Luận văn Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang - Chi nhánh Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang

CHƯƠNG 1. 1

GIỚI THIỆU. 1 U

1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ:. 1

1.1.1. Sựcần thiết nghiên cứu. 1

1.1.2. Căn cứkhoa học và thực tiển. 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:. 2

1.2.1. Mục tiêu chung. 2

1.2.1. Mục tiêu cụthể. 2

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:. 2

1.3.1. Không gian. 2

1.3.2. Thời gian. 2

CHƯƠNG 2. 4

PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 4 U

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN. 4

2.1.1 Các khái niệm. 4

2.1.2. Giới thiệu vềkếtoán phải thu. 5

2.1.3. Công thúc sửdụng đểphân tích. 7

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 8 U

2.2.1. Phương pháp thu thập sốliệu. 8

2.2.2. Phương pháp phân tích sốliệu. 8

CHƯƠNG 3. 10

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢQUẢN LÝ CÔNG NỢTẠI CÔNG TY CỔPHẦN BẢO VỆ

THỰC VẬT AN GIANG – CHI NHÁNH LONG MỸ, HẬU GIANG. 10

3.1. KHÁI QUÁT VỀCÔNG TY CỔPHẦN BẢO VỆTHỰC VẬT AN GIANG. 10

3.1.1. Lịch sửhình thành và phát triển. 10

3.1.2. Cơcấu tổchức. 12

3.1.3. Lĩnh vực họat động. 12

3.1.4. Đặc thù kinh doanh của ngành. 13

3.2. KHÁI QUÁT VỀCHI NHÁNH CÔNG TY CỔPHẦN BẢO VỆTHỰC VẬT

AN GIANG TẠI HẬU GIANG. 14

3.2.1.Lịch sửhình thành. 14

3.2.2. Cơcấu tổchức. 15

3.2.4. Thuận lợi và khó khăn. 15

3.3. KHÁI QUÁT VỀTHỰC TRẠNG VÀ HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH

DOANH CỦA CÔNG TY. 18

3.3.1.Tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận qua ba năm 2004, 2005 và 2006 .18

3.3.2. Đánh giá hiệu quảhoạt động kinh doanh của chi nhánh qua ba năm 2004,

2005 và 2006. 18

3.4. CÔNG TÁC HẠCH TOÁN VÀ THEO DÕI CÔNG NỢTẠI CHI NHÁNH

HẬU GIANG. 19

3.4.1. Mô tảtrình tựvà cách thức hạch toán. 19

3.4.2. Đánh giá công tác hạch toán và theo dõi công nợ. 21

3.5. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN CỦA CÔNG TY

QUA BA NĂM 2004, 2005 VÀ 2006. 21

3.5.1. Sựcần thiết của chính sách bán hàng – thu tiền. 21

3.5.2. Mô tảchính sách bán hàng và thu tiền. 22

3.5.3. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của chính sách bán hàng và thu tiền của

công ty. 25

3.6. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HỒI NỢTẠI CHI NHÁNH HẬU GIANG QUA

BA NĂM 2004, 2005 VÀ 2006. 28

3.7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢQUẢN LÝ CÔNG NỢTẠI CHI NHÁNH HẬU

GIANG. 32

3.7.1.Phân tích sựbiến động công nợgiữa hai vụHè Thu và Đông Xuân trong từng

năm. 32

3.7.2. So sánh công nợcùng kỳqua ba năm theo mùa vụ. 40

3.7.3. Đánh giá tình hình thanh toán của các đại lý. 45

CHƯƠNG 4. 48

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ MỘT SỐGIẢI PHÁP NHẰM. 48

NÂNG CAO HIỆU QUẢQUẢN LÝ CÔNG NỢ,. 48

GIA TĂNG DOANH SỐ. 48

4.1. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH THU HỒI NỢVÀ HIỆU

QUẢQUẢN LÝ CÔNG NỢTẠI CHI NHÁNH HẬU GIANG. 48

4.2. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN. 52

4.3. MỘT SỐBIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢQUẢN LÝ CÔNG NỢ

VÀ GIA TĂNG DOANH SỐ. 54

4.3.1. Vềphía chi nhánh. 54

4.3.2. Vềphía công ty. 55

CHƯƠNG 5. 57

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 57

5.1. KẾT LUẬN. 57

 

