Để xác định hàm lượng đạm, lân, kali cần phải qua giai đoạn công phá mẫu :Cân 1 gam đất đã rây qua rây 1 mm cho vào bình thuỷ tinh dung tích 50 ml.Thêm vào bình một ít nước cất cho mẫu đất hơi ẩm, rồi cho vào
8ml H2SO4 đặc, lắc đều, cho thêm vào giọt HCLO4 70% .Đậy bình bằng một chiếc phễu nhỏ. Đun từ từ cho nhiệt độ tăng dần. Khi dung dịch bắt đầu chuyển sang màu trắng thì tiếp tục đun thêm 20 phút nữa.Toàn bộ thời gian công phá mẫu hết khoảng 30 -40 phút. Sau đó nhấc xuống để nguội và cho vào 3 giọt HCLO4 và đun cho trắng màu.
- Xác định hàm lượng đạm tổng số (N%) theo phương pháp
Kjeldahl: Đem mẫu đất đã được công phá chưng cất Kjeldahl với thời gian
20-30 phút thu được dung dịch màu tím đỏ, sau đó chuẩn độ NaOH 0,02N,
dung dịch từ tím đỏ chuyển sang màu lục và tính kết quả.
- Xác định hàm lượng lân tổng số (P2O5%) theo phương pháp quang phổ hấp phụ : Lấy 5 ml dung dịch mẫu sau khi đã công phá cho vào bình thuỷ tinh, chỉnh độ pH đến = 7 bằng dung dịch NaOH 10%, sau đó thêm
10ml H2SO4 5N, thêm 1,25 ml dung dịch Amonimolipdat 2% và 3ml dung dịch axit Ascobic 1N. Đun cách thuỷ trên bếp khi cường độ màu lớn nhất, để nguội đến nhiệt độ phòng, định mức đến 50ml, đem so màu trên máy DERLL/2000, số đọc là P2O5%.
97 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2661 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ trồng nhập nội trong qui trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa Mộc Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng của cây là rất phức tạp. Ánh sáng cung cấp cho cây quang hợp, thoát hơi nước hình thành chất diệp lục. Có ánh sáng cây mới phát triể n thân, cành, lá, rễ và ra hoa kết quả bình thường [45]
Điều kiện về đất:
Trong điều kiện nhiệt đới, môi trường đất là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng cỏ.
Các loài cỏ trồng đều thuộc nhóm trung sinh, nên nhu cầu với môi
trường đất đều thuộc loại đất tốt .
Đất tốt là loại đất có hàm lượng N. P. K thích hợp. Độ pH ảnh hưởng đến sự hấp thu các muối khoáng chứa các muối Bo, Clo, Coban, đồng, Iốt, sắt, Mangan.... Đất phải có đủ các chất khoáng.
Kết cấu đất cũng ảnh hưởng lớn đến cây trồng. Tỉ lệ mùn, cát, sét, sỏi đá khác nhau thì sẽ tạo ra đất có kết cấu khác nhau. Đất nhiều mùn, sét, cát, sỏi đá thấp thì đất tơi xốp và vi sinh vật phát triển mạnh thuận lợi cho cây phát triển, còn đất có hàm lượng sét quá nhiều thì đất di chặt rễ cây kém phát triển [45].
1.4.1. Cỏ hòa thảo
Khí hậu nhiệt đới gió mùa của nước ta ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cỏ hòa thảo. Hầu hết cỏ hòa thảo đều sinh trưởng nhanh vào mùa hè, ra hoa kết quả vào vụ thu và gần như ngừng sinh trưởng vào mùa đông. Đến mùa xuân lại phát triển nhanh và cho nhiều lá. Cỏ hòa thảo có ưu điểm là sinh trưởng nhanh, năng suất cao nhưng nhược điểm cở bản là hàm lượng xơ cũng tăng nhanh khi cây cỏ già, do đó giá trị dinh dưỡng theo đó cũng giảm nhanh.
Lượng prôtêin thô tính trong chất khô của cỏ hòa thảo ở nước ta trung bình 9,8% (75 – 145 g/kg chất khô), tương tự với giá trị trung bình của cỏ hòa thảo ở nhiệt đới. Hàm lượng xơ khá cao (269 – 372g/ kg chất khô). Khoáng đa lượng và vi lượng đều thấp, đặc biệt là nghèo canxi và phôtpho. Trong 1kg chất khô, lượng khoáng trung bình ở cỏ hòa thảo là Ca:
4,7 ± 0,4g; P:2,6 ± 0,1g; Mg:2,0 ± 0,1g; K:19,5 ± 0,7g; Zn:24 ± 1,8mg; Mn:110 ± 9,9mg; Cu: 8,3 ± 0,07mg; Fe:450 ± 45mg [28].
