LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN .ii
MỤC LỤC.ix
MỞ ĐẦU. 1
CHưƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU. 4
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO VÀ ỨNG DỤNG CÁC
NGUỒN SÁNG LED. 4
1.1.1. Cấu tạo của đèn LED . 4
1.1.2. Nguyên lý hoạt động và công nghệ chế tạo đèn chiếu sáng LED . 5
1.1.3. Đèn chiếu sáng LED ứng dụng trong nông nghiệp (LED NN) . 13
1.1.4. Ứng dụng các nguồn sáng LED trong canh tác hoa Cúc. 16
1.2. PHưƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM . 20
1.2.1. Khái niệm về đánh giá vòng đời sản phẩm. 20
1.2.2. Các chỉ số đánh giá tác động đến môi trường. 22
1.2.3. Lợi ích của công cụ đánh giá vòng đời sản phẩm. 23
1.2.4. Các nghiên cứu về đánh giá vòng đời sản phẩm . 24
1.2.5. Cơ sở pháp lý liên quan đến đánh giá vòng đời sản phẩm . 27
CHưƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29
2.1. CÁC NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ . 29
2.1.1. Các loại đèn nghiên cứu. 29
2.1.2. Các trang thiết bị. 33
2.1.3. Giống hoa Cúc nghiên cứu. 34
2.2. CÁC PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp . 35
2.2.2. Phương pháp nhân giống và điều khiển ra hoa cây hoa Cúc. 35
2.2.3. Phương pháp đánh giá hiệu suất năng lượng. 36
2.2.4. Phương pháp đánh giá các tác động đến môi trường. 37
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu . 39
94 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 03/03/2022 | Lượt xem: 406 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả năng lượng và tác động đến môi trường của đèn led trong canh tác hoa cúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n của đèn LED trong
tƣơng lai sẽ tăng khả năng tiết kiệm năng lƣợng so với đèn CFL và đèn sợi
đốt. (Osram, 2009) [16]
4. Nghiên cứu “Life-cycle Assessment of Ultra-Efficient Lamps” (Đánh
giá vòng đời của đèn siêu hiệu quả). Công ty tƣ vấn Châu âu Navigant đã phát
hành báo cáo LCA so sánh sản phẩm đèn LED với các sản phẩm chiếu sáng
khác bao gồm đèn LED 12W watt, CFL 23W và đèn sợi đốt 100W. Báo cáo
này không bao gồm các ƣớc tính về mức tiêu thụ năng lƣợng của vòng đời,
nhƣng sử dụng phần mềm Ecoinvent 2.1 để xác định các tác động môi trƣờng
đối với tài nguyên, đất, không khí và nƣớc để sản xuất, vận chuyển, sử dụng
và thải bỏ từng sản phẩm chiếu sáng. Nghiên cứu này cung cấp một danh mục
chi tiết về vật liệu, khối lƣợng tƣơng ứng của từng loại đèn sử dụng đơn vị
quy đổi là một triệu lumen-giờ [17].
5. Nghiên cứu “Reducing Environmental Burdens of Solid-State
Lighting through End-of-Life Design” (Giảm gánh nặng môi trƣờng của chiếu
sáng trạng thái rắn thông qua thiết kế cuối đời). Nghiên cứu này tập trung vào
cách làm giảm tác động môi trƣờng của các sản phẩm LED bằng cách tái sử
dụng, tái sản xuất hoặc tái chế các thành phần của sản phẩm. Để điều tra, các
phân tích chi tiết về các thành phần vật liệu của đèn LED đã đƣợc tiến hành
để phân tích các chiến lƣợc tái sử dụng tiềm năng. Các thành phần chính đƣợc
phân tích là bộ phận quang học, mô-đun LED, tản nhiệt, lắp ráp, bộ điều
khiển. (Hendrickson, 2010) [18].
6. Nghiên cứu “Life-cycle Energy Consumption of Solid-State Lighting”
(Tiêu thụ năng lƣợng trong vòng đời của chiếu sáng trạng thái rắn). Nghiên
cứu này đƣợc trình bày tại Hội thảo R&D SSL DOE năm 2011. Nghiên cứu
phân tích tiêu thụ năng lƣợng trong các giai đoạn sản xuất và sử dụng của đèn
LED so với đèn CFL 15W và đèn sợi đốt 60W. Nghiên cứu cũng trình bày
ƣớc tính tiêu thụ năng lƣợng chi tiết trong sản xuất chip LED, đồng thời xem
xét mức tiêu thụ năng lƣợng từ việc khai thác và xử lý vật liệu. Tuy nhiên,
27
nghiên cứu này không xem xét năng lƣợng cần thiết cho “gói” LED. Các ƣớc
tính cho sản xuất đèn LED đƣợc xây dựng từ nghiên cứu của Đại học
Carnegie Mellon (2009) [19].
