MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn i
Mục lục ii
Danh mục bảng biểu iv
Danh mục hình iv
Danh mục chữ viết tắt v
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
2.1.1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động cho vay của ngân hàng 3
2.1.2. Một số chính sách đối với vấn đề tín dụng trong điều kiện khủng hoảng kinh tế hiện nay 13
2.1.3. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay của ngân hàng 21
2.2 Phương pháp nghiên cứu 30
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 30
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 30
PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31
3.1. Khái quát chung về chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu công nghiệp Đình Trám, Việt Yên, Bắc Giang 31
3.1.1. Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình kinh doanh 31
3.1.2. Hoạt động cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang 32
3.1.3. Đặc điểm hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang 33
3.2. Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu công nghiệp Đình Trám 35
3.2.1. Thực trạng huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu công nghiệp Đình Trám 35
3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn 41
3.3. Thực trạng hoạt động cho vay 49
3.3.1. Quy mô hoạt động cho vay 51
3.3.2. Tình hình dư nợ 57
3.3.3. Đánh giá kết quả hoạt động cho vay 62
3.4. Những hạn chế, nguyên nhân trong hoạt động cho vay và những vấn đề đặt ra để Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu công nghiệp tiếp tục thực hiện trong giai đoạn năm 2009 về hoạt động tín dụng 76
3.4.1. Những hạn chế trong hoạt động cho vay và nguyên nhân ảnh hưởng tới kết quả hoạt động cho vay của NHNo&PTNT khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang 76
3.4.2. Những vấn đề đặt ra để tiếp tục thực hiện trong giai đoạn năm 2009 của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khu công nghiệp Đình Trám về hoạt động tín dụng 82
PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 84
4.1. Kết luận 84
4.2. Kiến nghị 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
94 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả hoạt động cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn khu công nghiệp Đình Trám, Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h Trám - Bắc Giang nằm trên địa bàn là một khu công nghiệp mới thành lập, có nhiều dự án đầu tư, với nhiều thuận lợi trong công tác huy động vốn. Không bỏ qua những cơ hội đó, ngân hàng đã tự đổi mới trong công tác quảng bá huy động vốn cũng như phong cách cung cấp các dịch vụ tín dụng cho khách hàng. Mục tiêu là để rút gọn các thủ tục thanh toán mà vẫn đạt được sự chính xác và tạo lòng tin được với khách hàng. Đồng thời nguồn vốn mà NHNo&PTNT khu công nghiệp huy động được đa dạng và tăng nhanh, vừa tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô đầu tư tín dụng, vừa đáp ứng được nhu cầu vay vốn cho các tổ chức kinh tế, dân cư. Mọi sự đổi mới của NHNo&PTNT khu công nghiệp nhằm mục đích tạo được sự thoải mái cho khách tới giao dịch, khách hàng nhận được nhiều tiện ích mà NHNo&PTNT khu công nghiệp cung cấp song song với lợi nhuân kinh doanh của ngân hàng cũng tăng lên.
Trên thực tế, vốn huy động của các ngân hàng thương mại (NHTM) là giá trị tiền tệ mà các NHTM huy động được trên thị trường thông qua các nghiệp vụ gửi tiền, tiền vay (phát hành các giấy tờ có giá) và một số nguồn khác (vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, vốn để cho vay đồng tài trợ, nhận vốn liên doanh liên kết). NHNo&PTNT khu công nghiệp hiện có 2 nguồn vốn chính đó là: vốn tự huy động và vốn nhận uỷ thác đầu tư của các dự án từ NHNo&PTNT Việt Nam, nguồn vốn điều hoà từ NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang.
Để huy động vốn, NHNo&PTNT khu công nghiệp đã dựa vào hệ thống các văn bản sau:
- Luật ngân hàng nhà nước và luật tổ chức tín dụng
- Quyết định số 123/QĐ/HĐQT-KHTH ngày 21/2/2008 về việc ban hành quy định về tiền gửi tiết kiệm bằng vàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
- Quyết định số 124/QĐ/HĐQT-KHTH ngày 21/2/2008 về việc ban hành quy định phát hành các giấy tờ có giá của NHNo&PTNT Việt Nam để huy động vốn trong nước.
