Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp và chế biến lương thực Thốt Nốt

MỤCLỤC



Phần mởđầu.

1. Lý do chọn đềtài.

2. Mụctiêu củađềtài.

3. Nộidung nghiên cứu.

4. Phương pháp nghiên cứu.

5. Phạmvinghiên cứu.

Chương I:Sơlượcvềcông ty.

2.1. Đặcđiểmchung.

2.1.1. Quátrình hình thành vàpháttriển.

2.1.2. Ngành nghềkinh doanh .

2.2. Tổ chứcbộ máy củacông ty.

2.2.1. Cácphòng ban.

2.2.2. Cáctrung tâm, cửahàng, xínghiệp trựcthuộccông ty.

Chương II:Đánh giáhiệu quảsử dụng nguồn vốn kinh doanh tạicông ty.

2.1. Tổng quan vềnguồn vốn kinh doanh.

2.1.1. Nợphảitrả.

2.1.2. Nguồn vốn chủ sởhữu .

2.1.3. Phân tích kết cấu nguồn vốn tại công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp

vàchếbiến lương thựcThốtNốtnăm2004.

2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh của công ty

trong thờigian banămqua.

2.2.1. Biến động nguồn vốn quabanăm.

2.2.2. Tình hình nguồn vốn vàsử dụng nguồn vốn củacông ty.

2.3. Hiệu quảvàhạn chế .

Chương III:Cácbiện pháp vàkiến nghị.

3.1. Nguyên nhân hạn chế.

3.2. Biện pháp vàkiến nghị .

Phần kếtluận.

