Luận văn Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang

MỤCLỤC

›š™˜››

CHƯƠNG 1: GIỚITHIỆU . 1

1.1. ĐẶTVẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU. . 1

1.1.1SựCần Thiết NghiênCứu . 1

1.1.2.CănCứ KhoaHọc Và Thực Tiễn. 2

1.2-MỤC TIÊU NGHIÊNCỨU . 4

1.2.1-Mục Tiêu Chung . 4

1.2.2-Mục tiêucụ thể . 4

1.3. CÁC GIẢ THUYẾTCẦN KIỂM ĐỊNH VÀ CÂUHỎI NGHIÊNCỨU . 4

1.3.1. Các Giả ThuyếtCần Kiểm Định . 4

1.3.2. CâuHỏi NghiênCứu . 5

1.4. PHẠM VI NGHIÊNCỨU . 5

1.5-LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU NGHIÊNCỨU . 5

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 7

2.1- PHƯƠNG PHÁP LUẬN . 7

2.1.1. Các Khái Niệm Liên Quan . 7

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU .12

2.2.1- Phương Pháp Chọn Vùng NghiênCứu .12

2.2.2- Phương Pháp Thu ThậpSố Liệu.12

2.2.3- Phương Pháp Phân TíchSố Liệu .13

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DULỊCH SINH THÁITỈNH HẬU GIANG.19

3.1. ĐIỀU KIỆNTỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN DULỊCH .19

3.1.1. Điều KiệnTự Nhiên .19

3.1.2.Hệ ThốngHạTầngKỹ Thuật.23

3.1.3.Hệ ThốngDịchVụ XãHội.25

3.2. ĐIỀU KIỆN KINHTẾ - XÃHỘI .26

3.2.1. Điều Kiện KinhTế XãHội.26

3.2.2. Nguồn NhânLực .29

3.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DULỊCH .29

3.3.1. Khách DuLịch .29

3.3.2. Doanh Thu Và GDP DuLịch .30

3.3.3. Thực Trạng Và Tài Nguyên DLST .40

3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG .43

CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁSỰ HÀI LÒNGCỦA DU

KHÁCHTẠI CÁC ĐIỂMVƯỜN DULỊCH SINH THÁITỈNHHẬU

GIANG .45

4.1. ĐẶC ĐIỂM KHÁCH DLST ĐẾNHẬU GIANG .45

4.1.1.Nơi ởCủa Du Khách .45

4.1.2. Độ Tuổi .46

4.1.3. Giới Tính .47

4.1.4. Nghề Nghiệp .47

4.1.5. Thu Nhập .48

4.1.6. Thói Quen Đi DuLịch .49

4.2. PHÂN TÍCHSỰ HÀI LÒNGCỦA DU KHÁCH .55

4.2.1. Đánh Giá ChungVềMức Độ Hài Lòng .55

4.2.2. Phân tíchmức độ hài lòngcủa du khách . 57

4.3. ĐÁNH GIÁMỨC ĐỘ THỎA MÃNCŨA DU KHÁCH THÔNG QUA

CHI PHÍ .64

4.3.1. Thực Trạng Chi TiêuCủa Du KháchTại Các Điểm DLSTTỉnhHậu

Giang .64

4.3.2.Mức Độ Thõa MãnCủa Du KháchVề Chi Phí .70

4.4.DỰ ĐỊNH ĐI DULỊCHHẬU GIANG TRONG THỜI GIANTỚICỦA

DU KHÁCH .73

4.5. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ CÁCYẾUTỐ QUAN TRỌNG KHI ĐI

DULỊCHCỦA DU KHÁCH .74

CHƯƠNG 5:MỘTSỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DULỊCH SINH THÁI

TỈNHHẬU GIANG . 80

5.1. TỒNTẠI VÀ NGUYÊN NHÂN . 80

5.2. CƠSỞ ĐƯA RA GIẢI PHÁP . 80

5.2.1. ĐịnhHướng Chung Cho Phát Triển DLSTHậu Giang . 80

5.2.2.MứcDộHấpDẫnCủa Các Hoạt Động Và Loại Phương Tiện ĐốiVới

Du Khách . 81

5.2.3. Đề Nghị Phát Triển DLSTHậu GiangCủa Du Khách. 84

5.2.4. Phân Tích Mô Hình SWOT . 86

5.3.MỘTSỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DULỊCH SINH THÁIHẬU

