MỤC LỤC
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
1.3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3
1.4. Ý nghĩa của đề tài 3
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
2.1. Cơ sở lý luận 4
2.1.1. Trang trại, kinh tế trang trại và kinh tế trang trại chăn nuôi 4
2.1.2. Hiệu quả kinh tế 11
2.2. Cơ sở thực tiễn 17
2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi của một số nước trên thế giới 17
2.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi ở nước ta 20
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu 24
2.3.1. Điều kiện tự nhiên 24
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội 26
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 30
3.2. Nội dung nghiên cứu 30
3.3. Phương pháp nghiên cứu 30
PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34
4.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của thị trấn Phố Lu 34
4.1.1. Quá trình thành lập và phát triển 34
4.1.2. Các yếu tố sản xuất trong các trang trại chăn nuôi 36
4.2.5. Tình hình tiêu thụ sản phẩm 41
4.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi 42
4.3. Hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi 47
4.4. Hiệu quả về xã hội và môi trường của trang trại chăn nuôi 49
4.5. Những thành tựu, hạn chế và những thuận lợi, khó khăn của phát triển trang trại chăn nuôi ở thị trấn Phố Lu 50
4.6.2. Nhóm giải pháp về đầu tư và vốn. 52
4.6.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ 53
4.6.4. Nhóm giải pháp về lao động và nguồn nhân lực 54
4.6.5. Nhóm giải pháp về thị trường tiêu thụ 54
4.6.6. Nhóm giải pháp tăng cường vai trò quản lý nhà nước, chính quyền địa phương đối với kinh tế trang trại 55
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56
5.1. Kết luận 56
5.2. Kiến nghị 57
5.2.1. Đối với nhà nước 57
5.2.2. Đối với địa phương 57
5.2.3. Đối với chủ trang trại 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7915 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn 15.960 TT, bình quân mỗi năm tăng 3.192 TT, tăng 58,7%/năm [5].
Theo tổng cục thống kê cả nước có 113.730 TT, trong đó 16.708 TT chăn nuôi, 55.529 TT cây hàng nam và cây lâu năm, 2.661 TT lâm nghiệp, 34.202 TT nuôi trồng thủy sản và 4.630 TT kinh doanh tổng hợp. Do điều kiện quỹ đất, thức ăn phong phú ,công nghiệp chế biến thức ăn phát triển và thị trường tiêu thụ lớn, nên các trang trại chăn nuôi phân bố chủ yếu ở ĐNB với 6.366 TT, chiếm 35,9%; tiếp theo là ĐBSH với 3.157 TT, chiếm 17,,8%; ĐBSCL với 2.171 TT,chiếm 12,3%; BTB với 1.758 TT, chiếm 9,9%; Tây Nguyên có 1.480 TT, chiếm 8,4%. Các vùng Đông Bắc,Tây Bắc với đất đai rộng lớn, nhưng số lượng trang trại chỉ chiếm 4,8% và 3,1%, trong đó chủ yếu là trang trại chăn nuôi đại gia súc [5].
Tuy vậy, nếu tính theo cơ cấu các loại hình trang trại nông, lâm, ngư nghiệp, thì ĐBSH là vùng có tỷ lệ trang trại chăn nuôi lớn nhất, chiếm 54,6%; tiếp đến là vùng TB 38,5%; ĐNB 22,8%;ĐB 21,3%, BTB 15,5%; NTB 7,4%; ĐBSCL 3.6%. tại các vùng miền sự phân bố trang trại đối với từng loại vật nuôi có sự khác biệt lớn. Trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm tập trung chủ yếu ở ĐNB, ĐBSH, trong khi đó trang trại chan nuôi bò thịt phân bố phần lớn ở Tây Nguyên, BNB, trang trại bò sữa phần lớn ở ĐNB [5].
Như vậy, do nhu cầu sản xuất hàng hóa, tập trung và các tác động của các chính sách hỗ trợ của trung ương và địa phương, nên loại hình kinh tế trang trại chăn nuôi đã phat triển nhanh chóng trong thời gian qua và có xu hướng ngày càng phát triển trong thời gian tới.