pdf55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7504 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh tại công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp và chế biến lương thực Thốt Nốt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ách bán hàng hấp dẫn mà điều chủ yếu là cho khách hàng nợ để giữ mối và công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp và chế biến lương thực Thốt Nốt cũng không ngoại lệ tức là cho khách hàng chịu. Tuy nhiên, tình hình các khoản phải thu của công ty đang tăng lên thì đòi hỏi nhà quản lý cũng cần có một chính sách thu hồi vốn hiệu quả hơn nữa để nguồn vốn của công ty được tài trợ cho việc mở rộng quy mô, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường chứ không phải cạnh tranh chủ yếu bằng việc bán chịu. Bởi vì thông thường các nhà quản trị luôn muốn mình sử dụng đồng vốn của mình cho có hiệu quả đồng thời sử dụng kỹ năng kinh doanh của mình để sử dụng tốt vốn của người khác. Việc các khoản SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 18- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương phải thu tăng lên thể hiện việc công ty bị người ta chiếm dụng vốn do đó công ty cần chú y hơn ở chính sách tín dụng như các khoản phải thu, các khoản nợ khó đòi… 2.2.2.1. Phân tích nguồn và sử dụng nguồn của công ty trong năm 2004 Bảng 8: Bảng phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn năm 2004 Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Thay đổi Nguồn vốn Sử dụng vốn * Tài sản 1. Vốn bằng tiền 23,1 23,8 0,7 0,7 2.Đầu tư ngắn hạn 1,6 1,6 1,6 3. Các khoản phải thu 116,8 170,3 53,5 53,5 4. Hàng tồn kho 51,5 60,6 9,1 9,1 5. TSLĐ khác 1,9 2,6 0,7 0,7 6. Tài sản cố định 23,9 26,7 2,8 2,8 * Nguồn vốn 1. Nợ Ngắn hạn 175,9 240,8 64,9 64,9 2. Nợ dài hạn 5,5 0,2 -5,3 5,3 3. Nợ khác 5,3 5,2 -0,1 0,1 3. Vốn chủ sở hữu 30,5 39,4 8,9 8,9 Tổng cộng 73,8 73,8 Nguồn cung cấp số liệu: phòng KT- TC công ty CPTN và chế biến lương thực Thốt Nốt Với tổng nguồn vốn được huy động trong năm 2004 là 73,8 tỷ đồng đã tăng cao một cách đáng kể so với năm ngoái mà chủ yếu việc tìm nguồn bằng cách tăng nợ ngắn hạn lên 64,9 tỷ đồng và tuy có tăng vốn chủ sở hữu nhưng chỉ tăng lên 8,9 tỷ. Vốn bằng tiền tăng lên không đáng kể cho thấy công ty trong năm đã quản lý chặt hơn vấn đề vốn bằng tiền bởi vì nếu nhiều tiền thì dễ phát sinh tiêu cực. Việc công ty đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn giải thích cho việc công ty đã quản lý tiền mặt tốt hơn năm trước. Các chứng khoán ngắn hạn này có khả năng thanh khoản cao nên nếu lúc cần thiết công ty có thể chuyển đổi ra tiền mặt một cách dễ dàng. SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 19- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương Nguồn vốn mà công ty huy động được trong năm 2004 được tài trợ chủ yếu vào việc tăng các khoản phải thu 53,5 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự tồn tại của năm 2003 về việc quản trị các khoản phải thu trong năm nay chưa được khắc phục. Các khoản phải thu tăng lên mạnh chính là điểm đáng quan tâm nhất trong bảng nguồn và sử dụng nguồn của công ty trong năm 2004. Đây là xu hướng không tốt đối với nhà quản lý công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp và chế biến lương thực Thốt Nốt. Nếu tình trạng này kéo dài thì công ty sẽ gặp rủi ro kinh doanh nhiều hơn tức là sẽ có nhiều khoản nợ khó đòi đối với khách hàng có tình trạng tài chính không bình thường. Mặc dù đồng ý rằng cần phải bán chịu để giữ chân khách hàng, cạnh tranh với các đối thủ khác… nhưng rõ ràng trong khi công ty còn phải đi vay nợ nhiều thì ngược lại để người ta chiếm dụng vốn cũng không ít. Vậy thì tại sao