MỤC LỤC
Chương I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO VÀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN 1
1. Rủi ro và đánh giá rủi ro. 1
1.1. Khái niệm rủi ro. 1
1.2. Rủi ro trong đầu tư. 1
1.3. Đánh giá rủi ro. 2
1.4. Các phương pháp đánh giá rủi ro. 3
1.4.1. Phân tích độ nhạy. 3
1.4.2. Phân tích theo kịch bản và phân tích xác suất. 3
1.4.3. Phương pháp điều chỉnh tỷ lệ chiết khấu. 5
1.4.4. Phương pháp hệ số tin cậy. 5
2. Đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án đầu tư trong ngân hàng 5
2.1. Ngân hàng và các nghiệp vụ chủ yếu 5
2.2. Hoạt động tín dụng tại ngân hàng. 7
2.3. Rủi ro và đánh giá rủi ro khi thẩm đinh dự án tại ngân hàng 9
2.3.1. Khái niệm, mục đích, yêu cầu và quy trình thẩm định dự án đầu tư 9
2.3.2. Sự cần thiết phải thẩm định dự án trong ngân hàng 11
2.3.3. Đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án tại ngân hàng 12
Chương II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 14
1. Khái quát về ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng: 14
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng. 14
1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. 15
1.2.1. Cơ cấu tổ chức: 15
1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban. 16
1.3. Một số hoạt động chủ yếu. 20
1.3.1. Một số hoạt động chủ yếu của chi nhánh. 20
1.3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 23
2. Thực trạng đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án tại Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng 24
2.1. Vài nét về công tác thẩm định tại ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng. 24
2.1.1. Mục tiêu của công tác thẩm định. 24
2.1.2. Phương pháp thẩm định. 24
2.1.3. Nội dung thẩm định. 25
2.1.4. Tình hình thẩm định tại Ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng. 27
2.2. Công tác đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án tại ngân hàng. 29
2.2.1 Phương pháp đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án tại ngân hàng. 29
2.2.2. Quy trình quản lý rủi ro trong thẩm định dự án. 32
2.2.3. Nội dung quản lý rủi ro tại ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai bà Trưng. 34
2.2.4. Các giải pháp sử dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế các loại rủi ro. 44
2.2.5. Nhân lực cho công tác quản lý rủi ro. 45
3. Ví dụ minh hoạ cụ thể. 46
3.1. Giới thiệu về khách hàng: 46
3.2. Nhu cầu của khách hàng. 47
3.3. Quan hệ với các tổ chức tín dụng : 47
3.4. Công tác đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án vay vốn của công ty Minh Quang. 48
3.4.1. Giới thiệu khái quát về Dự án “xây dựng kho gas tại Hải Phòng”. 48
3.4.2. Quá trình đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án xây dựng kho gas 53
4. Đánh giá công tác đánh giá rủi ro trong thẩm định dự án tại ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng. 64
4.1. Những kết quả đã đạt được. 64
4.2. Những hạn chế và nguyên nhân. 66
4.2.1. Hạn chế của công tác quản lỷ rủi ro tại ngân hàng Đông Nam Á CN Hai Bà Trưng. 66
4.2.2. Nguyên nhân. 67
Chương III 69
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO KHI THẨM ĐỊNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG NAM Á CHI NHÁNH HAI BÀ TRƯNG 69
1. Định hướng hoạt động tại ngân hàng Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng trong thời gian tới. 69
2. Một số giải pháp đối với công tác đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án tại chi nhánh. 70
2.1. Giải pháp về tuyển chọn và đào tạo cán bộ. 70
2.2. Giải pháp về thông tin. 71
2.3. Giải pháp về quy trình, phương pháp đánh giá rủi ro, nâng cao chất lượng thẩm định và đánh giá rủi ro. 73
2.4. Một số giải pháp khác. 75
2.4.1 Đánh giá rủi ro định ký, xếp loại khách hàng. 75
