MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.1
Chương 1: TỔNG QUAN .3
1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý cẳng chân.3
1.2. Đặc điểm tổn thương giải phẫu trong gãy thân xương chày.10
1.3. Chẩn đoán gãy thân xương chày.16
1.4. Các biến chứng có thể gặp trong gãy thân xương chày .17
1.5. Quá trình liền xương và các yếu tố ảnh hưởng đến liền xương.18
1.6. Các phương pháp điều trị gãy thân xương chày .21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .29
2.1. Đối tượng nghiên cứu.29
2.2. Phương pháp nghiên cứu.30
2.3. Kỹ thuật đóng đinh nội tuỷ có chốt không mở ổ gãy.37
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu.45
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu.45
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .47
3.1. Đặc điểm chung .47
3.2. Đặc điểm lâm sàng và tổn thương giải phẫu bệnh .49
3.3. Điều trị gãy thân xương chày.53
3.4. Kết quả điều trị.57
Chương 4: BÀN LUẬN .66
4.1. Đặc điểm lâm sàng và Xquang gãy thân xương chày.66
4.2. Điều trị gãy thân xương chày.70
4.3. Kết quả điều trị.76
KẾT LUẬN.84
KHUYẾN NGHỊ.85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
111 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 05/09/2024 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị gãy thân xương chày bằng đinh nội tủy có chốt không mở ổ gãy, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tủy xương chày
- Đường vào: Rạch da 5 - 6 cm dọc chính giữa trục của gân bánh chè (giới
hạn từ cực dưới xương bánh chè đến lồi củ trước xương chày) [55].
- Bổ đôi gân bánh chè và bộc lộ mặt bên của lồi củ trước xương chày.
Hình 2.17. Vị trí đường rạch da [60]
- Đánh dấu điểm vào ống tuỷ xương chày: Điểm này nằm ở phía trên lồi củ
trước xương chày, sau gân bánh chè khoảng 1 cm và ở phần mặt vát của đầu
Thử chốt ngang
đúng vị trí
Đường rạch da
42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
trên xương chày, giữa mâm chày và lồi củ trước xương chày.
- Dùi một lỗ tại điểm vào, hướng dùi từ trên xuống dưới, hơi chếch ra sau.
Khi dùi vào sâu khoảng 2 cm thì chuyển hướng dùi song song với mào chày ở
đoạn trung tâm để vào ống tuỷ của xương chày mà không dùi qua thành sau
xương chày. Giai đoạn này, tay khoan của phẫu thuật viên đi dọc theo ống tuỷ.
Hình 2.19. Dùi ống tủy [60]
- Chỉnh di lệch ổ gãy chủ yếu dựa vào mốc giải phẫu, cảm giác tay cũng
như kinh nghiệm của phẫu thuật viên. Sau khi đầu đinh đã chui vào đúng ống
Hình 2.18. Vị trí vào của
đinh [72]
1. Chỏm xương mác.
2. Diện khớp xương chày.
3. Diện trước gai.
Cách chuyển
hướng dùi
43
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
tuỷ đoạn ngoại vi, tiếp tục đóng đinh xuống cho tới khi đầu gần của đinh ngang
mức với xương chày tại điểm đóng.
- Tiến hành lắp bộ gá ngoài để bắt chốt ngang. Vis chốt được bắt theo
hướng từ mặt trong xương chày ra mặt ngoài.
Hình 2.20. Đóng đinh và lắp khung ngắm [60]
Hình 2.21. Khoan, bắt vis chốt ngang [60]
Qua bộ dụng cụ chuyên dụng để bắt vis chốt này, tiến hành khoan ống dẫn
đường qua lỗ của đinh, chọn vis đủ dài, bắt chốt đầu ngoại vi và đầu trung tâm.
Lắp bộ
gá ngoài
Đóng đinh
44
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Số lượng vis chốt tùy thuộc vào hình thái và tính chất ổ gãy, độ vững của
ổ gãy sau khi đóng đinh mà chúng tôi quyết định bắt một vis, hai vis hay ba vis.