công ty lại không có một chính sách tín dụng linh hoạt hơn nhưng đồng thời cũng thắt chặt hơn để đảm bảo sự luân chuyển vốn trong kinh doanh? Có thể nói hầu hết các công ty đều phát sinh các khoản phải thu nhưng với mức độ khác nhau từ mức không đáng kể cho đến mức không thể kiểm soát nổi. Kiểm soát các khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu hàng hoá thì công ty sẽ mất cơ hội bán hàng, do đó mất đi lợi nhuận. Nếu bán chịu hàng hoá quá nhiều thì chi phí cho các khoản phải thu tăng và nguy cơ phát sinh các khoản nợ khó đòi, do đó, rủi ro không thu hồi được nợ cũng gia tăng. Các khoản phải thu chủ yếu phụ thuộc vào chính sách bán chịu hàng hoá nhưng vấn đề ở đây là các nhà quản lý cần so sánh xem nếu bán chịu thì doanh thu của công ty gia tăng tạo ra lợi nhuận gia tăng như thế nào so với phí tổn tăng thêm khi cho khách hàng chịu. Vấn đề tiếp theo trong bảng nguồn và sử dụng nguồn của năm 2004 là việc tăng lên của tài sản cố định nhưng nguồn nợ dài hạn tài trợ cho nó lại không có. Nguyên nhân của tình trạng này là do công ty đã sử dụng nguồn vốn tự có của mình để đáp ứng nhu cầu cho tài sản cố định tăng lên. Điều này hoàn toàn phù hợp khi mà công ty đang làm ăn có lãi còn nếu ngược lại thì tất nhiên tài sản SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 20- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương cố định sẽ phải được đầu tư bằng vốn ngắn hạn. Đối với công ty trong trường hợp này là điều hoàn toàn hợp lý. Để xem xét xem cơ cấu nguốn vốn của công ty trong các năm đã hợp lý hay chưa thì ngoài việc xem xét tính hợp lý của việc tìm nguồn và sử dụng nguồn thì một yếu tố quan trọng khiến nhà đầu tư phải quan tâm tới, đó là chi phí sử dụng vốn. Chi phí sử dụng vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn. Kết hợp tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn kinh doanh để chúng ta có thể đánh giá tính hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn trong công ty. 2.2.2.2. Chi phí sử dụng vốn bình quân WACC = W1*i1 +W2*i2 W1 : Tỷ trọng nợ vay i1 : Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế : W2 : Tỷ trọng vốn chủ sở hữu i2 : Chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu: i1 : Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế i1 = id(1-T) id: Lãi suất vay ngắn hạn T: Thuế thu nhập doanh nghiệp Chi phí sử dụng vốn bình quân là chi phí trung bình của một đồng vốn được đầu tư. Thông thường, đối với các công ty đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì chi phí trung bình bao gồm: Chi phí sử dụng vốn vay sau thuế, chi phí sử dụng lợi nhuận để lại, chi phí sử dụng vốn cổ phần thường, chi phí sử dụng vốn cổ phần mới. Chi phí vốn nói chung còn được coi là chi phí cơ hội cho khoản đầu tư của doanh nghiệp. Áp dụng lãi suất cho tiền gửi một năm và lãi suất cho vay ngắn hạn tại ngân hàng Công Thương trong ba năm báo cáo, ta có bảng chi phí sử dụng vốn trung bình như sau: Bảng 9: Chi phí sử dụng vốn bình quân qua ba năm SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 21- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Nợ vay Tỷ đồng 132,4 186,8 246,2 Tỷ trọng nợ vay % 81,6 86,0 86,2 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp % 28,0 28,0 28,0 Lãi suất vay ngắn hạn % 10,2 10,2 10,2 Chi phí sử dụng vốn vay (sau thuế) % 7,3 7,3 7,3 Chi phí sử dụng vốn tự có % 8,64 8,64 6,96 Vốn tự có Tỷ đồng 29,9 30,5 39,4 Tỷ trọng vốn tự có % 18,4 14,0 13,8 WACC % 7,6 7,5 7,3 Nguồn cung cấp số liệu: Phòng KT- TC công ty CPTN và chế biến lương thực Thốt Nốt Nếu mới nhìn vào bảng chi phí sử dụng vốn bình quân thì cho ta một cách đánh giá rằng công ty đang sử dụng các nguồn vốn một cách tiết kiệm chi phí