- Quyết định số 161/QĐ/HĐQT-KHTH ngày 19/2/2008 về việc ban hành quy định mở rộng và sử dụng tài khoản tiền gửi trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
- Quyết định số 277/QĐ/HĐQT-KHTH ngày 22/02/2008 về việc ban hành danh mục sản phẩm gửi tiết kiệm trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.
Kết quả huy động vốn của ngân hàng được thể hiện qua bảng 3.1
Ta có thể thấy nhu cầu vốn kinh doanh hàng năm không có sự biến động mạnh, tuy nhiên cơ cấu nguồn vốn kinh doanh thì có sự biến động rõ rệt trong đó:
- Nguồn vốn uỷ thác đầu tư có sự tăng lên nhưng không đáng kể. Nguyên nhân là do có thêm một số chương trình cho vay uỷ thác đầu tư của các tổ chức nước ngoài, song chưa thực sự tạo ra một sự đột biến từ nguồn vốn này, cơ cấu nguồn vốn này vẫn chỉ đạt bình quân ở mức 1,2% tổng nguồn vốn kinh doanh hàng năm.
- Nguồn vốn tự huy động cũng có sự tăng trưởng mạnh, nhưng mức vốn huy động được vẫn chưa đáp ứng đủ các hoạt động đầu tư và cho vay, dẫn đến hàng năm NHNo&PTNT khu công nghiệp vẫn phải sử dụng nguồn vốn điều hoà từ NHNo&PTNT tỉnh Bắc Giang. Điều này cho thấy NHNo&PTNT khu công nghiệp chưa chủ động được về vốn, nguồn vốn huy động được vẫn còn nhiều hạn chế…
Sự biến động về cơ cấu nguồn vốn huy động cụ thể như sau:
Bảng 3.1: Kết quả huy động vốn (2006 - 2008)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
2007 so với 2006
2008 so với 2007
Tỷ.đ
%
Tỷ.đ
%
Tỷ.đ
%
+/-
%
+/-
%
I. Tổng nguồn vốn kinh doanh
1.275
100,0
1.356
100,0
1.437
100,0
81
6,4
81
5,9
1. Nguồn vốn tự huy động
399
31,3
675
49,8
1.267
88,2
276
69,2
592
87,7
- Tiền gửi của khách hàng
341
-
541
-
1.181
-
-
-
-
-
- Phát hành giấy tờ có giá
58
-
134
-
86
-
-
-
-
-
2. Nguồn vốn uỷ thác
9,5
0,7
9,7
0,7
10
0,7
0,2
2,1
0,3
3,1
3. Nguồn vốn điều hoà từ NHNo&PTNT Việt Nam
866,5
68,0
671,3
49,5
160
11,1
-195,2
-22,5
-511,3
-76,2
II. Nguồn vốn huy động từ tiền gửi của khách hàng
341
100,0
541
100,0
1.181
100,0
-
-
-
-
III Lãi suất bình quân/tháng (%)
0,68
-
0,65
-
1,02
-
-
-
-
-
1. Phân theo loại tiền
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Nội tệ
256
75,1
444
82,1
1.016
86,1
188
73,4
572
128,8
- Ngoại tệ
85
24,9
97
17,9
165
13,9
12
14,1
68
70,1
2. Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
-
100
-
100,0
-
100,0
-
-
-
-
- Không kỳ hạn
10
2,9
38
7,0
71
6,1
28
280
33
86,8
- Có kỳ hạn<12T
225
65,9
352
65,1
567
48
127
56,4
215
61,1
- Có kỳ hạn >12T
106
31,2
151
27,9
543
45,9
45
42,5
392
259,6
3. Phân theo tính chất nguồn vốn huy động
-
100,0
-
100,0
-
100,0
-
-
-
-
- Tiền gửi dân cư
327
95,9
502
92,8
1.145
96,9
176
53,8
642
127,8
- Tiền gửi TCKT
14
4,1
39
7,2
36
3,1
24
171,4
-2
-5,1
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh phòng Kế hoạch kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
3.2.1.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền.
Công tác huy động vốn cả nội và ngoại tệ đều có sự biến động khá rõ rệt. Nguồn vốn huy động ngoại tệ vẫn chiếm một tỷ lệ hết sức khiếm tốn trong tổng nguồn vốn huy động và chỉ có sự tăng trưởng nhẹ. Đặc biệt năm 2008, nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn, nguyên nhân là do trong năm 2008, lãi suất huy động VNĐ tăng cao, trong khi tốc độ tăng tỷ giá thấp, người gửi tiết kiệm ngoại tệ sẽ bị thiệt so với gửi VNĐ, do đó xu hướng chuyển từ tích trữ USD sang các loại tài sản khác như vàng, bất động sản tăng.