2.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
2.3.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý và địa hình
Thị trấn Phố Lu là trung tâm huyện lỵ của huyện Bảo Thắng, cách thành phố Lào Cai 30 km về phía Nam là một vùng thung lũng nằm ven sông Hồng, chủ yếu là địa hình vùng trũng thấp và đồi bát úp có độ cao phổ biến từ 80-400 m, có hướng dốc nghiêng dần về phía Tây Nam đổ ra sông Hồng. Nhìn chung địa hình của thị trấn không phức tạp (So với các xã, thị trấn vùng núi khác), khá thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác. Đoạn sông Hồng chảy qua thị trấn dài khoảng 4,84 km. Thị trấn là đầu mối giao thông nối liền 15 xã, thị trấn trong huyện. Trên địa bàn thị trấn tập trung nhiều cơ quan hành chính quan trọng của huyện Bảo Thắng như: UBND huyện, phòng NN- PTNT, ngân hàng NN- PTNT huyện, trạm thú y, trạm khuyến nông. . . Đây chính là những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế- xã hội của thị trấn, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân [10]. Thị trấn giáp với các xã như sau:
Phía Bắc và Tây Bắc giáp xã Thái Niên,
Phía Đông và Đông Bắc giáp xã Trì Quang và xã Xuân Quang,
Phía Nam và Đông Nam giáp xã Sơn Hà và xã Phố Lu,
Phía Tây giáp xã Sơn Hải.
Điều kiện khí hậu, thủy văn
Thị trấn Phố Lu nằm ở vùng Tây Bắc nên mang những đặc điểm chung của khí hâu vùng là khí hậu nhiệt đới gió mùa, với hai mùa rõ rệt: Mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9. Nhiệt độ trung bình hàng năm là từ 22- 240C, nhiệt độ thấp dưới 200C, nhiệt độ cao nhất là 400C.
Hướng gió thịnh hành là hướng gió Đông nam,tốc độ gió trung bình là 1- 2m/s. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.046 mm, số ngày mưa trung bình là 111 ngày, số ngày mưa nhiều nhát vào tháng 7, tháng 8, độ ẩm trung bình 85%.
Do ảnh hưởng của địa hình, địa mạo trong khu vực đã gây nên một số hiện tượng đặc biệt như: mưa phùn chủ yếu vào tháng 12, 1, 2; sương mù chủ yếu vào tháng 11, 12. Với đặc điểm thời tiết khí hậu này đã tạo điều kiện cho thảm thực vật nhiệt đới sinh trưởng và phát triển tốt. Thị trấn có hệ thống sông Hồng chảy qua, đây là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh hoạt của địa bàn dọc theo hai bên sông. Ngoài ra thị trấn còn có các hệ thống suối lớn khác cũng là nơi cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương, như suối Lu, suối My, suối Khe Mon…. Tuy nhiên lưu lượng nước ở các khe suối này nhỏ và không ổn định. Hàng năm đến mùa mưa lũ, lượng nước ở sông Hồng và các con suối khá lớn,có thể xảy ra lũ quét, lũ ống gây thiệt hại cho người dân sống dọc bờ sông, gây lây lan dịch bệnh, nên việc phòng chống thiên tai, dịch bệnh là vấn đề cần được các cấp chính quyền hết sức quan tâm.
Tình hình đất đai
Bảng 2.2 : Cơ cấu sử dụng đất của thị trấn Phố Lu từ năm 2008-2009.
(Đơn vị: ha, %)
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Diện tích
Cơ cấu
Diện tích
Cơ cấu
Diện tích
Cơ cấu
Tổng diện tích đất tự nhiên
1.448,00
100
1.448,00
100
1.448,00
100
Đất nông nghiệp
870,40
60,11
862,94
59,60
849,64
58,66
Đất phi nông nghiệp
232,00
16,04
264,78
18,29
308,62
21,29
Đất chưa sử dụng
345,00
23,83
320,28
22,12
290,28
20,05
( nguồn: văn phòng UBND thị trấn)
Thị trấn có nguồn tài nguyên đất tương đối đa dạng với nhiều nhóm đất như: Đất phù sa sông suối; Đất đỏ vàng trên đá biến chất . . . Tổng diện tích tự nhiên của thị trấn là 1.448,00 ha trong đó diện tích đất nông nghiệp của thị trấn là 849,64 ha (năm 2010) đây là diện tích khá lớn. Đất đai ở thị trấn được xếp vào đất ở đô thị nên đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng có xu hướng giảm dần qua các năm, diện tích đất này được chuyển sang để xây dựng một số công trình cơ bản và một số công trình cơ sở hạ tầng đặc biệt là dự án xây dựng tuyến đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai- Vân Nam (Trung Quốc) đi qua địa bàn thị trấn sẽ được hoàn thành vào năm 2012.