thể hiện ở việc chi phí sử dụng vốn giảm dần trong ba năm. Tuy nhiên, việc giảm chi phí sử dụng vốn ở đây lại do việc giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu một cách đáng kể. Mặc dù, theo các kết quả phân tích ở trên cho ta thấy rằng nguồn vốn chủ sở hữu đang có xu hướng tăng thể hiện cho việc làm ăn của công ty đang theo chiều hướng tốt nhưng tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn thì lại giảm dần qua ba năm. Như vậy, chi phí trung bình của công ty giảm là do công ty giảm tỷ trọng vốn chủ sở hữu cho thấy cách làm trên của công ty chưa hợp lý lắm. Có hai minh chứng để lập luận cho trường hợp này, đó là tỷ trọng nợ vay chiếm đa số trong tổng nguồn vốn thể hiện một chính sách thâm dụng nợ cao và tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm xuống tạo nên sự không cân xứng trong cơ cấu nguồn vốn. Kết quả dẫn đến sẽ là các chủ nợ không được bảo đảm an toàn về số nợ của mình, công ty sẽ khó khăn trong việc huy động vốn nếu làm ăn lâu dài và đặc biệt là tỷ trọng nợ vay lớn dẫn đến chi phí tài chính hàng năm lớn. Do đó, công ty cần có biện pháp huy động nguồn vốn nội bộ tốt hơn nữa để tạo nên được lòng tin của chủ nợ đối với công ty trong việc cho công ty vay nợ. SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 22- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương 2.2.2. Hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp và chế biến lương thực Thốt Nốt Qua việc nhận xét đánh giá ở trên, ta thấy rằng công ty đã có những tiến bộ về mặt đầu tư (thể hiện ở việc vốn chủ sở hữu tăng lên là do lợi nhuận để lại tăng) và mặt huy động vốn cả bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên sẽ có một số hạn chế nhất định và cụ thể hơn chúng ta sẽ minh chứng bằng một số chỉ tiêu tài chính như sau: 2.2.3.1. Đối với hiệu quả đầu tư (tình hình sinh lợi của nguồn vốn): Các chỉ tiêu tài chính liên quan và tiêu biểu sẽ là ROE, ROA, ROS. Thứ nhất, xét về chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản- return on total assets ratio (ROA): Chỉ tiêu này phản ánh lợi nhuận thu được trên một đồng tài sản được đầu tư vào kinh doanh, công thức như sau: saûn taøi Toång roøng Laõi =ROA Cụ thể với tình hình của công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp và chế biến lương thực Thốt Nốt thì chỉ tiêu này trong ba năm qua thể hiện ở bảng sau: Bảng 10: Bảng phân tích ROA qua ba năm báo cáo: Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tăng Tuyệt đối Tương đối (%) 2003 so với 2002 2004 so với 2003 2003 so với 2002 2004 so với 2003 Lãi ròng 5,6 5,6 10,1 0 5 0 89,3 Tổng tài sản 162,3 217,3 285,6 55 68 33,9 31,3 ROA 0,035 0,026 0,035 -0,009 0,01 -25 37 Nguồn cung cấp số liệu: Phòng KT- TC công ty CPTN và chế biến lương thực Thốt Nốt SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 23- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương 0.035 0.026 0.035 0 0.005 0.01 0.015 0.02 0.025 0.03 0.035 0.04 2002 2003 2004 ROA Biểu đồ 1: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của ROA qua ba năm báo cáo Kết hợp giữa bảng 10 và biểu đồ 1 cho ta thấy tỷ suất sinh lợi trên tổng nguồn vốn của công ty qua ba năm biến động khá rõ nét. Trong ba năm báo cáo thì một đồng vốn công ty bỏ ra đều mang lại lợi nhuận thể hiện ở các giá trị dương của ROA tuy nhiên giá trị còn chưa cao. Với năm 2002 thì một đồng vốn bỏ vào kinh doanh mang lại cho công ty 0,035 đồng lợi nhuận sau thuế nhưng sang năm 2003 thì tình hình này không được khả quan khi tỷ suất sinh lợi trên tổng nguồn vốn giảm xuống 25% so với 2002 (nghĩa là ROA còn 0,026). Đây là xu hướng không tốt đối với nhà quản trị công ty nếu công ty gặp sơ sót trong việc quản lý nguồn