MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
CHưƠNG 1 : TỔNG QUAN . 3
1.1. Vài nét về bệnh Basedow . 3
1.2. Đặc điểm dịch tễ . 3
1.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh . 4
1.4. Triệu chứng lâm sàng . 9
1.5. Cận lâm sàng . 9
1.8 Biến chứng của bệnh Basedow . 12
1.9. Chẩn đoán. 12
1.10. Điều trị . 14
1.11. Tình hình nghiên cứu bệnh Basedow . 25
CHưƠNG 2 : ĐỐI TưỢNG VÀ PHưƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu . 26
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu . 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu . 26
2.4. Phương pháp thu thập số liệu . 28
2.5. Vật liệu nghiên cứu . 34
2.6. Xử lý số liệu . 34
CHưƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 35
3.1. Đặc điểm bệnh nhân trước điều trị bằng131I . 35
3.2. Liều điều trị dược chất131
I cho một bệnh nhân . 41
3.3. Kết quả điều trị . 41
3.4. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị . 45
CHưƠNG 4 : BÀN LUẬN . 46
4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu trước điều trị . 47
4.2. Biểu hiện một số triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị . 48
4.3. Chỉ định và chống chỉ định điều trị bằng131I . 50
4.4. Cách tính liều và liều điều trị . 50
4.5. Kết quả sau 4 tháng điều trị . 52
4.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị . 56
KẾT LUẬN . 59
1. Kết quả điều trị . 59
2. Một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị . 59
KIẾN NGHỊ . 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
78 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3488 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả điều trị bệnh basedow bằng 131I tại bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn nhóm Imidazol ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Bệnh nhân chuẩn bị điều trị Iod phóng xạ hoặc phẫu thuật.
Bệnh nhân không có điều kiện phẫu thuật, điều trị Iod phóng xạ hoặc
điều trị phẫu thuật, Iod phóng xạ thất bại.
Các thuốc kháng giáp trạng đầu tiên được sử dụng để điều trị bệnh
Basedow là Methimazole và Propylthiouracil của gốc thionamide. Hiện nay,
các thuốc kháng giáp trạng tổng hợp gồm hai nhóm:
Nhóm Thiouracil: Propylthiouracil, Methythiouracil, Benzylthyouracil ...
Nhóm Imidazol: Methimazol, Neomercazol, Metizol, Carbimazol...
+ Tác dụng của thuốc KGTH:
Tác dụng tại tuyến:
Ức chế quy nạp Iod vô cơ từ máu vào mô tuyến giáp.
Ức chế tạo Iod hữu cơ từ Iod vô cơ.
Ức chế kết hợp Iod hữu cơ với Tyrosin để tạo thành MIT, DIT.
Ức chế sinh tổng hợp các phân tử Thyroglobulin hoặc làm biến đổi cấu
trúc Thyroglobulin.
Tác dụng ngoài tuyến giáp.
Nhóm Thiouracil có tác dụng ức chế việc chuyển T4 thành T3. Do đó,
PTU thường được sử dụng nhiều hơn khi phải nhanh chóng làm giảm tình
trạng nhiễm độc giáp nặng: cơn bão giáp.
Liều dùng [57].
PTU (dạng viên: 50 mg): 150-400 mg/ ngày, chia 2 - 3 lần trong ngày.
MMI (dạng viên: 5 mg, 10 mg): 30-60 mg/ ngày, uống 1 - 2 lần/ngày.
Với những bệnh nhân cường giáp nặng, liều có thể lên đến: PTU 600-
900 mg/ ngày, MMI 120 mg/ ngày. Ở trẻ em, liều dựa vào cân nặng, phụ nữ
mang thai sau 3 tháng, liều giảm một nửa.
Theo dõi, đánh giá: Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần được theo
dõi tác dụng phụ của thuốc (ở dưới), nồng độ hormon tuyến giáp 4 - 6 tuần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
một lần và khi thay đổi liều lượng thuốc. Khi đã đạt tình trạng bình giáp,
hormon tuyến giáp cần được theo dõi 3 - 6 tháng/lần.
Bình giáp: áp dụng đánh giá với cả ba phương pháp điều trị:
Nhịp tim về bình thường.
Lên cân hoặc trở lại cân trước khi bị bệnh.
Hết hoàn toàn rối loạn tiêu hoá, chuyển hoá cơ sở trở về bình thường.
Iod kết hợp Protein trong máu trở lại bình thường.
Nồng độ T3, T4, TSH trong máu trở lại bình thường.
