LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN .ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .iii
MỤC LỤC.iv
DANH MỤC BẢNG.vi
DANH MỤC HÌNH .vii
MỞ ĐẦU. 1
1.1. Đặt vấn đề . 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của đề tài. 2
1.2.1. Mục đích. 2
1.2.2. Yêu cầu. 2
1.2.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 2
Chƣơng I. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU . 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài . 4
1.2. Tình hình bệnh sốt xuất huyết Dengue . 5
1.2.1. Tình hình sốt xuất huyết Dengue trên thế giới . 5
1.2.2.Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Đông Nam Á và Tây Thái Bình
Dương . 8
1.2.3. Tình hình sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam. 9
1.3. Tình hình nghiên cứu về sử dụng cá diệt bọ gậy. 11
1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới về kiểm soát bọ gậy bằng thiên địch
. 11
1.3.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam. 14
1.3.3. Một số đặc điểm sinh học sinh thái của các loài cá tiến hành thử
nghiệm. 15
Chƣơng II.NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 21
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 21
2.1.1. Thời gian nghiên cứu. 21
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu. 21
2.2. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu . 21
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu . 21
77 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 04/03/2022 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng ăn bọ gậy aedes aegypti (linnaeus, 1762) của một số loài cá được sử dụng trong phòng chống sốt xuất huyết dengue tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hâu lục, ngoại trừ châu Nam Cực do các ý kiến trái chiều với việc kiểm
soát BG thì Cá bảy màu sẽ trở thành loài xâm hại có ảnh hƣởng tiêu cực tới
quần xã cá bản địa [28].
Cá bảy màu đã đƣợc đƣa vào Việt Nam từ những năm 1970 để thả vào
các ao, hồ, bể nƣớc, chum, vại,... nhằm tiêu diệt bọ gậy trong chƣơng trình
diệt trừ sốt rét và các bệnh truyền nhiễm khác. Tại Việt Nam, Cá bảy màu còn
có nhiều tên gọi khác nhau nhƣ: cá mây chiều, cá công,...
16
Hình 1.2. Cá bảy màu Poecilia reticulate
A. Cá cái B. Cá đực
Cá bảy màu (Poecilia reticulata) là giống cá dễ nuôi, sinh sản nhiều và
nhanh [15], đa dạng và phong phú nhất về màu sắc trong số các loài cá cảnh
tại Việt Nam. Thời gian mang thai của loài này trong khoảng 22 – 30 ngày.
Nhiệt độ thích hợp để Cá bảy màu sinh sản khoảng 280C. Cá bảy màu cái có
thể đẻ đến 200 cá con trong 1 lần mang thai, thông thƣờng trong khoảng 5 -
30 con. Cá con vừa sinh đã có đầy đủ khả năng bơi, ăn, và tránh nguy hiểm.
Chỉ vài giờ sau khi sinh đẻ xong, cá cái lại sẵn sàng cho việc thụ thai. Cá bảy
màu có khả năng lƣu trữ tinh trùng, nên sau chỉ một lần cặp đôi với cá đực, cá
cái có thể sinh nhiều lần. Nếu không nuôi riêng hoặc không có lƣới ngăn, cá
trƣởng thành sẽ ăn cá con. Cá con cần khoảng một hoặc hai tháng để trƣởng
thành [23].
Ngoài việc nhân nuôi làm cảnh thì Cá bảy màu đƣợc biết là loài cá ăn
thịt [3]. Thức ăn của chúng bao gồm các loài động vật thân mềm và giáp xác,
trong đó có cả bọ gậy. Chính vì vậy chúng còn đƣợc áp dụng rộng rãi trong tri
thức ngƣời dân với việc kiểm soát bọ gậy tại các dụng cụ chứa nƣớc trong hộ
gia đình.
Cá đuôi kiếm - Xiphophorus helleriHeckel, 1848
Cá đuôi kiếm Xiphophorus helleri thuộc họ Cá khổng tƣớc –
Poeciliidae (bộ Cá chép răng – Cyprinodontiformes). Cá đuôi kiếm hay còn
đƣợc gọi là Cá kiếm, đuôi kiếm, hồng kiếm.
A B
17
Hình 1.3. Cá đuôi kiếm Xiphophorus helleri
A. Cá cái B. Cá đực
Cá đuôi kiếm có nguồn gốc từ Bắc và Trung Mỹ, chiều dài cơ thể có
thể đạt kích thƣớc tối đa là 14 cm. Cá đực có đặc trƣng phần đuôi ở thùy dƣới
kéo dài về sau giống hình thanh kiếm. Cá có màu cam, đỏ nhạt, sống cả ở
nƣớc tĩnh và nƣớc động, thích hợp cho việc nhân nuôi làm cảnh.Ở một số
nƣớc thuộc Nam Phi, với khả năng sinh sản nhanh cá đuôi kiếm xâm lấn ra tự
nhiên đã gây ảnh hƣởng nặng nề về sinh thái [30].
