Luận văn Đánh giá hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Tân Châu, tỉnh An Giang

Chi cục thuếhuyện Tân Châu được thành lập từnăm 1991 khi

Tân Châu tách ra từhuyện Phú Châu trên cơsởPhòng thuếcông thương

nghiệp Phú Châu trước đây. Từ đó đến nay, Chi cục thuế đi vào hoạt động

ngày càng ổn định và dần dần được hoàn thiện vềmọi mặt và công tác

mang lại hiệu quả.

pdf65 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3008 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả quản lý thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục thuế huyện Tân Châu, tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, thủy sản, gia súc, rau quả; tăng cường công tác quản lý thị trường góp phần ổn định thị trường và phát triển lành mạnh… Dựa vào những kết quả đạt được trong những năm qua Ủy ban nhân dân huyện đặt ra những mục tiêu và giải pháp cụ thể đối với từng khu vực kinh tế để định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện sao cho đúng hướng và phát huy tối đa nguồn lực sẵn có, tạo đà cho sự phát triển ổn định và SVTH: Lý Thị Thùy Trang 24 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất bền vững về sau. Các mục tiêu được đưa ra là mục tiêu lâu dài và các giải pháp là chiến lược, thiết thực nhưng đạt được kế hoạch đề ra là nhiệm vụ không dễ dàng cho các thành phần kinh tế, các cơ quan chức năng thực thi. Bởi vì để kinh tế phát triển thì cần có sự phát triển đồng bộ về mọi mặt của xã hội cả về văn hóa và ổn định an ninh, quốc phòng…Và công tác quản lý Nhà nước phải đảm bảo cho mọi việc diễn ra đồng bộ, hỗ trợ nhau tạo sức bật đủ lớn cho tiến trình xây dựng huyện. 9 Những thuận lợi và khó khăn trong môi trường kinh doanh ở Tân Châu: ƒ Thuận lợi: Có được sự lãnh đạo, điều hành hiệu quả của Ủy ban nhân dân huyện và các ngành các cấp; tốc độ tăng trưởng từ 2001 đến nay đều trên 10%; cơ cấu kinh tế chuyển đổi theo thế mạnh của địa phương; cơ sở hạ tầng, phúc lợi xã hội được quan tâm đầu tư; có nhiều chính sách phát triển kinh tế; đời sống vật chất, tinh thần nhân dân được cải thiện đáng kể; văn hóa xã hội từng bước phát triển; kinh nghiệm và trình độ sản xuất được nâng cao, nhiều mô hình sản xuất giỏi, sản xuất thí điểm mang lại hiệu quả cao…. ƒ Khó khăn: Sự chuyển dịch cơ cấu chung của huyện còn chậm, chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp còn chưa vững chắc và ổn định, hiệu quả; chất lượng sản phẩm có tăng nhưng kém sức cạnh tranh; qui mô sản xuất còn nhỏ lẻ, năng suất, chất lượng, hiệu quả còn thấp; thời tiết khí hậu thay đổi thất thường, cảnh báo những nguy cơ và tác động xấu có thể xảy ra; lĩnh vực xã hội còn nhiều tồn tại, bức xúc… Tóm lại, con đường đi lên sự phát triển thì bao giờ cũng nhọc nhằn, chông gai chứ không đầy hoa thơm và cỏ lạ. Nhưng với mục tiêu phía trước và hướng đi được vạch rõ cùng sự quyết tâm của mọi ngành, mọi nghề, mọi người thì đích đến ở ngay phía trước. SVTH: Lý Thị Thùy Trang 25 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất 2.3 Giới thiệu sơ lược về Chi cục thuế huyện Tân Châu: Chi cục thuế huyện Tân Châu được thành lập từ năm 1991 khi Tân Châu tách ra từ huyện Phú Châu trên cơ sở