Một số giống cỏ hòa thảo chính:
* Cỏ Voi (Pennisetum purpureum):
Cỏ Voi có nguồn gốc ở Nam Phi, phân bố rộng ở các nước nhiệt đới
trên thế giới. ở miền Nam Việt Nam được Nguyên Văn Tuyền (1973) coi là
1 trong 4 loài cỏ tốt.
Cỏ Voi là cỏ lâu năm, thân đứng có thể cao 4 – 6m, thuộc nhóm cây tổng hợp chuỗi 4 cacbon (C4) có khả năng thâm canh cao. Trong điều kiện thuận lợi có thể đạt 25 – 30 tấn chất khô/ha; một năm cắt 7 – 8 lứa. Đôi khi có thể đạt năng suất cao hơn nếu đáp ứng đủ phân bón và nước. Hàm lượng prôtêin thô ở cỏ Voi trung bình 100g / kg cấht khô. Khi t hu hoạch ở 30 ngày tuổi, hàm lượng prôtêin thô đạt tới 127g/ kg chất khô. Lượng đường trung bình 70 – 80 g/kg chất khô. Thường thì cỏ Voi thu hoạch 28 – 30
ngày tuổi làm thức ăn xanh cho lợn và thỏ; khi sử dụng cho bò có thể thu hoạch ở 40 – 45 ngày tuổi; trong trường hợp làm nguyên liệu ủ chua có thể cắt ở 50 ngày tuổi. Ở Việt Nam thường sử dụng các giống cỏ voi thân mềm như cỏ Voi Đài Loan, Solection I, các giống King gras.
* Cỏ Ghinê (Panicum maximum):
Cỏ Ghinê có nguồn gốc châu Phi nhiệt đới, khả nang chịu hạn tốt,
thích hợp với nhiều loại đất. Cỏ thu hoạch 7 – 8 lứa /năm với năng suất từ
10 – 14 tấn chất khô/ ha, có thể trồng để chăn thả hay thu cắt cho ăn tại chuồng. Nếu thu hoạch ở 30 ngày tuổi giá trị dinh dưỡng cao (139g prôtêin thô, 303g chất xơ và 1920-2000 kcal/kg chất khô). Cỏ Ghinê nhanh ra hoa và ra hoa nhiều lần trong năm, vì vậy nếu để cỏ già giá trị dinh dưỡng giảm mạnh. Ở Việt Nam hiện có tập đoàn cỏ Ghinê khá phong phú: dòng K280 chịu hạn tốt, dòng I429 lá to thích hợp với chế độ thu cắt trong vườn gia đình chăn nuôi nhỏ. Mọc thành bụi như cây sả, được gọi là cỏ sả. Cỏ Ghi – Nê vì có nguồn gốc từ Ghi – Nê, được nhập vào nước ta từ 50-60 năm nay và đã trở thành cỏ mọc tự nhiên ở nhiều địa phương trong cả nước. Cỏ sả được trồng làm thức ăn xanh cho trâu, bò, ngựa ở dạng tươi ngoài bãi chăn
nuôi hoặc ủ xanh và phơi khô dự trữ. Trồng một lần có thể thu hoạch 3 -4
năm, mỗi năm cắt 8 -10 tấn/ha/năm.
1.4. 2. Cây bộ đậu
ứl a. Nếu chăm sóc tốt có thể đạt 280 -300
Điều kiện khí hậu, đất đai nhiệt đới nhìn chung ít thuận lợi cho các giống đậu đỗ ôn đới có giá trị dinh dưỡng cao. Còn các giống đậu đỗ nhiệt đới tuy thích hợp với điều kiện khí hậu nhưng năng suất và giá trị dinh dưỡng không cao. Trên đồng cỏ tự nhiên tỉ lệ đậu đỗ rất thấp chỉ chiếm
4 – 5% về số lượng loài, có nơi còn ít hơn và hầu như không đáng kể
về năng suất.
Cỏ họ đậu mọc dày thành lớp nên có thể trồng thành đồng cỏ chăn thả hoặc cắt làm cỏ khô dự trữ qua đông cho bò sữa rất tốt. Mặt khác cỏ họ đậu có khả năng cố định đạm cho đất rất lớn (120kg nitrogen/ha) nên vừa có giá trị cải tạo đất vừa dùng làm thức ăn cho gia súc, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa.
