Luận văn Đánh giá hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam

MỤC LỤC

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các chữviết tắt

Danh mục các hình vẽ

Danh mục các bảng biểu

Danh mục các đồthị

Lời mởđầu.1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN.4

1.1Cơ sởlý luận chung vềquỹđầu tư.4

1.1.1 Khái niệm vềquỹđầu tư.4

1.1.2 Nguồn gốc hình thành quỹđầu tư.4

1.1.3 Vai trò của quỹđầu tư.5

1.1.3.1Huy động vốn cho phát triển kinh tế.5

1.1.3.2Bảo vệlợi ích cho các NĐT.5

1.1.3.3Hỗtrợcác hoạt động của doanh nghiệp.6

1.1.4 Các loại hình quỹ đầu tư.6

1.1.4.1Căn cứvào nguồn vốn huy động.7

1.1.4.2Căn cứvào cấu trúc vận độngvốn.7

1.1.4.3Căn cứvào cơ cấu tổchức và quản lý hoạt động.8

1.1.4.4Một sốloại hình quỹđầu tưkhác.9

1.2 Cơ chế hoạt động của quỹđầu tư.10

1.2.1 Nghiệp vụcủa quỹđầu tư.12

1.2.1.1Huy động vốn từnhà đầu tư.12

1.2.1.2Đa dạng hóa danh mục đầu tư.15

1.2.2 Cách thức đầu tư vào quỹđầu tư.15

1.2.2.1Nhận diện rủi ro khi đầu tưvào quỹ.15

1.2.2.2Quy trình đầu tư vào quỹ.17

1.3Đánh giá hiệu quảhoạt động của quỹđầu tư.18

1.4Thực tiễn phát triển mô hình quỹđầu tư trên thếgiới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.19

1.4.1 Phát triển quỹđầu tư trên thịtrường chứng khoán Mỹ.19

1.4.2 Phát triển quỹđầu tư trên thịtrường chứng khoán Singapore.20

1.4.3 Phát triển quỹđầu tư trên thịtrường chứng khoán Trung Quốc.22

1.4.4 Phát triển quỹđầu tư trên thịtrường chứng khoán Hàn Quốc.23

1.4.5 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.23

Kết luận chương 1.26

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN

TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.27

2.1Đánh giá tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, cơ sởcho sự

hình thành và phát triển của ngành công nghiệp quỹởViệt Nam.27

2.1.1 Đánh giá tình hình hoạt động của thịtrường chứng khoán Việt Nam.27

2.1.2 Cơ sởhình thành và phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam.32

2.2Thực trạng vềtình hình hoạt động của quỹđầu tư chứng khoán trên thị trường

chứng khoán Việt Nam.34

2.2.1 Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động của các Công ty Quản lý Quỹvà QuỹĐầu

Tư Chứng khoán trong nước.34

2.2.2 Phân tích hoạt động của một sốCông ty Quản lý Quỹvà QuỹĐầu Tư Chứng

khoán trong nước.35

2.2.2.1Công ty Liên Doanh Quản lý QĐT –Vietfund Management.35

2.2.2.2 CTQLQ Đầu Tư Prudential Việt Nam(PVFMC).42

2.2.3 Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động của các Công ty Quản lý Quỹvà QuỹĐầu

Tư Chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam.44

2.2.4 Phân tích hoạt động của một sốCông ty Quản lý Quỹvà QuỹĐầu Tư Chứng

khoán nướcngoài tại Việt Nam.47

2.2.4.1Công ty Quản lý QuỹVina Capital.47

2.2.4.2Công ty Quản lý QuỹMekong Capital.50

2.3Nhận định vềcác thành tựu và hạn chế của ngành công nghiệp Quỹ ởViệt Nam.51

2.3.1 Thành tựu ngành công nghiệp Quỹ ởViệt Nam.51

2.3.2 Hạn chế của ngành công nghiệp Quỹ ởViệt Nam.53

Kết luận chương2.58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN.59

3.1Xu hướng phát triển quỹđầu tư chứng khoán trên TTCK Việt Nam.59

3.2 Các giải pháp phát triển quỹ đầu tư chứng khoán.60

3.2.1 Tăng cường phát triển các quỹđại chúng.60

3.2.1.1 Giải pháp từphía cơ quan nhà nước.60

3.2.1.2 Giải pháp từphía công ty quản lý quỹ.62

3.2.2 Triển khai loại hình quỹ đầu tư đại chúng dạng mở.62

3.2.3 Khuyến khích thành lập các quỹđầu tư ETF.63

3.2.4 Mởrộng hoạt động huy động vốn và đầu tư quốc tếđối vớicác quỹnội địa.64

3.2.5 Nhóm các giải pháp phát triển thịtrường chứng khoán .66

3.2.5.1Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng hàng hóa cho TTCK.66