vốn của mình và cũng là điều tất nhiên khi mà công ty đầu tư vào việc mua gạo nguyên liệu vào để lại năm sau chế biến rồi xuất bán. Mặc dù, công ty đã gặp phải một số khó khăn trong năm 2003 đầu tư vào tài sản nhiều mà lợi nhuận ròng sau thuế không cao hơn năm trước do chưa xuất bán gạo trong năm 2003, song xu hướng biến động của ROA trong năm hoạt động 2004 có chiều hướng tích cực hơn khi giá trị của nó tăng lên 37% so với năm 2003. Nguyên nhân của tình hình này là do trong năm 2004 công ty đã có những hợp đồng xuất hàng lớn mang lại lợi nhuận cao hơn mặt khác nguồn lợi SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 24- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương nhuận từ xăng dầu cũng góp phần tăng ROA thể hiện thành tích của công ty trong việc phát huy hiệu quả của nguồn vốn. SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 25- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương Để hiểu sâu hơn về vấn đề của doanh lợi tài sản (ROA) chúng ta đi vào nghiên cứu sơ đồ Dupont. SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 26- Doanh lợi tài sản Tổng chi phí Doanh lợi tiêu thụ Thuế GV hàng bán Chi phí kinh doanh DT thuầnLãi ròng Vòng quay TS Tồn kho Tổng TS SP SX dở dang DT thuần TSCĐ Tiền mặt TS lưu động Các khoản phải thu nhaânn chia Sơ đồ 2: Sơ đồ DUPONT chia Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương Dựa vào phương trình 1 và mối quan hệ trên sơ đồ DUPONT ta thấy rằng tỷ số ROA phụ thuộc vào hai yếu tố, đó là: *Thu nhập của công ty trên một đồng doanh thu là bao nhiêu. Công thức tính ROS: thuaàn thu Doanh roøngLaõi =ROS *Một đồng tài sản (một đồng vốn đầu tư vào tài sản) thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu hay nói cách khác thì nó phụ thuộc vào vòng quay tổng tài sản. Công thức tính vòng quay tổng tài sản: saûn taøi Toång thuaàn thu DoanhTS toång quay Voøng = Xét yếu tố thứ nhất, ta nhận thấy rằng tỷ suất doanh lợi doanh thu thuần – return on sales (ROS) qua ba năm biến động không đều, cụ thể như trong bảng và biểu đồ sau: Bảng 11: Bảng phân tích ROS qua ba năm báo cáo: Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tăng Tuyệt đối Tương đối (%) 2003 so với 2002 2004 so với 2003 2003 so với 2002 2004 so với 2003 Lãi ròng 5,6 5,6 10,1 0 4,5 0 80,4 DTT 797,5 1313,5 1737,8 516 424,3 64,7 32,3 ROS 0,007 0,004 0,006 -0,003 0,002 -39,3 36,3 Nguồn cung cấp số liệu: Phòng KT- TC công ty CPTN và chế biến lương thực Thốt Nốt 0,007 0,004 0,006 0 0,001 0,002 0,003 0,004 0,005 0,006 0,007 0,008 2002 2003 2004 Biểu đồ 2: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của ROS qua ba năm báo cáo Với nhân tố ROS trong năm 2003 giảm cả về tuyệt đối và tương đối so với năm 2002 đã giải thích rõ ràng cho chúng ta một điều về nguyên nhân tốc độ SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 27- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương tăng trưởng ROA trong năm 2003 cũng giảm cả về tương đối và tuyệt đối so với năm trước, chứng tỏ rằng với một đồng doanh thu như năm trước thì năm nay tạo ra lãi ròng ít hơn. Đây là vấn đề mà nhà quản trị công ty cần nghiên cứu bởi vì rõ ràng một phần do vay nợ nhiều mà chi phí tài chính tăng lên đáng kể và mặt khác cũng do việc giá vốn hàng bán tăng lên mạnh làm cho chi phí cao hơn dẫn đến tốc độ tăng lợi nhuận chậm hơn. Việc tăng giá vốn hàng bán có thể từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nguyên nhân khách quan là do công ty nhập nhiều hàng vào, giá cả hàng nhập trên thị trường tăng lên do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm đối với tất cả các mặt hàng, ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh trên thế giới trong nhưng