Luận văn Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro khi thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

CÁC TỪVIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒTHỊ

DANH MỤC PHỤLỤC

LỜI CÁM ƠN

LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1.

CƠSỞKHOA HỌC VỀRỦI RO CỦA NGÂN HÀNG KHI THANH TOÁN XUẤT

NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 5

1.1. CƠSỞLÝ LUẬN VỀPHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 5

1.1.1. Khái niệm.5

1.1.1.1. Thếnào là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ? .5

1.1.1.2. Các bên tham gia trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.5

1.1.2. Thưtín dụng.6

1.1.2.1. Khái niệm vềthưtín dụng .6

1.1.2.2. Nội dung của thưtín dụng .6

1.1.2.3. Phân loại thưtín dụng .7

1.1.3. Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ.7

1.1.4. Những quy định quốc tếáp dụng trong phương thức tín dụng chứng từ.8

1.2. RỦI RO ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG KHI THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG THỨC

TÍN DỤNG CHỨNG TỪ. 8

1.2.1. Khái niệm vềrủi ro.8

1.2.2. Nhận dạng rủi ro khi sửdụng phương thức tín dụng chứng từ.9

1.2.2.1. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành L/C.9

1.2.2.2. Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận L/C .11

1.2.2.3. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo L/C .13

1.2.2.4. Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu .14

1.2.2.5. Rủi ro khác cho ngân hàng.19

1.3.BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀRỦI RO TỪCÁC NGÂN HÀNG KHI THANH

TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU . 21

1.3.1. Bài học kinh nghiệm từmột sốrủi ro của ngân hàng.21

1.3.1.1. Tình huống rủi ro do nhà nhập khẩu mất khảnăng thanh toán .21

1.3.1.2. Tình huống rủi ro do nhà xuất khẩu có hành vi lừa đảo .22

1.3.1.3. Tình huống rủi ro do năng lực của cán bộvà do thịtrường biến động .23

1.3.1.4. Tình huống rủi ro khi ngân hàng phát hành bảo lãnh nhận hàng .24

1.3.2.Một sốkinh nghiệm phòng tránh rủi ro của các ngân hàng nước ngoài.25

1.3.2.1. Phân loại hạn mức tín dụng cho khách hàng .25

1.3.2.2. Sửdụng các thoảthuận cho giao dịch tín dụng chứng từ.25

1.3.2.3. Phòng quan hệquốc tếcó chức năng thông tin vềcác ngân hàng.26

1.3.2.4. Vấn đềcông nghệvà con người.26

1.3.2.5. Trung tâm tài trợthương mại (Trade Finance) .27

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 . 27

CHƯƠNG 2.

ĐÁNH GIÁ KHẢNĂNG XẢY RA RỦI RO KHI THANH TOÁN BẰNG PHƯƠNG

THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM . 28

2.1. TỔNG QUAN VỀNGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM. 28

2.1.1.Lịch sửhình thành và phát triển.28

2.1.2. Những thành quả đạt được của BIDV.28

2.1.2.1. Phát triển quy mô hoạt động .28

2.1.2.2. Phát triển công nghệngân hàng .29

2.1.2.3. Phát triển hệthống tổchức và nguồn nhân lực.29

2.1.2.4. Hợp tác cùng phát triển .30

2.1.3. Kết quảhoạt động kinh doanh.30

2.1.3.1. Công tác huy động vốn .30

2.1.3.2. Công tác tín dụng .30

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ.31

2.2. TÌNH HÌNH SỬDỤNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪTRONG

HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾCỦA BIDV. 33

2.2.1. Quy trình nghiệp vụvềphương thức tín dụng chứng từcủa BIDV.33

2.2.1.1. Các quy định của BIDV vềphương thức thanh toán tín dụng chứng từ.33

2.2.1.2. Giới thiệu vềquy trình nghiệp vụthanh toán L/C .33

2.2.2. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tếcủa BIDV.34

2.2.2.1. Tình hình hoạt động thanh toán quốc tế(2001-2005) .34

2.2.2.2. Tỷtrọng hoạt động thanh toán quốc tếcủa các chi nhánh.36

2.2.2.3. Tình hình thanh toán bằng phương thức L/C.37

2.3. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ KHẢNĂNG XẢY RA CÁC RỦI RO ĐỐI