3.2.5.2Nâng cao chất lượng dịch vụcủa các công ty chứng khoán.67

3.2.5.3Xây dựng cơ chếgiao dịch chứng khoán mới.68

3.2.5.4Xây dựng hệthống định mức tín nhiệm nhằm quản lý rủi ro trên TTCK 69

3.2.6 Một sốcác giải pháp khác.70

Kết luận chương 3.72

Kết luận.74

pdf97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3487 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tài sản, trong đó, mới có 14 công ty huy động được quỹ. Về tổ chức thị trường Mặc dù việc tái cấu trúc lại thị trường bước đầu được thực hiện để khắc phục sự thiếu đồng bộ và tạo sự phân định của thị trường, nhưng đây vẫn là hạn chế lớn nhất của TTCK Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Về cơ cấu tổ chức, việc tách các SGDCK và TTLKCK trở thành pháp nhân độc lập khỏi UBCKNN đã đạt được kết quả nhất định trong việc tách bạch chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động chứng khoán và chức năng tổ chức vận hành TTCK. Việc phân chia thị trường tập trung thành hai thị trường bộ phận với cùng một phương thức giao dịch dựa trên các điều kiện niêm yết về lợi nhuận và vốn điều lệ trong giai đoạn vừa qua đã góp phần quan trọng mở rộng thị trường có tổ chức, phát huy tính năng động của các TTGDCK/SGDCK trong việc thu hút các doanh nghiệp vào niêm yết, đăng ký giao dịch. Về hoạt động quản lý, giám sát thị trường Trong giai đoạn 2000-2010, công tác quản lý Nhà nước và điều hành TTCK được thực hiện tương đối linh hoạt, bảo đảm TTCK vận hành an toàn và phát triển ổn định, không để xảy ra đổ vỡ, xáo trộn lớn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, từng bước nâng cao năng lực giám sát và cưỡng chế thực thi quy định của pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hoạt động quản lý và giám sát TTCK với trọng tâm lấy việc bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư là nòng cốt; các chính sách quản lý TTCK đã thể hiện mục tiêu tăng cường tính công khai, minh bạch, từng bước áp dụng các thông lệ về quản trị công ty tốt, các chuẩn mực về kế toán, kiểm toán quốc tế và khuyến cáo của Tổ chức quốc tế các UBCK (IOSCO). 2.1.2 Cơ sở hình thành và phát triển quỹ đầu tư ở Việt Nam: Sự hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam sau hơn 10 năm hoạt động đã góp phần thúc đẩy thị trường tài chính phát triển nhanh, mạnh hơn trước. Như đã được phân tích 33 ở phần trên, thị trường cổ phiếu Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận từ chỉ 2 cổ phiếu niêm yết ban đầu thì nay đã lên tới hơn 600, giá trị vốn hóa khoảng 40% GDP. Ngoài ra, các thị trường chuyên biệt như thị trường trái phiếu, UPCoM được hình thành và từng bước phát triển... cũng đã tạo ra ngày càng nhiều hàng hóa mở rộng môi trường hoạt động cho ngành công nghiệp quỹ. Bên cạnh đó, ngành công nghiêp quỹ ở Việt Nam còn được sự hỗ trợ của các nhân tố thuận lợi nói riêng cho hoạt động của mình được khởi sắc ở Việt Nam: a) Môi trường đầu tư ở Việt Nam với nền tảng chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng nhanh: Trong khoản 5 năm trở lại đây, trong khi hoạt động đầu tư ở các nước phát triển, hoạt động đầu tư đứng trước nguy cơ bão hòa thì các quốc gia đang phát triển nổi lên thu hút mạnh vốn đầu tư nước ngoài, cả nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI) và gián tiếp (FII), chỉ riêng năm 2007, TTCK Việt Nam đã đón khoảng 11-12 tỷ USD vốn FII. Sau giai đoạn khủng hoảng 2008-2009, dù vốn FII giảm mạnh nhưng tính trên 02 sàn niêm yết khối ngoại cũng mua ròng hơn 15.400 tỷ đồng trong năm 2010. Bên cạnh đó, nhịp điệu tăng trưởng của kinh tế Việt Nam khá hấp dẫn. Giai đoạn thăng hoa 2003-2006, Việt Nam giữ được nhịp tăng trưởng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Sang đến thời kỳ hồi