Tác dụng không mong muốn của thuốc [12]:
- Phản ứng quá mẫn gây độc.
+ Nhẹ: rối loạn tiêu hoá, phát ban, sốt, đau khớp, vàng da tắc mật.
+ Nặng: Lupus, hội chứng Lyell, đau nhiều khớp, hội chứng thận hư.
- Tác dụng trên tủy xương: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm hồng
cầu, có thể bất sản tuỷ xương. Giảm bạch cầu hạt là phản ứng phụ nặng nhất.
Chỉ dừng thuốc khi bệnh nhân có ngứa, nổi mày đay, xét nghiệm bạch
cầu hạt giảm dưới 2 G/l hoặc men gan tăng gấp 3 lần.
- Suy giáp: Cần giảm liều KGTH và bổ sung hormon tuyến giáp
Thyroxin 50 - 100 g/ngày.
-. Thuốc chẹn giao cảm [50].
Thuốc chẹn giao cảm làm giảm được các triệu chứng của cường giáp
mà nguyên nhân là do tăng hoạt động và số lượng giao cảm: hồi hộp đánh
trống ngực, nhịp tim nhanh, run tay, hưng phấn, kích thích và giảm thích ứng
với nhiệt độ. Do đó, nhanh chóng làm giảm hoặc hết tình trạng nhiễm độc
giáp. Tuy nhiên, thuốc chẹn giao cảm cũng không làm hết được những rối
loạn chuyển hóa đạm, mỡ do tình trạng tăng hormon giáp trong máu, không
có tác dụng với các triệu chứng của mắt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
+ Cơ chế tác dụng: Thông qua tác dụng trên adrenergic receptor, các
thuốc này ức chế quá trình biến đổi từ T4 thành T3 mà chủ yếu chuyển T4
thành T3 ngược (Reverse T3) là thể hormon giáp không hoạt động.
+ Các thuốc và liều dùng:
Propranolol: liều 40 - 80 mg, có trường hợp 120 - 180 mg/ngày.
Atenolol: 25 - 50 mg/ngày, có thể dùng đến 200 mg/ngày trong trường
hợp bão giáp, điều trị cơn nhịp nhanh nhĩ.
+ Chống chỉ định: bệnh nhân đang có suy tim nặng, có rối loạn dẫn
truyền trong tim, hen phế quản.
- Nhóm thuốc ức chế gắn Iod vào tuyến giáp:
Gồm Thiocyanat và Perchlorat, hiệu quả phụ thuộc mức độ thu nhập Iod
của từng bệnh nhân. Nếu nồng độ Iod vô cơ trong huyết tương tăng lên đến
một mức đủ lớn, Iod có thể sẽ đi vào tuyến giáp bằng khuếch tán đơn thuần
gây tái lập tốc độ tổng hợp hormon quá mức.
Phản ứng phụ: thiếu máu bất sản không hồi phục.
Hiện nay không dùng thuốc này.
- Iod (lugol): Tăng Iod trong máu dẫn tới giảm tác dụng của TSH trên
AMP vòng, do đó, ức chế tổng hợp và giảm giải phóng thyroxin.
Chỉ định: trước khi điều trị phẫu thuật và khi có cơn cường giáp cấp.
- Thuốc ức chế miễn dịch:
Nhiều nghiên cứu cho thấy kết hợp điều trị thuốc ức chế miễn dịch với
KGTH sẽ thu được kết quả tốt [37].
1.7.3. Điều trị ngoại khoa
- Nguyên tắc: Cắt bỏ bán phần thuỳ giáp, chỉ để lại một mẩu nhỏ tổ chức
cùng với động mạch giáp dưới, có thể cắt bỏ một thuỳ hoặc chỉ bóc lấy nhân.
- Chỉ định:
+ Bướu giáp nhân
+ Bướu giáp to gây mất thẩm mỹ hoặc chèn ép cơ quan lân cận
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
+ Điều trị nội khoa thất bại
+ Tai biến khi điều trị nội: giảm bạch cầu
+ Người bệnh không có điều kiện điều trị nội khoa
- Chống chỉ định:
+ Bệnh nặng, có những biến chứng đặc biệt trong hệ tim mạch
+ Chống chỉ định của ngoại khoa nói chung: bệnh nhiễm trùng cấp tính,
bệnh máu.