7. Nghiên cứu “Comparative Life Cycle Assessment of Lamps Used in a
Classroom at Arizona State University” (So sánh đánh giá vòng đời của đèn
huỳnh quang T8 và đèn LED T8 đƣợc sử dụng trong lớp học tại Đại học bang
Arizona). Báo cáo này đƣợc hoàn thành vào tháng 6/2014. Mục tiêu của nghiên
cứu là phân tích các tác động môi trƣờng và kinh tế của đèn huỳnh quang 32W
và đèn LED 22W trong một lớp học, đƣa ra kết luận và kiến nghị về những
thay đổi trong hệ thống chiếu sáng nhằm giảm tác động môi trƣờng và hỗ trợ
phát triển bền vững của Đại học bang Arizona: giảm các tác động môi trƣờng
(phát thải CO2 và sử dụng năng lƣợng) và tác động kinh tế (chi phí) từ việc
thay đổi đèn. Phạm vi của đánh giá này là để phân tích tác động của đèn T8
tuổi thọ 50.000 giờ (tƣơng đƣơng với 8 giờ sử dụng mỗi ngày, 365 ngày mỗi
năm, trong khoảng 17,1 năm), duy trì quang thông khoảng 825 lumens [20].
Các nghiên cứu trên là các nghiên cứu LCA cho các đèn LED, đèn
huỳnh quang T8, đèn CFL cho chiếu sáng chung và hiện chƣa có nghiên cứu
LCA nào cho đèn LED nông nghiệp. Vì vậy đây là nghiên cứu LCA đầu tiên
của đèn LED dùng để chiếu sáng cho cây hoa Cúc làm ví dụ nhằm đánh giá các
tác động đến môi trƣờng của loại đèn này so với đèn huỳnh quang T8 và huỳnh
quang compact (CFL) lâu nay vẫn đang đƣợc ngƣời trồng hoa Cúc sử dụng.
1.2.5. Cơ sở pháp lý liên quan đến đánh giá vòng đời sản phẩm
Quyết định số 166/QĐ-TTg ngày 21/1/2014 của Thủ tƣớng Chính phủ
về việc ban hành kế hoạch thực hiện chiến lƣợc bảo vệ môi trƣờng quốc gia
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 có nêu “Ban hành chính sách khuyến
khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xây dựng và áp dụng hệ thống
quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000; các quy định về hướng dẫn sử
dụng hạn ngạch phát thải và hình thành thị trường chuyển nhượng hạn ngạch
phát thải; quy định về kiểm toán chất thải và đánh giá vòng đời sản phẩm”;
28
Bộ Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 14040:2009 (tƣơng đƣơng với ISO
14040:2006) về Quản lý môi trƣờng – Đánh giá vòng đời của sản phẩm –
Nguyên tắc và khuôn khổ (Environmental management - Life cycle
assessment - Principles and framework);
29
CHƢƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. CÁC NGUYÊN LIỆU, VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ
2.1.1. Các loại đèn nghiên cứu
Kế thừa các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm lựa chọn loại đèn tối ƣu
nhất cho cây hoa Cúc của hai đề tài thuộc Chƣơng trình Tây Nguyên “Nghiên
cứu phát triển công nghệ chiếu sáng LED phục vụ nông nghiệp Tây Nguyên”,
mã số TN3/C09 và “Nghiên cứu phát triển và triển khai ứng dụng các mô hình
chiếu sáng điều khiển quang chu kỳ bằng đèn LED chuyên dụng nhằm nâng
cao hiệu quả sản xuất hoa Cúc thương mại tại khu vực Tây Nguyên”, mã số
TN18/C08, đã lựa chọn ra đƣợc loại đèn LED tối ƣu nhất cho từng giai đoạn
phát triển của cây hoa Cúc.
2.1.1.1. Đèn LED NN trong nhân giống cây in vitro:
Nhóm nghiên cứu của đề tài mã số TN3/C09 và TN18/C08 đã thiết kế,
chế tạo và thử nghiệm 5 loại đèn LED tube có tỷ lệ LED phối hợp
xanh:đỏ:trắng khác nhau trong nhân nhanh in vitro cây hoa Cúc đó là các đèn
LED tube 100% xanh, đèn LED tube 100% đỏ, đèn LED tube B1R4W2 (tỷ lệ
LED phối hợp là 1 Xanh : 4 Đỏ : 2 Trắng), đèn LED tube B1R5W1 (tỷ lệ LED
phối hợp là 1 Xanh : 5 Đỏ : 1 Trắng) và đèn LED tube B1R3 (tỷ lệ LED phối
hợp là 1 Xanh : 3 Đỏ). Đèn đối chứng là đèn huỳnh quang T8 (100% ánh sáng
trắng), loại đèn hiện đang đƣợc sử dụng rộng rãi trong các phòng thí nghiệm,
trung tâm, công ty nuôi cấy mô, nhân giống cây trồng trong nƣớc. Kế thừa kết
quả thử nghiệm của 2 đề tài cho thấy loại đèn tối ƣu nhất trong nhân nhanh in
vitro cây hoa Cúc là loại đèn LED T8 B1R5W1.