pdf62 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1814 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang - Chi nhánh Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng dùng tiền mặt của nhà nước. - Điểm yếu: + Thời gian cho nợ tăng lênÆ khó khăn trong xoay chuyển đồng vốn của công ty có thể tăng lên. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -26- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang + Việc áp dụng phạt lãi thanh toán trễ hạn có thể làm giảm sự gắn bó giữa các đại lý với công ty vì hiện nay thị trường nông dược có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với công ty và họ sẵng sàng cho thiếu nợ lâu hơn mà không áp dụng phạt lãi trong thanh toán. 3.5.3.3. Đối với chính sách bán hàng năm 2006 – 2007. - Điểm mạnh: + Chính sách bán hàng theo gói hàng giúp cùng một lúc tiêu thu những mặt hàng đang bán chạy và những mặt hàng khó bán ghóp phần tiêu thu được nhiều hơn, các mặt hàng được bán ra đều hơn làm giảm sự cách biệt về doanh số giữa các mặt hàng. + Chính sách bán hàng sẽ lôi kéo được các đại lý cấp một vào cuộc để cùng công ty thúc đẩy bán hàng đối với những mặt hàng trước kia khó bán. Sở dĩ các đại lý cấp một vào cuộc là vì họ phải thúc đẩy đại lý cấp hai lấy những mặt hàng khó bán được công ty đính kèm cùng với những mặt hàng dễ bán trong cùng một gói hàng, đổi lại sự tích cực vào cuộc này đại lý cấp một sẽ nhận được phần chi khuyến mãi của công ty nhờ vào việc hoàn thành gói hàng. + Việc giao quyền gia hạn nợ thêm 45 ngày cho giám đốc chi nhánh sẽ phần nào giải toả tâm lý của các đại lý trong thanh toán, tạo điều kiện cho họ có thêm thời gian để thực hiện việc thanh toán, hơn nữa chính sách này thể hiện sự chia sẽ khó khăn với các đại lý và nông dân do dịch rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn là hoành hành. + Tiếp tục chi khuyến mãi cho đại lý cấp hai dười hình thức một lần nhận và cộng dồn cuối vụ sẽ làm cho các đại lý an tâm ra hàng cho công ty. - Điểm yếu: + Với thời gian cho nợ lên đến 90 ngày gồm 45 ngày công ty cho phép nợ và 45 ngày công ty giao quyền cho các giám đốc chi nhánh sẽ có thể đưa công ty vào tình trạng khó khăn về mặt tài chính. + Với hình thức chi khuyến mãi bằng thuốc bảo vệ thực vật, đại lý cấp một có thể lơ là trong việc hoàn thành kế hoạch mà đại lý đã đăng ký với công ty. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -27- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang 3.6. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HỒI NỢ TẠI CHI NHÁNH HẬU GIANG QUA BA NĂM 2004, 2005 VÀ 2006. Để có cái nhìn khái quát về tình hình công nợ tại công ty Cổ Phần Bảo Vệ Thực Vật An Giang – chi nhánh Hậu Giang thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các chỉ tiêu: Doanh số bán, thu nợ, dự nợ và nợ quá hạn tại chi nhánh qua 3 năm 2004-2005, 2005-2006 và 2006-2007 được trình bày dưới dạng đồ thị như sau: - 2,000,000 4,000,000 6,000,000 8,000,000 10,000,000 12,000,000 14,000,000 Năm 04-05 Năm 05-06 Năm 06-07 Doanh số Thu nợ trong kỳ Dư nợ cuối kỳ Hình 1: Tình hình bán hàng và thu nợ qua ba năm 2004-2005, 2005-2006 và 2006-2007 tại chi nhánh Hậu Giang Trong đồ thị này các chỉ tiêu về doanh số, thu nợ và dư nợ được trình bày thành từng cụm qua ba năm giúp ta so sánh các chỉ tiêu được dễ dàng hơn. Qua đồ thị ta thấy doanh số, thu nợ và dư nợ tại chi nhánh qua ba năm đều tăng, tuy nhiên tốc độ tăng của từng chỉ tiêu là không đều nhau. Đáng chú ý nhất nhất là dư nợ tăng lên với tốc độ rất nhanh, cụ thể là năm 2006-2007 đã tăng lên hai ba lần so với năm 2004-2005 trong khi đó doanh số doanh số thì cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều. Nếu xem xét các chỉ tiêu trong cùng một năm thì năm 2004-2005 được đánh giá tốt nhất với mức thu nợ đạt gần bằng doanh số và dư nợ tương đối thấp so với doanh số. Năm 2006-2007 được xem là năm có dư nợ cao hơn cả, do vậy đây sẽ năm được phân tích kỹ hơn ở phần sau nhằm tìm ra bản chất của vấn đề. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -28- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang - 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 Quá hạn≤30 ngày Quá hạn>30 ngày Nợ trong hạn Số tiền TTTH HT04 HT05 HT06 Hình 2: Tình hình thanh toán trước hạn và phân loại nợ vụ Hè Thu qua ba năm 2004-2005, 2005-2006 và 2006-2007 tại chi nhánh Hậu Giang - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 Quá hạn≤30 ngày Quá hạn>30 ngày Nợ trong hạn Số tiền TTTH ĐX04-05 ĐX05-06 ĐX06-07 Hình 3: Tình hình thanh toán trước hạn và phân loại nợ vụ Đông Xuân qua ba năm 2004-2005, 2005-2006 và 2006-2007 tại chi nhánh Hậu Giang Chú thích cho hình 2 và hình 3: ĐX04-05: Vụ Đông Xuân năm 2004-2005 ĐX05-06: Vụ Đông Xuân năm 2005-2006 ĐX06-07: Vụ Đông Xuân năm 2006-2007 HT 04: Vụ Hè Thu năm 2004 HT 05: Vụ Hè Thu năm 2005 HT 06: Vụ Hè Thu năm 2006 TTTH: Thanh toán trước hạn Quá hạn ≤ 30 ngày: Nợ quá hạn từ 30 ngày trở xuống GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -29- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang Quá hạn > 30 ngày: Nợ quá hạn trên 30 ngày Đơn vị tính cho cả ba hình: 1000 đồng Nếu như đồ thị 1 đã giúp chúng ta đánh giá được các chỉ tiêu một cách tổng quát thì đồ thị 2 và đồ thị 3 sẽ dẫn chúng ta đến một cái nhìn chi tiết hơn về tình hình công nợ tại chi nhánh qua ba năm khảo sát. Đồ thi 2 và 3 tình bày chi tiết chỉ tiêu dư nợ ở đồ thị 1 thành các chỉ tiêu về nợ quá hạn nhỏ hơn hoặc bằng 30 ngày, nợ quá hạn lớn hơn 30 ngày, nợ trong hạn và số tiền thanh toán trước hạn. Các số liệu trong hai đồ thị này cũng được biễu diễn qua ba năm nhưng chúng được tách ra theo tính chất mùa vụ cụ thể là vụ Hè Thu ( HT ) và vụ Đông Xuân ( ĐX ), qua đó chúng ta có thể so sánh các chỉ tiêu theo mối quan hệ cùng kỳ và có thể làm rõ được sự khác biệt về tính chất mùa vụ giữa vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân. Qua đồ thị 2 ta thấy nợ quá hạn nhỏ hơn hoặc bằng 30 ngày dường như bằng nhau ở vụ Hè Thu 2004 và vụ Hè Thu 2005, đến vụ Hè Thu 2006 thì nợ quá hạn nhỏ hơn hoặc bằng 30 ngày tăng lên nhiều so với Hè Thu 2004 và Hè Thu 2005. Tuy nhiên nợ quá hạn trên 30 ngày thì có xu hường biến động khác hơn so với nợ quá hạn nhỏ hơn hoặc bằng 30 ngày. Ta dễ dàng nhận thấy trong đồ thị 2 nợ quá hạn trên 30 ngày là rất thấp ở vụ Hè Thu 2004 và đặc biệt tăng mạnh vào vụ Hè Thu 2005, sang Hè Thu 2006 nợ quá hạn trên 30 ngày mặc dù có giảm so với Hè Thu 2005 nhưng vẫn còn cao so với Hè Thu 2004. Không đáng lo như nợ quá hạn nhưng nợ trong hạn vẫn được xem là rất quan trọng bởi vì nó chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng dư nợ và nếu chúng ta không quan tâm, đôn đốc thu hồi đúng hạn thì nợ trong hạn sẽ chuyển thành nợ quá hạn và công ty sẽ bị chiếm dụng vốn. Đồ thị 2 nói lên rằng nợ trong hạn chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng dư nợ, có một điều dễ nhận thấy và cũng rất đáng quan tâm là trong vụ Hè Thu 2005 nợ trong hạn thấp hơn so với vụ Hè Thu 2004 và Hè Thu 2006 trong khi doanh số luôn biến động theo chiều hướng năm sau cao hơn năm trước, vụ năm sau cao hơn vụ năm trước tính cùng thời điểm. Kết hợp với chỉ tiêu nợ quá