Luận văn Đánh giá kết quả sản xuất rau vụ đông theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) ở thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.1.1 Lý luận về sản xuất 4

2.1.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của rau vụ đông 9

2.1.3 Vị trí, vai trò của cây rau đối với đời sống kinh tế - xã hội 11

2.1.4 Những nguyên nhân gây ô nhiễm trên rau trồng đó là 12

2.1.5 Các quy trình công nghệ sản xuất rau an toàn 13

2.1.6 Những yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất rau vụ đông 17

2.1.7 Lí luận về GAP, ASEAN GAP, VietGAP 17

2.2 Cơ sở thực tiễn 22

2.2.1 Tình hình sản xuất rau trên thế giới 22

2.2.2 Thực tiễn sản xuất rau ở Việt Nam 25

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 33

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 33

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên 33

3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 34

3.1.3 Dân số lao động 37

3.1.4 Điều kiện cơ sở hạ tầng 37

3.2 Phương pháp nghiên cứu 40

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu: 40

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 42

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu 43

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 47

4.1 Thực trạng sản xuất rau vụ đông của thị xã trong những năm qua 47

4.1.1 Hình thức tổ chức sản xuất 47

4.1.2 Diện tích, sản lượng rau vụ đông của thị xã qua 3 năm (2006-2008) 48

4.1.3 Các chương trình, dự án hỗ trợ cho sản xuất rau ở thị xã 49

4.1.4 Những thuận lợi, khó khăn trong sản xuất rau tại địa phương 53

4.2 Thực trạng sản xuất rau vụ đông của các hộ nông dân 55

4.2.1 Điều kiện sản xuất 55

4.2.2 Thực trạng sản xuất rau vụ đông của các hộ nông dân điều tra 59

4.2.2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế 66

4.3 Đánh giá kết quả sản xuất rau vụ đông theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt của thị xã Từ Sơn 72

4.3.1 Về công tác triển khai 72

4.3.2 Kết quả thực hiện các điều kiện sản xuất theo VietGAP 74

4.3.3 Về kết quả thực hiện 79

4.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp tốt trong sản xuất rau vụ đông ở địa phương 87

4.4 Một số giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp tốt tại địa phương trong thời gian tới. 88

4.4.1 Hoàn thiện công tác quy hoạch vùng sản xuất rau an toàn 88

4.4.2 Giải pháp về chính sách 89

4.4.3 Tăng cường công tác khuyến nông trong sản xuất rau an toàn 90

4.4.4 Cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn ViệtGAP 90

5.1 Kết luận 91

5.2 Kiến nghị 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

PHỤ LỤC 96

 

 