Nguồn vốn huy động nội tệ có sự tăng trưởng mạnh, và chiếm một tỷ trọng lớn, trên 80% tổng nguồn vốn huy động. Điều này có thể giải thích là do hầu hết các hoạt động thanh toán đều sử dụng VNĐ, số lượng khách hàng giao dịch bằng ngoại tệ còn hạn chế.
3.2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn
Trong những năm gần đây, NHNo&PTNT khu công nghiệp đã thực hiện phối hợp đồng thời nhiều biện pháp nhằm thu hút được nguồn vốn với quy mô lớn và chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu kinh doanh của NHNo&PTNT khu công nghiệp. Theo thời hạn cho vay, nguồn vốn huy động gồm có: nguồn vốn không kỳ hạn, có kỳ hạn dưới 12 tháng, có kỳ hạn trên 12 tháng.
Tiền gửi không kỳ hạn: là loại tiền gửi của doanh nghiệp, tổ chức cá nhân gửi vào ngân hàng với mục đích để thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng. Với nội dung chi trả như vậy, việc sử dụng séc để thanh toán nên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn còn được gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán hay tài khoản séc. Đặc điểm của tiền gửi không kỳ hạn là người gửi tiền có thể gửi tiền vào và rút tiền ra bất kỳ lúc nào trong phạm vi số dư tài khoản. Với tính chất linh hoạt của số dư và người gửi tiền được hưởng những tiện ích thanh toán nên tiền gửi thanh toán thường được trả với mức lãi suất thấp, đây có thể được coi là nguồn đầu vào với chi phí sử dụng rẻ. Tuy nhiên với đặc điểm là không cố định về thời gian nên NHNo&PTNT khu công nghiệp khó xác định khoảng thời gian mà khách hàng rút tiền, làm cho công tác kiểm tra giám sát và đề ra những kế hoạch về nguồn vốn không thuận lợi. Ngân hàng thường sử dụng nguồn vốn huy động từ tiền gửi không kỳ hạn để cho vay theo hạn mức tín dụng (vay ngắn hạn- quá trình vay vốn và trả nợ đan xen nhau, biến đổi theo từng hợp đồng tín dụng phù hợp với chu kỳ luân chuyển vốn trong sản xuất).
Trong giai đoạn năm 2006-2007, nguồn tiền gửi không kỳ hạn của NHNo&PTNT khu công nghiệp huy động được có sự biến động không đồng đều và chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn huy động được hàng năm.
Tiền gửi có kỳ hạn bao gồm: kỳ hạn dưới 12 tháng, kỳ hạn trên 12 tháng. Đặc điểm của tiền gửi có kỳ hạn là có sự quy định thời hạn rút vốn và trả lãi do đó thường hưởng lãi suất cao. Do vậy NHNo&PTNT khu công nghiệp thường sử dụng nguồn vốn này để phục vụ cho vay trung và dài hạn.
Trong cơ cầu tiền gửi ta thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng luôn chiếm tỷ trọng rất lớn (thường trên 60% tổng nguồn vốn huy động), riêng năm 2008 nguồn tiền gửi này giảm. Khoảng cách chênh lệch giữa tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và có kỳ hạn trên 12 tháng ngày càng được rút ngắn. Đặc biệt trong năm 2008 hai nguồn vốn này gần như cân bằng nhau về tỷ lệ huy động. Điều này cho thấy sự hợp lý trong cơ cấu nguồn vốn huy động ngày càng được củng cố.
Lượng vốn huy động được còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó đối tượng gửi tiền là một nhân tố mang tính chất quyết định.