Các loại đèn LED nông nghiệp (LED NN) trên là sản phẩm nghiên cứu
của đề tài mã số TN3/C09 và do Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang sản
xuất theo yêu cầu, thiết kế của Trung tâm Phát triển công nghệ cao, Viện Hàn
lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam. Trên Hình 2.1 có thể thấy ảnh một số
loại đèn LED T8, đèn LED T8 B1R5W1-18W, và đèn Huỳnh quang FL T8
Daylight F26 -36W sử dụng trong thí nghiệm nhân giống cây trồng in vitro.
30
Một số thông số chính của đèn Huỳnh quang FL T8 Daylight F26-36W và
đèn LED T8 B1R5W1 B1R5W1-18W đƣợc trình bày ở bảng 2.1.
Một số loại đèn LED T8 Đèn LED T8 B1R5W1-
18W
Đèn FL T8 Daylight F26-
36W (Điện Quang)
Hình 2.1. Hình ảnh các loại đèn sử dụng trong thí nghiệm nhân giống cây in vitro
Bảng 2.1. Các thông số chính của đèn huỳnh quang FL T8 Daylight F26-36W và
đèn LED T8 B1R5W1 sử dụng trong giai đoạn nhân giống cây in vitro
TT Loại đèn
Tỷ lệ chip
LED
Công suất
Dòng photon
quang hợp
(µmol/s)
Quang
thông
(lumen)
1
Đèn FL T8
Daylight F26-
36W
Đèn đối
chứng
36W 46 2520
2
Đèn LED T8
B1R5W1-
18W
1 Xanh:5
Đỏ:1 Trắng
18W 33 1620
2.1.1.2. Đèn LED NN trong giai đoạn trồng cây giống trong vườn ươm:
Nhóm nghiên cứu của đề tài TN18/C08 đã thiết kế, chế tạo và thử
nghiệm 4 loại đèn LED 3U có tỷ lệ LED phối hợp xanh:đỏ:trắng khác nhau
trong giai đoạn vƣờn ƣơm cây hoa Cúc đó là các đèn LED 3U B3R7 630 (tỷ lệ
LED phối hợp là 3 Xanh : 7 Đỏ), đèn LED 3U B3R7 660 (tỷ lệ LED phối hợp
là 3 Xanh : 7 Đỏ), đèn LED 3U B1R5W1 630 (tỷ lệ LED phối hợp là 1 Xanh :
5 Đỏ : 1 Trắng), đèn LED 3U B1R5W1 660 (tỷ lệ LED phối hợp là 1 Xanh : 5
Đỏ : 1 Trắng) và 01 loại đèn LED dây tóc Vli BR 630. Đèn đối chứng là đèn
huỳnh quang compact (CFL) vàng, loại đèn hiện đang đƣợc sử dụng rộng rãi
trong giai đoạn vƣờn ƣơm trong nƣớc.
31
Các loại đèn LED nông nghiệp (LED NN) trên là sản phẩm nghiên cứu
của đề tài mã số TN18/C08, do Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang và
Công ty cổ phần giải pháp và thiết bị chiếu sáng Vi-Light sản xuất theo yêu
cầu, thiết kế của Trung tâm Phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học
và công nghệ Việt Nam. Kế thừa kết quả thử nghiệm của đề tài mã số
TN18/C08 cho thấy loại đèn tối ƣu nhất trong đoạn vƣờn ƣơm cây hoa Cúc là
loại đèn LED 3U 660 B1R5W1. Hình 2.2 là ảnh và phổ ánh sáng của đèn CFL
3U4T H8-20W – Rạng Đông (đèn đối chứng) và đèn LED 3U B1R5W1-9W
đƣợc sử dụng trong giai đoạn vƣờn ƣơm. Một số thông số chính của đèn CFL
3U4T H8-20W và đèn LED 3U B1R5W1-9W đƣợc trình bày ở bảng 2.2.
Đèn CFL 3U4T H8-20W Đèn LED 3U B1R5W1-9W
Hình 2.2. Hình ảnh và phổ ánh sáng của đèn được sử dụng trong giai đoạn trồng
cây giống trong vườn ươm
Bảng 2.2. Các thông số chính của đèn CFL 3U4T H8-20W và đèn LED 3U
B1R5W1- 9W sử dụng trong giai đoạn trồng cây giống trong vườn ươm
TT Loại đèn Tỷ lệ chip LED
Công
suất
Dòng
photon
quang hợp
(µmol/s)
Quang
thông
(lumen)
1
Đèn CFL 3U4T
H8-20W
Đèn đối chứng 20W 10,2 1200
2
Đèn LED 3U
B1R5W1-9W
1 Xanh:5 Đỏ:1
Trắng
9W 12,6 810
2.1.1.3. Đèn LED NN trong sản xuất cây hoa Cúc
Các nghiên cứu và phân tích đã chỉ ra vùng ánh sáng đỏ phù hợp sử
dụng cho chiếu sáng phá đêm hoa Cúc. Vì vậy các đèn LED dùng trong
nghiên cứu này đều là đèn LED đỏ với phổ phát xạ là 630nm và 660nm.