năm qua đẩy giá xăng dầu lên cao…Nguyên nhân chủ quan là do công ty chưa tìm ra được các mối nhập hàng với giá ưu đãi hoặc có thể gặp sơ sót trong khâu quản lý chi phí. Liên quan đến vấn đề chi phí ta có thể minh chứng bằng bảng số liệu sau: Bảng 12: Bảng phân tích GVHB, CPTC, CPBH, CPQL của công ty Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tăng Tuyệt đối Tương đối (%) 2003 so với 2002 2004 so với 2003 2003 so với 2002 2004 so với 2003 Giá vốn hàng bán 758,4 1270,8 1656,0 512,4 386,1 68 30 Chi phí tài chính 9,1 9,3 18,4 0,2 9,1 2 98 Chi phí bán hàng 25,9 29,8 65,1 3,9 35,3 15 1,2 Chi phí quản lý 3,6 5,7 8,4 2,1 2,7 58 47 Nguồn cung cấp số liệu: Phòng KT- TC công ty CPTN và chế biến lương thực Thốt Nốt Từ bảng 12 cho ta thấy rằng rõ ràng giá vốn hàng bán tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tất cả các loại chi phí. Điều này không có gì khó hiểu khi công ty chuyên doanh thương mại cần có nhiều hàng hoá trong kho và chi phí quản lý, chi phí bán hàng tăng lên để phục vụ cho việc bán hàng, bảo quản, chăm sóc, tiếp thị… Riêng đối với việc chi phí tài chính do trong năm 2003, 2004 công ty có các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn và dài hạn tăng vì thế chi phí này tăng SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 28- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương lên là điều hợp lý. Tuy nhiên, nhà quản trị cũng cần lưu tâm tới vấn đề chi phí nhiều hơn vì chỉ khi quản lý tốt các khoản chi phí thì cũng đồng nghĩa với việc mình sử dụng đồng vốn của mình có hiệu quả hơn. Trở lại với yếu tố thứ hai tác động tới ROA trong sơ đồ Dupont, đó là vòng quay tổng tài sản. Vòng quay tổng tài sản thể hiện khả năng tạo doanh thu của tài sản được đầu tư. Ta nhận thấy rằng vòng quay tổng tài sản của công ty trong ba năm qua tăng liên tục, như vậy chứng tỏ rằng sự sút giảm của ROA trong năm 2003 là do tỷ suất sinh lợi doanh thu thuần giảm. Đây cũng sẽ chính là nguyên nhân làm giảm tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu mà chúng ta sẽ tiến hành phân tích ở phần tiếp theo. Bảng 13: Bảng vòng quay tổng tài sản qua ba năm Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tăng Tuyệt đối Tương đối (%) 2003 so với 2002 2004 so với 2003 2003 so với 2002 2004 so với 2003 DTT 797,5 1313,5 1737,8 516 424,3 64,7 32,3 Tổng tài sản 162,3 217,3 285,6 55 68,3 33,9 31,4 Vòng quay TTS 4,91 6,04 6,08 1,13 0,04 23 0,7 Nguồn cung cấp số liệu: Phòng KT- TC công ty CPTN và chế biến lương thực Thốt Nốt Một tỷ suất sinh lợi tiếp theo liên quan đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh của công ty đó là tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu –return on equity ratio (ROE). Chỉ số này trong ba năm qua cũng có biến động tương tự như ROA. Tức là tốc độ tăng trưởng trong năm 2003 vẫn chậm hơn hẳn năm 2002 cả về tuyệt đối và tương đối. Công thức tính như sau: sôû höõuchuû Voán thuaàn thu Doanh* thuaàn thu Doanh roøngLaõi sôû höõuchuû Voán roøngLaõiROE == (2) Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho công ty. Ta tiến hành phân tích chỉ tiêu này theo bảng 14 bên dưới. SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 29- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương Bảng 14: Bảng phân tích ROE qua ba năm báo cáo: Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tăng Tuyệt đối Tương đối (%) 2003 so với 2002 2004 so với 2003 2003 so với 2002 2004 so với 2003 Lãi ròng 5,6 5,6 10,1 0 4,5 0 80,4 Vốn chủ sở hữu 30 30,5 39,4 0,5 8,9 1,7 29,2 ROE 0,19 0,18 0,26 -1,7 0,07 -90 40,6 Nguồn cung cấp số liệu: Phòng KT- TC công ty CPTN và chế biến lương thực Thốt Nốt 0,19 0,18 0,26 0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 