Tuy diện tích đất nông nghiệp có xu hướng giảm dần nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất và còn diện tích đất chưa sử dụng khoảng 290,28 ha , có thể được quy hoạch một phần cho sản xuất nông nghiệp trong những năm tới. Bên cạnh các diện tích đất màu mỡ được sử dụng cho trồng cây nông nghiệp cho năng suất cao, thì còn những diện tích đất đồi, đất nghèo dinh dưỡng có thể sử dụng vào việc hình thành các trang trại chăn nuôi, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất với quy mô công nghiệp, như các trang trại.
2.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số và lao động
Theo số liệu thống kê năm 2010 của cán bộ dân số thị trấn, toàn thị trấn có 13 thôn và khu phố, với 2.711 hộ, 9.616 nhân khẩu, tăng khoảng 1,5% so với năm 20009. bình quân mỗi hộ có 3,55 nhân khẩu. Thị trấn có 7 dân tộc, trong đó dân tộc kinh chiếm đa số với 94,8% còn lại 5,2% là các dân tộc ít người: Tày, Nùng, Dao, Thái, H’Mông và Xa Phó. Mật độ dân số bình quân khá cao tới 665 người/km2. tỷ lệ gia tăng dân số vẫn còn cao 1,5%. Mật độ dân số và tỷ lệ gia tăng dân số như vậy tạo cho thị trấn có một lực lượng lao động khá dồi dào,số người trong độ tuổi lao động là 7.749 người. Tuy nhiên, chất lượng lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp còn thấp, thiếu lao động có trình độ kỹ thuật ở trong tất cả các ngành nghề, tạo ra sức ép rất lớn về chỗ ở và việc lam cho người lao động, gây khó khăn trong việc tiếp cận và ứng dụng những kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi mới.
Về thu nhập và mức sống: thực hiện chính sách của Đảng, đời sống nhân dân đã có bước phát triển khá ổn định, thu nhập bình quân/ người năm 2010 khoảng 12 triệu đồng/người/năm tăng 5 triệu đồng so với năm 2008 (khoảng 7 triệu đồng/người/năm). Qua điều tra khảo sát thống kê của UBND thị trấn thì số hộ giàu có 153 hộ, chiếm tỷ lệ 5,66%; hộ khá có 323 hộ, chiếm 11,92%; hộ trung bình có 2.218 hộ, chiếm 81,5% và hộ nghèo có 27 hộ, chiếm 0,97% [10].
Nông dân của thị trấn cần cù, chịu khó, ham học hỏi, tuy nhiên do hạn chế về trình độ nên khả năng tiếp nhận và vận dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn chế, chưa khai thác hết tiềm năng để sản xuất có hiệu quả. Vì vậy, đòi hỏi các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm tới vấn đề đào tạo, giải quyết việc làm cho người nông dân. Tạo điều kiện tốt khuyến khích hướng phát triển kinh tế mới theo mô hình trang trại và sản xuất theo hướng công nghiệp.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Là một trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của huyện Bảo Thắng nên thị trấn Phố Lu có vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao lưu và phát triển kinh tế xã hội với bên ngoài.
Có hệ thống giao thông thuận lợi, có tuyến đường sắt, đường bộ và đường thủy chạy qua đây là lợi thế để trao đổi, giao lưu hàng hoá với các vùng lận cận và đặc biệt là thàng phố Lào Cai.
Là trung tâm kinh tế chính trị của huyện do đó trong những năm qua việc đầu tư cơ sở hạ tầng của thị trấn được đầu tư tương đối hoàn chỉnh về mọi mặt như việc phát triển về giao thông đường bộ, đường sắt. Tổng số chiều dài đường bộ trên địa bàn có 28 km, trong đó đường quốc lộ 4E dài 4,5 km, còn lại là đường nội thị và đường liên thôn. Mật độ đường giao thông/diện tích tự nhiên là 1,9 km/km2, mật độ đường giao thông trên 1000 dân là 2,9km/1000 dân. Trên địa bàn Thị trấn có hai tuyến đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua Thị trấn dài 4,5 Km, phục vụ vận chuyển hành khách và hàng hoá. Ngoài ra còn tuyến đường sắt chuyên dùng dài 1 Km chủ yếu phục vụ hoạt động khai thác vận chuyển quặng.
