CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về mô hình nông nghiệp không chất thải
1.2. Tổng quan về chất thải nông nghiệp
1.2.1. Tổng quan về chất thải chăn nuôi
1.2.2. Tổng quan về chất thải trồng trọt
1.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải nông nghiệp
1.3.1. Xử lý chất thải chăn nuôi
1.3.2. Xử lý chất thải trồng trọt
1.4. Tổng quan về công nghệ trồng nấm rơm từ rơm rạ
1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.6. Một số mô hình nông nghiệp không chất thải ở nước ngoài và
Việt Nam
24 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng áp dụng mô hình nông nghiệp không chất thải ở xã Giao lạc, huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
----------
Lê Thị Hồng Nhung
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH NÔNG
NGHIỆP KHÔNG CHẤT THẢI TẠI XÃ GIAO LẠC,
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2016
2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Lê Thị Hồng Nhung
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH NÔNG
NGHIỆP KHÔNG CHẤT THẢI TẠI XÃ GIAO LẠC,
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên
Hà Nội - 2016
0
1
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Họ và tên học viên: Lê Thị Hồng Nhung
Giới tính: Nữ
Ngày sinh: 24/10/1990
Nơi sinh: Quảng Ninh
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên
Tên đề tài luận văn: “Đánh giá khả năng áp dụng mô hình nông
nghiệp không chất thải tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định”
2
MỞ ĐẦU
Ngày nay, ô nhiễm môi trường do quá trình phát thải trong
sản xuất nông nghiệp đang trở thành vấn đề lớn đối với các quốc
gia đang phát triển, đặc biệt là nước nông nghiệp như Việt Nam.
Việc lạm dụng các loại phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật trong
sản xuất nông nghiệp và quá trình xử lý các phụ phẩm, chất thải
trong trồng trọt, chăn nuôi chưa triệt để. Hoá chất sử dụng ngày
càng nhiều nhưng các biện pháp làm sạch môi trường đồng ruộng,
diệt trừ mầm bệnh trước khi bước vào vụ sản xuất mới lại ít được
nông dân quan tâm. Do vậy lượng phân bón và hoá chất bảo vệ
thực vật còn đọng lại trong đất khá lớn đã gây ô nhiễm môi
trường, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Bên cạnh đó, chất thải
từ chăn nuôi không qua xử lý ổn định và nước thải không qua xử
lý xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Do đó, thay đổi theo hướng sản xuất gắn với bảo vệ môi
trường là biện pháp bắt buộc để thực hiện một nền sản xuất nông
nghiệp bền vững. Sản xuất theo quy trình an toàn, gắn với bảo vệ
môi trường trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản... đang
là hướng được ngành chức năng khuyến khích áp dụng.
Việc nghiên cứu, đánh giá và đề xuất một mô hình áp
dụng phù hợp, có tính khoa học và ứng dụng cao cho xã Giao
Lạc là cần thiết. Vì vậy đề tài: “Đánh giá khả năng áp dụng
mô hình nông nghiệp không chất thải tại xã Giao Lạc, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định” được lựa chọn để nghiên cứu.
3
Mục tiêu nghiên cứu
Góp phần bảo vệ môi trường nông thôn thông qua hoạt
động tận thu và chế biến chất thải nông nghiệp trở thành phân bón
theo mô hình “nông nghiệp không chất thải” (áp dụng tại xã Giao
Lạc, huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định).
Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan, phân tích, đánh giá và hệ thống hoá các nội
dung liên quan đến sử dụng mô hình nông nghiệp không chất thải
trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng phát thải và quản lý chất thải nông
nghiệp tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.
- Nghiên cứu, đánh giá và xác định được các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả và chất lượng quản lý và sử dụng mô hình
nông nghiệp không chất thải tại vùng nông thôn hiện nay. Nghiên
cứu điển hình tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định.