Phòng thuế công thương nghiệp Phú Châu trước đây. Từ đó đến nay, Chi cục thuế đi vào hoạt động ngày càng ổn định và dần dần được hoàn thiện về mọi mặt và công tác mang lại hiệu quả. 2.3.1 Bộ máy tổ chức: (được in thành 2 trang riêng) SVTH: Lý Thị Thùy Trang 26 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất SVTH: Lý Thị Thùy Trang 27 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất Qua các tài liệu phân tích về tình hình nhân sự ở Chi cục thuế huyện Tân Châu, nhận thấy: trình độ văn hóa: tốt nghiệp cấp 2 chiếm tỷ lệ 4,34%, tốt nghiệp cấp 3 chiếm tỷ lệ là 95,66%; trình độ chuyên môn: sơ cấp chiếm tỷ lệ 2,44%, trung cấp chiếm tỷ lệ 50%, đại học chiếm tỷ lệ 31,70%; số còn lại là nhân viên hợp đồng. Cán bộ- công nhân viên công tác lâu năm nhiều kinh nghiệm chiếm tỷ lệ 25,60%. Số người trẻ chiếm khoảng 50%. Qua thực tế đó ta thấy, Chi cục thuế chú trọng công tác nhân sự, không chỉ chú trọng kiến thức chuyên môn mà còn tạo mọi điều kiện thuận lợi để cán bộ công nhân viên học tập, rèn luyện. Thời gian qua, Chi cục thuế thường xuyên gởi cán bộ tham dự các khoá tập huấn ngắn và dài hạn để nâng cao chuyên môn và cập nhật những thông tin, chính sách, nhiệm vụ mới trong điều kiện mới. 2.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban: ¾ Chi cục thuế: Thực hiên nhiệm vụ chung: dự toán thu thuế và thu khác trên địa bàn, đề ra biện pháp, phương án thu thống nhất cho toàn Chi cục thuế thực hiện đúng theo Luật định; kiểm tra thực hiện kế hoạch thu; chịu trách nhiệm trước Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện, Ban lãnh đạo Cục thuế về mặt chỉ tiêu của Chi cục thuế, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân huyện, Cục thuế trong việc đề nghị miễn giảm thuế …Tăng cường mối quan hệ giữa các ngành, các cấp trong địa bàn huyện. Thực hiện các chức năng quản lý và điều động cán bộ, công nhân viên thuộc phạm vi mình quản lý cho phù hợp với từng địa bàn, xét khen thưởng, đề bạt cán bộ đồng thời xử lý kỉ luật cán bộ vi phạm những qui định ngành thuế. ¾ Ban lãnh đạo chi cục: Chi cục trưởng và 2 phó chi cục trưởng thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo công tác quản lý thu thuế tại địa bàn huyện theo các chính sách, Luật, Nghị định, Thông tư về thuế của Nhà nước và dưới sự chỉ đạo của các cơ quan,ban ngành có thẩm quyền. ¾ Tổ Nhân sự- Hành chính quản trị- Tài vụ: Thực hiện công tác quản lý cán bộ như: đề nghị nâng lương, tuyển dụng, chuyển ngạch, kỉ luật đối với cán bộ của Chi cục thuế; đề nghị tổ chức, SVTH: Lý Thị Thùy Trang 28 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất phân công công việc giữa các tổ, đội và từng cán bộ; xây dựng qui hoạch cán bộ lãnh đạo tổ, đội; thực hiện các báo cáo thống kê về công tác cán bộ; phối hợp với các tổ, đội có liên quan để tổ chức hướng dẫn học tập nghiệp vụ cho cán bộ của Chi cục…Thực hiện công tác văn thư, hành chính của Chi cục Thuế: xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của cơ quan, đôn đốc việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, đánh máy, in ấn các tài liệu, tiếp nhận phân phối và lưu hành công văn, giấy tờ theo qui chế làm việc của cơ quan; đề xuất