MỞ ĐẦU . 1
CHưƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 4
1.1. Tổng quan về Môi trường du lịch và quan hệ giữa môi trường và phát triển du
lịch . 4
1.1.1. Khái niệm về môi trường du lịch. 4
1.1.2. Khái niệm Bảo vệ Môi trường Du lịch . 4
1.1.3. Mối quan hệ giữa môi trường và phát triển du lịch . 4
1.2. Tổng quan vấn đề phát triển du lịch tại các VQG Việt Nam . 15
1.3. Lịch sử nghiên cứu về MTDL tại VQG Cát Bà. 18
1.4. Tổng quan về khu vực nghiên cứu . 19
1.4.1. Điều kiện tự nhiên. 19
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa . 23
CHưƠNG II: ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 33
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 33
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu:. 33
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu: . 33
2.2. Phương phápluận. 33
2.3. Phương pháp nghiên cứu. 33
104 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả quản lý môi trường du lịch vườn quốc gia Cát Bà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
em phụ nữ lo trồng
tỉa, hái lượm, chuẩn bị lương thảo giúp các chiến binh đánh đuổi giặc Ân. Bởi thế, hòn
đảo các chiến binh đóng quân nơi tiền phương gọi là đảo Các Ông (đọc chệch thành
Cát Ông), và đảo hậu phương được mang danh là đảo Các Bà (Cát Bà).
Một sự tích khác về Cát Bà được lưu truyền theo năm tháng cho đến ngày nay, đó
là: Ngày xửa ngày xưa, không rõ là vào thời kỳ nào, có hai xác nữ thần chết trẻ không
biết từ đâu trôi dạt vào đảo và được bà con ngư dân đắp thanh hai ngôi mộ. Trong đêm
ấy, các nữ thần hiển linh, báo mộng cho các vị chức sắc và dân chúng trên đảo biết về
sự linh ứng của mình. Dân chúng bèn đóng góp tiền của, lập miếu thờ hai nữ thần ngay
bên hai nấm mộ thiêng này, gọi là miếu Các Bà. Sau khi lập miếu thờ, những năm
tháng sau đó, ngư dân trên đảo không gặp các tai nạn trên biển như trước, đời sống
không có dịch bệnh hoành hành, không có giặc ngoại xâm và cướp biển, dân trên đảo
hưởng cuộc sống ấm no, thái bình. Tâm nguyện người dân trên đảo đều cho rằng đó là
do các nữ thần hiển linh phù hộ.[6].
Hiện nay, đền thờ Các Bà ở Áng Ván – thị trấn Cát Bà, đền Bà – xã Hiền Hào
cũng còn tồn tại với thời gian. Đảo Các Bà được đọc chệch đi thành Cát Bà như ngày
nay.
- Lịch sử Cát Bà
Vùng đất cổ Cát Bà được hình thành từ cuối nguyên đại cổ sinh sớm (Cách ngày
nay khoảng 410 triệu năm) nhờ chuyển động tạo núi Celadoni và chế độ lục địa kéo dài
suốt nguyên đại Trung sinh (Cách ngày nay khoảng 240 - 267 triệu năm). Các nhà địa
chất đã phát hiện được nhiều di tích hóa thạch động vật và thực vật cổ xa lưu giữ trong
các trầm tích ở Cát Bà phản ánh những biến cố địa chất lớn và tiến hóa của sự sống
hàng trăm triệu năm tại miền đất này.
Các tài liệu khảo cổ học đã xác nhận Cát Bà là một trong những nơi có người
nguyên thủy sinh sống. Khoảng thời gian biển tiến (Cách ngày nay khoảng 9.000 -
17.000 triệu năm), hệ thống các đảo trong vịnh Bắc Bộ bị phân tách ra khỏi lục địa, đã
có một nhóm cư dân chuyên sống trong các hang động đá vôi, mà khảo cổ học gọi là
cư dân văn hóa Hòa Bình. Nơi ở của họ, những mái đá, những hang động như: Trung
31
Trang, Giếng Ngóe, Tiền Đức, Hoa Cương, Thiên Long, là những ngôi nhà tuyệt vời
do tạo hóa ban tặng cho Cát Bà. Người cổ Cát Bà chính là một bộ tộc thành viên của
người Lạc Việt, cư dân của quốc gia Văn Lang, Âu Lạc sau này. Cát Bà có 77 địa điểm
khảo cổ đã được phát hiện và khảo sát có các di chỉ nổi tiếng như: Cái Bèo, Bãi Bến,
Cát Đồn cùng nhiều di chỉ có giá trị khác như: Tùng Gôi, Thành nhà Mạc, Ao Cối,
Hang Dơi, Eo Bùa.
