MỞ ĐẦU .1
1. Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài luận văn.1
2. Mục tiêu tiêu của đề tài .2
3. Nội dung nghiên cứu.2
4. Ý nghĩa của đề tài.2
4.1. Ý nghĩa khoa học .2
4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn .2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.4
1.1. Cơ sở khoa học.4
1.1.1. Cơ sở lý luận .4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn .11
1.2. Quá trình hình thành khí nhà kính từ một lưu vực tự nhiên .12
1.2.1. Chu trình Cacbon trong một lưu vực tự nhiên.12
1.2.2. Chu trình Cacbon trong một hệ sinh thái thủy sinh.13
1.2.3. Sự hình thành khí Mêtan trong môi trường thủy sinh yếm khí.14
1.3. Chu trình carbon trong một hồ chứa .17
1.4. Những yếu tố ảnh hưởng tới khả năng phát thải khí nhà kính từ hồ thủy điện .19
1.4.1. Quá trình cacbon hữu cơ vào hồ chứa.19
1.4.2. Các điều kiện dẫn đến sản sinh các loại khí nhà kính.20
1.4.3. Quy trình ảnh hưởng đến sự phân bố của khí nhà kính trong các hồ chứa: .20
1.5. Lịch sử nghiên cứu khả năng phát thải khí nhà kính từ hồ thủy điện.20
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.23
2.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. .23
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.23
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .23
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .23
2.2.2. Thời gian nghiên cứu .24
108 trang |
Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng phát thải khí nhà kính của hồ thủy điện Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mặt nước (Rolston, 1986), có thể
tích được xác định chụp lên bề mặt để thu khí, hút khí ở thời điểm 0 phút (nhằm xác
định lượng khí CH4 ban đầu có trong hộp kín), 10 phút, 20 phút. Hút khí từ buồng khí
bằng xilanh. Lưu khí trong ống thủy tinh trung tính, thể tích 20,0 ml đã được hút chân
không.
* Thông số hộp lấy mẫu:
Kích thước của hộp thu khí CH4: đường kính x chiều cao là 30 (cm) x 20 (cm),
trong đó phần ngập nước là 7 cm, chiều cao hữu dụng của hộp lấy mẫu là 13 cm.
* Công thức:
Dựa trên cân bằng vật chất, tỷ lệ phát thải khí CH4 được tính theo công thức:
RCH4 = ∆C/∆t*V/S
Trong đó:
RCH4 là lượng phát thải khí CO2 (mg/m2/giờ)
30
tC ∆∆ / : tốc độ tăng nồng độ khí CH4 trong buồng kín (mg/m3/giờ)
V thể tích hộp lấy mẫu (m3)
S là diện tích tiếp xúc bề mặt phát thải của hộp lấy mẫu (m2)
Hình 2.3. Ảnh lấy mẫu nước, khí CO2, CH4
* Phương pháp xác định khí CH4
Mẫu khí ngay sau khi được lấy về, được phân tích nồng độ khí trong ống bằng
máy sắc kí khí GC17A sử dụng cột mao quản và detector FID với khí mang là N2.
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phần mềm excel và phần mềm thống kê Eviews để phân tích và xử lý
thống kê các kết quả nghiên cứu.
2.4. Thời gian lấy mẫu
Thời gian lấy mẫu được tiến hành trong các tháng mùa khô và mùa mưa là các
tháng: tháng 3, tháng 6, tháng 9, tháng 11 năm 2015; Lấy mẫu nước ở tầng mặt.
Bảng 2.5. Thời gian lấy mẫu
TT Ngày Ký hiệu mẫu
Đợt 1 27/3/2015 C1,C2 28/3/2015 C3,C4,C5
Đợt 2 26/6/2015 C1,C2 27/6/2015 C3,C4,C5
Đợt 3 27/9/2015 C1,C2 28/9/2015 C3,C4,C5
Đợt 4 23/11/2015 C1,C2 24/11/2015 C3,C4,C5
31
2.5. Cách tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu
Cách tiếp cận giải quyết vấn đề nghiên cứu như sau:
- Bước 1: Tham khảo tài liệu và lựa chọn khu vực nghiên cứu
- Bước 2: Thu thập các thông tin về thủy văn và môi trường
- Bước 3: Lấy mẫu nước, khí CO2, CH4
- Bước 4: Phân tích xử lý số liệu, xây dựng mô hình tính toán. Kết luận và kiến
nghị
Hình 2.4. Sơ đồ các bước thực hiện
32
CHƯƠNG 3.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm hồ chứa thủy điện Sơn La
Thủy điện Sơn La được xây dựng tại xã Ít Ong, huyện Mường La, tỉnh Sơn La.
Quy mô công trình: MNDBT 215 m, MNC 175 m; công suất lắp máy 2.400 MW; sản
lượng điện trung bình hàng năm 9.429 triệu kWh.