4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về mô hình nông nghiệp không chất thải
1.2. Tổng quan về chất thải nông nghiệp
1.2.1. Tổng quan về chất thải chăn nuôi
1.2.2. Tổng quan về chất thải trồng trọt
1.3. Tổng quan về các phương pháp xử lý chất thải nông nghiệp
1.3.1. Xử lý chất thải chăn nuôi
1.3.2. Xử lý chất thải trồng trọt
1.4. Tổng quan về công nghệ trồng nấm rơm từ rơm rạ
1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1.6. Một số mô hình nông nghiệp không chất thải ở nước ngoài và
Việt Nam
5
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất thải nông nghiệp tại xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về không gian nghiên cứu: xã Giao Lạc, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
- Phương pháp lấy mẫu
- Phương pháp tham vấn ý kiến cộng đồng
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp kế thừa
- Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu
6
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải nông nghiệp tại xã
Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Theo kết quả điều tra từ 50 hộ gia đình thì cả 50 hộ được
hỏi đều trả lời rác thải hữu cơ dễ phân hủy là chủ yếu và hầu như
không phân loại rác.
Trong 50 hộ gia đình thì có 37 hộ gia đình sử dụng túi
nilong hoặc bao tải để đựng rác, 13 hộ còn lại thì đựng rác bằng
thùng đựng và cứ đến ngày đổ rác thì đổ rác trực tiếp ra lề đường.
Theo phiếu điều tra thì hầu hết các hộ gia đình đều dùng
thức ăn thừa để làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Gốc rau, hay rác
ngoài vườn (lá cây, hoa quả hỏng...) cũng được người dân đổ bỏ.
Phân người, phân gia súc được đưa về 1 hố thu gom, khi đầy thì
đem tưới rau ở vườn, hoặc thải trực tiếp ra mương cạnh nhà. Phân
gia cầm thì hầu như không thu gom, mà để trôi theo nước mưa ra
kênh mương.
Các kết quả từ phiếu điều tra thực tế cho thấy trung bình
cứ 1 tấn thóc sản phẩm thu hoạch được sẽ có khoảng 1 tấn phụ
phẩm rơm, rạ tương ứng. Tùy loại lúa, tỷ lệ trấu trong thóc
chiếm trung bình tương ứng khoảng 20% tổng trọng lượng.
Như vậy, trung bình 1 tấn thóc sau khi xay xát, thu được
khoảng 200 kg trấu phụ phẩm.
Trước đây rơm rạ thường làm nguyên liệu để đun nấu.
Nhưng hiện nay, do người dân sử dụng nhiều chất đốt khác như
gas, than nên rơm rạ sau khi thu hoạch phần lớn được đem đốt lấy
tro làm phân bón hay vứt bỏ bừa bãi ra ao, kênh mương ... Một
7
phần rơm được thu gom đánh đống và sử dụng vào mục đích
chính là đun nấu, ủ cùng với phân chuồng để làm phân bón, cho
trâu bò ăn, lót chuồng cho ấm, làm thức ăn cho trâu bò...
Trấu thu được từ các cơ sở xay xát thóc, lượng này rất lớn.
Một phần, lượng trấu này thường được người dân xin về, đem đốt
âm ỉ để tạo thành than (đốt cùng một bó rơm vừa phải rồi đổ trấu
vào cho cháy âm ỉ qua đêm) để bón lót cho ruộng lúa và bón cho
cây trồng trong vườn nhà. Một phần khác, trấu thường được thu
gom để lót chuồng cho chuồng gà, vịt. Chỉ một phần nhỏ thì được
người dân chất đống rồi đem đổ bỏ.
3.2. Các mô hình xử lý chất thải nông nghiệp tại xã Giao Lạc
3.2.1. Xây dựng mô hình tổng quát VACB
Hình 3.1: Mô hình tổng quát VACB
8
3.2.2. Xây dựng mô hình hầm ủ biogas
Luận văn đề xuất 04 kiểu hầm ủ biogas cùng với các thuận
lợi, khó khăn khi áp dụng mô hình như sau:
Bảng 3.1: Các kiểu hầm biogas được người dân ở xã Giao Lạc
muốn sử dụng
Kiểu hầm Số lượng
Hầm ủ nắp trôi nổi 03
Hầm ủ composite 21
Hầm ủ chữ nhật cải tiến 17
Túi ủ 09
Tổng 50
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra
Đa số chọn mô hình hầm ủ nhựa compostie với giá thành
cao nhưng bền, ít phải bảo trì và ít gây hậu quả như túi ủ. Mặt
khác, tại xã cũng có một số hộ đã sử dụng hầm biogas composite
cho kết quả tốt nên người dân cũng thấy yên tâm và muốn sử dụng
loại này. Với những ưu, nhược điểm trên, kết hợp với điều kiện tự
nhiên của vùng thì đề tài cũng khuyến khích người dân nên sử
dụng mô hình hầm ủ nhựa composite.