3.2.1.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
NHNo&PTNT khu công nghiệp rất coi trọng công tác huy động vốn tại địa phương, coi đây là nguồn vốn quan trọng và ổn định quyết định sự phát triển trong kinh doanh của ngân hàng. Các điểm giao dịch của chi nhánh nằm rải rác tại các xã, thị trấn nên thu hút được một lượng lớn tiền gửi của các tầng lớp dân cư. Kết quả huy động vốn từ nguồn này được thể hiện qua bảng 3.2:
Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn tiền gửi theo thành phần kinh tế
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tỷ.đ
%
Tỷ.đ
%
Tỷ.đ
%
I.Tổng tiền gửi của KH
341
100,0
541
100,0
1.181
100,0
- Tiền gửi dân cư
327
95,9
503
92,9
1.145
96,9
- Tiền gửi TCKT
14
4,1
38
7,1
36
3,1
- Tiền gửi TCTD
0
0,0
0
0,0
0
0,0
II. Số lượng KH giao dịch
4.682
100
5.787
100
12.719
100
- Hộ gia đình, cá nhân
4.645
99,2
5.738
99,2
12.674
99,6
- Tổ chức kinh tế
37
0,8
49
0,8
45
0,4
III. BQNVHĐ/KH
-
-
-
-
-
-
BQNVHĐ/KHHGĐ,CN
0,07
-
0,09
-
0,09
-
BQNVHĐ/KH TCKT
0,38
-
0,78
-
0,8
-
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động huy động vốn hàng năm phòng kế toán ngân quỹ)
KHHGĐ, CN: Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân
KH TCKT: Khách hàng là tổ chức kinh tế
BQNVHĐ: Bình quân nguồn vốn huy động
KH: Khách hàng
Nhìn vào cơ cấu nguồn vốn ta thấy, trong tổng vốn huy động tính đến thời điểm tại ngày 31/12 hàng năm thì tiền gửi của dân cư luôn chiếm trên 90%, trong khi đó tiền gửi của các tổ chức kinh tế chỉ chiếm một tỷ lệ không đáng kể, trung bình đạt khoảng 5%/năm, cao nhất là vào năm 2007 đạt 7,1% tổng nguồn vốn huy động. Đây chủ yếu là số dư trên tài khoản của các tổ chức kinh tế. Cơ cấu nguồn vốn huy động này thể hiện hiệu quả huy động vốn chưa cao. Dân cư là một nguồn khách hàng lớn tương đối ổn định, tuy nhiên đây cũng lại là nguồn phát sinh chi phí chủ yếu đối với NHNo&PTNT khu công nghiệp.
Ta thấy tổng nguồn vốn huy động từ dân cư hàng năm chiếm trên 90%, số lượng khách hàng là các hộ gia đình, cá nhân luôn duy trì ở mức trên 99% trong tổng số khách hàng, song mức vốn huy động được bình quân trên một khách hàng chỉ bằng 13% mức vốn huy động được của 1 tổ chức kinh tế. Qua 3 năm, nguồn vốn huy động từ dân cư có xu hướng tăng mạnh, điều này đã phần nào nói nên sự tín nhiệm của người dân đối với NHNo&PTNT khu công nghiệp. Với phương châm thu hút vốn tiền gửi trong dân chúng là chủ yếu, NHNo&PTNT khu công nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá thương hiệu, mở rộng các dịch vụ ngân hàng, tích cực bám sát cơ chế lãi suất biến động của thị trường tiền tệ. Từ đó có biện pháp điều chỉnh mức lãi suất huy động phù hợp, tăng lượng tiền gửi, tăng tiềm lực cho ngân hàng.
Số lượng khách hàng là các hộ gia đình, cá nhân đến với NHNo&PTNT khu công nghiệp ngày một tăng, trong khi đó lượng khách hàng là các tổ chức kinh tế thì rất hạn chế. Nguyên nhân là do trên địa bàn khu công nghiệp Đình Trám hầu hết các tổ chức kinh tế đều mới thành lập, hoạt động kinh doanh chưa có hiệu quả nên gần như chưa có tiền dư để gửi tiết kiệm. Điều này cũng đồng nghĩa với việc làm giảm hiệu quả huy động vốn do chi phí giao dịch với khách hàng sẽ tăng lên.
3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác huy động vốn
Nhìn chung công tác huy động vốn tại NHNo&PTNT khu công nghiệp đã có sự tăng trưởng khá ổn định, qua 3 năm 2006-2008 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 32,9%/năm. Thực hiện phương châm đi vay để cho vay, ngân hàng đã bằng nhiều biện pháp tích cực tập trung huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân chúng để đáp ứng nhu cầu vay vốn, phục vụ sản xuất kinh doanh. NHNo&PTNT khu công nghiệp đã coi trọng công tác huy động vốn, đặc biệt nguồn vốn trung và dài hạn, đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, đẩy mạnh công tác tiếp thị, thực hiện tốt hơn chính sách khách hàng, kiên trì với chủ trương khơi tăng nguồn vốn từ dân cư. Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác huy động vốn: nguồn vốn huy động được chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu về vốn trong kinh doanh của NHNo&PTNT khu công nghiệp, nguồn vốn huy động còn mang tính phân tán, manh mún. Vậy đâu là nguyên nhân của những tồn tại trong công tác huy động vốn của NHNo&PTNT khu công nghiệp?