phục 2009 – 2010, kinh tế Việt Nam tiếp tục chứng tỏ sức bật của mình với tốc độ tăng trưởng GDP năm 2009 đạt 5,32%. Trong năm 2010, mặc dù còn những bất ổn trong các vấn đề vĩ mô, Việt Nam vẫn đạt tốc độ tăng trưởng 6,78%. Ngân hàng phát triển Châu Á – ADB cũng nâng dự báo tốc độ tăng GDP năm 2011 được điều chỉnh từ 6,8% lên 7%. Sức hút của kinh tế VN nằm ở tiềm năng tăng trưởng trong tương lai với lợi thế về nguồn nhân lực, tài nguyên dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn... - những lợi thế này không phải quốc gia đang phát triển nào cũng sở hữu. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng, tình hình kinh tế chính trị tương đối ổn định, khắc phục khủng hoảng kinh tế tương đối hiệu quả, Việt Nam trong dài hạn sẽ còn thu hút được giới đầu tư nước ngoài nhiều hơn nữa. Các doanh nghiệp trong nước cũng ngày càng quan tâm hơn đến tình hình đầu tư và có nhu cầu được đầu tư mạnh dạn hơn trong thời gian tới. Theo thống kê của A.T. Kearney về Chỉ số niềm tin FDI (FDI Confidence Index) thì Việt Nam xếp hạng thứ 12 về Chỉ số niềm tin FDI. Trong số các nước Đông Nam Á lọt vào Top 25 của xếp hạng Chỉ số niềm tin FDI 2010, Việt Nam đứng trên Indonesia (vị trí 21), Malaysia (vị trí 20), và Singapore (vị trí 24). 34 Trong nhóm các thị trường mới nổi CIVETS gồm Colombia, Indonesia, Việt Nam, Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Nam Phi thì theo đánh giá của EIU và World Bank, Việt Nam là nước có tình hình chính trị ổn định nhất, đồng thời dẫn đầu về đầu tư FDI với 10,6% và vốn FDI vào Việt Nam có vai trò quan trọng hơn so với các nước khác trong CIVETS. b) Cơ sở pháp lý cho ngành Công nghiệp Quỹ Việt Nam : Cơ sở pháp lý cho hoạt động CTQLQ, QĐT theo Luật chứng khoán hiện nay gồm Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007, Quyết định số 35/2007/QĐ-BTC ngày 15/05/2007 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của CTQLQ, Quyết định số 45/2007/QĐ-BTC ngày 05/06/2007 về thành lập và quản lý QĐT Thông tư số 194/2009/TT-BTC ngày 02/10/2009 về việc hướng dẫn chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ của QĐT đại chúng dạng đóng và Nghị định 84/2010/NĐ- CP sửa đổi, bổ sung cho Nghị định 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007. Hiện nay, UBCKNN cũng đang xem xét để ban hành luật quy định, hướng dẫn cho sự ra đời của một số các sản phẩm mới nhằm phục đa dạng hóa các hàng hóa cho thị trường chứng khoán, mà cụ thể ở đây là sự ra đời của quỹ mở. Với loại hình đã khá phổ biến trên thế giới, hy vọng Việt Nam sẽ lôi kéo được sự chú ý của các NĐTNN đầu tư vào TTCK Việt Nam thông qua các QĐT. Có thể thấy, với mức độ thông thoáng trong môi trường đầu tư, tiềm năng thu hút FDI, FII được xếp hạng cao bởi World Bank và những nổ lực cải cách chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ, TTCK Việt Nam sẽ sôi động hơn trong thời gian tới và ngành công nghiệp quỹ sẽ phát huy được vai trò đầu tàu của mình trong nổ lực hòa nhập thị trường khu vực và thế giới. 2.2 Thực trạng về tình hình hoạt động của quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam : 2.2.1 Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động của các Công ty Quản lý Quỹ và Quỹ Đầu Tư Chứng khoán trong nước: Thời kỳ sôi động của hoạt động QĐT trong nước là từ tháng 7/2006 tới tháng 3/2008, khi có tới 20 QĐT trong nước được thành lập với tổng vốn huy động hơn 13.500 tỷ đồng (trong đó có 4 quỹ đại chúng). Đây cũng là thời kỳ bùng nổ của TTCK Việt Nam với sự tăng trưởng thần kỳ cả về quy mô cũng như số lượng doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa và niêm yết. 35 Từ tháng 3/2008 tới nay, cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình huy động