3.2.3. Xây dựng mô hình xử lý chất thải nông nghiệp từ đồng
ruộng
Để tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình và tận dụng
được nguồn phế thải nông nghiệp là rơm rạ phát sinh trong xã
Giao Lạc (2.000 tấn rơm khô/năm), luận văn đề xuất mô hình
trồng nấm rơm từ rơm rạ. So với các loại nấm khác thì trồng nấm
rơm đồng vốn quay vòng nhanh, sau khi rải meo giống khoảng 15
9
ngày là thu hoạch được. Nấm rơm dễ trồng, mọc tốt trên các
nguyên liệu là phế phẩm nông nghiệp, đặc biệt là rơm rạ. Bên
cạnh đó, nấm rơm trồng được quanh năm và người trồng nấm rơm
có thể cho thu hoạch nấm theo ý mình, chủ động được thời vụ,
hạn chế được rủi ro.
Sau khi thu hoạch xong nấm, Bã thải sau khi nuôi nấm để
tự hoai mục phải mất thời gian từ 3 - 6 tháng. Như vậy, luận văn
đề xuất phương án xử lý bã thải sau trồng nấm bằng cách bổ sung
chế phẩm vi sinh để ủ phân compost thì chỉ mất 25 - 30 ngày là đã
có thể sử dụng để bón cho cây trồng với các bước thực hiện như
sau:
Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý bã thải sau trồng nấm
10
3.3. Đánh giá hiệu quả xử lý và khả năng áp dụng mô hình
3.3.1. Đánh giá hiệu quả xử lý và khả năng áp dụng mô hình
VACB
- Áp dụng mô hình cho hộ gia đình: ông Phan Văn Tiên
xóm 5, xã Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
- Cơ cấu đàn hiện tại: Đàn lợn gồm 20 con, chủ yếu là
lợn thịt. Giống lợn là giống Yorkshire (lợn trắng). Lợn đang
được khoảng 25 - 30 kg/con.
- Chuồng: chuồng chia làm 3 ô, mỗi ô 7 con, mỗi ô rộng
5m2. Mái chuồng lợp bằng ngói, vách chuồng và nền chuồng
bằng xi măng.
- Thức ăn: Trại sử dụng thức ăn tự chế, cám, rau, bèo, cá
khô xay trộn cám, bã rượu, tổng khối lượng thức ăn mỗi ngày
trung bình 42 kg/ngày (1,4 kg/con/ngày).
- Lượng phân, nước thải ra bình quân mỗi ngày khoảng 35
- 40 kg. Lượng nước rửa chuồng, tắm lợn bình quân 1 ngày/lần,
mỗi ngày khoảng 0,2 m3.
- Hầm biogas: thể tích 7m3, được xây dựng bằng bể nhựa
composite chìm dưới đất
- Các mẫu nước thải đã được lấy trong 3 đợt tại các hầm
biogas vào các ngày: 20/3/2015 (đợt 1), 3/4/2015 (đợt 2) và
17/4/2015 (đợt 3). Mỗi đợt tiến hành lấy 02 mẫu bao gồm 01 mẫu
nước thải đầu vào và 01 mẫu nước thải đầu ra.
- Bằng cảm quan cho thấy nước thải sau hầm biogas có màu
nhạt và ít mùi hôi thối hơn so với đầu vào (đen, đục, hôi thối).