* Môi trường kinh doanh: NHNo&PTNT khu công nghiệp có trụ sở giao dịch chính tại khu công nghiệp Đình Trám- Bắc Giang và có thêm 4 phòng giao dịch tại 4 xã trên địa bàn huyện. Đây là một khu công nghiệp mới thành lập, hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực đều là các doanh nghiệp tư nhân, mới đầu tư xây dựng và đi vào hoạt động. Chính vì vậy nguồn vốn nhàn rỗi từ các đối tượng này gần như không có. Đây là một hạn chế cho công tác huy động vốn của ngân hàng. Nhưng ngược lại những đối tượng này lại là những khách hàng tiềm năng trong kinh doanh đơn vị vì nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp này là rất lớn.
Đặc biệt môi trường cạnh tranh giữa các NHTM trên địa bàn tỉnh Bắc Giang ngày càng gay gắt. Các NHTM trên địa bàn tỉnh có đội ngũ nhân viên giao dịch trẻ, trình độ, linh hoạt mang tính chuyên nghiệp cao, có hình thức huy động vốn đa dạng, có nhiều hình thức khuyến mãi hấp dẫn. Đây là một thách thức trong công tác huy động vốn cho NHNo&PTNT khu công nghiệp.
*Lãi suất huy động: Trong điều kiện hoạt động kinh doanh với môi trường kinh doanh gay gắt thì lãi suất huy động là một nhân tố có vai trò hết sức quan trọng đối với việc huy động vốn. Năm 2006, NHNo&PTNT khu công nghiệp huy động vốn với mức lãi suất bình quân 0,68%/tháng, năm 2007 là 0,65%/tháng, năm 2008 lãi suất huy động bình quân đầu vào khoảng 1,02%. Sự tăng đột biến lãi suất đầu vào năm 2008 đã lý giải cho sự tốc độ tăng của nguồn vốn huy động. Sự tác động của lãi suất huy động với lượng vốn huy động được thể hiện qua bảng 3.3
Năm 2006, năm 2007, tình hình kinh tế tương đối ổn định nên lãi suất huy động cũng được duy trì khá ổn định và không có sự biến động mạnh trong công tác huy động vốn.
Bảng 3.3: Mối tương quan giữa lãi suất và lượng vốn huy động (2006 - 2008)
Thời gian
Chỉ tiêu
ĐVT
T-1
T-2
T-3
T-4
T-5
T-6
T-7
T-8
T-9
T-10
T-11
T-12
Năm 2006
- LSHĐ/Tháng
%
0,67
0,66
0,66
0,66
0,66
0,66
0,66
0,68
0,74
0,74
0,74
0,74
- Lượng vốn huy động
Tỷ. đ
9
8
12
15
32
98
17
14
23
16
21
76
- Số lượt khách hàng
KH
250
200
360
368
420
690
349
312
456
329
427
521
-LVHĐ/Lượt KH
Tr. đ
36
40
33,3
40,8
76,2
142
48,7
44,9
50,4
48,6
49,2
145,9
Năm 2007
- LSHĐ/Tháng
%
0,67
0,67
0,67
0,67
0,69
0,66
0,66
0,66
0,66
0,65
0,65
0,65
- Lượng vốn huy động
Tỷ. đ
28
27
36
25
58
48
43
38
40
57
76
65
- Số lượt khách hàng
KH
490
478
489
450
494
439
420
426
478
491
589
543
-LVHĐ/Lượt KH
Tr. đ
57,1
56,5
73,6
55,6
117,4
109,3
102,4
89,2
83,7
116,1
129,0
119,7
Năm 2008
- LSHĐ/Tháng
%
0,65
0,72
0,83
0,93
1,09
1,32
1,41
1,29
1,21
1,2
1,1
0,6
- Lượng vốn huy động
Tỷ. đ
62
53
101
92
93
106
142
116
116
112
99
89
- Số lượt khách hàng
KH
587
548
1.050
989
990
1.234
3.036
998
1.456
1.398
1.072
639
-LVHĐ/Lượt KH
Tr. đ
105,6
96,7
96,2
93,0
93,9
85,9
46,8
116,2
79,7
80,1
92,4
139,3
LSHĐ: Lãi suất huy động
KH: Khách hàng
(Nguồn: Biểu tổng hợp lãi suất huy động vốn phòng kế toán ngân quỹ)