Cá đuôi kiếm đƣợc di nhập về Việt Nam làm sinh vật cảnh.Với nguồn
gốc xuất phát từ vùng khí hậu nhiệt đới, Cá đuôi kiếm đã thích nghi nhanh
chóng với điều kiện môi trƣờng Việt Nam. Ngoài tự nhiên, Cá đuôi kiếm ƣa
thích ở các thủy vực nƣớc chảy ở các kênh rạch, mƣơng, ao, [31,48]. Cá
đuôi kiếm là loài ăn thịt, nguồn thức ăn chủ yếu của Cá đuôi kiếm là các động
vật giáp xác hay các loài thân mềm trong nƣớc. Đôi khi chúng còn ăn các loài
cá nhỏ khác. Qua các đặc tính của loài này, ngoài việc nhân nuôi làm cảnh, ở
Việt Nam Cá đuôi kiếm còn đƣợc sử dụng nuôi trong các dụng cụ chứa nƣớc
để phòng chống bọ gậy. Tuy nhiên, việc hạn chế về giới hạn thức ăn nên khả
năng sống trong môi trƣờng của các dụng cụ chứa nƣớc thiếu về nguồn thức
ăn nên cá thƣờng có hiện thƣợng phát triển không bình thƣờng, cá gầy và tuổi
thọ không cao.
Cá chọi - Betta splendens Regan, 1910
Cá chọi - Betta splendens thuộc họ Cá tai tƣợng – Osphronemidae (bộ
Cá vƣợc – Perciformes) . Cá chọi còn đƣợc gọi là cá xiêm, cá bê-ta là một loài
cá có nguồn gốc ở lƣu vực Lào, Căm-phu-chia, Việt Nam và Thái Lan. Cá
chọi đƣợc tìm thấy chủ yếu ở các vùng nƣớc đứng của kênh, rạch, ruộng lúa
A B
18
và vùng đất ngập nƣớc [19].Trong “Danh sách đỏ về các loài bị đe dọa –
IUCN”, Cá chọi Betta splendens nằm trong số các loài sắp nguy cấp –
Vulnerable (VU) [25].
Hình 1.4. Cá chọi Nghi Tàm
A. Con cái B. Con đực
Cá chọi là loài cá có kích thƣớc nhỏ, chiều dài khoảng 6,5 cm [20]. Cá
chọi ở Việt Nam đƣợc biết đến nhƣ một loài cá cảnh và giải trí với nhiều màu
sắc rực rỡ.Ở ngoài tự nhiên, màu sắc của Cá chọi màu nhạt và xỉn màu
hơn.Khi gặp kẻ thù hoặc chiến đấu, màu sắc của Cá chọi thay đổi nhanh
chóng và trở nên thẫm hơn [12]. Cá chọi có đặc tính lãnh thổ cao, khi mật độ
cá quá cao sự va chạm và tấn công nhau giữa các cá thể thƣờng xuyên xảy ra.
Ngoài tự nhiên, mỗi Cá chọi đực có một vùng lãnh thổ riêng, Cá chọi cái đẻ
trứng.Cá chọi sinh sản thích hợp ở nhiệt độ khoảng 24 – 28oC [28].Đến mua
giao phối, Cá chọi đực tạo ra một tổ bọt để cá cái đẻ trứng.Mỗi lần cá cái đẻ
trứng cá cái thƣờng đẻ 10 – 40 trứng, khi cá cái đẻ trứng cá đực phun tinh
trùng ra để số trứng mới đẻ đƣợc thụ tinh (thụ tinh ngoài).
Hình 1.5. Quá trình đẻ trứng Hình 1.6. Cá đực trông tổ trứng
Quá trình ghép cặp của Cá chọi thƣờng diễn ra từ 10 phút đến khoảng
A B
19
vài giờ. Sau khi cá cái đẻ xong cá đực sẽ đuổi cá cái đi và trông giữ trứng đến
khi con non nở và tự tìm đƣợc thức ăn. Số lƣợng trứng cá cái đẻ vào 1 ổ có
thể lên tới trên 2000 quả [27].
Cá chọi là loài ăn tạp, chúng ăn cả động vật và thực vật. Trong tự
nhiên, Cá chọi ăn rong rêu, các loài động vật phù du, động vật thân mềm và
cả các loài giáp xác nhỏ. Bọ gậy cũng là một trong những nguồn thức ăn ƣa
thích của Cá chọi.