- Biến chứng: Suy chức năng tuyến giáp chiếm tỷ lệ khá cao (50-60%),
nếu cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp [49]. Cơn nhiễm độc giáp kịch phát. Liệt thần
kinh quặt ngược. Cắt phải tuyến cận giáp. Những biến chứng phụ thuộc phần
lớn vào kỹ năng và kinh nghiệm của phẫu thuật viên [54], [60].
1.8. Tình hình nghiên cứu điều trị bệnh Basedow bằng
131
I
Trên thế giới điều trị bệnh Basedow bằng 131I đã được áp dụng từ năm
1946, đến nay phương pháp này ngày càng được áp dụng và phổ biến rộng
rãi, đặc biệt là các nước phát triển như châu Âu, Mỹ đã cho thấy hiệu quả rất
khả quan của phương pháp điều trị này.
Ở Việt Nam phương pháp này đã được áp dụng lần đầu tiên vào năm
1963 ở bệnh viện Chợ Rẫy và 1978 ở bệnh viện Bạch Mai. Đến nay đã có
những công trình nghiên như của: Phan Sỹ An, Mai Trọng Khoa, Hoàng Đức
Dũng, Phan Văn Duyệt... bước đầu đã cho thấy kết quả có tính ưu việt của
131
I, nhưng chưa đủ để đánh giá hết được những ưu nhược điểm của phương
pháp điều trị này. Vì thế cần phải có nhiều nghiên cứu hơn nữa, tiếp tục theo
rõi, rút kinh nghiệm từ thực tiễn, là điều rất cần thiết.
Điều đó giúp chúng ta ngày càng hiểu rõ hơn về vấn đề này, góp phần
vào sự phát triển, đi lên của ngành Y tế nước nhà.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Chƣơng 2
§èi t•îng vµ ph•¬ng ph¸p nghiªn cøu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán Basedow và điều trị tại khoa Y học
hạt nhân - Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân
- Tất cả các bệnh nhân được chẩn đoán xác định là Basedow chưa được
điều trị bằng 131I có: Hội chứng cường giáp: nhịp tim nhanh thường xuyên,
hồi hộp đánh trống ngực, run tay, ra nhiều mồ hôi, gầy sút, rối loạn tiêu hoá
và: có ít nhất một trong ba triệu chứng đặc hiệu của bệnh Basedow: bướu
mạch, mắt lồi, phù niêm trước xương chày hoặc: xét nghiệm T3, FT4 tăng
hoặc FT4 tăng và/hoặc TSH giảm.
- ĐTT 131I phải đủ cao >30%.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại bệnh nhân
- Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Bệnh nhân Basedow đã điều trị, vào viện do tác dụng phụ của thuốc
hoặc một bệnh khác.
- Cường giáp do nguyên nhân khác: u độc giáp trạng...
2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Tại khoa Y học hạt nhân - Bệnh viện đa khoa Trung ương
Thái Nguyên.
- Thời gian: Từ tháng 8 năm 2008 đến hết tháng 5 năm 2009.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu
- Phương pháp: nghiên cứu cắt ngang.
- Thiết kế nghiên cứu: so sánh trước sau điều trị 131I.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
2.3.2. Phương pháp chọn mẫu
Chọn mẫu có chủ đích.
2.3.4. Chỉ tiêu nghiên cứu
* Chỉ tiêu chung:
- Tuổi.
- Nghề nghiệp.
- Giới.
- Địa dư.
- Thời gian mắc bệnh đã được điều trị thuốc kháng giáp tổng hợp.
* Chỉ tiêu lâm sàng:
- BMI.
- Độ to của bướu giáp
- Tần số tim.
- Ra nhiều mồ hôi.
- Dấu hiệu lồi mắt.
- Run tay.
- Cơn bốc hỏa
- Hồi hộp trống ngực.
* Chỉ tiêu cận lâm sàng:
- Điện tâm đồ.
- Siêu âm tuyến giáp.
- CTM: số lượng HC, BC, TC, Hb, SGOT, SGPT.
- Sinh hóa máu: Cholesterol, Glucose…
- Định Lượng T3, FT4, TSH,
- Độ tập trung 131I tại tuyến giáp sau 24h.
2.4. Phƣơng pháp thu thập số liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Nghiên cứu 44 bệnh nhân vào điều trị. Thu thập thông tin từ hỏi bệnh,
thăm khám, xét nghiệm và khám lại, xét nghiệm lại định kỳ tại Khoa Y học
hạt nhân Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Để đánh giá hiệu quả điều trị của 131I, chúng tôi tiến hành phân tích sự
thay đổi các triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng trước điều trị và sau điều trị
tại thời điểm 4 tháng.