Đầu năm 2008, với sự tăng vọt của giá cả các loại hàng hoá làm cho đồng tiền mất giá, lạm phát tăng cao. Trước tình hình đó, ngân hàng nhà nước đã thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt với 4 lần tăng lãi suất cơ bản từ 8,25% lên 14%/năm, khống chế tăng trưởng tín dụng, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc… đã đẩy lãi suất huy động và cho vay liên tục tăng cao, và sau đó những tháng còn lại của năm 2008 lại có nguy cơ suất hiện thiểu phát, NHNN có sự điều chỉnh lãi suất cơ bản xuống 8,25%/năm để kích cầu nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, để đảm bảo về nguồn vốn huy động, NHNo&PTNT khu công nghiệp cũng đã có sự điều chỉnh và duy trì một mức lãi suất hợp lý, bình quân lãi suất huy động đầu vào của năm 2008 là 1,02%/tháng. Trong giai đoạn năm 2008, lãi suất liên tục tăng cao, nên đa số khách hàng thích gửi tiền vào các kì hạn ngắn hoặc các loại tiền gửi có thể rút trước hạn để có thể đảo sổ khi lãi suất tăng. Đón bắt được tâm lý này cùng với việc nhận định lãi suất thị trường sẽ còn tiếp tục duy trì ở mức quá cao trong một thời gian dài, NHNo&PTNT khu công nghiệp đưa ra biểu lãi suất huy động hợp lý trong đó các kì hạn ngắn có lãi suất cao hơn các kì hạn dài.
Đặc biệt trong giai đoạn này, NHNo&PTNT khu công nghiệp đã đưa ra sản phẩm tiết kiệm bậc thang 24 tháng với lãi suất quy định cho các bậc thang theo parabol, đạt mức cao nhất ở các kì hạn ngắn (1 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 6 tháng…) sau đó giảm dần ở các kì hạn dài (9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng…) tuỳ theo kết quả dự báo diễn biến lãi suất thị trường.
Lãi suất ở các kì hạn ngắn được quy định tương đối cạnh tranh đủ sức hấp dẫn khách hàng, các kì hạn dài quy định thấp để phòng ngừa rủi ro. Khoảng cách giữa các bậc thang không áp dụng cứng 3, 6, 9, 12 tháng như giai đoạn năm 2006 trở về trước mà được quy định linh hoạt từng thời kì dựa trên cơ sở phân tích tâm lý khách hàng và mức độ rủi ro có thể xảy ra khi lãi suất giảm. Việc huy động vốn từ hình thức tiết kiệm bậc thang còn giúp NHNo&PTNT khu công nghiệp nâng cao được hiệu suất sử dụng vốn do tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với loại tiền gửi này thấp.
Kết quả của cuộc chạy đua lãi suất đó là sự tăng trưởng đột biến cả về số lượng khách hàng và mức vốn huy động được. Tuy nhiên một hạn chế đó là hầu hết khách hàng gửi tiền đều là hộ nông dân, các tổ chức kinh tế gần như không nhạy cảm với sự biến động của lãi suất huy động. Trong khi đó người nông dân rất nhạy cảm với lãi suất ngân hàng, do trình độ thấp nên mặc dù có tiền dư thừa nhưng họ không biết đầu tư để kiếm lời, chính vì vậy khi NHNo&PTNT khu công nghiệp tăng lãi suất huy động họ đã đua nhau đi gửi tiết kiệm. Có lẽ không ai có thể quên được cảnh tượng người dân chen nhau xếp hàng để rút tiền ở những nơi có lãi suất thấp đi gửi ở nơi có lãi suất cao. Việc gửi tiết kiệm vừa đem lại lợi nhuận lại vừa bảo vệ được nguồn tiền nhàn rỗi cho họ. Nhưng đối với các tổ chức kinh tế thì hoàn toàn ngược lại, tháng 7/2008 lãi suất huy động đầu vào tăng kịch trần là 1,41% nhưng đây lại là thời điểm thị trường có nhiều biến động mạnh, các doanh nghiệp cần nhiều vốn lưu động để tăng cường sản xuất. Do vậy mà thời điểm này các tổ chức kinh tế tận dụng tối đa nguồn vốn tự có để đầu tư sản xuất kinh doanh, hạn chế vay vốn ngân hàng để tránh chi phí quá cao về vốn vay. Nguồn vốn mà NHNo&PTNT khu công nghiệp huy động được trong giai đoạn năm 2008 hầu hết chỉ là phần số dư tiền gửi nằm trong tài khoản của khách hàng.