2002 2003 2004 ROE Biểu đồ 3: Biểu đồ tốc độ tăng trưởng của ROE qua ba năm báo cáo Nhìn chung thì vẫn là ROS tác động vào ROE với tác động tương tự như ROS đã tác động vào ROA trong ba năm qua (dựa theo phương trình (2)). Tốc độ tăng trưởng thấp hơn của ROE trong năm 2003 chính là do tỷ suất sinh lợi doanh thu thuần trong năm 2003 tăng chậm hơn và điều này ngược lại khi xét tới năm 2004. Năm 2004 là xu hướng tốt thể hiện thành tích của công ty trong việc phát huy tác dụng của nguồn vốn chủ sở hữu. Nhân tố thứ hai ảnh hưởng tới ROE đó là vòng quay vốn chủ sở hữu. SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 30- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương sôû höõuchuû Voán thuaàn thu Doanhsôû höõuchuû voán quay Voøng = Bảng 15: Vòng quay vốn chủ sở hữu qua ba năm báo cáo Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2002 2003 2004 Tăng Tuyệt đối Tương đối (%) 2003 so với 2002 2004 so với 2003 2003 so với 2002 2004 so với 2003 DTT 797,5 1313,5 1737,8 516 424,3 64,7 32,3 Vốn chủ sở hữu 29,9 30,5 39,4 0,6 8,9 0,2 29,2 Vòng quay VCSH 26,67 43,07 44,11 16,39 1,04 61,5 2,4 Nguồn cung cấp số liệu: Phòng KT- TC công ty CPTN và chế biến lương thực Thốt Nốt Như vậy, ta thấy rằng qua ba năm vòng quay vốn chủ sở hữu tăng cả về tuyệt đối và tương đối thể hiện hiệu quả tạo doanh thu thuần ngày càng tăng của vốn chủ sở hữu. Năm 2002 một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra được 26,67 đồng doanh thu thuần thì năm 2003 tạo ra 43,07 đồng doanh thu thuần và năm 2004 cũng một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 44,11 đồng doanh thu thuần. Vòng quay vốn chủ sở hữu càng ngày càng cao làm cho tỉ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu trong các năm 2003, 2004 tăng cao đáng kể. Tuy nhiên, tốc độ tăng của vòng quay vốn chủ sở hữu trong năm 2004 chậm hơn năm 2003 (năm 2004 chỉ chiếm 2,4% so với 2003 còn 2003 chiếm tới 61,5%) mà nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng của doanh thu thuần trong năm 2004 tăng chậm hơn năm 2003 trong khi đó tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (mẫu số) nhanh hơn năm 2004. Việc tăng vốn vốn chủ sở hữu là xu hướng tốt trong kinh doanh vì thể hiện lợi nhuận giữ lại tăng nhưng doanh thu thuần tăng với tốc độ chậm hơn là điều nhà quản lý công ty cần phải quan tâm hơn nữa. Thông qua sự phân tích một số chỉ tiêu về tình hình sinh lợi của nguồn vốn trong công ty cổ phần thương nghiệp tổng hợp và chế biến lương thực Thốt Nốt cho ta một nhận xét chung như sau: SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 31- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương Trong ba năm báo cáo, các chỉ tiêu về lợi nhuận đều dương và tương đối cao thể hiện được rằng một đồng vốn công ty bỏ ra đều mang lại lợi nhuận cho công ty và lợi nhuận ngày càng tăng. Đặc biệt, tốc độ gia tăng các chỉ tiêu lợi nhuận của công ty trong năm 2004 đều cao hơn năm 2003 thể hiện được hiệu quả sử dụng nguồn vốn của công ty trong năm 2004. Bên cạnh đó, việc các khoản chi phí ( đặc biệt chi phí liên quan đến việc hình thành giá vốn) tăng với tốc độ nhanh hơn các chỉ tiêu sinh lợi là vấn đề còn hạn chế ở công ty. Bởi vì, nhà đầu tư nào thì cũng quan tâm tới việc tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí. Theo em, nếu các khoản chi phí tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn các chỉ tiêu sinh lợi thì hiệu quả mang lại cho công ty sẽ cao hơn. Vấn đề em muốn nói ở đây không có nghĩa là cắt giảm chi phí để nâng cao lợi nhuận mà là việc sử dụng những khoản chi phí đó như thế nào để để mang lại thu nhập ròng cao hơn. Việc cắt giảm các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tiếp