Cá chọi là một loài cá nội địa nên việc sử dụng chúng trong việc ngăn
chặn bọ gậy ở các dụng cụ chứa nƣớc tại các địa phƣơng đã đƣợc sử dụng từ
rất lâu đời.Sử dụng Cá chọi trong việc kiểm kiểm soát muỗi truyền bệnh có
rất nhiều ƣu điểm.Sự thích nghi với điều kiện sinh thái nội địa.Khả năng sống
đƣợc ở nhiều loại nguồn nƣớc là một ƣu điểm đáng lƣu ý đối với loài cá
này.Tuy nhiên có nhƣợc điểm của loài cá này đối với điều kiện khí hậu miền
Bắc. Cá chọi là loài cá chịu lạnh kém.Ở miền Bắc, cá đƣợc biết đến ở các
ruộng lúa, ao hồ nƣớc tĩnh.Đến mùa rét, cá ẩn trong các rễ cây thủy sinh và
khe đất để tránh rét.Chính vì vậy việc thả cá trong các dụng cụ chứa nƣớc nhỏ
sẽ làm giảm tuổi thọ của cá, mặc dù Cá chọi có tuổi thọ khá dài (có thể đến 5
năm).
Vào mùa rét, dịch bệnh do muỗi gây ra không xuất hiện nhiều. Tuy
nhiên, việc thay cá hàng năm cũng là một vấn đề mà ngƣời dân không tự chủ
động kiểm tra dụng cụ chứa nƣớc sinh hoạt của gia đình mình.Cá chọi là một
lựa chọn tốt trong công tác kiểm soát véc-tơ.
Cá cờ đỏ - Macropodus opercularis (Linnaeus, 1758)
Cá cờ đỏ (Macropodus opercularis) là một loài thuộc họ Cá tai tƣợng –
Osphronemidae (bộ Cá vƣợc – Perciformes) tên khác: Cá cờ vằn, Cá thiên
đƣờng, săn sắt, sin sít, Cá cờ chấm, là một loại cá sống ở hầu hết các thủy vực
nƣớc ngọt sống ở ao, hồ và ruộng lúa ở Đông Nam Á [29].
Ngoài ra trên thế giới, cá phân bố ở Lào, Campuchia, Malaysia, Trung
20
Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc. Cá cờ có kích
thƣớc trung bình khoảng 5,5 cm. Nếu gặp điều kiện thuận lợi, Cá cờ đực có
thể dài tới 7 cm [21].
Hình 1.7. Cá cờ Macropodus opercularis
Ở Việt Nam ghi nhận có 2 loài Cá cờ khác nhau đó là: Cá cờ vằn (săn
sắt, sin sít, thiên đƣờng,...) Macropodus opercularis có nguồn gốc ở miền Bắc
Việt Nam. Cá cờ đen (cờ than) Macropodus spechti là loài đặc hữu ở khu vực
miền Trung Việt Nam [16].
Cũng giống nhƣ Cá chọi, Cá cờ vằn là loài động vật có đặc tính lãnh
thổ cao và hiếu chiến.Chúng thƣờng xuyên tấn công những cá thể khác cùng
loài hoặc các loài cá khác.Chính vì vậy nếu mật độ cao sẽ ảnh hƣởng rất nhiều
đến khả năng phát triển của quần thể Cá cờ ngoài tự nhiên cũng nhƣ trong
điều kiện nuôi nhốt.
Cá cờ vằn là loài cá nội địa và đƣợc biết đến từ rất lâu trong tri thức của
ngƣời dân Việt Nam. Trƣớc những năm 2000, loài cá này có mật độ khá cao,
đƣợc tìm thấy, đánh bắt khá dễ dàng và việc thích nghi cao với điều kiện sống
nhân tạo trong các dụng cụ chứa nƣớc nên đã đƣợc ngƣời dân sử dụng khá
nhiều trong việc phòng chống muỗi. Tuy nhiên chƣa có nghiên cứu cụ thể về
khả năng ăn bọ gậy của loài cá này để đánh giá hiệu quả trong việc kiểm soát
véc tơ qua biện pháp sinh thái học.
21
Chƣơng II.NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1.1. Thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện từ tháng 4/2016 đến tháng 12/2018.
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu
Phòng nhân nuôi bọ gậy khoa Ký sinh trùng – Côn trùng, Trung tâm
Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội.
Phòng thí nghiệm phòng Sinh thái Côn trùng, Viện Sinh thái và Tài
nguyên sinh vật.
Phòng thí nghiệm khoa Côn trùng và Động vật y học, Viện Vệ sinh
dịch tễ Trung Ƣơng.
2.2. Đối tƣợng, vật liệu nghiên cứu
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- 4 loài cá đƣợc ngƣời dân sử dụng trong diệt bọ gậy tại Hà Nội (Cá
bảy màu, Cá đuôi kiếm, Cá chọi, Cá cờ đỏ);
- Bọ gậy F1 của muỗi Aedes aegyptiđƣợc nhân nuôi trong phòng thí
nghiệm.
2.2.2. Vật liệu nghiên cứu
- Dụng cụ thu bắt bọ gậy nhân nuôi lấy F1
+ Vợt côn trùng cán dài 1,2 m; đƣờng kính vòng vợt 15 cm.
