Luận văn Đánh giá khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Nghệ an trong giai đoạn hiện nay

MỞ ĐẦU i

1. Tính cấp thiết của đề tài i

2. Mục tiêu nghiên cứu iii

3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu iv

4. Kết cấu luận văn v

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM

CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN

1

1.1. THANH NIÊN NÔNG THÔN 1

1.1.1. Khái niệm thanh niên nông thôn 1

1.1.2. Khái niệm thanh niên nông thôn 2

1.1.3. Đặc điểm của thanh niên nông thôn 4

1.2. KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VIỆC LÀM CỦA TN NÔNG THÔN 7

1.2.1. Khái niệm khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn 7

1.2.2. Hình thức tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn 8

1.2.2.1. Tiếp cận qua hệ thống thông tin 8

1.2.2.2. Tiếp cận qua các trung tâm giới thiệu việc làm 9

1.2.2.3. Tiếp cận qua các tổ chức tuyển dụng lao động 10

1.2.2.4. Tiếp cận qua thị trường lao động 10

pdf133 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 536 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn tỉnh Nghệ an trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
còn lại 82% để tồn tại, họ phải tiếp cận việc làm qua hình thức khác, phần lớn trong số họ tự tìm đến các Nhà tuyển dụng cần lao động nhưng cũng chỉ số ít được tuyển dụng do lĩnh vực sản xuất kinh doanh không phù hợp với trình độ được đào tạo của thanh niên Bảng 2.9: Số liệu thi công chức năm 2011 - 2013 Đơn vị tính: Người TT Số liệu theo năm Số TN đăng ký thi tuyển Số TN đậu công chức 1 Thi công chức năm 2011 923 207 2 Thi công chức năm 2012 72 12 3 Thi công chức năm 2013 1025 148 Tổng: 2020 367 (Nguồn: Sở Nội vụ tỉnh Nghệ An) - Đối với tuyển dụng qua qua trung gian, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hầu hết các công ty, nhà máy đang tuyển dụng lao động một phần họ liên hệ qua các tổ chức chính trị xã hội như tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội nông dân, qua các trung tâm dịch vụ việc làm, qua hệ thống thông tin đại chúng... với những chính sách đào tạo đặt hàng học viêc trước khi nhận 52 vào làm việc và những chính sách khuyến khích phù hợp như miễn học phí, tiền ăn ở và sẽ lo cho có việc làm khi tốt nghiệp ra trường. Tuy nhiên, qua khảo sát điều tra tại năm huyện trên địa bàn toàn tỉnh. Trong số 715 thanh niên có việc, chỉ có khoảng 12% tức 85 người tìm được việc thông qua kênh này....Đặc biệt trong 1000 lao động trong độ tuổi thanh niên được hỏi thì chưa có ai tham gia vào chợ lao động, chủ yếu thanh niên thông qua mối quan hệ trong xã hội để tìm kiếm việc làm thêm ngay tại khu vực nông thôn và thành thị. Do vậy, mặc dù số lao động được hỏi có tham gia vào mua bán sức lao động, song việc tham gia không thường xuyên, công việc tay chân là chủ yếu và hầu hết các lao động thực hiện công việc bằng hợp đồng miệng. Đối với hệ thống thông tin việc làm, nghề nghiệp, tuyển dụng lao động qua kênh các tổ chức chính trị - xã hội: các cơ quan cần tuyển lao động khi phối hợp với các tổ chức như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên, hầu hết các thông tin tuyển dụng chỉ được chuyển tải tới người lao động qua hệ thống loa phát thanh của xã, thôn và các buổi sinh hoạt của chi hội, chi đoàn; qua hệ thống Website của Đoàn thanh niên, qua các buổi hội thảo, tư vấn hướng nghiệp, sinh hoạt chi đoàn, chị hội. Các thông tin việc làm được người lao động biết đến nhưng lại không chủ động tìm đến các tổ chức để được tư vấn và tìm việc làm cho nên tỷ lệ tìm được việc làm của thanh niên còn chiếm tỷ lệ nhỏ, qua đây cũng thấy rằng thanh niên nông thôn tìm việc làm phụ thuộc quá nhiều vào mối quan hệ, người thân và bạn