doc148 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4754 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả sản xuất rau vụ đông theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) ở thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền, tập huấn kỹ thuật, cung ứng giống và các biện pháp chỉ đạo sản xuất được các địa phương thực hiện khá tốt. + Nhiều giống cây trồng, kỹ thuật mới được giới thiệu và đưa vào ứng dụng ở địa phương như quy trình sản xuất cà chua ghép của Viện rau trường ĐHNN Hà Nội, giới thiệu giống su hào F1 của Hàn Quốc, các giống rau ăn lá khác… + Giá hầu hết các loại rau vụ đông ổn định mặc dù trong năm 2009 giá rau có rẻ hơn so với những năm trước do sau trận mưa lớn hồi cuối năm 2008 diện tích trồng rau tăng . Giá cả ổn định là điều kiện cơ bản để khuyến khích nông dân mở rộng diện tích và thâm canh. + Ngoài việc hỗ trợ của tỉnh và thị xã thì một số chương trình, dự án của Trung ương hội phụ nữ Việt Nam, khuyến nông tỉnh cũng đã có hỗ trợ trực tiếp cho nông dân như hỗ trợ giống, phân bón cho một số địa phương phát triển nông nghiệp như: Tương Giang, Tam Sơn, Phù Chẩn… 4.1.4.2 Khó khăn + Do ảnh hưởng của điều kiện thời tiết bất thuận nên làm cho các loại rau vụ đông sinh trưởng và phát triển kém. dẫn đến năng suất rau không ổn định. + Diện tích đất manh mún, nhỏ lẻ nhất là diện tích đất trồng rau, khâu làm đất còn chưa đồng đều giữa các xã phường cũng như giữa các hộ nông dân nên khó khăn trong công tác quy hoach vùng sản xuất cũng như chỉ đạo gieo trồng, chăm sóc rau vụ đông và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. + Giá vật tư phân bón còn ở mức cao ảnh hưởng đến mức đầu tư thâm canh của nông dân + Các hộ trồng rau ở địa phương vẫn chưa tự sản xuất được các loại giống rau mà vẫn phải đi mua ở các nơi khác đã làm tăng chi phí sản xuất rau. Đối với sản xuất rau an toàn thì khó khăn lớn nhất ở địa phương đó là chưa thực hiện đồng loạt trong sản xuất và đầu ra chưa đảm bảo nên không tạo được động lực để người dân tích cực tham gia. Về điều kiện sản xuất rau an toàn còn thiếu và yếu. Cụ thể đó là diện tích được quy hoạch thành vùng sản xuất rau an toàn còn quá ít, trong quá trình thực hiện thì chưa có sự hướng dẫn, kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng nên người dân vẫn sản xuất theo quy trình và phương thức sản xuất cũ. Điều này sẽ là bất cập đối với việc phát triển sản xuất rau an toàn trong thời gian tới ở địa phương. 4.2 Thực trạng sản xuất rau vụ đông của các hộ nông dân 4.2.1 Điều kiện sản xuất Điều kiện kinh tế - xã hội của hộ nông dân là một trong những thành phần quan trọng trong hoạt động sản xuất của hộ. Điều kiện này ảnh hưởng đến quyết định của hộ trong sản xuất nói chung và sản xuất rau nói riêng. Vì vậy nghiên cứu các thông tin về điều kiện sản xuất của hộ sẽ giúp chúng ta có cách nhìn nhận tổng quát và đưa ra đựơc các đánh giá mang tính khách quan, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm hộ. Các thông tin về điều kiện sản xuất bao gồm: thông tin về chủ hộ, số lao động và lao động nông nghiệp của hộ, nguồn thu chính và diện tích đất nông nghiệp của hộ. + Thứ nhất là đặc điểm của chủ hộ Nhìn chung tuổi trung bình của chủ hộ là 46,85 tuổi trong đó người cao tuổi nhất là 60 tuổi và người ít tuổi nhất là 31 tuổi. Điều này cho thấy các chủ hộ đều có kinh nghiệm trong sản xuất rau. Trong số những chủ hộ được phỏng vấn thì tỷ lệ chủ hộ là nữ chiếm 61,67 %. Do đặc điểm của sản xuất rau là đòi hỏi tính tỷ mỷ và cẩn thận, lao động nhẹ nhàng nên tỷ lệ nữ tham gia sản xuất lớn. Số cấp học trung