+ Lọ nhựa sạch đựng mẫu sống mang về nhân nuôi
+ Đèn pin
+ Vợt lọc bọ gậy
+ Pipet
+ Bút viết kính
Dụng cụ nuôi lấy bọ gậy F1
22
+ Phòng lƣới cửa 2 lớp
+ Chậu thủy tinh đƣờng kính 25 cm
+ Các khay men thả trứng, nuôi bọ gậy
+ Các lồng lƣới kích thƣớc 35x35x35 cm
+ Bút lông, giấy thấm, vải màn làm lồng, bông thấm nƣớc,
+ Thức ăn cho bọ gậy
+ Đƣờng
+ Chuột
+ Dụng cụ và thức ăn nuôi chuột
Dụng cụ thí nghiệm cá trong phòng thí nghiệm
+ Thùng xốp 30 lít
+ Vợt bắt cá
+ Cốc đếm bọ gậy
+ Ống hút thay nƣớc và bọ gậy
Dụng cụ khác
+ Panh kẹp mẫu vật
+ Nhiệt độ và ẩm kế
+ Giấy, sổ sách ghi chép, bút
+ Đèn
+ Máy ảnh,
2.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu tỉ lệ nhiễm bọ gậy Ae. aegypti trong các dụng cụ chứa
nƣớc tại Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2018.
- Nghiên cứu khả năng ăn bọ gậy Ae.aegypticủa 4 loài cá: Cá bảy màu,
23
Cá chọi, Cá đuôi kiếm và Cá cờ đỏ
Đánh giá theo loài cá thử nghiệm.
Đánh giá theo thể trọng cơ thể (trọng lƣợng, chiều dài) của loài cá
đƣợc thử nghiệm.
Đánh giá theo giới tính của loài cá đƣợc thử nghiệm.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dựa trên nguyên lý nghiên cứu cơ bản bằng phƣơng pháp nghiên
cứu thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.Điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm
đƣợc kiểm soát (nhiệt độ 25-270C, độ ẩm 60-65%).Đảm bảo môi trƣờng sống
thích nghi và ổn định cho mẫu vật đƣợc thử nghiệm (đƣợc sự tƣ vấn của
TS.Bùi Ngọc Thanh – Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I).
Nghiên cứu đƣợc thiết kế dựa trên mục tiêu của đề tài và kế thừa các
phƣơng pháp có trƣớc của những nghiên cứu trên thế giới.
1, Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu
Bốn loài cá đƣợc sử dụng trong thử nghiệm là các loài cá cảnh phổ biến
ở Hà Nội. Mẫu cá tiến hành đem thử nghiệm đƣợc lấy tại Viện Nghiên cứu
Nuôi trồng thủy sản I.
Các loại cá đƣợc bắt ở độ tuổi đồng nhất là 2 tháng tuổi và đảm bảo là
cá sạch, khỏe mạnh và đã đƣợc xử lý bệnh dịch, không mang mầm bệnh.Đối
với các loài cá thử nghiệm, khi đạt thời gian sinh trƣởng từ 2 tháng trở nên sẽ
có khả năng thích nghi cao nhất với điều kiện môi trƣờng nƣớc thay đổi.
Bọ gậy của các loài Aedes đƣợc thu tại Hà Nội và đƣợc nhân nuôi lấy
muỗi. Sau đó tiến hành định loại lấy muỗi Ae.aegypti để tiến hành nuôi thu
trứng. Bọ gậy đƣợc thử nghiệm là bọ gậy muỗi Ae.aegypti đời F1 ở các tuối
khác nhau.
Số lƣợng bọ gậy đƣợc lựa chọn dùng cho mỗi thử nghiệm dựa kế thừa
kết quả của các nghiên cứu trƣớc đó. Các nghiên cứu về khả năng ăn bọ gậy
của các loài cá khác tƣơng đồng về kích cỡ trên thế giới.
24
2, Phƣơng pháp thu thập số liệu về đánh giá tỉ lệ nhiễm bọ gậy của
các dụng cụ chứa nƣớc từ năm 2016 đến năm 2018
Dựa vào kết quả điều tra bọ gậy nguồn tại Hà Nội do Trung tâm Y tế
dự phòng Hà Nội điều tra.
Điều tra đƣợc tiến hành 2 lần/năm dựa vào 2 thời điểm: khoảng tháng 4
và tháng 10 hàng năm. Đây là thời điểm đầu mùa dịch và đỉnh dịch hàng năm
xuất hiện qua kết quả theo dõi nhiều năm tại Trung tâm Y tế dự phòng Hà
Nội.
3, Phƣơng pháp thu thập số liệu về đánh giá khả năng ăn bọ gậy
Ae. aegypti trong phòng thí nghiệm
Theo dõi, đếm số lƣợng bọ gậy trong thí nghiệm cá đã ăn và ghi chép
lại số liệu theo phiếu theo dõi.
Theo dõi tình trạng cá trong các điều kiện môi trƣờng nƣớc và thức ăn
khác nhau trong mỗi thí nghiệm và ghi chép vào bảng theo dõi.