Có thể trồng xen cỏ họ đậu với các loại cỏ khác. Gieo trồng chủ yếu bằng hạt với lượng 3kg/ha để làm đồng cỏ chăn thả hoặc 10kg/ha nếu trồng để cắt cỏ làm cỏ khô. ( Tạp trí sở Nông Nghiệp An Giang)
Đậu đỗ thức ăn gia súc ở nước ta thường giàu prôtêin, vitamin, khoáng Ca, Mg, Mn, Zn, Cu, Fe, nhưng ít pốhtpho, kali hơn cỏ hòa thảo. Tuy vậy, hàm lượng prôtêin thô ở thân lá cây đậu đỗ trung bình 167g/ kg chất khô, xấp xỉ giá trị trung bình của đậu đỗ nhiệt đới, thấp hơn giá trị của đậu đỗ ôn đới (175g/ kg chất khô), hàm lượng chất khô 200 – 260g/kg thức ăn, giá trị năng lượng cao hơn cỏ hòa thảo [28]. Ưu điểm của đậu đỗ thức ăn gia súc là khả năng cộng sinh với vi sinh vật trong nốt sần ở rễ có thể sử dụng được nitơ trong không khí tạo ra thức ăn giàu prôtêin, giàu vitamin, khoáng đa lượngvà vi lượng dễ hấp thu. Nhược điểm cơ bản của đậu đỗ thức ăn gia súc là thường chứa chất ức chế men tiêu hóa hay độc tố làm cho gia súc không ăn được nhiều. Bởi vậy, nhất thiết phải sử dụng phù hợp với cỏ hòa thảo để nâng cao hiệu suất sử dụng thức ăn. Hiện nay, nước ta chưa có nhiều giống đậu đỗ thức ăn xanh, giống Stylô và keo dậu được chú ý hơn cả.
*Cỏ Stylo (Stylosanthes hamata):
Là giống cỏ họ đậu, thân đứng, phân nhiều cành, có thể cao tới 1 m. Bộ rễ rất phát triển ăn sâu xuống đất khoảng 70cm, do đó nhiều nơi còn trồng để chống xói mòn đất, bảo vệ thân đê đập rất tốt. đây là loại thức ăn xanh rất tốt cho gia súc và gia cầm vì có tỷ lệ đạm cao.
Cỏ Stylo trồng một lần có thể thu hoạch 4-5 năm. Năng suất có thể đạt 90- 100 tấn/ha/ năm nếu được chăm sóc, thâm canh tốt.
1.4.3. Cây trồng khác
Bao gồm rơm, thân cây ngô già, cây lạc, … loại thức ăn này thường có hàm lượng xơ cao (20 – 35 % tính trong chất khô) và tương đối nghèo chất dinh dưỡng.
* Rơm (Orysa sativa): Đây là nguồn thức ăn dồi dào nhất cho bò. ở nước ta, rơm chiêm được thu hoạch vào tháng 5 – 6, rơm mùa vào tháng 9 -
10, rơm lúa xuân vào tháng 3 – 4 và rơm lúa vụ thu vào tháng 7 – 8. Trong đó rơm mùa là phổ biến nhất, vì thời vụ này dễ dàng phơi và dự trữ tốt nhất cho bò. Cả nước ta có khoảng 40 triệu tấn rơm để làm thức ăn cho gia súc. Rơm thương chứa ít chất dinh dưỡng, hàm lượng prôtêin có khoảng 2 -3%, chất béo từ 1 -2%, vitamin và khoáng thường cũng nghèo nhưng xơ cao (từ
31 – 33%) song nó rất cần cho gia súc khi cỏ tươi và cỏ khô ít hoặc không có. Bởi vậy, rơm là nguồn thức ăn cần thiết cho trâu bò vào mùa cây cỏ xanh hiếm (đông xuân).
* Ngô (Zea mays L):
Ngô là cây thức ăn quan trọng ở Việt nam, dùng làm lương thực cho người, thức ăn tinh và tươi cho gia súc; là cây hằng năm, thân thẳng và đơn độc. Sinh trưởng nhanh có thể thu hoạch trong thời gian ngắn. Ngô thích nghi với điều kiện nhiệt đới nóng ẩm, có thể sống ở một số loại đất, nhưng tốt nhất là đất tốt, thoát nước. Năng suất chất xanh của ngô thường thay đổi tùy theo mục đích sử dụng và mật độ gieo trồng. Nếu thu hoạch làm thức ăn xanh sau 40 – 50 ngày cho năng suất 12,6 tấn /ha. Sau 4 – 5 tháng cho
25 – 40 tấn/ ha và nếu đất tốt tới 100 – 200 tấn /ha xanh hay hơn, nhứng ở nhiệt đới nằm trong khoảng 8 – 70 tấn/ha xanh hay 2 – 20 tấn chất khô/ha [26]. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của ngô được trình bày ở bảng 1.6.
Bảng 1.6: Giá trị dinh dưỡng của ngô trong các giai đoạn khác nhau
(Thanh Vân , 1974).