+ Bắt vis chốt cả hai đầu ngoại vi và trung tâm, thường dùng cho những
trường hợp gãy không vững (gãy chéo vát, gãy có mảnh rời).
+ Chỉ bắt vis chốt ở đầu ngoại vi được áp dụng cho những trường hợp
gãy vững (gãy ngang, gãy đơn giản, gãy chéo vát ngắn)
- Tháo bộ gá ngoài, kiểm tra lại độ vững của xương và biên độ vận động
của khớp gối, cổ chân.
- Duỗi gối và đóng vết mổ.
2.3.5. Tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật [41], [49]
* Từ 1 3 ngày sau mổ (bệnh nhân tập trên giường tư thế nằm)
- Tập co cơ tĩnh: các nhóm cơ đùi, cẳng chân, bàn ngón chân hai bên.
- Vận động thụ động, chủ động có trợ giúp và chủ động các khớp háng,
gối, cổ chân. Ngày tập 3 - 4 lần, 15 phút/lần.
- Kê cao chân phẫu thuật, tư thế trung gian (mũi chân chỉ lên trời). Sau mổ
24h có thể cho bệnh nhân ngồi dậy.
- Ngày thứ 3 sau mổ bệnh nhân có thể tập đứng tập đi lại, với hai nạng
nách. Tập dồn trọng lượng dần lên chân phẫu thuật khoảng 25% trọng lượng
cơ thể, khi bệnh nhân cảm thấy đau phải ngừng lại.
- Tiếp tục tập các bài tập: co cơ tĩnh, vận động các khớp ở tư thế nằm, ngồi.
* Từ 1 4 tuần sau mổ
- Tập vận động các khớp chủ động, có sức cản các khớp hai chân nhằm
tăng cường sức mạnh cơ.
- Chịu trọng lượng dần lên chân phẫu thuật đến 50% trọng lượng cơ thể,
45
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
với điều kiện không đau.
- Tập các khớp: háng, gối, cổ chân theo tầm vận động khớp tăng dần.
- Có thể kết hợp điều trị vật lý trị liệu.
* Từ 4 8 tuần sau mổ (vẫn đi nạng nách)
- Tập vận động các khớp như trên, tập tăng dần sức cơ các nhóm cơ.
- Đến tuần thứ 6: bỏ một nạng, có thể tập tỳ 100% trọng lượng lên chân
phẫu thuật.
- Kết hợp thêm các dụng cụ: đạp xe đạp tại chỗ, đi bộ, lên xuống cầu thang.
2.4. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Lập bệnh án, thăm khám bệnh nhân trên lâm sàng, Xquang.
- Ra chỉ định phẫu thuật, lựa chọn chiến thuật và kỹ thuật điều trị.
- Theo dõi sau mổ trong viện: tình trạng vết mổ, các tai biến sau mổ.
- Khám lại định kỳ sau khi ra viện:
+ Thời điểm 2 tuần, 1 tháng: kiểm tra vết mổ, hướng dẫn phục hồi chức năng.
+ Thời điểm 3 - 6 tháng đánh giá kết quả liền xương, phục hồi chức năng.
- Tổng hợp dữ liệu nghiên cứu của từng bệnh nhân, lập phiếu theo dõi.
2.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
Phân tích số liệu bằng phần mềm thống kê y học SPSS 16.0.
Tính tỷ lệ % cho các biến định tính. Tính giá trị trung bình (TB), độ lệch
chuẩn (SD), giá trị tối đa (Max), tối thiểu (Min), khoảng tin cậy 95% cho các
biến định lượng.
Sử dụng kiểm định χ2 để so sánh các tỷ lệ. Sự khác biệt có ý nghĩa thống
46
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
kê khi p < 0,05.
2.5. Đạo đức trong nghiên cứu
Bệnh nhân tự nguyện tham gia vào nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên
cứu bất cứ lúc nào.
