Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Vận tải Phú Minh

Môc lôc

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 3

1.2.1. Mục tiêu chung 3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 3

1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 4

2.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH 4

2.1.1. Khái niệm và những đặc trưng bản chất của vốn 4

2.1.2. Vai trò của vốn trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 9

2.1.3. Nguyên tắc sử dụng vốn 10

2.2. PHÂN LOẠI VỐN SẢN XUẤT KINH DOANH 11

2.2.1. Vốn cố định 11

2.2.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn cố định 11

2.2.1.2 Nội dung quản lý vốn cố định 13

2.2.2. Vốn lưu động 15

2.2.2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của vốn lưu động 15

2.2.2.2. Nội dung quản lý vốn lưu động 18

2.3. BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN KINH DOANH 19

2.3.1. Ý nghĩa của việc bảo toàn vốn sản xuất kinh doanh 19

2.3.3. Nội dung bảo toàn vốn 20

2.4.HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP 20

2.4.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng vốn 20

2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuấtkinh doanh 21

 

2.4.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 21

2.4.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định 22

2.4.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 23

PHẦN III TỔ CHỨC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27

3.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI PHÚ MINH 27

3.1.1.Tổng quan về Công ty 27

3.1.2.Hình thức tổ chức bộ máy quản lý và bộ máy kế toán của Công ty 28

3.1.2.1. Bộ máy quản lý 28

3.1.2.2. Bộ máy kế toán 29

3.1.3. Tình hình lao động 31

3.1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty 32

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35

3.2.1 Phương pháp chung 35

3.2.2 Phương pháp cụ thể 35

3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 35

3.2.2.2 Phương pháp thống kê kinh tế 35

3.2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn 36

3.2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn 37

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

4.1. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC ĐẢM BẢO VỐN KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 38

4.1.1. Thực trạng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Vận tải Phú Minh 38

4.1.2. Tình hình đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh 42

4.1.3. Tình hình chiếm dụng vốn của Công ty 44

4.2.TÌNH HÌNH VỐN CỐ ĐỊNH VÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH 47

4.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ 49

 

4.3.1.Phân tích tình hình trang bị TSCĐ 49

4.3.1.2. Phân tích tình trạng kỹ thuật của TSCĐ 51

4.3.2. Phân tích tình hình khấu hao của Công ty 52

4.3.3. Kết quả và hiệu quả sử dụng TSCĐ 55

4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DUNG VỐN LƯU ĐỘNG 59

4.5.HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 62

4.6. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TOÀN BỘ VỐN 68

4.7.BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN KINH DOANH 74

4.7.1. Bảo toàn vốn cố định 74

4.7.2. Bảo toàn vốn lưu động 75

4.7.3. Phát triển vốn sản xuất kinh doanh 77

4.8.MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN 77

4.8.1. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ 77

4.8.2. Biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 78

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79

5.1 KẾT LUẬN 79

5.2. KIẾN NGHỊ 80

 