bình của chủ hộ là 1,62; nhóm I là 1,88 cao hơn mức trung bình của nhóm II là 1,44. Số người học hết cấp 2 chiếm tỷ lệ cao ( chiếm 65%) trong khi đó tỷ lệ người học hết cấp 3 chiếm tỷ lệ nhỏ chỉ có 1 người và thuộc nhóm hộ sản xuất nhà lưới. Bảng 4.3 Đặc điểm của chủ hộ điều tra Diễn giải ĐVT Chung Chia ra Nhóm I Nhóm II 1.Tổng số hộ điều tra Hộ 60 24 36 2. Số chủ hộ là nữ Người 37 12 25 3.Tuổi TB của chủ hộ Tuổi 46,85 46,13 47,33 4.Số cấp học BQ của chủ hộ Cấp 1,62 1,88 1,44 Tỷ lệ người mù chữ % 6,67 0,00 11,11 Tỷ lệ người học cấp 1 % 26,67 16,67 33,33 Tỷ lệ người học cấp 2 % 65 79,17 55,56 Tỷ lệ người học cấp 3 % 1,67 4,17 0,00 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra ) + Thứ hai là đặc điểm sản xuất của hộ điều tra Qua bảng số liệu cho thấy, trong tổng nhóm hộ điều tra thì hộ thuộc loại Khá vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất là 55% và tỷ lệ hộ nghèo là ít nhất chỉ có 4 hộ chiếm 1,67 %. Bảng 4.4 Đặc điểm của hộ điều tra Diễn giải ĐVT Chung Chia ra Nhóm I Nhóm II 1.Loại hộ điều tra % 100 100 100 Hộ nghèo % 1,67 0,00 2,78 Hộ TB % 35,00 33,33 36,11 Hộ Khá % 55,00 58,33 52,78 Hộ Giàu % 8,33 8,33 8,33 2. DT đất NN BQ/ hộ sào 4,44 4,65 4,34 3. Số lao động BQ/ hộ Lao động 3,88 4,04 3,78 Lao động nông nghiệpBQ/ hộ Lao động 1,88 1,67 2,03 4. Nguồn thu nhập chính của hộ 100,00 100,00 100,00 Trồng trọt % 36,67 50,00 27,78 Chăn nuôi % 15,00 4,17 22,22 Cá % 0,00 0,00 0,00 Làm thuê % 18,33 20,83 16,67 TMDV % 11,67 8,33 13,89 TTCN % 18,33 16,67 19,44 5.Tỷ lệ thu từ rau BQ trong tổng thu từ trồng trọt của hộ % 42,17 46,67 39,17 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra ) Về đất đai, diện tích đất nông nghiệp bình quân/ hộ sản xuất là tương đối thấp chỉ có hơn 4 sào/hộ, nhóm I có diện tích đất nông nghiệp bình quân hơn hộ nhóm II. Sở dĩ có tình trạng trên là do quá trình đô thị hóa rất nhiều diện tích đất nông nghiệp đã được chuyển sang để xây dựng các khu công nghiệp. Lao động bình quân/hộ là 3,88 lao động trong đó lao động nông nghiệp bình quân/hộ chỉ có 1,88 lao động. Điều này có thể được giải thích như sau: Do diện tích đất nông nghiệp ít cùng với sự phát triển của các khu công nghiệp đã và đang thu hút nhiều lao động nông nghiệp chuyển sang hoạt động ở khu vực này làm cho lao động nông nghiệp giảm. Tuy vậy thu nhập chính của các hộ được điều tra vẫn từ nông nghiệp trong đó nguồn thu từ trồng trọt là nhiều nhất với 36,67% số hộ được điều tra coi thu từ trồng trọt là thu nhập chính của gia đình trong khi đó chỉ có 11,67% coi thu từ thương mại dịch vụ là nguồn thu chính của gia đình. Tỷ lệ thu từ rau chiếm gần 50% trong tổng thu nhập của hộ. * Các điều kiện sản xuất rau của hộ Về đất đai, trong sản xuất nông nghiệp nói chung cũng như trong sản xuất rau nói riêng thì đất đai được coi là “ tư liệu sản xuất đặc biệt và không thể thay thế” đồng thời là một nguồn lực để đánh giá khả năng mở rộng quy mô sản xuất. Tình hình đất đai cho sản xuất rau ở Từ Sơn được thể hiện qua bảng 4.5. Qua bảng cho thấy diện tích đất canh tác bình quân/ hộ là 4,41 sào trong đó diện tích đất canh tác bình quân/ hộ nhóm I là 4,61sào, nhóm II là 4,28 sào. Nhìn chung diện tích đất canh tác bình quân/ hộ ở mức thấp, hộ nhóm I có diện tích đất canh tác bình quân lớn hơn hộ nhóm II. Diện tích đất có thể trồng rau vụ đông chiếm khoảng 50% tổng diện tích đất canh tác của hộ. Do diện tích đất canh tác bình quân của hộ nhóm I lớn hơn hộ nhóm II nên diện tích có thể trồng rau của họ nhóm này cũng lớn hơn, diện tích đất có thể trồng rau bình quân hộ nhóm I là 2,88 sào trong khi