hạn ta thấy đều mà chúng ta quan tâm có thể được lý giải như sau: Sở dĩ nợ trong hạn của vụ Hè Thu 2005 giảm so với Hè Thu 2004 là vì nợ quá hạn tăng lên. Vậy điều gì đã dẫn đến sự biến động này? Chúng ta sẽ phân tích chúng kỹ hơn ở phần sau. Như đã tìm hiểu và mô tả về chính sách bán hàng – thu tiền của công ty ở phần trước thì công ty đã thực hiện chính sách thưởng phạt trong thanh toán, GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -30- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang chính vì vậy mà tồn tại song song với khoản nợ quá hạn là những khoản thanh toán trước hạn để được hưởng lãi suất thưởng. Qua đồ thị 2 hiệu quả của chính sách thưởng phạt trong thanh toán công nợ của công ty càng được khẳng định khi mà số tiền thanh toán trước hạn qua các vụ càng lúc càng tăng lên và không kém gì mấy so với nợ quá hạn mà các đại lý chưa thanh toán cho công ty, đây là một dấu hiệu đáng mừng đối với tình hình thu hồi nợ tại chi nhánh Hậu Giang. Thông qua đồ thi 2 chúng ta đã biết được sự biến động của các tiểu khoản trong dư nợ của vụ Hè Thu qua các năm. Bây giờ chúng ta hãy đến với đồ thị ba ( Đồ thị trình bày về sự biến động các khoản nợ quá hạn, nợ trong hạn và số tiền thanh toán trước hạn trong các vụ Đông Xuân qua ba năm ) để tìm hiểu về sự biến động của các tiểu khoản trong vụ Đông xuân qua ba năm và tìm hiểu về sự khác biệt giữa vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân. Khi phân tích riêng đồ thị 3 ta thấy các chỉ tiêu có xu hướng tăng dần qua các năm ngoại trừ chỉ tiêu về thanh toán trước hạn trong vụ Đông Xuân 2006-2007 là giảm đi nhiều so với vụ Đông Xuân 2005-2006. Chính sự khác biệt này đặt ra cho chúng ta một vấn đền là tại sao trong vụ Đông Xuân 2006-2007 số tiền thanh toán trước hạn lại giảm mạnh ( Thấp hơn 150 triệu ) so với vụ Hè Thu 2006 ( Trên 300 triệu ), trong khi vụ Đông Xuân là vụ lúa trúng mùa, nông dân bán được nhiều tiền ( Lẽ ra tình hình thanh toán phải khả quan hơn ). Khi so sánh hai đồ thị 2 và 3 ta thấy nợ quá hạn trong vụ Đông Xuân 2004-2005 thấp hơn so với vụ hè thu 2004. Đều này cho thấy rằng thường thì nếu không có sự biến động về thời tiết, thiên tai thì tình hình thanh toán trong vụ Đông Xuân sẽ tốt hơn so với vụ Hè Thu. Tuy nhiên nợ trong hạn của vụ Đông Xuân thì thường cao hơn so với vụ Hè Thu do doanh số bán trong vụ Đông Xuân cao hơn nhiều so với vụ Hè Thu. Vụ Đông Xuân 2006-2007 là vụ có biến động mạnh với các khoản nợ quá hạn khá cao so với các vụ còn lại trong khi đó số tiền thanh toán trước hạn thì lại giảm đáng kể, do đó trong phần sau chúng ta sẽ phân tích nó kỹ hơn với những số liệu chi tiết hơn. Nhận xét chung: - Doanh số tăng qua các năm nên dư nợ cũng tăng dần với tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ tăng doanh số. - Thu nợ cũng tăng dần qua các năm trong đó đáng chú ý nhất là năm 2004- 2005, mức thu nợ gần bằng doanh số. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -31- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang - Tình hình nợ quá hạn có sự khác biệt giữa vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân: Trong vụ Đông Xuân thì nợ quá hạn thường ít hơn vụ Hè Thu. - Giữa nợ quá hạn và nợ trong hạn đôi khi có sự biến động tỷ lệ nghịch, nếu tỷ lệ nợ quá hạn tăng thì tỷ lệ nợ trong hạn sẽ giảm xuống và ngược lại. Tuy nhiên trong năm 2006-2007 thì có sự khác biệt ( Nợ quá hạn và nợ trong hạn đều tăng, thanh toán trước hạn giảm so với 2 năm trước liền kề ). - Chính sách thưởng phạt trong thanh toán có tác dụng tích cực trong việc thu hồi nợ, chính sách này giúp tăng tỷ lệ thanh toán trước hạn và giảm tỷ lệ nợ quá hạn. - Năm 2006-2007 nợ quá hạn tăng mạnh so với hai năm trước đó. 3.7. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CÔNG NỢ TẠI CHI NHÁNH HẬU GIANG. Ở phần trên chúng ta chỉ mới đánh giá khái quát về tình hình thu hồi nợ tại chi nhánh chư chưa tìm hiểu nguyên nhân bản chất của vấn đề do đó cũng chưa biết được chi nhánh Hậu Giang quản lý công nợ có hiệu quả hay không, chính sách bán hàng – thu tiền của công ty có tác dụng tích cực như thế nào? Để làm sáng tỏ vấn đề trong phần này chúng ta sẽ đi vào phân tích cụ thể dựa trên các công thức đã được giới thiệu trong chương 2. Trên cơ sở các công thức đó số liệu sẽ được sử lý bằng Excel để cho ra các con số cụ thể trong biểu bảng được thiết kế ở dạng so sánh qua các kỳ sẽ giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề một cách chính xác hơn. 3.7.1.Phân tích sự biến động công nợ giữa hai vụ Hè Thu và Đông Xuân trong từng năm. a. Sự cần thiết của việc phân tích theo kiểu này. Phân tích kiểu so sánh giữa hai vụ trong cùng một năm sẽ giúp ta tìm được những sự khác biệt về mùa vụ, giúp nhận xét và đánh giá vấn đề một cách khách quan hơn. Ngoài ra việc phân tích theo kiểu này sẽ giúp công ty đề ra những chính sách phù hợp vào những thời điểm thích hợp thông qua sự hiểu biết về tính chất mùa vụ. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -32- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang b. Phân tích sự biến động công nợ trong hai vụ Hè Thu 2004 và Đông Xuân 2004 – 2005. Bảng 2: Tình hình bán hàng và thu tiền năm 2004 – 2005 tại chi nhánh Hậu Giang. ĐVT:1000 đồng STT Chỉ tiêu HT04 ĐX04-05 Chênh lệch % 1 Dư nợ đầu kỳ 493.919 908.530 414.611 83,94 2 Doanh số 3.837.475 4.843.961 1.006.486 26,23 3 Thu nợ trong kỳ 3.422.864 5.094.145 1.671.281 48,83 4 Dư nợ cuối kỳ 908.530 658.346 (250.184) (27,54) 5 Số ngày trong kỳ 210 150 (60) (28,57) 6 Tổng nợ quá hạn 145.289 93.798 (51.491) (35,44) Quá hạn≤30 ngày 115.941 66.462 (49.479) (42,68) Quá hạn>30 ngày 29.348 27.336 (2.012) (6,86) 7 Nợ trong hạn 763.241 564.548 (198.693) (26,03) 8 Hệ số thu nợ 0,89 1,05 0 17,90 9 Dư nợ bình quân 701.225 783.438 82.214 11,72 10 Thu nợ BQ/ngày 16.299 33.961 17.662 108,36 11 Tỷ lệ NQH (% ) 15,99 14,25 (1,74) (10,91) 12 Số ngày thu nợ 27,30 13 Số tiền TTTH 81.074 99.509 18.435 22,74 14 Tỷ lệ TTTH (%) 8,92 15,12 6,19 69,38 Qua bảng 2 ta thấy doanh số trong vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu tương đương 1 tỷ. Tuy nhiên về dư nợ đầu kỳ và dư nợ cuối kỳ thì có sự khác biệt rõ rệt, dư nợ đầu kỳ của vụ Hè Thu năm 2004 là 493 triệu trong khi đó dư nợ đầu kỳ của vụ Đông Xuân là khoản 908 triệu ( Cao gần gấp đôi so với vụ Hè Thu ), nguyên nhân là do số dư nợ cuối kỳ của vụ Hè Thu chuyển sang. Về tình hình thu nợ trong kỳ ta thấy thu nợ của vụ Hè Thu thấp hơn doanh số bán khoảng 400 triệu, trái với vụ Hè Thu, trong vụ Đông Xuân thu nợ đạt cao hơn doanh số bán ra trong vụ khoảng 250 triệu Æ số dự nợ cuối kỳ của vụ Đông Xuân chỉ còn khoản 658 triệu. Xét về khoản nợ quá hạn ta thấy vẫn là vụ Đông Xuân chiếm ưu thế với khoản 93 triệu so với 145 triệu của vụ Hè Thu. Nợ trong hạn của vụ Đông Xuân là 564 triệu, thấp hơn vụ Hè Thu 198 triệu. Thu nợ bình quân trên ngày trong vụ Đông xuận đạt gần 34 triệu, tăng hơn gấp đôi so với 16 triệu trên ngày của vụ Hè Thu. Tỷ lệ nợ quá hạn của vụ Đông Xuân giảm 10,9 % so với vụ Hè GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -33- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang Thu. Tỷ lệ thanh toán trước hạn của vụ Đông Xuân cao hơn tỷ lệ thanh toán trước hạn của vụ Hè Thu 69,3 % . Đáng chú ý nhất là chỉ tiêu số ngày thu nợ của cả năm 2004 – 2005 chỉ có 27,3 ngày ( Thấp hơn gần 3 ngày so với số ngày cho phép đại lý cấp 1 nợ 30 ngày trong chính sách bán hàng thu tiền năm 2004 – 2005 của công ty ). Tóm lại vụ Hè Thu và vụ Đông Xuân có những sự khác biệt sau đây: + Vụ Đông Xuân các đại lý đặt hàng nhiều hơn do đây là vụ lúa chủ chốt nên nông dân không ngại đầu tư Æ doanh số bán của chi nhánh tăng cao. + Đông xuân là vụ lúa trúng mùa do đó tình hình thanh toán khả quan hơn so với vụ Hè Thu. + Theo như sự phân chia về mùa vụ của công ty thì vụ Đông Xuân ít ngày hơn kết hợp với khả năng thanh toán tốt của nông dân rói riêng và đại lý cấp một nói chung là lý do giải thích vì sao thu nợ bình quân trên ngày trong vụ Đông Xuân tăng lên nhiều so với vụ Hè Thu. Nhìn chung thì trong năm 2004-2005 chi nhánh Hậu Giang quản lý công nợ khá hiệu quả với số ngày thu nợ bình quân là 27,3 ngày, thấp hơn mức công ty cho phép ( 30 ngày ), nợ quá hạn thấp. Tuy nhiên công tác đôn đốc thu hồi nợ của chi nhánh trong vụ Hè Thu 2004 chưa được tốt lắm vì vụ này có thời gian tương đối dài ( 210 ngày, lẽ ra chi nhánh phải thu hồi được hết nợ hoặc chí ít thì cũng phải bằng doanh số bán ra ) thế nhưng dư nợ cuối vụ lại cao ( khoản 908 triệu ) GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -34- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang c. Phân tích sự biến động công nợ trong hai vụ Hè Thu và Đông Xuân năm 2005-2006. Bảng 3: Tình hình bán hàng và thu tiền năm 2005-2006 tại chi nhánh Hậu Giang ĐVT: 1000 đồng STT Chỉ tiêu HT05 ĐX05-06 Chênh lệch % 1 Dư nợ đầu kỳ 658.382 855.081 196.699 29,88 2 Doanh số 4.168.857 5.520.349 1.351.492 32,42 3 Thu nợ trong kỳ 3.972.158 5.069.069 1.096.911 27,61 4 Dư nợ cuối kỳ 855.081 1.306.361 451.280 52,78 5 Số ngày trong kỳ 210 150 (60) (28,57) 6 Tổng nợ quá hạn 222.319 460.370 238.051 107,08 Quá hạn≤30 ngày 123.718 297.645 173.927 140,58 Quá hạn>30 ngày 98.601 162.725 64.124 65,03 7 Nợ trong hạn 632.762 845.991 213.229 33,70 8 Hệ số thu nợ 0,95 0,92 (0) (3,63) 9 Dư nợ bình quân 756.732 1.080.721 323.990 42,81 10 Thu nợ BQ/ngày 18.915 33.794 14.879 78,66 11 Tỷ lệ NQH (%) 26,00 35,24 9 35,54 12 Số ngày thu nợ 49 13 Số tiền TTTH 163.452 217.123 53.671 32,84 14 Tỷ lệ TTTH (%) 19,12 16,62 (2) (13,05) Bảng 3 nói lên rằng sang vụ Hè Thu 2005 doanh số đã xụt giảm so với vụ Đông Xuân 2004-2005, tuy nhiên so với vụ Hè Thu 2004 thì ta thấy doanh số đã biến động theo hướng tích cực ( cao hơn khoản 300 triệu so với vụ Hè Thu 2004 ). Dư nợ cuối kỳ trong hai vụ Hè Thu 2005 Và Đông Xuân 2005-2006 tiếp tục tăng cao. So sánh giữa hai vụ Hè Thu 2005 và Đông Xuân 2005-2006 ta thấy tốc độ tăng doanh số chỉ khoảng 32 % trong khi đó tốc độ tăng dư nợ cuối kỳ là 52% và tốc độ tăng nợ quá hạn là 107 % là không tương xứng và rất đáng lo ngại. Nợ quá hạn ở vụ Đông Xuân 2005-2006 là 460 triệu nếu so với vụ Đông Xuân 2004- 2005 là 93 triệu thì đây quả là một sự cách biệt rất lớn và đầy rủi ro. Hệ số thu nợ trong vụ hè Thu 2005 là 0,95 - cao hơn so với vụ Hè Thu 2004 nhưng vẫn không đủ bù đắp cho sự xụt giảm của hệ số thu nợ của vụ Đông Xuân 2005-2006 là 0,92 thấp hơn 1,05 của Đông Xuân 2004-2005 và thấp hơn cả hệ số thu nợ của vụ Hè Thu 2005. Mặc dù hệ số thu nợ nằm ở mức 0,9 đến cận 1 là có thể chấp nhận GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -35- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang được thế nhưng nếu so với cùng kỳ năm trước thì con số 0,92 có thể là dấu hiệu về