Các chỉ số thu thập:
- Số lƣợng bọ gậy đƣợc các loài cá ăn theo thời gian qua các thử
nghiệm khác nhau;
- Số lƣợng cá khỏe, chết, yếu qua các thí nghiệm;
- Số liệu về trọng lƣợng, chiều dài của các mẫu cá trong thử nghiệm
theo thể trọng (trƣớc khi thử và ngay sau khi kết thúc thử nghiệm).
4, Xử lý và phân tích số liệu
Nghiên cứu đƣợc sử dụng các phƣơng pháp sinh thái học thực nghiệm
và đƣợc tiến hành trong môi trƣờng phòng thí nghiệm với điều kiện về nhiệt
độ và độ ẩm đƣợc kiểm soát (nhiệt độ 25-270C, độ ẩm 60-65%).
Tiến hành làm 3 thử nghiệm khác nhau: Thử nghiệm khả năng ăn bọ
gậy theo loài; thử nghiệm khả năng ăn bọ gậy theo thể trọng của cá (trọng
lƣợng và chiều dài); đánh giá trung bình số lƣợng bọ gậy ăn đƣợc của các loài
cá qua các ngày thí nghiệm. Bọ gậy đƣợc sử dụng là bọ gậy Ae. aegypti khỏe
25
mạnh đƣợc nuôi trong phòng thí nghiệm Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội.
Cá trƣớc khi đem thử nghiệm đƣợc cho ăn no và để nhịn trong vòng 2 ngày
(kể từ khi ăn no) để đảm bảo cá có khả năng ăn tốt nhất khi thử nghiệm.
Mỗi thí nghiệm của các thử nghiệm đƣợc tiến hành với 15 mẫu cá trong
vòng 7 ngày.Mỗi thử nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần. Số liệu đƣợc thu thập dựa
vào kết quả theo dõi về khả năng ăn bọ gậy của các loài cá đƣợc thử nghiệm
theo các nội dung thử nghiệm khác nhau.
Các chỉ số đƣợc thống kê đƣợc xử lý và phân tích số liệu bằng ứng
dụng Data Analysis của phần mềm Microsoft Excel 2013.
Chọn cỡ mẫu nghiên cứu dựa vào phƣơng pháp nghiên cứu xác định
một tỉ lệ trong quần thể với độ chính xác tƣơng đối, theo công thức:
Trong đó, chọn độ chính xác tƣơng đối với xác suất 50%, độ tin cậy
nên có thể tính cỡ mẫu 95%.
Ta có: P = 0,5; ; φ = 50% x P = 0,25.
Các chỉ số thu thập đƣợc qua thực nghiệm với các loài cá đƣợc tính
theo trung bình mẫu và sai số tiêu chuẩn mẫu để đánh giá khả năng ăn bọ gậy
của một số loài cá thƣờng đƣợc sử dụng để diệt bọ gậy trong cộng đồng tại Hà
Nội. Các chỉ số cần phân tích thống kê:
- Trung bình số bọ gậy đƣợc tiêu thụ/ngày của mỗi loài cá;
- Trung bình số bọ gậy đƣợc tiêu thụ qua các ngày của mỗi loài cá
(đánh giá biến động về số lƣợng ăn hàng ngày trong thời gian tiến hành thử
nghiệm )
- Trung b nh số bọ gậy đƣợc tiêu thụ/thí nghiệm của mỗi loài cá (để so
sánh chênh lệch giữa các thí nghiệm khác nhau của cùng 1 loài);
- Trung bình trọng lƣợng, chiều dài của cá đƣợc thử nghiệm (so sánh
trƣớc khi tiến hành và kết thúc thử nghiệm);
26
- Trung bình số bọ gậy đƣợc tiêu thụ theo 1 gr thể trọng, 1 mm chiều
dài cơ thể.
Các số liệu sau khi phân tích trung bình mẫu có đƣợc:
Mean Trung bình mẫu (Xtb)
Standard Error Sai số TB mẫu
Median Số trung vị mẫu
Mode Giá trị phổ biến nhất
Standard Deviation Sai số tiêu chuẩn của mẫu (S)
Sample Variance Phƣơng sai (S2)
Kurtosis Độ nhọn của mẫu
Skewness Độ lệch của mẫu
Range Biên độ mẫu (R=max-min)
Minimum Min
Maximum Max
Sum Tổng
Count Dung lƣợng của mẫu
Largest(1) Trị số quan sát lớn thứ 1
Smallest(1) Trị số quan sát nhỏ thứ 1
Confidence Level (95,0%) Sai số cực đại của ƣớc lƣợng
5, Chuẩn bị cho thử nghiệm
- Chuẩn bị nguồn nƣớc thử nghiệm: Nguồn nƣớc đƣợc sử dụng thử
nghiệm đƣợc các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I tƣ
27
vấn và xử lý giống với nƣớc tại môi trƣờng nuôi cá giống tại cơ sở nhằm tạo
điều kiện thích hợp và ổn định nhất tại thời điểm tiến hành thử nghiệm.