việc trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho cơ quan; phối hợp với các tổ chức khác trong việc tiếp khách, tiếp dân đến cơ quan làm việc…Quản lý kinh phí chi tiêu của Chi cục Thuế, gồm: lập dự toán chi ngân sách của đơn vị; quản lý việc thanh toán chi trả tiền lương, thưởng, phụ cấp.. hàng tháng cho cán bộ cơ quan; đảm bảo công tác hậu cần phục vụ nhu cầu công tác và sinh hoạt của cơ quan; thực hiện chế độ thanh, quyết toán và báo cáo định kỳ theo chế độ qui định.Thực hiện công tác khác có liên quan đến cán bộ công chức, hành chính và tài vụ cơ quan. ¾ Tổ xử lý dữ liệu: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong việc lập dự toán thu, thực hiện tính thuế, lập bộ ra thông báo thuế và kế toán thu. Cụ thể là: Chủ trì trong việc lập dự toán thu; theo dõi tình hình thực hiện dự toán thu thuế từng tháng, quý, năm; lập sổ lưu giữ các chỉ tiêu kinh tế, các số liệu có liên quan đến công tác xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Lập bộ thuế; xử lý tờ khai thuế (của các đối tượng kê khai); tính thuế, tính nợ, tính phạt hoặc ấn định thuế, phát hành thông báo thuế; kế toán và theo dõi thu nộp thực hiện thống kê thuế; xem xét quyết toán thuế của các đối tượng kê khai, xác định số thuế phải nộp và thực nộp trong năm, số thuế nộp thừa, số thuế nộp thiếu để đưa vào thông báo tiếp theo. Cung cấp các thông tin cần thiết cho các tổ Nghiệp vụ, tổ Thanh tra và các đội thuế phục vụ cho công tác quản lý thu. ¾ Tổ quản lý ấn chỉ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong công tác quản lý ấn chỉ thuế. Cụ thể như: SVTH: Lý Thị Thùy Trang 29 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất Tổ chức kế toán nhập, xuất tất cả các loại ấn chỉ thuế, cấp phát và bán hóa đơn, tờ khai thuế cho đối tượng nộp thuế; mở sổ sách theo dõi quản lý, thanh toán biên lai thuế, phí, lệ phí với từng cán bộ thuế, đơn vị sử dụng biên lai thu phí, lệ phí. Lập báo cáo tình hình sử dụng biên lai thuế, phí, lệ phí, hóa đơn, chứng từ theo đúng chế độ qui định; theo dõi quản lý và kiểm tra đối tượng sử dụng hóa đơn, chứng từ trên địa bàn. Hướng dẫn các đối tượng sử dụng biên lai thuế, phí, lệ phí, hóa đơn, chứng từ…thực hiện đúng việc ghi chép, quản lý sử dụng theo đúng chế độ qui định của Nhà nước. Thanh hủy ấn chỉ thuế hết hạn sử dụng theo đúng qui định… ¾ Tổ nghiệp vụ: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế hướng dẫn, chỉ đạo về nghiệp vụ thuế đối với các đối tượng nộp thuế và các tổ, đội của Chi cục Thuế; điều tra xác định doanh thu thực tế của các hộ kinh doanh để đề xuất kế hoạch điều chỉnh doanh thu đối với hộ thu ổn định… Tổ Nghiệp vụ cần phối hợp với các đội thuế xã trong việc kiểm tra, xác minh các hồ sơ, tờ khai thuế, lệ phí, đảm bảo tính chính xác để chuyển cho Tổ xử lý dữ liệu ra thông báo thu, đảm bảo sự kiểm tra giám sát lẫn nhau trong quá trình thu. ¾ Tổ Thanh tra, kiểm tra: Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế trong việc thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế trong việc thực hiện chính sách thuế, các chế độ quản lý; xử lý khiếu nại và vi phạm về thuế của đối tượng nộp thuế, phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện cưỡng chế thuế. Cụ thể như: Thực hiện thanh tra, kiểm tra các đối tượng nộp thuế; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật thuế; thanh tra, kiểm tra cán bộ thuế trong việc thực thi chính sách thuế, các biện pháp nghiệp vụ hành thu. Xử lý các trường hợp vi phạm về thuế, giải quyết các khiếu nại về thuế theo thẩm quyền. Phối hợp các đơn vị có liên quan thực hiện cưỡng chế thuế đối với các đối tượng nộp thuế vi pham Pháp Luật về thuế; phối hợp với các lực lượng kiểm tra, kiểm soát thị trường… SVTH: Lý Thị Thùy Trang 30 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất ¾ Đội thuế xã: Đội thuế có nhiệm vụ quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế, xác định chính sách căn cứ tính thuế, cung cấp cho bộ phận tính thuế, lập bộ, phát hành thông báo nộp thuế và đôn đốc thu nộp các loại thuế phát sinh trên địa bàn đối với các cơ sở cá nhân , các hợp tác xã, các tổ chức kinh tế xã hội thuộc các thành phần kinh tế. Tổ chức cho các đối tượng nộp tiền thuế vào kho bạc Nhà nước, nếu nơi nào xa xôi thì tổ chức thu tại cơ sở, thanh toán kịp thời biên lại, ấn chỉ thuế. Phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn, tổ đoàn thể trên địa bàn tuyên truyền giáo dục, giải thích, vận động các đối tượng sản xuất kinh doanh và nhân dân tự giác thực hiện nghiêm chỉnh các Luật và Pháp lệnh thuế. Phối hợp với bộ phận kiểm tra, xử lý việc chấp hành chính sách, chế độ, nghĩa vụ nộp thuế, kết hợp với các ngành xử phạt hành chính, cưỡng chế việc trốn lậu thuế…Thực hiện các biện pháp chuyên môn nghiệp vụ đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các loại thuế và thu khác trên địa bàn, kết quả thu hàng tháng, quý, năm, tình hình chấp hành các luật và các hướng dẫn của Nhà nước về thuế và thu khác. Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong việc đề nghị miễn, giảm thuế theo qui định của Pháp luật, đề xuất với ngành, địa phương các biện pháp tổ chức thực hiện phù hợp với tình hình thực tế. Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế quản lý thu thuế các đối tượng nộp thuế trên địa bàn được giao; tham gia với Tổ xử lý dữ liệu để xây dựng kế toán thu thuế… SVTH: Lý Thị Thùy Trang 31 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG, THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 3.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH QUẢN LÝ THU: 3.1.1 Năm 2001: Trong năm 2001, toàn huyện thu được 34.468 triệu đồng, đạt 109% chỉ tiêu tỷnh giao, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân. Riêng đối với thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp tình hình thu như sau: Bảng 3: Tình hình thu thuế giá trị gia tăng. thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2001 ĐVT: triệu đồng Khoản mục Chỉ tiêu Thực hiện Chênh lệch thực hiện so chỉ tiêu % thực hiện so chỉ tiêu Thuế giá trị gia tăng 6.315 6.875 560 108,87 Thuế thu nhập doanh nghiệp 8.920 5.437 -3.483 60,95 Tổng cộng 15.235 12.312 -2.923 80,81 Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu Xét thuế giá trị gia tăng, thực hiện đạt 108,87%, vượt 9% so dự toán đề ra với số tuyệt đối là 560 triệu đồng. Con