Giai đoạn
NS khô
(kg/ha)
VCK (%)
Prôtêin
(%)
Mỡ
(%)
Xơ
(%)
Dẫn xuất không đạm
Ngậm sữa
303
32.2
2.4
0.4
5.1
14.4
Chín sáp
290
33.4
2.4
0.8
6.1
22.5
Chín hoàn toàn
250
42.2
3.1
1.1
7.8
28.4
1.5. Nhận xét chung
Chăn nuôi là một ngành quan trọng trong nền kinh tế của từng quốc gia, đã từ lâu thu hút sự chú ý của loài người. Để tạo ra nhiều sản phẩm chăn nuôi có chất lượng tốt đáp ứng ngày càng cao của thị trường, thì việc cung cấp thức ă n đủ, có chất lượng cao và ổn định là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong chăn nuôi. Song nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do đồng cỏ chăn thả dần bị thu hẹp lại nhường chỗ cho cây trồng khác, hoặc do bị thoái hoá. Ở những nước nhiệt đới, nhận thức về vấn đề trồng cỏ để chăn nuôi còn mới, điều đó giải thích tại sao nhiều công trình nghiên cứu còn chưa hoàn chỉnh, phần lớn mới ở giai đoạn mô tả, thêm vào đó là những lý do thiếu phòng thí nghiệm có đầy đủ trang - thiết bị; chính vì thế, theo những tiêu chuẩn đơn giản để đánh giá năng suất chẳng hạn, không phải bao giờ cũng có những tài liệu về chất khô và thường chỉ thấy đánh giá tổng quát về năng suất đối với việc chăn nuôi. Ngày nay cùng với những nghiên cứu nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng đồng cỏ, nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích thì nhiều vấn đề mới cũng đặt ra, đó là cơ cấu kinh tế hợp lý từng vùng, vấn đề an toàn lương thực và phát triển bền vững về mặt sinh thái, nhằm đáp ứng nhu cầu cuộc sống ngày càng cao của toàn xã hội.
Chương 2
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU
2.1. Vị trí địa lý
Cao nguyên Mộc Châu thuộc huyện Mộc Châu tỉnh S ơn La, với vị trí địa lí nằm ở 20051' vĩ bắc 1040 38' kinh đông cách Hà Nội 194 km về phía Tây Bắc nằm trên quốc lộ 6, là con đường huyết mạch nối Hà Nội và các tỉnh vùng Tây Bắc. Phía đông giáp huyện Mai Châu ( Hòa Bình ) Phía tây giáp Huyện Yên Châu ( Sơn La ). Phía nam tiếp giáp với Lào, phía bắc giáp với Huyện Phù Yên.
Điều kiện địa lí của vùng cao nguyên này đã tạo ra một điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa, là trung tâm thương mại của tỉnh Sơn La. Từ vị trí địa lí và những tiềm năng tài nguyên này thì Mộc Châu sẽ là điểm đến l í tưởng cho khách du lịch mỗi khi đến đây, một vùng đất có nhiều lợi thế về phát triển kinh tế của tỉnh Sơn La.
2.2. Địa hình, địa mạo
Cao nguyên Mộc Châu về địa hình mang nhiều đặc điểm của vùng núi cao. Bên cạnh những dãy núi đá cao là những vùng đồi thấp mang tính đặc trưng của vùng cao nguyên. Cao nguyên Mộc Châu có độ cao 1050 m so với mặt nước biển được nằm giữa những dãy núi trùng điệp của Sơn La. Nơi thấp nhất là 800 mét so với mực nước biển, còn lại là những vùng đồi cao trên 1000 mét. Những dãy núi ở đây chủ yếu là đá vôi có độ dốc lớn. Toàn bộ vùng cao nguyên này là thế mạnh lớn về nông nghiệp hàng hóa.
Cao nguyên được chia đất thành 2 dạng chính:
- Đất canh tác sườn núi cao, sự phong hóa của những núi đá vôi tạo ra lớp đất trong kẽ núi rất mầu mỡ, thích hợp với canh tác những cây ăn quả như Mận, Đào và có thể xen các loại cây lươ ng thực như ngô, sắn và những cây thức ăn gia súc chiếm khoảng 10% diện tích canh tác.
- Đất canh tác đồi, ruộng rất tơi xốp mầu mỡ thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Ngô, sắn, khoai, các loại cỏ trồng, cây thức ăn gia súc. Đặc biệt còn phát triển những cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao như: Chè, Mận. nhóm đất này chiếm phần lớn diện tích canh tác.
Nhìn chung địa hình, địa mạo của Mộc Châu ( bảng )là điểm đến lí tưởng cho những cây trồng có giá trị, tiềm lực cho Sơn La phát triển kinh tế bằng nông nghiệp và du lịch.