Để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị chúng tôi so sánh
mối liên quan giữa các yếu tố trong các nhóm còn cường giáp, bình giáp,
nhược giáp sau điều trị.
Chúng tôi trực tiếp trực tiếp khám tất cả các bệnh nhân, đánh giá các
triệu chứng lâm sàng, kết quả xét nghiệm, thuốc điều trị, liều lượng thuốc
điều trị được ghi vào mẫu bệnh án riêng. Bệnh nhân nội trú được theo dõi từ
khi vào viện đến khi ra viện. Đánh giá triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm
nồng độ hormon tại hai thời điểm: khi vào viện và sau 4 tháng điều trị 131I.
Sau đó thu thập số liệu để nghiên cứu.
Các bước tiến hành:
2.4.1. Bước 1: Khám lâm sàng, cận lâm sàng khi vào viện:
- Hỏi bệnh:
Bệnh nhân được hỏi bệnh để tìm hiểu thời gian mắc bệnh và các phương
pháp đã được điều trị trước đó.
- Khám lâm sàng:
+ Độ bướu cổ.
Một số tác giả vẫn chia bướu giáp trên lâm sàng thành 3 độ [2], chúng
tôi đánh giá độ to của bướu giáp theo cách phân độ của tổ chức y tế Thế giới
(WHO) năm 1979 và sửa đổi bởi WHO/UNICEF/IDD năm 1992 như sau:
Độ 0: Không nhìn thấy bướu khi nhìn và sờ.
Độ Ia: Sờ tuyến giáp to nhưng không nhìn thấy ở mọi tư thế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Độ Ib: Sờ thấy to hơn đốt I ngón tay cái người được khám và chỉ nhìn
thấy khi ngửa cổ.
Độ II: Bướu to nhìn thấy ở mọi tư thế.
Độ III: Bướu rất to gây biến dạng cổ.
+ Tính BMI.
BMI = p/h
2
Đánh giá thể trạng dựa vào BMI theo tiêu chuẩn của WHO 1999 cho khu
vực Châu Á: BMI: < 18,5: Gầy
18,5 - 22,9: Bình thường
23 - 24,9: Thừa cân
≥ 25: Béo phì
+ Tim mạch: Bệnh nhân được khám lâm sàng bằng ống nghe và đếm
mạch do Bác sỹ trực tiếp khám.
+ Triệu chứng mắt:
Bệnh nhân ngồi yên trong phòng đủ ánh sáng. Thầy thuốc ngồi đối diện
với bệnh nhân tay thầy thuốc cầm một vật nhỏ, dễ quan sát (thường là đầu
bút), đặt cách mắt bệnh nhân 50 cm và di chuyển lên trên, xuống dưới, từ xa
đến gần mắt bệnh nhân đồng thời quan sát trực tiếp mắt bệnh nhân.
+ Run tay: Bệnh nhân được nghỉ yên tĩnh ít nhất 5 phút trước khi đánh
giá. Sau đó, bệnh nhân ngồi đối diện thầy thuốc, hai tay để vuông góc với
thân mình, bàn tay sấp, các ngón tay xòe rộng. Những trường hợp không rõ,
chúng tôi đặt một tờ giấy lên trên hai bàn tay để tiện quan sát.
+ Ra mồ hôi: ra nhiều mồ hôi.
+ Hồi hộp đánh trống ngực: qua hỏi bệnh.
+ Cơn bốc hỏa: qua hỏi bệnh.
- Cận lâm sàng:
Bệnh nhân được lấy máu tĩnh mạch vào buổi sáng sau khi có nhịn ăn
sáng, tại khoa Hóa sinh Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
+ Định lượng hormon tuyến giáp T3, FT4 bằng phương pháp miễn dịch men.
Giới hạn bình thường: T3 (60- 180ng/dl), FT4 (0,8- 2, 4/dl) [17].
+ Định lượng hormon tuyến yên TSH theo phương pháp miễn dịch
phóng xạ không cạnh tranh (IRMA). Giới hạn bình thường: 0,35 - 5,5 UI/l.
+ Các xét nghiệm khác: CTM, glucose, cholesterol, ECG, SGOT, SGPT.
+ Siêu âm tuyến giáp [39].
Thể tích tuyến giáp tính theo công thức của Gutekunst. R:
V = 0,479 x a x b x c
Trong đó: V: ml
a: chiều dài
b: chiều rộng
c: chiều dày của một thuỳ.