VỚI BIDV KHI SỬDỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C. 38

2.3.1.Mục tiêu của khảo sát.38

2.3.2. Quy mô khảo sát và đối tượng được phỏng vấn.39

2.3.3.Nội dung bảng câu hỏi.39

2.3.3.1. Thông tin của người trảlời .40

2.3.3.2. Thang điểm cho các câu hỏi.40

2.3.3.3. Các câu hỏi.41

2.3.3.4. Kết quảkhảo sát.42

2.4. ĐÁNH GIÁ KHẢNĂNG XẢY RA RỦI RO ĐỐI VỚI BIDV THÔNG QUA ĐIỀU

TRA KHẢO SÁT. 44

2.4.1.Rủi ro khi BIDV là ngân hàng chiết khấu.45

2.4.1.1. Rủi ro khi kiểm tra chứng từ.45

2.4.1.2. Rủi ro do nhà nhập khẩu từchối hoặc trì hoãn thanh toán .47

2.4.1.3. Rủi ro khi chiết khấu chứng từkhông bảo lưu (miễn truy đòi) .47

2.4.1.4. Rủi ro từnguyên nhân bất khảkháng .47

2.4.1.5. Rủi ro do ngân hàng phát hành bịphá sản .48

2.4.1.6. Rủi ro khi chiết khấu chứng từbất hợp lệ.48

2.4.1.7. Rủi ro khác trong nghiệp vụchiết khấu chứng từ.49

2.4.2.Rủi ro khi BIDV là ngân hàng phát hành L/C.50

2.4.2.1. Rủi ro từphía người mởL/C (nhà nhập khẩu) .50

2.4.2.2. Rủi ro về điều kiện thịtrường hàng hóa nhập khẩu.51

2.4.2.3. Rủi ro vềtỷgiá hối đoái.51

2.4.2.4. Rủi ro từphía người thụhưởng .52

2.4.2.5. Rủi ro do không mua bảo hiểm cho hàng hóa .52

2.4.2.6. Rủi ro trong thực hiện bảo lãnh nhận hàng.53

2.4.2.7. Rủi ro khi chứng từvận tải ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng.53

2.4.2.8. Rủi ro do mất quyền từchối thanh toán bộchứng từbất đồng .54

2.4.2.9. Rủi ro khác cho ngân hàng phát hành.54

2.4.3.Rủi ro khi BIDV là ngân hàng xác nhận L/C.55

2.4.3.1. Rủi ro khi xác nhận theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.55

2.4.3.2. Rủi ro khi xác nhận L/C theo yêu cầu của người hưởng .56

2.4.3.3. Rủi ro khi chấp nhận chứng từcó bất đồng .56

2.4.3.4. Rủi ro khác khi xác nhận L/C .56

2.4.4. Rủi ro khi BIDV là ngân hàng thông báo L/C.57

2.4.4.1. Rủi ro do sựchậm trễhay thiếu chính xác của ngân hàng thông báo .57

2.4.4.2. Rủi ro do L/C bịgiảmạo .58

2.4.4.3. Rủi ro do không thông báo kịp thời cho ngân hàng phát hành .58

2.4.4.4. Rủi ro khi thông báo và giao L/C cho người thụhưởng.59

2.4.4.5. Rủi ro khác cho ngân hàng thông báo.59

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 . 60

CHƯƠNG 3.

MỘT SỐBIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TÍN

DỤNG CHỨNG TỪTẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯVÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM . 61

3.1. MỤC TIÊU CỦA CÁC BIỆN PHÁP . 61

3.2. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CỤTHỂ. 62

3.2.1. Các biện pháp khi BIDV là ngân hàng chiết khấu.62

3.2.1.1. Các biện pháp giảm rủi ro khi kiểm tra chứng từ.62

3.2.1.2. Xem xét các điều kiện trước khi chiết khấu bộchứng từ.63

3.2.1.3. Tìm hiểu tình hình nước nhập khẩu, nhà nhập khẩu và ngân hàng mở.64

3.2.1.4. Không nên chiết khấu bộchứng từbất hợp lệ.65

3.2.2. Các biện pháp khi BIDV là ngân hàng phát hành.65

3.2.2.1. Thẩm định tình hình tài chính và cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng 65

3.2.2.2. Xem xét định mức ký quỹhợp lý đối với doanh nghiệp mởL/C.66

3.2.2.3. Tìm hiểu thịtrường và giá cảhàng hóa nhập khẩu.68

3.2.2.4. Phòng ngừa rủi ro xuất phát từngười hưởng.68

3.2.2.5. Nghiên cứu kỹ đến những điều kiện, điều khoản của L/C .69

3.2.2.6. Tránh rủi ro mất quyền từchối thanh toán .71

3.2.3. Các biện pháp khi BIDV là ngân hàng xác nhận.71

3.2.3.1. Xem xét sốdưtài khoản tiền gửi của ngân hàng mở.72

3.2.3.2. Sửdụng hạn mức tín dụng cho ngân hàng mở.72

3.2.3.3. Xác nhận L/C theo yêu cầu của người hưởng.72

3.2.3.4. Điều kiện khác đểxác nhận L/C .73

3.2.4. Các biện pháp khi BIDV là ngân hàng thông báo.74

3.2.4.1. Gửi thông báo L/C một cách kịp thời và chính xác .74

3.2.4.2. Kiểm tra tính xác thực của L/C trước khi thông báo cho khách hàng .74

3.2.4.3. Đảm bảo việc giao nhận L/C .75

3.2.5. Nhóm các biện pháp chung.76

3.2.5.1. Tiếp thịvà thu hút khách hàng tốt, tiềm năng .76

3.2.5.2. Nâng cao chất lượng đội ngũnhân viên .77

3.2.5.3. Mởrộng và phát triển các sản phẩm dịch vụthanh toán quốc tế.77

3.2.5.4. Ứng dụng công nghệthông tin.77

3.2.5.5. Mởrộng quan hệ đại lý .78

3.2.5.6. Hoàn thiện và mởrộng hoạt động của trung tâm tài trợthương mại.78

3.2.5.7. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát và xửlý tranh chấp .78