Những năm gần đây, các công trình thuỷ lợi của thị trấn chủ yếu là nâng cấp, nạo vét và kiên cố hoá hệ thống kênh mương hiện có. Thị trấn đã có điện lưới Quốc gia phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của người dân. Đến nay đã có 100 % số hộ được sử dụng lưới điện Quốc gia. Thị trấn Phố Lu đã được đầu tư, đổi mới công nghệ thông tin, có 1 trạm vi ba liên tỉnh, 1 bưu cục trung tâm huyện. Hệ thống bưu chính viễn thông phát hành báo chí cũng được đầu tư đáng kể. Đã đưa báo chí đến từng khu phố...Bình quân số máy điện thoại đạt khoảng 5 máy/ 100 dân. Công tác giáo dục - đào tạo được Đảng uỷ thị trấn xác định là ưu tiên hàng đầu và đã được các cấp; các ngành cùng với nhân dân quan tâm chăm lo. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dậy và học tập như: Bàn ghế, lớp học,...được đảm bảo đầy đủ.
Điều kiện kinh tế
Thị trấn Phố Lu có lợi thế hơn so với các thị trấn và các xã trên địa bàn huyện, hệ thống giao thông tương đối thuận lợi nên có nhiều tiềm năng phát triển ngành thương mại dịch vụ, những năm qua Đảng bộ thị trấn luôn giữ vững và phát huy sức mạnh tổng hợp, qua đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác lãnh đạo; chỉ đạo cùng với nhân dân thị trấn hoàn thành cơ bản các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn Phố Lu lần thứ XVI đề ra. Đó là mục tiêu phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh - dịch vụ, giáo dục - đào tạo, thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị,.... Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn những năm qua đã tạo thế và lực cho thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tốc độ và cơ cấu kinh tế có sự tăng trưởng và chuyển dịch hợp lý đã làm thay đổi nền kinh tế, từ một nền kinh tế tự cung tự cấp chuyển dần sang nền kinh tế hàng hoá. Hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh, cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục; y tế;.. có bước chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân từng
bước được cải thiện và nâng cao.
Những năm qua nền kinh tế của thị trấn đã có những chuyển biến tích cực. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) tăng 13%, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp tăng 6,7%, công nghiệp và xây dựng tăng 21%, dịch vụ tăng 11,9%. Hầu hết các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Trong năm 2010 tổng giá trị tiểu thủ công nghiệp, xây dựng đạt 5,9 tỷ đồng chiếm 21,53%, tăng 24,5% so với năm 2009. Tổng giá trị ngành thương mại, dịch vụ đạt 15 tỷ đồng, chiếm 44,74%, tăng 21,7% so với năm 2009. Tổng giá trị ngành nông nghiệp- lâm nghiệp- thủy sản đạt 11,3 tỷ đồng, chiếm 33,73%. Riêng đối với việc phát triển chăn nuôi: Đàn trâu hiện có khoảng 110 con, tăng 2,97% so với năm 2009 đàn lợn hiện có khoảng 7 nghìn con, tăng 2,7% so với năm 2009; đàn gia cầm hiện có khoảng 30 ngàn con tăng 7,15% so với năm 2009; công tác thú y được tăng cường, đã kịp thời phát hiện, khống chế các ổ dịch cúm gia cầm, dịch lợn tai xanh, lở mồm long móng, dịch chó dại. Tiến bộ khoa học được áp dụng vào chăn nuôi [10].
Để phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới thì không thể tránh khỏi việc gây áp lực mạnh dẫn đến thay đổi tình hình sử dụng đất hiện nay, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của thị trấn; Do tốc độ gia tăng dân số lớn cùng với xu hướng đô thị hoá nhanh dẫn đến phải đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông và các công trình công cộng nên quỹ đất dành cho các nhu cầu này tương đối lớn. Để đạt được cơ cấu kinh tế trong đó khu vực công nghiệp và thương mại - dịch vụ đóng vai trò chính, thì cần phải bố trí quỹ đất lớn sử dụng vào các mục đích phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, phát triển dịch vụ - thương mại - du lịchvà phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp, trang trại, nhằm khai thác hết tiềm năng về lao động, tài nguyên đồng thời đáp ứng yêu cầu về sản phẩm của các lĩnh vực sản xuất.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các trang trại chăn nuôi trên địa bàn thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Địa điểm: tại trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Thời gian: từ 01/2011 đến 05/2011.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của thị trấn.