Tiêu chuẩn bình thường như sau:
6t: 3,5ml
7t: 4ml
8t: 4,5 ml
9t: 5ml
10t: 6ml
11t: 7ml
12t: 8ml
13t: 9ml
14t: 10,5ml
15: 16ml
Người lớn: nam là 25ml ; nữ: 18ml.
Tuyến giáp to khi > 30ml
+ Đo độ tập trung 131I tại thời điểm sau 24h.
+ Điện tâm đồ : bệnh nhân được nghỉ ngơi ít nhất trong vòng 15 phút
sau đó tiến hành làm ECG.
- Chẩn đoán:
+ Chẩn đoán xác định.
Dựa theo hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, Australia và Hiệp hội tuyến giáp
châu Âu thì chẩn đoán chủ yếu dự vào nồng độ hormon trong máu khi TSH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
dưới hoặc bằng 0,1UI/l. Nồng độ FT4 và/hoặc T3 cao hơn bình thường, trên
cơ sở gợi ý có một bướu mạch, mạch nhanh, mắt lồi...
+ Chẩn đoán mức độ.
Theo Hiệp hội tuyến giáp châu Âu ngày nay chẩn đoán mức độ chủ yếu
dựa vào mạch :
Mức độ nhẹ: mạch <100 lần/phút.
Mức độ nặng: mạch 100 – 120 lần/phút.
Mức độ nặng: mạch >120 lần/phút.
2.4.2. Bước 2: Điều trị:
- Chuẩn bị bệnh nhân:
+ Bệnh nhân đang được dùng thuốc KGTH và các chế phẩm có iod phải
dừng thuốc ít nhất 15 ngày trước khi điều trị 131I.
+ Các bệnh nhân nhiễm độc giáp nặng sẽ được điều trị bằng KGTH 4 - 6
tuần trước khi điều trị bằng 131I.
- Dược chất phóng xạ:
Na
131I dạng viên hoặc dung dịch do viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt
sản xuất, dùng đường uống.
- Tính liều điều trị:
Chúng tôi dùng phương pháp tính theo công thức của Rubenfeld:
D = C x W/U.
Trong đó: D là tổng liều 131I tính bằng mCi.
C là Ci cho 1 gam trọng lượng tuyến giáp.
W là trọng lượng tuyến giáp (g).
U là độ tập trung 131I tại tuyến giáp (%).
Trong đề tài này chúng tôi lấy C = 70Ci. Đây là giải hoạt độ thấp trong giải
hoạt độ thường dùng ở Việt Nam cũng như trên Thế giới [1], [5].
- Sử dụng dược chất phóng xạ: bệnh nhân được uống liều 131I sau khi ăn,
trước đó có dùng thuốc bảo vệ dạ dày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Dùng thuốc chẹn β- adrenergic với những trường hợp mạch nhanh. Dùng
an thần trong những trường hợp kích thích, mất ngủ. Dùng kháng giáp trạng
tổng hợp cho những trường hợp còn ngộ độc giáp mức độ nặng sau điều trị
48h đến 1 vài tháng.
Những bệnh nhân có rối loạn tiêu hoá chúng tôi điều trị cho ổn định rồi
mới điều trị bằng 131I.
- Theo dõi bệnh nhân:
Bệnh nhân sau điều trị được giữ lại tại phòng điều trị 5 đến 7 ngày để
theo dõi, phát hiện và sử lý các biến chứng sớm nếu có.
2.4.3.Bước 3: Đánh giá kết quả điều trị:
Khám lại sau 4 tháng, lấy số liệu phân tích và đánh giá sự thay đổi so với
trước khi điều trị.
Đánh giá chức năng giáp theo số liệu của Hội Hóa sinh Y dược học Việt
Nam - 1995 và CIS bio international - France như sau [7].
Nhóm BN
FT4 (ng/ml) T3 (ng/ml) TSH (UI/l)
Cường giáp
>1,9 >110 < 0,25
Bình giáp
0,6-1,9 45-110 0,25 - 4,9
Nhược giáp
10
Nhược giáp tiền
Lâm sàng
5-10
+ Khỏi bệnh khi:
Trên lâm sàng và cận lâm sàng có biểu hiện của bình giáp.
Nhược giáp cũng được coi là thành công [1], [22].
Trường hợp còn cường giáp khám lại hàng tháng đánh giá tình trạng
bệnh nhân để quyết định lần xạ trị tiếp theo [45].