Hồ chứa Sơn La có dạng sông chạy dọc theo lòng sông Đà với chiều dài hồ lớn
nhất là 175,4 km và chiều rộng bình quân hồ chứa là 1,27 km, diện tích 224 km2 ứng
với MNDBT 215 m (thuộc phạm vi 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu và Điện Biên). Tổng
dung tích hồ chứa là 9.260 triệu m3, dung tích hữu ích là 6.504 triệu m3. Khu vực
lòng hồ mở rộng nhất thuộc về huyện Quỳnh Nhai và huyện Thuận Châu tỉnh Sơn La
(cửa sông Nậm Muội) đạt tới 4 km. Chiều rộng hẹp nhất của hồ chứa Sơn La chỉ là
1km tại tuyến đập. Hồ chứa Sơn La có độ sâu trung bình là 77 m, và sâu nhất tới
135m tại tuyến đập.
Mạng lưới sông suối trên lưu vực hồ chứa Sơn La có dạng hình lông chim và
các phụ lưu đổ thằng góc vào dòng chính, khả năng tập trung nước trên hồ chứa Sơn
La rất lớn và đây là nguyên nhân gây nên tính ác liệt của dòng chảy lũ trên lưu vực và
các hiện tượng lũ quét, lũ bùn đáxảy ra mang tính chất thường xuyên trên lưu vực.
Khả năng xói mòn xâm thực cát bùn trên bề mặt đưa xuống sông cũng rất lớn.
33
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí hồ thủy điện Sơn La
34
3.1.2. Điều kiện địa hình
Phía Đông của lưu vực sông Đà có dãy Hoàng Liên Sơn - Pu Luông với các
đỉnh cao từ 2500 đến 3000 m và cũng là đường phân nước giữa lưu vực sông Thao và
sông Đà. Phía Tây có các dãy núi cao Pu-đen-đinh (1986 m), Pu-huổi-long (2178 m)
... là đường phân nước giữa lưu vực sông Đà với các chi lưu của sông Cửu Long và
sông Mã. Phía cực bắc có dãy núi cao Pusilung (3076 m) và Ngũ Đài Sơn (3048m).
Phía Đông Nam là vùng núi thấp Ba Vì (1287 m), Viên Nam (1029 m) và Đối Thôi
(1198 m), cũng là đường phân nước giữa lưu vực sông Đà và sông Đáy. Hướng dốc
chung của địa hình là theo hướng Tây Bắc - Đông Nam rõ rệt.
* Về nhóm kiểu địa hình núi
- Phần Tây Bắc của lưu vực, từ biên giới Việt Trung, Việt Lào tới Lai Châu,
Mường Lay chủ yếu là các dãy núi ở độ cao trên 1000 m. Đường sống núi hẹp, có
đỉnh cao nhất đạt tới 3076 m, chủ yếu cấu tạo bởi granit, ven rìa xen đá phiến và đá
vôi.
- Phía Tây Nam là sườn của dãy Pu - Đen - Đinh với đỉnh cao nhất 1888 m, độ
dốc sườn đổ xuống sông Đà đạt tới 300.
- Phía Đông Bắc là sườn của dãy núi Hoàng - Liên - Sơn, với đỉnh Phan - Xi -
Pang cao 3143 m, sườn đổ về sông Đà ngắn, dốc tới 30 - 400.
* Về nhóm kiểu địa hình cao nguyên
Phía Bắc lưu vực là các cao nguyên đá vôi Tà Phình và Sín Chải có độ cao trên
1000 m. Quá trình karst ở vào giai đoạn cuối, có những cánh đồng karst khá rộng.
Phía cực Nam có cao nguyên đá vôi Mộc Châu, chạy dài từ Yên Châu đến Suối Rút
với hai bậc độ cao: 1000 – 1200 m và 600 m.
* Về nhóm kiểu địa hình thung lũng
Nhóm kiểu địa hình máng trũng và thung lũng giữa núi này thường hẹp, có bề
mặt tương đối bằng phẳng. Có thể phản ánh điều kiện địa hình của lưu vực sông Đà
như sau:
Phần diện tích có H < 600 m: 432.820 ha (17%)
Phần diện tích có 600 m< H < 1500 m: 1.807.660 ha (71%)
35
Phần diện tích có H > 1.500 m: 305.520 ha (12%)
3.1.3. Điều kiện địa chất
* Cấu trúc địa chất: Lưu vực sông Đà cũng là vùng có cấu trúc địa chất phức
tạp. Ba đới đứt gãy chính là đứt gãy sông Hồng, đứt gãy Điện Biên - Lai Châu và đứt
gãy sông Mã.