quỹ trong nước của các CTQLQ gặp rất nhiều khó khăn. Chỉ có 3 QĐT được thành lập trong năm 2010 với tổng số vốn huy động 800 tỷ đồng, đưa tổng số quỹ trong nước lên con số 23. Như vậy, trong số 47 CTQLQ thành lập theo Luật Chứng khoán, chỉ có 13 công ty lập được quỹ trong nước và thực hiện nghiệp vụ quản lý quỹ, còn các CTQLQ khác chủ yếu chỉ cung cấp dịch vụ quản lý danh mục đầu tư cho các NĐT trong và ngoài nước. Về tính chất nguồn vốn, 23 QĐT trong nước chủ yếu huy động nguồn vốn nội địa, duy nhất QĐT thành viên của công ty cổ phẩn quản lý quỹ đầu tư FPT có hơn 51% vốn góp từ NĐTNN. Thống kê không chính thức cho thấy, số lượng QĐT hoạt động tại Việt Nam khá đông đảo, khoảng hơn 400 quỹ với hơn 50 QĐT chứng khoán (tham khảo Phụ lục 03), trong khi quỹ thành lập trong nước còn quá nhỏ bé, cả về số lượng và quy mô vốn quản lý. Các QĐT vào Việt Nam, tính tới thời điểm này, chủ yếu dưới hình thức công ty đầu tư hoặc QĐT của NĐTNN thành lập tại nước thứ ba là các thiên đường thuế như Cayman Islands, Bermuda, British Virgin Island và sau đó mở tài khoản đầu tư vào Việt Nam với tư cách một NĐTNN đầu tư gián tiếp. Nhận thấy cơ hội từ dòng vốn ngoại dồi dào và sự quan tâm của NĐTNN đối với tiềm năng phát triển của TTCK Việt Nam, nhiều CTQLQ đã chuyển hướng lấy huy động nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài làm mục tiêu để thành lập quỹ trong nước. Tuy nhiên, các nỗ lực huy động vốn nước ngoài cho mục tiêu trên đều chưa đạt được kết quả. 2.2.2 Phân tích hoạt động của một số Công ty Quản lý Quỹ và Quỹ Đầu Tư Chứng khoán trong nước : 2.2.2.1 Công ty Liên Doanh Quản lý QĐT Vietfund Management : CTQLQ VFM được thành lập với tên gọi ban đầu là Công ty Liên doanh quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VietFund Management) theo Giấy phép số 01/GPĐT- UBCKNN ngày 15/7/2003 của UBCKNN (sau được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần quản lý Quỹ đầu tư Việt Nam theo Giấy phép thành lập và hoạt động số 45/UBCK-GP ngày 08/01/2009), là công ty liên doanh đầu tiên tại Việt Nam chuyên về quản lý QĐT chứng khoán, và quản lý danh mục đầu tư, với tổng vốn điều lệ 100 tỷ đồng do các bên liên doanh góp vốn là Công ty Dragon Capital Management (49%) và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) (51%). Hiện nay, Công ty quản lý quỹ VFM đang quản lý tổng tài sản hơn 5.000 tỷ đồng với hơn 15.000 NĐT là pháp nhân, cá nhân trong và ngoài nước thông qua các sản phẩm quỹ: 36 Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VF1) (có mã giao dịch niêm yết vào ngày 22/09/2004 trên HOSE là VFMVF1), Quỹ đầu tư tăng trưởng Việt Nam (VF2), Quỹ đầu tư Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam (VF4) (có mã giao dịch niêm yết vào ngày 03/06/2008 trên HOSE là VFMVF4), Quỹ đầu tư năng động (VFA) (có mã giao dịch niêm yết vào ngày 09/07/2010 trên HOSE là VFMVFA) và một số nguồn vốn ủy thác khác. Quỹ đầu tư chứng khoán VF1 : QĐT Việt Nam VF1 là quỹ công chúng dạng đóng đầu tiên của Việt Nam, được huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu 300 tỷ đồng vào tháng 4/2004 (tham khảo Phụ lục 05). QĐT VF1 được niêm yết tại SGDCK TPHCM (trước đây là TTGDCK TPHCM) từ tháng 11/2004 . Bảng 2.3 Báo cáo NAV của VF1 qua các năm 2004-2010 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của VFM Tình hình hoạt động năm 2010 của VF1 suy giảm là do ảnh hưởng chủ yếu của cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội và cổ phiếu chưa niêm yết giảm 11,1%, đóng góp vào sự sụt giảm NAV 2,1% trong tổng mức giảm 8,2%. Tuy nhiên, 2010 là năm khó khăn đối với hoạt động của tất cả các QĐT nên mức sụt giảm này cũng nằm trong quỹ đạo chung so với NAV của các quỹ khác hoạt động trên