nhóm II chỉ có 2,23 sào. Bảng 4.5 Tình hình đất đai và lao động của các hộ điều tra Diễn giải ĐVT Chung Chia ra Nhóm I Nhóm II 1. Đất đai 1.1 DT đất canh tác BQ/hộ M2 4,41 4,61 4,28 1.2 DT đất có thể trồng rau BQ/hộ M2 2,49 2,88 2,23 1.3 DT đất chuyên rau/hộ M2 1,15 1,47 0,96 2. Lao động trồng rau BQ/hộ Lao động 2,20 2,08 2,28 * Thuộc gia đình Lao động 2,08 1,79 2,28 * Đi thuê Lao động 0,12 0,29 0,00 * % số lao động được đào tạo % 0,97 1,04 0,92 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra ) Diện tích đất chuyên rau chiếm tỷ lệ thấp trong tổng diện tích đất canh tác của hộ (khoảng 25 %), trong đó diện tích đất chuyên rau bình quân của hộ nhóm I lớn hơn hộ nhóm II. Điều này có thể được giải thích đó là: Các hộ thuộc nhóm I thường thuê thêm đất để sản xuất nên diện tích đất thường lớn hơn các hộ nhóm II. Về lao động, số người tham gia trồng rau bình quân của các hộ là 2,20 lao động; 2,08 đối với nhóm hộ I và 2,28 đối với nhóm hộ II. Số người tham gia trồng rau phần lớn là lao động gia đình do quy mô sản xuất nhỏ nên không thuê lao động ngoài và việc sản xuất chủ yếu là từ kinh nghiệm tích luỹ được, rất ít người tham gia trồng rau được qua tập huấn. + Về các tư liệu phục vụ cho sản xuất rau của hộ Các hộ sản xuất rau sử dụng các loại tư liệu chính như xe đạp thồ, bình thuốc sâu, giếng nước hay một số dụng cụ khác như quanh gánh, thùng tưới (zoa tưới). Mức độ sử dụng các tư liệu này không có sự khác biệt nhiều giữa các nhóm hộ. Do quy mô sản xuất của hộ nhỏ, lại chưa chú trọng đầu tư các tư liệu sản xuất hiện đại nên nhìn chung tư liệu phục vụ sản xuất còn thô sơ và khá đơn giản. Riêng các hộ sản xuất nhóm I có thêm phần diện tích nhà lưới dùng để trồng rau nhưng diện tích này còn rất ít, trung bình chỉ có 273,269 m2/hộ tương đươg với 0,76 sào. Bảng 4.6 Một số tư liệu chủ yếu sử dụng cho sản xuất rau của các nhóm hộ Diễn giải ĐVT Chung Nhóm I Nhóm II Nhà lưới m2 273,27 273,27 0,000 Xe thồ cái 1,20 1,29 1,14 Bình thuốc sâu cái 1,05 1,125 1,00 Giếng cái 0,65 0,63 0,67 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Với quy mô sản xuất như trên thì việc đầu tư trang thiết bị hiện đại vào sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tư liệu chủ yếu mà hầu hết hộ sản xuất rau nào cũng có đó là xe đạp thồ và bình thuốc sâu, những tư liệu này không quá đắt lại dễ sử dụng nên mỗi hộ sản xuất đều có thể trang bị được cho riêng mình. Trung bình mỗi hộ có 1,2 chiếc xe đạp và 1,05 bình thuốc sâu. Mỗi hộ thường chỉ có một vài mảnh ruộng trồng rau vụ đông trong đó có cả đất màu và đất trồng lúa, hộ chỉ xây dựng giếng trên đất màu trồng rau và chỉ làm giếng khoan ở những mảnh có diện tích lớn hoặc xa hệ thống mương tưới nên số lượng giếng bình quân trên hộ thấp(0,65 cái) 4.2.2 Thực trạng sản xuất rau vụ đông của các hộ nông dân điều tra 4.2.2.1 Chủng loại, thời vụ và quy trình kỹ thuật Từ các thông tin điều tra tổng hợp được chúng tôi thấy hộ nông dân ở 2 phường đều có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất rau, số năm trồng rau của các hộ đều ở mức cao trong đó số hộ trồng rau từ 10 đến 20 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất (36,67%). Điều này phản ánh được kinh nghiệm trong sản xuất rau của các hộ nông dân và là cơ sở để đánh giá việc thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn. Số hộ có số năm trồng rau trên 20 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất là 45%, hộ loại này ở nhóm II nhiều hơn nhóm I, những hộ trồng rau dưới 10 năm chiếm tỷ lệ thấp nhất, phần lớn đây là những hộ mới bắt đầu hoặc mới chuyển sang