* Hoạt động địa chấn: Theo tài liệu thống kê từ năm 1914 đến năm 2009 đã có
hơn một trăm trận động đất ở vùng này và tập trung quanh các đới sông Hồng, sông
Đà, Sơn La - Sông Mã và Điện Biên - Lai Châu. Các trận động đất mạnh đã xảy ra
với cường độ địa chấn đạt tới 6.8 - 7 độ Richter. Nhìn chung, hầu hết động đất trong
vùng đều xảy ra trong lớp granit và bazan với độ sâu chấn tâm nhỏ hơn 35 km.
* Trượt lở và khe nứt: Vùng lưu vực sông Đà có cấu trúc địa chất khá đa
dạng, phức tạp, các hoạt động kiến tạo trước đây xảy ra khá mạnh mẽ và hiện nay vẫn
được tiếp tục, thể hiện qua các dịch chuyển tân kiến tạo. Các kết quả nghiên cứu của
Viện Vật lý địa cầu trong những năm qua cho thấy, cùng với sự tích nước của hồ Hòa
Bình, các hoạt động địa chấn đã tăng lên. Hiện tượng động đất kích thích xảy ra mạnh
mẽ nhất ở khu vực xung quanh đập thuộc địa phận thị xã Hoà Bình, điều này cũng có
thể xẩy ra khi hồ chứa Sơn la tích nước.
3.1.4. Thổ nhưỡng
Theo kết quả thống kê tài nguyên đất thì trong phạm vi lưu vực sông Đà (phần
Việt Nam), có 7 loại đất chính với các diện tích tương ứng như sau:
- Đất lòng hồ và đất bán ngập: 20240 ha (0.79%)
- Đất phù sa sông suối: 18205 ha (0.71%)
- Đất tích tụ thung lũng: 15195 ha (0.60%)
- Đất feralit biến đổi do trồng lúa: 6105 ha (0.24%)
- Đất feralit điển hình: 1310426 ha (51.47%)
- Đất feralit mùn trên núi: 1043529 ha (41.23%)
- Đá vôi và đất trơ sỏi đá: 166350 ha (4.96%)
* Đất phù sa sông suối
36
Chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ (khoảng 1.4% diện tích), phân bố dọc theo các
thung lũng sông suối, do mức độ giàu có các nguyên tố kiềm và kiềm thổ được giải
phóng từ đá vôi nên từ ít chua đền hơi chua. Đây là loại hình đang được sử dụng
trong các hoạt động nông nghiệp (trồng lúa nước, hoa màu) ở các khu dân cư.
*Đất tích tụ thung lũng
Cũng chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ (khoảng 0.6% diện tích), được hình thành
ở các thung lũng hay chân các đồi núi do quá trình di chuyển vật liệu từ trên cao
xuống. Đây cũng là loại hình đất được tận dụng khai thác để trồng lúa hoa màu với
năng suất cao và ổn định.
* Đất feralit điển hình
Chiếm tới 51% diện tích, có thể chia ra các loại:
- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên các đá trầm tích lục nguyên màu đỏ, đá
macma axit, đá phiến sét (phân bố chủ yếu ở Tây và Tây Bắc Lai Châu)
- Đất feralit vàng đỏ trên phiến sét, có phản ứng chua và hàm lượng dinh dưỡng
vào loại trung bình (phân bố chủ yếu tại lưu vực sông Nậm Mun, Nậm Na).
- Đất feralit nâu đỏ, nâu vàng hình thành trên các cao nguyên đá vôi, đá phun
trào bazơ và trung tính (phân bố chủ yếu trong dải cao nguyên đá vôi tỉnh Sơn La ở
bờ phải sông Đà với độ cao từ 600 – 700 m; trong dải cao nguyên Mộc Châu với độ
phì nhiêu lớn hơn, tầng dày hơn và ở độ cao lớn hơn, tới 1000 m). Đất này sử dụng
tốt cho hoạt động nông nghiệp.
* Đất feralit mùn trên núi
Chiếm khoảng 41% diện tích lưu vực, phân bố chủ yếu trên các sườn cao của
dãy núi Hoàng Liên Sơn và Pusilung cũng như trên bờ trái sông Đà. Do hình thành
dưới các thảm rừng với nhiệt độ tương đối ôn hoà, độ ẩm cao nên tầng mùn phát
triển, thường dày tới trên 25 cm. Loại hình đất này thường ở độ cao từ 700 m trở lên.