3.3. KẾT QUẢDỰKIẾN THU ĐƯỢC . 79

3.4. MỘT SỐKIẾN NGHỊ. 80

3.4.1. Kiến nghị đối với Chính phủ.80

3.4.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.81

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 . 82

LỜI KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC

pdf83 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2752 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro khi thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch vụ của BIDV. Hình 2.10. Cơ cấu doanh số thu phí dịch vụ năm 2005 Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế tăng trưởng theo nhịp độ của doanh số. Có thể thấy khoản phí thu được từ dịch vụ thanh toán quốc tế tăng đều qua các năm, đến năm 2005 khoản phí thu được trên 75 tỷ đồng, gấp 2 lần so với 37 tỷ đồng năm 2001. -36- Hình 2.11. Thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế Thu phí dịch vụ Thanh toán quốc tế 37 44 56 69 75 2001 2002 2003 2004 2005 Tỷ V N Đ BIDV đã sử dụng chương trình dành riêng cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế với điểm nổi bật là các chi nhánh giao dịch trực tuyến, không phải xử lý qua trung tâm làm cho quá trình thực hiện giao dịch nhanh chóng và thuận tiện. Chương trình tập trung tất cả các dữ liệu tại hội sở chính, là công cụ hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị điều hành của hội sở chính và cập nhật thông tin của toàn hệ thống chính xác kịp thời. Chương trình cũng được bổ sung nhiều sản phẩm dịch vụ hiện đại để phục vụ khách hàng tốt hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh về thanh toán quốc tế của BIDV. 2.2.2.2. Tỷ trọng hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh Bên cạnh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, số lượng các chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế cũng gia tăng nhanh chóng. So với số lượng 39 chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế vào năm 2001, sau 5 năm con số này đạt đến 70 chi nhánh. Như vậy, có thể thấy hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV không những tăng trưởng về doanh số mà số lượng chi nhánh có loại hình dịch vụ này. Hình 2.12. Số lượng chi nhánh hoạt động Thanh toán quốc tế 39 42 52 60 70 2001 2002 2003 2004 2005 Trước đây, các hoạt động thanh toán quốc tế đều thực hiện chủ yếu thông qua Hội sở chính. Thời điểm năm 2002 trở về trước, doanh số hoạt động thanh toán quốc tế qua Hội sở chính chiếm tỷ trọng khá lớn (khoảng 20%) trong hệ thống BIDV. Ngoài một số chi nhánh lớn được phép giao dịch trực tiếp như Sở Giao dịch 1 chiếm khoảng 17% doanh số, Chi nhánh Tp.HCM chiếm 16%, Chi nhánh Hà Nội chiếm 7%..., hầu hết các chi nhánh còn lại đều phải giao dịch thông qua Hội sở. -37- Hình 2.13. Tỷ trọng doanh số thanh toán quốc tế của các chi nhánh Từ khi hiện đại hóa, tất cả các chi nhánh đều sử dụng chương trình mới, Hội sở chính chỉ đóng vai trò quản lý chi nhánh và các hoạt động hỗ trợ cho các chi nhánh nhỏ đều thông qua Trung tâm tài trợ thương mại thuộc Ban kinh doanh đối ngoại. Với số lượng chi nhánh hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng nhiều làm cho tỷ trọng doanh số của các chi nhánh lớn giảm đáng kể, Sở giao dịch 1 chỉ chiếm khoảng 8%, Chi nhánh Tp.HCM chiếm 8,5%, Chi nhánh Hà Nội là 2%... 2.2.2.3. Tình hình thanh toán bằng phương thức L/C Nếu như phương thức thanh toán khác đều có bất lợi cho một phía là người mua hoặc người bán và ngân hàng chỉ là trung gian thanh toán thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ có nhiều tính năng ưu việt hơn và ngân hàng đóng vai trò quan trọng đảm bảo an toàn cho cả bên người mua lẫn người bán. Như đã trình bày trong phần cơ sở lý luận, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã được ngày càng nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi thanh toán hàng hóa trong giao dịch thương mại quốc tế. 1.71 1.09 1.87 1.53 2.43 1.37 2.71 1.49 3.71 2.74 2001 2002 2003 2004 2005 Doanh số L/C trong tổng doanh số TTQT L/C Tỷ USD Khác Hình 2.14. Doanh số thanh toán L/C Từ số liệu hoạt động qua các năm, có thể thấy phương thức thanh toán L/C chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng doanh số hoạt động. Các doanh nghiệp thanh toán xuất nhập khẩu qua BIDV đa phần sử dụng phương thức thanh