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6568 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty TNHH Vận tải Phú Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2006 lợi nhuận thuần là 46,40 triệu đồng Tr.đ, năm 2007 là 48,17 triệu đồng, tăng3,81%, đến năm 2008 thì lợi nhuận đạt 71,63 Tr.đ tăng 48,7% so với năm 2007.Trong khi đó chi phí quản lý kinh doanh không ngừng tăng qua 3 năm với tốc độ cao trung bình tăng rất cao là 83,62%. Chi phí tài chính là các khoản lãi vay hàng năm phải trả cũng tăng binh quân đạt27,54%.Còn lợi nhuận sau thuế dù tăng qua các năm, trung bình tăng24,2 %. song tốc độ tăng còn chậm so vớí tốc độ tăng của chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính do vậy mà lợi nhuận hàng năm của công Công ty chưa cao. Đây là một điều đang lưu ý để công ty xem xét lại bộ máy quản lý cũng như công tác quản lý của mình. So sánh giữa năm 2007 so với 2006 ta thấy doanh thu của công ty tăng lên 1901,01 triệu đồng tương đương tốc độ tăng 26,13%. Còn giá vốn hàng bán năm 2007 cũng tăng so với 2006 là 9,46%, thấp hơn so với tốc độ tăng của doanh thu. Giải thích điều này là vì năm 2007 hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải của Công ty rất phát triển góp vào tổng doanh thu của Công ty tới gần 1tỷ đồng (936.022.000 đồng). So sánh năm 2008 so với năm 2007, doanh thu của Công ty tăng lên 1446,41 triệu đồng, đạt tốc độ tăng 15,76% thấp hơn tốc độ tăng của năm 2007 so với năm 2006, nhưng lợi nhuận gộp lại tăng 135,67 triệu đồng tương đương tốc độ tăng là 25,20% .về tốc độ tăng lợi nhuận gộp thì chỉ bằng một phần sáu so với 2007/2006(146,63%). Điều này là một dấu hiệu không tốt, được giải thích bởi trong khi doanh thu thuần tăng vơi tốc độ giảm đi thì giá vốn hàng bán tăng với tốc độ nhanh lên càng ngày làm cho doanh thu có cao song lợi nhuận gộp lại giảm dẫn đến lợi nhuận sau thuế cũng thấp, kết quả kinh doanh thấp Đó mới chỉ là những kết quả ban đầu Công ty đạt được. Để đánh giá một cách sâu hơn kết quả KQSXKD cần đi sâu vào phân tích các chỉ tiêu hiệu quả SXKD mà chúng sẽ trình bày ở phần sau. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phương pháp chung Là phương pháp nghiên cứu , đánh giá các hiện tượng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó và ràng buộc lẫn nhau. Chúng có thể tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại phát triển. Chẳng hạn như đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp chịu sự ảnh hưởng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như doanh thu, lợi nhuận và các điều kịên sản xuất khác. Khi các yếu tố này thay đổi nó sẽ ảnh hưởng trục tiếp đến kết quả và hiệu quả sử dụng vốn. 3.2.2 Phương pháp cụ thể 3.2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Là phương pháp thu thập tài liệu thông qua các chứng từ sổ sách đã ghi chép tại công ty. Toàn bộ tài liệu liên quan đến công tác hạch toán kinh doanh tại đơn vị như bảng cân đối kế toán, báo cáo tăng giảm nguồn vốn trong năm, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đều được sử dụng để phân tích. Ngoài ra số liệu còn được thu thập thông qua các nguồn thông tin khác như sử trí của các chuyên gia , người quản lý và các lao động tiên tiến. 3.2.2.2 Phương pháp thống kê kinh tế Đây là phương pháp để nghiên cứu các hiện tượng tròn tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội xảy ra trong điều kiện không gian, thời gian và hoàn cảnh khác nhau. + Thống kê mô tả: trong quá trình nghiên cứu đề tài phương pháp này dùng để thống kê những hiện tượng sự việc xảy ra trong quá trình kinh doanh liên quan chung đến