trồng rau. Loại rau được trồng chủ yếu trong vụ đông của các nhóm hộ là rau bắp cải, tiếp đó là su hào. Đây là 2 loại rau rất thích hợp với điều kiện khí hậu và tương đối dễ trồng, hơn nữa chúng là những loại rau được người dân Miền Bắc ưa dùng vào mùa đông. Bảng 4.7 Số năm trồng rau, chủng loại, thời vụ và quy trình kỹ thuật trong sản xuất rau của các hộ điều tra Diễn giải ĐVT Chung Chia ra Nhóm I Nhóm II 1. Số hộ có số năm trồng rau  60 24  36  <10 năm Hộ 11,00 5,00 6,00 10 - 20 năm Hộ 22,00 7,00 15,00 >20 năm Hộ 27,00 12,00 15,00 2.Chủng loại rau vụ đông % 100,00   100,00 100,00  Cải bắp % 41,67 43,94 40,20 Su hào % 37,50 42,42 34,31 Rau gia vị % 7,74 7,58 7,84 Rau khác % 13,10 6,06 17,65 3.Thời vụ Vụ sớm % 32,14 36,36 29,41 Vụ chính % 45,83 43,94 47,06 Vụ muộn % 22,02 19,70 23,53 4. Tỷ lệ hộ áp dụng QTKT % 73,00 95,83 58,33 Hộ AD 1QTKT % 43,33 50,00 38,89 Hộ AD 2 QTKT % 30,00 45,83 19,44 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra ) Tỷ lệ hộ trồng rau vào vụ chính vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất do vào vụ chính điều kiện thời tiết thuận lợi hơn so với các vụ khác. Năm 2008 do ảnh hưởng của đợt mưa lớn hồi cuối năm, nhiều diện tích trồng rau bị ngập trong thời gian dài nên thời vụ gieo trồng rau vụ đông chậm hơn so với bình thường từ 15-20 ngày. Tất cả những hộ điều tra đều là những hộ sản xuất rau vụ đông trong đó số hộ áp dụng quy trình kỹ thuật chiếm phần lớn (73%). Các quy trình sản xuất rau đang được áp là quy trình sản xuất rau an toàn, sản xuất rau hữu cơ. 4.2.2.2 Diện tích, sản lượng một số rau vụ đông chính của các nhóm hộ có gieo trồng Nhìn chung do diện tích đất nông nghiệp ở địa phương rất thấp, lại không đồng loạt trong khâu làm đất, gieo trồng do diện tích manh mún nên các hộ sản xuất thường ra các quyết định khác nhau trong sản xuất. Mỗi hộ gia đình, tùy vào điều kiện sản xuất như đất đai, lao động… mà quyết định chọn loại cây nào là thích hợp, do đó có hộ chỉ trồng một loại rau nhưng có hộ thì lại trồng nhiều loại rau. Qua bảng 4.8 cho thấy diện tích gieo trồng của các nhóm hộ điều tra trong các vụ rất thấp. Cụ thể: Đối với su hào, diện tích gieo trồng su hào chỉ dao dộng trong khoảng từ 0,62-0,8 sào. Diện tích gieo trồng su hào ở vụ sớm là 0,69 sào, ở vụ chính là 0,8 sào và ở vụ muộn là 0,62 sào. Diện tích gieo trồng của hộ nhóm I ít hơn diện tích gieo trồng của hộ nhóm II trong các vụ. Diện tích gieo trồng của cải bắp cũng ở mức thấp và không có sự chênh lệch nhiều giữa hộ nhóm I với hộ nhóm II. Diện tích gieo trồng cải bắp cao nhất ở vụ vụ muộn với 0,96 sào, cao hơn vụ sớm ( 0,81 sào) và vụ muộn là 0,86 sào. Các hộ điều tra không trồng cà chua vào vụ chính mà chỉ trồng vào vụ sớm và vụ muộn là do diện tích đất canh tác của hộ ít nên vào vụ chính các hộ thường trồng các loại rau khác để tận dụng đất lúa cho gieo trồng. Diện tích gieo trồng bình quân của cây cà chua là cao nhất trong tất cả các loại rau vụ đông , diện tích này ở vụ sớm là 1,1 sào và vụ muộn là 0,5 sào. Sở dĩ diện tích gieo trồng bình quân của cây cà chua lớn là do thời gian sinh trưởng của cây dài, hình thái cây thường lớn hơn các loại rau khác nên thường phải gieo trồng trên diện tích lớn để tiện cho việc chăm sóc. Bảng 4.8 Diện tích, sản lượng một số loại rau vụ đông của các nhóm hộ có gieo trồng Loại rau Vụ sớm Vụ chính Vụ muộn Số hộ DT(sào) SL(Tạ) Số hộ DT(sào) SL(Tạ) Số hộ DT(sào) SL(Tạ) 1.Su hào Chung 19 0,69 6,45 33 0,80 10,71 17 0,62 5,35 Nhóm I 8 0,69 5,40 13 0,78 8,17 7 0,45 3,73 Nhóm II 11 0,68 7,22 20 0,81 12,36 10 0,75 6,49 2. Cải bắp Chung 13 0,81 