32
Nhóm nghiên cứu của đề tài mã số TN18/C08 đã thiết kế, chế tạo và thử
nghiệm 8 loại đèn LED trong sản xuất cây hoa Cúc đó là các đèn LED 3U R
630 (100% LED đỏ 630), LED 3U R 660 (100% LED đỏ 660), đèn LED tròn
Vli 630, đèn LED tròn Vli 660, đèn LED dây tóc Vli 660, đèn LED tròn
HL630, đèn LED tròn HL660 và đèn LED tròn HL670. Đèn đối chứng là đèn
huỳnh quang compact (CFL) là loại đèn đƣợc sử dụng truyền thống trong
chiếu sáng cây hoa Cúc tại nhiều khu vực trên toàn quốc.
Các loại đèn LED nông nghiệp (LED NN) trên là sản phẩm nghiên cứu
của đề tài mã số TN18/C08, do Công ty cổ phần bóng đèn Điện Quang và
Công ty cổ phần giải pháp và thiết bị chiếu sáng Vi-Light sản xuất theo yêu
cầu, thiết kế của Trung tâm Phát triển công nghệ cao, Viện Hàn lâm Khoa học
và công nghệ Việt Nam.
Kế thừa kết quả thử nghiệm của đề tài mã số TN18/C08 cho thấy loại
đèn tối ƣu nhất trong giai đoạn này là loại đèn LED 3U 7W R 660. Hình 2.3 là
ảnh và phổ ánh sáng của đèn CFL chống ẩm 3U 25W – Công ty ánh sáng Tuấn
Khƣơng (đèn đối chứng) và đèn LED 3U 7W R660 đƣợc sử dụng trong giai
đoạn vƣờn ƣơm. Một số thông số chính của đèn CFL chống ẩm 3U-25W và
đèn LED 3U R 660-7W đƣợc trình bày ở bảng 2.3.
Đèn CFL chống ẩm 3U-25W Đèn LED 3U R660-7W
Hình 2.3. Hình ảnh và phổ ánh sáng của đèn được sử dụng trong giai đoạn sản
xuất hoa Cúc
Bảng 2.3. Thông số chính của đèn CFL chống ẩm 3U-25W và đèn LED 3U
R660-7W sử dụng trong giai đoạn sản xuất cây hoa Cúc
TT Loại đèn Tỷ lệ chip LED
Công
suất
Dòng photon
quang hợp
(µmol/s)
Quang
thông
(lumen)
1
Đèn CFL chống
ẩm 3U-25W
Đèn đối chứng 25W 13,3 1500
33
TT Loại đèn Tỷ lệ chip LED
Công
suất
Dòng photon
quang hợp
(µmol/s)
Quang
thông
(lumen)
2
Đèn LED 3U R
660-7W
100% LED Đỏ 7W 11,7 630
2.1.2. Các trang thiết bị
- Các giàn đèn LED NN trong nhân giống cây in vitro có kích thƣớc
1.300 x 600 x 2.100 (mm), 6 tầng, khung bằng vật liệu thép chữ L, sơn tĩnh
điện: cung cấp ánh sáng nhân tạo cho cây in vitro, cƣờng độ chiếu sáng 2000-
3000lux, thời gian chiếu 12-16giờ/ngày. Giàn đƣợc lắp đèn LED T8 hoặc đèn
huỳnh quang T8. Giàn đƣợc lắp tất cả bằng đèn huỳnh quang T8 hoặc đèn
LED T8 nhằm so sánh hiệu quả năng lƣợng và tác động môi trƣờng của hai
loại đèn này.
Hình 2.4. Hình ảnh giàn đèn LED NN 6 tầng
- Thiết bị đo ánh sáng lƣợng tử LICO-LI-250ª để đo dòng bức xạ
photon quang hợp;
34
Hình 2.5. Hình ảnh thiết bị đo ánh sáng lượng tử LICO-LI-250ª
- Khu nhà lƣới thuộc Viện Nghiên cứu và ứng dụng nông nghiệp công
nghệ cao thuộc Trƣờng Đại học Đà Lạt, (địa chỉ: số 1 Phù Đổng Thiên
Vƣơng, phƣờng 8, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng). Diện tích nhà lƣới sử dụng
cho thí nghiệm sản xuất hoa Cúc có mặt bằng là 1.200 m2. Nhà lƣới đạt tiêu
chuẩn để canh tác: có hệ thống tƣới phun theo tiêu chuẩn, có điện 3 pha cấp
vào đến gần cửa nhà lƣới.