- Chuẩn bị các bể để thả cá: Các bể đƣợc rửa sạch, xử lý nấm mốc và
phơi khô trƣớc khi đổ nƣớc thử nghiệm. Các bể có thể tích tối đa là 50 lít
nƣớc , tùy thuộc vào kích thƣớc và số lƣợng loài cá mà lƣợng nƣớc đƣợc cho
vào là khác nhau (với các thí nghiệm với loài cá có kích thƣớc và số lƣợng
tƣơng đồng thì mực nƣớc đƣợc cho là tƣơng đồng ở các bể). Các bể có lắp
bằng lƣới để tránh cá nhảy ra ngoài, tránh các tác nhân ảnh hƣởng đến quá
trình thử cá nhƣ (thiên địch của cá, bọ gậy,)
- Chuẩn bị bọ gậy: Bọ gậy Ae. aegypti thu ngoài thực địa về đƣợc nhân
nuôi lấy trứng và khi có kế hoạch cụ thể cho trứng nở lấy bọ gậy F1 tuổi 3 để
thử nghiệm. Bọ gậy lấy làm mồi cho thử nghiệm là bọ gậy khỏe.
- Chuẩn bị cá: Cá đƣợc thử nghiệm là cá khỏe mạnh có đồng đều độ
tuổi khoảng 2 tháng tuổi. Kích thƣớc của mỗi loài cá thử nghiệm khác nhau
nhƣng có kích cỡ tƣơng đƣơng nhau theo loài. Cá thử nghiệm đƣợc ghi lại
khối lƣợng của từng mẫu để tính khả năng diệt bọ gậy theo trọng lƣợng cơ
thể. Cá đƣợc thử nghiệm cho ăn no và để nhịn (kể từ khi ăn no) 2 ngày rồi
tiến hành đem vào thử nghiệm. Lựa chọn cá 2 tháng tuổi do các loài cá có thời
gian sinh trƣởng và phát triển không đồng đều giữa Cá bảy màu với 3 loài cá
còn lại. Cá sau khi nuôi đƣợc 2 tháng có đầy đủ yêu cầu về tình trạng kích
thƣớc và là giai đoạn thích nghi cao của cá nên thƣờng đƣợc các chuyên gia
tƣ vấn cho các chiến dịch Vệ sinh môi trƣờng – Diệt bọ gậy mua để sử dụng
kiểm soát tại địa bàn Hà Nội.
- Điều kiện phòng thí nghiệm: Điều kiện về nhiệt độ và độ ẩm đƣợc
kiểm soát tƣơng đƣơng với điều kiện ngoài tự nhiên.Đảm bảo môi trƣờng
sống phù hợp và kết quả thử nghiệm trong nghiên cứu lần này có thể áp dụng
đƣợc với điều kiện thực địa.
6, Thu thập tài liệu, phân tích các chỉ số
Thu thập các tài liệu liên quan đến đối tƣợng là cá ăn bọ gậy, kiểm soát
bọ gậy bằng thiên địch trong và ngoài nƣớc thông qua nhiều hình thức sách,
28
báo, tạp chí,...
Tổng hợp tài liệu điều tra về “Ổ bọ gậy nguồn từ năm 2016 đến năm
2018” tại Hà Nội và phân tích các chỉ số về dụng cụ chứa nƣớc có bọ gậy tại
Hà Nội làm cơ sở để tiến hành nghiên cứu về khả năng ăn bọ gậy Aedes
aegypyti của các loài cá đƣợc sử dụng phổ biến trong cộng đồng và trong các
chiến dịch Vệ sinh môi trƣờng – Diệt bọ gậy tại Hà Nội. Ngoài ra, làm cơ sở
để tiếp tục nghiên cứu đề tài theo hƣớng triển khai ngoài thực địa tại Hà Nội.
7, Nuôi bọ gậy
Phƣơng pháp nhân nuôi lấy bọ gậy đƣợc tiến hành theo hƣớng dẫn
chuyên môn của Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ƣơng và đã
đƣợc tiến hành nhân nuôi qua nhiều năm tại phòng thí nghiệm khoa KST–CT
(Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội).
Bọ gậy sử dụng trong các thí nghiệm đƣợc đảm bảo khỏe, bọ gậy của
tất cả các tuổi khác nhau. Bọ gậy đƣợc sử dụng chủ yếu giai đoạn tuổi 2,3.