tình hình tài chính tổng quát cũng như các vấn đề về vốn của Doanh nghiệp một cách cụ thể. Dựa vào cơ sở thực tế để mô tả bằng văn viết của mình giúp đối tượng quan tâm tìm hiểu được đề tài nghiên cứu. Trong đề tài này chúng tôi mô tả tình hình sản xuất kinh doanh, hình thức quản lý và sử dụng vốn cũng như hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH Vận tải Phú Minh. + Thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh kết quả nghiên cứu ở các thời điểm khác nhau. So sánh số thực hịên kỳ này với số thực hiện kỳ trước, năm này với năm trước để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu, từ đó mới thấy được sự biến động của các sự vật. Ngoài ra có thể so sánh theo chiều dọc, chiều ngang tài liệu phản ánh cụ thể hơn. Kết quả so sánh được thể hiện bằng số tuyệt đối, tương đối và số bình quân. 3.2.2.3 Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu phân tích. Quá trình thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn gồm 4 bước sau: + Bước 1: Xác định đối tượng phân tích là mức độ chênh lệch chỉ tiêu kỳ phân tích so với kỳ gốc. Nếu gọi Q1 là chỉ tiêu phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là: Q1 - Q0 = rQ + Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định là: Kỳ phân tích: Q1 = a 1 / b1 ; Kỳ gốc: Q0 = a0 / b0 + Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích và kỳ gốc theo trình tự: Thế lần 1: a1/ b0 ; Thế lần 2: a1/ b1 Thế lần 2 chính là các nhân tố kỳ phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố kỳ gốc. + Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế làn trước, ta được mức độ ảnh hưởng của nhân tố mới và tổng đại số của các nhân tố được xác định bằng đối tượng phân tích là rQ. Thế lần 1 xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố a ra = a1/ b0 - a0 / b0 Thế lần 2 xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố b b = a1/ b1 – a1/ b0 Tổng cộng các nhân tố là: a1/ b1 – a0/ b0 = ra +r b Q1 - Q0 = rQ. 3.2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn bao gồm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn chung và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động mà chúng tôi đã trình bày trong mục 2.4.2 của luận văn. PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Vốn là yếu tố quan trọng số một của quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế, là nguồn lực làm tăng năng suất lao động được coi là nền tảng của sự tiến bộ. Nhờ có vốn mà quá trình sản xuất được tiến hành và tạo ra của cải cho xã hội, đem lại sự giàu có cho mỗi doanh nghiệp, mỗi quốc gia. Khi một Doanh nghiệp muốn đổi mới trang thiết bị, hiện đại hóa sản xuất hay mở rộng thêm ngành nghề sản xuất làm phong phú sản xuất của mình thì nhất thiết cần phải có vốn. Vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng quyết định tới quá trình sản xuất kinh doanh và lợi nhuận của Doanh nghiệp. Một khi hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả thì vốn mới được bảo toàn và phát triển. Vì vậy đánh giá tình hình sử dụng vốn trong Doanh nghiệp có một ý nghĩa hết sức quan trọng giúp cho Doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho chính đơn vị mình.