16,21 34 0,86 21,37 15 0,96 17,04 Nhóm I 7 0,75 16,86 14 0,89 23,54 6 0,91 13,32 Nhóm II 6 0,88 15,45 20 0,83 19,86 9 1,00 19,52 3. Cà chua Chung 5 1,10 25,23 0 0,00 0,00 3 0,50 10,67 Nhóm I 1 2,30 46,40 0 0,00 0,00 0 0,00 0,00 Nhóm II 4 0,80 19,94 0 0,00 0,00 3 0,50 10,67 4. Rau gia vị Chung 6 0,16 0,24 5 0,14 0,13 2 0,17 0,28 Nhóm I 4 0,16 0,19 1 0,09 0,08 0 0,00 0,00 Nhóm II 2 0,15 0,35 4 0,16 0,14 2 0,17 0,28 ( Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra) Nhóm rau gia vị điều tra gồm rau húng và rau mùi có diện tích gieo trồng thấp nhất trong tất cả các loại rau, dao động từ 0,14- 0,17 sào và nhóm hộ II có diện tích gieo trồng bình quân cao hơn nhóm hộ I. Diện tích gieo trồng rau gia vị ở mức thấp là do mức tiêu dùng các loại rau này không nhiều nên các hộ chỉ dành một phần nhỏ diện tích để trồng rau gia vị. Sản lượng bình quân trên diện tích gieo trồng của tất cả các loại rau ở vụ chính là cao nhất. Đối với su hào sản lượng bình quân cao nhất ở vụ chính và thấp nhất ở vụ muộn, trong đó sản lượng của hộ nhóm II cao hơn sản lượng của hộ nhóm I, điều này là do diện tích gieo trồng bình quân của hộ nhóm II cao hơn hộ nhóm I. Sản lượng cải bắp cao nhất ở vụ chính với 21,37 tạ và thấp nhất ở vụ sớm với 16,21 tạ. Do diện tích gieo trồng cà chua lớn nên sản lượng bình quân trên diện tích gieo trồng cũng đạt cao nhất với 25,23 tạ đối với tất cả các nhóm hộ và hộ nhóm I có sản lượng cao hơn hộ nhóm I. Do đặc điểm nhỏ gọn của rau gia vị mà khối lượng trung bình của rau thấp cùng với diện tích nhỏ dẫn đến sản lượng rau gia vị thấp, bình quân chỉ có 0,16 tạ ở vụ sớm, 0,13 tạ ở vụ chính và 0,28 tạ ở vụ muộn. Qua phân tích về diện tích, năng suất một số loại rau vụ đông cuả các nhóm hộ điều tra cho thấy diện tích trồng rau của hộ ở mức nhỏ, đây là ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến sản xuất rau nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung ở địa phương. Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến việc mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất rau của các hộ thời gian tới. 4.2.2.3 Tình hình đầu tư chi phí cho một số loại rau chủ yếu của các hộ điều tra * Su hào Tình hình đầu tư chi phí cho 1 sào su hào được thể hiện qua bảng 4.9. Qua số liệu ở bảng cho thấy: Chi phí cho sản xuất su hào bao gồm chi phí về giống, phân bón, lao động, chi phí thuốc BVTV và các chi phí khác. Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng chi phí trung bình cho 1 vụ sản xuất là 1023,5 nđ, trong đó chi phí trong vụ sớm cao nhất với tổng chi phí là 1550,24 nđ và thấp nhất ở vụ chính với 1319,19 nđ. Trong tổng chi phí thì chi phí lao động gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất, tỷ lệ này trong vụ sớm là 48,08%, trong vụ chính là 48,32 % và chiếm 55,56 % trong tổng chi phí ở vụ muộn. Chi phí giống su hào giảm dần qua từng vụ, do giá giống có xu hướng giảm dần ở các vụ, giá giống su hào đắt nhất ở vụ sớm, dao động từ 25 - 28 nđ/100 cây và giảm xuống thấp nhất trong vụ muộn, chỉ có 4 - 8 nđ/100 cây. Tương tự như sự biến động về giá cây giống, giá các loại phân bón cũng có xu hướng giảm dần qua từng vụ trong đó chủ yếu là đạm Ure và lân. Giá phân đạm vào đầu vụ sớm là 10-12 nđ/kg và giảm còn 7 - 7,5 nđ/công vào vụ muộn. Giá các loại phân giảm làm cho chi phí phân bón cũng qua các vụ. Trong các loại phân bón sử dụng thì phân NPK được sử dụng với tỷ trọng tương đối lớn. Chi phí phân NPK bình quân cho một vụ sản xuất là 78,13 nđ, chi phí này lớn nhất trong vụ sớm với 165,13 nđ và thấp nhất vào vụ chính với 87,23 nđ. Hộ nhóm I sử