Trường hợp bị nhược giáp sẽ được dùng hormon giáp trạng thay thế.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Trong các năm sau bệnh nhân được các Bác sỹ tại khoa theo dõi, Bệnh
nhân đến khám lại theo giấy hẹn sau ra viện và sau mỗi lần khám lại. Liên hệ
với bệnh nhân qua đường bưu điện và qua điện thoại. Tại bệnh viện cũng cử
một BS chuyên khoa khám lại, kết quả mỗi lần khám lại được lưu trữ vào sổ
theo dõi riêng và trong máy vi tính. Kết quả khám lại và sử trí tiếp theo cũng
được ghi vào sổ khám bệnh của bệnh nhân.
2.4.4. Bước 4: Xác định một số yếu tố ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Tuổi trong thời gian xạ trị:
Theo Lê Huy Liệu (1991), chỉ định điều trị 131I cho độ tuổi ≥ 40. trong
nghiên cứu này chúng tôi chia tuổi thành 2 nhóm: 40 < và ≥ 40, để đánh giá
sự liên quan đến kết quả điều trị giữa 2 nhóm tuổi này.
- Liều điều trị:
Có 2 quan điểm khác nhau trong lựa chọn liều điều trị [7].
+ Dùng liều thấp để tránh bão giáp trong điều trị và suy giáp sau điều trị.
+ Dùng liều cao để giảm ngay tình trạng nhược giáp, tuy nhiên cần
chuẩn bị để tránh nhược giáp.
Tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương liều tối đa cho một lần điều trị 8 mCi,
nên chúng tôi chia liều thành 2 nhóm: < 8 mCi và ≥ 8mCi.
Thể tích tuyến giáp: Trọng lượng tuyến giáp bình thường ở người
trưởng thành nặng khoảng 30gam [39]. Trong nghiên cứu này chúng tôi chia
thành 2 nhóm: nhóm < 30g (Thể tích bình thường) và nhóm ≥ 30g (Thể tích
lớn hơn bình thường).
2.5. Vật liệu nghiên cứu
- Đo độ tập trung 131I tại tuyến giáp bằng máy đo ĐTT 131I do Viện kỹ
thuật hạt nhân Việt Nam chế tạo.
- Siêu âm tuyến giáp bằng máy ALOKA PROSUND do Nhật Bản chế
tạo với đầu dò 7,5 MHz.
- ECG bằng máy CARDIOFAX GM của Nhật Bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
- Làm các xét nghiệm tại Labo Xét nghiệm Bệnh viện đa khoa Trung
ương Thái Nguyên.
2.6. Xử lý số liệu
Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y sinh học chương trình
EPINFO 6. 04.
2.7. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
- Chúng tôi điều trị bằng 131I cho các bệnh nhân Basedow theo đúng chỉ
định và khuyến cáo.
- Bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện.
- Có cân nhắc thận trọng về vấn đề tuổi, giới của bệnh nhân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm bệnh nhân trƣớc điều trị bằng
131
I
Bảng 3.1. Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi
Nhóm tuổi 60
n 7 22 13 2
Tỷ lệ (%) 15,9 50,0 29,5 4,6
Nhận xét: Độ tuổi 20 - 40 chiếm tỷ lệ cao nhất 50,0%, độ tuổi >60
chiếm tỷ lệ thấp nhất, tuổi thấp nhất là 12, tuổi cao nhất là 64.
Bảng 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới và địa dƣ (n = 44)
Giới và địa dƣ Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Nam 8 18,2
Nữ 36 81,8
Miền núi 40 90,9
Đồng bằng 4 9,1
Nhận xét: Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới (81,8%). Miền
núi mắc bệnh cao hơn ở đồng bằng (90,9%).
Bảng 3.3. Thời gian đã dùng thuốc KGTH trƣớc khi điều trị bằng
131
I
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Thời gian dùng thuốc Số Bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Chưa điều trị 13 29,5
< 6 tháng 19 43,2
6-12 tháng 8 18,2
> 12-24 tháng 4 9,1
> 24 tháng 0 0
Tổng 44 100
Nhận xét: bệnh nhân đã điều trị trước bằng thuốc KGTH, chiếm tỷ lệ
cao nhất ở nhóm đã điều trị <6 tháng: 43,2%, còn 29,5% chưa điều trị, người
điều trị dài nhất là 14 tháng.
3.2. Một số triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng của BN Basedow trƣớc
điều trị bằng
131
I
Bảng 3.4. Phân độ bƣớu giáp
Độ bƣớu giáp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
I
a
2 4,5
I
b 8 18,2
II 26 59,1
III 8 18,2
Tổng 44 100,0
Nhận xét: Bướu giáp độ II chiếm tỷ lệ cao nhất 59,1%.