37
Hình 3.2. Sơ đồ các loại đất lưu vực sông Đà
38
3.1.5. Điều kiện khí hậu
Khí hậu lưu vực sông Đà là khí hậu nhiệt đới, gió mùa vùng núi, mùa động lạnh
có sương muối và ít mưa, mùa hè nóng, có gió tây khô nóng và nhiều mưa. Hầu như
trên toàn lưu vực sông Đà đều có biên độ nhiệt ngày khá lớn, đạt hoặc vượt tiêu
chuẩn nhiệt đới. Lượng mưa ở vùng lưu vực sông Đà rất không đều, giá trị trung bình
nhiều năm biến đổi khá mạnh mẽ; Vùng mưa lớn Hoàng Liên – Sâp đạt tới trên 2000
mm, trong khu vùng mưa ít Nam Sơn La chỉ đạt 1200 - 1600 mm.
Ở vùng thấp (có độ cao dưới 70 m), mùa lạnh bắt đầu cuối tháng 11 và kết thúc
vào cuối tháng 3 còn mùa nóng ứng với thời gian còn lại. Càng lên cao mùa lạnh kéo
dài trong khi mùa nóng ngắn lại bắt đầu muộn hơn và kết thúc sớm hơn. Khi lên tới
độ cao từ 1500 m trở lên thì hầu như không còn mùa nóng. Mùa mưa bắt đầu từ
khoảng tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, tháng 11. Mùa lạnh cũng là khoảng thời
gian để xảy ra sương muối và hạn.
Phụ thuộc vào vị trí địa lý và điều kiện địa hình, có thể chia toàn lưu vực sông
Đà thành 3 vùng khí hậu: vùng trên lưu vực (từ nguồn đến biên giới Việt – Trung),
vùng giữa lưu vực (từ biên giới tới Tạ Khoa) và vùng dưới lưu vực (từ Tạ Khoa đến
cửa sông).
Vùng trên cửa lưu vùng là vùng núi cao có nhiều khe thung lũng sâu, khí hậu
mát mẻ, ít mưa, nhiệt độ trung bình tháng dao động từ 15 – 18oC. Nhiệt độ cao nhất
vào tháng 7 đạt tới 30oC, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 xấp xỉ 0oC.
Vùng giữa của lưu vực là vùng núi, chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
Nhiệt độ không khí trung bình năm dao động từ 21 – 23 oC, nhiệt độ cao nhất khoảng
38 – 42oC, trong khi đó nhiệt độ thấp nhất xuống tới (-0.8oC). Về mùa đông, do chịu
ảnh hưởng của gió mùa nên nhiệt độ không khí dao động mạnh ở khoảng 5 – 20oC.
Trong vùng này mưa nhiều, đồng thời ở bờ trái sông Đà cso những dãy núi cao chắn
gió mùa Tây Nam nên có lượng mưa lớn hơn (2000 -3000 m) so với bờ phải (1200 -
2000 mm).
Vùng dưới của lưu vực sông Đà bao gồm cao nguyên Mộc Châu và những núi
không cao thuộc tỉnh Hòa Bình, chịu ảnh hưởng lớn của gió mùa Đông Bắc. Trong
39
vùng này nhiệt độ không khí trong năm dao động từ 18 – 23 oC. Nhiệt độ không khí
cao nhất vào tháng 7 là 28 oC, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối dao động trong khoảng từ
35 -41oC. Nhiệt độ thấp xảy ra vào tháng I dao động từ 11 – 16oC.
Ở vùng dưới của lưu vực sông Đà có mưa nhiều. Lượng mưa hàng năm ít thay
đổi. Phân bố mưa trong năm phụ thuộc vào hình thái gió mùa: Gió mùa Tây Nam gây
ra khoảng 85% tổng lượng mưa năm, đặt biệt tập trung vào ba tháng 7,8 và 9. Khi đó
lượng mưa tăng đột ngột do ảnh hưởng của những trận bão đổ bộ vào phần dưới lưu
vực. Lượng mưa tháng lớn nhất tại trạm hòa bình là 734 mm, mưa ngày lướn nhất đạt
tới 224 mm. Cường độ mưa rất lớn có thể vượt quá 20 mm trong 5 phút. Mùa hè, số
ngày mưa tới 100 – 140 mm, riêng tháng 7 và tháng 8 thường đạt tới 18 – 20 ngày/
tháng, ở Hòa Bình, vào mùa lạnh thường có hướng gió Bắc và Tây Bắc trong khi vào
mùa nóng thì gió có hướng Nam và Tây Nam. Tốc độ gió trung bình dao động từ 1,5
– 2,4 m/s. Tốc độ gió lớn nhất vào mùa nóng đạt 28 m/s (Hòa Bình) và tới 40 m/s
(Mộc Châu).
Trong lưu vực sông Đà có một số khu vực mưa lớn: phía Tây Hoàng Liên Sơn
có lượng mưa trung bình năm đạt 2500 mm, lớn nhất là trong các tháng 2400 – 2600
mm. Lưu vực sông Đà có độ ẩm cao và ít thay đổi. Độ ẩm tuyệt đối dao động trong
phạm vi từ 11 -32 mb và độ ẩm tương đối khá cao, trung bình năm đạt tới 82 – 85 %.