Sau năm 1945, huyện Cát Hải và thị xã Cát Bà thuộc tỉnh Quảng Yên, đến ngày
05 tháng 06 năm 1956 được sáp nhập vào thành phố Hải Phòng.
Ngày 22 tháng 07 năm 1957 huyện Cát Bà được thành lập gồm thị xã Cát Bà cũ
đổi tên thành thị trấn Cát Bà và 5 xã của huyện Cát Hải được tách ra gồm: Trân Châu,
Xuân Đám, Hiền Hào, Gia Luận, Việt Hải. Huyện Cát Hải ngày nay được thành lập
vào ngày 11 tháng 03 năm 1977 trên cơ sở hợp nhất hai huyện đảo Cát Hải và Cát Bà
cũ.[36].
b.8. Giáo dục – đào tạo
VQG Cát Bà là nơi diễn ra nhiều hoạt động nghiên cứu, hợp tác quốc tế và giáo
dục về sinh vật – môi trường.
Bên cạnh các đề tài dự án đã và đang được triển khai thì Vườn đang đề xuất với
Sở khoa học và công nghệ Hải Phòng, kêu gọi các nhà đầu tư quan tâm về lĩnh vực lâm
nghiệp đầu tư cho một số đề tài, dự án khác có khả năng ứng dụng cao như nhân giống
và trồng đại trà cây Cọ Hạ Long, xây dựng rừng giống thuần loài hoặc hỗn loài để vừa
bảo tồn vừa cung cấp nguồn giống, nghiên cứu và bảo tồn loài Thạch sùng mí
Goniurosaurus catbaensis) (Loài đặc hữu của VQG Cát Bà)[33].
32
Hình 3: Trung tâm dịch vụ, DLST và giáo dục môi trƣờng đƣợc xây tại gần cổng vào
VQG Cát Bà
(Nguồn: Ảnh tác giải chụp trong quá trình thực địa)
33
CHƢƠNG II: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- MTDL tại VQG Cát Bà ;
- Các hoạt động phát triển du lịch tại đảo Cát Bà ;
- Các chính sách QL MTDL hiện có tại đảo Cát Bà.\
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
VQG Cát Bà phần đất liền (Trong phạm vi đề tài không nghiên cứu đến phần biển
của VQG).
2.2. Phƣơng pháp luận
Tiếp cận hệ sinh thái, tiếp cận quản lý tài nguyên dựa vào cộng đồng và tiếp cận
hệ thống trong quản lý TN & MT để thực hiện quản lý môi trường du lịch tại VQG Cát
Bà.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Tham khảo tài liệu, liên hệ địa phƣơng nơi nghiên cứu, thu thập tài
liệu thứ cấp, thừa kế tài liệu
2.3.2. Điều tra, khảo sát thực tế ngoài thực địa: 2 đợt bằng phƣơng pháp
đánh giá nhanh (Tham vấn cộng đồng và nhà quản lý du lịch, khảo sát thực địa
để kiểm chứng và bổ sung tài liệu);
2.3.3. Phƣơng pháp SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức)
34
S (Strengths)
Điểm mạnh
O (Oppotunities)
Cơ hội
W (Weaknesses)
Điểm yếu)
T (Threats)
Thách thức
Mô hình SWOT
SWOT là công cụ phân tích hữu hiệu, giúp chúng ta hiểu vấn đề của sự việc, là từ
viết tắt của Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội),
Threats (Nguy cơ, Thách thức). Phân tích SWOT cho ta cách nhìn tổng thể của vấn đề,
sự việc.[26].
- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu trong nội tại của hệ thống;
- Phân tích những tác động từ bên ngoài hệ thống có thể tạo ra cơ hội và nguy cơ.