toán L/C. Tăng đồng thời với doanh số thanh toán quốc tế, doanh số thanh toán bằng phương thức L/C cũng không ngừng tăng lên qua các năm và ước đạt khoảng 3,71 tỷ đô la Mỹ vào năm 2005. -38- Hình 2.15. Tỷ trọng thanh toán L/C Năm 2005 Khác 42% L/C 58% Năm 2001 Khác 39% L/C 61% Tỷ trọng thanh toán bằng L/C trong giai đoạn 2001-2005 luôn chiếm tỷ trọng đa phần trên 50% trong doanh số thanh toán quốc tế của BIDV. Năm 2001 doanh số thanh toán bằng L/C chiếm 61% trong tổng doanh số và đến năm 2005 giảm xuống còn 58%. Tỷ trọng phương thức thanh toán L/C giảm tương đối so với trước đây song xét về giá trị tuyệt đối vẫn tăng trưởng mạnh. Có thể thấy tỷ trọng thanh toán L/C luôn chiếm đa phần trong hoạt động thanh toán quốc tế của BIDV. Điều này cho thấy tầm quan trọng của phương thức thanh toán này đối với ngân hàng. Từ những phân tích trên đây có thể thấy ngoài việc nắm vững kiến thức về nghiệp vụ thanh toán L/C và nguyên tắc liên quan đến phương thức thanh toán này, một điều quan trọng nữa là cần phải xem xét và đánh giá khả năng xảy ra rủi ro cho ngân hàng khi sử dụng phương thức này. 2.3. ĐIỀU TRA KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢY RA CÁC RỦI RO ĐỐI VỚI BIDV KHI SỬ DỤNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN L/C Như đã phân tích ở phần trên, phương thức tín dụng chứng từ được khách hàng tại BIDV chủ yếu dùng trong thanh toán. Vấn đề đặt ra là khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, những rủi ro nào có thể xảy ra cho các chi nhánh BIDV? Thông qua những rủi ro thường gặp đối với các ngân hàng, ta có thể để đưa ra những biện pháp nào nhằm hạn chế chúng trong hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng. 2.3.1. Mục tiêu của khảo sát Để đánh giá được khả năng xảy ra các rủi ro cho BIDV khi sử dụng phương thức L/C, tôi đã chọn phương pháp khảo sát điều tra các chi nhánh của BIDV. Phương pháp này sẽ cho kết quả đánh giá rất khách quan về những loại rủi ro mà các chi nhánh -39- 2.3.2. Quy mô khảo sát và đối tượng được phỏng vấn Để kết quả điều tra mang tính khách quan và có được số mẫu lớn, tôi đã tiến hành phát bảng câu hỏi đến tất cả 82 đơn vị của hệ thống. Phương thức điều tra chủ yếu thông qua mạng thông tin nội bộ để giảm thiểu chi phí, trong đó một số chi nhánh đã trả lời bằng điện thoại, fax... Thông qua phần thống kê của bảng câu hỏi, đối tượng được phỏng vấn chia thành ba loại. Các chi nhánh chưa có hoạt động thanh toán quốc tế thuộc đối tượng thứ nhất. Các chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế nhưng chưa sử dụng phương thức L/C thuộc đối tượng thứ hai. Còn các chi nhánh đã có giao dịch L/C là đối tượng thứ ba. Theo mục tiêu khảo sát thì đây là đối tượng chính của cuộc điều tra. BIDV hiện có đến 70 chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế, trong đó không phải chi nhánh nào cũng có sử dụng nghiệp vụ tín dụng chứng từ. Như vậy, số lượng đối tượng chính của điều tra phụ thuộc vào kết quả khảo sát. 2.3.3. Nội dung bảng câu hỏi Một trong những khâu quan trọng trong phương pháp điều tra là việc thiết lập bảng câu hỏi (hay phiếu thăm dò). Nội dung của bảng câu hỏi phải phản ánh được những thông tin cần thiết để rút ra được những kết luận quan trọng phục vụ cho mục tiêu đã nêu trên đây. Chính vì thế, bảng câu hỏi thăm dò ý các chi nhánh của BIDV về khả năng xảy ra rủi ro trong phương thức thanh toán L/C sẽ bao gồm những nội dung chính yếu như sau (tham khảo Bảng câu hỏi tại phụ lục 7). -40- Hình 2.16. Thiết kế nội dung bảng câu hỏi THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI Thang điểm CHẤT LƯỢNG ĐIỀU TRA ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC PHỎNG VẤN PHẦN CÂU HỎI CHÍNH KẾT QUẢ ĐIỀU TRA PHẦN BỔ SUNG Các câu hỏi PHẦN THỐNG KẾ BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ BIỆN PHÁP 2.3.3.1. Thông tin của người trả lời Đây là một thông tin rất quan trọng. Nó sẽ phản ánh về đối tượng được điều tra, từ đó rút ra được chất lượng điều tra và độ tin cậy của kết quả khảo sát. Nếu người được điều tra là những người thực tế đã làm qua và có nhiều kinh nghiệm về nghiệp vụ thanh toán L/C sẽ cho những câu trả lời với mức độ chính xác cao hơn. Những người nắm giữ những chức vụ quan trọng sẽ là người sẽ đáp ứng được yêu cầu trên