40
Hình 3.3. Lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực sông Đà
41
- Độ ẩm: tương đối thấp so với nhiều vùng, trung bình năm khoảng 82 %, tăng
lên 84 ÷ 86 % trên các rẻo cao. Hàng năm hình thành một thời kỳ khô từ giữa mùa
đông đến đầu mùa hạ (từ tháng I đến tháng V) và một thời kỳ ẩm trong suốt mùa hạ
và đầu mùa đông (từ tháng VI đến tháng XII). Biến trình năm của độ ẩm Tây Bắc
như vậy khác rõ rệt với phần còn lại của Bắc Bộ (thời kỳ ẩm nhất lại xẩy ra vào cuối
mùa đông).
Ba tháng ẩm nhất trong năm là các tháng giữa mùa mưa, tháng VI-VII-VIII,
trong đó tháng VII thường là tháng cực đại. Độ ẩm trung bình tháng này lên tới 88 ÷
90 %.
Khô nhất là hai tháng II - IV, trong đó tháng III thường là tháng cực tiểu của độ
ẩm trong biến trình năm, độ ẩm trung bình tháng này xuống tới trên dưới 75 %.
- Gió: thông thường gió ở vùng Tây Bắc phụ thuộc mạnh mẽ vào điều kiện địa
hình địa phương. Trong các thung lũng, gió thường thổi theo hướng thung lũng có khi
đối lập với hướng chung. Chẳng hạn Mường Tè, quanh năm gió đều thổi theo hướng
Tây hay Tây Bắc với ưu thế tuyệt đối (60 ÷ 80 %).
Tuy nhiên, ở những nơi tương đối thoáng cũng có thể phát hiện thấy một xu
hướng chung là về mùa đông hướng gió thịnh hành thiên về các hướng Bắc và Đông,
về mùa hạ thiên về các hướng Tây và Nam. Chẳng hạn ở Lai Châu, hai hướng chiếm
tần suất lớn nhất trong tháng I là hướng Đông Bắc và Tây Bắc với tần suất tổng cộng
lên tới 43 % và trong tháng VII là hướng Nam và Tây với tần suất tổng cộng 51 %.
Trong các thung lũng nói chung rất ít gió. Tần suất lặng gió chiếm tới 50 ÷ 70
% trường hợp quan sát. tốc độ gió trung bình ở đây thường không quá 1 m/s. Trên các
rẻo cao thoáng gió, tốc độ gió tăng rõ rệt, trung bình lên tới 2 ÷ 3 m/s và trên nữa
(Pha Đin 3,3 m/s).
Tuy nhiên ở vùng núi Tây Bắc không loại trừ khả năng xẩy ra những tốc độ gió
cực lớn, tới 30 ÷ 40 m/s và trên nữa là gió trong cơn dông.
Nhìn chung, toàn vùng TB có biên độ dao động nhiệt độ và độ ẩm tương đối
cao, lượng mưa tương đối lớn và chủ yếu tập trung vào các tháng mùa hè nên mực
42
nước ở các sông suối dâng cao vào mùa mưa rất dễ xẩy ra lũ ống, lũ quét, ngập lụt,
trượt đất, xói mòn,...
3.1.6. Điều kiện thủy văn
Sông suối trong lưu vực sông Đà thuộc loại sông trẻ, thung lũng sông hẹp,
nhiều đoạn có dạng hẻm vực sâu, chứng tỏ địa hình mới được nâng lên rất mạnh,
phần lớn lòng sông cao hơn mặt biển từ 100 – 500 m. Do đó sông đang đào lòng
mạnh, trắc diện hẹp, bồi tụ ít và lắm thác ghềnh.
Không kể những phụ lưu lớn, dòng chính sông Đà có mạng lưới thuỷ văn phân
bố không đồng đều. Mật độ sông suối từ thưa đến dày. Vùng đá vôi mưa ít, mật độ có
nơi xuống dưới 0,50 km/km2 như ở lưu vực sông Nậm Sập, vùng núi cao mưa nhiều
như vùng sông Nậm Mu, mạng lưới sông suối rất dày, khoảng 1,67 km/km2. Các
vùng còn lại có mật độ tương đối dày từ 0,50 đến 1,50 km/km2. Tổng số sông suối có
chiều dài từ 10km trở lên thuộc lưu vực dòng chính sông Đà có tới 223 sông, trong đó
có 148 sông có diện tích lưu vực nhỏ hơn 100 km2
* Dòng chảy năm: Tổng lượng nước bình quân nhiều năm của sông Đà khoảng
55,7 km3 ứng với lưu lượng bình quân năm là 1770 m3/s và môđun dòng chảy năm tại
Lý Tiên Độ (Trung Quốc) là 25,2 l/s.km2 khi tới Lai Châu đạt tới 34 l/s.km2. Tuy
nhiên từ Lai Châu tới Hoà Bình, môđun dòng chảy năm hầu như không tăng (tại Hoà
Bình là 33,8 l/s.km2). Điều đó có thể giải thích bởi lượng mưa ở phía bờ phải trên
đoạn này của sông Đà giảm sút rõ rệt, chỉ khoảng 1600 mm, vùng cao nguyên Sơn
La, Mộc Châu còn ít hơn nữa, chỉ đạt 1300 – 1400 mm.