Trong phạm vi đề tài, tác giả sử dụng phương pháp phân tích SWOT để phân
tích các điểm mạnh, điểm yếu của MTDL VQG Cát Bà, những cơ hội có thể đến với
hệ sản xuất này và thách thức hệ sản xuất có thể gặp phải trong quá trình phát triển.
S: MTDL VQG Cát Bà có điểm mạnh gì?
Ví dụ sự đang dạng các loại sinh vật, kiểu
hệ sinh thái...
W: Điểm yếu của MTDL VQG Cát Bà
T: Các thách thức, hiểm họa đe dọa sự
phát triển của MTDL VQG Cát Bà.
O: Các yếu tố bên ngoài đặc biệt là hoạt
động du lịch, chính sách quản lý có là
động lực cho sự phát triển hay không?
35
2.3.4. Quy trình DPSIR (Driver – Pressure – State – impact – Response)
(Động lực chi phối – áp lực – hiện trạng – tác động - ứng phó) trong
đánh giá hiện trạng MTDL
Phương pháp Đánh giá Tổng hợp DPSIR do Tổ chức Môi trường Châu Âu
(EEA) xây dựng vào năm 1999 là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân
tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các
vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc
của mô hình bao gồm các thông số chỉ thị về điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội của
vùng nghiên cứu, dựa vào đặc điểm và bản chất, các thông số này được chia thành 5
hợp phần như hình sau:[27, 28].
Hình 4: Mô hình DPSIR
Quy trình này được đề xuất từ năm 2004 được áp dụng rộng rãi ở các nước EU,
từ 2005 được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam.
- Các thông số thể hiện các động lực chi phối đặc điểm và chất lượng môi trường
36
vùng (DRIVER indicatos): Các động lực này thường là một số yếu tố đặc trưng
cho địa hình, hình thái, thuỷ văn, khí hậu, cũng như các hoạt động sản xuất
phát triển kinh tế – xã hội chính diễn ra trong vùng như cở sở hạ tầng, nông
nghiệp, công nghiệp, vận tải thuỷ, phát điện, du lịch,
- Các thông số thể hiện áp lực (PRESSURE indicators). Ví dụ, các thông số áp
lực thường cung cấp các thông tin định tính và định lượng về nước thải của các
nhà máy, khu đô thị, diện tích canh tác, lượng phân bón thuốc trừ sâu được sử
dụng, sản lượng đánh bắt cá, lượng khách du lich hàng năm, Rõ ràng là
cường độ của các áp lực này sẽ làm thay đổi đáng kể điều kiện tự nhiên vật lý
và sinh thái vốn có của vùng. Hơn nữa, phần lớn các thay đổi đó diễn ra theo
chiều hướng tiêu cực.
- Các thông số về hiện trạng chất lượng môi trường (STATE indicators). Các
thông số hiện trạng chất lượng môi trường giúp cung cấp thông tin định tính
và định lượng về đặc điểm và tính chất của các yếu tố vật lý, hoá học và sinh
thái các thành phần môi trường vùng (đất, nước, không khí, rừng, động thực
vật hoang dã, hệ sinh thái thuỷ sinh). Chất lượng môi trường bị suy giảm dần
và ảnh hưởng xấu tới cộng đồng và hệ sinh thái tự nhiên trong vùng.
- Các thông số phản ánh các tác động tiêu cực tới đa dạng sinh học, tới sức khoẻ
và sự ổn định, phồn vinh của cộng đồng (IMPACT indicators).
- Các thông số thể hiện các biện pháp đối phó với các hậu quả môi trường và xã
hội (RESPONSE indicators). [8].
Như thể hiện ở Hình 4 hợp phần có mối quan hệ tương tác qua lại theo hai chiều:
chiều thuận và chiều phản hồi. Với cách xây dựng mô hình nhận thức theo chuỗi như
vậy, DPSIR là một công cụ hiệu quả để xác định, phân tích và đánh giá các mối quan
hệ rất phức tạp của hệ thống môi trường tự nhiên và hệ thống kinh tế – xã hội. Vì vậy,
phương pháp này thường được áp dụng cho xây dựng quy hoạch và chiến lược quản lý
môi trường vùng và quốc gia nhằm đảm báo phát triển bền vững. Với các ưu điểm
như vậy, tác giả sử dụng DPSIR để lập kế hoạch quản lý môi trường du lịch VQG Cát
Bà.