dụng phân NPK ít hơn so với hộ nhóm II trong vụ sớm và vụ chính. Điều này là do các hộ nhóm I được tham gia nhiều lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn, các hộ hầu hết đều đã nhận thức được tác hại của việc sử dụng nhiều phân bón đặc biệt là phân đạm. Hầu hết các hộ đều thuê làm đất trong tất cả các vụ, trong đó hộ nhóm I có chi phí thuê làm đất thấp hơn hộ nhóm II do các hộ nhóm II có diện tích trồng rau lớn. Trong sản xuất rau nói chung và sản xuất su hào nói riêng cần đầu tư nhiều lao động trong đó lao động cho khâu chăm sóc chiếm tỷ lệ lớn nhất, chi phí chăm sóc lớn nhất ở vụ chính, do vào đầu vụ chính thời tiết không thuận lợi bằng vụ chính nên các hộ phải đầu tư nhiều công chăm sóc hơn. Bảng 4.9: Chi phí cho 1 sào su hào của các hộ điều tra ( Tính BQ cho 1 hộ có gieo trồng ) (ĐVT: 1000đ/sào) Diễn giải BQ các vụ Vụ sớm Vụ chính Vụ muộn Chung Nhóm I Nhóm II Chung Nhóm I Nhóm II Chung Nhóm I Nhóm II 1. Chi phí vật chất 370,71 646,83 613,08 652,65 470,61 462,83 474,99 431,03 545,52 345,51 Giống 163,40 292,31 283,91 296,11 227,25 236,52 220,49 139,12 189,42 110,59 Phân chuồng 51,00 85,69 45,32 103,93 53,55 62,57 46,98 93,18 79,88 100,72 Phân đạm 32,99 39,20 42,45 37,74 51,50 37,14 61,96 34,16 40,50 30,56 Phân Lân 12,19 12,01 0,00 17,44 20,65 14,07 25,45 11,05 7,88 12,85 Phân NPK 78,13 165,13 162,89 166,14 87,23 74,90 96,21 94,83 154,25 61,12 Thuốc BVTV 19,15 29,70 42,13 24,09 21,40 26,19 17,65 34,11 41,91 29,68 Chi khác 13,85 22,78 36,38 7,21 9,04 11,43 6,25 24,59 31,70 0,00 2. Chi phí dịch vụ 158,14 157,99 57,45 155,99 211,10 181,22 242,06 222,43 0,00 185,94 Thuê làm đất 81,82 89,40 57,45 93,75 103,16 66,94 133,33 156,53 0,00 130,85 Thuê đất 76,32 68,58 0,00 62,24 107,93 114,29 108,73 65,90 0,00 55,09 3. Chi phí trung gian (IC=1+2) 528,85 804,81 670,52 808,64 681,71 644,06 717,05 653,46 545,52 531,45 4. Chi phí công LĐGĐ 694,65 745,43 672,45 778,41 637,45 603,67 662,08 692,00 665,44 707,07 Làm đất 89,51 146,03 145,21 146,39 105,42 83,33 121,53 138,97 137,81 139,63 Trồng 76,46 74,40 69,26 76,73 77,03 80,00 74,86 79,11 84,66 75,96 Chăm sóc 232,38 361,59 323,94 378,61 300,80 303,33 298,96 310,01 295,31 318,35 Thu hoạch 116,30 163,41 134,04 176,68 154,20 137,00 166,74 163,91 147,66 173,14 Tổng chi phí (TC=3+4) 1023,50 1550,24 1342,97 1587,05 1319,16 1247,72 1379,13 1345,46 1210,96 1238,52 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) * Cải bắp Tình hình đầu tư chi phí cho 1 sào cải bắp được thể hiện qua bảng 4.10. Qua bảng cho thấy chi phí sản xuất của cây cải bắp lớn hơn so với cây su hào và chi phí trong vụ chính là cao nhất 1712,97nđ; vụ sớm là 1681,63 nđ và vụ muộn là 1429,52 nđ. Chi phí vật chất cho 1 sào cải bắp giảm qua các vụ và cũng do chi phí giống và phân bón có xu hướng giảm, đối với cây cải bắp thì phân NPK là loại phân được sử dụng với tỷ lệ lớn, chi phí phân NPK được sử dụng ở vụ sớm và vụ muộn cao hơn so với ở vụ chính do các nguyên nhân: Vào vụ sớm giá phân NPK Lâm Thao có giá cao hơn so với vụ chính và vụ muộn, hơn nữa bà con thường sử dụng phân NPK với khối lượng lớn hơn khi mới bắt đầu trồng. Chi phí phân NPK ở vụ sớm là 108,06 nđ, ở vụ chính là 100,67 nđ và trong vụ muộn tăng lên 129,40 nđ. Hầu hết các nhóm hộ đều thuê đất để sản xuất bắp cải và chi phí thuê đất lớn nhất ở vụ chính. Có điều này là do vào vụ chính, điều kiện thời tiết thường thuận lợi hơn nên bà con thường thuê thêm đất để trồng cải bắp nhằm tận dụng thời gian nghỉ của đất và nâng cao thêm thu nhập. Chi phí thuê đất trong vụ chính là 237,69 nđ và chi phí này thấp nhất trong vụ muộn với 81,55 nđ. Chi phí cho 1 sào cải bắp bình quân 1 vụ sản xuất là 1228,64 nđ cao hơn chi phí sản xuất su hào. Qua trên cho thấy chi phí sản xuất cây cải bắp lớn hơn so với cây su hào, là do thời gian sinh trưởng của cây su hào dài hơn do đó đòi hỏi sự đầu tư chi phí vật chất và công lao động nhiều hơn. 4.2.2.