Sự nhạy cảm giữa lãi suất huy động vốn và lượng vốn huy động được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Năm 2006
Biểu đồ 3.1a: Mối tương quan giữa lãi suất huy động và lượng vốn huy động năm 2006
Nhận xét: năm 2006, là năm tình hình kinh tế không có sự biến động mạnh, mọi hoạt động khá ổn định. Lãi suất huy động của ngân hàng cũng không có sự biến động, có tăng hay giảm thì cũng chỉ là một chút thay đổi. Thời điểm tháng 6/2006, lượng vốn có sự tăng trưởng đột biến, song đó không phải là do sự thay đổi của lãi suất. Mà nguyên nhân của sự tăng đột biến này là do số lượng khách hàng đến gửi tiết kiệm tăng đột biến (690 lượt khách hàng đến gửi tiền). Đây có thể nói là một thành công lớn trong việc thu hút khách hàng của ngân hàng. Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2006, lãi suất có sự biến động tăng xong lượng vốn huy động tăng không nhiều, là do số lượng khách hàng đến với ngân hàng đông hơn, song bình quân lượng tiền gửi tiết kiệm trên một khách hàng thì khá ổn định, không có sự tăng đột biến. Và hầu hết các đối tượng khách hàng đến gửi tiền đều là hộ nông dân, nguồn vốn nhàn rỗi không nhiều, nên lượng vốn huy động được cũng không cao.
Năm 2007
Biểu đồ 3.1b: Mối tương quan giữa lãi suất huy động và lượng vốn huy động năm 2007
Nhận xét: năm 2007, lãi suất huy động khá tương đối ổn định, và không có sự biến động mạnh so với năm 2006. Song trong năm này, ngân hàng đã tung ra nhiều sản phẩm huy động vốn nên thu hút được nhiều khách hàng đến gửi tiền. Sự biến động của lượng vốn huy động không phải do sự biến động của lãi suất huy động mà nó là do sự biến động của số lượng khách hàng đến gửi tiết kiệm và mức vốn bình quân huy động được trên một khách hàng. Năm 2007, đời sống của người dân được nâng cao hơn, nguồn tiền nhàn rỗi nhiều hơn lên họ gửi tiết kiệm cũng nhiều hơn. Đây chính nguyên nhân chính làm tăng lượng vốn huy động được của NHNo&PTNT khu công nghiệp
Năm 2008
Biểu đồ 3.1c: Mối tương quan giữa lãi suất huy động và lượng vốn huy động năm 2008
Nhận xét: Năm 2008, là năm có nhiều biến động nhất về lãi suất huy động, cũng như nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT. Qua biểu đồ ta có thể thấy trong điều kiện cố định các yếu tố khác thì khi lãi suất huy động tăng, lượng vốn huy động được cũng sẽ tăng. Tuy nhiên một hạn chế lớn đó là đối với hệ thống Ngân hàng nông nghiệp là việc thay đổi lãi suất huy động luôn chậm hơn, do vậy vì mục đích lợi nhuận khách hàng đã rút tiền đến gửi các ngân hàng khác có mức lãi suất hấp dẫn hơn.
* Đối tượng gửi tiền: do đặc điểm địa bàn nằm trên khu công nghiệp mới thành lập, nên NHNo&PTNT khu công nghiệp xác định phương châm đó là tập trung huy động triệt để nguồn vốn nhàn rỗi từ dân chúng. Một thuận lợi lớn đó là trụ sở giao dịch của một số phòng giao dịch nằm trên trục đường phố tập trung dân cư buôn bán, một số cơ quan lớn của thành phố. Chính vì vậy mà nguồn vốn huy động được hầu hết là nguồn vốn từ dân cư. Do đặc điểm sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nên thu nhập không cao, nguồn vốn nhàn rỗi không nhiều, do vậy mức vốn huy động bình quân trên một hộ là chưa cao. Mức vốn bình quân huy động được trên một đối tượng khách hàng là hộ gia đình, cá nhân chỉ khoảng trên 80 triệu đồng. Nguồn vốn này còn mang tính chất manh mún, nhỏ lẻ, khối lượng công việc giao dịch với khách hàng nhiều làm tăng chi phí huy động vốn.