Nghiên cứu kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại chăn nuôi.
Nghiên cứu hiệu quả kinh tế của các trang trại chăn nuôi ngoài ra nghiên cứu hiệu quả xã hội và môi trường mà trang trại chăn nuôi mang lại.
Đưa ra nghiên cứu các giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh tế trang trại chăn nuôi tại thị trấn.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các sách, báo, các văn kiện Nghị quyết, các báo cáo về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu, số liệu thống kê phản ánh tình hình phát triển kinh tế- xã hội, điều kiện tự nhiên của thị trấn. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo thông tin của cục thống kê, cục chăn nuôi thông qua mạng intenet.
3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các trang trại chăn nuôi của thị trấn bằng phiếu điều tra. Những số liệu này được dùng để phân tích về tình hình hiện trạng phát triển trang trại, việc đầu tư sản xuất, kết quả, hiệu quả kinh tế, những khó khăn và thuận lợi trong việc phát triển trang trại chăn nuôi của thị trấn.
Thông qua quan sát thực tế, kiểm chứng và đưa ra những nhận định ban đầu về điều kiện tự nhiên, điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Quan sát hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất của trang trại: đường giao thông đến các trang trại, chuồng trại, hệ thống xử lý chất thải . . .
3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu
Tổng hợp, phân tích các số liệu phỏng vấn theo từng nội dung cụ thể.
Với các thông tin định tính: tiến hành tổng hợp từ các phiếu điều tra và phân tích.
Với các thông tin định lượng: Xử lý số liệu bằng cách tổng hợp số liệu từ các phiếu điều tra trang trại đã thu thập được, sắp xếp và sử dụng excel để xử lý, tổng hợp thành các bảng biểu và phân tích.
3.3.3. Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê kinh tế: áp dụng phân tổ thống kê, để tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của mô hình và phân loại chúng theo độ tuổi lao động, trình độ. . . Trên cơ sở đó phân tích kết quả, đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình, rút ra những nhận xét và kết luận.
Phương pháp so sánh: Dùng để so sánh các chỉ tiêu, nội dung tương ứng như: So sánh kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế của trang trại chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm. So sánh số lượng và cơ cấu các loại hình trang trại ở thị trấn.
3.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
Các chỉ tiêu phản ánh các yếu tố sản xuất
Đất đai bình quân một trang trại.
Vốn sản xuất bình quân một trang trại.
Lao động bình quân một trang trại.
Cơ cấu lao động theo loại lao động (lao động gia đình và lao động thuê ngoài).
Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại.
Tổng doanh thu (TR) của trang trại: là tổng giá trị tính bằng tiền của các loại sản phẩm sản xuất ra ở trang trại, bao gồm phần giá trị để lại tiêu dùng (tiêu dùng cho sinh hoạt và tiêu dùng cho tái sản xuất) và sản phẩm bán ra trên thị trường.
Tổng chi phí (TC) : là toàn bộ các khoản chi phí vật chất, bao gồm các khoản chi phí nguyên vật liệu, giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, lao động thuê ngoài và các dịch vụ khác.
Tổng lợi nhuận (Pr) : là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cho các ngành sản xuất tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận được tính theo công thức: Pr = TR – TC.
Trong đó: Pr: Lợi nhuận.
TR: tổng doanh thu.
TC: tổng chi phí.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:
Doanh thu/chi phí = Tổng doanh thu/ tổng chi phí (TR/TC).
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Lợi nhuận/chi phí = Tổng lợi nhuận/ tổng chi phí (Pr/TC).
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng chi phí bỏ ra cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh thu/ lao động = Tổng doanh thu/ tổng lao động (TR/LD).
Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia sản xuất thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Lợi nhuận/lao động = Tổng lợi nhuận/tổng số lao động (Pr/LD)
Chỉ tiêu này cho biết cứ một lao động tham gia sản xuất thì trang trại thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh thu/ diện tích= Tổng doanh thu/tổng diện tích (TR/DT).
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị diện tích (m2) canh tác thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Lợi nhuận/ diện tích = Tổng lợi nhuận/ tổng diện tích (Pr/DT).
