MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Nhận xét của GVHD iv
Mục lục v
Danh mục viết tắt viii
Danh mục biểu bảng ix
Danh mục đồ thị xi
Lời mở đầu 1
Lý do chọn đề tài 1
Mục tiêu nghiên cứu 2
Phạm vi nghiên cứu 3
Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 1: Cơ sở lý luận 4
1.1 Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng 4
1.1.1.1. Hoạt động huy động vốn 4
1.1.1.2. Hoạt động tín dụng 6
1.1.1.3. Thu nhập- Chi phí -Lợi nhuận 7
1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 8
1.2.1. Những thông tin cần biết 8
1.2.2. Các chỉ số tài chính 9
Chương 2: Đánh giá hoạt động kinh doanh và tình hình lợi nhuận của Ngân hàng nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Kiên Giang 12
2.1.Khái quát về Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Kiên Giang 12
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 12
2.1.2. Cơ cấu mạng lưới hoạt động và bộ máy quản lý tại ngân hàng 13
2.1.3.Đối thủ cạnh tranh 15
2.1.4. Phướng hướng hoạt động kinh doanh 2010 15
2.1.5. Thuận lợi và khó khăn của NHN0&PTNT 17
2.2. Đánh giá chung về kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Kiên Giang 18
2.3. Phân tích hoạt động kinh doanh tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Kiên Giang 20
2.3.1. Phân tích bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng 20
2.3.2. Phân tích hoạt động huy động vốn 26
2.3.3. Phân tích hoạt động tín dụng 30
2.3.4. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 36
2.4. Phân tích tình hình thu nhập 38
2.5. Phân tích tình hình chi phí 40
2.6. Phân tích các chỉ số sinh lợi 41
2.7. Phân tích các chỉ số rủi ro 43
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Huyện Châu Thành Tỉnh Kiên Giang, kết luận và kiến nghị 46
3.1.Giải pháp đối với công tác tổ chức cán bộ 46
3.2. Giải pháp đối với hoạt động huy động vốn 48
3.3. Giải pháp đối với hoạt động tín dụng 51
3.4. Giải pháp đối với hoạt động dịch vụ 52
3.5. Kiến nghị 52
3.5.1 Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 52
3.5.2. Đối với NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang 53
3.6. Kết luận 54
62 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện Châu Thành tỉnh Kiên Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm trước. Nguyên nhân là do Ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động, cung cấp thêm nhiều dịch vụ, Ngân hàng tốn nhiều chi phí cho đầu tư thêm nhiều thiết bị hiện đại.
Lợi nhuận ròng: Qua bảng số liệu ta thấy trong 3 năm hoạt động của Ngân hàng đã đạt được những thành công nhất định, lợi nhuận ròng tăng đều qua các năm. Tốc độ tăng của lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2008 lợi nhuận ròng đạt 6.576 triệu đồng và đạt tốc độ là 12,16%. Sang năm 2009 lại tiếp tục tăng hơn so với năm 2008 là 655 triệu đồng. Lợi nhuận ròng tăng là do Ngân hàng đã đưa ra các chính sách kinh doanh có hiệu quả nên làm cho doanh thu của Ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí mà Ngân hàng bỏ ra.
Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ngày càng có những tiến triển tốt đẹp. Do Ngân hàng ngày càng mở rộng thêm dịch vụ để phục vụ cho khách hàng. Điều đó cũng thể hiện sự quản lý tài tình của ban lãnh đạo cùng với sự nổ lực, cố gắng của toàn thể nhân viên trong Ngân hàng.
2.3. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH HUYỆN CHÂU THÀNH TỈNH KIÊN GIANG
2.3.1. Phân tích bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính của Ngân hàng khái quát tình hình sử dụng vốn và nguồn vốn của Ngân hàng vào ngày cuối năm.
Thông qua các chỉ tiêu trong bảng tài sản của Ngân hàng qua 3 năm, cụ thể là chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn. Từ những chỉ tiêu đó ta sẽ phân tích, so sánh để thấy được sự biến động của tài sản cũng như của nguồn vốn. Mặc dù sự tăng, giảm này chưa phản ánh được thực chất của việc quản lý vốn của đơn vị là tốt hay xấu nhưng nó cũng phản ánh được quy mô mà Ngân hàng sử dụng cũng như khả năng tập hợp nguồn vốn.