Bảng 3.5. Một số triệu trứng lâm sàng của BN Basedow trƣớc điều
trị bằng
131
I
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Triệu chứng Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Mạch nhanh 40 90,9
Gầy sút 10 22,8
Run tay 34 77,2
Mắt lồi 27 61,4
Ra mồ hôi nhiều 41 93,2
Cơn bốc hoả 40 90,9
Hồi hộp trống ngực 30 68,2
Nhận xét: Chiệu chứng lâm sàng gặp với tỷ lệ cao nhất là triệu chứng
ra nhiều mồ hôi (93,2%), tỷ lệ gặp thấp nhất là triệu chứng gày sút (22,8%).
Bảng 3.6. Phân loại BMI của bệnh nhân Basedow khi vào viện
Phân loại Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
< 18,5 10 22,8
18,5 - 22,9 34 77,2
≥ 23 0 0
Tổng 44 100,0
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có BMI bình thường là 77,2% và tỷ lệ bệnh
nhân có BMI < 18,5 là 22,8%, không có bệnh nhân thừa cân và béo phì.
Bảng 3.7. Một số biểu hiện điện tâm đồ của BN Basedow trƣớc điều
trị bằng
131
I
Điện tâm đồ Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Nhịp nhanh xoang 40 90,9
Rung nhĩ 2 4,5
Dầy nhĩ 0 0
Dầy thất 0 0
Các dấu hiệu khác 0 0
Nhận xét: Bệnh nhân có nhịp xoang nhanh chiếm (90,9%), bệnh nhân
rung nhĩ chiếm 4,5% .
Bảng 3.8. Biểu hiện một số chỉ số hormon trƣớc điều trị
Chỉ số Thấp nhất Cao nhất Trung bình
TSH (UI/l) 0,01 0,33 0,05 ± 0,01
FT4 (ng/dl) 0,57 83,50 5,24 ± 1,84
T3 (ng/dl) 110 600 320,00 ± 23,12
Nhận xét: Phần lớn các bệnh nhân có chỉ số TSH thấp hơn bình thường
và FT4, T3 cao hơn bình thường.
Bảng 3.9. Biểu hiện một số chỉ số sinh hoá máu trƣớc điều trị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Chỉ số Thấp nhất Cao nhất Trung bình
Cholesterol (mmol/l) 2,00 5,80 3,47 ± 0,12
Glucose (mmol/l) 3,70 13,30 5,67 ± 0,21
SGOT (U/l) 27 40 34,07±0,56
SGPT (U/l) 25 39 32,13 ± 0,87
Nhận xét: Các xét nghiệm glucose, SGOT, SGPT, của tất cả các bệnh
nhân đều nằm trong giới hạn bình thường, riêng Cholesterol giảm ở hầu hết
các trường hợp.
Bảng 3.10. Biểu hiện chỉ số công thức máu trƣớc điều trị
Chỉ số Thấp nhất Cao nhất Trung bình
HC (T/l) 3,70 4,80 4,29 ± 0,04
BC (G
/l) 5,80 9,10 7,75 ± 0,11
TC (G
/l) 135 291 225,50 ± 5,59
Hb (g/l) 13,10 14,80 14,10 ± 0,05
Nhận xét: Các chỉ số công thức máu của bệnh nhân đều nằm trong giới
hạn bình thường.
Bảng 3.11. Mức độ nhiễm độc giáp trƣớc điều trị
Mức độ nhiễm độc giáp Số bệnh nhân Tỷ lệ (%)
Nhẹ 20 45,5
Trung bình 23 52,2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Nặng 1 2,3
Tổng 44 100
Nhận xét: bệnh nhân nhiễm độc giáp mức độ trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất
chiếm 52,2%, mức độ nặng chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,3%.
Bảng 3.12. Thể tích tuyến giáp trƣớc điều trị
Thể tích TG (ml) Cao nhất Thấp nhất Trung bình
n = 44 300,3 10,6 74,7 ± 21,4
Nhận xét: Thể tích trung bình của TG trước điều trị là 74,7 ± 21,4 ml
người có thể tích lớn nhất là 300,3 ml, nhỏ nhất là 10,6 ml.
Bảng 3.13. Độ tập trung
131
I tại tuyến giáp sau 24h khi vào viện
ĐTT
131
I Cao nhất (%) Thấp nhất (%) Trung bình (%)
n = 44 88 31 50,04 ± 5,34
Nhận xét: Tất cả các bệnh nhân đều có độ tập trung 131I sau 24h cao
hơn bình thường, thấp nhất là 31%.