GIANG . 90

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ . 93

6.1. KẾT LUẬN . 93

6.2. KIẾN NGHỊ . 94

6.2.1. Kiến NghịVới Những Người Làm DuLịch . 94

6.2.2. Kiến NghịVớiTổngCục DuLịch . 94

6.2.3. Kiến NghịVới UBNDTỉnh . 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 96

PHỤLỤC 1 . 97

PHỤLỤC 2 . 10

pdf129 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5219 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hạng mục trên lại được đầu tư quá rời rạc và nhàm chán không đủ để kéo chân du khách từ xa đến. ® Vườn Bưởi Năm Roi (Ấp Phú Lễ A, xã Phú Hữu, Châu Thành, An Giang) Hiện nay, xung quanh khu vực ẤP Phú Lễ có rất nhiều hộ trồng bưởi Năm Roi với diện tích tương đối lớn nhưng chưa được huy hoạch thành điểm du lịch hoàn chỉnh. ® Làng DLST Tầm Vu (Ấp Xẻo Cao, xã Thạnh Xuân huyện Châu Thành A, Hậu Giang) Có rất nhiều nhà vườn đầu tư phát triển thành vườn cây ăn trái phục vụ khách du lịch, nhưng đều nhỏ lẻ, kinh doanh tự phát, chưa tạo được nét đặc sắc thu hút du khách. ® Làng khóm Cầu Đúc (Xã Hoả Tiến, Thị xã Vị Thanh, Hậu Giang). Nơi đây tập trung một số động người dân chuyên trồng khóm, thêm vào đó sự thích hợp của đất làm cho khóm có vị ngon ngọt riêng mà những nơi khác không có. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -42- ® Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang): Lung Ngọc Hoàng là tên gọi của một vùng trũng ngập nước nổi tiếng thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp. Nơi đây vốn là vùng đồng bằng ngập nước rộng lớn trải dài từ phía Tây của Sông Hậu tới tận U Minh và được đánh giá là một trong những điểm quan trọng trên bản đồ đất ngập nước của Việt Nam. Tổng diện tích của khu bảo tồn là 280.535ha và được quy hoạch thành 4 phân khu: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 976,28ha; Phân khu phục hồi sinh thái tự nhiên 963,45ha; Phân khu hành chính dịch vụ du lịch là 404,72ha; Phân khu thực nghiệm nghiên cứu khoa học 461,03ha. Khu bảo tồn còn là nơi quy tụ các loài sinh vật quý hiếm, phong phú, nhiều chủng loại gồm: 330 loài thực vật và 206 loài động vật quý, ngoài ra còn có 77 loài thuỷ sản. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng thật sự là nơi phát triển DLST, bảo vệ các loài sinh vật bản địa, đặc biệt là các loài động vật quý hiếm, tái tạo các mẫu sinh cảnh cuối cùng còn sót lại của vùng đồng bằng ngập nước Tây Sông Hậu. Cung cấp nguồn giống sinh vật tự nhiên cho các tỉnh phụ cận… Trong tương lai khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng sẽ là nơi nghỉ ngơi, giải trí… cho du khách tham quan trọng trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng du lịch phải gắn liền với công tác bảo tồn nghiêm ngặt. ® Lâm Trường Mùa Xuân (Xã Tân Phước Hưng, Huyện Phụng HIệp, Hậu Giang) Trước đây đã được đầu tư thành điểm DLST, nhưng hiện nay đã đóng cửa không hoạt động nữa. Qua khảo sát thực tế cảnh quang hiện tại không tạo ấn tượng, thiếu sự chăm sóc. ® Khu DLST vườn Tràm huyện Vị Thuỷ Khu DLST rừng Tràm huyện Vị Thuỷ nằm trên địa bàn huyện Vị Thuỷ, có diện tích khoảng 140 ha. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -43- ® Vườn Cò Long Mỹ (Xã Xà Phiên, Long Mỹ, Hậu Giang) Vườn cò được hình thành từ năm 1986 tại xã Xà Phiên, với hàng chục ngàn con cò các loại cùng 30 loài chim đặc trưng của sông nước miền Nam. ® Viên Lang Bãi Bồi (Xã Lương Tâm và xã Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, Hậu Giang) Khu viên lang có diện tích trên 1.000 ha nằm trên địa phận của 2 xã Lương Tâm, Vĩnh Viễn. Đây là vùng đất hoang hóa chủ yếu là tràm nhưng vẫn bị ngập mặn hàng năm. Gần đây, Sở NN&PTNT đã có dự án nuôi cá đồng dưới tán rừng tràm mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể, đang có chiều hướng nhân rộng trong thời gian tới ® Hồ Đại Hàn (Phường 4, Thị xã Vị Thanh, Hậu Giang) Nơi đây chỉ là quy hoạch cho tương lai, hiện tại Hồ này chưa hình thành và chưa thể phát triển du lịch tại đây. ® Chợ nổi Ngã Bảy (Ấp Đông An A1, xã Đại Thành, thị xã Ngã Bảy, Hậu Giang) Đây là chợ nổi lớn nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long và họp tại nơi hội tụ của 7 dòng sông. Tại chợ nổi trên sông, hàng hoá rất đa dạng. Chợ ở trên mặt đất có những thứ gì, thì chợ Ngã Bảy cũng đủ những thứ mà du khách cũng như người dân ở đây cần. Tại Chợ, việc mua bán nông sản hàng hóa diễn ra tấp nập, sầm uất trên ghe xuồng nên gọi là chợ nổi và cách tiếp thị rất mộc mạc độc đáo là treo các hàng hóa muốn bán lên cây sào cắm mũi. 3.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG Nhìn chung cảnh quan thiên nhiên ở những điểm DLST miệt vườn của Hậu Giang vẫn còn tự nhiên, sự đầu tư của tỉnh đến các điểm du lịch chưa đồng đều. Bên cạnh đó, đa phần các điểm du lịch này đều nằm ở vùng nông thôn sâu, hệ thống đường bộ chưa thuận tiện cho lưu thông nhất là đối với phương tiện xe lớn. Mặt khác, hệ thống sông ngòi nhiều, các con sông đan xen và có sự liên Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -44- kết nhau tạo thành mạng lưới đường thuỷ vừa thuận tiện vừa đẹp mắt, điều đó thật sự tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông bằng đường thủy nếu Hậu Giang chú trọng khai thác nét đặc thù này để kết hợp phát triển du lịch sông nước thật sự. Thêm vào đó, hầu hết các điểm du lịch ở Hậu Giang không đảm bảo cung cấp thực phẩm, thức uống, chưa có các dịch vụ viễn thông ngân hàng, các loại hình vui chơi giải trí tại điểm. Công tác quảng bá xúc tiến du lịch chưa rộng khắp, sự liên kết giữa các ban ngành để thúc đẩy sự phát triển của du lịch còn chưa được thực hiện triệt để. Sự liên kết giữa các tuyến điểm du lịch chưa rõ ràng, thuận tiện và tạo nên sự độc đáo cho du lịch Hậu Giang. Tóm lại du lịch Hậu Giang chưa được đầu tư nhiều, chưa thể hiện rõ ràng được du lịch Hậu Giang là như thế nào, cảnh quan hiện tại nơi đây vẫn chưa được đầu tư, khai thác, môi trường vẫn còn nguyên sơ thiên nhiên, với hiện tại đó có thể là thực trạng đáng buồn cho Hậu Giang. Song, trong nổi buồn đó lại chứa đựng những niềm vui - Tại sao lại nói như vậy, vì việc du lịch Hậu Giang chưa được đầu tư thích đáng lại trở thành một vận may. Bởi vì du lịch Hậu Giang hiện nay được ví như tờ giấy trắng chỉ có một vài đường kẻ, nét mực trên tờ giấy ấy và chúng ta có thể viết lại, vẽ thêm lên tờ giấy du lịch Hậu Giang một cách thật đẹp mà không sợ những vết mực nghệch ngoặt trước đó làm xấu đi. Thật sự là như vậy và vấn đề nằm ở nơi mà những nét bút nào sẽ vẽ cho du lịch Hậu Giang ?. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -45- CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH TẠI CÁC ĐIỂM VƯỜN DU LỊCH SINH THÁI TỈNH HẬU GIANG Sự hài lòng của du khách là yếu tố quan trọng quyết định sự thu hút và phát triển của DLST Hậu Giang nói riêng và của du lịch nói chung. Vì vậy, phân tích và đánh giá mức độ thỏa mãn của du khách đối với các dịch vụ cấu thành nên sản phẩm du lịch là vấn đề cần thiết. Để từ đó có thể tìm ra những nguyên nhân làm cho du khách thỏa mãn và chưa thỏa mãn để có những giải pháp phù hợp, phát huy những mặt tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực nhằm thúc