37
Trong phạm vi đề tài, quy trình DPSIR được sử dụng để xem xét các khía
cạnh sau:
- Động lực chi phối các chính sách, kế hoạch QL MTDL tại VQG Cát Bà trong
chính sách phát triển kinh tế - xã hội của UBND thành phố Hải Phòng (D).
- Áp lực của các chính sách lên MTDL VQG Cát Bà (P).
- Hiện trạng MTDL tại VQG Cát Bà thời điểm áp dụng các chính sách quản lý
hiện hành (S).
- Tác động lên các thành phần của MTDL (Các hệ sinh thái, động – thực vật,
đất nước, cảnh quan thiên nhiên...) (I).
- Đưa ra các giải phát ứng phó quản lý MTDL theo hướng phát triển bền vững
(R).
38
CHƢƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tài nguyên du lịch VQG Cát Bà
3.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Nhờ sự giàu có về cảnh quan thiên nhiên và ĐDSH như đã phân tích ở trên, VQG
Cát Bà có rất nhiều tuyến, điểm tham quan, du lịch đặc sắc có thể kể đến như:
Tuyến rừng kim giao – đỉnh Ngự Lâm;
Tuyến ao ếch;
Tuyến giáo dục môi trường;
Tuyến Mây bầu – Khe Sâu;
Tuyến Ao Ếch – Việt Hải;
Tuyến du lịch mạo hiểm Tiền Đức – Mây Bầu;
Tuyến VQG – Khu du lịch sinh thái cộng đồng Phù Long.
Tuyến Hang Ủy Ban – Liên Minh – Suối Gôi;
...
Đây chính là một trong những nguồn khai thác tiềm năng giúp VQG Cát Bà có thể
khai thác và phát triển mạnh mẽ hoạt động du lịch.
3.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
a. Lễ hội
Người dân định cư trên đảo có nguồn gốc từ nhiều nơi họp thành là cộng đồng
những người sống bằng nghề biển vùng duyên hải. Các làng xã trên đảo nằm sát biển
tiện cho nghề nghiệp đánh bắt. Làng xã khu Cát Bà nằm ở thung lũng có thế mở nhìn ra
biển, nơi có dòng nước ngọt quanh năm, trên bến dưới thuyền. Do đặc điểm sống gắn bó
với biển nên chèo thuyền, đua thuyền là sinh hoạt văn hoá, hội đua thuyền chính là ngày
hội xuống nước của các làng chài. Chính ở nơi đầu sóng ngọn gió, với sức sống, tinh
thần lao động sáng tạo, người dân ở đây đã để lại những giá trị văn hoá độc đáo.
Lễ hội đua thuyền rồng trên biển là một nét văn hoá riêng có tại đảo Cát Bà. Dân
đi biển Cát Bà thường tổ chức đua thuyền rồng khi kết thúc vụ cá Bắc, mở đầu vụ các
39
Nam vào ngày ¼ dương lịch (ngày Bác Hồ về thăm Cát Bà năm 1959). Sau rất nhiều
nghi lễ trang trọng được tổ chức vào chiều và đêm hôm trước, cả ngày ¼ chỉ dành riêng
cho hội đua thuyền. Những chiếc thuyền hình thoi dài, đầu rồng chạm bằng gỗ, sơn son
thiếp vàng rực rỡ, trên khoang chở từ 22 đến 26 thanh niên rẽ sóng trên Vịnh cũng đã
thu hút rất nhiều du khách thập phương.[6].
Hình 5: Hội đua thuyền rồng tại xã Phùng Long, Cát Bà tháng 8, 2014
(Nguồn: Tác giải tự chụp trong quá trình đi thực địa)
40
Hình 6: Lễ hội đình Phù Long, Cát Bà tháng 7, 2014
(Nguồn: Tác giải tự chụp trong quá trình đi thực địa)
b. Các di tích lịch sử - văn hóa
Trên thị trấn Cát Bà ngày nay còn nhiều di tích văn hóa, lịch sử lâu đời như: đền
thờ các bà trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm phương Bắc. Hòn cẩm thạch của
làng Gia Luận đã từng là nơi tập kết dấu cọc gỗ lấy từ Vân Đồn để góp phần làm lên
chiến thắng quân Nam Hán trong trận Bạch Đằng Giang của Ngô quyền năm 938. Tại
xã Xuân Đám còn lại một phần kiến trúc bức tường thành xếp đá được xây dựng từ
thời nhà Mạc thế kỷ XVI. Người dân trên đảo cũng rất tự hào về con đường học hành đỗ
đạt của cha ông một thời. [8].