Hình 2.6. Hình ảnh nhà lưới thực hiện thí nghiệm chiếu sáng điều khiển quang
chu kỳ bằng các loại đèn LED
2.1.3. Giống hoa Cúc nghiên cứu
Giống hoa Cúc nghiên cứu là loại Cúc Pha Lê (màu vàng): là giống
nhập nội, sinh trƣởng khoẻ, thời gian sinh trƣởng 110-120 ngày với quang
chu kỳ bổ sung là 35 ngày, chiều cao cây 90-100 cm. Hoa màu vàng, cánh
hoa dài, cành hoa dạng chùm phô trƣơng, kiểu bông hoa dạng nhím (quyll),
kích thƣớc hoa lớn (8,5-9,0 cm), tràng hoa cứng. Thích hợp sản xuất hoa đơn
và chùm. Phiến lá dày, xẻ thùy mạnh, thân màu xanh. Hoa Cúc Pha Lê hiện
đang đƣợc bán buôn với giá từ 1.600.000-1.800.000 đ/thùng = 1.000 bông,
giá ngày tết thƣờng từ 2.500.000-3.000.000đ/thùng (giá của Siêu thị Đà Lạt).
35
Trong các thí nghiệm nhân nhanh in vitro: các cây Cúc pha lê in vitro
khỏe mạnh, không nhiễm nấm mốc đƣợc cung cấp bởi Trung tâm ứng dụng
Khoa học và Công nghệ Lâm Đồng, Sở Khoa học công nghệ tỉnh Lâm Đồng.
Trong các thí nghiệm giai đoạn vƣờn ƣơm: các cây Cúc in vitro khỏe mạnh,
sạch nấm mốc đƣợc cung cấp bởi phòng Công nghệ tế bào Thực vật – Viện Công
nghệ Sinh học. Cây hoa Cúc có chiều cao đồng đều nhau (5-7 cm), có 4 – 5 lá.
Trong các thí nghiệm sản xuất hoa Cúc: các cây Cúc pha lê khỏe mạnh,
đồng đều, không có mầm nụ hoa, cao 8 - 9 cm, có 2 - 4 rễ dài 1 - 3cm, trồng
nhẹ nhàng, lấp đất kín gốc. Mật độ trồng cây cách cây 8 - 10cm, hàng cách
hàng 8 - 10cm.
Hình 2.7. Cây hoa Cúc Pha Lê
2.2. CÁC PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp
- Dựa vào các tài liệu, số liệu đã đƣợc công bố trên các bài báo, báo cáo
khoa học và các số liệu từ các kết quả nghiên cứu.
- Thu thập các tài liệu, số liệu, bằng sáng chế phát minh, catalogue
trên mạng intenet.
2.2.2. Phƣơng pháp nhân giống và điều khiển ra hoa cây hoa Cúc
2.2.2.1. Phương pháp nhân giống in vitro
Vật liệu đèn, giàn: đèn LED T8 B1R5W1-18W và đèn Huỳnh quang
FL T8 Daylight F26-36W, giàn đèn nuôi cấy mô 6 tầng.
36
Thời gian chiếu sáng: chiếu sáng 16 giờ/ngày và chiếu liên tục 30 ngày
đến khi thu hoạch cây giống in vitro, tƣơng ứng chiều cao đồng đều nhau (5-7
cm), có 4 – 5 lá.
2.2.2.2. Phương pháp trồng cây giống trong vườn ươm
- Vật liệu thực vật: cây Cúc Pha lê in vitro khỏe mạnh, sạch nấm mốc
đƣợc cung cấp bởi phòng Công nghệ tế bào Thực vật – Viện Công nghệ Sinh
học. Cây hoa Cúc có chiều cao đồng đều nhau (5-7 cm), có 4 – 5 lá.
- Vật liệu giá thể: cây hoa Cúc đƣợc trồng trên luống đất với đất thịt
đƣợc khử mầm bệnh với vôi bột. Sau khi đất đƣợc xử lý loại bỏ mầm bệnh
đƣợc phối trộn với trấu hun và vun đống với chiều cao luống 30 cm, chiều
rộng luống ≥ 1 m.
- Đèn: đèn LED 3U B1R5W1-9W và đèn CFL 3U4T H8-20W
- Thời gian chiếu sáng: chiếu sáng 6 giờ/ngày (từ 20 giờ đến 2 giờ) và
chiếu liên tục trong 15 ngày đến khi thu hoạch cây giống cao đồng đều 8 - 9
cm, có rễ dài 3 – 4 cm.