11
Hình 3.3: Màu sắc nước thải đầu vào và đầu ra của hệ thống biogas
Bảng 3.2: Kết quả phân tích nước thải đầu vào, đầu ra đợt 1
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Đợt 1 (20/3/2015) QCVN
40:2011/
(Cột B)
Hiệu
suất Đầu vào Đầu ra
Nhiệt độ oC 26,2 27,1 40 -
pH - 6,3 7,9 5,5 - 9 -
BOD5 mg/l 6.445 706 50 89%
COD mg/l 11.494 1.756 150 85%
SS mg/l 2.485 634 100 74%
VCK % 3,26 0,42 - 87%
Tổng N mg/l 507 396 40 22%
Tổng P mg/l 347 285 6 18%
Coliform MPN/
100ml
12,2 x106 4,6 x106 5.000 62%
12
Bảng 3.3: Kết quả phân tích nước thải đầu vào, đầu ra đợt 2
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Đợt 2 (3/4/2015) QCVN
40:2011/
(Cột B)
Hiệu
suất Đầu vào Đầu ra
Nhiệt độ oC 26,1 27,1 40 -
pH - 6,2 7,4 5,5 - 9 -
BOD5 mg/l 6.284 815 50 87%
COD mg/l 12.586 1.643 150 87%
SS mg/l 2.024 742 100 63%
VCK % 2,94 0,43 - 85%
Tổng N mg/l 483 364 40 25%
Tổng P mg/l 354 287 6 19%
Coliform MPN/
100ml
11,5 x106 4,7 x106 5.000 59%
Bảng 3.4: Kết quả phân tích nước thải đầu vào, đầu ra đợt 3
Chỉ tiêu
Đơn
vị
Đợt 3 (17/4/2015) QCVN
40:2011/
(Cột B)
Hiệu
suất Đầu vào Đầu ra
Nhiệt độ oC 26,2 27,5 40 -
pH - 6,6 7,5 5,5 - 9 -
BOD5 mg/l 6.379 826 50 87%
COD mg/l 12.971 1.782 150 86%
SS mg/l 2.583 691 100 73%
13
VCK % 2,96 0,38 - 87%
Tổng N mg/l 532 385 40 28%
Tổng P mg/l 362 302 6 17%
Coliform MPN/
100ml
11,7 x106 3,8 x106 5.000 67%
Nhận xét:
- Kết quả cho thấy nhiệt độ đầu ra tăng cao so với đầu vào
khoảng 0,9 - 1,3oC.
- pH nước thải đầu ra dao động trong khoảng 7,4 - 7,9 đạt
tiêu chuẩn nước dùng cho tưới tiêu.
- Số liệu cho thấy, nồng độ chất hữu cơ trong nước thải
chăn nuôi lợn rất lớn, tỷ lệ BOD5/COD là 0,5. Qua hầm biogas,
chất hữu cơ giảm đáng kể. Nồng độ SS giảm 63 – 74%. Nồng
độ vật chất khô giảm 85 – 87%. Nồng độ BOD5 giảm 87 – 89%.
Nồng độ COD giảm 85 – 87%. Nồng độ chất hữu cơ giảm do sự
phân hủy của vi sinh vật, làm giảm đáng kể màu và mùi hôi của
nước thải đầu ra. Nồng độ chất rắn lơ lửng và vật chất khô đầu
vào cũng giảm đáng kể, có lẽ do thời tiết nóng, quá trình phân hủy
vi sinh vật diễn ra mạnh và một phần bùn thải lắng xuống đáy bể.
- Tuy nhiên, tổng Nitơ và tổng Phốt pho giảm ít, chỉ từ 17 –
28%. Mật độ Coliform rất cao và sau khi qua hầm xử lý đã giảm
nhiều, giảm 59 - 67%, xong vẫn vượt tiêu chuẩn cho phép.
- Gas thực tế thu được chỉ đạt 62,2% so với gas lí thuyết.
Tuy nhiên, nước thải này dùng để nuôi cá và trồng rau,
không thải ra môi trường.
14
Như vậy, hộ gia đình nấu cơm trên 120 phút/ngày là vừa
đủ để dùng, bếp được xây thông thoáng nên có mùi khí metan
cháy nhưng không quá khó chịu. Bã thải biogas được sử dụng làm
phân bón cây trồng và để nuôi tảo, nuôi cá.
Hộ gia đình đã sử dụng biogas được hơn 4 năm và rất hài
lòng. Biogas sinh ra được đun nấu thức ăn cho người và gia súc
nên không gây thừa và không thải ra môi trường. Cây lúa tăng
năng suất 10% so với khi không bón bã thải biogas. Năng suất các
cây ăn quả và rau cũng tăng do ít sâu bệnh. Bã thải bón ao cá,
trung bình 3 ngày/lần, cá lớn nhanh và sản lượng cao. Lợn nuôi
khỏe mạnh, ít bệnh, xuất chuồng sớm tầm 10 ngày so với trước
khi sử dụng mô hình biogas.