3.2. Phân tích, đánh giá và định hƣớng vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà theo
hƣớng phát triển bền vững
3.2.1. Phân tích lực điều khiển vấn đề QL MTDL tại VQG Cát Bà (D – Driving
Forces) trong chiến lƣợc, quy hoạch phát triển KT – XH nói chung và quy
hoạch ngành du lịch nói riêng của thành phố Hải Phòng
3.2.1.1. Quy hoạch và QL MTDL tại VQG Cát Bà của UBND thành phố Hải
41
Phòng
Trong phê duyệt “Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch bền vững quần đảo Cát Bà
đến năm 2030, tầm nhìn 2050” của UBND thành phố Hải Phòng và “Kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội 2015 – 2020” của UBND huyện Cát Hải không có một mục tiêu
nào liên quan đến việc QL MTDL đảo Cát Bà nói chung, VQG Cát Bà nói riêng. [18,
21].
VQG Cát Bà được thành lập vào ngày 31 tháng 3 năm 1986 theo Quyết định số 79-
CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) với tổng diện tích là
15.200 ha. Ngày 19/5/2005 UBND thành phố Hải Phòng giao Sở NN&PTNT thực hiện
nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với VQG Cát Bà tại Quyết định số 605/QĐ - UB.
Chức năng: Bảo vệ giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên bảo gồm các hệ sinh
thái thực vật, động vật rừng, biển và các nguồn gen động thực vật quý hiếm. Nghiên cứu
đặc điểm sinh vật học của một số loài động, thực vật đặc trưng của Vườn, các hệ sinh
thái điển hình rừng nhiệt đới vùng núi đá vôi. Tổ chức tham quan học tập, du lịch giới
thiệu cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên.
Năm 2004, Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục Liên Hợp quốc (UNESCO)
công nhận KDTSQ thế giới quần đảo Cát Bà với tổng diện tích là 26.140ha.
Ngày 30/10/2006 dự án điều tra quy hoạch VQG Cát Bà thành phố Hải Phòng giai
đoạn 2006 – 2010, tầm nhìn 2020 được phê duyệt tại Quyết định 2355/QĐ-UBND với
tổng diện tích là 16.196,8ha.[33].
VQG Cát Bà được phân chia thành 3 khu vực chức năng sau:
Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 4914,6ha: Được chia thành 6 phân khu, các
phân khu này đều có hợp phần biển, mỗi phân khu đều có chức năng, nhiệm vụ khác
nhau. Phương thức quản lý bảo vệ bảo tồn các phân khu nghiêm ngặt của VQG Cát Bà
được đề xuất dụa theo Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là
rừng tự nhiên.
42
Phân khu phục hồi sinh thái 1.1189,1ha: Được chia thành 4 phân khu, mỗi phân
khu đều có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Việc phân chia khu phục hồi sinh thái căn
cứ chủ yếu vào đực điểm, đặc thù về kiểu thảm thực vật, căn cứ vào đặc điểm địa lý tự
nhiên, ngoài ra còn căn cứ vào tình trạng chung về các loại rừng, loại đất trong khu vực.
Phân khu phục vụ hành chính 93,1ha: Là khu vực bố trí trụ sở Ban quản lý
VQG là trung tâm chỉ đạo các hoạt động bảo tồn, nghiên cứu khoa học, tổ chức dịch vụ
du lịch, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và tuyên truyền giáo dục bảo vệ tài
nguyên rừng và môi trường trong khu vực.