đẩy DLST Hậu Giang ngày càng phát triển hơn. Vì vậy trong chương này tôi sẽ phân tích đặc điểm, thói quen, sở thích đi du lịch của du khách và đánh giá mức độ hài lòng của du khách, phân tích các nhân tố ảnh hưởng là vấn đề chính. Trong đó, tôi sẽ đánh giá mức độ hài lòng của du khách về các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch và lợi ích chi phí mà du khách đã bỏ ra khi đi DLST ở Hậu Giang. Để làm được điều đó, tôi sẽ áp dụng các phương pháp phân tích chính là : Phương pháp Willingness To Pay, phân tích bảng chéo, phân phối tần số tích lũy và phân tích nhân tố. 4.1. ĐẶC ĐIỂM KHÁCH DLST ĐẾN HẬU GIANG 4.1.1. Nơi ở Của Du Khách Vì không có cơ sở phân chia rõ ràng giữa đối tượng khách nội địa và khách địa phương, nên qua quá trình phỏng vấn ngẫu nhiên khách du lịch tại các điểm vườn DLST Hậu Giang, ta có kết quả tổng hợp nơi ở của du khách như sau: Khách du lịch địa phương (Hậu Giang) chiếm 25% trên tổng số mẫu điều tra, còn lại 75% khách du lịch nội địa đến từ các tỉnh như: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre, An Giang, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Tháp. Trong đó du khách đến từ Cần Thơ chiếm đến 50,0%. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -46- Bảng 4.1: PHÂN LOẠI DU KHÁCH VÀ NƠI Ở CỦA DU KHÁCH TT NƠI Ở MẪU QUAN SÁT (Người) TỈ LỆ (%) 1 Khách địa phương: Hậu Giang 15 25,0 2 Khách trong nước: 45 75,0 Cà Mau 2 3,3 Bạc Liêu 1 1,7 Kiên Giang 2 3,3 Sóc Trăng 1 1,7 Cần Thơ 30 50,0 Vĩnh Long 5 8,3 Bến Tre 1 1,7 An Giang 1 1,7 TP.Hồ Chí Minh 1 1,7 Đồng Tháp 1 1,7 Tổng cộng 60 100,0 Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 1&1.1 phần phụ lục2) 4.1.2. Độ Tuổi Qua kết quả xử lý, ta thấy có đến 51,7% khách đến các điểm vườn DLST ở Hậu Giang có độ tuổi từ 25 – 40, kế đến là độ tuổi từ 18 – 24 (28,3%) và từ 41 – 60 (18,3%), thấp nhất là độ tuổi trên 60 (1,7%). Điều này cho thấy du khách chủ yếu là nhóm người trong độ tuổi lao động, trẻ trung và thích đến các điểm vườn DLST. Do đó dựa vào đặc điểm và sở thích của nhóm tuổi này mà những nhà làm DLST nên có những biện pháp phù hợp nhằm thu hút họ đi du lịch nhiều hơn. Vì đây là độ tuổi lao động, do đó họ thích đến những nơi yên tĩnh, mát mẻ nhưng cũng có nhiều hoạt động giải trí hấp dẫn để thư giản, nghỉ ngơi sau những ngày làm việc căng thẳng. Hình 4.1: Biểu Đồ Độ Tuổi Du Khách (Bảng 2, phần phụ lục2) Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -47- 4.1.3. Giới Tính Phỏng vấn ngẫu nhiên 60 khách du lịch tại các điểm vườn DLST Hậu Giang, kết quả cho thấy đa số khách DLST Hậu Giang là nam, chiếm 61,70%, còn nữ chỉ chiếm 38,30% trong tổng số khách. Như vậy chúng ta nhận thấy rằng nam luôn có xu hướng đi du lịch nhiều hơn nữ. Đặc điểm này thường thấy ở các điểm du lịch vùng lân cận (chẳng hạn Cần Thơ), nguyên nhân có thể là do phụ nữ luôn giành nhiều thời gian chăm sóc cho con cái và gia đình. Ngày nay, cuộc sống con người ngày càng thay đổi và phụ nữ cũng ngày càng văn minh hơn không còn nằm trong khuôn khổ tam tòng tứ đức như ngày xưa. Họ cũng là người của xã hội, làm việc và lãnh đạo như nam, thậm chí còn giỏi hơn cả nam. Do đó họ cũng cần có nhiều thời gian để nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày làm việc căng thẳng. Như vậy cần phải có những biện pháp thích hợp để thu hút họ đi du lịch nhiều hơn. Hình 4.2: Biểu Đồ Giới Tính Khách DLST Hậu Giang (Bảng 3, phần phụ lục2) 4.1.4. Nghề Nghiệp Khách DLST có nghề nghiệp là nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ cao nhất (43,3%), kế đến là viên chức nhà nước (18,3%), đây là những người có thu nhập ổn định và thường đi du lịch vào dịp cuối tuần hoặc lễ, tết. Như đã đề cập ở trên, đây là nhóm người trong độ tuổi lao động, có khả năng chi trả và khả năng nhận thức về du lịch của họ khá cao. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -48- Hình 4.3: Biểu Đồ Nghề Nghiệp Du Khách (Bảng 4 phần phụ lục 2) 4.1.5. Thu Nhập Về thu nhập, mức thu nhập của du khách trung bình từ 1.500.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng chiếm tỷ lệ cao nhất (46,7%), kế đến là từ 3.000.000 đồng đến dưới 4.500.000 đồng (30%). Đối với tình hình kinh tế hiện nay thì mức thu nhập này chỉ ở mức tương đối. Do đó, khi đưa các mức giá dịch vụ chúng ta cần phải xem xét cẩn thận để định giá cho phù hợp với mức thu nhập của du khách. Đây cũng là vấn đề khó khăn cho những nhà kinh doanh du lịch trong việc kích thích khả năng chi tiêu dịch vụ du lịch của du khách. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -49- Bảng 4.2: THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DLST ĐẾN HẬU GIANG THU NHẬP (Đồng) MẪU QUAN SÁT (Người) TỈ LỆ (%) Dưới 1.500.000 10 16,7 Từ 1.500.000 đến dưới 3.000.000 28 46,7 Từ 3.000.000 đến dưới 4.500.000 18 30,0 Từ 4.500.000 đến dưới 6.500.000 3 5,0 Từ 6.500.000 trở lên 1 1,7 TỔNG CỘNG 60 100,0 Nguồn: Từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 5 phần phụ lục 2) 4.1.6. Thói Quen Đi Du Lịch Thói quen đi du lịch của du khách ảnh hưởng đến tính thời vụ của du lịch, ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của nhân viên. Do đó, nghiên cứu về vấn đề thói quen đi du lịch của du khách là vấn đề cần thiết, giúp các nhà kinh doanh du lịch có những biện pháp phù hợp để phục vụ du khách ngày càng tốt hơn. 4.1.6.1. Mục đích và ngày lưu trú bình quân Qua 60 mẫu phỏng vấn về mục đích chính của khách du lịch đến Hậu Giang, thì có đến 40 mẫu trả lời là nhằm mục đích đi du lịch, chiếm tỉ lệ cao nhất (66,7%). Thấp nhất là mục đích đi công tác có 2 mẫu trả lời (chiếm 3,3%). Còn lại là nhằm mục đích thăm bạn bè, người thân (16,7%); học tập, nghiên cứu (8,3%) và mục đích khác (5,0%). Điều này cho thấy phần lớn khách du lịch đến Hậu Giang nhằm mục đích đi du lịch là chính, sau đó mới nhắm tới các mục đích khác. Riêng về thời gian lưu trú, ta thấy thời gian lưu trú của khách du lịch ở Hậu Giang rất thấp: có đến 86,7% du khách là đi trong ngày, 1 ngày 1 đêm 10,0% và chỉ 3,3% là lưu lại nhiều hơn 1 ngày 1 đêm. Qua đó ta nhận thấy rằng DLST Hậu Giang còn quá nghèo nàn, không hấp dẫn được khách du lịch lưu lại Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -50- lâu hơn. Đây là nguyên nhân làm cho doanh thu từ dịch vụ lưu trú của Hậu Giang rất thấp so với các tỉnh khác. Bảng 4.3: MỤC ĐÍCH VÀ THỜI GIAN LƯU TRÚ BÌNH QUÂN CỦA KHÁCH DU LỊCH MẪU QUAN SÁT (Người) TỈ LỆ (%) Mục đích chính Hậu Giang Học tập nghiên cứu Du lịch Thăm ban bè, người thân Đi công tác Khác Tổng cộng 5 40 10 2 3 60 8,3 66,7 16,7 3,3 5,0 100,0 Thời gian lưu trú lại Hậu Giang Đi trong ngày 1 ngày 1 đêm Nhiều hơn 1 ngày 1 đêm Tổng cộng 52 6 2 60 86,7 10,0 3,3 100,0 Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn(Bảng 6&7 phần phụ lục2) 4.1.6.2. Sở thích đi du lịch Phần lớn khách có sở thích đi du lịch với bạn bè, hàng xóm, sở thích này chiếm tỉ lệ 65%; kế tiếp là sở thích đi với gia đình, chiếm 48,8% trên tổng số mẫu điều tra; tỉ lệ đi cùng đồng nghiệp cũng khá cao 21,7%, điều này cũng không có gì lạ vì hiện nay các cơ quan, xí nghiệp đều có xu hướng tổ chức cho nhân viên của mình đi du lịch vào các kỳ nghỉ nhằm giúp cho nhân viên của họ giảm bớt căng thẳng sau thời gian dài làm việc và cũng để khuyến khích họ làm việc ngày càng hiệu quả hơn. Chẳng hạn như công ty cổ phần Dược Hậu Giang, hàng năm đều tổ chức cho nhân viên đi dã ngoại, vừa qua họ tổ chức cho 250 nhân viên công ty đi du lịch ở Hậu Giang, qua cuộc phỏng vấn với trưởng ban tổ chức, ông nói rằng: “…nhằm giúp cho họ nghỉ ngơi, thoải mái hơn sau một quá trình làm việc, khuyến khích họ làm việc hăng say hơn. Ngoài ra, còn tập được cho họ Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -51- một phong cách, tác phong công nghiệp…”. Đây là điều đáng mừng cho các nhà làm du lịch và trong tương lai tới xu hướng này ngày một cao hơn. Bảng 4.4: THÓI QUEN ĐI DU LỊCH CỦA DU KHÁCH HẬU GIANG Nguồn: Tổng hợp từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 8 phần phụ lục2) 4.1.6.3. Thời điểm đi du lịch Thời điểm cuối tuần là thời điểm khách đi du lịch nhiều nhất (chiếm 53,30%), kế đến là dịp lễ, tết (chiếm 31,70%). Như đã nói ở trên, nhóm khách chính của DLST Hậu Giang là những người có nghề nghiệp ổn định, do đó thời điểm họ chọn đi du lịch sẽ là vào các kỳ nghỉ, cuối tuần. Vì phần lớn khách du lịch đến Hậu Giang chỉ đi trong ngày nên thời điểm cuối tuần chiếm tỉ lệ cao nhất. Điều này không làm ảnh hưởng đến tính thời vụ của du lịch vì Hậu Giang có thể tạo ra sản phẩm du lịch quanh năm. 53.30% 31.70% 20% 11.70% 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 Cuối tuần Lễ, tết Nghỉ hè Dịp khác Hình 4.4:Thời Điểm Đi Du Lịch Của Du Khách (Bảng 9 phần phụ lục2) SỞ THÍCH ĐI DU LỊCH MẪU QUAN SÁT (Người) TỈ LỆ (%) Thường đi du lịch với gia đình 29 48,8 Thường đi du lịch với bạn bè, hàng xóm 39 65,0 Thường đi du lịch với đồng nghiệp 13 21,7 Thường đi du lịch một mình 5 8,3 Khác ( người yêu,……) 5 8,3 Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -52- 4.1.6.4. Thông tin điểm đến Phương tiện truyền thông là một phần không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế hiện nay. Đặc biệt đối với ngành du lịch thì truyền thông là quan trọng nhất, nó giúp những người làm du lịch truyền bá sâu rộng hơn về các thông tin du lịch đến du khách. Qua quá trình nghiên cứu, kết quả cho thấy phần lớn khách biết đến các điểm du lịch Hậu Giang thông qua bạn bè, người thân, chiếm 85,0% trên tổng số mẫu điều tra; biết thông qua báo, đài, internet chỉ chiếm 16,7%; 11,7% du khách biết đến du lịch Hậu Giang do tình cờ (đi đường thấy); còn lại thông qua cẩm nang du lịch; công ty du lịch; tờ rơi, brochure chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ từ 0 – 3, 3%. Như vậy, công tác quảng bá du lịch Hậu Giang đến du khách chưa sâu rộng, công tác marketing còn yếu kém vì vậy chưa thu hút du khách đến Hậu Giang nhiều hơn. Do đó, cần phải đẩy mạnh nhiều hơn nữa hoạt động tiếp thị, quảng bá rộng rãi hơn trên báo, đài, internet… Hình 4.5: Phương Tiện Thông Tin Du Khách Biết Đến Hậu Giang (Bảng 10, phần phụ lục2) 4.1.6.5. Phương tiện tiếp cận điểm đến Trước khi đề cập đến các loại phương tiện mà du khách sử dụng để đến điểm vườn, ta sẽ tìm hiểu về khoảng cách từ nơi du khách xuất phát đến điểm vườn, từ đó làm cơ sở cho việc giải thích lý do du khách lựa chọn loại phương tiện vận chuyển. Áp dụng phương pháp phân phối tần số về khoảng cách nơi đến của du khách so với điểm du lịch ta có: Số tổ = [(2)x số quan sát(n)]0,33333 = (2x60)0,33333 = 4,93 ( làm tròn là 5 tổ) Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -53- với khoảng cách tổ k là 34 . Như vậy ta có tương đương là 5 vùng: VÙNG KHOẢNG CÁCH CÁC TỈNH TRONG VÙNG Vùng 1 < 59 km Hậu Giang, Kiên Giang Vùng 2 59 km - < 93 km Cần thơ, Cà Mau Vùng 3 93 km - < 127 km Sóc Trăng, Vĩnh Long, An Giang Vùng 4 127 km - < 161 km Bạc Liêu, Đồng Tháp Vùng 5 > 161 km Bến Tre, TP.Hồ Chí Minh Tuy nhiên ở đây khi kiểm định bằng phương pháp Chi-Square Tests cho kết quả Sig.