bè nên hiệu quả đưa lại cũng không cao. 2.3.1.4. Khả năng tiếp cận qua thị trường lao động. Nói đến thị trường lao động là nói đến cung – cầu lao động, thị trường lao động được thực hiện 2 mãng thị trường đó là thị trường lao động trong nước và thị trường lao động ngoài nước. Ở nước ta nói chung và tỉnh Nghệ An nói 53 riêng, việc thanh niên tiếp cận qua thị trường lao động thường tiếp cận dưới dạng các chợ lao động có tổ chức, chẳng hạn như hội chợ lao động; triển lãm lao động - việc làm. Đây là hình thức khá mới, được tổ chức ở một vài thành phố công nghiệp như ở TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nghệ AnCác chợ lao động có tổ chức thường là nơi giao dịch của loại lao động có đào tạo, là nơi để các doanh nghiệp cần lao động tìm kiếm được các đối tượng phù hợp, và là nơi để người có sức lao động có thể lựa chọn loại hình công việc, mức trả công lao động mà mình mong muốn. Các chợ lao động càng được tổ chức nhiều, thường xuyên và vươn tới các vùng nông thôn thì khả năng tiếp cận việc làm của thanh niên càng cao. Số liệu điều tra ngẫu nhiên 1000 lao động trong độ tuổi thanh niên tại 5 huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An về việc hoạt động tham gia giao dịch trên thị trường lao động cho thấy trong số 715 thanh niên đã có việc làm (chiếm 71,5% trên tổng số thanh niên được khảo sát). Tuy nhiên việc tìm hiểu thị trường lao động chủ yếu thanh niên vận dụng qua mối quan hệ bạn bè thân quen là chính; qua bạn bè, người thân thanh niên mới biệt được nhu cầu cần lao động của các doanh nghiệp khi đó thanh niên mới có điều kiện tiếp cận việc làm phù hợp với bản thân mình Phần lớn, khi giao dịch qua thị trường lao động, hình thức giao dịch việc làm của thanh niên nông thôn đã có việc làm khá đơn giản và tập trung chủ yếu vào giao dịch không chính thức. Lao động tiếp cận được việc làm thông qua giao dịch chính thức chiếm một phần nhỏ và hoàn toàn thông qua hợp đồng lao động. Đối với hình thức giao dịch không chính thức (chủ yếu thực hiện hợp đồng bằng miệng): hiện nay hình thức này khá phổ biến trong nông thôn nói 54 chung và lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, như: hoạt động thuê mướn lao động theo mùa vụ, các tổ xây dựng trên địa bàn, hoạt động giúp việc ở thành thị là những hình thức tự phát, không có tổ chức, nhưng rất quan trọng trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp còn lạc hậu, phụ thuộc nhiều vào thời tiết và mùa vụ. Song, quyền lợi của người lao động chưa được đảm bảo. Trong các giao dịch này, hai bên tham gia thị trường thường chỉ thoả thuận về giá cả, khối lượng và chất lượng công việc cần hoàn thành, các nội dung khác hầu như không được đưa vào "hợp đồng". Trong số 1000 lao động được hỏi có tới 585 trong tổng số 715 người có tham gia vào hoạt động mua bán sức lao động dưới các hình thức không chính quy, chiếm 58,5% so với tổng số lao động thanh niên điều tra và chiếm 81% so với lao động có tham gia vào hoạt động TTLĐ. Như vậy, qua số liệu điều tra cho thấy tỷ lệ lực lượng lao động thanh niên nông thôn trên địa bàn tham gia vào các hoạt động mua bán sức lao động còn thấp, không thường xuyên và chủ yếu thông qua hình thức giao dịch phi chính quy. Hình thức hợp đồng chủ yếu là qua các thoả thuận bằng miệng. 2.3.1.5. Khả năng tiếp cận qua các cơ quan xuất khẩu lao động. Xuất khẩu lao động là hình thức giao dịch lao động hiện được Đảng và Nhà nước ta chú ý khuyến khích. Nếu như trước đây, việc xuất khẩu lao động chỉ do các cơ quan Nhà nước đảm nhận, thì hiện nay, hình thức này hiện đã được mở rộng cho cả các công ty tư nhân tham gia. Sự hoạt động của các cơ quan này càng hiệu quả, rộng khắp thì cơ hội tiếp cận việc làm của thanh niên nông thôn càng cao. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ An có khoảng 50 - 60 công ty, doanh nghiệp hoạt động thường xuyên trong lĩnh vực đưa lao động đi xuất khẩu lao 55 động. Việc tiếp cận qua cơ quan xuất khẩu lao động trong thời gian gần đây tương đối nhộn nhịp bởi vì một số thị trường lao động ngoài nước có nhu cầu sử dụng lao động phổ thông của Việt Nam với tiền công lao động phù hợp, mặt khác số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động đưa người lao động đi xuất khẩu lao động ngày càng tăng và hoạt động sâu rộng, về tận các vùng nông thôn, miên núi để tuyển dụng nên thanh niên nông thôn dễ dàng tiếp cận hơn Cơ chế chính sách của Đảng Nhà nước là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên nông thôn tiếp cận thị trường lao động ngoài nước, như chính sách hỗ trợ vốn vay, đào tạo nghề cho thanh niênDo vậy số lượng người lao động nói chung và thanh niên nông thôn đi xuất khẩu lao động đang có xu hướng ngày càng gia tăng, nhất là các thị trường lao động cho thu nhập cao. Đây là tâm lý của đại đa số thanh niên nông thôn, bỡi vì họ xuất phát từ nông nghiệp, đời sống khó khăn cho nên họ muốn được “đổi đời”, một mặt họ đỡ đần giúp đỡ bố mẹ và gia đình, mặt khác họ muồn tạo lập được nguồn vốn để sau này về nước họ tạo lập tương lai. Bảng 2.10: Số liệu thanh niên XKLĐ 2010 – 2013 Đơn vị tính: Người TT SL xuất khẩu các năm Số TN XKLĐ qua các DN Đài Loan Malaysia Nhật Bản Hàn Quốc Nước khác 1 Năm 2010 5754 1473 1796 32 937 706 2 Năm 2011 13364 2355 4222 250 2087 4450 3 Năm 2012 7748 2858 3045 97 835 920 4 Năm 2013 11671 3299 2884 350 2416 2722 Tổng 38.537 9985 11947 729 6275 8798 (Nguồn: Sở LĐTBXH tỉnh Nghệ An) 56 Qua bảng số liệu 2.10 cho thấy: Số thanh niên tham gia thị trường lao động ở ngoài nước đã có dấu hiệu hồi phục; năm 2011 số TN được xuất khẩu lao động hơn 13.364 thanh niên, nhưng năm 2012 giảm xuống hơn 7748 người, năm 2013 con số này tăng lên hơn 11.671 người. Số thanh niên tham gia XKLĐ tụt giảm và không ổn định thời gian qua điều này được thể hiện ở ba nguyên nhân cơ bản sau: Thứ nhất: Về phía các doanh nghiệp xuất khẩu lao động: Tình trạng một số đơn vị, doanh nghiệp không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép nhưng vẫn tổ chức tuyển lao động xuất khẩu trái quy định. Một số đơn vị, doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động lại thực hiện không đúng cam kết đã ký với người lao động. Năng lực và hiệu quả hoạt động của một số đơn vị, doanh nghiệp còn hạn chế, thiếu sót trong việc khai thác hợp đồng, độ tin cậy của một số hợp đồng cung ứng thấp. Chưa thật sự gắn lợi ích của đơn vị mình với lợi ích của người lao động và lợi ích chính trị - xã hội nói chung trong quá trình tổ chức thực hiện Thứ hai: Về phía người lao động: Mặc dù nhu cầu người lao động mong muốn được đi xuất khẩu lao động là tương đối lớn nhưng trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ, ý thức chấp hành kỷ luật lao động nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường, đặc biệt là thị trường có thu nhập cao như: Nhật Bản, Australia, New Zealand, Canada, Phần Lan, do đó gặp khó khăn trong việc tiếp cận những thị trường có thu nhập cao, ổn định. Ngoài ra, tâm lý kén chọn thị trường lao động có thu nhập cao, trong khi năng lực, khả năng trình độ tay nghề, ngoại ngữ và những điều kiện khác của người lao động còn hạn chế, đã gây cản trở rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu lao động chung. 57 Thứ ba: Về phía các thị trường lao động ngoài nước: Do khủng hoảng kinh tế, tình trạng lao động thất nghiệp vẫn đang diễn ra và mang tính toàn cầu đã hạn chế nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc của các nước. Nhiều quốc gia đã áp dụng các chính sách hạn chế tiếp nhận lao động nước ngoài để bảo vệ lao động trong nước, thậm chí một số nước không tiếp nhận lao động nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt, do ý thức tổ chức kỷ luật và tình trạng lao động hết hạn hợp đồng lao động không về nước mà ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp tại các nước sở tại nên làm cho thị trường lao động một số nước đóng cửa không tiếp nhận lao động Việt Nam; điều này đã ảnh hưởng rất lớn công tác giải quyết việc làm cho người lao động trong thời gian vừa qua. 2.3.2. Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận việc làm 2.3.2.1. Nhóm yếu tố thuộc về cơ chế chính sách của nhà nước Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm tạo việc làm cho người lao động, trong đó có thanh niên nông thôn, như chính sách dạy nghề, vốn vay, xuất khẩu lao động, thuê mướn, cấp đất làm tu liệu sản xuất...cụ thể như sau: * Chính sách đất đai. Đất đai có vị trí đặc biệt quan trong, bởi vì nó vừa là tư liệu lao động, vừa là đối tượng lao động của quá trình sản xuất xã hội. Đối với nước ta, đất đai là đối tượng cơ bản nhất để phát triển sản xuất, tạo mở việc làm, đặc biệt là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Theo Luật đất đai, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho nông dân, người nông dân có các quyền: chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp. Luật Đất đai (sửa đổi 2013) quy định Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu 58 khoa học, công nghệ để bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mỡ của đất; khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; phát triển kết cấu hạ tầng đểlàm tăng giá trị của đất. Nhờ có chính sách đúng đắn; lực lượng thanh niên nông thôn đã được Nhà nước, chính quyền địa phương giao đất phát triển sản xuất; qua đó đã tạo nhiều công ăn việc làm cho thanh niên cả về chính vụ và thời vụ, nâng cao thu nhập, lập thân, lập nghiệp và làm giàu chính đáng trên chính mãnh đất quê hương. Chính sách đúng đã khuyến khích người có điều kiện (kể cả người trong nước và nước ngoài) đến khai hoang và kinh doanh theo mô hình trang trại ở các vùng đất còn hoang hóa, quai đê lấn biển tạo ra nhiều việc làm mới, góp phần thúc đẩy nền kinh tế nước ta tăng trưởng với tốc độ cao trong những năm qua. Tuy nhiên, một thực tế đang đặt ra hiện nay là: sự manh mún về đất đai, đặc biệt là đất sản xuất nông nghiệp đã gây trở ngại tương đối lớn cho hình thành nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa cũng cho việc ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ như việc thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất. Thêm nữa, việc thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế mới và kết cấu hạ tầng – kinh tễ xã hộiTừ những thực tế đó đã gây sự tác động rất lớn đến vần đề việc làm của thanh niên nông thôn, làm giảm thời gian lao động thường xuyên của thanh niên do yếu tố hạn chế tư liệu sản xuất * Các chính sách về nguồn vốn: Vốn có vị trí quan trọng, là yếu tố cơ bản để giải quyết việc làm, nếu vốn được gia tăng sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khác như: lao động, tài nguyên thiên nhiên, khoa học công nghệ để phát triển sản xuất, tạo mở việc làm. Sau đổi mới, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm, ban hành nhiều chủ trương, chính sách về hỗ trợ nguồn vốn cho thanh niên lập nghiệp, phát triển kinh tế, như cho vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm 59 theo Nghị quyết 120 - NQ/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc vay vốn từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm cho người lao động; Quyết