như trưởng bộ phận thanh toán quốc tế, hoặc bộ phận dịch vụ khách hàng, hoặc trưởng chi nhánh phụ trách về thanh toán quốc tế, hoặc những người có chức vụ tương đương… Đây chỉ là chỉ tiêu định tính chứ không phải định lượng, nên rất khó có được kết luận chính xác về chất lượng điều tra mà chỉ thể hiện một cách tương đối. 2.3.3.2. Thang điểm cho các câu hỏi Để có được tiêu chuẩn chung cho việc đánh giá khả năng xảy ra các loại rủi ro trong bảng câu hỏi có phần thang điểm cho từng loại rủi ro trong các câu hỏi. Mỗi loại rủi ro sẽ được cho điểm từ 1 (không có khả năng xảy ra loại rủi ro này) đến 5 (có rất nhiều khả năng xảy ra loại rủi ro này). Từ đó, loại rủi ro nào mà điểm càng nhiều sẽ có nguy cơ xảy ra càng cao và ngược lại. -41- Bảng 2.2. Thang điểm cho các câu hỏi Số điểm cho từng loại rủi ro 1 2 3 4 5 Không có khả năng xảy ra Ít có khả năng xảy ra Có khả năng xảy ra Có nhiều khả năng xảy ra Có rất nhiều khả năng xảy ra Thang điểm này sẽ cho ra được những kết quả định lượng dựa theo số điểm mà người trả lời cho. Với giả định, n là tổng số phiếu trả lời hợp lệ của các chi nhánh có sử dụng phương thức L/C, ta có thể có thể rút ra thang điểm kết luận như sau: Bảng 2.3. Thang điểm kết luận Tổng số điểm cho từng loại rủi ro ≤n ≤2n ≤3n ≤4n ≤5n Không có khả năng xảy ra Ít có khả năng Có nhiều khả Có khả năng xảy ra Có rất nhiều khả năng xảy ra xảy ra năng xảy ra 2n Có nguy cơ xảy ra rủi ro cho ngân hàng Khả năng xảy ra rủi ro tăng dần Theo kết quả khảo sát, mỗi loại rủi ro sẽ có được tổng số điểm tương ứng với khả năng xảy ra đối với ngân hàng. Từ thang điểm kết luận, tổng số điểm của rủi ro nào không vượt quá 2n sẽ được xem là những loại rủi ro ít hoặc không có khả năng xảy ra cho ngân hàng. Do vậy, đối với những rủi ro có số điểm trên 2n thì ngân hàng nên tập trung vào những biện pháp làm giảm thiểu khả năng xảy ra chúng. 2.3.3.3. Các câu hỏi Nội dung chính của bảng câu hỏi bao gồm 14 câu được chia làm 3 phần, với mục đích của từng phần thể hiện trong mô hình khảo sát ở mô hình khảo sát dưới đây. Phần câu hỏi thống kê (từ câu 1 - 4) sẽ phản ánh được tỷ trọng chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế, tỷ trọng chi nhánh có sử dụng phương thức L/C và quy mô hoạt động thanh toán quốc tế của các chi nhánh. Phần câu hỏi chính (từ câu 5 - 12) thể hiện mục tiêu chính của cuộc điều tra khảo sát này. Kết quả phần này sẽ cho ra kết luận của khảo sát. Phần câu hỏi bổ sung (câu 13, 14) là những ý kiến đóng góp cho các biện pháp phòng ngừa rủi ro và nâng cao hoạt động thanh toán quốc tế cho BIDV. Bảng câu hỏi được thiết kế dành cho 3 đối tượng nêu trên nên câu 1, 2 sẽ tương ứng loại bỏ dần -42- 2.3.3.4. Kết quả khảo sát Các phiếu hợp lệ là phiếu điền đầy đủ thông tin người trả lời và nếu đối tượng trả lời thuộc các chi nhánh có sử dụng phương thức thanh toán L/C thì phải trả lời đủ các câu hỏi trong phần câu hỏi thống kê và câu hỏi chính. Theo thống kê sau khi tiến hành phát phiếu thăm dò cho 82 đơn vị trực thuộc BIDV, số phiếu thu hồi lại được là 56 trên tổng số phiếu phát ra. Vì một số lý do mà việc liên hệ với một số chi nhánh không đạt được kết quả. Trong đó, không có phiếu nào là phiếu trắng (không trả lời) hoặc không hợp lệ. Về thông tin người trả lời, có 31 người trả lời (trên tổng số 56) là trưởng chi nhánh hoặc phụ trách bộ phận thanh toán quốc tế, và 15 người có nhiều kinh nghiệm về thanh toán quốc tế (trên 5 năm). Còn lại 10 phiếu không thể hiện chức vụ, là nhân viên hoặc kinh nghiệm ít, trong đó có 7 chi nhánh không có hoạt động thanh toán quốc tế. Như vậy, mức độ tin cậy của khảo sát có thể đạt được 82%. Hình 2.17. Mô hình khảo sát các chi nhánh Đố tượ i ng chính KHẢO SÁT TẤT CẢ CÁC CHI NHÁNH CN KHÔNG CÓ HOẠT ĐỘNG TTQT CN CÓ HOẠT ĐỘNG TTQT CN CHƯA CÓ PHƯƠNG THỨC L/C ĐỂ XUẤT BIỆN PHÁP Câu hỏi thống kê Câu hỏi chính CN CÓ PHƯƠNG THỨC L/C Câu hỏi bổ sung KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ Kết quả câu 1 cho thấy có 49 chi nhánh có hoạt động thanh toán quốc tế và 7 chi nhánh không có hoạt động này. Khảo sát về tình hình sử dụng các phương thức -43- Như vậy với n là 41 thì những rủi ro nào có tổng số điểm trên 82 (>2n) sẽ là những rủi ro có khả năng xảy ra, tham khảo bảng điểm kết luận tại phụ lục 8. Hình 