài Tỉnh. Từ đó làm cho nhu cầu về vốn vay trung dài hạn phục vụ cho việc thực hiện các dự án xây dựng tăng góp phần gia tăng DSCV theo ngành nghề này tại ngân hàng tuy nhiên yếu tố quan trọng nhất giúp ngân hàng lôi kéo được nhiều khách hàng về với mình là do lãi suất vay cạnh tranh, thủ tục nhanh chóng góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng. - Ngành nghề khác: DSCV lại có sự biến động qua các Quý. Ở Quý 2 của năm DSCV giảm 251 triệu đồng so với Quý 1 đạt mức 3.245 triệu đồng do dối tượng khách hàng trong các ngành nghề khác có mục đích vay vốn rất đa dạng, họ tranh thủ lãi suất thấp và phướng thức vay, cung cách phục vụ tốt nhất và phù hợp nhất với mục đích vay vốn của mình, chủ yếu là vay ngắn hạn. ở Quý 2 DSCV giảm là do 1 số khách hàng đã rời bỏ ngân hàng để đi vay vốn ở nơi khác. Nhưng ở Quý 3 lại có sự tăng trưởng mạnh DSCV đạt 18.828 triệu đồng tăng 8.668 triệu đồng, sự tăng trưởng này là do nhu cầu vốn của các đơn vị kinh tế trên thị trường tăng khi số lượng doanh nghiệp đăng ký mới tăng và do ngân hàng đã có những cố gắng trong việc quan tâm, nâng cao chất lượng phục vụ, có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, làm tốt chính sách khách hàng hơn trước. Bởi yếu tố quan trọng tác động đến quyết định củ họ là tâm lý, khi được phục vụ tốt hơn họ có xu hướng gắn bó với ngân hàng. Và DSCV ở Quý 4 có sự sụt giảm 2.456 triệu đồng đạt mức 16.372 triệu đồng. Tóm lại: Ta thấy rằng DSCV của ngân hàng có xu hướng tăng liên tục qua các quý trong năm do ngân hàng luôn nỗ lực trong việc mở rộng tín dụng và đặc biệt luôn tạo lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng khác thông qua việc tạo nhiều tiện ích cho khách hàng như: Việc rút vốn linh hoạt, có thể rút 1 lần hoặc nhiều lần tùy theo tiến độ thực hiện dự án. Xem xét cho khách hàng có thời gian ân hạn trả nợ gốc/lãi vay phù hợp trong thời gian khách hàng chưa có nguồn thu trả nợ. Thủ tục vay nhanh chóng, tiện lợi. Hỗ trợ kịp thời đầy đủ nhu cầu vốn vay của khách hàng đầu tư. Thời gian xét duyệt cho vay là 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của khách hàng. Khách hàng được tư vấn hướng dẫn nhiệt tình của đội ngũ nhân viên năng động và chuyên nghiệp, được hỗ trợ lập dự án, phương án đầu tư miễn phí nếu khách hàng có yêu cầu. Khách hàng được miễn phí kiểm điếm tiền, chuyển tiền, phí thông báo L/C, phí xử lý và kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu. Hỗ trợ phí mua bảo hiểm cho số tiền bảo hiểm tương ứng với 50% số tiền SCB cho vay. Bên cạnh đó DSCV ngắn hạn luôn chiếm 1 tỷ trọng lớn hơn DSCV trung và dài hạn trong tổng cơ cấu DSCV .Bởi nó phù hợp với mục đích sử dụng vốn của ngành nghề sản xuất nông nghiệp, chế biến nông sản là thế mạnh của Tỉnh và cũng là định hướng phát triển khách hàng của ngân hàng. Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp và các hộ kinh doanh quy mô lớn tiếp tục là ưu tiên mở rộng tín dụng của ngân hàng, tuy nhiên ngân hàng cũng luôn có nhiều cố gắng trong việc phát triển tín dụng trong các thành phần kinh tế khác nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững và phân tán rủi ro. DSCV liên tục tăng qua các quý là một dấu hiệu tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng. Biểu đồ 6: Doanh số cho vay theo ngành nghề Qua 4 quý trong năm 2007: 4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ tại ngân hàng: Đi đôi với công tác cho vay, Ngân hàng cũng chú ý đến việc thu hồi nợ vì thu nợ là công việc quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng. Cho nên Ngân hàng muốn hoạt động tốt thì không chỉ chú trọng nâng cao DSCV mà còn chú trọng đến công tác thu nợ để đồng vốn được bảo tồn, thu hồi nhanh, tránh thất thoát. Mặc dù việc thu nợ là yếu tố chưa nói lên hiệu quả hoạt động của Ngân hàng một cách trực tiếp nhưng nó là nhân tố thể hiện khả năng phân tích, đánh giá, kiềm tra khách hàng của Ngân hàng là thành công hay không? Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thắng lợi rất lớn trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng vì nhìn chung Ngân hàng đã cho vay đúng đối tượng, người vay sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả. Tình hình thu nợ cho vay ngắn, trung và dài hạn qua 4 Quý trong năm2007 tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Chi nhánh An Giang được thể hiện ở Bảng 3. 4.2.