2.2.2.3. Phương pháp điều khiển ra hoa cây hoa Cúc
- Vật liệu thực vật: giống hoa Cúc pha lê vàng sau khi kết thúc giai đoạn
trồng trong vƣờn ƣơm, đƣợc chọn cây khỏe mạnh, đồng đều, không có mầm
nụ hoa, cao 8 - 9 cm, có rễ dài 3 – 4 cm, trồng nhẹ nhàng, lấp đất kín gốc. Mật
độ trồng cây cách cây 8 – 10 cm, hàng cách hàng 8 – 10 cm.
- Đèn: LED 3U R 660-7W và đèn CFL chống ẩm 3U-25W
- Thời gian chiếu sáng: chiếu sáng 1 giờ/ngày (23 giờ 30 đến 0 giờ 30)
và chiếu liên lục trong 35 ngày.
2.2.3. Phƣơng pháp đánh giá hiệu suất năng lƣợng
Năng lƣợng cho quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất đèn huỳnh quang
T8, đèn huỳnh quang compact (CFL), các loại đèn LED nghiên cứu (Chip
LED, đóng gói LED và bộ đèn LED). Vì công nghệ sản xuất đèn huỳnh
quang T8 công suất 32-36W, CFL 20-25W và đèn LEDT8 18-20W, LED 3U
7-9W của Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang (viết tắt là Điện Quang)
đáp ứng yêu cầu TCVN ISO 14040:2009 (tƣơng đƣơng với ISO 14040:2006)
37
và tƣơng đƣơng với công nghệ sản xuất các loại đèn nêu trong chƣơng tổng
quan, mục 1.2.4, nên để đánh giá tiêu hao năng lƣợng, tiêu hao nguyên vật
liệu đầu vào cho các khâu sản xuất các loại đèn do Điện Quang sản xuất, có
thể vận dụng các số liệu đã đƣợc công bố ở mục 1.2.4 để tính toán.
Riêng năng lƣợng trong quá trình sử dụng đèn, căn cứ vào số lƣợng,
công suất, tuổi thọ của đèn và quy chuẩn mức sử dụng năng lƣợng cho đèn có
tuổi thọ cao nhất là đèn LED (20.000 giờ) để tính toán.
Chiếu sáng cho thực vật khác với chiếu sáng sinh hoạt cho con ngƣời,
năng lƣợng chiếu sáng trong sinh hoạt của con ngƣời đƣợc tính bằng quang
thông - là tổng lƣợng ánh sáng mà đèn phát ra đƣợc theo mọi hƣớng trong 1
giây chiếu sáng, đơn vị đo là lumen (kí hiệu là Lm), nhƣ vậy nếu muốn không
gian sáng thì chọn đèn có quang thông lớn và ngƣợc lại, hoặc nếu chọn đèn với
quang thông nhỏ thì đồng nghĩa với việc cần nhiều đèn mới đủ sáng. Còn năng
lƣợng chiếu sáng cho thực vật đƣợc tính bằng bức xạ photon quang hợp (PAR)
- Vùng quang phổ của ánh sáng mặt trời hữu ích cho thực vật, đƣợc thực vật
hấp thụ và sử dụng trong quá trình quang hợp. Bức xạ photon quang hợp đƣợc
đo dựa vào số lƣợng photon rơi xuống bề mặt chiếu sáng và sử dụng đơn vị
tính là μmol/s. Trong nghiên cứu này, học viên sử dụng đồng hồ đo ánh sáng
Li-250A (LI-250A Light Meter) để đo bức xạ photon quang hợp của các đèn.
Tính toán hiệu suất năng lƣợng và tuổi thọ của mỗi đèn, thấy rõ rằng
những sản phẩm này hoàn toàn không tƣơng đƣơng. Để tính hiệu suất năng
lƣợng vòng đời dùng trong chiếu sáng sinh hoạt hàng ngày thƣờng sử dụng
đơn vị lumen–giờ nhƣng để chiếu sáng cho thực vật thay vì sử dụng đơn vị
lumen-giờ, nghiên cứu này đề xuất sử dụng đơn vị (μmol/s)-giờ.
2.2.4. Phƣơng pháp đánh giá các tác động đến môi trƣờng
Sử dụng công cụ LCA để đánh giá các tác động đến môi trƣờng của sản
phẩm đèn LED NN qua 4 giai đoạn vòng đời sản phẩm: (1) Sản xuất (nguyên
liệu thô, sản xuất linh kiện và sản xuất sản phẩm cuối), (2) vận chuyển và
phân phối đến điểm bán, (3) sử dụng sản phẩm và (4) xử lý/tái chế ở cả 3 giai
đoạn nhân giống in vitro, trồng cây giống trong vƣờn ƣơm và điều khiển ra
38
hoa ở cây hoa Cúc bằng cách tính toán 15 chỉ số đã nêu tại Bảng 3, đồng thời
so sánh với đèn huỳnh quang T8 và đèn CFL. Khung đánh giá dựa trên tiêu
chuẩn ISO 14040.