3.2.1.2. Định hƣớng QL MTDL đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 của
UBND thành phố Hải Phòng
Với vai trò quan trọng trong việc bảo tồn ĐDSH và cảnh quan thiên nhiên, định
hướng QL MTDL tại Cát Bà trong những năm tới đã được thể hiện trong một vài giải
pháp về quy hoạch tại phê duyệt “Quy hoạch tổng thế phát triển du lịch bền vững quần
đảo Cát Bà đến năm 2030, tầm nhìn 2050” của UBND thành phố Hải Phòng tháng 12,
2014. Định hướng QL MTDL tại VQG Cát Bà được lồng ghép trong kế hoạch phát triển
của ngành du lịch. [21].
Các giải pháp về quản lý:
- Xem xét việc xây dựng Đề án thành lập Ban quản lý quần đảo Cát Bà trực thuộc
UBND thành phố với chức năng quản lý các hoạt động phát triển du lịch, đặc biệt
là du lịch trong mối quan hệ với bảo tồn giá trị sinh thái - đa dạng sinh học, cảnh
quan và môi trường quần đảo Cát Bà.
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch cần được thực hiện với việc thành
lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại VQG, Khu dự trữ sinh quyển
thế giới,...
- Ban hành các văn bản pháp luật về quản lý du lịch nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận
lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn quần đảo Cát Bà.
- Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng trong việc thực hiện quy
43
hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng.
Giải pháp về cơ chế, chính sách:
UBND thành phố Hải Phòng chỉ đạo các ngành chức năng tập trung nghiên cứu
xây dựng một số cơ chế chính sách cơ bản sau:
- Chính sách về thuế: Thực hiện các chính sách miễn, giảm thuế theo quy định của
các luật thuế hiện hành, đặc biệt là đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch
gắn với bảo tồn, phát triển cộng đồng, có ứng dụng các công nghệ thân thiện với
môi trường và công nghệ hiện đại mà Việt Nam chưa có.
- Chính sách thu hút vốn đầu tư: Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục đầu tư,
mặt bằng xây dựng, hạ tầng và đảm bảo hài hòa lợi ích.
- Chính sách thị trường khách: Tạo môi trường dịch vụ công tốt nhất (bảo hiểm, y
tế, ngân hàng, viễn thông...) và điều kiện đi lại thuận lợi nhất để khách du lịch
tiếp cận Cát Bà.
- Chính sách về phát triển cộng đồng: Hỗ trợ nâng cao năng lực tham gia của cộng
đồng vào hoạt động du lịch; khuyến khích sử dụng nhân lực địa phương.
- Chính sách về bảo vệ tài nguyên và môi trường: Miễn giảm hoặc không thu thuế
trong thời gian nhất định với các hình thức đầu tư thuần túy cho việc bảo vệ môi
trường du lịch hoặc đầu tư kinh doanh du lịch với các công nghệ đồng bộ về bảo
vệ môi trường; khuyến khích ứng dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nước
sạch và tái sử dụng chất thải trong các cơ sở dịch vụ du lịch, sử dụng phương tiện
vận chuyển khách du lịch thân thiện với môi trường.
Giải pháp ứng phó với BĐKH:
- Nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và những tác động đến du lịch.
- Khuyến khích phát triển loại hình/sản phẩm du lịch thân thiện với môi trường,
đặc biệt là du lịch sinh thái.
- Giảm và tiến tới thay thế các thiết bị làm lạnh có sử dụng khí CFC trong các cơ
44
sở dịch vụ du lịch; hạn chế khí thải CO2 từ các phương tiện vận chuyển du lịch
trên đảo và trên vịnh với việc thực hiện lộ trình cắt giảm phương tiện giao thông
sử dụng xăng dầu.
- Khuyến khích áp dụng mô hình Giảm thiểu chất thải - Tái sử dụng - Tái chế chất
thải (3R: Reduce - Reuse - Recycle) trong hoạt động phát triển du lịch Cát Bà.
Nhóm các dự án phát triển du lịch gắn với bảo tồn:
1 Trung tâm
cứu hộ, cứu
nạn du lịch
Cát Bà.
- Cứu hộ, cứu nạn
trên biển; cấp cứu y
tế.
- Hướng dẫn, sơ cứu du
khách khi bị sinh vật độc
hại cắn, đốt...
VQG Cát
Bà
2015 -
2016
Hỗ trợ
quốc tế
2 Phục hồi và
phát triển rừng
ngập mặn từ
Phù Long dọc
theo bờ Tây đảo
Cát Bà.