Giữ bí mật thông tin, tôn trọng, thông cảm, chia sẻ với bệnh nhân và gia
đình người bệnh.
Đảm bảo đạo đức nghề nghiệp, chăm sóc chu đáo sức khoẻ người bệnh.
47
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của bệnh nhân gãy thân xương chày được điều trị
bằng đinh nội tủy có chốt không mở ổ gãy
3.1.1. Đặc điểm về giới
Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân gãy thân xương chày theo giới
Nhận xét: Trong 89 bệnh nhân gãy TXC được kết hợp xương bằng đinh
nội tủy nam giới chiếm đa số 82%.
3.1.2. Đặc điểm về tuổi
Tuổi trẻ nhất là 18, cao nhất 77, trung bình 38,91 ± 14,32 tuổi.
Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân gãy thân xương chày theo nhóm tuổi
Nhận xét: Nhóm tuổi 18 - 30 chiếm tỷ lệ 34,8%, nhóm tuổi 31 - 40 chiếm
82%
18%
Nam
Nữ
%
)
)
Tuổi
48
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
24,7%, nhóm bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm 6,7%.
3.1.3. Nguyên nhân và cơ chế chấn thương
Biểu đồ 3.3. Phân loại bệnh nhân theo nguyên nhân gây gãy thân xương chày
Nhận xét: Nguyên nhân gây gãy TXC do tai nạn giao thông chiếm 84,3%,
tai nạn sinh hoạt chiếm 9%.
Bảng 3.1. Liên quan nguyên nhân gây tai nạn và nhóm tuổi
Nguyên nhân
Nhóm tuổi
TNGT TNLĐ TNSH Tổng cộng
Số BN % Số BN % Số BN % Số BN %
18 - 30 27 30,3 3 3,4 1 1,1 31 34,8
31 - 40 18 20,2 2 2,2 2 2,2 22 24,7
41 - 50 12 13,5 1 1,1 1 1,1 14 15,7
51 - 60 13 14,6 0 0 3 3,4 16 18
> 60 5 5,6 0 0 1 1,1 6 6,7
Tổng 75 84,3 6 6,7 8 9,0 89 100
84%
7% 9%
TNGT
TNLĐ
TNSH
49
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Nhận xét: Trong 75 trường hợp gãy TXC nguyên nhân do TNGT thì
nhóm tuổi 18 - 30 chiếm 30,3% (27/89 trường hợp).
3.2. Đặc điểm lâm sàng và tổn thương giải phẫu bệnh
Bảng 3.2. Phân loại bệnh nhân theo vị trí ổ gãy thân xương chày
Chân gãy
Vị trí
Chân phải Chân trái Tổng cộng
Số BN % Số BN % Số BN %
1/3T 6 6,7 5 5,6 11 12,3
1/3G 20 22,5 21 23,6 41 46,1
1/3D 17 19,1 16 18 33 37,1
Gãy hai tầng 3 3,4 1 1,1 4 4,5
Tổng cộng 46 51,7 43 48,3 89 100
Nhận xét:
- Trong 89 bệnh nhân gãy TXC, gãy chân phải chiếm 51,7%, gãy chân trái
chiếm 48,3%.
- Tỷ lệ gãy 1/3G nhiều nhất chiếm 46,1%, gãy hai tầng có 4 bệnh nhân
50
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
chiếm 4,5%.
Biểu đồ 3.4. Phân loại bệnh nhân theo tính chất ổ gãy thân xương chày
Nhận xét: Tỷ lệ gãy kín chiếm 60,7%, gãy hở độ I chiếm 39,3%.