Phân tích tình hình tài sản có:
Qua bảng số liệu cho chúng ta thấy rằng tài sản sinh lời rất lớn, luôn chiếm hơn 93% trong tổng tài sản của Ngân hàng và đây là điều kiện để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Ta thấy các khoản đầu tư chứng khoán và gửi tiền ở các tổ chức tín dụng tăng liên tục qua các năm. Đây là một dấu hiệu đáng mừng vì khi Ngân hàng mua các cổ phiếu của các công ty xuất khẩu thuỷ sản thì các công ty đó đến giao dịch với chúng ta nhiều hơn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. Trong tài sản sinh lời thì hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là cho vay, đây là lĩnh vực mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng nhưng đồng thời cũng là lĩnh vực mang lại rất nhiều rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng. Vì thế, trong tương lai Ngân hàng nên đẩy mạnh đầu tư chứng khoán và cho vay. Mặc dù, Ngân hàng đã chiếm lĩnh một thị trường cho vay rất lớn nhưng vẫn còn một tiềm năng rất lớn.
- Tiền mặt của Ngân hàng có sự biến động qua các năm, năm 2008 tăng 11,33% tương đương với số tiền là 988 triệu đồng. Sang năm 2009 thì tiền mặt tại Ngân hàng cũng tăng lên đáng kể với tốc độ tăng là 72,75%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng cần nhiều tiền mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngoài ra, NHNo&PTNT Việt Nam cũng đang nâng dần tỉ lệ dự trữ bắt buộc để tạo thuận lợi cho các Ngân hàng trong việc rút tiền (nếu một ngày mà Ngân hàng rút tiền dưới 40 tỷ thì không cần hỏi NHNo&PTNT Việt Nam). Điều này cũng tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đồng thời nó cũng làm cho Ngân hàng mất đi một phần lợi nhuận. Do đó Ngân hàng cần xem xét lại chính sách dự trữ tiền mặt sao cho đảm bảo được việc thanh khoản đồng thời nó cũng đáp ứng được lợi nhuận của Ngân hàng.
- Cho vay: Do hoạt động của Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ. Nên số tiền cho vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn hơn 92%, cụ thể năm 2008 tăng 31.352 triệu đồng tương đương 6,48% sang năm 2009 tăng 25.864 triệu đồng nhưng tốc độ giảm xuống 5,02%. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Trong tương lai thì Ngân hàng nên tiếp tục mở rộng hoạt động cho vay vì đây là nguồn mang lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng.
- Tiền lãi cộng dồn dự thu: luôn tăng trưởng qua các năm. Trong ba năm qua, Ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn. Mà khách hàng truyền thống của chúng ta là các hộ sản xuất nông-lâm-ngư-diêm nghiệp nên hoạt động chủ yếu của họ là đầu tư vào lĩnh vực cây trồng, vật nuôi mà các lĩnh vực này còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên và giá cả của thị trường. Miễn nông dân có mùa thì lại mất giá do họ sản xuất mang tính chất “phong trào” chứ không theo nhu cầu của thị trường. Nên việc thu lãi cũng gặp rất nhiều khó khăn.
- Tài sản cố định và các tài sản có khác: tăng trưởng mạnh qua 3 năm là do Ngân hàng mở rộng mạng lưới hoạt động nên trang bị thêm nhiều tài sản cố định. Hàng năm, Ngân hàng đều trang bị thêm cơ sở vật chất cho các chi nhánh để góp phần tạo thêm lòng tin cho khách hàng. Nhờ đó mà mỗi năm Ngân hàng đều thu hút thêm nhiều khách hàng mới. Đặc biệt là năm 2009 tài sản cố định tăng lên một cách đột ngột (tới 315,45%), nguyên nhân là do các khoản phải thu trong năm tăng. Ngoài ra, Ngân hàng còn phải trích một khoản để dự phòng rủi ro theo chủ trương của NHNo&PTNT Việt Nam.