- Phục hồi hệ sinh thái
rừng ngập mặn.
- Hỗ trợ phát triển sản
phẩm du lịch sinh thái.
- Tạo “lá chắn” hạn chế tác
động của Cảng Lạch
Huyện đến môi trường
đảo.
Dải ven bờ
Phù Long -
vịnh Cái
Giá
2015 -
2017
Xã hội
hóa Hỗ
trợ quốc
tế
3 Phục hồi hệ sinh
thái rạn san hô
tại các đảo Cát
Ông, Cát Dứa,
Vạn Bội, Tai
Kéo, Áng Thảm.
Phục hồi hệ sinh thái rạn
san hô vùng biển Cát Bà
Hỗ trợ phát triển sản phẩm
du lịch sinh thái - lặn biển.
Tại vùng
nước
quanh các
đảo lựa
chọn
2015 -
2017
Hỗ trợ
quốc tế
45
4 Phát triển khu
nuôi động vật
bán hoang dã
trên tuyến Vườn
Quốc gia - Ao
Ếch - Việt Hải.
Bảo tồn các loài động vật ở
VQG Cát Bà.
Góp phần tăng tính hấp
dẫn tuyến du lịch sinh thái.
VQG Cát
Bà
2015 -
2017
Hỗ trợ
quốc tế
Nhận xét: Thông qua những giải pháp về quy hoạch, QL MTDL tại VQG Cát Bà
có thể nhận thấy rằng vấn đề quản lý môi trường tại điểm du lịch Cát Bà chưa thực sự
được UBND thành phố Hải Phòng chú trọng. Định hướng chính của UBND thành phố
Hải phòng là nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh ngành dịch vụ du lịch tại đây.
3.2.2. Phân tích sức ép (P – Pressure) lên hoạt động QL MTDL tại VQG Cát Bà
Sức ép tự nhiên
Việc BĐKH đang tác động mạnh mẽ đến khu dự trữ sinh quyển Cát Bà là điều có
thể thấy rõ. Tại “Lớp tập huấn về biến đổi khí hậu cho các nhà báo” trong thời gian gần
đây, các nhà khoa học cho biết trong vòng 50 năm, biến đổi khí hậu đã làm thay đổi diện
mạo, địa chất vùng ven biển Cát Bà, nước biển ở Hải Phòng đã dâng lên mức 20cm.
Khoảng 10 năm qua nhiệt độ tại đây tăng 0,12ºC, nhiệt độ trung bình những tháng mùa
Đông luôn ở mức cao hơn so với mức trung bình của khí hậu và vẫn có xu hướng tăng.
Năm 2009 xảy ra hiện tượng mưa đá, đầu năm 2011 xảy ra hiện tượng lốc xoáy. Gió bão
gây triều cường lớn tại thị trấn Cát Hải, sương muối khiến cây héo lá và hàng loạt cây
trồng chết. Thiên tai lũ lụt gia tăng dẫn đến hiện tượng xói mòn, rửa trôi, sạt lở bờ
biển [27].
Tuy cho đến nay vẫn chưa có những đánh giá toàn diện, cụ thể về những tác động
của biến đổi khí hậu tới khu dự trữ sinh quyển Cát Bà nhưng những biểu hiện của nó tới
đời sống người dân đã ngày càng hiện rõ, như ông Mark Hawkes - chuyên gia tại khu dự
trữ sinh quyển Cát Bà nhận định: “Đó là nguy cơ thiếu nước ngọt phục vụ sinh hoạt và
46
sản xuất trong mùa khô, tăng nguy cơ nhiễm mặn của một số giếng, diện tích nuôi trồng
thủy sản nói riêng có nguy cơ giảm do nước biển dâng”.
Vấn đề về tác động của BĐKH là một trong những thách thức lớn đối với công tác
QL MTDL và bảo tồn tại một VQG nhạy cảm như Cát Bà.
Sức ép nhân tác
a. Thói quen, tập tính sinh hoạt của người dân tại vùng đệm VQG
Đời sống của cộng đồng dân cư tại các khu vùng đệm của Vườn và trên đảo còn
gặp nhiều khó khăn, thiếu đất canh tác, không có công ăn việc làm ổn định, thói quen
sống dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên như săn bắt động vật, khai thác cây cảnh,
cây thuốc, lấy mật ong dẫn đến suy giảm đa dạng sinh học, gây ra cháy rừng.