định số 71/2005/QĐ-TTg ngày 5/4/2005 về cơ chế quản lý, điều hành vốn cho vay của Quỹ Quốc gia về việc làm ; Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác; Chương trình liên tịch số 283 - CTLT ngày 25 tháng 4 năm 2003 giữa Ban Bí thư Trung ương Đoàn và Tổng Giám đốc NHCSXH "Về việc uỷ thác cho hộ thanh niên nghèo và các đối tượng chính sách khác". Đối với thanh niên hiện nay, ngoài nguồn vốn vay từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm, Ngân hàng chính sách xã hội đã ban hành nhiều chương trình cho thanh niên vay vốn ưu đãi để học tập, lao động, cụ thể như : Cho vay hộ nghèo ; Cho vay học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn ; Cho vay giải quyết việc làm, Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn, Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn.... Hiện nay, nguồn vốn của Quỹ quốc gia về việc làm là trên 5.743 tỷ đồng (trong đó, nguồn do Trung ương quản lý là 4.286 tỷ đồng, nguồn địa phương thành lập là 1.457 tỷ đồng). Hàng năm cả nước bổ sung khoảng 250 tỷ đồng vào Quỹ giải quyết việc làm cả nguồn Trung ương và địa phương ; qua đó các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đã cho vay thực hiện hàng chục nghìn dự án, trở thành một trong những hướng quan trọng hỗ trợ tạo và tự tạo việc làm cho người lao động nói chung và thanh niên nói riêng. Hoạt động của Quỹ ngày càng trở nên hiệu quả, hàng năm cho vay trên 100 ngàn dự án, với doanh số cho vay khoảng 2000 tỷ đồng/năm, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm nghìn lao động mỗi năm. Năm 2012, thông qua Quỹ Quốc gia về việc làm đã tạo việc làm cho khoảng 160.000 lao động. Riêng các dự án từ nguồn vốn cho vay theo kênh Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh năm 2013 thu hút được 2.823 lao động với 60 dư nợ lên đến 66 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế hiện nay đang đặt ra đối với thanh niên, đặc biệt là thanh niên nông thôn đó là khả năng được vay vốn và sử dụng vốn vay có hiệu quả. Đó là chính sách nguồn vốn vay ưu đãi dành cho thanh niên lập nghiệp quá ít 20 – 30 triệu đồng trên 1 người nhưng không được vay trùng bố, mẹ; trong lúc hầu hết thanh niên nông thôn cơ bản là sống chung với bố, mẹ nên tỷ lệ thanh niên được vay vốn là tương đối ít. Việc vay vốn các Ngân hàng thương mại là điều kiện khó khăn nhất với thanh niên khi muốn phát triển sản xuất kinh doanh; bởi vì vay theo hình thức thế chấp thì thanh niên gần như không có tài sản, đặc biệt là khu vực nông thôn. Lãi suất cao gắn với việc phát triển kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp rất bếp bênh đã dẫn đến số thanh niên hăng say để phát triển sản xuất tại quê hương là một hạn chế tương đối lớn hiện nay Nghệ An. Đối với thanh niên nông thôn, không có nghề nghiệp, thiếu việc làm, thiếu vốn để sản xuất, kinh doanh đang là những vấn đề chính được xã hội quan tâm. Kết quả khảo sát tình hình thanh niên Nghệ An năm 2012 cho thấy, do thiếu vốn và không có việc làm nên 2/3 số thanh niên nông thôn thường xuyên phải rời quê tìm việc làm ở nơi khác... khiến cho làn sóng di cư tự phát của họ đến các khu đô thị, khu công nghiệp để tìm việc làm ngày càng tăng. Số thanh niên này khó quản lý, không sinh hoạt đoàn thể, làm việc vất vả, thu nhập thấp, bấp bênh và là nhóm có nguy cơ cao về mắc các tệ nạn xã hội. * Các chính sách về giáo dục và đào tạo nghề. Việt Nam có nguồn lao động dồi dào, nhưng hơn 80% lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, lao động phổ thông là chủ yếu, chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật. Trong xu thế hội nhập, mở cửa hiện nay, yêu cầu đặt ra với nước ta không chỉ là phải thực hiện chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu sang nền kinh tế công nghiệp mà còn phải chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Để giải quyết được khó khăn trên Đảng, 61 Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách quan trọng, nhằm khuyến khích người lao động tích cực học nghề, cụ thể như : - Giảm phí học nghề và ưu tiên tư vấn, giới thiệu việc: (Nghị định số 120/2007/NĐ-CP ngày 23/7/2007 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh niên) : Thanh niên của hộ nghèo, thanh niên đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự, thanh niên nông thôn, thanh niên tình nguyện đã hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội được giảm tối thiểu 20% phí học nghề và ưu tiên tư vấn, giới thiệu việc làm ở các cơ sở công lập. - Hỗ trợ dạy nghề cho thanh niên: + Dạy nghề đối với học sinh dân tộc thiểu số nội trú: học sinh tốt nghiệp các trường trung học cơ sở dân tộc nội trú và trung học phổ thông dân tộc nội trú, kể cả nội trú dân nuôi được cử tuyển học nghề nội trú, trong đó ưu tiên con em các dân tộc thiểu số ở khu vực đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách dạy nghề nội trú, cụ thể là: Được miễn học phí và các loại lệ phí thi, tuyển sinh; được hưởng học bổng, trợ cấp xã hội và các chính sách khác như học sinh trung học phổ thông dân tộc nội trú hiện hành. + Dạy nghề ngắn hạn cho thanh niên nông thôn: Mức hỗ trợ dạy nghề tính theo số lượng học viên thực tế tốt nghiệp khóa học, nhưng tối đa không quá 300.000 đồng/người/tháng và không quá 1.500.000 đồng/người/khóa học nghề (Quyết định số 81/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách, cơ chế hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn, Thông tư liên tịch số 06/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 19/01/2006 của liên bộ Tài chính, lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn). - Tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn: Đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo tiêu chuẩn quy định đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và tại các cơ sở đào tạo nghề 62 được vay vốn với mức vốn cho vay tối đa là 800.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên (Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên). Theo báo cáo tại Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định 157 của thủ tướng Chính phủ, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2012, có gần 1,9 triệu hộ gia đình đang vay vốn để cho trên 2,3 triệu em đi học, với dư nợ đạt gần 36.000 tỷ đồng - Học bổng chính sách đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân: Đối với học sinh, sinh viên hệ cử tuyển; học sinh, sinh viên đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học; học viên là thương binh, đang học tại các trường dạy nghề dành cho thương binh, người tàn tật, người khuyết tật được hưởng học bổng chính sách là 360.000 đồng/người/tháng (theo Quyết định số152/2007/QĐ- TTg ngày 14/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 23/2008/TTLT/BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 28/4/2008 của liên Bộ GDDT, LĐTBXH, TC) Đặc biệt là nhằm hỗ trợ tốt hơn nữa trong dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên nói chung và thanh niên nông thôn nói riêng ngày 21/7/2008, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Hỗ trợ thanh niên học nghề và tạo việc làm giai đoạn 2008-2015 (Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg) nhằm mục tiêu: + Hỗ trợ, tạo điều kiện cho thanh niên vay vốn học nghề, tạo việc làm và đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo các chính sách hiện hành của nhà nước; + Hỗ trợ đầu tư nâng cao năng lực và hiện đại hóa 10 trung