Bảng 3.3. Phân loại bệnh nhân theo hình thái đường gãy thân xương chày
Hình thái đường gãy Số BN Tỷ lệ (%)
Ngang < 300 29 32,6
Chéo ≥ 300 23 25,8
Chéo xoắn 21 23,6
Cánh bướm 11 12,4
Phức tạp 5 5,6
Tổng cộng 89 100
Nhận xét: Xác định đường gãy xương chúng tôi căn cứ trên phim Xquang,
60.7%
39.3%
Gãy kín
Gãy hở độ I
51
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
chúng tôi thấy tỷ lệ gãy ngang cao nhất chiếm 32,6%, gãy phức tạp chiếm 5,6%.
Biểu đồ 3.5. Phân loại bệnh nhân theo đặc điểm đường gãy xương mác
Nhận xét: Trong tổng số 89 bệnh nhân gãy thân xương chày chúng tôi
thấy có 72 trường hợp gãy xương mác kèm theo chiếm 80,9%. Gãy xương mác
ngang ổ gãy thân xương chày chiếm 56,1%.
19,1%
56,1%
15,8%
9%
Không gãy
Gãy ngang mức
Gãy trên mức
Gãy dưới mức
52
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
Bảng 3.4. Phân độ gãy xương theo AO
Phân độ gãy Số BN Tỷ lệ (%) Cộng
Độ A
A1 21 23,6
73 A2 23 25,8
A3 29 32,6
Độ B
B 1 5 5,6
11 B 2 5 5,6
B 3 1 1,1
Độ C 5 5,6 5
Nhận xét: Theo bảng trên chúng tôi thấy đa số bệnh nhân nằm trong
nhóm A (73 bệnh nhân), có nghĩa là đa phần gãy ngang, chéo. Trong đó gãy
đơn giản A3 chiếm 32,6%. Gãy loại C (loại gãy phức tạp) có 5 bệnh nhân chiếm
5,6%.
Biểu đồ 3.6. Tình trạng phần mềm trước phẫu thuật
Nhận xét: Trong 89 bệnh nhân thì có 2 trường hợp loạn dưỡng phần mềm
cẳng chân trước mổ chiếm 2,2%. Tỷ lệ bệnh nhân có phần mềm nề nhẹ chiếm
58%
40%
2%
Bình thường
Nề nhẹ
Có nốt loạn
dưỡng
53
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
40,4%.
3.3. Điều trị gãy thân xương chày
3.3.1. Thời gian điều trị trước mổ
Thời gian điều trị trước mổ trung bình 3,36 ± 1,94 ngày, ngắn nhất là 1
ngày, dài nhất 11 ngày.
Bảng 3.5. Thời gian tính từ khi vào viện đến khi được phẫu thuật
Thời gian 7 ngày Tổng cộng
Số BN 64 22 3 89
Tỷ lệ (%) 71,9 24,7 3,4 100
Nhận xét: Có 64 bệnh nhân được phẫu thuật trước 3 ngày kể từ khi bị tai
nạn chiếm 71,9%.
3.3.2. Phương pháp vô cảm
100% số bệnh nhân được vô cảm bằng phương pháp gây tê tuỷ sống.
3.3.3. Phương pháp phẫu thuật
Trong nghiên cứu này 100% bệnh nhân nắn chỉnh kín thành công.
Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân doa ống tủy theo tính chất ổ gãy
Doa ống tủy
Gãy kín
Số BN (%)
Gãy hở độ I
Số BN (%)
Tổng
Số BN (%)
Có 3 (5,6) 2 (5,7) 5 (5,6)
Không 51 (94,4) 33 (94,3) 84 (94,4)
Cộng 54 (100) 35 (100) 89 (100)
Nhận xét: Trong 54 bệnh nhân gãy kín có 5,6% bệnh nhân được doa ống
54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
tủy; 5,7% bệnh nhân gãy hở độ I được doa ống tủy.