2.4.2. Tư vấn cho các dự án trong quá trình hoạt động. 76
2.4.3. Không ngừng tăng cường kiểm tra, giám sát và quản lý các dự án đầu tư cho vay vốn. 76
2.4.4. Mở rộng cho vay có tài sản đảm bảo. 77
2.4.5. Nâng cao vai trò của kiểm tra, kiểm soát nội bộ. 77
2.4.6. Hoàn thiện, hiện đại hoá hạ tầng công nghệ. 78
3. Một số kiến nghị 79
3.1. Kiến nghị với chính phủ và các bộ ngành có liên quan. 79
3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước Việt nam. 80
3.3. Kiến nghị với ngân hàng TMCP Đông Nam Á. 80
3.4. Kiến nghị với chủ đầu tư. 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
97 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1848 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á - Chi nhánh Hai Bà Trưng. Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h nhu cầu thị trường như sau:
Tổng mức tiêu thụ
=
Tổng tồn kho đầu kỳ
+
Tổng SP sản xuất trong kỳ
+
Tổng nhập khẩu
-
Tổng xuất khẩu
-
Tổng tồn kho cuối kỳ
Công thức này có thể áp dụng để tính nhu cầu cho từng loại sản phẩm cùng loại trong thời gian nhất định (năm, quý) và phạm vi thị trường nhất định.
+ Xác định nhu cầu thị trường tương lai: Khi dự án đi vào hoạt động, xác định số lượng sản phẩm đã tiêu dùng trong 3 – 5 năm gần đây, tìm quy luật biến động, dự kiến nhu cầu trong tương lai thông qua tốc độ tăng trưởng bình quân:
Nhu cầu tiêu thụ năm sau
=
Lượng tiêu thụ năm trước
×
Tốc độ tăng trưởng bình quân
Sau khi đã tính toán được nhu cầu thị trường hiện tại và thị trường tương lai các cán bộ sẽ có thể đánh giá được sự phù hợp của công suất thiết kế, công suất hoạt động của dự án xem nó có thể gây ra sự lãng phí, tốn kém hoặc không đủ đáp ứng do không phù hợp.
- Phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý, hành vi của người tiêu dùng cuối cùng.
- Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu vào của dự án bằng các biện pháp như phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất…
- Xem xét các hợp đồng về tiêu thụ sản phẩm dài hạn với bên có khả năng tài chính.
- Những hỗ trợ của chính phủ đối với sản phẩm, dịch vụ của dự án.
- Khả năng linh hoạt của cơ cấu sản phẩm dịch vụ đầu ra.
Rủi ro về khả năng cung cấp yếu tố đầu vào.
Một dự án được tiến hành không thể không nói đến yếu tố đầu vào, bao gồm có nguyên, nhiên vật liệu, máy móc, trang thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm và cung cấp dịch vụ của dự án. Rủi ro cũng có thể xảy ra khi các yếu tố đầu vào cung cấp cho dự án không đủ số lượng, giá cả cao hơn so với dự kiến, chất lượng không tốt…ảnh hưởng đến dòng tiền của dự án.
Có thể hạn chế rủi ro này bằng cách:
- Trong quá trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định phải nghiên cứu đánh giá cẩn trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu vào trong hồ sơ dự án. Đưa ra những nhận định ngay từ đầu trong việc tính toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án và tình hình cung cấp đầu vào để có biện pháp khắc phục kịp thời khi có rủi ro xảy ra.
- Nghiên cứu sự cạnh tranh giữa các nguồn cung cấp đầu vào.
- Linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên vật liệu mua vào.
- Xem xét những hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào dài hạn với nhà cung cấp có uy tín…
Rủi ro về các điều kiện kinh tế vĩ mô.
Là những rủi ro phát sinh từ môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng tới dự án như tỷ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất…
Loại này có thể giảm thiểu bằng cách:
- Phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản.
- Sử dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm.
- Bảo vệ trong các hợp đồng như chỉ số hoá, cơ chế chuyển qua, giá cả leo thang, bất khả kháng.
- Đảm bảo, cam kết của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối…
Rủi ro trong quá trình xây dựng, thi công công trình.
Đảm bảo thực hiện đúng Nghị định 52/NĐ – CP về chi phí quản lý xây dựng cơ bản, thời gian xây dựng và khai thác dự án.
Bao gồm có các rủi ro về việc dự án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế ban đầu, rủi ro do hoàn tất dự án không đúng thời hạn, không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. có thể giảm thiểu các rủi ro này bằng các biện pháp sau:
- Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng, bộ phận vận hành dự án phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm.
- Có thể ký hợp đồng vận hành và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng.
- Bảo hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh…
- Lựa chọn nhà thầu xây dựng uy tín, có sức mạnh tài chính và kinh nghiệm.
- Thực hiện nghiêm túc việc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo hành chất lượng công trình.
- Giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dựng.
- Hỗ trợ các cấp có thẩm quyền dự phòng tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự toán
- Quy định rõ trách nhiệm vấn đề đền bù, giải toả mặt bằng.
- Hợp đồng giá cố định hoặc chìa khoá trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ của các bên.
Rủi ro về kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Xác định công suất của thiết bị trong thời gian vay nợ ngân hàng:
+ Công suất lý thuyết là công suất lớn nhất mà dự án có thể đạt được trong các điều kiện sản xuất lý thuyết (máy móc thiết bị sản xuất 24h/ngày và 365 ngày/năm).
+ Công suất thiết bị là công suất mà dự án có thể thực hiện được trong điều kiện sản xuất bình thường. Các điều kiện sản xuất bình thường có thể kể đến là máy móc thiết bị hoạt động đúng quy trình công nghệ, không gián đoạn vì những lí do đột xuất, các yếu tố đầu vào được đảm bảo đầy đủ liên tục. Công suât thiết kế được xác định theo công thức sau:
Công suất thiết kế (1 năm)
=
CSTK trong 1h của máy móc thiết bị chủ yếu
×
Số giờ làm việc một ca
×
Số ca trong một ngày
×
Số người làm việc trong một năm
+ Công suất khả dụng là công suất thiết kế đã mang tính thực tế hơn so với công suất lý thuyết nhưng vẫn khó đạt được vì vậy cần xem xét công suất khả dụng, là công suất có thêt đạt được trong điều kiện sản xuất thực tế có tính đến trường hợp ngừng hoạt động do các sự cố xảy ra. Sau khi xác định công suất thiết bị ta tính tổng các chi phí đầu vào tương ứng với công suất đã xác định và xác định doanh số đầu ra tương ứng với nguồn trả nợ.
- Xác định doanh số theo công suất dự kiến:
+ Xác định giá bán bình quân: Sản phẩm sản xuất ra bán theo phương thức gì, bán buôn hay bán lẻ, giá bán hiện tại là bao nhiêu, so sánh với giá bán các sản phẩm cùng loại trên thị trường, xu hướng biến động giá cả trong tương lai. Đơn giá bình quân tính theo phương pháp bình quân số học gia quyền như sau:
Đơn giá bình quân: Pi =
∑Pi ×qi
∑qi
Trong đó:
Pi là đơn giá bình quân sản phẩm i
Qi là số lượng sản phẩm loại i
N là số sản phẩm loại i
i chạy từ 1 đến N
+ Xác định số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm: Sau khi đã xác định được công suất, ta xác định sản lượng sản xuất ra trong năm kế hoạch, ước tính tỷ lệ tồn kho cuối kỳ và từ đó xác định được số lượng sản phẩm tiêu thụ trong năm kế hoạch.
- Xác định doanh số tiêu thụ trong năm kế hoạch:
Doanh số tiêu thụ = Đơn giá bình quân × Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
- Xác đinh chi phí đầu vào trong các năm trả nợ:
+ Chi phí biến đổi: là những chi phí biến động tỷ lệ thuận với khối lượng sản xuất và tiêu thụ. Bao gồm nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, điện nước, nhiên liệu… Từ đó tính biến phí cho một đơn vị sản phẩm.