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng: Bảng 6: Doanh số thu nợ cho theo thời hạn tín dụng qua các quý trong năm 2007 Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch Q1-Q2 Chênh lệch Q2-Q3 Chênh lệch Q3-Q4 Tuyệt đối Tuơng đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Ngắn hạn 2.614 8.706 17.628 33.250 6.092 233 8.922 102 15.622 89 Trung và dài hạn 95 308 1.126 1.706 213 224.2 818 266 580 52 Tổng cộng 2.709 9.014 18.754 34.956 6.305 232.7 9.740 108 16.202 86 (Nguồn: Phòng tín dụng) Thông qua bảng số liệu ta thấy rằng DSTN của Ngân hàng đang tăng trưởng tốt, thể hiện qua tốc độ tăng trưởng tốt của thu nợ ngắn hạn ( ở Quý 2 DSTN ngắn hạn là 8.706 triệu đồng tăng 6.092 triệu đồng so với Quý 1, Quý 3 đạt 17.628 triệu đồng tăng 8.922 triệu đồng so với Quý 2 với tốc độ 102%, Quý 4 đạt 119.835 triệu đồng tăng 15.622 triệu đồng so với Quý 3). Sự tăng trưởng tốt này là do năm nay khách hàng vay ngắn hạn làm ăn đạt hiệu quả nên đã trả nợ cho Ngân hàng, đồng thời các món vay này chủ yếu được dùng để tài trợ cho những thiếu hụt tạm thời trong nhu cầu vốn Sản xuất và Kinh doanh, do thời gian vay ngắn nên khách hàng cũng tranh thủ trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ tư vấn từ nhân viên tín dụng và sự đôn đốc của họ đối với khách hàng góp phần thúc đẩy thu hồi vốn đúng hạn và tránh việc khách hàng sử dụng sai mục đích vay vốn. Cả DSTN ngắn hạn và DSTN trung và dài hạn đều có tốc độ tăng trưởng tốt, DSTN ngắn hạn chiếm tỷ trọng lơn hơn DSTN trung và dài hạn trong tổng DSTN do DSCV ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng DSCV của ngân hàng vào 2 Quý cuối năm khi DSCV trung dài hạn tăng mạnh thì DSTN trung dài hạn cũng tăng cao ( Quý 3 đạt 1.126 triệu đồng, tăng 818 triệu đồng so với Quý 2, Quý 4 đạt 1.706 triệu đồng tăng 580 triệu đồng so với quý 3). Đây là một dấu hiệu tốt cho thấy công tác thu nợ trong dài hạn được quan tâm đúng mức và kiềm tra đều đặng nhằm đảm bảo cho hoạt động của Ngân hàng diễn ra trôi chảy liên tục. Biểu đồ 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng qua các quý trong năm 2007: 4.2.2.2 Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế: Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế qua các quý trong năm 2007: Đơn vị tính: triệu đồng, % Chỉ tiêu Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chênh lệch Q1-Q2 Chênh lệch Q2-Q3 Chênh lệch Q3-Q4 Tuyệt đối Tuơng đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Doanh nghiệp 869 6.801 12.774 5.672 5.932 682.6 5.973 88 -7102 -56 Hộ SX KD 498 405 4.354 22.690 -93 -18.7 3.949 975 18.336 421 Khác 1.342 1.808 1.626 6.594 466 34.7 -182 -10 4.968 306 Tổng cộng 2.709 9.014 18.754 34.956 6.305 232.7 9.740 108 16.202 86 (Nguồn: Phòng tín dụng) Về đối tượng thu nợ thì đối tượng Doanh Nghiệp có DSTN tăng trong 3 Quý đầu năm ( Quý 2 tăng 5.932 triệu đồng so với Quý 1, Quý 3 tăng 8.922 triệu đồng so với Quý 2) điều này cho thấy công tác tín dụng tại Ngân hàng đang hiệu quả đặc biệt là công tác thu nợ khách hàng khi đã tìm kiếm và lôi kéo được các khoản vay khả thi, giám sát, hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng vốn vay và cuối cùng là đôn đốc, nhắc nhởn khách hàng trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên có 1 sự suy giảm trong DSTN ở Quý 4 khi DSTN ở Quý 4 chỉ đạt 5.672 triệu đồng giảm 7.102 triệu đồng so với Quý 3 điều này là do trong thời gian này giá cả nhiều mặt hàng trên thị trường tăng cao đặc biệt là xăng dầu, nguyên liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất xây dựng làm cho chi phí sản xuất tại các Doanh nghiệp tăng cao, nhiều gói thầu phải ngừng thi công do giá cà vượt hợp đồng trúng thầu dẫn đến sự suy giảm trong lợi nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân thứ hai là do Chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính Phủ vào cuối năm làm lãi suất vay mới tăng cao và điều kiên vay mới cũng chặt chẽ hơn làm cho Các Doanh nghiệp không muốn trả nợ vì nếu vay mới sẽ gặp khó khăn trong điều kiện vay và lãi suất vay mới cao hơn lãi suất trễ hạn. Chính những nguyên nhân trên làm cho DSTN cuối năm của Ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn. DSTN trên đối tượng khách hàng là Hộ SX KD tuy có giảm ở Quý 2 nhưng với tỉ lệ rất nhỏ (giảm 93 triệu đồng so với Quý 1). Những quý cuối năm DSTN có tốc độ tăng trưởng tốt( Quý 3 DSTN tăng 3.949 triệu đồng so với Quý 2, Quý 4 tăng 18.336 triệu đồng so với quý 3) bởi vì đa phần các đối tượng nầy vay vốn ngắn hạn để phục vụ cho việc nuôi trồng thuỷ sản, mà trong năm Các mặt hàng xuất khẩu rất được giá nên các hộ này có tiền trả nợ cho Ngân hàng. Bên cạnh đó DSTN trên các đối tượng khác cũng có tốc độ tăng trưởng tốt(Quý 2 đạt 1.808 triệu đồng tăng 466 triệu đồng so với quý 1, quý 3 có sự suy giảm nhỏ khoản 182 triệu đồng so với Quý 2 tuy nhiên trong Quý 4 đã có sự tăng trưởng mạnh Quý 4 đạt 6.594 triệu đồng tăng 4.968 triệu đồng).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc14. NGUYEN VIET TAN.DOC
Tài liệu liên quan