tâm giới thiệu việc làm và dạy nghề trọng điểm của Đoàn thanh niên; tập huấn 60.000 lượt cán bộ đoàn các cấp về tư vấn học nghề, việc làm; tỷ lệ thanh niên được tiếp cận thông tin tư vấn, giới thiệu việc làm đạt 50% vào năm 2010 và 75% vào năm 2015; + 100% thanh niên có nhu cầu lập doanh nghiệp được cung cấp kiến thức 63 khởi sự doanh nghiệp Thực hiện Quyết định số 103/2008/QĐ-TTg, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phối hợp với Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn quy hoạch 10 Trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm kiểu mẫu của Đoàn thanh niên gồm: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Gia Lai, Thanh Hóa, Cần Thơ, Khánh Hòa, Phú Thọ, Quảng Ninh, Tiền Giang, Quảng Bình; Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Hỗ trợ các tỉnh nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bền vững giai đoạn 2009-2020 (Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2009), trong đó quy định các chính sách tín dụng ưu đãi đối với người lao động như sau: Đối với người lao động thuộc các hộ nghèo, người dân tộc thiểu số được vay với lãi suất bằng 50% lãi suất cho vay hiện hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động; các đối tượng còn lại của các tỉnh nghèo được vay với lãi suất cho vay hiện hành hành của Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng cho đối tượng chính sách đi xuất khẩu lao động. Mức vay theo nhu cầu, tối đa bằng các khoản chi phí người lao động phải đóng góp theo từng thị trường. Hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên tìm việc làm và tự tạo việc làm, từng bước cải thiện thu nhập, ổn định cuộc sống. Tính chung từ năm 2006 đến nay, cả nước đã tạo việc làm cho gần 5,5 triệu lao động (năm 2009 là 1,3 triệu lao động, năm 2010 là 1,34 triệu lao động, năm 2011 là 1,4 triệu lao động, năm 2012 ước đạt 1, 54 triệu lao động), trong đó lao động thanh niên chiếm khoảng 40%. Tuy nhiên, bên cạnh những chính sách và kết quả đào tạo nghề cho thanh niên trong thời gian vừa qua, một thực tế đang đặt ra cho thấy, giữa những đòi hỏi về việc làm với định hướng nghề nghiệp của thanh niên, giữa mục tiêu đào tạo nghề và sử dụng lao động có nhiều mâu thuẫn. Hiện tượng “thừa thầy, thiếu 64 thợ” tồn tại nhiều năm qua vẫn chưa được giải quyết một cách thấu đáo. Qua khảo sát điều tra cho thấy, khi đến tuổi lao động, hầu hết thanh niên đều mong muốn được đi học đại học, cao đẳng, xu hướng này biểu hiện rõ nét nhất là ở nhóm thanh niên viên chức, học sinh, sinh viên. Nhu cầu đi học nghề và đi lao động xuất khẩu cũng là một xu hướng của thanh niên hiện nay, trong đó tỷ lệ thanh niên nông thôn có nguyện vọng học nghề là khá cao. Xu hướng đi làm lao động phổ thông trong thanh niên không nhiều. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học 2009 - 2010 toàn quốc có 600.000 thí sinh thi trượt đại học và 112.838 học sinh thi trượt trung học phổ thông nhưng nhiều học sinh vẫn không muốn theo con đường học nghề. Trong khi ngành giáo dục đặt mục tiêu trong giai đoạn 2010 - 2020 phải thu hút 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp, học nghề, nhưng các trường dạy nghề hằng năm vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu. Đây là một chỉ báo rất đáng quan tâm. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, nhiều thanh niên có xu hướng lựa chọn nhóm nghề kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Điều này biểu hiện rõ nét nhất ở nhóm thanh niên học sinh và sinh viên. Nghề làm cán bộ, công chức và công nhân cũng là xu hướng lựa chọn tiếp theo, trong đó, nhóm thanh niên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273684_9195_1951439.pdf
Tài liệu liên quan