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị diện tích canh tác thì trang trại thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Doanh thu/vốn = Tổng doanh thu/tổng nguồn vốn (TR/V).
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn được sử dụng cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Lợi nhận/vốn = Tổng doanh thu/ tổng nguồn vốn (Pr/V).
Chỉ tiêu này cho biết cứ sử dụng một đồng vốn cho sản xuất kinh doanh thì trang trại thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi của thị trấn Phố Lu
4.1.1. Quá trình thành lập và phát triển
Thị trấn Phố Lu có lợi thế hơn so với các thị trấn và các xã trên địa bàn huyện, hệ thống giao thông tương đối thuận lợi nên có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, những năm qua Đảng bộ thị trấn luôn giữ vững và phát huy sức mạnh tổng hợp, qua đúc rút những kinh nghiệm thực tiễn trong công tác lãnh đạo; chỉ đạo cùng với nhân dân thị trấn hoàn thành cơ bản các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị trấn Phố Lu lần thứ XVI đề ra. Đó là mục tiêu phát triển Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh - dịch vụ, giáo dục - đào tạo,....thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, giữ vững an ninh chính trị,.... Thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của thị trấn những năm qua đã tạo thế và lực cho thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tốc độ và cơ cấu kinh tế có sự tăng trưởng và chuyển dịch hợp lý đã làm thay đổi nền kinh tế, từ một nền kinh tế tự cung tự cấp chuyển dần sang nền kinh tế hàng hoá. Hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh, cơ sở hạ tầng, văn hoá, giáo dục; y tế;.. có bước chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện và nâng cao.
Từ năm 1998, khi chính quyền địa phương bắt đầu thực hiện các chương trình nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bước đầu tiếp cận, biết ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp. Cho đến những năm gần đây, khi nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp nói riêng đã có sự thay đổi đáng kể, có nhiều điều kiện để phát triển sản xuất hơn. Kinh tế trang trai đang được coi là một hướng đi mới cho người nông dân, các loại hình trang trại bắt đầu phát triển nhanh về số lượng và quy mô với hình thức đa dạng và phong phú. Ban đầu là các mô hình trang trại lâm nghiệp, trang trại kết hợp như: VAC, VACR. Từ năm 2004 thì các trang trại chăn nuôi bắt đầu hình thành và phát triển, phát triển mạnh trong ba năm trở lại đây là từ năm 2008.
Bảng 4.1: Sự phát triển trang trại ở thị trấn Phố Lu năm 2008-2010
(Đơn vị tính: trang trại, %, m2)
Tiêu
chí
Năm
Trang trại kết hợp
Trang trại lâm nghệp
Trang trại chăn nuôi
Số lượng
Cơ cấu
Số lượng
Cơ cấu
Số lượng
Cơ cấu
2008
6
35,29
4
23,53
7
41,18
2009
8
30,77
6
23,08
12
46,15
2010
11
31,43
9
25,71
17
42,86
(Nguồn: phòng kinh tế huyện Bảo Thắng)
Biểu đồ 4.1: Sự phát triển trang trại ở thị trấn Phố Lu năm 2008-2010
Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 chúng ta thấy tổng số các trang trại có xu hướng tăng lên hàng năm cụ thể là năm 2008 thị trấn có 17 trang trại các loại, năn 2009 số trang trại tăng lên tới 26 trang trại, năm 2010 là 37 trang trại, sự gia tăng liên tục về số lượng trang trại cho thấy sự phát triển liên tục của nền nông nghiệp thị trấn.
Số lượng các loại hình trang trại có sự chênh lệch không đáng kể. các trang trại kết hợp (VAC, VACR) tuy được hình thành sớm hơn trang trại chăn nuôi nhưng sự gia tăng về số lượng ít hơn. Các trang trại chăn nuôi tuy hình thành muộn hơn nhưng có sự phát triển khá nhanh về số lượng năm 2008 có 7 trang trại, qua ba năm số trang trại đã tăng lên gấp đôi là 17 trang trại, chiếm tới 42,68% tổng số các loại hình trang trại. Phát triển chăn nuôi theo mô hình trang trại đang dần trở thành một hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp địa phương.
4.1.2. Các yếu tố sản xuất trong các trang trại chăn nuôi
4.1.2.1. Tình hình về chủ trang trại.
Kinh tế trang trại được hình thành từ kinh tế hộ nông dân, từ sản xuất tự cung tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hóa. Người chủ trang trại bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình tiến hành điều hành và quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại nhằm thu nhiều lợi nhuận, đáp ứng nhu cầu cho gia đình lẫn xã hội.