thị, (trong điều kiện giá cả thị trường không biến động mạnh),... đồng nghĩa với việc thu hẹp quy mô hoạt động của công ty thì điều này dù cho gia tăng lợi nhuận cũng không xứng đáng là thành tích của công ty trong việc sản xuất kinh doanh. Một nhà quản trị giỏi là nhà quản trị phải biết tận dụng tất cả các nguồn lực sẵn có và từ vay mượn để làm tăng hiệu quả hiệu quả sử dụng nguồn vốn kinh doanh mà thực tế cho thấy là các tập đoàn lớn trên thế giới thể hiện sức mạnh tài chính của công ty mình bằng việc mở rộng quy mô, thị trường. Việc mở rộng quy mô, thị trường thể hiện cho sức mạnh tài chính của công ty, nếu một công ty chỉ phấn đấu để các chỉ tiêu về lợi nhuận cao nhưng thực tế lại cắt giảm chi phí, thu hẹp sản xuất thì các chỉ tiêu về lợi nhuận cao theo em nghĩ nó cũng chẳng có ý nghĩa gì trong kinh doanh. 2.2.3.2. Hiệu quả huy động nguồn vốn của công ty: Thể hiện qua các các tỷ số nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, tỷ số nợ. voán nguoàn Toång Nôï nôï soáTyû = => Thể hiện trong một đồng vốn mà công ty huy động được thì có bao nhiêu là nợ vay. SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 32- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương voán nguoàn Toång haïnngaénNôï haïnngaénnôï soáTyû = => Thể hiện một đồng vốn công ty huy động được có bao nhiêu là nợ ngắn hạn. voán nguoàn Toång haïndaøiNôï haïndaøinôï soáTyû = => Một đồng vốn công ty huy động được có bao nhiêu là nợ dài hạn. voán nguoàn Toång Nôï khaùc nôï khaùc soáTyû = => Một đồng vốn huy động được có bao nhiêu là nợ khác. Bảng 16: Bảng các tỷ số nợ của công ty trong ba năm Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1. Nợ ngắn hạn Tỷ đồng 120,2 175,9 240,8 2. Tỷ số nợ ngắn hạn % 74,1 80,9 84,3 3. Nợ dài hạn Tỷ đồng 3,8 5,5 0,2 4. Tỷ số nợ dài hạn % 2,3 2,5 0,00 5. Nợ khác Tỷ đồng 8,4 5,3 5,2 6. Tỷ số nợ khác % 5,2 2,4 1,8 7. Tổng nợ Tỷ đồng 132,4 186,8 246,2 8. Tỷ số nợ % 81,6 85,9 86,2 9. Tổng nguồn vốn Tỷ đồng 162,3 217,3 285,6 Nguồn cung cấp số liệu: Phòng KT- TC công ty CPTN và chế biến lương thực Thốt Nốt Bảng 16 là một minh chứng cho chính sách thâm dụng nợ của công ty khá cao đặc biệt là nợ ngắn hạn. Tỷ số nợ năm 2003 là 85,9% cao hơn hẳn năm 2002 chứng tỏ rằng trong năm này công ty đã vay nhiều nợ nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận nhanh. Tuy nhiên, tình hình này làm cho lợi tức sau thuế cuối cùng bị ảnh hưởng theo hướng không tốt vì các tỷ số ROA năm 2003 (0,026%) thấp hơn năm 2002 (0,035%), ROE năm 2003 (0,18%) cũng thấp hơn năm 2002 (1,87%). Với xu hướng trên thì tỷ trọng nợ vay tiếp tục tăng ở năm 2004 chiếm 86,2% cho thấy công ty vẫn tiếp tục gia tăng lợi nhuận bằng việc gia tăng tỷ trọng nợ SVTH: Lê Thị Hương Lan - Lớp DH2TC - Trang 33- Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s.Trần Thị Thanh Phương vay ngắn hạn. Điều này một phần thể hiện thành tích của công ty trong việc huy động nguồn vốn ngắn hạn đồng thời là một biểu hiện xấu cho các chủ nợ như đã phân tích ở các phần trước. Mặt khác, các khoản nợ dài hạn, nợ khác giảm xuống nhanh cho thấy công ty chưa phát huy hiệu quả trong việc huy động vốn dài hạn và nguồn khác mà đặc biệt là nợ dài hạn – nguồn vốn đáp ứng nhu cầu tài sản cố định của công ty trong tương lai. Mặc dù, nợ dài hạn và nợ khác giảm nhưng vì tỷ trọng nợ ngắn hạn đã rất cao nên với các quyết định về dài hạn thì sự tăng lên của nguồn vốn chủ sở hữu đã đáp ứng yêu cầu đó. 2.3. Hiệu quả và hạn chế 2.3.1. Hiệu quả: *Về tình hìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfDANH GIA HIEU QUA SU DUNG VON KINH DOANH TAI CONG TY CO PHAN THUONG NGHIEP TONG HOP VA CHE BIEN .PDF
Tài liệu liên quan