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế * Su hào Diễn giải BQ các vụ Vụ sớm Vụ chính Vụ muộn Chung Nhóm I Nhóm II Chung Nhóm I Nhóm II Chung Nhóm I Nhóm II 1. Chi phí vật chất 388,48 626,51 724,36 544,71 498,74 524,21 481,74 450,42 431,89 425,85 Giống 138,99 292,12 296,76 288,57 205,42 184,11 219,41 106,08 71,47 135,99 Phân chuồng 63,19 108,55 119,75 100,00 76,46 81,33 73,26 91,13 83,79 97,47 Phân đạm 42,10 57,76 88,32 34,43 68,78 66,79 70,09 35,78 33,09 38,10 Phân Lân 13,08 15,27 14,31 16,00 24,82 16,43 30,34 6,21 4,32 7,85 Phân NPK 81,38 108,06 134,72 87,71 100,67 145,90 70,99 129,40 147,46 113,80 Thuốc BVTV 19,46 22,20 35,18 12,29 22,58 29,66 17,65 35,18 38,12 32,64 Chi khác 30,28 22,55 35,33 5,71 0,00 0,00 0,00 46,64 53,65 0,00 2. Chi phí dịch vụ 213,72 221,55 0,00 195,35 334,05 405,51 243,67 174,42 62,12 168,66 Thuê làm đất 71,17 121,84 0,00 107,43 96,36 73,13 115,12 92,86 62,12 97,70 Thuê đất 142,56 99,71 0,00 87,92 237,69 332,38 128,55 81,55 0,00 70,96 3. Chi phí trung gian (IC=1+2) 602,20 848,06 724,36 740,06 832,79 929,72 725,40 624,83 494,01 594,51 4. Chi phí công LĐGĐ 626,44 833,57 830,40 836,00 880,18 838,40 907,60 804,68 756,00 846,76 Làm đất 81,58 119,08 130,98 110,00 111,05 91,83 123,67 105,95 117,35 96,10 Trồng 53,07 73,72 70,73 76,00 73,40 69,47 75,98 68,73 64,24 72,61 Chăm sóc 358,91 470,66 432,22 500,00 512,54 499,05 521,40 449,59 413,82 480,51 Thu hoạch 132,87 170,12 196,47 150,00 183,19 178,06 186,55 180,41 160,59 197,54 Tổng chi phí (TC=3+4) 1228,64 1681,63 1554,75 1576,06 1712,97 1768,12 1633,00 1429,52 1250,01 1441,27 Bảng 4.10: Chi phí cho 1 sào cải bắp của các nhóm hộ điều tra ( Tính BQ cho 1 hộ gieo trồng ) (ĐVT: 1000 đ/sào) (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra) Kết quả và hiệu quả kinh tế của su hào được thể hiện qua bảng 4.11. Qua bảng số liệu cho thấy: Năng suất su hào cao nhất và vụ chính và thấp nhất và vụ muộn, do điều kiện thời tiết ở vụ chính thường thuận lợi hơn cho cải bắp sinh trưởng và phát triển nên năng suất đạt được trong vụ chính là cao nhất, đạt 12,43 tạ/sào.Trên một sào gieo trồng, giá trị sản xuất của su hào dao động từ 1153,93 nđ - 2089,25 nđ trong các vụ. Giá trị tăng thêm cao nhất ở vụ muộn và thấp nhất ở vụ chính, giá trị tăng thêm ở vụ muộn là 918,05 nđ trong khi giá trị tăng thêm ở vụ chính chỉ có 472,22 nđ. Điều này là do giá bán của su hào trong vụ chính ở mức thấp làm cho giá trị sản xuất thấp trong khi chi phí trung gian trong vụ chính lại không chênh lệch nhiều so với các vu khác. Các hộ nhóm I có giá trị tăng thêm thấp hơn so với hộ nhóm II trong tất cả các vụ. Giá trị tăng thêm của cây su hào ở mức thấp và chênh lệch lớn giữa các vụ. Chi phí lao động cho 1 sào su hào dao động từ 8,62 công đến 11,12 công; chi phí này lớn nhất trong vụ sớm và thấp nhất trong vụ chính. Giá trị sản xuất trên chi phí trung gian của su hào bình quân qua các vụ là 2,87 lần, chỉ tiêu này cao nhất trong vụ muộn và thấp nhất trong vụ sớm. Do vào vụ sớm chi phí đầu tư ban đầu lớn nhưng giá trị sản xuất thu được lại không cao nên hiệu quả sử dụng chi phí để tạo ra giá trị sản xuất thấp, chỉ tiêu này trong vụ chí

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30. kakalot.doc
Tài liệu liên quan