khả năng thanh toán giảm xút của các đại lý cấp một hoặc có thể là dấu hiệu của sự chểnh mảng, lơ là trong công tác đôn đốc, nhắc nhở thu hồi nợ của chi nhánh đối với các đại lý cấp một. Thu nợ bình quân trên ngày tiếp tục tăng nhưng không bắt kịp với tốc độ tăng doanh số dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên 26 % cho vụ Hè Thu và 35 % cho vụ Đông Xuân. điều này nghe có vẻ hơi nghịch lý nhưng nếu xét kỹ thì chẳng nghịch lý chút nào. Vì trong năm 2005-2006 công ty đã triển khai chính sách thưởng phạt trong thanh toán, do vậy dù có một số đại lý chậm trễ trong thanh toán Æ đẩy tỷ lệ nợ quá hạn lên cao nhưng vẫn có một số đại lý quan tâm đến chính sách này của công ty và thực hiện thanh toán rất tốt Æ tỷ lệ thanh toán trước hạn cũng tăng lên. Chính vì sự tăng lên của tỷ lệ thanh toán trước hạn và tỷ lệ nợ quá hạn dẫn đến nợ trong hạn giảm xuống, cụ thể là trong vụ Hè Thu 2005 dù doanh số cao hơn trong vụ Hè Thu 2005 nhưng nợ trong hạn thì lại thấp hơn ( 632 triệu so với 763 triệu ). Tóm lại: Hệ số thu nợ của vụ Đông Xuân 2005-2006 giảm so với vụ Hè Thu 2005, dư nợ cuối kỳ của vụ Đông Xuân lớn hơn nhiều so với vụ Hè Thu, tỷ lệ thanh toán trước hạn của vụ Đông Xuân giảm so với vụ Hè Thu. Số ngày thu nợ là 49 ngày đã vượt mức công ty cho phép 4 ngày ( Công ty cho phép nợ 45 ngày ) đã chứng tỏ việc quản lý công nợ của chi nhánh ở năm 2005-2006 chưa thật sự hiệu quả, tiến độ thu nợ chậm so với mức yêu cầu của công ty đặc biệt là trong vụ Đông Xuân năm 2005-2006. Theo như tìm hiểu qua các đại lý và từ phía nông dân thì trong vụ Đông Xuân 2005-2006 năng suất lúa vẫn bình thường, không có hiện tượng sâu rầy, dịch bệnh phá hoại nghiêm trọng thế nhưng việc thu hồi nợ tại chi nhánh lại kém hiệu quả hơn so với năm 2004-2005. Lý do có thể giải thích cho tình hình biến động công nợ tại chi nhánh trong vụ Hè Thu 2005 và vụ Đông Xuân 2005-2006 là: + Thứ nhất: Tình hình công nợ vụ Hè Thu 2005 biến động theo chiều hướng tích cực do chi nhánh đã rút kinh nghiệm ở vụ Hè Thu 2004 nên trong vụ Hè Thu 2005 chi nhánh đã quản lý công nợ tốt hơn, cụ thể là doanh số vụ Hè Thu 2005 cao hơn vụ Hè Thu 2004 gần 300 triệu và dư nợ thì thấp hơn 50 triệu. + Thứ hai: có lẽ sự lơ là của chi nhánh trong việc đôn đốc thu hồi nợ vì cho rằng trong vụ Đông Xuân các đại lý thường thanh toán tốt ( vì đây là vụ lúa trúng GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -36- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang mùa ) đã làm cho các chỉ tiêu về công nợ trong vụ Đông Xuân 2005-2006 biến động theo chiều hướng xấu. + Thứ 3: Có thể là chi nhánh muốn tăng nhanh doanh số bán nên đã mở thêm đại lý mà không chọn lọc kỹ càng nên trong số các đại lý mà chi nhánh Hậu Giang quản lý có một số đại lý chậm thanh toán nợ cho chi nhánh Æ kết quả là nợ quá hạn bị đẩy lên cao. + Thứ tư: Do chính sách bán hàng – thu tiền của công ty là cho đại lý hưởng khuyến mãi một lần nhận và khuyến mãi cộng dồn cuối vụ, tăng số ngày cho nợ lên 15 ngày ( Cho phép nợ 45 ngày so với 30 ngày của năm 2004-2005). ‚ Việc tăng số ngày cho nợ đối với đại lý cấp một có thể làm cho các đại lý thiếu quan tâm đúng mức đến việc thu hồi nợ từ đại lý cấp hai Æ các đại lý cấp một không đủ tiền để thanh toán nợ cho công ty. ‚ Hình thức khuyến mãi cộng dồn cuối vụ đối với đại lý cấp một có thể làm tăng nợ trong hạn lên vì các đại lý cấp một sẽ tăng cường lấy hàng vào cuối vụ để đạt doanh số kế hoạch và được hưởng chiết khấu từ công ty. ‚ Hình thức khuyến mãi một lần nhận mà công ty áp dụng đối với đại lý cấp hai cũng ảnh hưởng đến sự