* Dòng chảy mùa lũ: Lượng nước mùa lũ chiếm bình quân từ 77,6 % đến 78,5
% lượng nước cả năm, riêng tháng VIII chiếm tới 23,7% là tháng có lượng dòng chảy
lớn nhất. Mùa cạn kéo dài trong 7 tháng (từ tháng XI đến tháng V). Mô-đun đỉnh lũ
tại Lai Châu đã đạt tới giá trị 324 l/s.km2 (tháng VII – 1969), thấp hơn so với giá trị
cao nhất đã quan trắc được tại đây là 438 l/s.km2 (tháng VIII – 1945). Sự hoạt động
sớm của áp thấp phía Tây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự xuất hiện lưu lượng
đỉnh lũ vào tháng VII.
43
* Dòng chảy cạn: Dòng chảy bình quân tháng nhỏ nhất tại Lai Châu là 6,42
1/s.km2 ứng với lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất là 218 m3/s và tại Hoà Bình là
6,72 1/s.km2 ứng với lưu lượng bình quân tháng nhỏ nhất là 346 m3/s. Vùng có
lượng dòng chảy nhỏ nhất còn phong phú (trên 10 l/s.km2). Dòng chảy tháng nhỏ
nhất bình quân xuất hiện đồng bộ vào tháng III chiếm trên dưới 2% lượng dòng chảy
cả năm. Phần sông Đà thuộc Trung Quốc có dòng chảy nhỏ nhất còn thấp hơn nữa.
* Dòng chảy cát bùn và thành phần hóa nước sông:
Dòng chảy cát bùn trên sông Đà thuộc loại lớn trên miền Bắc. Tổng lượng cát
bùn của sông Đà tại Hoà Bình là 72,3.106 tấn ứng với độ đục bình quân nhiều năm là
1310 g/m3. Tại Lai Châu, tổng lượng cát bùn là 87,5.106 tấn ứng với độ đục bình
quân là 1940 g/m3. Như vậy, dòng chảy cát bùn giảm về phía hạ lưu.
Hàm lượng chất hữu cơ trong sông Đà nhỏ. Dòng chảy chất hoà tan hàng năm
của sông Đà tại Hoà bình khoảng 9,58.106 tấn, tương ứng với dòng chảy ion là 185
tấn/km2.
Độ dốc trung bình lưu vực là 37 %. Độ dốc dọc trung bình sông chính là
0,573%.
44
Hình 3.4. Dòng chảy trung bình nhiều năm lưu vực sông Đà
45
3.1.7. Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học lưu vực sông Đà
*Thảm thực vật tự nhiên:
- Rừng kín thường xanh cây lá rộng thứ sinh bị tác động mạnh trên núi đất
và núi đá vôi: thảm thực vật rừng vốn là những khu rừng già đã bị tác động mạnh, có
cả những diện tích rừng thứ sinh trưởng thành đã bị chặt phá do khai thác gỗ hoặc đã
tái sinh trở lại sau một thời gian dài nương rẫy bị bỏ hoang.
- Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rãy trên núi đất: đây là loại hình thảm
thực vật mới được phục hồi sau nương rãy khoảng trên dưới 10 năm. Thảm thực vật
rừng thường chỉ có 2 hoặc 3 tầng, trong đó có thể có 1 đến 2 tầng cây gỗ. Thành phần
loài cũng nghèo đi rõ rệt. Chiếm ưu thế ở đây là những loài cây ưa sáng, mọc nhanh,
có đời sống ngắn, hoặc những cây còn sót lại trong rừng cũ nhưng sinh trưởng kém.
- Rừng tre nứa và tre nứa xen cây gỗ: thường gặp ở những nơi ẩm ướt, ven
sông suối hoặc trên sườn dốc còn tầng đất dày, ẩm. Về cấu trúc tổ thành, hệ sinh thái
rừng kiểu này bao gồm chủ yếu là các loài tre, nứa trong họ phụ Bambusoidae của họ
Lúa Poaceae với mật độ trung bình từ 4000-7000 cây/ha
- Thảm cây bụi thứ sinh có cây gỗ mọc rải rác: đây là loại hình thực vật thứ
sinh khá phổ biến trong vùng, phân bố rộng rãi ở những vùng đất thấp dưới 300m
hoặc gần các khu dân cư. Trong các loại hình thực vật này các loài cây thân gỗ còn
sót lại trong quần xã có tỷ lệ thấp, thường mọc rải rác với chiều cao trung bình 4-7m.