Hiện công nghệ chiếu sáng LED đang ở giai đoạn đầu phát triển và quy
trình công nghệ sản xuất rất phức tạp nên các dữ liệu về các quy trình và vật
liệu sản xuất LED cho từng loại đèn rất ít đƣợc công bố. Hơn nữa, các nhà sản
xuất đều sản xuất sản phẩm chiếu sáng theo quy trình công nghệ sản xuất đèn
LED cũng nhƣ đèn huỳnh quang/đèn CFL theo chuẩn quốc tế nên học viên
xin phép đƣợc sử dụng các dữ liệu nghiên cứu trên thế giới đã công bố để
ngoại suy và tính toán số liệu cho nghiên cứu này.
Hình bên dƣới minh họa phạm vi, bốn giai đoạn của vòng đời sản
phẩm, đầu vào và đầu ra (các tác động đến môi trƣờng) đƣợc sử dụng để đánh
giá vòng đời của các sản phẩm chiếu sáng.
Hình 2.8. Phạm vi, bốn giai đoạn, đầu vào và đầu ra (các tác động đến môi
trường) của đánh giá vòng đời sản phẩm
Luận văn này học viên chỉ xin phân tích, tính toán các tác động đến môi
trƣờng liên quan đến 2 giai đoạn vòng đời sản phẩm chiếu sáng đó là: giai
đoạn sản xuất và sử dụng và xin bỏ qua giai đoạn vận chuyển từ nhà sản xuất
đến ngƣời tiêu dùng do các tác động liên quan đến giai đoạn vận chuyển/phân
Nguyên liệu thô
Sản xuất linh
kiện
Sản xuất sản
phẩm cuối
Sản xuất Sử dụng
Đóng gói sản
phẩm
Lƣu kho
Vận chuyển &
phân phối
Lắp đặt
Bảo trì
Sử dụng điện
Xử lý & Tái chế
Vận chuyển đến
khu xử lý chất
thải
Tái chế
Vận chuyển & phân
phối
Đầu vào: Nguyên liệu thô, sử dụng nƣớc, năng lƣợng và sản phẩm
Đầu ra (Các tác động đến môi trƣờng): Phát thải vào không khí, nƣớc, đất, tiêu thụ năng
lƣợng và chất thải
39
phối sản phẩm là không đáng kể [21] và bỏ qua giai đoạn thải bỏ/tái chế do
đèn huỳnh quang có chứa thủy ngân, đƣợc coi là chất thải nguy hại, nên việc
xử lý hiện nay đang phụ thuộc nhiều vào ý thức của ngƣời tiêu dùng và quy
định của chính quyền địa phƣơng.
Bảng 2.4. Tóm tắt các giai đoạn của vòng đời được tính toán trong nghiên cứu
Giai đoạn
vòng đời
Bao
gồm
Tóm tắt giai đoạn
Đầu vào
(Khai thác
nguyên liệu)
✓
Giai đoạn này chiếm lƣợng phát thải và sử dụng tài
nguyên do việc khai thác các nguyên liệu thô cần để chế
tạo mỗi đèn (không tính đến tiêu thụ điện để thắp sáng
trong khai thác nguyên liệu).
Sản xuất
(Gia công và
lắp ráp)
✓
Giai đoạn sản xuất và lắp ráp đèn. Tính lƣợng năng lƣợng
đƣợc sử dụng trong suốt quá trình sản xuất đèn, cũng nhƣ
lƣợng chất thải phát sinh.
Vận chuyển
(Vận chuyển từ
nhà sản xuất
đến ngƣời tiêu
dùng)
X
Nghiên cứu này bỏ qua giai đoạn vận chuyển/phân phối từ
nhà sản xuất đến ngƣời tiêu dùng. So với các giai đoạn
vòng đời khác, các tác động liên quan đến các giai đoạn
vận chuyển/phân phối là không đáng kể [21, p.13].
Sử dụng
(Sử dụng đèn
của ngƣời tiêu
dùng)
✓
Năng lƣợng tiêu thụ, phát sinh chất thải và chi phí liên
quan đến giai đoạn này đƣợc tính dựa trên lƣợng điện tiêu
thụ trong 20.000 giờ sử dụng.
Cuối đời
(Thải bỏ/tái
chế đèn sau khi
sử dụng)
X
Nghiên cứu bỏ qua giai đoạn này do đèn huỳnh quang có
chứa thủy ngân đƣợc coi là chất thải nguy hại nên việc xử
lý hiện nay đang phụ thuộc nhiều vào ý thức của ngƣời
tiêu dùng và quy định của chính quyền địa phƣơng [22].
2.2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu
Số liệu thí nghiệm đƣợc xử lý bằng phần mềm Excel theo tham số
thống kê.