2.3. Khí hậu
Bảng số 2.1: Thống kê khí hậu tại Mộc Châu
Tháng
Nhiệt độ trung
bình ( 0 C )
Độ ẩm trung
bình ( % )
Lượng mưa
( mm )
1
11,8
87
14,8
2
13,3
86
21,2
3
16,8
84
34,0
4
20,2
82
98,7
5
22,5
82
165,5
6
23,0
85
220,8
7
23,1
86
266,3
8
22,4
88
331,4
9
21,2
87
257,2
10
18,9
86
106,4
11
15,7
86
31,8
12
12,8
85
11,8
Trong năm
18,5
85
1559,9
Mộc Châu có khí hậu mang nhiều đặc điểm cận nhiệt đới, có thể sánh với các vùng có khí hậu đặc biệt như: Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa. Nhiệt độ trung bình hàng năm chỉ vào khoảng 180C. Vào mùa hè- thu mưa nhiều có lúc nhệi t độ cũng có thể lên đến 35 0C, nhưng ban đêm cỉh18 -200C.
Theo số liệu của trạm khí tượng Mộc Châu thì nhiệt độ cao tuyệt đối là
350C, nhiệt độ thấp nhất là -10C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10 nhiệt độ là 250C, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau nhiệt độ trung bình là 110C. Như vậy nhiệt độ chênh lệch giữa các mùa là khá lớn từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau hầu như các loại cây trồng không phát triển, vì thế việc chuẩn bị
thức ăn cho chăn nuôi trong thời gian này là rất cần thiết.
Lượng Mưa trung bình là khoảng từ 1559,9 đến 1740mm/năm . Lượng mưa chủ yếu từ tháng 4 đến tháng 10. Mưa lớn nhất vào tháng 7, tháng 8 lượng mưa có thể đến 556mm/ tháng. Khó khăn nhất cho cây trồng trong năm là vào tháng 1, tháng 2 hầu như không có mưa thêm đó là sương muối. Nằm trong vùng Tây Bắc nhưng không chịu ảnh hưởng nhiều của gió Lào, chỉ ảnh hưởng nhẹ vào tháng 3 đến tháng 8. Từ tháng 9 đến tháng
12 chịu ảnh hưởng của gió đồng Bắc và gió Đông.
Vì vậy khí hậu mát quanh năm rất thuận lợi cho cấy trồng có nguồn gốc ôn đới. Chỉ gặp bất lợi 10-15 ngày trong tháng 12 hặoc tháng 1 cây trồng hầu như không phát triển. Khí hậu mát cộng với độ ẩm không cao, do đó không có tình trạng oi bức như những vùng nhiệt đới khác.
2.4. Thuỷ văn
Mộc Châu con sông lớn chảy qua đó là sông Đà cung cấp l ượng nước cho nông nghiệp của Mộc Châu không lớn, vì con sông này chỉ chảy ven phần tiếp giáp với huyện Phù Yên. Mạng lưới suối cũng khá lớn và các khe rạch phân bố khá đ ều cùng với hệ thống ao hồ, đập lớn nhỏ là những nguồn nước quý phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Vùng cao nguyên Mộc Châu thì hầu nh ư không có suối, nguồn n ước chủ yếu là nước giếng sử dụng trong mùa khô. Mặc dù có nguồn nước dồi dào như vậy, nhưng do địa hình dốc nên việc tưới tiêu cho cây trồng vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhất là những khu ruộng bậc thang hay khu ruộng cao. Riêng nông trường Mộc Châu chủ yếu là nguồn nước tự nhiên do mưa cung cấp. Hầu như trong
trồng trọt không chủ động được tưới tiêu, lượng nước cung cấp chủ yếu từ những giếng khoan, tuy nhiên vẫn đáp ứng đủ cho từ 100 – 150lít nước/ 1 con bò/ 1 ngày.
2.5. Các nguồn tài nguyên
2.5.1. Tài nguyên đất
Đất đai là nguồn tài nguyên chủ yếu nơi đây, sự phong hóa núi đá vôi đã tạo cho Mộc Châu một chất đất mầu mỡ. Đất những khe núi đá thường là đất đỏ, còn lại đất khai hoang từ rừng, mầu đen, không lẫn đá , dầy trên 40 cm.
Cao nguyên Mộc Châu hiện trạng đất nông nghiệp tính đến năm
2004: Đất tự nhiên 1694,6 ha. Đất nông nghiệp 1018,6 ha, diện tích đất lâm nghiệp là 100 ha , diện tích đất chuyên dùng là 405 ha, còn lại là các diện tích khác. Trong đó diện tích trồng cỏ là 954 ha. Năm 2007 còn 800 ha cỏ
trồng.