TTCK Việt Nam theo báo cáo của tổ chức LCF Rothschild (tham khảo Phụ lục 04). Biểu đồ 2.2 So sánh NAV của CCQ VF1 so với VN-Index Nguồn: www.bloomberg.com 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Quy mô quỹ (tỷ đồng) 300 300 500 1.000 1.000 1.000 1.000 NAV (tỷ đồng) 304,5 381,6 1.564,1 3.837,1 1.697 2.479,9 2.276,3 NAV/ccq (đồng) 10.158 12.718 31.281 38.371 16.970 24.799 22.73 Tăng trưởng năm (%) 1,6 27,7 157,8 28,1 (52,6) 46,0 (8,2) 37  Danh mục đầu tư :  Chiến lược phân bổ tài sản : Chiến lược phân bổ tài sản của Quỹ đầu tư VF1 trong năm 2010 là tăng tỷ trọng cổ phiếu niêm yết, cổ phiếu chuẩn bị niêm yết, giảm tỷ trọng cổ phiếu chưa niêm yết, xây dựng lại danh mục trái phiếu ở thời điểm thích hợp. Biểu đồ 2.3 – Phân bổ tài sản (%NAV) của VF1 Nguồn: Báo cáo của VFM Danh mục đầu tư : Với nhận định ảnh hưởng của việc NHNN ban hành Thông tư số 13 cùng với áp lực hoàn thành kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng sẽ làm giá cổ phiếu ngân hàng khó tăng trưởng trong năm 2010, ngay trong giai đoạn sáu tháng đầu năm, Quỹ đầu tư VF1 đã giảm tỷ trọng ngành Ngân hàng trong danh mục đầu tư từ 18,7% NAV xuống 7,2% NAV và tiếp tục thanh hoán trong 6 tháng cuối năm. Đến ngày 31/12/2010, tỷ trọng ngành Ngân hàng trong danh mục Quỹ đầu tư VF1 chiếm 5% NAV. Số tiền thu được từ thanh toán cổ phiếu ngành Ngân hàng được dùng tái đầu tư vào các ngành có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn như Bất động sản, Hàng hóa công nghiệp, Vật liệu khai khoáng, Vận tải, Năng lượng,... Hình 2.1 – Cơ cấu danh mục đầu tư theo ngành (%NAV) của VF1 Nguồn: Báo cáo VFM 38 Quỹ đầu tư doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam VF4 : Cũng thuộc sự quản lý của VFM như VF1, VF4 là quỹ công chúng dạng đóng thứ tư (sau VF1, MAFPF1 của Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Manulife Việt Nam, và PRUBF1 của Công ty TNHH Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Prudential Việt Nam) niêm trên sàn HOSE huy động nguồn vốn từ cá nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu 806,46 tỷ đồng vào tháng 1/2008 và được niêm yết trên sàn HOSE vào tháng 6/2008 (tham khảo Phụ lục 06). Trong năm 2010, quỹ VF4 giảm 13,1% với NAV đạt 739,6 tỷ đồng, tương ứng là 9.171đồng/ccq. Cơ cấu danh mục tính đến 31/12/2010 là: cổ phiếu niêm yết (91,9%), cổ phiếu chưa niêm yết (3,1%) và tiền mặt (5%). 5 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn là: cơ sở hạ tầng, bất động sản (22,2%), Bán lẻ (6,5%) và thực phẩm-nước giải khát (9,3%), Vật liệu & Khai khoáng (25,2%) và Hàng hóa công nghiêp (11,4%). Bảng 2.4 – Báo cáo NAV của VF4 qua các năm 2008-2010 Nguồn : Báo cáo của VFM  Danh mục đầu tư :  Chiến lược phân bổ tài sản : Danh mục đầu tư của VF4 sẽ được chia thành hai phần: danh mục chủ chốt và danh mục năng động. Tỷ trọng giữa hai danh mục này sẽ thay đổi theo từng giai đoạn của thị trường trên cơ sở tối ưu hóa lợi nhuận và cân bằng với rủi ro phát sinh. 39  Danh mục chủ chốt (50% - 80% NAV): bao gồm các cổ phiếu niêm yết hàng đầu có vốn hóa lớn (blue-chips) và thanh khoản cao. Đây sẽ là danh mục đầu tư mang tính ổn định, làm nền tảng cho VF4 theo sát với biến động của thị trường.  Danh mục năng động (20% - 40% NAV): QĐT VF4 sẽ chủ động tìm kiếm các cổ phiếu tiềm năng đáp ứng được các tiêu chí sau:  Là những doanh nghiệp có vị thế và thị phần lớn và có ảnh hưởng lớn trong ngành, có mức tăng trưởng cao hơn mức trung bình ngành.  Có doanh thu và lợi nhuận ổn định nhờ các hợp đồng dài hạn đã ký kết hoặc đã bán xong sản phẩm chuẩn bị ghi nhận doanh thu (đối với các công ty bất động sản).  Ưu tiên các cổ phiếu có lợi nhuận đột biến trong khoảng thời gian 2-3 năm tiếp theo, và đang định giá ở mức thấp so với mức bình quân của thị trường và ngành.  