3.2. Liều điều trị dƣợc chất
131
I cho một bệnh nhân
Bảng 3.14. Liều điều trị
Liều (n = 44) Cao nhất Thấp nhất Trung bình
Dược chất 131I (mci) 25 5 10,09 ± 3,74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Nhận xét: Liều điều trị 131I trung bình cho một bệnh nhân là 10,09 ±
3,74. Liều cao nhất là 25mCi và thấp nhất là 5mCi.
3.3. Kết quả điều trị
Bảng 3.15. Kết quả sau 4 tháng điều trị
Kết quả
(n = 44)
Biến chứng
sớm
Cƣờng giáp Bình giáp Nhƣợc giáp
n % n % n % n %
0 0 4 9,1 35 79,6 5 11,3
Nhận xét: Sau quá trình điều trị tình trạng bệnh đã cải thiện rõ, tỷ lệ
bình giáp 79,6%, tỷ lệ nhược giáp 11,3%, tỷ lệ cường giáp 9,1%, không có
biến chứng sớm xảy ra.
Bảng 3.16. Thay đổi một số triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng Trƣớc điều trị
(n)
Sau điều trị
(n)
Tỷ lệ giảm
(%)
Mạch nhanh 40 1 97,5
Gày sút 10 1 90,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Run tay 34 2 94,1
mắt lồi 27 27 0
Ra mồ hôi nhiều 41 4 90,3
Cơn bốc hoả 40 2 95,0
Hồi hộp trống ngực 30 3 90,0
Nhận xét: Các triệu chứng mạch nhanh, run tay, ra mồ hôi, gầy sút…
giảm rõ rệt, riêng triệu chứng mắt lồi không biến chuyển sau điều trị.
Bảng 3.17. Sự thay đổi cân nặng trƣớc và sau điều trị
Cân nặng trung
bình
Trƣớc điều trị Sau điều trị p
n = 44 44,05 ± 0,9 49,67 ± 1,0 < 0,05
Nhận xét: Sự thay đổi cân nặng của bệnh nhân trước và sau điều trị là
đáng kể với p < 0,05. Tất cả các bệnh nhân đều tăng cân, tăng cao nhất là
12kg, thấp nhất là 1kg, trung bình là 5 ± 0,3kg
Bảng 3.18. Một số biểu hiện điện tâm đồ của BN Basedow trƣớc và
sau điều trị bằng
131
I
Điện tâm đồ Trƣớc điều trị Sau điều trị
Nhịp nhanh xoang 40 0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Rung nhĩ 2 0
Dầy nhĩ 0 0
Dầy thất 0 0
Các dấu hiệu khác 0 0
Nhận xét: các trường hợp có rối loạn điện tâm đồ đã trở về bình
thường sau điều trị.
Bảng 3.19. Sự thay đổi thể tích tuyến giáp trƣớc và sau 4 tháng điều trị
Thể tích TB (ml)
n = 44
Trƣớc điều trị Sau điều trị
Tỷ lệ giảm
thể tích (%)
74,7 ± 21,4 34,7 ± 7,9 53,5
Nhận xét: tỷ lệ giảm thể tích tuyến giáp trung bình trước và sau là
53,5%.
Bảng 3.20. Sự thay đổi một số chỉ số sinh hoá trƣớc và sau điều trị
Chỉ số trung bình
(n=44)
Trƣớc điều trị Sau điều trị p
Cholesterol(mmol/l) 3,47 ± 0,83 4,82 ± 0,78 < 0,05
Glucose (mmol/l) 5,67 ± 0,20 5,63 ± 0,18 > 0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
SGOT(U/l) 34,07 ± 0,56 33,63 ± 0,97 > 0,05
SGPT(U/l) 32,13 ± 0,87 32,65± 0,76 > 0,05
Nhận xét: sau điều trị sự thay đổi nồng độ Glucose, SGOT, SGPT, là
không có sự khác biệt (p > 0,05). Cholesterol tăng đáng kể với p < 0,05.
Bảng 3.21. Sự thay đổi nồng độ hormon trƣớc và sau điều trị
Chỉ số trung bình
(n=44)
Trƣớc điều trị Sau điều trị p
TSH (UI/l) 0,05 ± 0,01 3,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 9LV_09_YDUOC_NOI_NGUYEN HUY HUNG.pdf