Toàn huy ện Mộc Châu diện tích đất là 2056 km2 được phân bổ như sau:
- Diện tích đất trồng cây lương thực là 24.478 ha, trong đó cây lúa la
22.272 ha
- Diện tích đất trồng cây lâu năm là 6.564 ha
- Diện tích trồng cỏ nuôi bò sữa là 800 ha
- Diện tích nuôi trồng thủy sản là 96 ha
- Diện tích còn lại là trồng rừng.
2.5.2. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước là một điểm khó khăn của vùng trung tâm Mộc Châu, vì các con sông suối nằm ở các vị trí không phù hợp với tưới cho cây trồng. Mùa mưa thường xảy mưa lớn có thể gây ngập úng, xói mòn đất. mùa đông lại khan hiếm nước không có suối, không chủ động được nước tưới cho cây. Vi ệc trồng cỏ và cây thức ăn gia súc phải tập chung vào mùa mưa.
2.5.3. Tài nguyên nhân văn
Huyện Mộc Châu gồm các dân tộc Tày, Kinh, Dao, Thái, Mông, Mường và một số dân tộc khác trong đó dân tộc Thái, Kinh chiếm đa số, sống phân bố ở 12 xã trong huyện. Do có nhiều dân tộc sống trên địa bàn nên phong tục tập quán tương đối đa dạng. Toàn huyện có tổng số nhân khẩu tính đến tháng 6 năm 2007 là 149869 người trong đó có 30000 lao động gồm 2 thị trấn và 27 xã. Nghề nghiệp chủ yếu bằng trồng trọt, chăn nuôi. Trong đó nghề chăn nuôi bò sữa có vị trí quan trọng trong huyện thu nhập đầu người từ 2-3 triệu đồng/tháng. Có cửa khẩu Pa háng nối sang nước bạn Lào, là vùng giao thông và thị trường tiêu thụ Nông sản và hàng hóa thuận lợi cho trong nước và xuất khẩu.
2.6. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường.
Mộc Châu là khu vực có tiềm năng phát triển kinh tế, thương mại và du lịch của tỉnh Sơn La. Môi trường sinh thái nơi đây rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, đặc biệt là thế mạnh trồng cây thức ăn cho bò sữa. Tuy nhiên cần phải có những giải pháp hợp lí hơn nữa trong việc nuôi trồng trong tương lai.
Chương 3
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Để góp phần tìm hiểu về tập đoàn cây thức ăn gia súc ở Nông trường Mộc Châu chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các thảm cỏ, các loài cỏ trồng và những cây trồng khác được khai thác làm thức ăn gia súc.
Những loài chúng tôi tiến hành nghiên cứu chủ yếu là những giống cỏ trồng nhập nội và một số loài cây trồng vẫn thường được sử dụng làm thức ăn cho gia súc và ở đây chủ yếu là bò sữa. Ngoài những yếu tố sinh thái chúng tôi cònđánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của từng loài cỏ có liên quan đến sản lượng sữa bò của công ty sữa Mộc Châu
Bảng số 3.1: Thành phần loài cây thưc ăn gia súc chủ yếu ở Mộc Châu
tt
Tên loài
Tên Việt Nam
1
Avenna sativa.L
Yến mạch
2
A.strigosa.L
Yến Mạch lá nhỏ
3
B.ruziziensis
Cỏ ru zi
4
Cynodon plemfuensis Vandersyst
Cỏ sao
5
Panicum maximum Jacq TD58
Cỏ ghinê
6
P.dilatatum Poir
Cỏ Xích lô
7
Pennisetum purpurenum Schumach
Cỏ voi
8
P. purpurenum x P.americanum
Cỏ voi lai
9
Setaria sphacellata(Schum) Stapf.ex
C.E.Hulb
Cỏ na rôk
10
Leucaena leucocepphala(Lam) De Wit
Keo dậu
11
Leucaena sp
Keo dậu lai
12
Brassica rapa L.
Cải phi điền
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình tựhc hiện đề tài, chúng tôi đã dùng các phương
pháp sau:
3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu ngoài thiên nhiên
Chúng tôi tiến hành phân chia khu vực nghiê n cứu. Mỗi khu vực có
những đặc trưng về sinh thái tại Mộc Châu.
- Tìm hiểu các đ ặc điểm sinh thái vùng Mộc Châu, tình hình khai thác đồng cỏ và sản xuất sữa của công ty bò sữa Mộc Châu.
- Chọn 3 hộ dân thuộc 3 vùng và có quy mô khác nhau về đồng cỏ và
bò sữa để nghiên cứu chi tiết.
- Chọn 2 hộ ở 2 vùng sinh thái khác trên miền Bắc đề nghiên cứu và
so sánh.
- Nghiên cứu thành phần loài, năng suất cỏ theo phương pháp Hoàng
chung(2008).
- Điều tra các nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất chất lượng cỏ và sữa bao gồm môi tr ường đất lấy mẫu nghiên cứu, phân bón, tưới nước, số lứa cắt.