Có nhiều thông tin hỗ trợ như có kế hoạch niêm yết sớm, có kế hoạch chia cổ tức và cổ phiếu thưởng hấp dẫn đối với NĐT.  Danh mục năng động sẽ bao gồm cả cổ phiếu vốn hóa lớn và vốn hóa trung bình đáp ứng được các tiêu chí đầu tư. Biểu đồ 2.4 – Phân bổ tài sản (%NAV) của VF4 Nguồn: Báo cáo của VFM Danh mục đầu tư : Trong năm 2010, QĐT VF4 đầu tư vào 2 ngành mới là Hàng hóa công nghiệp và Hàng tiêu dùng chiếm lần lượt 11,4% và 6,2% NAV. Đối với ngành Hàng hóa công nghiệp, QĐT VF4 tập trung vào các doanh nghiệp đã ký kết được nhiều hợp đồng thi công dài hạn giúp đảm bảo mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cho năm 2010 và các năm trở về sau. Ngành Vật liệu - Khai khoáng có tỷ trọng tăng lên từ 17,6% (năm 2009) lên 25,2% do QĐT VF4 đầu tư thêm vào một số phân khúc mới của ngành này như dầu nhờn, nhựa đường, bê tông…và tập trung vào các doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực và có mức định giá hấp dẫn hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành. 40 Hình 2.2 – Cơ cấu danh mục đầu tư theo ngành (%NAV) của VF4 Nguồn: Báo cáo của VFM Danh mục đầu tư của QĐT VF4 đến cuối năm 2010 bao gồm 34 khoản đầu tư, tập trung vào 10 nhóm ngành (2009: 20 khoản đầu tư, 9 nhóm ngành), trong đó đầu tư mới vào 18 cổ phiếu và thanh hoán hoàn toàn 4 cổ phiếu. 5 nhóm ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong NAV, chiếm 74,7% NAV và 83,3% tổng giá trị đầu tư (2009: 64,6% NAV và 70,0% tổng giá trị đầu tư) bao gồm: vật liệu – khai khoáng (25.2%), cơ sở hạ tầng – bất động sản (22.2%), hàng hóa công nghiệp (11.4%), thực phẩm & nước giải khát (9.3%) và bán lẻ (6.5%). Quỹ đầu tư năng động VFA : VFA là quỹ công chúng dạng đóng thứ ba sau VF1 và VF2, đồng thời là loại quỹ ngắn hạn đầu tiên của công ty VFM. QĐT VFA đã huy động vốn thành công từ nguồn vốn cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu là 240.437.600 ngàn đồng vào đầu tháng 2/2010 (tham khảo Phụ lục 07). Sau đó trở thành quỹ công chúng thứ năm được niêm yết tại HOSE từ đầu tháng 08/2010. Quỹ VFA ra đời với mục tiêu nắm bắt những cơ hội vàng của thị trường trong giai đoạn hậu khủng hoảng theo chiến lược là nắm bắt các xu hướng tăng trưởng của TTCK Việt Nam, đồng thời giữ vững mục tiêu bảo toàn vốn khi thị trường diễn biến không thuận lợi. Thừa hưởng những ưu điểm của các sản phẩm quỹ trước đó nổi bật là chiến lược chia cổ tức hiệu quả nên trong trường hợp có lợi nhuận, Quỹ VFA sẽ chia ở mức tối thiểu 50% lợi nhuận thực hiện hàng năm cho NĐT. 41 Biểu đồ 2.5 – So sánh NAV của CCQ VFA so với VN Index Nguồn: www.bloomberg.com Kết thúc năm 2010, NAV của QĐT VFA đạt 221,4 tỷ đồng, tương đương 9.209,3 đồng/ chứng chỉ quỹ. Lũy kế từ khi hoạt động, NAV của QĐT VFA ghi nhận mức giảm - 7,9%. Xét về độ rủi ro, NAV của QĐT VFA có độ biến động và mức giảm tối đa thấp hơn 2 chỉ số VN-Index và HNX Index. Xét về mức lợi nhuận trên rủi ro, NAV của QĐT VFA có hệ số lợi nhuận trên mức giảm tối đa thấp hơn VN-Index (với mức tăng trưởng bị ảnh hưởng lớn từ một vài cổ phiếu có mức vốn hóa lớn và thanh khoản thấp) và cao hơn HNX- Index.  