Tóm lại: trong 3 năm qua tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng có xu hướng tăng lên liên tục và Ngân hàng dùng tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư chứng khoán, gửi tiền ở các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, thị trường huyện Châu Thành vẫn còn rất nhiều tiềm năng để phát triển trong lĩnh vực cho vay. Vì thế, Ngân hàng cần phải chủ động hơn để ngày càng phát triển cả về lượng lẫn về chất và tạo được vị thế vững chắc cho mình trong tương lai.
Phân tích tình hình tài sản nợ:
Nguồn vốn của Ngân hàng là những giá trị tiền tệ do Ngân hàng huy động, tạo lập được dùng để đầu tư và thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh khác. Một Ngân hàng mà có nguồn vốn càng lớn thì hoạt động của Ngân hàng đó không chỉ sôi nổi mà nó còn đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ. Vì thế, Ngân hàng muốn càng vững mạnh hơn trong thời kỳ hội nhập thì Ngân hàng phải chủ động đựơc nguồn vốn của mình. Do đặc tính của Ngân hàng thương mại ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long luôn thiếu vốn nên nguồn vốn mà Ngân hàng có được thì được huy động từ nhiều nguồn khác nhau.
- Tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế: ta thấy nó tăng liên tục qua các năm nhưng lại giảm về tỷ trọng. Nguyên nhân là do Ngân hàng điều chỉnh mức lãi suất ngày càng hợp lý đồng thời Ngân hàng cũng đa dạng hoá các hình thức huy động. Bên cạnh, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ thì Ngân hàng cũng mở các đợt rút thăm trúng thưởng, khuyến mãi nhân các dịp lễ tết như gửi tiền tiết kiệm trúng vàng AAA…
- Tiền vay của Ngân hàng Nhà nước: Đây là khoản chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn và nó giảm liên tục qua các năm. Năm 2007, Ngân hàng vay của Ngân hàng Nhà nước 1.500 triệu đồng nhưng đến năm 2009 thì Ngân hàng đã trả được 200 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2007 Ngân hàng phải vay để trả nợ công chánh. Đây là nguồn vốn huy động với chi phí cao nên trong thời gian sắp tới Ngân hàng nên giảm các nguồn vốn này để hoạt động của Ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.
- Tài sản nợ khác: Chiếm một tỉ trọng rất lớn trong tài sản nợ của ngân hàng. Tài sản nợ khác là các khoản như vốn điều chuyển từ NHNo&PTNT Việt Nam, tiền lãi cộng dồn dự trả và các khoản phải trả. Do tình hình huy động huy động vốn của Ngân hàng chưa thật sự có hiệu quả nên tài sản nợ luôn chiếm một tỷ trọng rất cao. Tài sản nợ khác tăng liên tục qua các năm đặc biệt là năm 2009 tài sản nợ khác tăng 35.838 triệu đồng tương đương với 8,24%. Nguyên nhân là do Ngân hàng mở rộng hoạt động nên tăng các chi phí như: chi phí tiếp khách, chi phí điện thoại, chi phí in ấn…
2.3.2. Phân tích hoạt động huy động vốn
Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, ngoài nguồn vốn điều hòa từ Ngân hàng cấp trên, thì Ngân hàng cũng có thêm nguồn vốn do tự huy động từ các thành phần kinh tế khác nhau. Trong điều kiện tăng trưởng của nền kinh tế, thì nhu cầu vốn của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng cao. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập, các Ngân hàng muốn nâng cao tính cạnh tranh của mình ngay trên sân nhà thì các Ngân hàng phải chủ động được nguồn vốn. Do đó, Ngân hàng phải phát huy tốt công tác huy động vốn để góp phần ổn định nguồn vốn, giảm việc sử dụng vốn từ Ngân hàng cấp trên…và góp phần tăng lợi nhuận của Ngân hàng.