- Trực tiếp quan sát ngoài đồng cỏ cùng nông dân, ấl y mẫu vật về
phân tích.
- Điều tra qui trình tứhc ăn 1 năm của một số gia đình, mô hình chăn nuôi
3.2.2. Điều tra qua địa phương, lãnh đạo cơ sở công ty.
Trực tiếp phỏng vấn một số gia đình, ban lãnh đạo tổng công ty về
các vấn đề liên quan tới đồng cỏ và chăn nuôi.
3.2.3. Các phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Mẫu thực vật thu được đem về giám định tên khoa học và phân tích trong phòng thí nghiệm.
3.2.3.1. Xác định tên khoa học của các loài cây thức ăn gia súc:
Chúng tôi sử dụng khoá phân loại hiện hành của các tác giả Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (2001, 2003, 2005 ) [4], Lê Khả Kế (1969, 1975 ) [14], Phạm Hoàng Hộ (1993) [12] và một số tài liệu liên quan đến phân loại.
3.2.3.2.Nghiên cứu năng suất :
Theo phương pháp của Hoàng Chung (2006 , Đại học sư phạm Thái Nguyên). Chúng tôi cắt lấy phần trên mặt đất mà gia súc có thể sử dụng được, tại mỗi điểm nghiên cứu chúng tôi nghiên cứu từ 6-7 loài 4 ô tiêu chuẩn. Mẫu mang về phòng thí nghiệm được phân thành 2 phần : phần tươi và phần chết. Phần tươi được phân chia theo các phần : Lá, thân, hoa….sau đó cân tươi rồi sấy khô, cân khô và tính giá trị trung bình. Phần đã chết và phần chưa hoàn toàn mục nằm trên mặt đất đều thuộc phần chết chung. Phần tươi và phần khô
3.2.3.3. Đánh giá cấht lượng cỏ : Chúng tôi phân tích 4 gốing cỏ trồng điển hình tại Mộc Châu, mỗi giống ở 3 địa điểm khác nhau với các chỉ tiêu nước, vật chất khô, prôtêin, đường và chất xơ, lipid.
3.2.3.4. Đánh giá hàm lượng đất trồng : Chọn 11 mẫu đất trồng để
phân tích các chỉ tiêu: VCK, pH, Nitơ, P2O5. K2O, OM
a. Xác định lượng vật chất khô trong cỏ [20]:
- Nội dung:
Sấy mẫu ở nhiệt độ 1050 C đến khi khối lượng mẫu không đổi và xác định sự thay đổi khối lượng trong quá trình sấy.
- Dụng cụ:
+ Cân phân tích với độ chính xác đến ± 0,0001 gam.
+ Tủ sấy điều chỉnh được nhiệt độ ± 10C.
+ Hộp nhôm + nắp có đường kính 65 mm, cao 30 mm.
+ Bình hút ẩm có chứa chất hút ẩm.
- Các bước tiến hành:
Sấy hộp nhôm và nắp ở nhiệt độ 1050 C trong vòng 30 phút, sauđó để nguội trong bình hút ẩm cân chính xác đến 0,0001 g.
Cân vào hộp nhôm 5g mẫu ở trạng thái khô không khí với độ chính xác 0,0001g. Mở nắp hộp nhôm, đặt nắp xuống đáy của hộp sau đó cho vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 1050 C (± 10C) trong vòng 4 giờ tính từ khi nhiệt độ của tủ sấy đạt 1050 C (Chú ý: thời gian để đạt nhiệt độ 1050 C tính từ lúc bắt đầu cho hộp nhôm vào sấy không vượt quá 30 phút). Sau khi sấy 4 giờ, chúng ta đậy nắp hộp nhôm lại sau đó lấy ra cho vào bình hút ẩm. Sau khi để nguội đem cân bằng cân phân tích. Khối lượng hao hụt sau khi sấy được
coi là lượng nước, phần còn lại sau khi sấy kiệt gọi là lượng vật chất khô.
- Tính toán lượng vật chất khô trong mẫu phân tích (S): Được
tính theo công thức phần trăm (%):
S = 100 x m1
m
(3.1)
Trong đó: S là lượng vật chất khô trong mẫu (%).
m1 là khối lượng mẫu sau khi sấy ở 1050C. m là khối lượng mẫu trước khi sấy ở 1050C.
b. Xác định hàm lượng nước trong cỏ:
X = A − B x
W
100
(3.2)
Hàm lượng nước = 100% (tươi)- vật chất khô (%)
A : Là trọng lượng bình + Trọng lượng mẫu ban đầu trước khi sấy
B : Trọng lượng bình + trọng lượng
c. Phương pháp phân tích hàmợlnưg chất xơ theo Heenerberg - Stohmann [21]:
Chất xơ được coi là tổng hợp của nhiều chất như xenluloze, hemixenluloze, các chất pectin, lignin. Việc định nghĩa chất xơ không dễ dàng, mà thường được coi là các chất còn lại sau quá trình thuỷ phân.