Do quá trình nhân nuôi, trứng bọ gậy nở không đều hoàn toàn nên việc
sử dụng bọ gậy đƣợc tính toán kỹ lƣỡng để đảm bảo bọ gậy đem thử nghiệm
sau 24 giờ không có nhiều biến đổi. Nếu chọn 1 khay bọ gậy tuổi 2,3 chiếm
đa số thì số còn lại là tuổi 1,4 (có thể không có tuổi 4). Nếu số lƣợng bọ gậy
tuổi 4 nhiều thì sau 24 giờ khả năng hóa quăng và nở thành muỗi có thể xảy ra
rất cao, ảnh hƣởng đến việc thống kê số lƣợng tối đa các loài cá có thể tiêu
thụ đƣợc.
2.3.3. Phương pháp thực nghiệm
1,Phƣơng pháp xác định khả năng ăn bọ gậy A. aegypti theo loài
của 4 loài cá thí nghiệm
- Thử nghiệm đƣợc lặp lại 3 lần với mỗi loài cá đem thử nghiệm (3 thí
nghiệm cho 1 loài). Mỗi thí nghiệm đƣợc tiến hành với 5 mẫu cá (trong cùng 1
bể) chọn ngẫu nhiên để xác định khả năng ăn theo loài của các loài cá khác nhau.
- Theo dõi thí nghiệm trong vòng 7 ngày và ghi chép lại đầy đủ số liệu
theo bảng theo dõi thí nghiệm.
29
- Số lƣợng bọ gậy đƣợc thả vào làm mồi trong ngày thử nghiệm đầu
tiên, cho mỗi bể 500 bọ gậy (100 bọ gậy/mẫu cá đƣợc thử), quan sát sau 30
phút nếu nhƣ bọ gậy hết 100% thì tiếp tục cho thêm 500 bọ gậy và tiếp tục
cho nhƣ vậy đến đến hết 24 giờ đầu tiên (thời gian theo dõi ngày đầu tiên tính
từ thời điểm bắt đầu thí nghiệm theo các khoảng sau: 30 phút, 1 giờ, 2 giờ, 4
giờ, 8 giờ, 12 giờ, 24 giờ). Từ ngày thứ 2, số lƣợng bọ gậy đƣợc cho lần 1
bằng 70% tổng số bọ gậy ăn ngày đầu tiên (ít nhất 200 BG). Sau 12 giờ kiểm
tra và tiếp tục cho số bọ gậy bằng với số bọ gậy cho lần 1 của thử nghiệm
này. Những ngày tiếp theo tiếp tục cho số lƣợng bọ gậy giống với ngày thứ 2.
2, Phƣơng pháp đánh giá khả năng ăn bọ gậy Aedes aegypti theo
kích thƣớc và trọng lƣợng cơ thể cá thí nghiệm
- Cá đƣợc cân và đo thể trọng trƣớc khi tiến hành thử nghiệm và sau
khi kết thúc thử nghiệm để tính lƣợng bọ gậy tiêu thụ/1 gram trọng lƣợng và
số lƣợng bọ gậy tiêu thụ/1 cm chiều dài cơ thể.
- Thử nghiệm đƣợc lặp lại 5 lần với mỗi loài cá đƣợc thử nghiệm (5 thí
nghiệm cho 1 loài). Mỗi thí nghiệm đƣợc tiến hành với 1 mẫu cá chọn ngẫu
nhiên.
- Theo dõi thí nghiệm trong vòng 7 ngày và ghi chép lại đầy đủ số liệu
theo bảng theo dõi thí nghiệm.
- Số lƣợng bọ gậy đƣợc thả vào làm mồi tùy từng loài: Dựa vào kết quả
thử nghiệm khả năng ăn của các loài (nội dung trên) để cho số lƣợng bọ gậy
phù hợp bằng cách tính trung bình số bọ gậy đã ăn/ngày/cá và căn cứ vào đó
để xác định số bọ gậy thả/ngày.
Số BG được thả/ngày = Trung bình số BG đã ăn/ngày/cá x 120%
- Kết quả thử nghiệm cá ăn bọ gậy đƣợc theo dõi theo thể trọng của cơ
thể đƣợc thống kê hàng ngày (24 giờ theo dõi, đếm số bọ gậy đã ăn, ghi chép
lại số liệu và thêm bọ gậy theo đúng yêu cầu của phƣơng pháp đề ra).
30
3, Phƣơng pháp xác định khả năng ăn bọ gậy Ae. aegypti theo giới
tính của 4 loài cá đƣợc thử nghiệm
- Thử nghiệm đƣợc lặp lại 5 lần với mỗi loài cá đem thử nghiệm (5 thí
nghiệm cho 1 loài). Mỗi thí nghiệm đƣợc tiến hành bằng 2 bể khác nhau với 2
mẫu cá chọn ngẫu nhiên (1 bể cá đực, 1 bể cá cái).
- Theo dõi thí nghiệm trong vòng 7 ngày và ghi chép lại đầy đủ số liệu
theo bảng theo dõi thí nghiệm.
- Số lƣợng bọ gậy đƣợc thả mỗi ngày tƣơng tự nhƣ ở thí nghiệm thử
nghiệm để xác định khả năng ăn theo thể trọng của cá.