Để thấy rõ được trong những năm qua Công ty TNHH Vận tải Phú Minh đã đạt được những kết quả và hiệu quả ra sao trước hết chúng ta đi tìm hiểu, phân tích về tình hình tổ chức đảm bảo và sử dụng vốn của Công ty. 4.1. TÌNH HÌNH TỔ CHỨC ĐẢM BẢO VỐN KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH 4.1.1. Thực trạng nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Vận tải Phú Minh Trong doanh nghiệp vốn kinh doanh được biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm vốn cố định và vốn lưu động. Các nguồn vốn này được hình thành từ hai nguồn là chủ sở hữu và các nhà cho vay. Ngoài ra còn được hình thành từ các nguồn chiếm dụng và lợi nhuận bổ sung hàng năm của Công ty. Trong quá trình sản xuất kinh doanh toàn bộ nguồn vốn của Công ty đều được huy động tham gia, vốn cố định trong một năm thì giảm dần do trích khấu hao, thanh lý, mặt khác lại tăng lên do mua mới đầu tư thêm. Còn nguồn vốn lưu động được huy động tham gia vào việc mua dự trữ các loại hàng hóa, dụng cụ,… thì tăng lên. Thực trạng về tình hình vốn cũng như biến động và cơ cấu vốn của Công ty TNHH Vận tải Phú Minh được thể hiện rõ trong bảng 4. Qua bảng 4 cho thấy tổng vốn KD của Công ty tăng dần qua 3 năm, bình quân tăng 30,12%. Chứng tỏ quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng được mở rộng, số vốn đầu tư vào KD tăng lên. Nếu vốn sản xuất kinh doanh được chia thành nguồn hình thành thì vốn trong Công ty bao gồm nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nhìn chung hai loại vốn này đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu. Cụ thể nợ phải trả tăng bình quân qua 3 năm là 38,78% thì vốn chủ sở hữu chỉ tăng bình quân với tốc độ là 2,76%. Đồng thời trong cơ cấu tổng vốn thì nợ phải trả cũng chiếm một tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu. Năm 2006 tổng nợ phải trả 3553,08 Tr.đ chiếm 73,24% trong tổng vốn, năm 2007 là 4941,52 Tr.đ chiếm 78,80%,vào năm 2008 số nợ phải trả tăng lên con số 6842,91 Tr.đ chiếm tới 83,36%. Còn vốn chủ sở hữu mặc dù tăng dần về giá trị qua các năm song cơ cấu trong tổng vốn lại giảm dần. Năm 2006 vốn CSH chiếm 26,76%, năm 2007 chiếm 21,20% dến năm 2008 chỉ chiếm 16,64% trong tổng vốn kinh doanh. Điều này cho thấy khi muốn mở rộng quy mô SXKD, tăng thêm vốn sản xuất kinh doanh thì Công ty chỉ bằng cách đi vay Ngân hàng, vay các tổ chức tín dụng hay đi chiếm dụng vốn là chủ yếu. Cơ cấu vốn CSH của Công ty giảm dần qua 3 năm cho thấy Công ty đang hạn chế dần mức độ chủ động về tài chính cũng như mức tự động tự chủ trong kinh doanh. Trước mắt đối với một Doanh nghiệp mới thành lập thì điều này là không thể tránh khỏi nhưng trong những năm tới Doanh nghiệp cần thiết phải cân đối lại cơ cấu này nếu không tình trạng trên có thể ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu vốn của Công ty được phân theo quá trình chu chuyển thì vốn được chia thành vốn cố định và vốn lưu động. Qua bảng trên ta thấy vốn cố định và vốn lưu động cả Công ty đều tăng qua 3 năm. Trong đó vốn cố định tăng với tốc độ bình quân là 20,41% thấp hơn so với tốc độ tăng bình quân của vốn lưu động là 36,61%, Vốn lưu động không ngừng gia tăng với tốc độ cao trong những năm qua cho thấy một điều việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty chủ yếu là dùng vốn lưu động dể trả trước cho người bán, mua hàng hóa để kinh doanh. Do thiếu vốn nhưng chi phí bỏ ra ban đầu là rất lớn trong khi vốn hiện có của Công ty lại thấp nên Công ty phải đi vay mà chủ yếu là vay ngắn hạn đê đầu tư mua sắm phương tiện, vật tư hàng hóa phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty. Tóm lại, cơ cấu vốn của Công ty như trên là chưa hợp lý, nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn của Công ty qua 3 năm mới chỉ đạt bình quân là2,76%. Do đó khả năng chủ động về tài chính thấp số vốn phụ thuộc nhều vào nợ vay dễ gặp rủi ro trong kinh doanh. Như vậy nguồn vốn kinh doanh của Công ty chưa được an toàn và lành mạnh Công ty cần phải có những biện pháp tích cực trong việc nâng cao nguồn vốn