2.18. Kết quả trả lời khảo sát Tỷ lệ đối tượng được phỏng vấn Đối tượng 2 14% Đối tượng 1 13% Đối tượng 3 73% Tỷ lệ người trả lời đáng tin cậy còn lại 18% có thâm niên 27%phụ trách CN, TTQT 55% Tỷ lệ phiếu trả lời không trả lời 32% trả lời 68% Câu 3 và 4 dùng để khảo sát về quy mô hoạt động của các chi nhánh có sử dụng phương thức L/C. Trong 41 chi nhánh, hầu hết có doanh số thanh toán quốc tế bình quân đạt từ 10 đến 100 triệu đô la Mỹ/năm, 9 chi nhánh có doanh số từ 100-200 triệu đô la Mỹ/năm, 9 chi nhánh dưới 10 triệu đô la Mỹ/năm, chỉ có 4 chi nhánh đạt trên 200 triệu đô la Mỹ/năm. Về lượng giao dịch, 17 chi nhánh có giao dịch bằng L/C trên 500 giao dịch/năm, 16 chi nhánh từ 100-500 giao dịch/năm. Điều này cho thấy số lượng giao dịch bằng L/C qua các chi nhánh là tương đối nhiều. Hình 2.19. Khảo sát về quy mô hoạt động Doanh số thanh toán quốc tế bình quân hàng năm (triệu USD) dưới 10 22% từ 100- 200 22% trên 200 10% từ 10- 100 46% Lượng giao dịch thanh toán quốc tế bình quân hàng năm (giao dịch) từ 100- 500 38% từ 500- 1000 27% dưới 100 20% trên 1000 15% Để đánh giá khả năng xảy ra các rủi ro khi thực hiện nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ, các chi nhánh đã tiến hành cho điểm theo tình hình thực tế tại đơn vị. Kết quả thống kê đầy đủ của các rủi ro này được thể hiện trong các bảng biểu đính kèm tại phụ lục 8 và sẽ được trình bày trong phần dưới đây. Do số liệu tương đối đơn -44- 2.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG XẢY RA RỦI RO ĐỐI VỚI BIDV THÔNG QUA ĐIỀU TRA KHẢO SÁT Có thể nói, rủi ro khi ngân hàng sử dụng phương thức L/C là rất nhiều và đa dạng. Những loại rủi ro xảy ra đối với các ngân hàng tùy thuộc vào vị trí và vai trò của ngân hàng trong quy trình thanh toán tín dụng chứng từ. Theo khảo sát kết quả câu 5, đa số chi nhánh có sử dụng nhiều phương thức thanh toán đều cho rằng phương thức L/C chứa đựng nhiều rủi ro cho ngân hàng hơn là các phương thức khác. Hình 2.20. Khả năng xảy ra rủi ro của các phương thức thanh toán Phương thức tín dụng chứng từ (156 điểm) Phương thức chuyển tiền (94 điểm) Phương thức nhờ thu (81 điểm) Phương thức khác (35 điểm) Có rất nhiều kh năn ả g xảy ra rủi ro Khả năng xảy ra rủi ro tăng dần Đánh giá về nghiệp vụ nào trong phương thức L/C mang nhiều rủi ro nhất, các chi nhánh cho rằng nghiệp vụ chiết khấu chứng từ tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng. Kết quả câu 6 cho thấy nghiệp vụ chiết khấu (171 điểm) và phát hành L/C (166 điểm) có rất nhiều khả năng xảy ra rủi ro, lần lượt đến các nghiệp vụ xác nhận L/C (122 điểm), thông báo L/C (95 điểm) ít có khả năng hơn. Có nhiều chi nhánh cho rằng có những nghiệp vụ khác cũng chứa đựng rủi ro cho ngân hàng như thanh toán, kiểm chứng từ, gửi chứng từ… Nhưng chúng đều nằm trong nghiệp vụ chiết khấu nên sẽ không xem xét chúng một cách riêng lẻ. Hình 2.21. Khả năng xảy ra rủi ro của nghiệp vụ L/C Chiết khấu chứng từ (171 điểm) Phát hành L/C (166 điểm) Xác nhận L/C (122 điểm) Thông báo L/C (95 điểm) Có r nhiề năng x ra rủ ất u khả ảy i ro Có khả nă xảy ra rủ Khả năng xảy ra rủi ro tăng dần ng i ro Phần đánh giá dưới đây cho thấy được khả năng mà các loại rủi ro có thể xảy ra -45- 2.4.1. Rủi ro khi BIDV là ngân hàng chiết khấu Khi đóng vai trò là ngân hàng chiết khấu, ngân hàng thường gặp phải nhiều rủi ro trong nghiệp vụ chiết khấu chứng từ. Theo đánh giá ở câu 11, thì các loại rủi ro mà BIDV có thể gặp khi làm ngân hàng chiết khấu thể hiện trong mô hình dưới đây. Hình 2.22. Khả năng xảy ra rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu Khi kiểm tra chứng từ (165 điểm) Do nhà nhập khẩu (130 điểm) Do chiết khấu miễn truy đòi (127 điểm) Nguyên nhân bất khả kháng (105 điểm) Do ngân hàng phát hành (103 điểm) Chiết khấu chứng từ bất hợp lệ (87 điểm) Không kiểm soát được tu chỉnh L/C (77 điểm) Do gửi chứng từ (68 điểm) Do nghiệp vụ đòi hoàn trả (64 điểm) Có rất nhiều khả năng xảy ra rủi ro Có khả năng xảy ra rủi ro Có nhiều khả năng xảy ra rủi ro 2.4.1.1. Rủi ro khi kiểm tra chứng từ Theo thứ tự khả năng xảy ra rủi ro, thì loại rủi ro khi kiểm tra chứng từ (do nhiều nguyên nhân được xem là có nhiều khả năng xảy ra nhất cho ngân hàng khi chiết khấu chứng từ cho nhà xuất khẩu. Kết quả khảo sát câu 12 dành