*Sản phẩm huy động vốn: Để đảm bảo khả năng thanh khoản, và cạnh tranh được với các ngân hàng trên địa bàn hoạt động, NHNo&PTNT khu công nghiệp đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn và nâng lãi suất huy động kịp thời nhằm thu hút khách hàng đến gửi tiền. Trong giai đoạn năm 2006-2008, NHNo&PTNT khu công nghiệp đã không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn như: tiết kiệm bậc thang theo số dư, tiết kiệm gửi góp, tiết kiệm VNĐ bảo đảm theo giá trị vàng, tiết kiệm tự điều chỉnh tăng theo lãi suất cơ bản, tiết kiệm rút gốc linh hoạt, tiết kiệm gửi tiền một nơi- rút tiền một nơi….
- Tiêu biểu năm 2008, với chương trình “Dự thưởng kỳ phiếu mừng xuân Kỷ Sửu”, ngân hàng đã huy động được 3.518.225.000 đồng trong đó:
+ Số vốn huy động được với kỳ hạn 4 tháng đạt 2.682.800.000 đồng.
+ Kỳ hạn 7 tháng huy động được 825.425.000 đồng.
+ Kỳ hạn 360 ngày, huy động được 10.000.000 đồng.
- Với chương trình “Huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ bảo đảm theo giá vàng” đã đạt được 801.450.000 đồng, tương đương với 422 chỉ vàng quy đổi.
NHNo&PTNT khu công nghiệp đã đẩy mạnh các hình thức thông tin tuyên truyền, quảng cáo, gửi tờ rơi, tích cực tiếp cận các dự án đền bù giải toả mặt bằng, tiếp cận với các tổ chức kinh tế có nguồn tiền nhàn rỗi chưa sử dụng để huy động gửi tiền vào ngân hàng.
* Trụ sở giao dịch: trụ sở phòng giao dịch đi thuê nhỏ hẹp, chắp vá, phương tiện làm việc còn thiếu, máy móc thiết bị cũ, kể từ chuyển đổi giao dịch Ipcas hệ thống mạng chậm, trình độ nghiệp vụ cán bộ nhân viên còn nhiều bất cập, đôi ngũ cán bộ thường xuyên luân chuyển điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc giao dịch, tiếp cận, vận động duy trì khách hàng truyền thống, mở rộng thu hút khách hàng mới tăng trưởng nguồn vốn.
3.3. Thực trạng hoạt động cho vay
* Quy trình cho vay, thu nợ tại NHNo&PTNT khu công nghiệp Đình Trám
Hiện nay NHNo&PTNT khu công nghiệp đã áp dụng nhiều hình thức cho vay, các quy trình cho vay và thu nợ theo đúng quyết định số 1627/2001/QĐ- NHNo ngày 31/12/2001 của Thống đốc NHNN Việt Nam và quyết định số 72/QĐ-HĐQT-TD của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam.
- Hình thức cho vay: ngoài việc cho hộ gia đình, cá nhân vay vốn trực tiếp, NHNo&PTNT khu công nghiệp còn áp dụng cho hộ gia đình, cá nhân vay thông qua tổ vay vốn và cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn vay vốn.
- Phương thức cho vay: hiện nay NHNo&PTNT khu công nghiệp áp dụng 3 hình thức cho vay chủ yếu đó là cho vay theo dự án đầu tư, cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay từng lần.
- Về đảm bảo tiền vay: thực hiện Nghị định 178 của thủ tướng Chính phủ, thông tư 06 của NHNN Việt Nam và quyết định 167 của NHNo&PTNT và một số văn bản hướng dẫn khác để vận dụng cho vay có tài sản đảm bảo phù hợp, linh hoạt. Cụ thể NHNo&PTNT khu công nghiệp đã áp dụng như sau:
+ Đối với hộ sản xuất nông nghiệp cho vay đến 10 triệu đồng không cần thế chấp tài sản đảm bảo.
+ Đối với hộ sản xuất mang tín
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BAO CAO HOAN CHINH.doc