chủ sở hữu, giảm lượng vốn vay để tăng tính tự chủ và hạn chế bớt rủi ro trong kinh doanh. Với cơ cấu và biến động vốn như vậy để thấy rõ việc Công ty đã làm gì để đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh chung ta đi vào phân tích tình hình đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh của Công ty. Bảng 4: Biến động và cơ cấu vốn của Công ty Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh 07/06 (%) 08/07 (%) BQ Giá trị CC % Giá trị CC % Giá trị CC % Tổng vốn KD 4851,17 100 6270,82 100 8214,77 100 129,26 130,99 130,12 A. Theo tính chất sử dụng I. VCĐ 2015,201 41,54 2235,348 35,65 2922,08 35,57 110,92 130,72 120,41 II. VLĐ 2835,969 58,46 4035,472 64,35 5292,69 64,43 142,29 131,15 136,61 1. Tiền 86,21 3,04 383,37 9,5 539,85 10,49 444,69 140,82 250,24 2.Các khoản đầu tư NH - - - - - - - - - 3. Các khoản phải thu 1180,33 41,62 1077,07 26,69 1372,92 25,94 91,25,127,47 116,31 4. Hàng tồn kho 1569,43 55,34 2491,10 61,73 3287,82 62,12 158,73 131,98 144,74 5. TSLĐ khác 0 0 83,94 2,08 92,31 1,74 100 109,97 104,87 B. Theo nguồn 1298,09 26,76 1329,30 21,20 1371,86 16,64 102,40 103,13 102,76 I. Vốn tự có 1298,09 26,27 1329,30 21,20 1371,86 16,64 133,10 1298,09 1.NVKD 1280,50 98,64 1304,75 98,15 1343,23 97,91 101,89 102,95 102,42 2. Quỹ khác 17,586 1,36 24,55 1,85 28,63 2,09 139,08 116,62 127,58 II. Nợ phải trả 3553,08 73,24 49411,52 78,80 6842,91 83,36 139,08 138,48 138,78 1. Nợ NH 2842,09 79,99 4239,73 85,80 6106,48 89,24 149,18 144,03 146,09 - Vay NH 2202,89 77,52 3164,93 74,65 5139,05 84,16 143,67 162,34 152,72 - Phải trả cho người bán 626,13 22,03 1064,48 25,11 958,91 15,70 170,01 90,08 123,75 - Các khoản phải trả, nộp khác 13,07 0,46 10,32 0,24 8,52 0,14 78,95 82,36 80,64 2. Nợ khác 710,99 20,01 701,81 14,20 692,48 10,12 98,71 98,67 98,69 4.1.2. Tình hình đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh Vốn là yếu tố quan trọng số một của quá trình sản xuất kinh doanh, nhưng vốn không tự nhiên mà có mà nó phải được tạo ra để phục vụ quá tình sản xuất của bất kỳ một doanh nghiệp nào, một tổ chức kinh tế nào. Vì vậy mỗi doanh nghiệp phải có những cách nhất định để tạo ra vốn và đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, bảng thuyết minh Báo cáo tài chính và tình hình tăng giảm vốn chủ sở hữu của Công ty chúng ta sẽ hiểu được việc đảm bảo vốn của Doanh nghiệp từ nguồn nào, hơn nữa còn có những đánh giá ban đầu về hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn đó. Tùy theo loại hình Doanh nghiệp mà nguồn vốn đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh là khác nhau. Là công ty trách nhiệm hữu hạn do vậy nguồn vốn của Công ty là do vốn của chủ sở hữu, vốn đi vay, lợi nhuận tích lũy hàng năm và vốn chiếm dụng. Nguồn vốn của Công ty thường biến động qua các năm, bởi vậy cần phân tích một cách cụ thể để hạn chế các rủi ro và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Qua bảng 5 cho thấy tổng vốn sản xuất kinh doanh của công ty tăng đều qua các năm, tốc độ bình quân tăng 30,12%. trong đó tốc độ tăng bình quân của nợ phải trả là 38,77%. Nợ phải trả tăng lên chủ yếu là vay ngân hàng, đặc biệt vốn vay ngắn hạn ngân hàng chiếm trên 75% đến 81% nợ vay ngân hàng. Hàng năm căn cứ vào kế hoạch kinh doanh của từng quý Công ty đã lên kế hoạch vay ngắn hạn dể đảm vốn cho kinh doanh. Đối với vay dài hạn ngân hàng có xu hướng giảm qua 3 năm với tốc độ bình quân là 1,31%. Tình hình trên xuất phát từ đặc điểm kinh doanh của Công ty chủ yếu có nhu cầu lớn về vốn lưu động nên hàng năm cần phải vay ngắn hạn ngân hàng. Ngoài khoản vay ngân hàng Công ty còn