3.3.2. Đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng mô hình xử lý
phế phụ phẩm trồng nấm
Theo kết quả phân tích của Viện Môi trường Nông nghiệp
[11] áp dụng cho mô hình 1: xử lý 1 tấn rơm rạ bằng chế phẩm
Bio-ADB, có bổ sung thêm NPK và mô hình 2: xử lý 1 tấn rơm rạ
bằng chế phẩm AT, không bổ sung thêm NPK cho thấy:
0
2
4
6
8
0h 5
ngày
10
ngày
15
ngày
20
ngày
30
ngày
45
ngày
G
iá
t
rị
p
H
Sự thay đổi pH trong quá trình ủ
của 2 mô hình
Mô hình 1
Mô hình 2
15
Giá trị pH của 2 mô hình đều giảm trong 5 ngày đầu, do
trong 5 ngày đầu, vi sinh vật trong đống ủ phát triển mạnh, tiết ra
các axit hữu cơ và làm pH đống ủ giảm mạnh. Tuy nhiên, sau 5
ngày, giá trị pH ở 2 mô hình đều tăng lên, và ổn định sau 15 ngày
ở pH = 7 đối với mô hình 2 và ổn định sau 30 ngày ở pH = 7 đối
với mô hình 1. Giá trị pH phân compost của Dự án thu được đạt
tiêu chuẩn phân hữu cơ theo Thông tư 36/2010/TT-BNNPTNT
của Bộ Nông nghiệp và PTNT (pH = 5-7).
Nhiệt trong khối ủ là sản phẩm phụ của sự phân hủy các hợp
chất hữu cơ bởi vi sinh vật. Nhiệt độ trong hệ thống ủ không hoàn
toàn đồng nhất trong suốt quá trình ủ, phụ thuộc vào lượng nhiệt
tạo ra bởi các vi sinh vật và thiết kế của hệ thống. Nhìn biểu đồ
3.7 ta thấy nhiệt độ tại 2 mô hình tăng đều trong giai đoạn đầu,
nhiệt độ mô hình 1 tại 10 ngày là cao nhất (65oC), mô hình 2 tại
15 ngày là cao nhất (70oC). Sau đó nhiệt độ giảm dần và cuối
cùng dao động theo nhiệt độ ngoài trời. Trong đống ủ của 2 mô
hình, nhiệt độ 55 – 65oC được duy trì trong khoảng 8 ngày, tại
nhiệt độ này, quá trình sản xuất phân vẫn hiệu quả và mầm bệnh
25
35
45
60
70
45
35 31
0
20
40
60
80
N
h
iệ
t
đ
ộ
(
o
C
)
Sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình ủ của
2 mô hình
Mô hình 1
Mô hình 2
16
bị tiêu diệt. Do vây, phân compost của Dự án đạt tiêu chuẩn
không có mầm bệnh.
Phân hữu cơ tạo ra bằng cách ủ compost rất tơi xốp, không
mùi, màu đen xám. Loại phân này dùng để bón lót và bón thúc
sớm cho cây lúa. Bón lót để cải tạo đất từ 3 - 5 tấn/ha. Bón thúc
lúc gieo mạ từ 0,5 – 1 tấn/ha.
Như vậy:
Với 400 ha lúa, cung cấp 2.000 tấn rơm khô/năm để trồng
nấm. Sau khi trồng nấm sẽ tạo ra 2.000 tấn bã thải. Nếu bón lót
cho 400 ha lúa thì cần 1.200 – 2.000 tấn bã thải/vụ, và bón thúc
lúc gieo mạ cần 200 – 400 tấn bã thải/vụ. Như vậy, lượng chất
thải rơm rạ phát sinh sau mỗi vụ thu hoạch lúa khoảng 1.000 tấn
rơm khô không chỉ cung cấp nguyên liệu làm nấm, tăng thu nhập
cho người dân, mà còn tạo thành phân sinh học cung cấp lại cho
đồng ruộng. Không những thế, với số lượng cần như trên, thì
lượng rơm rạ này sẽ được sử dụng hết, đáp ứng mục tiêu của mô
hình nông nghiệp không chất thải mà Luận văn nghiên cứu đề
xuất áp dụng tại xã Giao Lạc.
17
KẾT LUẬN
Trên cơ sở đánh giá sơ bộ hiện trạng cũng như công tác
quản lý chất thải nông nghiệp tại xã Giao Lạc, luận văn đã đề xuất
mô hình nông nghiệp không chất thải kết hợp VAC và mô hình
Biogas xử lý chất thải chăn nuôi và trồng trọt trong gia đình, đưa
ra mô hình trồng nấm từ rơm rạ và xử lý bã thải sau trồng nấm
thành phân hữu cơ có những lợi ích thiết thực về mặt kinh tế, kỹ
thuật và môi trường cho địa phương như:
- Tận dụng và xử lý triệt để chất thải trong trồng trọt và
chăn nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường cho người dân
trong xã.