Bảng 2.4: TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009
Chỉ tiêu
Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
So sánh
năm 2008/2007
So sánh
năm 2009/2008
Số tiền
%
Số tiền
%
I. phân loại theo thời gian
78.654
91.214
103.759
12.560
15,97
12.545
13,75
không kỳ hạn
27.218
29.405
34.586
2.187
8,03
5.181
17,62
có kỳ hạn
51.436
61.809
69.173
10.373
20,17
7.364
11,91
II.Phân loại theo TPKT
78.654
91.214
103.759
12.560
15,97
12.545
13,75
TG các TCKT
33.596
37.991
43.319
4.395
13,08
5.328
14,02
TG tiết kiệm
45.058
53.223
60.440
8.165
18,12
7.217
13,56
Đơn vị: Triệu đồng
(nguồn: Phòng tín dụng)
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng có xu hướng tăng liên tục qua các năm, đây là dấu hiệu hiệu đáng mừng, chứng tỏ Ngân hàng đã có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau và khách hàng đã có sự tín nhiệm đối với Ngân hàng. Đồng thời Ngân hàng đã đa dạng hoá các khoản mục tiền gửi nên đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như: tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm…với lãi suất khá hấp dẫn. Bên cạnh đa dạng hoá các khoản mục tiền gửi thì Ngân hàng còn đẩy mạnh công tác phát hành các giấy tờ có giá để cạnh tranh lãi suất với các Ngân hàng hàng khác trong địa bàn.
Để có thể hiểu rõ hơn hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thì ta lần lượt đánh giá các chỉ tiêu sau:
Tiền gửi phân theo thời gian:
- Tiền gửi không kỳ hạn: Tiền gửi này chủ yếu là dùng để thanh toán cho khách hàng và các tổ chức kinh tế như các công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản như Cty Huy Nam, Kiên Cường… Do họ có nhu cầu vốn thường xuyên nên họ cũng rút tiền liên tục. Để thuận tiện trong việc thanh toán của mình, các doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng để đáp ứng được nhu cầu kinh doanh. Bên cạnh việc thuận lợi trong việc thanh toán thì khách hàng cũng được một khoản lãi. Đó là lý do tại sao lãi suất tiền gửi không cao nhưng lại thu hút nhiều khách hàng đến gửi tiền. Đồng thời đây cũng là khoản mang lại thu nhập cao cho Ngân hàng. Tiền gửi không kỳ hạn của Ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Cụ thể, năm 2007 chúng ta chỉ thu hút được 27.218 triệu đồng đến năm 2008 số tiền tăng lên 29.405 triệu đồng tương đương với tốc độ là 8,03%. Năm 2009 thì số tiền tiếp tục tăng mạnh hơn so với năm trước số tiền là 34.586 tương với tốc độ 17,62%. Đây là một dấu hiệu khả quan vì tiền gửi thanh toán của khách hàng ngày càng tăng. Không những Ngân hàng có thể huy động vốn với lãi suất thấp mà Ngân hàng còn thu được phí từ dịch vụ thanh toán. Tiền gửi không kỳ hạn tăng liên tục là do Ngân hàng đã đưa ra nhiều chính sách để thu hút khách hàng về đơn vị mình. Ngoài ra, các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản ở Kiên Giang hoạt động kinh doanh ngày càng có nhiều hiệu quả.
- Tiền gửi có kỳ hạn: Tiền gửi có kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm, đây là nguồn vốn mà Ngân hàng có thể chủ động trong khi cho vay. Tiền gửi có kỳ hạn của Ngân Hàng cũng tăng đều qua các năm 2007 là 51.436 triệu đồng năm 2008 tăng số tiền lên 61.809 tương đương với tốc độ 20,17%, năm 2009 số tiền cũng tăng lên nhưng tốc độ giảm hơn năm trước tốc độ đạt là 11,91%.