Bảng 3.7. Kỹ thuật bắt vis chốt theo hình thái đường gãy
Vis chốt
Đường gãy
Chốt hai đầu Chốt đầu ngoại vi Tổng
Số BN % Số BN % Số BN %
Ngang < 300 6 20,7 23 79,3 29 100
Chéo ≥ 300 5 21,7 18 78,3 23 100
Chéo xoắn 17 81 4 19 21 100
Cánh bướm 11 100 0 0 11 100
Phức tạp 5 100 0 0 5 100
Tổng 44 49,4 45 50,6 89 100
Nhận xét: 100% bệnh nhân gãy cánh bướm và gãy phức tạp được bắt vis
chốt cả hai đầu. Bệnh nhân chỉ bắt chốt đầu ngoại vi chiếm 50,6%, đều là các
55
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
trường hợp gãy vững (ngang, đơn giản, chéo ngắn).
Bảng 3.8. Kỹ thuật bắt vis chốt theo vị trí gãy xương
Vis chốt
Vị trí gãy
Chốt hai đầu Chốt đầu ngoại vi Tổng
Số BN % Số BN % Số BN %
1/3T 11 100 0 0 11 100
1/3G 12 29,3 29 70,7 41 100
1/3D 17 51,5 16 48,5 33 100
Gãy hai tầng 4 100 0 0 4 100
Nhận xét:
- 100% bệnh nhân gãy 1/3 trên, gãy 2 tầng được bắt vis chốt cả 2 đầu.
- Có 29/41 trường hợp gãy 1/3G, 16/33 trường hợp gãy 1/3 dưới chỉ bắt
vis chốt đầu ngoại vi.
Bảng 3.9. Độ dài và đường kính của đinh đã sử dụng trong phẫu thuật
Đường kính
Độ dài (mm)
Số 8 Số 9 Số 10 Cộng %
280 7 0 0 7 7,9
300 19 17 0 36 40,4
320 8 28 1 37 41,6
340 3 3 3 9 10,1
Cộng 37 48 4 89 100
Nhận xét:
- Nhận thấy đinh cỡ số 9 là loại thường dùng nhất chiếm 53,9% (48/89
56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
bệnh nhân), đinh số 10 có 4 bệnh nhân.
- Tỷ lệ dùng đinh có chiều dài 300 mm và 320 mm là cao nhất chiếm
40,4% và 41,6%.
Bảng 3.10. Tỷ lệ bệnh nhân dùng C.arm trong phẫu thuật
C.arm
Hình thái ổ gãy
Cộng
Tỷ lệ
(%) 1/3T 1/3G 1/3D 2 tầng
Có 7 2 23 4 36 40,4
Không 4 39 10 0 53 59,6
Cộng 11 41 33 4 89 100
Nhận xét: Có 36/89 bệnh nhân dùng C.arm trong phẫu thuật chiếm 40,4%.
Trong đó có 23 bệnh nhân gãy 1/3D, 4 bệnh nhân gãy hai tầng.
Bảng 3.11. Tỷ lệ bệnh nhân tai biến trong phẫu thuật
Tai biến Số BN Tỷ lệ (%)
Không 84 94,4
Có
Vỡ xương 2 2,2
Tổn thương tĩnh
mạch hiển
3 3,4
Nhận xét: Tai biến chung của phẫu thuật là 5,6%, trong đó vỡ xương
chiếm 2,2%, tổn thương tĩnh mạch hiển 3,4%.
3.3.4. Thời gian phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật trung bình 40,67 ± 10,83 phút, ngắn nhất 25 phút,
57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
dài nhất 70 phút.
Bảng 3.12. Thời gian hoàn thành cuộc phẫu thuật
Thời gian phẫu thuật Số BN Tỷ lệ (%)
< 45 phút 64 71,9
45 - 60 phút 22 24,7
> 60 phút 3 3,4
Nhận xét: Thời gian phẫu thuật dưới 45 phút chiếm 71,9%.
3.4. Kết quả điều trị
3.4.1. Kết quả gần
- Không có trường hợp nào chèn ép khoang sau mổ, không có trường hợp
nào nhiễm trùng sâu trong thời gian hậu phẫu.