số 560 triệu đồng không phải là đáng kể nhưng trong hoàn cảnh huyện Tân Châu bị thiên tai lũ lụt ảnh hưởng nặng nề đến đời sống kinh tế xã hội của nhân dân thì đã là đạt chỉ tiêu. Trái lại, thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm chỉ thu được 5.437 triệu đồng, thấp hơn 29% so kế hoạch với số tuyệt đối là 3.483 triệu đồng. Đây là vấn đề rất đáng quan tâm, ảnh hưởng của thiên tai cũng không gây thất thu lớn đến vậy. Từ các số thu trên dẫn đến tổng thu từ hai loại thuế trên chỉ đạt gần 81% so dự toán, trong khi thu từ thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm đến 35,53% tổng thu trên địa bàn. Tình hình thu diễn ra như thế thì có nhiều nguyên nhân, do bản thân nền kinh tế giảm sút, do công tác quản lý còn nhiều thiếu sót, do ý thức doanh nghiệp kém, gian lận của cán bộ thuế, của doanh nghiệp… SVTH: Lý Thị Thùy Trang 32 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất Về nguyên nhân kinh tế, đây là một năm rất khó khăn cho sự phát triển kinh tế huyện trước sự tấn công quá nhanh của lũ lụt đến mức không ứng phó kịp thời, đây là điểm khác so mọi năm. Hậu quả của nó là sự tác động dây chuyền, mùa màng thất thu khiến nông dân mất thu nhập dẫn đến khu vực nông lâm ngư nghiệp giảm 11% so năm trước trong khi ngành này chiếm tỷ trọng đến 33,88%. Do nông dân chiếm đa phần nên sự tụt giảm này khiến cho ngành thương mại dịch vụ kém sôi động hẳn so sức mua trên thị trường giảm đáng kể, ngành này chiếm đến 43,63% cơ cấu và mức tăng trưởng chỉ đạt 5,97%. Những tác động này tạo sức ì lớn cho kinh tế huyện, tuy nhiên khu vực công nghiệp- xây dựng lại có mức tăng đột biến đến 98,17% do có nhiều khu dân cư mới được thành lập. Sự tăng trưởng mang nhiều tính thời vụ đó là cú huých cho nền kinh tế huyện lúc đó, giúp cho tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,4%, điều này vượt xa mong đợi trong tình hình khó khăn như vậy. Với bức tranh toàn cảnh kinh tế huyện Tân Châu như thế thì có thể giải thích một phần về số thu thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Do hầu hết các lĩnh vực đều xuống dốc nên thu nhập doanh nghiệp giảm là điều dễ hiểu, dẫn đến số thuế thu nhập doanh nghiệp giảm theo. Ngược lại, thuế giá trị gia tăng lại tăng vì dù cho hầu hết các lĩnh vực suy yếu nhưng GDP vẫn tăng hơn 10%, mức tăng tương đối cao, tạo thêm nhiều giá trị gia tăng trong xã hội là cơ sở cho việc thu thuế giá trị gia tăng. Với bấy nhiêu lý giải thì không đủ để giải thích tình hình thu trong năm qua, còn phải kể đến công tác quản lý, công tác này góp phần rất lớn đến kết quả thu nhưng lại có nhiều thiếu sót như: công tác quản lý hộ chưa tích cực, bỏ sót rất nhiều hộ kinh doanh nhỏ, lẻ do cán bộ thuế và hội đồng tư vấn thuế còn ngán ngại vì cho rằng mức thu không đáng kể hoặc đưa vào lập bộ sẽ khó thu, khó xử lý; quản lý hộ thời vụ còn lỏng lẽo, nhất là hộ kinh doanh thuộc lĩnh vực xây dựng; các cơ sở kinh doanh gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua việc ghi giảm doanh thu hay tăng chi phí hợp lý, hoặc cả hai bằng rất nhiều mánh khoé mà cán bộ thuế phát hiện rất ít… Huyện Tân Châu là nơi kinh doanh mua bán nông sản nhộn nhịp, nguồn