Tiền gửi phân theo thành phần kinh tế:
Trong một nền kinh tế thị trường thì có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mỗi một người đóng góp một chút công lao của mình vào sự phát triển của đất nước. Khi các thành phần kinh tế ăn nên làm ra thì hoạt động kinh doanh của Ngân hàng lại càng sôi nổi và nhộn nhịp thể hiện rõ nhất là trong lĩnh vực huy động vốn:
- Tiền gửi dân cư: đây là nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng. Có thể nói đây là một thành công lớn của Ngân hàng do tiền gửi dân cư rất cao nên Ngân hàng rất chủ động trong việc sử dụng vốn của mình. Qua bảng số liệu, ta thấy tiền gửi này tăng lên liên tục qua các năm. Nguyên nhân là Ngân hàng dùng lợi ích kinh tế để tác động vào từng cán bộ công nhân viên, từ đó mà người thân và bạn bè đến Ngân hàng gửi tiền rất nhiều. Tiền gửi tăng cao chính vì Ngân hàng đã đúc kết ra được đề án huy động vốn hiệu quả là phải có tỷ lệ hoa hồng nhất định đối với mọi cán bộ mà huy động vốn được bất kể là cán bộ tín dụng hay là nhân viên kế toán…Ngoài ra, năm 2007 Ngân hàng đã đưa máy ATM vào hoạt động nên có rất nhiều nguồn vốn chạy vào Ngân hàng. Mặc dù, lĩnh vực ATM của Agribank ra đời sau so với các Ngân hàng khác trên địa bàn nhưng Ngân hàng đã tận dụng những thuận lợi sẳn có của mình và đưa ra các chính sách kịp thời để thẻ ATM của Agribank ngày càng chiếm lĩnh thị trường.
Mặc khác, ta có thể nói rằng Ngân hàng rất thành công trong việc huy động vốn từ các khu dân cư được đền bù giải tõ. Do Kiên Giang là một thành phố trẻ nên việc mở rộng các công trình, xây dựng các khu đô thị là không thể thiếu được. Khi có thông tin huy hoạch ở đâu thì Ngân hàng đã tìm cách tiếp cận với dân cư ở vùng đó. Cùng với mạng lưới dày đặc và số lượng công nhân viên lớn nên mỗi năm Ngân hàng thu hút khoảng 85% số tiền đền bù giải tỏa.
- Tiền gửi các tổ chức kinh tế: đây là khoản tiền mà khách hàng gửi vào Ngân hàng để dùng chủ yếu vào việc thanh toán. Số tiền gửi của các tổ chức kinh tế này cũng tăng đều qua các năm do ngân hàng đã có những chiến lược hợp lý để thu hút lượng tiền nhàn rỗi này.
Nguồn vốn huy động từ giấy tờ có giá: Trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng thì vốn huy động từ giấy tờ có giá chiếm một tỉ trọng rất ít nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong những lúc cần thiết. Năm 2007 vốn huy động phát hành giấy tờ có giá số tiền 9.330 triệu đồng; năm 2008 số tiền 11.068 triệu đồng; năm 2009 số tiền 14.616 triệu đồng. Giấy tờ có giá chính là công cụ hữu hiệu của Ngân hàng trong lĩnh vực huy động. Mỗi khi Ngân hàng xảy ra tình trạng thiếu vốn mà NHNo&PTNT Việt Nam không thể đáp ứng thì biện pháp chữa lửa tốt nhất chính là phát hành các giấy tờ có giá ra công chúng. Ngoài ra, giấy tờ có giá còn là một chiếc đũa thần kỳ khi lãi suất huy động của các đối thủ cạnh tranh quá cao mà NHNo&PTNT tỉnh Kiên Giang không được phép tăng lãi suất huy động.
2.3.3. Phân tích hoạt động tín dụng
Một doanh nghiệp muốn đứng vững trên thị trường thì doanh nghiệp đó cũng phải đầu tư để thiết kế một sản phẩm thật hoàn mỹ và sau đó đưa đến tay người tiêu dùng. Hoạt động của doanh nghiệp sẽ không còn giá trị nếu đầu ra không thành công. Hoạt động của Ngân hàng cũng như vậy, nếu đẩy mạnh chiến lược huy động vốn nhưng không có cách hợp lý để sử dụng nguồn vốn thì hoạt động của Ngân hàng cũng đứng trước bờ vực thẳm. Vì thế, bên cạnh công tác huy động vốn có hiệu quả thì Ngân hàng cũng kịp thời đẩy mạnh công tác sử dụng vốn.