phải vay của các đối tượng khác như vay vốn của nhân viên lao động trong Công ty, hay vay các khoản tiền ứng trước của người mua và các khoản chiếm dụng khác. Tuy nhiên khoản vốn vay này lại chiếm một tỷ lệ nhỏ, năm 2006 nó chiếm17,99% số nợ phải trả, năm 2007 chiếm 21,75% và năm 2008 giảm xuống còn 20,32%. Bảng 5: Nguồn đảm bảo vốn của Công ty Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh(%) GT (Trđ) CC (%) GT (Trđ) CC (%) GT (Trđ) CC (%) 07/06 08/07 BQ Tổng vốn SXKD 4851.17 100 6270.82 100 8214.77 100 129,26 131,00 130,12 I. Nợ phải trả 3553,08 73,24 4941,52 78,80 6842,91 83,30 139,07 138,8 138,77 1.Vốn vay ngân hàng 2913,88 82,01 3866,74 78,25 5831,53 85,22 132,70 150,81, 141,47 - Vay ngắn hạn 2202,89 75,60 3164,93 81,85 5139,05 88,93 143,67 162,34 152,72 - Vay dài hạn 710,99 24,30 701,81 18,17 692,48 11,87 98,71 98,67 98,69 2. Vốn chiếm dụng 639,20 17,99 1074,78 21,75 967,43 20,32 168,14 90,01 123,02 II. Nguồn vốn CSH 1298,09 26,27 1329,30 21,20 1371,86 16,64 102,40 133,10 116,74 1. Do tự bổ sung 1298,09 26,27 1329,30 21,20 1371,86 16,64 102,40 133,10 116,74 2. Nguồn khác 0 0 0 0 0 0 0 0 Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty cũng tăng qua 3 năm với tốc độ tăng bình quân là 16,74%, và toàn bộ số vốn chủ sở hữu là vốn tự có, tự bổ sung hàng năm từ lợi nhuận đem lại.Lượng lợi nhuận bổ sung hàng năm này là rất nhỏ song nó cũng cho biết được tình hình kinh doanh của Công ty là rất khả quan. Trong thời gian thực tập có điều kiện tìm hiểu thực tế chúng tôi thấy năm vừa qua Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô kinh doanh, mở rộng thêm ngành nghề kinh doanh mới, ngoài buôn bán vật liệu, Công ty còn nhận san lấp mặt bằng, tận dụng được cơ sở điều kiện hiện có mà còn đem lại một khoản doanh thu đáng kể, cung cấp dịch vụ vận chuyển mọi lúc, đến nhiều nơi theo yêu cầu của khách hàng do đó đã tạo được sự tín nhiệm ngày càng cao với đối tác làm ăn. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty không ngừng được tăng lên, giải quyết tốt vấn đề công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người lao động. Như vậy việc mở rộng quy mô, đầu tư vốn phục vụ hoạt động kinh doanh của Công ty là hoàn toàn đúng đắn. 4.1.3. Tình hình chiếm dụng vốn của Công ty Trong thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh, việc các Doanh nghiệp chiếm dụng vốn lẫn nhau là một tất yếu khách quan. Các khoản mà doanh nghiệp đi chiếm dụng như những khoản còn đang trong hạn trả. Chẳng hạn như khoản tiền phải trả cho người bán chưa đến hạn thanh toán, khoản lương phải trả cho công nhân viên chưa đến hạn,…Đây là những khoản chiếm dụng hợp lý, mà lại có lợi cho Công ty vì không mất chi phí sử dụng chúng hoặc rất thấp so với các khoản vay. Điều quan trọng ở đây là Công ty cần xem xét khoản nào là hợp lý. Bảng6: Tình hình chiếm dụng vốn của Công ty Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) GT (Tr.đ) CC (%) 07/06 08/07 BQ Tổng vốn chiếm dụng 639,20 100 1074,78 100 967,43 100 168,14 90,01 123,02 1. Nợ người bán - - - - - - - - - 2. Phải trả người bán 436,64 68,31 818,02 76,11 774,9 80,1 187,34 94,73 133,22 3. Người mua trả tiền trước 144,46 22,60 146,17 13,60 101,19 10,46 101,18 69,23 83,69 4. Thuế và các khoản phải nộp 5,31 0,83 3,55 0,33 1,16 0,12 66,85 32,67 46,73 5. Phải trả công nhân viên 33,11 5,18 67,50 6,28 77,78 8,04 203,85 115,23 153,26 6. Các khoản phải trả khác 26,08 4,08 39,55 3,68 12,38 1,28 151,64 31,31 68,94 (Nguồn: Từ phòng kế toán) Qua bảng 6 cho thấy vốn chiếm dụng của Công ty tăng giảm rất thất thường, nếu năm 2006 so với năm 2007 vốn