riêng cho những rủi ro phát sinh trong quá trình kiểm tra chứng từ của ngân hàng chiết khấu, cho thấy đây là nghiệp vụ có nhiều rủi ro. Hình 2.23. Khả năng xảy ra rủi ro khi kiểm tra chứng từ 2.4.1.1.1. Rủi ro do kiểm tra chứng từ không tuân thủ UCP Khả năng xảy ra rủi ro tăng dần 82 điểm Ít có khả năng xảy ra rủi ro Không tuân thủ UCP (146 điểm) Chứng từ giả mạo (120 điểm) Thời gian kiểm chứng từ (95 điểm) Thời hạn xuất trình chứng từ (72 điểm) Có khả năng xảy ra rủi ro Ít có khả năng xảy ra rủi ro Có nhiều khả năng xảy ra rủi ro Khả năng xảy ra rủi ro tăng dần 82 điểm -46- Khi kiểm tra chứng từ của nhà xuất khẩu nếu cán bộ của ngân hàng chiết khấu không vững về nghiệp vụ, không làm theo quy định của UCP để bộ chứng từ sai sót do chủ quan của ngân hàng thì ngân hàng mở hoặc nhà nhập khẩu có thể căn cứ vào những lỗi này để từ chối hoặc trì hoãn thanh toán. Các chi nhánh được khảo sát cho rằng phần lớn do lỗi chủ quan của ngân hàng do không có sự cẩn thận hợp lý khi kiểm tra chứng từ nên khả năng xảy ra là lớn. Kết quả khảo sát cho loại rủi ro đạt số điểm là 146 điểm. Dù theo quy định của BIDV, việc kiểm tra chứng từ hàng xuất phải được thực hiện qua hai bước, một là thanh toán viên, hai là bộ phận kiểm soát. Do vậy, sẽ giảm bớt rủi ro khi bộ chứng từ bị từ chối do lỗi ngân hàng chiết khấu kiểm tra chứng từ không thực hiện đúng các nguyên tắc trong UCP. 2.4.1.1.2. Rủi ro do giá trị hiệu lực của chứng từ Mặc dù ngân hàng được miễn trách về sự gian lận trong chứng từ như giả mạo chữ ký, con dấu… song không thể tránh khỏi những rủi ro vì bị giảm uy tín đối với khách hàng. Để nhận biết được những dấu hiệu gian lận trong chứng từ thì đòi hỏi nhân viên có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong việc lập các chứng từ ngoại thương. Do đó, đối với BIDV thì loại rủi ro cũng đánh giá là có khả năng xảy ra với số điểm là 120. Đây là một loại rủi ro mà nguyên nhân chủ quan xuất phát từ con người, từ năng lực cán bộ ngân hàng và ý định của người lập chứng từ nên rất khó phòng ngừa. Đòi hỏi các ngân hàng phải hết sức cảnh giác khi thực hiện chiết khấu chứng từ cho khách hàng, nhất là những khách hàng mới có quan hệ giao dịch với ngân hàng lần đầu. 2.4.1.1.3. Rủi ro về thời gian kiểm tra chứng từ Theo UCP, ngân hàng chiết khấu có 7 ngày làm việc để kiểm tra bộ chứng từ và gửi đến đòi tiền ngân hàng mở. Nếu không tuân thủ theo đúng thời gian quy định này thì có thể gặp rủi ro vì mất quyền đòi tiền trong khi nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ hoàn hảo và có quyền được thanh toán. Kết quả 95 điểm cho loại rủi ro về thời gian kiểm tra chứng từ là không cao nhưng cũng cho thấy loại rủi ro có thể xảy ra nếu như ngân hàng chiết khấu BIDV không làm đúng theo quy định. 2.4.1.1.4. Rủi ro về thời hạn xuất trình chứng từ Trong quy trình của BIDV, kể từ ngày nhận bộ chứng từ từ nhà xuất khẩu thì -47- quyết định của mình cho nhà xuất khẩu. Điều này phần nào hạn chế được rủi ro khi ngân hàng bị quá thời hạn xuất trình chứng. Kết quả 72 điểm cho rủi ro do thời gian quyết định chấp nhận chiết khấu chứng từ vượt quá quy định làm cho việc nhận hàng hoặc thương lượng của hai bên xuất khẩu và nhập khẩu bị chậm trễ, là thấp và cho thấy loại rủi ro ít có khả năng xảy ra cho ngân hàng chiết khấu BIDV. 2.4.1.2. Rủi ro do nhà nhập khẩu từ chối hoặc trì hoãn thanh toán Khi nhà nhập khẩu tìm mọi cách để từ chối hoặc trì hoãn thanh toán thì rủi ro sẽ thuộc về ngân hàng chiết khấu nếu đã thực hiện chiết khấu cho người xuất khẩu. Kết quả khảo sát câu 11 cho thấy BIDV có nhiều khả năng phải đối mặt với loại rủi ro xuất phát từ nhà nhập khẩu. Với số điểm khá cao 130 điểm, rủi ro này đứng thứ hai và được các chi nhánh BIDV chú trọng rất nhiều. Điều này cho thấy, đối với với các loại L/C mà có những mặt hàng nhạy cảm với giá cả thị trường và có trị giá lớn thì ngân hàng chiết khấu cần xem xét bộ chứng từ một cách cẩn thận kể cả những lỗi dù rất nhỏ. Để tránh trường hợp nhà nhập khẩu dựa vào đó từ chối hoặc trì hoãn thanh toán. Mặc dù trường hợp này ít xảy ra ở BIDV nhưng cũng cần phải có biện pháp phòng ngừa và phải làm thế nào để tìm hiểu được tình hình của nhà nhập khẩu. 2.4.1.3. Rủi ro khi chiết khấu chứng từ không bảo lưu (miễn truy đòi) Khi quyết định