Trong những năm qua, NHNo&PTNT tỉnh KIên Giang luôn tự đổi mới mình, luôn mở rộng mạng lưới phục vụ. Không những thị phần đã rộng khắp tất cả các huyện thị mà Ngân hàng còn không ngừng tăng trưởng tín dụng trong mọi lĩnh vực và các thành phần kinh tế. Đặc biệt là trong năm 2006 khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới thì Ngân hàng phải đưa ra nhiều chính sách hơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng và giữ vững thị phần của mình.
Để xem những năm qua hoạt động của Ngân hàng có thật sự hiệu quả hay chưa thì ta lần lượt phân tích các chỉ tiêu như: doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ xấu, dư nợ.
Doanh số cho vay: Doanh số cho vay là tổng số tiền mà Ngân hàng đã giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng. Nếu Ngân hàng có nguồn vốn càng mạnh thì doanh số cho vay càng lớn. Do bản chất tín dụng của Ngân hàng là “đi vay để cho vay”, vì thế nguồn vốn huy động được trong mỗi năm thì Ngân hàng cần có nhiều biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó. Trong những năm qua, hoạt động cho vay của Ngân hàng đã có những chuyển biến tích cực, doanh số cho vay của Ngân hàng đã không ngừng tăng nhanh qua các năm. Đây là kết quả của sự nổ lực hết mình với việc thực hiện các biện pháp mở rộng tín dụng, nâng cao chất lượng tín dụng cũng như tác phong phục vụ của các cán bộ tín dụng.
HÌNH 02: DOANH SỐ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009
Năm 2008, doanh số cho vay đạt 514.973 triệu đồng tăng 31.352 triệu đồng tương đương 6,48% so với năm 2007. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên rất nhanh còn doanh số cho vay dài hạn lại giảm xuống. Nguyên nhân là do Ngân hàng không ngừng đầu tư vào cho vay ngắn hạn, đây là loại hình đầu tư mang lại ít rủi ro cho Ngân hàng. Mặc khác, Ngân hàng cũng không ngừng đẩy mạnh vào công tác đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn theo đúng chủ trương và chính sách của Chính Phủ và Nhà nước giao cho. Nhằm định hướng cho tỉnh nhà phát triển theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Trong năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng lại tiếp tục tăng lên 540.837 triệu đồng nhưng tốc độ giảm so với năm 2008 5,02%. Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng sớm nắm được nhu cầu vốn trên địa bàn. Do lượng tôm chết trên diện rộng trong năm 2008 nên các hộ nông dân cần nguồn vốn để đầu tư vào một vụ mới. Ngoài những điều kiện khách quan như vậy thì Ngân hàng còn có đội ngủ nhân viên có nhiều kinh nghiệm cùng với sự giúp đỡ của các ban ngành, Ngân hàng đã xác định được nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện Châu Thành và có kế hoạch cho vay phù hợp. Vì vậy, mà doanh số cho vay tăng qua các năm mà chủ yếu là cho vay ngắn hạn tăng lên. Đây là chính sách rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và nhu cầu sản xuất của người dân. Ngoài ra, đây cũng là một cách phân tán rủi ro cho Ngân hàng. Đạt được kết quả như vậy là do Ngân hàng có chính sách kinh doanh thích hợp đối với khách hàng truyền thống của mình, đồng thời cũng có biện pháp ưu đãi nhằm khuyến khích khách hàng mới đến giao dịch. Ngoài ra, Ngân hàng nên tiếp tục duy trì và phát huy nhằm thoả mãn nhu cầu vốn cho mọi khách hàng góp phần kích thích nền kinh tế phát triển.