40
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ NĂNG LƢỢNG VÀ TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI
TRƢỜNG CỦA ĐÈN LED
3.1.1. Nguồn nguyên, nhiên liệu, năng lƣợng đầu vào cho các giai đoạn
Nhƣ đã đề cập đến ở phần trên, công nghệ sản xuất đèn LED T8 18W,
LED 3U 7-9W của Điện Quang tƣơng đƣơng với công nghệ sản xuất các loại
đèn nêu trong chƣơng tổng quan, do đó đánh giá tiêu hao năng lƣợng, tiêu hao
nguyên vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất và sử dụng các loại đèn do Điện
Quang sản xuất có thể vận dụng các số liệu đã đƣợc công bố để tính toán.
Vì thiếu các dữ liệu nguyên liệu đầu vào của các đèn LED T8
B1R5W1-18W, đèn LED 3U B1R5W1 9W và đèn LED 3U R660-7W nên
học viên vận dụng các dữ liệu LCA đã công bố của đèn LED-12,5W [21] và
ngoại suy dữ liệu để tính toán ra lƣợng nguyên, vật liệu, năng lƣợng chế tạo
các đèn này.
Khối lƣợng trung bình của đèn LED-12,5W là 215g [21] và đèn LED
T8 B1R5W1-18W là 250 g, LED 3U B1R5W1-9W là 145g và đèn LED 3U
R660-7W là 142g. Đối với giai đoạn khai thác nguyên liệu thô và sản xuất
đèn, ngƣời ta cho rằng khối lƣợng đèn tỷ lệ thuận với các nguyên, nhiên liệu,
năng lƣợng chế tạo. Do đó, khối lƣợng của các nguyên vật liệu, năng lƣợng
chế tạo của đèn LED T8 B1R5W1 18W, đèn LED 3U B1R5W1 9W và đèn
LED 3U R660 7W đƣợc tính bằng cách nhân các nguyên vật liệu, năng lƣợng
chế tạo trong các giai đoạn của đèn LED 12,5W đã công bố với tỷ lệ khối
lƣợng của nó với các đèn nghiên cứu, cụ thể là:
- với đèn LED T8 B1R5W1-18W nhân với hệ số 1,163;
- với đèn LED 3U B1R5W1-9W nhân với hệ số 0,674;
- với đèn LED 3U R660-7W nhân với hệ số 0,66.
Trong nghiên cứu này, đèn LED 3U B1R5W1-9W và LED 3U R660-
7W có hình dáng giống nhau, khối lƣợng gần tƣơng đƣơng nhau, do đó học
41
viên sẽ tính toán số lƣợng nguyên vật liệu, năng lƣợng cho cho đèn LED 3U
R660-7W (số liệu này sẽ đƣợc dùng chung cho đèn LED 3U B1R5W1-9W).
Dữ liệu nguyên nhiên liệu đầu vào của các loại đèn nghiên cứu đƣợc
tính toán trong bảng sau
Bảng 3.1. Dữ liệu nguyên nhiên liệu đầu vào của đèn LED
Dữ liệu LCA đèn LED-12,5W [21] Số lượng quy đổi
Công
đoạn
Vật liệu
sử dụng
Eco-ID Mô tả theo Ecoinvent Số lượng
Đèn LED
T8-18W
Đèn LED
3U -7W
Vật liệu LEDs 12 chiếc 120 chiếc* 30 chiếc*
Vật liệu Phốt pho 6954 Nồng độ đất hiếm, 70% oxit
đất hiếm (REO), tại nơi sử
dụng
1,0g 1,2g 0,66g
Vật liệu Phốt pho
nhựa
6954 Nồng độ đất hiếm, 70% oxit
đất hiếm (REO), tại nơi sử
dụng
11,1g 12,9g 7,3g
Vật liệu Tản nhiệt
nhôm
1057 Nhôm, hợp kim đúc, tại nhà
máy
68,2g 79,3g 45,0g
Vật liệu Đồng 1084 Đồng, tại nhà máy 5,0g 5,8g 3,3g
Vật liệu Niken 1121 Niken, 99.5%, tại nhà máy 0,003g 0,003g 0,002g
Vật liệu Đồng
thau
1066 Đồng thau, tại nhà máy 1,65g 1,92g 1,1g
Vật liệu Gang 1069 Gang, tại nhà máy 4,0g 4,65g 2,64g
Vật liệu Crom 1072 Thép crom 18/8, tại nhà máy 0,0002g 0,0002g 0,0001g
Vật liệu Cuộn cảm 1074 đồng, tại kho 5 cuộn. 5 cuộn** 5 cuộn**
Vật liệu Chip
mạch tích
hợp
7016 Mạch tích hợp, IC, tại nhà
máy
2,0g 2,33g 1,32g
Vật liệu Tụ dán bề
mặt SMD
7010 Tụ điện, loại SMD gắn bề
mặt, tại nhà máy
8 cái 8 cái** 8 cái**
Vật liệu Tụ hoá 7011 Tụ điện, loại điện phân,
chiều cao <2cm, tại nhà má
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_hieu_qua_nang_luong_va_tac_dong_den_moi_tr.pdf