hàng hoá hình thành từ sản lượng lương thực của huyện trung bình hàng năm SVTH: Lý Thị Thùy Trang 33 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất lên đến 115.000 ngàn tấn, ngoài ra còn có lương thực từ các huyện lân cận và từ Campuchia. Các doanh nghiệp thuộc Chi cục quản lý năm nay có doanh số chỉ đạt 13% về quản lý doanh số bán hàng so năm trước, chỉ đạt 19% về quản lý doanh số bán hàng so nguồn lương thực. Như vậy, nguồn thất thu thuế là rất lớn. 3.1.2 Năm 2002: Tổng thu ngân sách Nhà nước từ thuế năm 2002 trên địa bàn huyện đạt 35.769 triệu đồng, vượt 17,93% so dự toán tỷnh, cao hơn 5,20% so chỉ tiêu phấn đấu cục giao. Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp như sau: Bảng 4: Tình hình thu thuế giá trị gia tăng. thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2002 ĐVT: triệu đồng Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu Chênh lệch thực thu so Tỷ lệ đạt (%) Khoản mục Chỉ tiêu pháp lệnh Chỉ tiêu phấn đấu Thực thu So CTPL So CTPĐ So CTPL So CTPĐ Thuê giá trị gia tăng 8.620 9.000 12.252 3.632 3.252 142,13 136,12 Thuế thu nhập doanh nghiệp 4.245 5.090 5.375 1.130 285 126,62 105,60 Tổng cộng 12.865 14.090 17.627 4.762 3.537 137,02 125,10 Qua bảng ta thấy, tổng thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp đạt 137,02% so chỉ tiêu pháp lệnh, đạt 125,10% so chỉ tiêu phấn đấu. Đây là mức đạt chỉ tiêu rất cao so các năm trước. Riêng thuế giá trị gia tăng thực thu đạt 12.252 triệu đồng, hơn so chỉ tiêu phấn đấu đến 3.252 triệu đồng, tương đương 36,13%. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, tình hình thu cũng rất khả quan với số thực thu là 5.375 triệu đồng, cao hơn 5,6% so chỉ tiêu phấn đấu. Nhìn chung, tình hình thu thuế tiến triển rất tốt so với năm 2001. Trong năm này, điều kiện triển khai thu thuế cũng gặp rất nhiều khó khăn: tình hình SVTH: Lý Thị Thùy Trang 34 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất kinh tế không ổn định do giá cả nông sản biến động mạnh, mức tăng trưởng năm 2001 thấp, bị thiên tai 3 năm liên tiếp…Do vậy, đạt được kết quả trên là do các nguyên nhân như: mức tăng trưởng GDP đạt hơn 10%; công tác quản lý có nhiều đổi mới khắc phục thiếu sót của những năm vừa qua; các cơ sở kinh doanh làm ăn có hiệu quả hơn… Về kinh tế, tình hình có nhiều khởi sắc với mức tăng trưởng đạt 10,8%, tuy vẫn còn đó những khó khăn. Cụ thể từng khu vực như sau: ngành nông nghiệp chiếm 35,05% trong cơ cấu kinh tế có mức tăng 5,81%. Đây là một bước tiến bộ đặc biệt, GDP trong ngành này năm 2001 tăng trưởng âm mà bây giờ lại đạt hơn 5%, tăng đến 16%. Nhờ đó khu vực thương mại dịch vụ cũng được vực dậy và sôi động trong cả năm, tăng 11,12% so năm trước với cơ cấu chiếm gần 45%. Ngành công nghiệp- xây dựng có giảm nhưng vẫn đạt mức 18,53%. Như vậy, xét về khía cạnh kinh tế thì thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp được thu tăng là điều tất yếu. Song, để có được mức tăng cao như thế thì phải kể đến đóng góp của công tác quản lý. Những nguyên nhân thúc đẩy tăng nguồn thu như là: công tác quản lý đối tượng nộp thuế được tăng cường hơn, Chi cục quan tâm khai thác triệt để nguồn thu trên cơ sở thực hiện đúng luật; công tác quản lý doanh số thuế đối với các doanh nghiệp, hộ cá thể được nâng chất lượng; thực hiện chế độ số sách kế toán hoá đơn, chứng từ ngày càng chuyên nghiệp, bài bản hơn; mở rộng diện hộ cá thể nộp thuế theo phương pháp khấu trừ…Bên cạnh đó, từ đầu năm Chi cục thuế tiếp nhận trên 46 doanh nghiệp từ Cục chuyển về để tiếp tục quản lý sát hơn và tăng thu. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại chủ yếu như: tính chuyên nghiệp của các cơ sở kinh doanh chưa cao; chủ yếu là buôn bán nhỏ, lẻ; không thực hiện đúng chế độ số sách kế toán do nhiều nguyên nhân như trình độ thấp nên ít hiểu biết về luật để tuân thủ cho đúng, cố tình làm sai để gian lận hay đơn giản hoá các thủ tục để việc mua bán được tiến hành nhanh chóng vì thực hiện trình tự theo luật định đôi khi đòi hỏi nhiều thời gian…Những gian lận thường thấy là lợi dụng quy trình tự tính thuế, tự kê khai thuế một số doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm trong kê khai nhằm mục đích trốn thuế như lập bảng kê khấu trừ đầu vào SVTH: Lý Thị Thùy Trang 35 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất khống, ghi giá mua cao hơn giá thực tế hoặc xuất hoá đơn thấp hơn giá thanh toán trong khi Chi cục thuế chỉ thu theo kê khai của doanh nghiệp, chỉ khi nhận thấy có biểu hiện trốn thuế mới tập trung kiểm tra, xử lý…. Về phía cán bộ thuế đã có nhiều cố gắng nhưng ở khâu kiểm soát hộ và doanh số thuế, thanh tra, kiểm tra vẫn còn những tồn đọng, đáng chú ý là ở một số cán bộ thuế tinh thần trách nhiệm chưa cao. 3.1.3 Năm 2003: Tổng thu ngân sách trên địa bàn là 47.374 triệu vượt 14,29% so dự toán pháp lệnh, vượt 8,16% so dự toán phấn đấu và tăng 42,44% so cùng kỳ 2002. Đây là năm thứ 3 của kế hoạch kinh tế xã hội 5 năm (2001- 2005), ngành thuế liên tục hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn, số thu năm sau cao hơn năm trước, năm 2003 có số thu tăng hơn 2002 là 11.605 triệu đồng. Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2003 như sau: Bảng 5 : Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003: ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu Chênh lệch thực thu so Tỷ lệ đạt (%) Khoản mục Chỉ tiêu pháp lệnh (CTPL) Chỉ tiêu phấn đấu (CTPĐ) Thực thu So CTPL So CTPĐ So CTPL So CTPĐ Thuế giá trị gia tăng 16.025 16.560 16.828 803 268 105,01 101,62 Thuế thu nhập doanh nghiệp 4.575 4.575 5.208 633 633 113,84 113,84 Tổng cộng 20.600 21.135 22.036 1.436 901 106,97 104,26 Qua bảng ta thấy, thuế giá trị gia tăng có tăng nhưng không cao chỉ vượt 5,01% so chỉ tiêu pháp lệnh và hầu như bằng chỉ tiêu phấn đấu. Còn thuế thu SVTH: Lý Thị Thùy Trang 36 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất nhập doanh nghiệp có mức tăng cao hơn, vượt 13,84% so chỉ tiêu đề ra. Tính chung cả hai loại thuế thì tăng 6,97% so chỉ tiêu pháp lệnh, tăng 4,26% so chỉ tiêu phấn đấu với số tuyệt đối tương ứng là 1.436 triệu đồng và 901 triệu đồng. Qua đó cho thấy, mức đạt kế hoạch đề ra thấp hơn rất nhiều so năm trước. Điều này có thể được hiểu là tình hình thu thuế năm 2001 rất xấu nên khi nền kinh tế được vực dậy cộng thêm nhiều thay đổi tích cực trong cung cách