Danh mục đầu tư :  Phân bổ tài sản : QĐT VFA thực hiện phân bổ tài sản theo nguyên tắc tối đa hóa tăng trưởng tiềm năng và giảm thiểu hóa rủi ro tiềm tàng dựa trên lý thuyết thông tin. Vì thế, các chiến lược đầu tư theo xu hướng ngắn hạn chiếm tỷ trọng không cao trong danh mục (trung bình từ 20% đến 30% NAV). Chiến lược đầu tư theo xu hướng trung hạn luôn duy trì hệ số lợi nhuận/rủi ro tốt nhất, vì vậy tỷ trọng của chiến lược này được duy trì ổn định khoảng 30%- 40% NAV. Tỷ trọng của chiến lược đầu tư dựa theo biến động của các cổ phiếu tiềm năng dao động từ 10% đến 30% danh mục trong năm 2010 và có thể tăng/giảm trong năm 2011 tùy thuộc vào khả năng tìm kiếm các cổ phiếu của chiến lược này. 42 Biểu đồ 2.6 – Phân bổ tài sản theo chiến lược đầu tư (%NAV) của VFA Nguồn: Báo cáo của VFM Danh mục đầu tư : Với chiến lược đầu tư theo xu hướng trên Index nên các khoản đầu tư trong danh mục của QĐT VFA phân bổ vào 14 ngành nghề theo tỷ trọng gần bằng tỷ trọng của thị trường. Các ngành Bất động sản – Cơ sở hạ tầng, Vật liệu khai khoáng và Hàng hóa công nghiệp có tỷ trọng tương đối cao hơn khi chiến lược 5 chủ yếu đầu tư vào các cổ phiếu ngành này. Hình 2.3 – Phân bổ tài sản theo ngành (%) của VFA Nguồn : Báo cáo của VFM 2.2.2.2 Công ty Quản lý Quỹ Đầu Tư Prudential Việt Nam (PVFMC): Thành lập vào tháng 5/2005, CTQLQ Đầu tư Prudential Vietnam (PVFMC) là CTQLQ quốc tế hàng đầu với số lượng NĐT lớn nhất tại Việt Nam. PVFMC áp dụng nguyên tắc đầu tư theo định hướng giá trị trong dài hạn đối với các quỹ và danh mục đầu tư cho các NĐT cá nhân và NĐT tổ chức trong và ngoài nước. 43 Ngoài việc quản lý tài sản của Công ty Bảo Hiểm Nhân Thọ Prudential Việt Nam, PVFMC đang quản lý quỹ đại chúng PRUBF1 được thành lập ngày 05/10/2006 với vốn điều lệ là 500 tỷ đồng (thao khảo Phụ lục 08) và Chứng chỉ QĐT cân bằng Prudential (PRUBF1) đã được chào bán ra công chúng bắt đầu từ ngày 24/07/2006. Cơ cấu danh mục đầu tư chủ yếu hiện nay của PRUBF1 chủ yếu tập trung vào Cổ phiếu (37%), trái phiếu (61%) và tiền gửi có kỳ hạn (1%). Trong đó danh mục cổ phiếu chủ yếu của nhóm ngành tiêu dùng (26,4%), xây dựng (22,8%) và tài chính (18,4%). Biểu đồ 2.7 – Phân bổ tài sản của PRUBF1 tại ngày 31/12/2010 Nguồn: Báo cáo của PRUBF1 Thị giá của chứng chỉ quỹ PRUBF1 có xu hướng giảm dần gần về cuối năm 2010 do tác động khách quan của nền kinh tế khi Chính phủ tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát. NAV của PRUBF1 tính đến cuối năm 2010 là 435,5 tỷ đồng, tương ứng NAV/ccq của PRUBF1 là 8.711đồng/ccq. Điều này cho thấy thị trường thứ cấp đã ảnh hưởng mạnh đến thị giá giao dịch của PRUBF1 và ảnh hưởng đến giá trị của QĐT nói chung, không chỉ của riêng quỹ PRUBF1. Biểu đồ 2.8 So sánh NAV trên mỗi đơn vị quỹ và thị giá mỗi đơn vị quỹ PRUBF1 Nguồn: Báo cáo của PRUBF1 44 2.2.3 Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động của các Công ty Quản lý Quỹ và QĐT Chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam: Kể từ khi Việt Nam tiến hành chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo định hướng thị trường, mở cửa với thế giới, nhiều làn sóng đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Làn sóng đầu tư gián tiếp thứ nhất của các QĐT nước ngoài xuất hiện nhưng cũng đi vào bế tắc vào giai đoạn cuối những năm 90, giai đoạn chập chững bước vào ngưỡng cửa của hội nhập. Làn sóng thứ hai hình thành từ năm 2002, góp phần làm thay đổi diện mạo của đất nước, bước đầu gặt hái được thành công. Và đặc biệt sau khi cánh cửa của hội nhập đã rộng mở, Việt Nam đã là thành viên của một tổ chức thương mại quy mô toàn cầu, khi thị trường Việt Nam hòa chung vào thị trường thế giới, làn sóng đầu tư càng trở nên ồ ạt và đáng chú ý hơn nữa. QĐT nước ngoài ở Việt Nam – làn sóng thứ nhất (giai đoạn 1990 -2002): Lịch sử đã ghi nhận làn sóng đầu tư gián tiếp đầu tiên đã xuất hiện tại Việt Nam từ những năm đầu của thập kỉ 90 với sự xuất hiện của 7 QĐT nước ngoài, tổng lượng vốn huy động được khoảng hơn 300 triệu USD. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 đã khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đặc biệt là từ khu vực Châu Á lập tức đổ vào Việt Nam, chủ yếu là thông qua liên doanh với các DNNN bằng cách tài trợ cho ngành sản xuất thay thế hàng nhập khẩu và các ngành phi thương mại khác. Sau đó là Khoán 10 ban hành năm 1987 đã cởi trói cho nông nghiệp, biến Việt Nam thành nước xuất khẩu gạo lớn kể từ năm 1989, là quyết định tự do hóa giá cả của hầu hết các hàng hóa, bẻ ngoặt lịch sử kinh tế Việt Nam theo hướng thị trường. Quan hệ bình thường hóa với Trung Quốc (1991), ASEAN và Hoa Kỳ (1995) tạo điều kiện cho Việt Nam mở rộng xuất khẩu vươn xa khỏi thị trường nội địa bé nhỏ trước đây. Chính nhờ các động thái mở cửa và hội nhập của Việt Nam như vậy mà nhiều QĐT nước ngoài đã thành lập và hoạt động ở nước ta từ năm 1990 như: Vietnam Fund, Vietnam Keppel Fund, Beta Vietnam Fund... Bảng 2.5 - Tóm lược Quỹ Đầu Tư nước ngoài giai đoạn 1990-2002 QĐT CTQLQ Thành lập Vốn (triệu USD) Vietnam Fund (VF) Vietnam Fund Management Company Ltd 10/1991 61,3 45 Beta Fund LTD (BVNF) Indochina Asset Management Ltd (ICAM) 09/1993 80 Templetion Vietnam Opportunities Fund Ltd Templetion Vietnam Opportunities Fund Inc 09/1994 104 Vietnam Frontier Fund Ltd (VFF) Finansa Ltd 06/1994 25 Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL) Enterprise Investment Management Ltd (thuộc Dragon Capital) 04/1995 16,39 Lazard Vietnam Fund Ltd (LVF) Lazard Manegement Company 04/1995 63 Tổng cộng 349,7 Nguồn: www.saga.com QĐT nước ngoài ở Việt Nam – Làn sóng thứ hai (giai đoạn 2002 -2006): Làn sóng thứ hai khởi động lại từ năm 2002 với sự thành lập của gần 20 QĐT nước ngoài với tổng số vốn 20 tỷ USD. Bắt đầu là sự xuất hiện của Mekong Enterprise Fund với số vốn 18,5 triệu USD. Ngay sau đó VinaCapital và một số công ty quản lý khác đã vào cuộc với việc công bố thành lập các quỹ mới và hướng mục tiêu đầu tư vào nhiều lĩnh vực đa dạng. Tuy nhiên, hoạt động đầu tư của các quỹ này khá thầm lặng do tâm lý khá e ngại và còn băn khoăn về sự thành công của mô hình này, vì vậy các NĐT mới chỉ dám bỏ các khoản đầu tư nhỏ nhằm thăm dò thị trường. Cho đến tận năm 2005, vốn đầu tư gián tiếp (FII) mới chỉ đạt khoảng 1% so với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). So với các nước khác trong khu vực, con số đầu tư gián tiếp của Việt Nam tương đối mờ nhạt và phần lớn cũng chỉ tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đến 2006, cùng với sự phát triển của TTCK, giờ đây, làn sóng đầu tư gián tiếp đã được hình thành và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vào thời điểm cuối năm 2006, Bộ Tài Chính cho biết đã có trên 20 tỷ USD đầu tư vào Việt Nam trong đó vốn đầu tư gián tiếp là trên 2 tỷ. Cao điểm của làn sóng đầu tư này bắt đầu vào thời điểm giữa năm 2006, khi CTQLQ VinaCapital khai trương quỹ bất động sản Vinaland. Số tiền mà các NĐTNN góp vào quỹ này lên tới 65 triệu USD, vượt qua mức dự kiến ban đầu 15 là triệu USD. Thêm vào đó VinaCapital còn nổ lực giải ngân số tiền còn lại trị giá 50 triệu USD trong quỹ Vietnam Opportunities Fund (VOF) với hướng chính là đầu tư vào thị trường OTC và lĩnh vực địa 46 ốc. Mảnh đất của các QĐT đã đông dần thêm khi liên tiếp các quỹ mới ra đời. Ngoài VEIL (vốn 190 triệu USD) và VGF (vốn 90 triệu USD), Dragon Capital còn chào đón thêm quỹ thành viên thứ ba VDF (Vietnam Dragon Fund) với số vốn 35 triệu USD. Không hề kém cạnh, Mekong Capital cũng đẩy mạnh đầu tư số vốn 18.5 triệu USD của Mekong Enterprise Fund vào các doanh nghiệp cổ phần. Indochina Capital sở hữu hai quỹ, một địa ốc với 42 triệu USD và một chứng khoán với 50 triệu USD. Ngay từ đầu năm 2007, VinaCapital đã lên kế hoạch thành lập mới một công ty đầu tư bất động sản với tổng vốn đầu t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_hoat_dong_cua_quy_dau_tu_chung_khoan_tren_thi_truong_chung_khoan_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan