Luận văn Đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch Hậu Giang và những giải pháp thu hút khách đến Hậu Giang

MỤCLỤC

NỘI DUNG Trang

Chương 1: GIỚI THIỆU 1

1.1. ĐẶTVẤN ĐỀ NGHIÊNCỨU 1

1.1.1.Sựcần thiết nghiêncứu . 1

1.1.2. Căncứ khoahọc vàcăncứ thực tiễn . 3

1.1.2.1. Căncứ khoahọc . 3

1.1.2.2. Căncứ thực tiễn . 4

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊNCỨU 4

1.2.1.Mục tiêu chung . 4

1.2.2.Mục tiêucụ thể . 4

1.3. KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT VÀ CÂUHỎI NGHIÊNCỨU 5

1.3.1. Kiểm định giả thuyết . 5

1.3.2. Câuhỏi nghiêncứu . 5

1.4. PHẠM VI NGHIÊNCỨU 6

1.4.1. Không gian nghiêncứu . 6

1.4.2. Thời gian nghiêncứu . 6

1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊNCỨU 8

2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 8

2.1.1. Mộtsố khái niệmvề dulịch . 8

2.1.1.1. Dulịch . 8

2.1.1.2. Dulịch sinh thái . 8

2.1.1.3. Khách dulịch . 8

2.1.1.4. Sản phẩm dulịch . 9

2.1.2. Nhucầu dulịchcủa con người . 9

2.1.2.1. Khái niệm nhucầu dulịch . 9

2.1.2.2.Các nhucầucủa khách dulịch . 10

2.1.3. Các phương pháp phân tíchsố liệu . 16

2.1.3.1. Phương pháp thống kê trong kinh doanh kinhtế . 16

2.1.3.2. Phương pháp so sánh . 17

2.1.3.3. Phương pháp willingness to pay (WTP). 17

2.1.3.4. Phương pháp phân tích nhântố (Factor analysis) . 18

2.1.3.5. Phương pháp phân phốitầnsố (Frequency Distribution) 19

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 20

2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiêncứu . 20

2.2.2. Phương pháp thu thậpsố liệu . 20

2.2.2.1. Số liệu thứcấp . 20

2.2.2.2. Số liệusơcấp . 21

2.2.3. Phương pháp phân tíchsố liệu . 22

Chương 3: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DULỊCH

HẬU GIANG TRONG NHỮNGNĂMGẦN ĐÂY 24

3.1. GIỚI THIỆUTỔNG QUANVỀ DULỊCHHẬU GIANG 24

3.1.1. Vài nét chungvềtỉnhHậu Giang. 24

3.1.1.1. Lịchsử hình thành . 24

3.1.1.2.Vị trí địa lý . 24

3.1.2. Tài nguyên dulịchHậu Giang . 25

3.1.2.1. Tài nguyên dulịchtự nhiên . 26

3.1.2.2. Tài nguyên dulịch nhânvăn . 27

3.1.2.3. Cáccơsởvật chấtkỷ thuật . 30

3.1.3. Vị trícủa ngành dulịchHậu Giang . 30

3.2. PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DULỊCHHẬU

GIANG TRONG NHỮNGNĂMGẦN ĐÂY 31

3.2.1. Mộtsố tour dulịch tiêu biểu ởHậu Giang . 31

3.2.2. Cơsởvật chấtkỷ thuật vàcơsởhạtầng phụcvụ dulịch . 33

3.2.2.1. Cơsởvật chấtkỷ thuật . 33

3.2.2.2. Cơsởhạtầng . 34

3.2.3. Nguồn nhânlực . 35

3.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanhcủaHậu Giang trong nhữngnămgần đây .

3.2.4.1. Tình hìnhlượng khách đến dulịchHậu Giang. 36

3.2.4.2. Doanh thutừ hoạt động dulịchtỉnhHậu Giang . 38

3.2.4.3.Dự án đầutư phát triển dulịchHậu Giang . 39

3.2.4.4. Công tác quảng bá xúc tiến dulịchHậu Giang . 40

3.3. ĐÁNH GIÁ DULỊCHHẬU GIANG THÔNG QUA

KHÁCH DULỊCH . 41

3.3.1. Đánh giátổnghợpcủa kháchvề các điểm dulịch

ởHậu Giang .41

3.3.2. Thời gianlưu trú và chi tiêucủa khách . 42

3.3.2.1. Thời gianlưu trúcủa khách . 43

3.3.2.2. Mức chi tiêu trung bình vàcơcấu chi tiêucủa khách. 44

3.3.3. Mức độ hài lòngcủa khách đốivới cácdịchvụ dulịch . 45

3.3.3.1. Đốivới cácdịchvụ chính . 46

Vềdịchvụ ănuống . 46

Vềdịchvụlưu trú . 47

3.3.3.2. Đốivới cácdịchvụ đặc trưng . 48

Vềsựhấpdẫncủa điểm đến . 48

Về hoạt động vui chơi, giải trí . 49

Về nhân viên phụcvụ . 50

Về môi trườngtự nhiên . 51

3.3.3.3. Đốivới cácdịchvụbổ sung . 52

Về quàlưu niệm . 52

Về tính an toàn (cả tínhmạnglẫn thực phẩm) . 53

3.3.4. Mức độ hài lòngcủa kháchvềmặt chi phí . 54

Chương 4: XÁC ĐỊNH NHUCẦUCỦA DU KHÁCH ĐỐIVỚI

DULỊCHHẬU GIANG56

4.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂNCỦA KHÁCH 56

4.1.1. Mục đích đi dulịchcủa khách . 56

4.1.2. Thời gian đi dulịchcủa khách . 57

4.1.3. Kênh thông tin dulịch . 59

4.2. CÁC NHÂNTỐ ẢNHHƯỞNG ĐẾN NHUCẦUCỦA KHÁCH

KHI ĐI DULỊCH59

4.3. MỨC ĐỘ THU HÚTCỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DULỊCHTẠI

ĐIỂM KHI ĐI DULỊCH ỞHẬU GIANG66

4.3.1. Về loại hình dulịch . 67

4.3.1.1. Loại hình dulịch khách đãtừng đi . 68

4.3.1.2. Loại hình dulịch khách thích nhất . 68

4.3.1.3. Loại hình dulịch kháchdự định đi trong thời giantới . 68

4.3.1.4.Mức độhấpdẫncủa các hình thức đi dulịch . 68

4.3.2. Mức độhấpdẫncủa các phương tiệnvận chuyển . 69

4.3.3. Mức độ thúvịcủa các hoạt động dulịchtại điểm

của du khách .74

4.4. NHỮNG MONG MUỐNCỦA KHÁCH ĐỐIVỚI DULỊCH

HẬU GIANG78

4.4.1. Đốivớisựhấpdẫncủa tài nguyên dulịch . 79

4.4.2. Đốivớisự tác độngcủa nhântố con người . 81

4.4.3. Đốivớicộng đồng địa phương . 82

Chương 5:MỘTSỐ GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG NHUCẦUCỦA

KHÁCH 85

5.1. CƠSỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP 85

5.1.1. Cơsởtừ phíatổ chức quản lý dulịchHậu Giang . 85

5.1.1.1. Địnhhướng phát triển ngành dulịchcủatỉnh . 85

5.1.1.2.Mục tiêu phát triển dulịchHậu giang đếnnăm 2010 . 85

5.1.2. Cơsởtừ phíacầu dulịch . 87

5.2. MỘTSỐ BIỆN PHÁP THU HÚT KHÁCH DULỊCH ĐẾN

HẬU GIANG88

5.2.1. Nhữngtồntạicủa dulịchHậu Giang . 88

5.2.2. Biện pháp thu hút khách dulịch đếnHậu Giang . 91

Chương 6:KẾT LUẬN VÀ LIẾN NGHỊ 95

6.1. KẾT LUẬN 95

6.2. KIẾN NGHỊ 96

6.2.1 ĐốivớiSở dulịchHậu Giang . 97

6.2.2. Đốivới Ủy ban nhân dântỉnhHậu Giang . 97

6.2.4. Đốivới người dânbản địa . 97

pdf145 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3803 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch Hậu Giang và những giải pháp thu hút khách đến Hậu Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hấp dẫn của các điểm du lịch Hậu Giang theo cảm nhận của khách như vậy là chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Rõ ràng với những gì khách du lịch phản ứng thì các điểm du lịch ở Hậu Giang chưa thật sự hấp dẫn. Rất nhiều khách, nhất là nhóm khách đến từ thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang và Vĩnh Long họ đều có cùng quan điểm là các điểm du lịch nơi đây quá đơn điệu, không tạo được sự khác biệt so với các tỉnh khác. Ngoài ra các sản phẩm du lịch ở Hậu Giang thường na ná giống nhau, thường là bắt chước lẫn nhau gây cho khách cảm giác nhàm chán. Có một điều không thể phủ nhận là phần đông khách tỏ thài độ hài lòng nhất về các điểm du lịch ở Hậu Giang không khí thoáng mát, trong lành ở các vườn trái cây. ü Hoạt động vui chơi, giải trí: Sau khi thu thập số liệu về mức độ hài lòng của khách về hoạt động vui chơi giải trí. Trong tổng số 100 mẫu phỏng vấn ở Hậu Giang thì có 58 khách đóng góp ý kiến cho hoạt động này. Số liệu cụ thể thu được qua bảng sau: Bảng 3.7: Mức độ hài lòng của khách về hoạt động vui chơi, giải trí Đvt: phần trăm (%) Mức đánh giá của khách Số lượng Tỷ lệ Cộng dồn Không hài lòng 6 10,3 10,3 Hơi không hài lòng 14 24,1 34,4 Hài lòng 27 46,6 81,0 Khá hài lòng 8 13,8 91,8 Rất hài lòng 3 5,2 100,0 Tổng cộng 58 100,0 - Nguồn: Số liệu phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn trực tiếp Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy trong tổng mẫu thu thập được, phần lớn khách chỉ đánh giá ở mức độ hài lòng về các hoạt động vui chơi, giải trí ở Hậu Giang ở mức độ trung bình (chiếm 46,6 % tổng số khách). Riêng mức độ không hài lòng và hơi không hài lòng thì có khoảng 34,4 %. Cuối cùng là mức độ khá hài lòng và rất hài lòng thì có 19 % khách đánh giá. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -50- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh Từ kết quả trên cho thấy phần đông khách đánh giá hoạt động vui chơi, giải trí ở mức độ trung bình và thấp hơn. Thực vậy, các hoạt động vui chơi, giải trí ở Hậu Giang chưa thu hút được khách. Hiện tại hoạt động tiêu khiển của khách khi đến đây chủ yếu dựa vào thiên nhiên như đi thuyền trên sông, câu cá… và các hoạt động vui chơi giải trí tại các khu du lịch như Tây Đô, Ngã Sáu…thì có quy mô quá nhỏ, đa số các khu du lịch đều trùng lắp về các hoạt động vui chơi, giải trí và các hoạt động tiêu khiển độc đáo hấp dẫn nên không đủ sức cạnh tranh với các tỉnh khác trong vùng. Vì vậy, tăng cường đầu tư và xây dựng các khu vui chơi là hết sức cần thiết vì chính điều đó sẽ làm tăng tính hấp dẫn đối với du khách và tăng thời gian lưu trú của khách tại điểm đến đem lại doanh thu cao cho ngành du lịch. ü Nhân viên phục vụ Khi đến tham quan ở các điểm du lịch cũng như khi sử dụng dịch vụ ở các nhà hàng, khách sạn hay các dịch vụ vui chơi, giải trí ở Hậu Giang. Khách có thật sự hài lòng về nhân viên phục vụ không? Mức độ hài lòng của du khách về sự phục vụ của nhân viên được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3.8: Mức độ hài lòng của khách về nhân viên phục vụ Đvt: phần trăm (%) Mức độ đánh giá của khách Số lượng Tỷ lệ Cộng dồn Không hài lòng 3 5,0 5,0 Hơi không hài lòng 6 10,0 15,0 Hài lòng 23 38,3 53,3 Khá hài lòng 25 41,7 95,0 Rất hài lòng 3 5,0 100,0 Tổng cộng 60 100,0 - Nguồn: Số liệu phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn trực tiếp Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, trong 60 khách được phỏng vấn thì chỉ có 9 khách đánh giá không hài lòng và hơi không hài lòng về nhân viên phục vụ, chiếm tỷ lệ 15 %. Kế đến có 38,3 % khách đánh giá hài lòng ở mức độ trung bình. Riêng hai mức độ còn lại là khá hài lòng và rất hài lòng chiếm tỷ lệ cao nhất, gần 47 % (hơn 2/3 tổng thể nghiên cứu). Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -51- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh Như vậy, theo ý kiến đánh giá của khách du lịch nội địa khi đến Hậu Giang thì số đông cho rằng họ khá hài lòng về nhân viên phục vụ. Theo nhận xét của đa số du khách thì nhân viên ở đây thân thiện và khá nhiệt tình. Họ cho rằng qua tiếp xúc với nhân viên họ có thể cảm nhận được sự hiền lành và thân thiện của người dân Hậu Giang. Riêng nhóm khách còn lại thể hiện thái độ không được hài lòng về nhân viên phục vụ. Theo họ nhân viên ở đây có nhiệt tình nhưng lại thiếu trình độ chuyên môn, thiếu kỹ năng giao tiếp. Trong hoạt động du lịch thì không phải chỉ cần nhiệt tình là đủ. Nhiều khi nhân viên phục vụ thiếu kinh nghiệm và thiếu kỹ năng chẳng những không làm hài lòng khách, thỉnh thoảng còn đem đến sự bực bội và phiền toái cho du khách của mình. ü Mức độ hài lòng của khách về môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch sinh thái. Vậy khách đến Hậu Giang có đánh giá như thế nào về môi trường tự nhiên ở Hậu Giang? Mức độ hài lòng của khách về môi trường tự nhiên thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.9: Mức độ hài lòng của khách về môi trường tự nhiên Đvt: phần trăm (%) Mức độ đánh giá của khách Số lượng Tỷ lệ Cộng dồn Không hài lòng 0 0,0 0,0 Hơi không hài lòng 3 5,0 5,0 Hài lòng 22 36,7 41,7 Khá hài lòng 25 41,6 83,3 Rất hài lòng 10 16,7 100,0 Tổng cộng: 60 100,0 - Nguồn: Số liệu phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn trực tiếp Mức độ hài lòng của khách về môi trường tự nhiên ở các điểm du lịch ở Hậu Giang là rất cao,có đến 58,3 % khách đánh giá từ khá hài lòng đến rất hài lòng về môi trường tự nhiên ở đây, kế đến 36,7 % khách đánh giá ở mức độ hài lòng ở mức độ trung bình. Cuối cùng là mức độ hơi không hài lòng chỉ có 3 khách phản ánh môi trường tự nhiên ở đây không được sạch sẽ (chiếm tỷ lệ 5 %). Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -52- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh Một điều đáng mừng cho du lịch Hậu Giang là không có khách nào đánh giá ở mức độ thấp nhất, không hài lòng về môi trường tự nhiên. Ghi nhận được từ ý kiến đóng góp của du khách như sau. Mặc dù các sản phẩm du lịch chưa thật sự hấp dẫn khách nhưng phần đông khách rất hài lòng về môi trường tự nhiên ở Hậu Giang. Bởi vì, du lịch Hậu Giang chưa được đầu tư và phát triển nhiều nên các khu du lịch cũng như các tuyến điểm tham quan vẫn còn nguyên vẹn nét hoang sơ của nó và giữ được không khí thoáng mát, trong lành. Đây là một trong những điểm mạnh lớn nhất của Hậu Giang, thu hút được khá nhiều sự chú ý của khách tham quan. 3.3.3.3 Mức độ hài lòng của khách về dịch vụ bổ sung: ü Quà lưu niệm Trong 60 mẫu được hỏi thì có 50 khách đóng góp ý kiến về mức độ hài lòng của họ đối với quà lưu niệm khi đi du lịch ở Hậu Giang. Nên em sẽ tiến hành phân tích trên số mẫu thu được. Số liệu cụ thể qua bảng số liệu sau: Bảng 3.10 : Mức độ hài lòng của khách về quà lưu niệm Đvt: phần trăm (%) Mức đánh giá của khách Số lượng Tỷ lệ Cộng dồn Không hài lòng 9 18,0 18,0 Hơi không hài lòng 12 24,0 32,0 Hài lòng 25 50,0 82,0 Khá hài lòng 3 6,0 88,0 Rất hài lòng 1 2,0 100,0 Tổng cộng 50 100,0 - Nguồn: Số liệu phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn trực tiếp Qua ý kiến của du khách, những người đang sử dụng sản phẩm du lịch ở Hậu Giang. Khi nhận xét về mức độ hài lòng của khách về quà lưu niệm thì có đến 50 % trong tổng số khách đánh giá hài lòng ở mức độ trung bình. Kế đến có 32 % khách đánh giá ở mức độ từ không hài lòng đến rất hài lòng. Cuối cùng là mức độ khá hài lòng và rất hài lòng có 3/60 khách đánh giá, chiếm tỷ lệ rất ít, khoảng 8 %. Trong số đó, chỉ duy nhất 1 khách đánh giá ở mức độ rất hài lòng về quà lưu niệm ở Hậu Giang, chiếm tỷ lệ 2,2 %. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -53- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh Ta thấy với những gì mà khách đã cảm nhận thì mức độ không hài lòng và hơi không hài lòng được khách đánh giá như vậy là rất cao. Riêng mức độ hài lòng và rất hài lòng thì khách đánh giá với số lượng rất khiêm tốn. Qua trao đổi một số khách đã không ngần ngại phát biểu suy nghĩ của mình rằng “đến Hậu Giang khi về không có gì có thể làm quà cho bạn bè, người thân cả”. Phải chăng việc mua quà với khách là rất quan trọng? Thật vậy, việc mua quà lưu niệm với khách như một hình thức giải trí không thể thiếu khi đi du lịch. Theo tâm lý khách du lịch thì việc mua quà lưu niệm sau mỗi chuyến đi là không thể bỏ lỡ như một dấu ấn đã có một lần khách từng đến Hậu Giang. Theo họ thì quà lưu niệm ở Hậu Giang vừa thiếu về số lượng vừa kém về chất lượng. Nhiều khách còn tỏ ra bức xúc vì nhiều điểm du lịch được gọi là tương đối lớn ở Hậu Giang như khu vui chơi sinh thái Tây Đô, khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng vẫn không có một cơ sở bán quà lưu niệm nào. Đây thật là một kết quả đáng lo ngại cho ngành du lịch Hậu Giang. ü Tính an toàn (an toàn về tính mạng và an toàn thực phẩm) Nhu cầu an toàn có tác động rất lớn đến nhu cầu đi du lịch của khách. Vậy khi đến du lịch Hậu Giang khách có thật sự hài lòng về yếu tố này không? Mức độ hài lòng của khách về tính an toàn được thể hiện qua biểu đồ sau: Hình 3.3: Biểu đồ mức độ hài lòng của khách về tính an toàn Nguồn: Số liệu phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn trực tiếp Nhìn vào biểu đồ, ta thấy: yếu tố này được du khách đánh giá từ mức độ hơi không hài lòng đến rất hài lòng. Trong đó hơn 76 % khách đánh giá từ khá hài lòng đến rất rất hài lòng, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng mẫu điều tra. Tiếp 5,0 % Hơi không hài lòng Khá hài lòng 51,7 % 225,0 % Rất hài lòng 18,3 % Hài lòng Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -54- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh theo 18,3 % khách lựa chọn hài lòng ở mức độ trung bình về an toàn khi đi du lịch Hậu Giang. Một dấu hiệu đáng mừng là chỉ có 5 % khách đánh giá hơi không hài lòng về yếu tố này. Đặc biệt không có khách nào đánh giá ở mức độ không hài lòng. Qua đó cho thấy vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm còn có mặt yếu kém do một số cơ sở kinh doanh ăn uống chưa có nhiều ý thức trong việc vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng với một tỷ lệ rất nhỏ. Đánh giá trên của khách thấy được rằng phần đông khách đều hài lòng về điều kiện an ninh ở Hậu Giang, nghĩa là khi đi du lịch ở Hậu Giang khách được bảo vệ tốt. Do đó, Hậu Giang cần tiếp tục di trì và phát huy lợi thế này tạo tâm lý yên tâm cho khách khi đến du lịch Hậu Giang. 3.3.4. Mức độ hài lòng của khách về chi phí Trong hoạt động kinh doanh du lịch ngoài việc đánh giá mức độ hài lòng của khách về các dịch vụ mà ngành du lịch đã cung cấp thông qua cảm nhận của khách hàng, ta còn có thể đo lường mức độ thỏa mãn của khách về các khoản mục chi phí mà du khách đã bỏ ra trong suốt chuyến đi một cách dễ dàng thông qua phương pháp Willingness to pay (WTP). Sau khi thu thập số liệu và thực hiện tính toán bằng phương pháp này, ta có kết qủa về mức độ thỏa mãn của khách thông qua việc chi trả tại các điểm du lịch được trình bày qua bảng sau: Bảng 3.11: Mức độ hài lòng của khách về mặt chi phí Đvt: VNĐ Các chỉ tiêu Mức thực chi trung bình Mức sẵn sàng chi trả trung bình Mức độ thoả mãn của khách Khách nội địa 263.881 247.627 -16.254 Nguồn: Số liệu phân tích từ 60 mẫu phỏng vấn trực tiếp Nhìn chung, bảng số liệu cho thấy các điểm du lịch ở Hậu Giang hiện không làm thỏa mãn nhu cầu của khách về mặt chi phí. Bằng chứng là mức thực chi trung bình trên mỗi khách lại lớn hơn mức sẵn sàng chi trả. Do vậy, làm cho mức độ thỏa mãn nhỏ hơn 0 (cụ thể là -16.254 VNĐ). Điều này chứng tỏ các điểm du lịch ở Hậu Giang vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của nhóm khách nội địa. Mặc dù, mức độ không hài lòng tương đối thấp, không đến 17.000 VND Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -55- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh nhưng vì mức thực chi và mức sẵn sàng chi trả trung bình cho du lịch Hậu Giang là rất thấp nên sự chênh lệch như vậy là tương đối cao. Như vậy có thể kết luận rằng mức độ hấp dẫn của du lịch Hậu Giang chưa cao. Trong những năm qua du lịch Hậu Giang chưa tạo ra hoạt động du lịch hấp dẫn cũng như sản phẩm du lịch quá đơn điệu, không tạo ra sự khác biệt so với các tỉnh khác. Nên không thể thu hút khách mức dù Hậu Giang còn rất nhiều tiềm năng phát triển. Vì thế, Hậu Giang cần có biện pháp thu hút khách và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch để khắc phục tình trạng này. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -56- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh Chương 4: ĐÁNH GIÁ NHU CẦU CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI DU LỊCH HẬU GIANG 4.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CÁ NHÂN CỦA KHÁCH 4.1.1. Mục đích đi du lịch của khách Mục đích của việc đi du lịch của khách không gì khác hơn là để thỏa mãn nhu cầu của họ. Vì thế, người đi du lịch với mục đích khác nhau thì tất yếu sẽ có những nhu cầu khác nhau. Sau khi phỏng vấn khách du lịch đang du lịch ở năm tỉnh Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, An giang, Kiên Giang về mục đích đi du lịch của họ gồm bốn mục đích được đưa ra là du lịch thuần tuý; học tập, nghiên cứu; thăm người thân, bạn bè và du lịch kết hợp với công việc. Riêng đối với mục đích cuối cùng được phân ra thành các mục đích cụ thể như kinh doanh, đi công tác và triễn lãm. Khi thiết kế bảng câu hỏi em còn đưa vào mục đích khác cho khách dễ dàng lựa chọn nhưng khi thu lại phiếu điều tra thì các câu trả lời của khách chỉ gói gọn trong bốn mục đích vừa nêu. Nên em tiến hành phân tích và xử lý số liệu đối với các mục đích kể trên. Áp dụng phương pháp phân phối tần số để xử lý số liệu, ta có kết quả phân tích về mục đích đi du lịch của khách được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.1: Mục đích đi du lịch của khách Đvt: phần trăm (%) Mục đích Số lượng Tỷ lệ Du lịch thuần tuý 88 88 Học tập, nghiên cứu 10 10 Thăm người thân, bạn bè 5 5 Kinh doanh 4 4 Đi công tác 9 9 Hội nghị triễn lãm 3 3 Nguồn: số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp Có đến 88/100 đáp viên lựa chọn mục đích thứ nhất, nghĩa là đến 88% khách đi du lịch với mục đích chính là du lịch thuần tuý. Đây là mục đích chiếm tỷ lệ đánh giá cao nhất trong các mục đích. Tiếp theo là mục đích du lịch kết hợp với công việc (bao gồm mục đích kinh doanh, đi công tác, hội nghị triễn lãm) Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -57- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh chiếm tỷ lệ 16 %. Kế đến là mục đích học tập, nghiên cứu được sự lựa chọn của 10/100 đáp viên, tương ứng với tỷ trọng 10 % tổng thể. Cuối cùng là du lịch kết hợp với thăm người thân chiến tỷ lệ thấp nhất 5 % trong tổng số mẫu phỏng vấn. Nhìn lại kết quả phân tích, ta thấy đa số khách du lịch thường với mục đích là du lịch lịch thuần tuý. Nên các du khách này thường có nhu cầu giải trí rất cao. Vì vậy, trong các tour du lịch nên đưa thêm nhiều các hoạt động đặc trưng sẽ làm thỏa mãn nhu cầu của khách, tăng thời gian lưu trú và kích thích khách chi tiêu nhiều hơn trong chuyến du lịch của mình. 4.1.2. Thời gian đi du lịch của khách Thời gian đi du lịch của khách có thể là cuối tuần, lễ tết hay nghỉ hè. Ngoài ba thời điểm vừa nêu, trong bảng câu hỏi em còn đưa ra một câu trả lời mở đó là “thời điểm khác”. Nhưng qua điều tra thử 10 mẫu phỏng vấn đầu tiên thấy rằng đối với khách ngoài đi du lịch vào thời điểm cuối tuần, lễ tết và nghỉ hè. Thời điểm khác khách lựa chọn chiếm đa số là vào lúc khách có thời gian rỗi. Do vậy, em lựa chọn bốn tiêu chí là cuối tuần, lễ tết, nghỉ hè và khi có thời gian rãnh để tiếp tục phỏng vấn những đối tượng khách tiếp theo. Hình 4.1: Biểu đồ thời gian đi du lịch của khách Nguồn: số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp Trong 100 khách được phỏng vấn thì có 34 khách trả lời là thường đi du lịch vào thời gian rỗi (chiếm tỷ trọng 34%), 28 khách đi vào thời điểm cuối tuần, riêng thời điểm nghỉ lễ, tết thì có 24 khách lựa chọn. Cuối cùng có 15 đối tượng khách trả lời rằng họ sẽ đi du lịch vào thời điểm nghỉ hè. Nhìn chung, đa số khách đều chọn thời gian đi du lịch của mình là thời gian rãnh. Bởi vì nhu cầu đi 34% 28% 24% 15% cuối tuần 28% lễ tết 24% nghỉ hè 15% lúc rãnh 33% Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -58- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh du lịch của con người ngày càng tăng như một nhu cầu thiết yếu thế nên mỗi khi có thời gian rãnh rỗi, ngoài hình thức mua tour du lịch trọn gói ngắn ngày, khách cũng có thể đi theo hình thức tự túc để thư giãn và giải trí. Ngoài ra, thời gian đi du lịch của khách còn trải đều ở các thời điểm nghỉ lễ tết hay vào những kỳ nghỉ hè. Nói cách khác đây cùng là một trong những điểm nằm trong thời gian rỗi của khách nhưng thời gian cụ thể và đặc biệt hơn so với nhóm thời gian rỗi. Bởi vì đa số khách du lịch là những người có khả năng chi trả nên họ thường là những tầng lớp có việc làm và thu nhập ổn định như công nhân viên chức hoặc những người lao động có bằng cấp. Vào những dịp lễ tết là cơ hội để họ được đi du lịch do thời gian này họ được nghỉ phép không phải làm việc. Mặt khác, dịp nghỉ hè lại là kỳ nghỉ học của con cái nên vào thời gian này lượng khách tham quan tại các điểm du lịch rất đông đúc. Đó là lý do tạo nên tính thời vụ vào các ngày lễ tết hay vào dịp nghỉ hè. Còn vào những ngày cuối tuần cũng vậy ở các khu du lịch sinh thái thường xuyên phục vụ cho nhóm khách nội địa hay khách địa phương có nhu cầu thư giãn, vào các ngày bình thường thì lượng khách đến các điểm du lịch dường như rất ế ẩm. Do đó, trong kinh doanh du lịch cần chú ý nhiều đến tính thời vụ để có kế hoạch phục vụ tốt hơn vào mùa chính vụ cũng như có kế hoạch thu hút khách đến tham quan vào những mùa trái vụ như giảm giá tour hay giảm giá vé vào cổng, hay tặng quà để khuyến khách khách tiêu dùng sản phẩm du lịch nhiều hơn trong thời điểm này. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -59- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh 4.1.3 Kênh thông tin du lịch Qua phỏng vấn trực tiếp khách du lịch về phương tiện truyền thông khách thường tìm hiểu khi đi du lịch. Ta được bảng kết quả sau: Bảng 4.2: Kênh thông tin du lịch Đvt: phần trăm(%) Nguồn: số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp Kết quả trên ta thấy đa số nguồn cung cấp thông tin về du lịch cho du khách chủ yếu là bạn bè, người thân giới thiệu. Điều này thấy rằng khách du lịch chỉ thường tin tưởng vào thông tin truyền miệng từ những người quen xung quanh mình. Kế đến là quảng cáo trên báo đài, internet được sự lựa chọn của 39 du khách trong tổng số 100 mẫu phỏng vấn. Và cũng có khoảng 17 khách lựa chọn phương tiện thông tin cho mình là thông qua công ty du lịch. Cuối cùng là cẩm nang du lịch và tờ rơi, brochure chỉ có khoảng 14 khách tìm hiểu. Rõ ràng khách chủ yếu tìm hiểu thông tin qua thông tin trực tiếp từ bạn bè hay báo đài, Internet. Do đó cần phải có kế hoạch phục vụ chu đáo làm thỏa mãn nhu cầu du khách để tận dụng được thông tin quảng bá của khách đã từng sử dụng sản phẩm du lịch Hậu Giang đến bạn bè, là những khách hàng tiềm năng của chúng ta. Ngoài ra, báo, đài, Internet cũng là một trong những phương tiện quảng cáo hiệu quả đối với nhóm này. 4.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU CỦA KHÁCH KHI ĐI DU LỊCH Để xác định nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu của khách trong quá trình du lịch, em tiến hành phỏng vấn khách du lịch đến các điểm du lịch ở các tỉnh lân cận của Hậu Giang. Câu hỏi được đưa ra là mức độ quan trọng của các Kênh thông tin Số lượng Tỷ lệ Bạn bè, người thân giới thiệu 81 81 Xem quảng cáo trên báo, đài, internet 39 39 Cẩm nang du lịch 5 5 Công ty du lịch 17 17 Tờ rơi, brochure 9 9 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -60- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh yếu tố khi đi du lịch? Để xác định được mức độ quan trọng của các yếu tố này em sử dụng thang đo từ 1 đến 7 (tương ứng từ không quan trọng đến rất quan trọng) đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch như sau (biến V1 – V13): V1: món ăn V2: Nhà nghỉ, khách sạn sang trọng V3: Nhà nghỉ trong vườn sinh thái V4: Nhà dân V5: Cảnh quan, kiến trúc nơi đến V6: Môi trường tự nhiên, khí hậu V7: Hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ V8: Phương tiện vận chuyển V9: Giá tour và giá dịch vụ bổ sung V10: Hoạt động vui chơi giải trí V11: An toàn (tính mạng và thực phẩm) V12: Lễ hội và các giá trị văn hoá V13: Các cơ sở chăm sóc và phục hồi sức khoẻ, nghỉ dưỡng Tiến hành phân tích và sử lý số liệu bằng phương pháp phân tích nhân tố với các biến vừa nêu ta được kết quả sau: Để áp dụng được phân tích nhân tố thì các biến phải có liên hệ với nhau. Nên đầu tiên dựa vào ma trận tương quan để xem xét mối tương quan giữa các biến. Ta thấy hệ số tương quan giữa các biến tương đối lớn, chứng tỏ các biến có tương quan chặt chẽ với nhau. Sau đó, tiếp tục xem xét kết quả của phân tích là có ý nghĩa hay không thông qua kiểm định Bartlett’s trong bảng kiểm định KMO and Bartlett’ test. Qua bảng ta thấy giá trị kiểm định Sig P.value = 0.000 < alpha = 0.05 (mức ý nghĩa xử lý). Từ đây ta có thể kết luận có sự tương quan giữa các biến hay kết quả phân tích là có ý nghĩa. Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -61- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh Ta có ma trận chuẩn hoá các nhân tố như sau: Bảng 4.3: Ma trận chuẩn hóa các nhân tố Biến Component 1 2 3 4 V1 0,700 0,217 -0,176 0,051 V2 0,419 -0,119 0,677 0,094 V3 0,011 -0,064 0,768 0.264 V4 -0,337 0,196 0,613 -0,176 V5 0,188 0,670 -0,172 0,427 V6 0,360 0,562 0,057 0,477 V7 0,512 0,482 0,354 -0,072 V8 0,658 0,009 0,172 0,180 V9 -0,074 -0,194 0,220 0,724 V10 0,256 0,739 0,043 -0,066 V11 0,112 0,493 -0,47 0,575 V12 -0,128 0,818 0,040 0,059 V13 0,353 - 0,022 0,161 0,612 Nguồn: số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp Bảng ma trận trên chứa đựng các biến đã được chuẩn hoá, ma trận này thể hiện có 4 nhóm nhân tố F1, F2, F3 , F4. Cụ thể như sau: - Nhóm 1 ta thấy nhân tố 1 có tương quan với 10 biến nhưng chỉ có các biến V1, V7, V8 là có hệ số tương quan cao. - Tương tự nhóm 2 liên quan đến các biến có hệ số tương quan cao như V5, V6, V10, V12. - Riêng nhóm 3 thì có hệ số tương quan khá cao với biến V2, V3, V4. - Cuối cùng là nhóm 4 bao gồm các biến V9, V11, V13 Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -62- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh Ta tiếp tục xác định hệ số điểm nhân tố thông qua bảng số liệu sau: Bảng 4.4: Ma trận hệ số điểm nhân tố Biến Component 1 2 3 4 V1 0,356 0,032 -0,140 0,085 V2 0,223 -0,191 0,401 -0,019 V3 0,062 -0,042 0,444 0,141 V4 -0,205 0,140 0,269 -0,113 V5 -0,058 0,345 -0,174 0,212 V6 0,042 0.234 -0,035 0,145 V7 0,237 0,049 0,176 -0,141 V8 0,335 -0,122 0,080 0,014 V9 -0,126 -0,196 0,090 0,219 V10 0,044 0,385 -0,007 -0,185 V11 -0,022 -0,08 -0,69 0,274 V12 -0,208 0,575 -0,13 -0,022 V13 0,102 -0,133 0,064 0,361 Nguồn: số liệu phân tích từ 100 mẫu phỏng vấn trực tiếp Phân tích nhân tố đã chia tổng thể ra thành bốn nhóm nhân tố như sau: F1 = 0,356 X1 + 0,237 X7 + 0,335 X8 F2 = 0,345 X5 + 0,234 X6 + 0,385 X10 + 0,575 X12 F3 = 0,401 X2 + 0,444 X3 + 0, 269 X4 F4 = 0,274 X11 + 0,361 X13 + 0.219 X9 Trong đ ó: F1: Nhóm khách hàng có nhu cầu về các yếu tố trong một tour trọn gói F2: Nhóm khách hàng có nhu cầu hưởng thụ cái đẹp và giải trí F3: Nhóm khách hàng có nhu cầu về dịch vụ lưu trú F4: Nhóm khách có yêu cầu đối với các dịch vụ bổ sung Luận văn tốt nghiệp GVHD: Ths. Lê Quang Viết -63- SVTH: Nguyễn Thị Thùy Linh Lần lượt xét trên từng hàm ta thấy: ØHàm thứ nhất (F1): F1 = 0,356 X1 + 0,237 X2 + 0,335 X3 Những khách đi du lịch thuộc hàm này họ thường có nhu cầu cao về các yếu tố cấu thành một tour du lịch trọn gói như món ăn, hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ, cộng với yếu tố thuộc về phương tiện vận chuyển. Trong đó, ta thấy nhân tố “món ăn” có hệ số biến lớn nhất, kế đến là biến “phương tiện vận chuyển”. Cuối cùng là biến “hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ” có hệ số biến là nhỏ nhất. Như vậy, trong nhóm khách này yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến nhu cầu của khách đó là món ăn do các nhà hàng và cơ sở kinh doanh ăn uống ở nơi đến du lịch mà công ty du lịch hay đại lý lữ hành đã sắp đặt sẵn. Và chất lượng của món ăn luôn được họ quan tâm hàng đầu. Ngoài ra, yếu tố mà nhóm khách này khá quan tâm là phương tiện vận chuyển để đến điểm tham quan cũng như phương tiện vận chuyển phục vụ tại điểm tham quan. Mặc dù, đây chỉ là một trong những yếu tố thuộc về nhóm các nhu cầu thiết yếu để thực hiện chuyến đi nhưng đối với khách nó không kém phần quan trọng. Vì lý do đó nên vấn đề xác định xem loại phương tiện chuyển nào khách yêu thích là vô cùng quan trọng để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách này. Thêm vào đó, các cơ sở công ty du lịch cũng như các đại lý lữ hành khi thiết kế một tour trọn gói cần đưa ra nhiều loại phương tiện vận chuyển để khách dễ dàng lựa chọn. Còn xu hướng khách thích loại phương tiện nào khi đi du lịch ở các tỉnh ĐBSCL cũng như đi du lịch Hậu Giang thì chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn ở những phần phía sau. Hơn nữa, đối với nhóm khách này thì yếu tố hướng dẫn viên và nhân viên phục vụ cũng không kém phần quan trọng, được xếp hạng thứ ba sau yếu tố món ăn và phương tiện vận chuyển vì có trọng s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfĐánh giá nhu cầu của du khách đối với du lịch hậu giang và những giải pháp thu hút khách đến hậu giang.pdf
Tài liệu liên quan