=27,7% > a =10% (Bảng 11, phần phụ lục 2), vì vậy giữa khoảng cách vùng và lựa chọn phương tiện của du khách không có mối quan hệ. Bằng phương pháp phân tích tần số, ta có kết quả về tần suất của từng loại phương tiện như sau: Xe gắn máy là phương tiện khách chọn đi đến các điểm vườn DLST ở Hậu Giang nhiều nhất, chiếm 63,3%; kế đến là bằng ô tô 26,7%; phương tiện khác (xe búyt, xe đạp) 10,0% và không có du khách nào đi bằng tàu. Xe gắn máy là loại phương tiện phổ biến mà hầu hết các vùng đều chọn để đi. Ở đây du khách đi ô tô chỉ có ở vùng 1 và vùng 2, còn vùng 3,4 và 5 tuy khoảng cách xa hơn các vùng khác nhưng không có du khách nào chọn phương tiện này. Có một số du khách đến từ Cần Thơ thì thích thú với loại phương tiện xe buýt và xe đạp. Như vậy ta có thể thấy rằng về chọn phương tiện đi du lịch không phụ thuộc vào khoảng cách vùng của du khách mà nó chỉ phụ thuộc vào thị hiếu của du khách. Điều đáng nói ở đây là không có du khách nào đến Hậu Giang bằng tàu du lịch. Đây là điều yếu kém trong du lịch Hậu Giang. Như chúng ta đã biết, Hậu Giang có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, tạo nên những tuyến giao thông thuỷ nội tỉnh và nối liền với các tỉnh trong khu vực. Tuy vậy, giao thông đường thủy vẫn chưa được khai thác để phát triển trong du lịch. Vì thế cần phải phát triển rộng rãi việc sử dụng phương tiện tàu du lịch đầy đủ tiện nghi và an toàn để du khách cảm nhận được sự đặc trưng của cuộc sống sông nước miệt vườn. Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -54- Bảng 4.5: PHƯƠNG TIỆN DU KHÁCH ĐẾN HẬU GIANG PHƯƠNG TIỆN VÙNG TỔNG (%) Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Vùng 5 Xe ô tô 4 9 3 0 0 26,7 Xe gắn máy 13 18 4 1 2 63,3 Tàu 0 0 0 0 0 0,0 Khác (xe buýt, xe đạp) 0 5 0 1 0 10,0 Tổng 17 32 7 2 2 100,0 Nguồn: Từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 11, phần phụ lục 2) 4.1.6.6. Chi phí dành cho du lịch trong một năm Có 56/60 người tiết lộ về thu nhập và chi tiêu cho du lịch hàng năm. Ta thấy thu nhập trung bình/người trong 1 năm là 36.300.000 đồng, nhưng mức chi phí giành cho du lịch trong một năm chỉ có 2.856.000 đồng, chiếm 7,9% trên tổng thu nhập bình quân, mức chi này rất thấp so với thu nhập của họ. Ta biết rằng, nguồn thu của Hậu Giang nói riêng và của cả nước nói chung chủ yếu từ hoạt động du lịch, do đó điều này làm ảnh hưởng đến nguồn thu của Nhà nước. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân làm cho du khách chi tiêu cho du lịch còn thấp, để từ đó có những giải pháp phù hợp kích thích chi tiêu trong du lịch của họ nhiều hơn. Bảng 4.6: MỨC THU NHẬP VÀ CHI TIÊU CHO DU LỊCH HÀNG NĂM CHỈ TIÊU MẪU QUAN SÁT (Người) TRUNG BÌNH/NGƯỜI (1.000 đồng) Thu nhập/tháng *12 tháng 56 36.300 Chi tiêu du lịch trong 1 năm 56 2.856 Nguồn: Từ 60 mẫu phỏng vấn (Bảng 12, phần phụ lục 2) Hình 4.6: Biểu Đồ Chi Tiêu Du Lịch Của Du Khách Trong 1 Năm Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -55- ÄKết luận: Từ những kết quả phân tích ở trên ta kết luận nhóm khách chính của DLST Hậu Giang có các đặc điểm sau: o Đa số là nam, có độ tuổi từ 24-40, làm việc tại các văn phòng o Có thu nhập trung bình từ 1.500.000 – 3.000.000 đồng/tháng o Thường đi du lịch vào cuối tuần và các ngày