quản lý giúp nguồn thu năm 2002 tăng đột biến so kế hoạch. Sang năm 2003, tình hình đi vào ổn định về mọi mặt nên kế hoạch đặt ra rất sát thực tế do vậy không vượt xa kế hoạch là điều dễ hiểu. Cũng có thể lý giải thực trạng thu bằng hoàn cảnh lúc bấy giờ. Về kinh tế năm 2003, nền kinh tế đi vào ổn định và tiếp tục đà tăng trưởng của năm 2002 với mức tăng GDP đạt 10,6%, tương đương năm trước tuy có hơi chững lại. Ngành thương mại dịch vụ mỗi năm một chứng tỏ vai trò chủ đạo với cơ cấu mỗi năm mỗi tăng và hiện thời là 46,16%, đạt mức tăng trưởng là 14,03%. Có thể nói ngành thương mại dịch vụ là đầu tàu kéo cả con tàu kinh tế Tân Châu tiến trên con đường phát triển. Ngành này có bước tiến ngày càng vững chắc cũng một phần do ngành nông nghiệp từ 2002 đến nay tương đối ổn định, chính quyền có nhiều biện pháp giúp bình ổn ngành này cũng từ đó giúp đời sống nhân dân tiến bộ một bước cả về vật chất lẫn tinh thần. Khu vực công nghiệp- xây dựng đến nay vẫn giũ mức tăng trưởng đều đặn, tỷ trọng tiếp tục tăng đến 20,77% với tốc độ phát triển là 13,18%. Nhìn chung, những bước tiến đó giúp việc thu thuế diễn ra dễ dàng và có hiệu quả hơn. Ngoài kinh tế, còn có những nguyên nhân như: công tác quản lý hộ được tăng cường, đặc biệt là hộ sổ sách kế toán; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, hoàn thuế…để chống thất thu thuế; công tác phối hợp giữa Chi cục thuế và các cơ quan ban ngành phát huy hiệu quả rõ rệt; Chi cục thuế đặt ra chỉ tiêu từ đầu năm và quyết tâm thu vượt kế hoạch. Còn với các doanh nghiệp công tác quản lý hộ, doanh số có nhiều tiến bộ. Trái với những viễn cảnh tươi đẹp trên thì vẫn còn đó những tồn tại, đó là: các doanh nghiệp, hộ mở số sách kế toán chưa kê khai trung thực kết quả kinh doanh, vẫn còn tình trạng hộ lớn có mức thuế thấp hơn hộ nhỏ; công tác quyết toán và SVTH: Lý Thị Thùy Trang 37 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất kiểm tra quyết toán thuế đối với các tổ chức và hộ cá thể sản xuất kinh doanh cũng mới chỉ đạt kết quả bước đầu, mức độ phát hiện vi phạm chưa sâu, tỷ suất lợi nhuận đạt được còn thấp… 3.1.4 Qua 3 năm: Để có được cách nhìn tổng quan hơn về sự phát triển trong hiệu quả công tác thu thuế, ngoài đánh giá kết quả đạt được so chỉ tiêu thì cần đặt chúng trong mối liên hệ theo thời gian, tức là qua các năm, cụ thể là qua 3 năm gần đây, từ 2001 đến 2003. Bảng 6: Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp qua 3 năm (2001- 2003) ĐVT: triệu đồng Thực thu Chênh lệch Tỷ lệ đạt (%) Khoản mục 2001 2002 2003 2002 so 2001 2003 so 2002 2002 so 2001 2003 so 2002 Thuê giá trị gia tăng 6.875 12.252 16.828 9.953 4.576 178,18 137,35 Thuế thu nhập doanh nghiệp 5.437 5.375 5.208 -229 -176 98,86 96,89 Tổng cộng 12.312 17.627 22.036 9.724 4.400 143,17 125,01 Nguồn: Chi cục thuế huyện Tân Châu SVTH: Lý Thị Thùy Trang 38 Đánh giá hiệu quả quản lý thuế GTGT, thuế TNDN GVHD: Th.S Nguyễn Duy Nhất Biểu đồ1: Tình hình thu thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp qua 3 năm 12.252 16.882 6.875 5.2085.3755.437 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDanh gia hieu qua quan ly thue GTGT TNDN.pdf
Tài liệu liên quan