Doanh số thu nợ: Cùng với sự tăng lên của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ của Ngân hàng cũng không ngừng tăng qua các năm. Nguyên nhân do khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích và sinh lợi cao nên khả năng hoàn trả vốn là tốt. Mặc khác,cán bộ tín dụng thường xuyên đôn đốc việc trả nợ của khách hàng. Các cán bộ thường xuyên gửi giấy báo lãi đúng thời điểm thu hoạch nên việc thu hồi nợ cũng gặp nhiều thuận lợi.
HÌNH 03: DOANH SỐ THU NỢ CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009 Tình hình thu nợ trong 3 năm của Ngân hàng nhìn chung rất khả quan. Năm 2008 so với với năm 2007 tăng 47.699 triệu đồng tương đương 10,48% . Năm 2009 doanh số thu nợ tiếp tục tăng 35.515 triệu đồng nhưng tốc độ giảm hơn năm trước 7,04 %. Kết quả đạt được như vậy là do công tác thẩm định của cán bộ tín dụng tốt và thường xuyên đôn đốc việc trả nợ của khách hàng. Doanh số thu nợ tăng trưởng liên tục qua các năm điều này cũng phản ánh được hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng ngày càng có hiệu quả. Điều này sẽ góp phần phát triển kinh tế Kiên Giang ngày càng bền vững.
Dư nợ: Dư nợ là số chỉ tiêu phản ánh tại thời điểm xác định nào đó Ngân hàng còn cho vay bao nhiêu? Đồng thời cũng chính là khoản tiền mà Ngân hàng phải thu về khi những món nợ đến hạn. Mặc khác, nó còn phản ánh qui mô hoạt động của tín dụng, tốc độ tăng trưởng tín dụng qua từng thời kỳ. Vì thế, dư nợ là chỉ tiêu khá quan trọng để đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng.
Nhìn chung, dư nợ tăng qua các năm, cụ thể năm 2007 dư nợ 350.708 triệu đồng đến năm 2008 tổng dư nợ 387.964 triệu đồng tương đương 10,62%, năm 2009 tổng dư nợ 411.993 triệu đồng tương đương 6,19%.Trong đó, dư nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Nguyên nhân dư nợ tăng qua các năm do tỉnh khuyến khích đầu tư phát triển các thành phần kinh tế, mở rộng diện tích lúa và sự chuyển dịch cơ cấu của bà con nông dân sang chăn nuôi được gia tăng.
Nhìn chung qua 3 năm vừa qua NHNo&PTNT huyện Châu Thành đã cố gắng tìm mọi biện pháp để gia tăng dư nợ, đẩy mạnh cung cấp vốn trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, nhằm thực hiện tốt chủ trương của Nhà nước, là phát triển kinh tế xã hội nông thôn theo hướng đa dạng hoá cơ cấu cây trồng, chuyển hướng sang các loại cây có gia trị kinh tế cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện nhà.
Nợ xấu: Nợ xấu là khoản nợ mà khách hàng đã vi phạm hợp đồng tín dụng và khả năng trả nợ bị suy giảm. Đây là khoản mục quan trọng vì nó nói lên chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nợ quá hạn là vấn đề tất yếu xảy ra trong quá trình đầu tư tín dụng, nó được xem là rũi ro trong hoạt động cho vay của Ngân hàng.
Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trong Ngân hàng chiếm một tỷ lệ tương đối thấp và tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2007 nợ xấu 1.376 triệu đồng năm 2008 nợ xấu giảm 1.297 triệu đồng tương đương 5,74%, năm 2009 nợ xấu tiếp tục giảm 1.113 triệu đồng tương đương 14,19%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nợ quá hạn là do vốn tín dụng của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào nông nghiệp, việc gia tăng nợ quá hạn là khách quan. Bởi vì, trong năm 2008 có nhiều thiên tai, dịch bệnh, ruộng lúa, vườn cây liên tục bị mất mùa, ngập úng thất thu làm cho vốn đầu tư của Ngân hàng trong hoàn cảnh này trở thành gánh nặng cho người nông dân, đó là chưa kể một số hộ nông dân bị mất mùa đâm ra tâm lý chán nản với công việc đồng án, quay sang dùng vốn của Ngân hàng vào mục đích khác(buôn bán, chi tiêu), thiếu kinh nghiệm trong việc sản xuất , không có kế hoạch sử dụng vốn hợp lý, nên dễ xảy ra rũi ro ̣, dẫn đến chiếm dung vốn của Ngân hàng một cách bất đắc dĩ cũng dẫn đến mất khả năng thanh toán của khách hàng cho Ngân hàng, góp phần đẩy tỷ lệ nợ quá hạn của Ngân hàng trong năm tăng cao.