Chất xơ thô là phần còn lại của các nguyên liệu có nguồn gốc thực
vật sau quá trình thuỷ phân bằng Axít sunfuric và dung dịch Natrihiđroxit.
Chất xơ thực phẩm là phần còn lại của các tế bào thực vật được phân huỷ bằng các men tiết ra từ các tuyến tiêu hoá. Đó là hỗn hợp xenluloze, hemixenluloze và lignin.
Việc phân tích chất xơ là một phương pháp cổ điển nhưng luôn luôn là vấn đề cần được thảo luận thấu đáo. Do quá trình thuỷ phân hoá học các chất trong mẫu phân tích luôn luôn cần một môi trường càng chính xác bao nhiêu càng cho kết quả chính xác bấy nhiêu.
Từ quan điểm trên việc phân tích chất xơ có thể được tiến hành theo hai cách: Phương pháp hoá học và phương pháp sử dụng enzim. Trong đó, phương pháp phân tích hoá ọhc dùng để phân tích chất xơ là một trong những phương pháp cổ điển nhất của phương pháp phân tích thành phần hoá học có trong thức ăn. Bản chất của phương pháp này xuất phát từ qúa trình thuỷ phân các chất của tế bào thực vật.
- Hoá chất:
+ Dung dịch Axít sunfuric (H2SO4) 0,255 ± 0,005 N.
+ Dung dịch Natrihiđroxit (NaOH) 0,313 ± 0,005 N.
+ Acetone.
- Thiết bị:
+ Thiết bị phân tích xơ ANKOM 200/220.
+ Túi lọc: Sử dụng túi lọc ANKOM F57 hoặc F58.
+ Dụng cụ hàn miệng túi: yêu cầu có nhiệt độ cao đủ để làm chảy
nhựa polime trong túi lọc (số hiệu # 1915 hoặc 1920).
+ Tủ sấy
- Các bước tiến hành:
+ Đánh dấ u túi lọc bằng bút không bị xoá trong dung môi. Cân túi
lọc (ghi W1.1) sau đó chỉnh cân về không (ấn phím TARE).
+ Túi đối chứng: Cân ít nhất 1 túi không và cho vào cùng phân tích
(ghi W1.2), điều này cho phép xác định sai số xảy ra đối với độ ẩm và khối
lượng của túi.
+ Cân khoảng 1g mẫu cho thẳng vào túi lọc (ghi W 2). Mẫu cân phải cho sát đáy túi.
+ Hàn miệng túi trong khoảng 4 mm tính từ miệng túi bằng dụng cụ hàn túi. Dàn đều mẫu trong túi bằng lắc hoặc gõ túi. Tránh không để mẫu gần phần hàn miệng túi (trong phạm vi 4 mm).
+ Đặt tối đa 24 túi vào khay chứa túi của máy ANKOM. Sử dụng tất cả chín khay mà không quan tâm đến số túi phân tích. Đặt 3 túi vào một khay và xếp các khay vào trục đứng, mỗi cái lệch nhau một góc là 120 0. Đặt cả trục chứa các khay mẫu vào buồng phân tích, đặt khối sắt hình trụ lên khay thứ 9 không chứa mẫu để dìm toàn bộ khay xuống.
+ Khi phân tích 24 túiọlc, đổ vào đó 1.900 – 2.000 ml dung dịch axit có nhiệt độ ổn định cho đến khi ngập túi lọc. Nếu phân tích ít hơn 20 túi, cho theo tỉ lệ 100ml axit/ 1 túi (tối thiểu phải có 1.500 ml).
+ Công phá 40 phút bằng dung dịch Axít sunfuric (H 2SO4) 0,255 ±
0,005N, sau đó rửa nước cất 2 lần (mỗi lần 5 phút).
+ Công phá 40 phút bằng dung dịch Natrihiđroxit (NaOH) 0,313 ±
0,005 N, sau đó rửa bằng nước cất tất cả 3 lần.
+ Tháo túi ọl c khỏi khay, bóp nhẹ cho bớt nước thừa. Cho túi vào
cốc thuỷ tinh thể tích 250 ml, cho thêm acetone ngập túi. Ngâm khoảng 3 –
5 phút, lấy túi mẫu ra, nhẹ nhàng bóp để rút bớt acetone.
+ Trải đều túi lọc để khô không k hí. Cho vào ủt
1050C, sấy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá khả năng thích nghi của một số loài cỏ trồng nhập nội trong qui trình thức ăn gia súc tại công ty giống bò sữa Mộc Châu.doc