chiếm dụng tăng với tốc độ tương ứng là 68,14% thì năm 2008 so với năm 2007 vốn chiếm dụng lại giảm so với tốc độ là9,99%. Trong số vốn mà Công ty chiếm dụng được chủ yếu là các khoản phải trả cho người bán. Khoản phải trả này luôn chiếm một cơ cấu lớn trong tổng số vốn chiếm dụng, cụ thể năm 2006 chiếm 68,31% năm 2007 chiếm76,11% và đặc biệt năm 208 chếm tới 8,10%.. Tiếp sau đó là các khoản người mua trả tiền trước từ 22,60% năm 2006 giảm xuống chỉ chiếm 13,6% năm 2007 và tiếp tục giảm còn 10,46% năm 2008. Các khoản chiếm dụng này luôn luôn thay đổi qua các năm không theo tính quy luật, trong khi thiếu vốn, khoản nào có thể vay được hoặc chưa hết thời hạn trả thì Công ty sử dụng chúng vào mục đích kinh doanh của mình. Các khoản phải trả cho công nhân viên tăng lên bình quân 3 năm là 53,26% nhưng nó lại chiếm cơ cấu nhỏ trong tổng số vốn chiếm dụng. Các khoản nợ dài hạn đến hạn trả của Công ty qua 3 năm là không có, vì mới thành lập và đi vào hoạt động trong thời gian 4 năm mà hẩu hết các khoản nợ của Công ty là từ năm năm trở đi.Đây là một điều kiện tốt về vốn để Công ty tập trung vào các kế hoạch kinh doanh, không phải lo lắng đối với việc phải lo hoàn trả những khoản vay dài hạn này. Như vậy các khoản chiếm dụng trên đây là hợp lý, dù gặp rất nhiều khó khăn về vốn, phải vay nợ nhiều nhưng Công ty TNHH Vận tải Phú Minh luôn lấy chữ tín làm đầu không vì thiếu vốn mà đi chiếm dụng một cách thái quá của người khác. Với quan điểm như vậy cho nên công ty luôn nhận được sự tín nhiệm, tin cậy tuyệt đối của các đối tác, người cho vay cũng như những nhân viên trong công ty và đây sẽ là một yếu tố quan trọng giúp Công ty phát triển lâu dài. 4.2.TÌNH HÌNH VỐN CỐ ĐỊNH VÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH Tình hình vốn cố định và TSCĐ của Công ty được thể hiện rõ trong bảng 7 Qua bảng 7 cho thấy nguyên giá TSCĐ của Công ty không ngừng tăng lên qua các năm, bình quân tăng 26,20%. Hầu hết giá trị của từng loại TSCĐ đều tăng tính bình quân qua 3 năm, riêng chỉ có nhà cửa là giảm trong năm 2008 vì một nhà kho không cần dùng đến được Công ty thanh lý. Nguyên giá TSCĐ tăng ở hầu hết các loại TSCĐ nhưng chỉ có tổng VCĐ và phần vốn cố định đầu tư cho phương tiện vận tải là tăng (BQ 54,20%),dụng cụ quản lý tăng chậm(Bình quân 0,99%),còn lại VCĐ đầu tư cho nhà cửa, máy móc thiết bị là giảm (BQ từ 3,02-3,23%). Qua tìm hiểu chúng tôi được biết TCĐ của Công ty đi vào hoạt động được gần một nửa cho đến một phần ba tuôi thọ của chúng nên giá trị TSCĐ chuyển dịch vào giá trị khấu hau cũng tương đối lớn làm cho giá trị còn lại của của TSCĐ giảm, đồng thời một số tài sản không dùng đến (Như nhà kho,…) thì Công ty tiến hành thanh lý và giá trị thanh lý này nhiều hơn so với giá trị đầu tư mới đầu tư. Đó chính là một nguyên nhân giải thích tại sao TSCĐ tăng nhưng VCĐ vẫn giảm qua các năm. Riêng phương tiện vận tải số khấu hao hàng năm hàng chục triệu song mức độ đầu tư mới cũng khá cao do vậy mà nguyên giá tăng đồng thời VCĐ đầu tư cho chúng cũng tăng. Do đặc điểm loại hàng hóa kinh doanh của Công ty nên nhu cầu về TSLĐ là tương đối lớn trong khi đó Công ty lại thiếu vốn, nên Công ty phải đi vay nợ nhiều, chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu VLĐ. Mặc dù vậy Công ty vẫn luôn đảm bảo không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ do đó ngày càng nhiều khách hàng tìm đến với Công ty, doanh thu tăng đều hàng năm, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước tạo điều kiện nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người lao động. Vì vậy để đạt được kết quả như trên thì Công ty đã có những biện pháp gì trong việc quản lý sử dụng TSCĐ. Để làm rõ được điều này chúng ta đi vào phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ. Biểu 7: Tình hình TSCĐ và VCĐ của Công ty Chỉ tiêu 2006 2007 2008 So sánh GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) GT (tr.