Số BG được thả/ngày = Trung bình số BG đã ăn/ngày/cá x 120%
2.3.4. Một số tình huống bất lợi xảy ra và cách xử lý
Bảng 2.1. Một số tình huống bất lợi xảy ra và cách xử lý
STT Tình huống xảy ra Xử lý
1
- Cá ở thử nghiệm 1, 2 chết <
50%
- Cá ở thử nghiệm 1, 2 chết >
50%
- Thay cá mới, tiếp tục thí nghiệm
- Tiến hành làm lại thử nghiệm,
kiểm tra lại dụng cụ thử nghiệm, xử
lý lại vệ sinh và khử trùng lại dụng
cụ nuôi
2
Cá trong mỗi bể thí nghiệm ở
thứ nghiệm 3, 4 chết
Tiến hành làm lại thí nghiệm đó
3
Nƣớc ở mỗi bể cá bị bẩn (với
các bể nƣớc không bị bẩn thì
thay 2 lần/tuần)
Tiến hành thay 1/3 lƣợng nƣớc
cùng loại với nƣớc trong bể thí
nghiệm. Sau 30 phút, thay tiếp ½
lƣợng nƣớc trong bể thí nghiệm
bằng nƣớc cùng loại
4
Bọ gậy chết > 50% Tiến hành làm lại thử nghiệm, kiểm
tra lại dụng cụ thử nghiệm, xử lý lại
vệ sinh và khử trùng lại dụng cụ
nuôi
31
Chƣơng III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Tỉ lệ nhiễm bọ gậy Ae. albopictus và Ae. aegypti trong các loại dụng
cụ chứa nƣớc tại Hà Nội từ năm 2016 đến năm 2018
Theo hoạt động Phòng chống Sốt xuất huyết Dengue của thành phố Hà
Nội, hàng năm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội tiến hành
giám sát các dụng cụ chứa nƣớc có khả năng và phát hiện ổ bọ gậy đƣợc gọi
là giám sát ổ bọ gậy nguồn. Các cuộc điều tra đƣợc tiến hành tại 700 hộ gia
đình của 28 xã thuộc 10 xã/phƣờng trọng điểm về sốt xuất huyết Dengue (các
xã phƣờng trọng điểm đƣợc phân vùng dịch tễ phân chia theo 1 nguyên tắc
dựa trên số liệu về số ổ dịch, bệnh nhân, thời gian kéo dài ổ dịch, tình hình
véc tơ,). Điều tra đƣợc diễn ra làm 2 đợt/năm (đợt 1 tháng 5, 6; đợt 2 tháng
9, 10) nhằm xác định nguồn sinh sản chủ yếu của muỗi truyền bệnh góp phần
đề ra biện pháp phòng chống phù hợp, hiệu quả nhằm giảm mật độ muỗi, bọ
gậy xuống dƣới ngƣỡng nguy cơ, khống chế sự bùng phát và lây lan của dịch
sốt xuất huyết Dengue.
Để đánh giá nhằm xác định các nguồn sinh sản, nguy cơ phát sinh chủ
yếu của muỗi. Các chỉ số dựa trên nhiều chỉ số khác nhau, tuy nhiên để làm rõ
đƣợc vấn đề về việc thả cá là cần thiết để kiểm soát bọ gậy chúng tôi tập trung
xử lý và phân tích số liệu về tỉ lệ các loại dụng cụ chứa nƣớc để đánh giá
đƣợc tỉ lệ các loại dụng cụ chứa nƣớc và tỉ lệ nhiễm bọ gậy của các loại dụng
cụ chứa nƣớc.
3.1.1. Sự đa dạng các loại dụng cụ chứa nước tại Hà Nội từ năm 2016 đến
năm 2018
Để phân tích về sự đa dạng của các loại dụng cụ chứa nƣớc trong y tế.
Chúng tôi sử dụng hình thức phân chia các loại dụng cụ chứa nƣớc theo quy
định đƣợc đề cập trong Quyết định số 3711/QĐ-BYT ngày 19/9/2014 của Bộ
Y tế về việc ban hành Hƣớng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh Sốt xuất
huyết Dengue. Trong hƣớng dẫn này, các loại dụng cụ chứa nƣớc đƣợc chia
vào 15 loại bao gồm: (1) Bể chứa nƣớc trên 500 lít; (2) Bể chứa nƣớc dƣới
500 lít; (3) Chum, vại trên 100 lít; (4) Chum, vại dƣới 100 lít; (5) Giếng; (6)
32
Phuy; (7) Bể cầu (dụng cụ chứa nƣớc trong các bồn vệ sinh); (8) Xô, thùng,
chậu; (9) Bẫy kiến (các dụng cụ đựng nƣớc nhỏ để tránh kiến vào đồ ăn, chạn
đƣợc sử dụng trong gia đình); (10) Phế t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_kha_nang_an_bo_gay_aedes_aegypti_linnaeus.pdf