Để nợ xấu được quản lý tốt hơn, thì Ngân hàng nên tích cực tìm kiếm khách hàng làm ăn có hiệu quả để đảm bảo việc thu hồi, đồng thời Ngân hàng cũng nên mở rộng qui mô và đa dạng hoá các các hình thức hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
2.3.4. Phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Ngân hàng không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, đi đôi với mở rộng quy mô tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Ngân hàng cũng từng bước nâng dần chất chất lượng tín dụng, tạo điều kiện để nâng cao vị thế cạnh tranh với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Đặc biệt là trong thời buổi hội nhập như ngày hôm nay thì Ngân hàng càng phải nâng cao chất lượng tín dụng để có thể cạnh tranh với các Ngân hàng cổ phần khác trên địa bàn.
Bảng 2.6: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN 2007-2009.
Chỉ tiêu
Đơn vị tính
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Tổng nguồn vốn
Triệu đồng
498.038
536.766
585.840
Vốn huy động
Triệu đồng
78.654
91.214
103.759
Tổng dư nợ
Triệu đồng
483.621
514.973
540.837
Nợ xấu
Triệu đồng
1.376
1.297
1.113
Dư nợ/Vốn huy động
%
614,87
564,58
521,24
Nợ xấu/ Tổng dư nợ
%
0,28
0,25
0,21
Dư nợ/ Tài sản
%
97,10
95,94
92,32
Nguồn: Phòng tín dụng)
Dư nợ/ Vốn huy động:
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng. Nhìn chung qua 3 năm thì chỉ số này có sự tiến triển khá tốt và luôn lớn hơn 521,24%. Nhưng chỉ số này lại giảm qua các năm cụ thể là năm 2008 là 564,58 % và năm 2009 là 521,24%. Chỉ số này giảm là do các nguyên nhân:
+ Khách quan: Chịu sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn.
+ Chủ quan: Do chính sách của NHNo là muốn tăng dư nợ trên cơ sở phải tăng nguồn vốn.
Nhìn chung tỷ số này của Ngân hàng quá cao. Ngân hàng huy động vốn không đáp ứng đủ nhu cầu vay. Ta thấy rằng, hoạt động huy động vốn của Ngân hàng chủ yếu phục vụ cho vay mà tín dụng là nghiệp vụ có độ rủi ro rất cao. Trong tương lai, Ngân hàng nên đầu tư vốn vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: góp vốn liên doanh, mua tín phiếu kho bạc…để phân tán rủi ro.
Nợ xấu/ Tổng dư nợ:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng một cách rõ rệt. Qua bảng số liệu, ta thấy chỉ tiêu này giảm qua các năm 2007 chỉ số này 0,28% đến năm 2008 chỉ số giảm xuống 0,25% và đến năm 2009 chỉ số này tiếp tục giảm mạnh 0,21% , nguyên nhân là do cán bộ tín dụng ra sức đôn đốc việc trả nợ của khách hàng từ đó tạo cho khách hàng có thói quen “trả lãi là trách nhiệm của mỗi người vay”. Trong tương lai, để chất lượng tín dụng được cải thiện thì Ngân hàng phải phân tích kỹ khả năng trả nợ của khách hàng. Ngoài ra Ngân hàng cũng thực hiện đúng nguyên tắc về phân tán rủi ro như: không tập trung vốn quá qui định vào một nhóm khách hàng hay một thành phần kinh tế… Để từ đó không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, vì nó đóng vai trò không nhỏ trong việc đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Dư nợ/Tài sản:
Đây là một chỉ số tính toán hiệu quả tín dụng của một đồng