Tầng ưu thế sinh thái khác thuộc về các loài cây bụi. Các loài ưu thế thường không
rõ, thành phần loài tương đối đa dạng và phức tạp
- Thảm cây bụi thứ sinh: Đây là loại hình thực vật thứ sinh khá phổ biến trong
vùng, phân bố rộng rãi ở những vùng đất thấp dưới 300 m hoặc gần các khu dân cư.
Trong các loại hình thực vật này các loài cây thân gỗ còn sót lại trong quần xã có tỷ
lệ thấp, thường mọc rải rác với chiều cao trung bình 4-7 m, đây là loại hình thực vật
là dạng thoái hoá hơn so với quần xã ở trên, phân bố chủ yếu trên các vùng đất đã bị
suy thoái mạnh do xói mòn và chăn thả gia súc. Sau khi bị chặt phá, làm nương rãy
nhiều lần, lặp đi lặp lại, lớp đất mặt bị xói mòn mạnh, trở nên khô cứng, chặt, khả
năng giữ ẩm kém. Trên các diện tích này xuất hiện trảng cây bụi cằn cỗi với thành
46
phần loài nghèo nàn, chiều cao quần xã từ 2 - 3 m, chủ yếu gồm các loài cây bụi, dây
leo, cây thân thảo ưa sáng, chịu hạn, có khả năng sinh trưởng và phát triển trên nền
đất nghèo dinh dưỡng.
* Thảm cỏ thứ sinh.
Thảm cỏ thứ sinh thường phát triển trên đất sau nương rãy mới bỏ hoang hoặc
xuất hiện trên những diện tích rừng mới bị cháy. Trong các trạng thái thực bì này, ở
giai đoạn đầu các loài cỏ thân thảo thuộc họ Lúa. Hầu như ở tất cả các khu vực điều
tra khảo sát, thảm cỏ thứ sinh là giai đoạn đầu trong loạt diễn thế thứ sinh nhân tác
phục hồi lại thảm thực vật rừng. Do có những điều kiện thuận lợi cho các loài cây gỗ
rừng định cư và phát triển nên giai đoạn thảm cỏ chỉ tồn tại trong thời gian ngắn,
khoảng 1-2 năm. Sau đó, các loài cây gỗ rừng sẽ nhanh chóng chiếm lĩnh những lập
địa này để tạo thành các hệ sinh thái rừng thứ sinh.
* Thảm thực vật nhân tạo
- Rừng trồng: Hiện nay một phần diện tích đất không rừng đã được trồng
những loài cây gỗ mới nhập nội như keo lá tràm (Acasia aurilculaeformis). keo mỡ
(A. Mangium), bạch đàn các loại (Eucalyptus spp), thông (Pinus sppv). Rừng trồng
tre nứa cũng được phát triển tại đây.
Các thảm cây trồng khác: Đất trồng cây công nghiệp lâu năm chủ yếu là cây
chè (Camellia sinensisv) được trồng trên những diện tích nhỏ quanh nhà, trên các đồi
thấp. Quanh các khu dân cư, trên những mảnh vườn xung quanh nhà được trồng các
loại cây ăn quả và cây cho gỗ (như xoan, bạch đàn các loại, có nhiều nơi còn là cây
lát hoa) và tre trúc các loại. Đất nông nghiệp trồng các cây hằng năm (lúa, sắn, khoai,
rau màu) thường phân bố rải rác trên các sườn đồi có độ dốc thấp (dưới 25°), trong
các thung lũng hoặc các đầm lầy đã được cải tạo.
47
Bảng 3.1. Diện tích các loại rừng vùng lưu vực Sông Đà
(Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu và Điện Biên)
Loại rừng Diện tích (ha) Tỉ lệ % trên tổng diện tích tự nhiên Trữ lượng gỗ
Rừng giầu 106.875 4,15 21.375.000 m3
Rừng trung bình 66.340 2,60 55.06.220 m3
Rừng nghèo 159.950 6,25 10.556.700 m3
Rừng phục hồi 12.618 0,5 -
Rừng hỗn giao 312 0,02 997.800 cây
Rừng tre nứa 50.796 2,00
Rừng trồng 195 0,01 -
Rừng đặc sản 33.359 1,40 -
Cộng 397.086
Nguồn: Trần Đình Đại, Nguyễn Văn Sinh, 1992
Độ che phủ rừng có ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sông Đà, sự rửa trôi
lớp bề mặt kéo theo các chất có trong đất, các chất có trên mặt đất theo dòng chảy
xuống hồ. Độ che phủ càng thấp thì sự bào mòn lớp bề mặt càng cao và ngược lại.
3.2. Đánh giá chất lượng nước hồ thủy điện Sơn La trước và sau tích nước.
Để đánh giá chất lượng nước sông Đà tại khu vực hồ, tác giả dựa vào tài liệu
quan trắc các đợt thực địa Viện Địa Lý, Liên Hiệp Khoa học công nghệ môi trường
và phát triển bền vững, báo cáo hiện trạng chất lượng nước hồ thủy điện Sơn La
(2014).
Bảng 3.2. Tổng hợp kết quả chất lượng nước hồ TĐ Sơn La (2009-2014)
TT Ký hiệu pH
DO TSS COD BOD5
NH4+
(tính
theo N)
NO2-
(tính
theo N)
NO3-
(tính
theo N)
PO43 –
(tính
theo P)
mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l
Năm 2009
1 Mặt cắt 1 7,2 5,8 KPT 4,32 3,8 KPT 0,016 0,1 KPT
2 Mặt cắt 3 7,8 5,8 − 3,92 4,1 − 0,011 0,1 −
3 Mặt cắt 5 7,3 5,9 − 4,48 3,5 − 0,01 0,04 −
48
TT Ký hiệu pH
DO TSS COD BOD5
NH4+
(tính
theo N)
NO2-
(tính
theo N)
NO3-
(tính
theo N)
PO43 –
(tính
theo P)
mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l
4 Mặt cắt 7 7,7 5,8 − 4,88 4,4 − 0,015 0,072 −
5 Mặt cắt 10 7,2 5,9 − 5,28 5 − 0,011 0,04 −
6 Mặt Cắt 14 7,3 6 − 3,68 4,5 − 0,016 0,15 −
TB 7.42 5,87 − 4,43 4,22 − 0,01 0,08 −
Năm 2010, sau khi
tích nước 3 tháng
1 Mường Lay 8,01 3,77 40,23 15,58 4,91 0,251 0,018 0,7 0,07
2 Quỳnh Nhai 8,31 3,48 30,45 8,44 2,98 0,229 0,009 0,8 0,09
3 Pá Uôn 8,21 3,36 35,89 10,20 3,63 0,290 0,008 0,8 0,11
4 Nậm Mu 8,33 3,83 32,46 17,00 7,73 0,093 0,015 0,8 0,08
5 Thượng lưu 8,07 3,46 30,31 25,76 9,47 0,255 0,011 0,7 0,09
6 Hạ lưu 8,22 3,72 46,78 17,83 7,60 0,228 0,009 0,7 0,01
TB 8.19 3,60 36,02 36,02 6,05 0,22 0,01 0,75 0,07
Năm 2011
1 Cầu Pá Uôn 8,64 8,83 5 9,2 3,8 0,012 0,0002 0,16 0,008
2 Phà Pá Uôn 9,04 9,06 5 10,3 4,5 0,014 0,0003 0,02 0,011
3 Nậm Ma-
Sin Hồ 8,73 8,46 21 14,2 6,4 0,017 0,0005 0,11 0,019
4 Cà Nàng 8,94 9,13 8 8,9 3,1 0,009 KPH 0,041 0,005
TB 8.84 8,87 9,75 10,65 4,45 0,01 0,00 0,08 0,01
Năm 2013
1
Nậm Hàng,
Mường Tè,
Lai Châu
7,76 8,02 12 9,2 2,3 0,023 0,004 0,33 0,006
2
Na Nay, thị
xã Mường
Lay, Điện
Biên
7,78 8,1 4 8,8 2,1 0,02 0,005 0,31 0,007
3
phường Lê
Lợi, huyện
Mường Tè,
Lai Châu
7,55 8,29 6 8,4 2 0,026 0,006 0,21 0,008
4
Xã Pi
Toong,
huyện Ít
Ong, Sơn La
7,57 8,12 3 8,4 1,9 0,027 0,004 0,43 0,009
5
Thị Trấn Ít
Ong, huyện
Ít Ong, Sơn
La
7,56 8 4 8,3 1,9 0,026 0,003 0,41 0,008
6 Sau đập 7,62 8,43 8 8,4 1,9 0,029 0,005 0,41 0,009
7 Sau đập 7,6 8,41 6 8,1 1,7 0,025 0,004 0,43 0,008
49
TT Ký hiệu pH
DO TSS COD BOD5
NH4+
(tính
theo N)
NO2-
(tính
theo N)
NO3-
(tính
theo N)
PO43 –
(tính
theo P)
mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l
TB 7.63 8,20 6,14 8,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luanvanthacsi_chuaphanloai_147_4942_1870015.pdf