- Tạo ra nhiên liệu từ nguồn khí gas để sử dụng cho việc
đun nấu trong mỗi gia đình. Vì vậy công việc nội trợ, sinh hoạt
của các gia đình trở nên nhẹ nhàng, sạch sẽ, giảm bớt vất vả, đặc
biệt là đối với phụ nữ, người già.
- Điểm nổi bật của mô hình biogas được đề xuất trong luận
văn là so với lợi ích về mặt kinh tế - xã hội thì tuy chi phí lắp đặt
cao nhưng bền và tiện lợi, ít bảo quản, nên dễ dàng được người
nông dân ứng dụng và có thể phát triển trên diện rộng. Lợi ích
công nghệ khí sinh học rất đa dạng và phong phú, nếu người nông
dân mạnh dạn tiếp cận công nghệ mới và ứng dụng vào cuộc sống
thì sẽ giúp chăn nuôi phát triển tốt hơn.
- Với việc kết hợp chất thải từ nông nghiệp để sản xuất nấm,
tăng thu nhập cho người dân và bã thải nấm ủ phân compost đã sản
18
xuất được một lượng phân bón hữu cơ vi sinh, hạn chế việc lạm
dụng sử dụng phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp, qua đó
giảm bớt sự thoái hoá đất nông nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả
trong sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu khí nhà kính, góp phần bảo
vệ môi trường.
Ngoài ra, luận văn còn đưa ra một số đề xuất, giải pháp
mang tính khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa việc quản lý
chất thải nông nghiệp trong từng hộ gia đình, góp phần cải thiện
môi trường sống xung quanh.
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2013), Báo cáo hiện trạng môi
trường quốc gia 2013 về chất thải, Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo môi trường
quốc gia 2011 - chất thải rắn, Hà Nội.
3. Nguyễn Lân Dũng (2004), Công nghệ nuôi trồng nấm, Nhà
xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Hồng, Phạm Khắc Hiếu (2012), Đánh giá hiệu
quả xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng hầm biogas quy
mô hộ gia đình ở Thừa thiên Huế, Tạp chí Khoa học, Đại
học Huế, tập 73, số 4.
5. Đỗ Thành Nam (2008), Khảo sát khả năng sinh gas và xử lý
nước thải heo của hệ thống biogas phủ nhựa HDPE, Đại
học Nông lâm, Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Hồng Sơn (2011), Phân loại, đánh giá các loại hầm
Biogas, Trung tâm Vị Nông – TVN.
7. Spin (2011), Tổng kết hoạt động định kỳ Dự án đổi mới sản
phẩm bền vững, Hà Nội.
20
8. Tạp chí Môi trường số 2/2014 (2014) Dự án Đổi mới sản
phẩm bền vững, Tổng cục Môi trường, Hà Nội.
9. Trịnh Thị Thanh, Trần Yêm, Đồng Kim Loan (2004), Giáo
trình công nghệ môi trường, NXB đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
10. ThS. Phạm Văn Thành, Th.S Nguyễn Đức Thịnh (2010), Tài
liệu đào tạo xây dựng hầm biogas – Vacvina cải tiến,
Trung tâm Nghiên cứu, phát triển cộng đồng nông thôn,
Hà Nội.
11. Viện môi trường nông nghiệp (2010), Báo cáo kết quả nhiệm
vụ 2012 – Xây dựng mô hình thu gom, xử lý phế phụ phẩm
trồng trọt góp phần giảm thải khí nhà kính nông thôn ở
vùng đồng bằng sông Hồng, Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn, Hà Nội.
12. Ủy ban nhân dân xã Giao Lạc (2013), Báo cáo hiện trạng sử
dụng đất của xã Giao Lạc, Nam Định.
13. Ủy ban nhân dân xã Giao Lạc (2013), Tổng quan xã Giao Lạc,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định, Nam Định.
Tiếng Anh
14. B.T.Nijaguna (2006), Biogas Technology, New Age
International Publisher.
21
Một số trang web
15.
16.
&IDdetail=693
17. ác-loại-phụ-phẩm-cây-
trồng-thức-ăn-cho-trâu-bò
18.
99
19.
bang-khong.12196/
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_223_6931_1870126.pdf