chiết khấu bộ chứng từ miễn truy đòi cho khách hàng, ngân hàng thường phải hết sức cân nhắc vì ngân hàng đã chuyển rủi ro từ khách hàng sang cho ngân hàng. Theo chính sách của BIDV thì khi thực hiện chiết khấu miễn truy đòi thì khách hàng phải đáp ứng các điều kiện về tín dụng, có quan hệ giao dịch tốt với ngân hàng, nhân tố ngân hàng phát hành L/C cũng được xem xét một cách thận trọng và khoản phí cho dịch vụ này khá cao. Theo khảo sát tại BIDV, thì đây là loại rủi ro có điểm số có nhiều khả năng xảy ra với 127 điểm. Tuy dịch vụ này hiện chưa phát triển và sử dụng nhiều trong hệ thống BIDV, song về lâu dài khách hàng sẽ quan tâm hơn vì họ sẽ bán rủi ro cho ngân hàng để có được quay vòng vốn nhanh hơn và hiệu quả hơn. 2.4.1.4. Rủi ro từ nguyên nhân bất khả kháng Có thể ngân hàng chiết khấu không thể biết trước khi nào xảy ra do nguyên -48- 2.4.1.5. Rủi ro do ngân hàng phát hành bị phá sản Rủi ro xảy ra đối với ngân hàng chiết khấu phần nhiều tùy thuộc vào thiện chí của ngân hàng phát hành và nhà nhập khẩu. Mặc dù theo UCP500, ngân hàng phát hành chỉ từ chối thanh toán trong trường hợp bộ chứng từ có lỗi, nhưng trên thực tế nhiều trường hợp ngân hàng phát hành từ chối thanh toán do nhà nhập khẩu không thiện chí thanh toán hoặc ngân hàng phát hành gặp khó khăn. Theo điều khoản chiết khấu của UCP500, ngân hàng chiết khấu được phép truy đòi lại nhà xuất khẩu, nhưng nếu nhà xuất khẩu không đủ khả năng hoàn trả thì ngân hàng chiết khấu gặp rủi ro. Đánh giá về loại rủi ro này, đa số các chi nhánh đều cho rằng khả năng xảy ra cho ngân hàng chiết khấu là không lớn. Kết quả khảo sát ở câu 11 cho thấy với tổng số điểm 103, loại rủi ro này cũng có khả năng xảy ra đối với BIDV khi chiết khấu chứng từ hàng xuất cho khách hàng. Theo quy trình chiết khấu bộ chứng từ của BIDV, ngoài yêu cầu về hạn mức chiết khấu đối với doanh nghiệp xuất khẩu, các chi nhánh phải xem xét đến yếu tố uy tín thanh toán của ngân hàng mở. Những chỉ tiêu đánh giá ngân hàng phát hành là những tiêu chí tham khảo và chưa quy định điều kiện cụ thể như tình hình tài chính, đánh giá của các tổ chức tài chính thế giới về mức độ uy tín thanh toán... Như vậy, có thể thấy quy trình chiết khấu chứng từ L/C hàng xuất của BIDV tương đối giảm bớt rủi ro gây ra từ phía ngân hàng mở nhưng không phải an toàn tuyệt đối cho ngân hàng chiết khấu. 2.4.1.6. Rủi ro khi chiết khấu chứng từ bất hợp lệ Đối với bộ chứng từ có bất hợp lệ, BIDV ngoài việc sẽ chiết khấu với tỷ lệ thấp -49- 2.4.1.7. Rủi ro khác trong nghiệp vụ chiết khấu chứng từ Ngoài những rủi ro đề cập trên đây, thì một số rủi ro khác được các chi nhánh nhận định là nguy cơ xảy ra không cao. Cụ thể là: 2.4.1.7.1. Rủi ro do không kiểm soát được tu chỉnh L/C Khi ngân hàng chiết khấu không là ngân hàng thông báo, thì cũng gặp rủi ro do không kiểm soát được tu chỉnh hay hủy L/C. Trường hợp L/C đã tu chỉnh thay đổi tên người hưởng, nhưng người hưởng cũ vẫn tiếp tục sử dụng L/C cũ để chiết khấu ở ngân hàng mà không đưa ra tu chỉnh L/C này, hoặc L/C có thể hủy ngang đã được tu chỉnh hủy, nếu ngân hàng thông báo không thu lại L/C gốc, có thể người hưởng gian lận để chiết khấu bộ chứng từ ở ngân hàng khác. Khi đó, ngân hàng chiết khấu trực tiếp chịu hậu quả của loại rủi ro này. Tuy nhiên, rủi ro này được các chi nhánh đánh giá với điểm số 77 là ít có khả năng xảy ra cho các chi nhánh. 2.4.1.7.2. Rủi ro khi gửi chứng từ Đối với ngân hàng chiết khấu việc gửi chứng từ cho ngân hàng phát hành cũng -50- 2.4.1.7.3. Rủi ro trong thực hiện hoàn trả tiền giữa các ngân hàng Rủi ro khi ngân hàng chiết khấu không thực hiện nghiệp vụ đòi hoàn trả như đòi tiền bằng thư hoặc điện, thời gian đòi tiền không đúng quy định của L/C được các chi nhánh đánh giá là ít có khả năng xảy ra với số điểm rất thấp 64 điểm, nghĩa là hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên, rủi ro này có liên quan đến năng lực của nhân viên ngân hàng. 2.4.2. Rủi ro khi BIDV là ngân hàng phát hành L/C Trong L/C, ngân hàng phát hành cam kết thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu trả chậm cho người hưởng nếu họ đáp ứng được các yêu cầu của L/C. Do vậy, ngân hàng sẽ thay mặt cho nhà

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf460781.pdf
Tài liệu liên quan