biến động công nợ tại chi nhánh bởi vì các đại lý cấp hai sẽ tăng mức đặt hàng ở mỗi lần đặt hàng để được công ty chi cho nhiều quà ( Chi thông qua đại lý cấp một ) trong khi đó việc thanh toán thì lại không đúng hạn do hàng thì đã lấy nhiều từ đầu vụ nhưng lúa của nông dân thì lại chưa chín – một số nông dân chưa thanh toán cho đại lý cấp hai Æ đại lý cấp hai không thể thanh toán đủ cho đại lý cấp một Æ đại lý cấp một chậm trễ đối với công ty nói chung và chi nhánh nói riêng Æ nợ quá hạn tăng cao. GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -37- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang c. Phân tích sự biến động công nợ trong hai vụ Hè Thu và Đông Xuân năm 2006-2007. Bảng 4: Tình hình bán hàng và thu tiền năm 2006-2007 tại chi nhánh Hậu Giang. ĐVT: 1000 đồng STT Chỉ tiêu HT06 ĐX06-07 Chênh lệch % 1 Dư nợ đầu kỳ 1.306.361 1.114.485 (191.876) (14,69) 2 Doanh số 4.858.688 7.225.169 2.366.481 48,71 3 Thu nợ trong kỳ 5.050.564 6.244.798 1.194.234 23,65 4 Dư nợ cuối kỳ 1.114.485 2.094.856 980.371 87,97 5 Số ngày trong kỳ 210 150 (60) (28,57) 6 Tổng nợ quá hạn 263.078 906.545 643.467 244,59 Quá hạn≤30 ngày 182.145 447.336 265.191 145,59 Quá hạn>30 ngày 80.933 459.209 378.276 467,39 7 Nợ trong hạn 851.407 1.188.311 336.904 39,57 8 Hệ số thu nợ 1,04 0,86 (0) (16,85) 9 Dư nợ bình quân 1.210.423 1.604.671 394.248 32,57 10 Thu nợ BQ/ngày 24.050 41.632 17.582 73,10 11 Tỷ lệ NQH (%) 23,61 43,27 20 83,33 12 Số ngày thu nợ 62 13 Số tiền TTTH 307.058 116.644 (190.414) (62,01) 14 Tỷ lệ TTTH (%) 27,55 5,57 (22) (79,79) Tiếp nhận một số dư nợ lớn ( 1,3 tỷ ) từ vụ Đông Xuân 2005-2006 chuyển sang, vụ Hè Thu 2006 mặc dù thu nợ nhiều hơn doanh số bán ra ( Thu nợ đạt 5,05 tỷ so với 4,8 tỷ doanh số bán ra, hệ số thu nợ là 1,04 ) nhưng dư nợ cuối vụ vẫn còn khá cao ( 1,1 tỷ ). Nợ quá hạn cuối vụ Hè Thu 2006 tiếp tục tăng so với vụ Hè Thu 2005 ( 263 triệu so với 222 triệu, tăng khoản 40 triệu ) nhưng so với doanh số tăng lên khoảng 700 triệu thì không đáng kể. Thu nợ bình quân trên ngày của hai vụ Hè Thu và Đông Xuân trong năm này vẫn tiếp tục tăng do doanh số bán tăng mạnh, đáng chú ý nhất là doanh số vụ Đông Xuân đạt 7,2 tỷ, tăng cao so với cùng kỳ hai năm trước. Tỷ lệ thanh toán trước hạn tăng cao trong vụ Hè Thu đạt 27,5%, tuy nhiên trong vụ Đông Xuân thì tình hình tệ hại đi nhiều với mức dư nợ cuối kỳ tăng gần gấp đôi so với vụ Hè Thu. Tốc độ tăng dư nợ là 87 % tăng gần gấp đôi so với tốc độ tăng doanh số 48%. Tỷ lệ thanh toán trước hạn giảm mạnh và chỉ còn 5,7%, tỷ lệ nợ quá hạn trong vụ Đông Xuân 2006- GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Phước Toàn -38- Đánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty CPBVTV An Giang – CN Hậu Giang 2007 tăng cao ( 43,27% ), số ngày thu nợ là 62 ngày đã vượt mức công ty cho phép 17 ngày tuy nhiên vẫn còn nằm trong quyền cho phép nợ của giám đốc chi nhánh ( Công ty cho phép các giám đốc chi nhánh xem xét gia hạn nợ cho các đại lý thêm 45 ngày tuỳ từng tình hình cụ thể ở mỗi địa bàn ). Nếu so sánh nợ quá hạn giữa hai vụ Hè Thu 2006 và vụ Đông Xuân 2006-2007 ta thấy có sự biến động rất lớn, cụ thể là nợ quá hạn từ 263 triệu trong vụ Hè Thu đã tăng lên 906 triệu trong vụ Đông Xuân với tỷ lệ tăng là 244%. Với sự chênh lệch đáng lo như vậy năm 2006-2007 được xem là năm đáng lo nhất trong 3 năm đặc biệt là vụ Đông Xuân. Để tìm lời lý giải

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá hiệu quả quản lý công nợ tại công ty cổ phần bảo vệ thực vật an giang-chi nhánh long mỹ, tỉnh hậu giang.pdf
Tài liệu liên quan