lễ, tết. o Phương tiện đi du lịch chủ yếu là xe gắn máy o Một năm dành 7,9%/thu nhập cho chi tiêu du lịch 4.2. PHÂN TÍCH SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH 4.2.1. Đánh Giá Chung Về Mức Độ Hài Lòng Để đánh giá về sự hài lòng của du khách khi đi DLST ở Hậu Giang, trước hết tôi phân tích kết quả nhận xét tổng hợp của du khách về loại hình DLST ở Hậu Giang. Sau khi áp dụng phương pháp Cross-Tabulation nhằm để phân tích, kết hợp giữa biến đánh giá tổng hợp DLST Hậu Giang với các biến nhóm khách, giới tính và độ tuổi, các bảng kiểm định Chi-Square Tests đều cho kết quả Sig >10% nên giữa các biến không có mối liên hệ với nhau, vì vậy tôi sử dụng phương pháp phân tích tần số để đánh giá. Bảng 4.7: ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CỦA DU KHÁCH VỀ DLST HẬU GIANG Nguồn: Từ 60 mẫu phỏng vấn(Bảng 13, phần phụ lục 2) Dựa vào kết quả xử lý được tổng hợp trong bảng bên trên, ta thấy có 39/60 người (65%) nhận xét DLST Hậu Giang chỉ ở mức trung bình; tốt chỉ có 8/60 ĐÁNH GIÁ MẪU QUAN SÁT (Người) TỈ LỆ (%) Rất kém 1 1,7 Kém 12 20,0 Trung bình 39 65,0 Tốt 8 13,3 Rất tốt 0 0,0 Tổng 60 100,0 Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -56- người (13,3%) nhận xét; 12/60 người (20%) cho là kém và 1/60 người đánh giá là rất kém, không có người nào nhận xét rất tốt. Điểm đánh giá trung bình là 2,9 điểm, nghĩa là DLST Hậu Giang ở mức kém. Qua đó ta nhận thấy rằng DLST Hậu Giang còn thấp kém, chưa phát triển đúng với tiềm năng vốn có của mình do đó chưa thu hút được du khách. Khi tiếp xúc trực tiếp với khách để hỏi “vì sao lại có nhận xét như vậy?” thì phần lớn khách trả lời là DLST Hậu Giang còn quá nghèo nàn, toàn tỉnh chỉ được vài điểm sinh thái nhưng không có gì đặc sắc, hoang sơ và quanh năm chỉ có được một hai điểm được khách đến tham quan nhưng số lượng rất ít. 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt Hình 4.7: Biểu Đồ Đánh Giá Tổng Hợp Của Du Khách Về DLST ÄĐánh giá chung về mức độ hài lòng Qua kết quả nghiên cứu về mức độ hài lòng của du khách đối với các yếu tố khi đi DLST ở Hậu Giang, tôi có nhận xét tổng quát sau: Tuy phần lớn du khách đánh giá DLST Hậu Giang ở mức kém nhưng nhìn chung du khách hài lòng với các yếu tố cấu thành nên sản phẩm DLST ở Hậu Giang, tuy nhiên mức hài lòng này không cao (cao nhất là 3,98/5 điểm). Trong đó, an toàn được du khách đánh giá là hài lòng nhất, và kế đến là môi trường tự nhiên (3,73 điểm), đây là điểm thuận lợi cho các điểm DLST Hậu Giang vì luôn tạo cho du khách cảm giác an toàn, sạch sẽ và thoáng mát khi tham quan, vui chơi, giải trí. Quà lưu niệm và hoạt động vui chơi giải trí tại điểm là hai yếu tố du khách ít hài lòng nhất (2,5-2,8/5 điểm), điều này ảnh đến mức độ hài lòng chung của du khách về DLST Hậu Giang. Sức hấp dẫn của các điểm du lịch là yếu tố khá quan trọng nhưng du Luận văn tốt nghiệp Khoa Kinh Tế & QTKD GVHD: Châu Thị Lệ Duyên SVTH: Phạm Thị Thanh -57- khách chỉ hài lòng ở mức trung bình (3,00 điểm). Vì vậy, DLST Hậu Giang cần phải cải tạo, nâng cấp các điểm DLST để hấp dẫn du khách nhiều hơn. Bảng 4.8: SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH VỀ CÁC YẾU TỐ KHI ĐI DLST HẬU GIANG TT YẾU TỐ MẪU QUAN SÁT (Người) ĐIỂM TRUNG BÌNH (1-5 điểm)1 1 Khách sạn, nhà hàng 45 3,04 2 Quà lưu niệm 50 2,5 3 Món ăn 57 3,42 4 Phục vụ của nhân viên 60 3,32 5 An toàn (tính mạng, thực phẩm) 60 3,98 6 Sức hấp dẫn của các điểm du lịch 59 3,00 7 Hoạt động vui

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với du lịch sinh thái tỉnh hậu giang.pdf
Tài liệu liên quan