đ) CC (%) 07/06 08/07 BQ I. Nguyên giá TSCĐ 2188,703 100 2592,224 100 3455,714 100 118,44 134,46 146,20 - Nhà cửa 356,190 16,27 368,211 14,21 324,390 9,39 103,37 88,10 95,43 - Máy móc thiết bị 931,310 42,55 933,429 36,01 1005,691 29,10 100,23 107,74 103,92 - Phương tiện vận tải 801,201 36,60 1204,703 46,47 2012,311 58,23 150,36 167,04 158,48 - Dụng cụ quản lý 92,922 4,2 85,881 3,31 113,322 3,28 92,42 131,95 110,43 II. Giá trị còn lại của TSCĐ 2015,201 100 2235,348 100 2922,080 100 110,92 130,72 120,41 - Nhà cửa 335,290 16,64 325.19 14.54 315.34 10,78 96,99 96,97 96,98 - Máy móc thiết bị 882,870 43,81 850,771 38,06 826,76 28,29 96,36 97,18 96,77 - Phương tiện vận tải 712,321 35,34 991,065 44,33 1693,410 57,95 139,19 170,84 154,20 - Dụng cụ quản lý 84,721 4,21 68,322 3,07 86,57 3,03 80,64 126,47 100,99 4.3. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ 4.3.1.Phân tích tình hình trang bị TSCĐ Trình độ trang bị TSCĐ là một trong những biểu hiện về quy mô sản xuất của Doanh nghiệp ở tất cả các Doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế, doanh nghiệp đều có quyền tự chủ trong việc mua sắm và đổi mới TSCĐ bằng các nguồn pháp định, nguồn tự bổ sung và nguồn vốn vay. Mặt khác Doanh nghiệp có thể thanh lý TSCĐ không cần dùng theo giá thỏa thuận. Thực tế đó dẫn đến quy mô trang bị TSCĐ của Doanh nghiệp sau mỗi thời kỳ thường có những biến động. Muốn thấy rõ được TSCĐ của Công ty đang được trang bị như thế nào trước hết chúng ta đi vào phân tích cơ cấu và biến động TSCĐ qua các năm. Qua bảng 7 ta thấy giá trị TSCĐ của Công ty không ngừng được tăng lên qua các năm. Chủ yếu là các loại phương tiện vận tải, năm 2007 so với năm 2006 lọai TSCĐ này tăng 50, 36%, năm 2008 tăng so với năm 2007 là 67,74%. Cùng với lượng hàng hóa bán ra càng nhiều thì phương thức bán hàng nhằm thu được doanh thu lớn nhất, công tác đi lại vận chuyển hàng hóa chào bán của Công ty ngày càng được chú trọng. Đặc biệt do đặc điểm loại hàng hóa Công ty kinh doanh chủ yếu là các loại vật liêu xây dựng thì việc vận chuyển chọn gói dến tận nơi khách hàng sẽ tạo ra sự thuận lợi cho cả người bán và người mua, đồng thời nhu cầu về dich vụ vận chuyển ngày càng nhiều do đó 3 năm qua phương tiện vận tải tăng lên với tốc độ cao, bình quân 58,48% .Cho thấy sự tích cực của Công ty vào hoạt động dich vụ vận tải. Số lượng xe vận tải của Công ty tăng từ 2 xe năm 2006 lên 3 xe năm 2007, đến năm 2008 Công ty có tổng số 5 xe toàn bộ là loại xe HYUNDAI trọng tải bình quân là 10 tấn,với nguyên giá là bình quân trên 400Tr.đ/ xe, chếm 58,23% tổng nguyên giá TSCĐ, loại TSCĐ này luôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong cơ cấu tổng số tài sản cố định của Công ty trong năm 2007 và 2008. Nhà cửa trong năm 2007 tăng so với năm 2007 là do Công ty tiến hành tu bổ và nâng cấp thên cho một nhà kho, đến năm 2008 thì một nhà kho không cần dùng đến được Công ty thanh lý như đã nói ở trên đã làm cho giá trị tài sản cố định giảm 11,90%. Tuy nhiên trong cơ cấu tổng số thì nhà lại đang giảm dần (từ 16,27% năm 2006 xuống 14,21% năm 2007 và 9,39% năm 2008).Vì đối với một công ty vận tải thì phần lớn mặt bằng của Công ty được dùng làm bến bãi để xe. Giá tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docPHAN IIIbC.doc
Tài liệu liên quan