Mỗi trang trại đều cần có một người chủ có trình độ hiểu biết nhất định, biết cách điều hành, quản lý, chỉ đạo và định hướng cho sản xuất. Loại hình kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng là một loại hình kinh tế khó bởi vậy chủ trang trại là một yếu tố đầu vào rất quan trọng quyết định sự thành bại của trang trại. Trình độ của từng chủ trang trại khác nhau quyết định đến việc lựa chọn loại hình sản xuất kinh doanh, lựa chọn các phương án kinh doanh, lựa chọn cây trồng, vật nuôi khác nhau. Qua khảo sát và điều tra cho thấy tình hình về chủ trang trại ở thị trấn Phố Lu được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.2: Tình hình chủ trang trại của thị trấn Phố Lu năm 2010
Tiêu chí
Số lượng (người)
Cơ cấu
(%)
1. Nghề nghiệp
Cán bộ viên chức
4
26,67
Cán bộ nghỉ hưu
2
13,33
Nông dân
9
60
2. Độ tuổi
Từ 35-45 tuổi
9
60
Từ 46-60 tuổi
6
40
(nguồn: tổng hợp số liệu điều tra năm 2011)
Qua bảng trên cho thấy chủ trang trại ở thị trấn Phố Lu phần lớn xuất thân từ nông dân chiếm tới 60%, là các cán bộ viên chức nhà nước là 26,67%, các cán bộ đã nghỉ hưu là 13,33%. Hầu hết các chủ trang trại đều tự tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật chăn nuôi, thông tin thị trường thông qua sách báo, thông tin truyền thông, và kinh doanh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chăn nuôi trong nhiều năm. Phần lớn các chủ trang trại có độ tuổi khá trẻ chỉ từ 35- 45 tuổi chiếm 60%, độ tuổi từ 46- 60 tuổi chiếm 40%.
4.1.2.2. Tình hình đất đai của các trang trại chăn nuôi
Đất là nguồn tài nguyên vô giá của sự sống. Đối với trang trại cũng vậy nó là nguồn lực quan trọng hàng đầu để chủ trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh. Qua điều tra các trang trại chăn nuôi tại thị trấn chúng ta thấy được số liệu về tình hình đất đai của từng loại trang trại chăn nuôi như sau:
Bảng 4.3 : Tình hình đất đai của trang trại chăn nuôi thị trấn Phố Lu năm 2010
Tiêu chí
Tổng số
Trang trại lợn
Trang trại
gia cầm
Số lượng (trang trại)
17
9
8
Tổng diện tích (m2)
3.926
1.855
2107
Diện tích bình quân/trang trại (m2/trang trại)
233,059
206,11
263,38
(Nguồn: tổng hợp từ số liệu điều tra 2011)
Qua bảng 4.3 ta thấy diện tích đất đai bình quân/trang trại ở thị trấn khá lớn 233.059 m2 trong đó chăn nuôi lợn là 206,11 m2 chăn nuôi gia cầm là 263.38m2. Với diện tích đất khá lớn mà số lượng đàn lợn còn ít chỉ từ 100- 200 con/trang trại và số lượng đàn gia cầm chỉ từ 2000-3000 con/trang trại. Điều này cho thấy các trang trại chăn nuôi ở thị trấn chưa khai thác hết tiềm năng của đất đai trang trại, với diện tích đất đai như thế thì các chủ trang trại vẫn có khả năng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, bằng cách tăng thêm số lượng đàn lợn và đàn gia cầm của trang trại mà không cần mở rộng diện tích đất đai. Góp phần tăng thêm thu nhập của trang trại, tận dụng được diện tích đất đai dư thừa, tránh lãng phí nguồn lực.
Theo số liệu điều tra từ các chủ trang trại ở thị trấn, được tổng hợp ở bảng 4.4 thì hầu hết đất để xây dựng các trang trại chăn nuôi là đất vườn nhà, đất đồi, đất lâm nghiệp được giao khoán có tới 15 trang trại, chiếm 86,67% tổng số trang trại. Còn lại, chỉ có 2 trang trại phải thuê đất để xây dựng, chiếm 13,33% tổng
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 58.doc