Trong quá trình thực địa tại VQG Cát Bà, tại chợ thị trấn Cát Bà ngoài các mặt
hàng hải sản còn có rất nhiều mặt hàng người dân địa phương khai thác từ rừng để bán
cho khách du lịch như: sáp ong, mật ong rừng, các loại côn trùng như tắc kè, thằn
lằn...vv.
Hình 7: Ngoài các mặt hàng hải sản chợ tại thị trấn Cát Bà còn bán nhiều loại côn
trùng, mật/sáp ong rừng cho du khách
(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong thời gian thực địa 6, 2015)
b. Hoạt động du lịch
47
Du lịch
Khách du lịch Xây dựng cơ sở
hạ tầng
Nhu cầu
thức ăn
Nước
thải
Tiếng
ồn
Mất đất
nông
nghiệp
Chiếm
dụng
HST tự
Khai thác
vật liệu
xây dựng
VQG Cát Bà có tiềm năng đặc biệt về phát triển du lịch. Trong những năm gần
đây, lượng du khách đến đây tăng đột biến. Hoạt động du lịch đã góp phần đáng kể cải
thiện thu nhập cho người dân và ngân sách địa phương. Tuy nhiên các hoạt động du
lịch đã gây ra rất nhiều sức ép tới môi trường sinh thái nhạy cảm đặc trưng của vùng, vì
vậy, đây được coi là một động lực chi phối quan trọng tới MTDL VQG Cát Bà. Chuỗi
ảnh hưởng của phát triển du lịch được phân tích và thể hiện tóm tắt như sau:
Săn bắt,
bẫy các
loài thú,
Ô nhiễm
nguồn
nước
Ảnh
hưởng
tới các
Giảm đa
dạng
sinh học
Xói mòn
đất, sạt
lở
Chim Loài
rừng, chim,
côn
trùng
thú rừng
Phân tích các khía cạnh từ hoạt động du lịch tại VQG Cát Bà gây suy thoái
MTDL:
Áp lực số lượt khách du lịch ngày càng tăng qua các năm.
48
Xây dựng các cơ sở vật chất, hạ tầng (Nhà nghỉ, khách sạn, quán hàng, đường..)
Hình 8: Trên tuyến đƣờng du lịch tại VQG rất dễ dàng bắt gặp các loại rác thải do
khách du lịch để lại
(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình thực địa)
Hình 9: Màn bắn pháo hoa vào một số dịp cuối tuần trong mùa du lịch tại Cát Bà rất
thu hút khách du lịch tuy nhiên gây tiếng nổ lớn ảnh hƣởng đến đời sống của
các loài động vật tại VQG
(Nguồn: Ảnh tác giả chụp trong quá trình thực địa)
49
Hình 10: Hình ảnh chen lấn của khách du lịch tại bến phà Tuần Châu vào mỗi dịp cuối
tuần vào mùa du lịch tại Cát Bà
(Nguồn: Ảnh tác giải chụp trong quá trình thực địa tháng 6, 2015)
c. Áp lực từ năng lực quản lý của cán bộ VQG Cát Bà
- Gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc
kiểm tra, quan lý tại vườn.
- Đội ngũ quản lý mỏng, trình độ cán bộ, kiểm lâm còn hạn chế. Các lớp đào tạo
cho cán bộ quản lý vườn còn rất ít.
- Hiện tại vườn có 11 trạm kiểm lâm tuy nhiên thực tế cho thấy rằng con số này là
chưa đủ đối với 1 VQG rộng lớn như Cát Bà. Tình trạng săn bắt, bẫy chim, thú
rằng vẫn diễn ra mà không có sự can thiệp của chính quyền địa phương.
- Các chính sách QL MTDL còn nhiều lỏng lẻo, chưa rõ ràng. Các vấn đề về môi
trường diễn ra tại VQG chưa được kiểm tra, giám sát chặt chẽ như việc xả thải
của các khách sạn ra môi trường.
3.2.3. Phân tích hiệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_111_9747_1869982.pdf