- 100% bệnh nhân đinh đạt yêu cầu, không có trường hợp nào đinh phạm
khớp cổ chân hoặc dài vào khe khớp gối.
- Thời gian hậu phẫu trung bình 3,64 ± 0,99 ngày, ngắn nhất 3 ngày, dài
58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
nhất 8 ngày
Bảng 3.13. Thời gian hậu phẫu
Thời gian < 5 ngày ≥ 5 ngày Tổng cộng
Số BN 75 14 89
Tỷ lệ (%) 84,3 15,7 100
Nhận xét: 75 bệnh nhân có thời gian hậu phẫu dưới 5 ngày chiếm 84,3%.
Bảng 3.14. Kết quả điều trị vết thương phần mềm
Kết quả Số BN Tỷ lệ (%)
Không nhiễm trùng 86 96,6
Nhiễm trùng nông (tấy đỏ chân chỉ) 3 3,4
Nhiễm trùng sâu, viêm rò kéo dài 0 0
Tổng cộng 89 100
Nhận xét: Nhiễm trùng nông trong thời gian hậu phẫu có 3 trường hợp
59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
chiếm 3,4%, không có trường hợp nào nhiễm trùng sâu, viêm rò kéo dài.
Bảng 3.15. Kết quả nắn chỉnh ổ gãy theo tiêu chuẩn Larson và Bostman
Kết quả Số BN Tỷ lệ (%)
Rất tốt 83 93,3
Tốt 6 6,7
Trung bình 0 0
Nhận xét: Kết quả nắn chỉnh ổ gãy sau mổ rất tốt chiếm 93,3%, tốt chiếm
6,7%, không có trường hợp nào di lệch lớn.
3.4.2. Kết quả xa
- 100% bệnh nhân khám lại sau mổ, thời gian khám lại trung bình là 6 ±
0,11 tháng.
- Không có trường hợp nào cong, gãy đinh hoặc gãy vis.
3.4.2.1. Đánh giá kết quả liền xương
Bảng 3.16. Đánh giá kết quả liền xương theo tiêu chuẩn của JL Haas và
JY De la Caffinière
Kết quả liền xương Số BN Tỷ lệ (%)
Rất tốt 87 97,8
Tốt 2 2,2
Trung bình 0 0
Tổng cộng 89 100
Nhận xét: Trong nghiên cứu của chúng tôi, quả liền xương rất tốt 97,8%,
60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN
có 2 bệnh nhân kết quả liền tốt chiếm 2,2%.
3.4.2.2. Kết quả phục hồi chức năng sau 6 tháng
Bảng 3.17. Biên độ vận động khớp gối sau 6 tháng
Biên độ vận động khớp gối Số BN Tỷ lệ (%)
Rất tốt 86 96,6
Tốt 3 3,4
Trung bình, kém 0 0
Tổng 99 100
Nhận xét: Tỷ lệ bệnh nhân có biên độ vận động khớp gối rất tốt chiếm
96,6%, tốt chiếm 3,4% có 3 trường hợp. Không có trường hợp nào hạn chế vừa
và cứng khớp (trung bình, kém).
Bảng 3.18. Biên độ vận động khớp cổ chân sau 6 tháng
Biên độ vận động khớp cổ chân Số BN Tỷ lệ (%)
Bình thường 88 98,9
Hạn chế góc gấp 5 - 100 1 1,1
Nhận xét: Tỷ lệ hạn chế gấp 5 - 100 có một trường hợp chiếm 1,1%, 98,9%
bệnh nhân có biên độ vận động khớp cổ chân bình thường.
Bảng 3.19. Mức độ đau gối khi đi lại sau 6 tháng
Mức độ đau gối Số BN Tỷ lệ (%)
Không đau 86 96,6
Đau khi gắng sức 3 3,4
Đau liên tục, chịu được 0 0
Đau liên tục, không chịu được 0 0
Nhận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_ket_qua_phau_thuat_dieu_tri_gay_than_xuong.pdf