Tổng chi phí biến đổi = Biến phí cho một đơn vị sản phẩm × sản lượng
+ Chi phí cố định: là những chi phí không thay đổi theo số lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ. Bao gồm khấu hao tài sản cố định theo tỷ lệ khấu hao, chi phí bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị định kì, chi phí thuê đất, nhà xưởng, tiền lãi vay trung – dài hạn…
+ Tổng chi phí cho cả năm bằng chi phí cố định cộng chi phí biến đổi.
Với việc tính toán các chỉ tiêu này sẽ giúp cho các cán bộ tín dụng có thể đánh giá được xem hoạt động của dự án có tốt không. Và những rủi ro gặp phải có thể khắc phục được bằng những cách nào, và rủi ro đó nếu xảy ra thì có thể từ những nguyên nhân nào.
2.2.3.5. Rủi ro về cho vay.
Tính đến khả năng trả nợ của khách hàng, đánh giá tài sản đảm bảo, các tài sản thế chấp, xem xét quan hệ của khách hàng với các đơn vị tín dụng khác… cán bộ phải đánh giá được thu nhập của khách hàng, thường xuyên cập nhập CIC của khách hàng
- Xem xét khả năng trả nợ:
Tổng thu - Tổng chi = Lãi gộp
Lãi gộp - thuế thu nhập = Lợi nhuận ròng
Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả lãi: Tùy theo tính chất của doanh nghiệp, lợi nhuận ròng dùng để trả nợ là phần lợi nhuận còn lại sau khi doanh nghiệp đã trích quỹ khen thưởng và phúc lợi.
Tỷ lệ lợi nhuận ròng dùng để trả nợ
=
Lợi nhuận dùng để trả nợ
× 100%
Tổng số lợi nhuận ròng
Nguồn trả nợ = số khấu hao cơ bản + phần lợi nhuận ròng dùng để trả nợ + các nguồn khác (thuế thu nhập đuợc để lại, lợi nhuận kinh doanh khác…)
Thời gian thu hồi vốn vay
=
KHCB năm + phần lợi nhuận + nguồn khác dùng để trả nợ
Tổng số vốn vay
Thời gian thu hồi vốn đầu tư
=
KHCB năm + phần lợi nhuận + nguồn khác dùng để trả nợ
Tổng số vốn đầu tư vào dự án
- Phân tích điểm hoà vốn: Điểm hoà vốn là giao điểm giữa đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. Tại điểm hoà vốn, tổng doanh thu bằng tổng chi phí, điểm hoà vốn của dự án thấp thì dự án càng có hiệu quả, tính rủi ro thấp. Các dự án đầu tư có điểm hoà vốn đạt dưới 60% là chấp nhận được.
+ Xác định sản lượng hoà vốn:
Sản lượng điểm hoà vốn =
Tổng chi phí cố định
Mức lãi gộp 1 đơn vị sản phẩm
Trong đó, mức lãi gộp 1 đơn vị sản phẩm bằng đơn giá bình quân trừ đi chi phí biến đổi của đơn vị sản phẩm.
+ Xác định doanh thu hoà vốn:
Doanh thu hoà vốn =
Tồng chi phí cố định
1 -
Tổng chi phí biến đổi
Doanh số bán trong năm
+ Điểm hoà vốn tiền tệ:
Điểm hoà vốn tiền tệ =
Tổng chi phí cố định – KHCB năm
Tổng doanh thu – Tổng chi phí biến đổi
+ Điểm hoà vốn trả nợ:
Điểm hoà vốn trả nợ =
Tổng chi phí CĐ – KHCB + nợ phải trả + thuế TN
Tổng doanh thu – Tổng chi phí biến đổi
- Tính thu nhập thuần:
Gọi Ri là số thu nhập ròng nhận được của năm i, i chạy từ 1 đến t. Tổng vốn đầu tư đưa dự án vào khai thác là c, lãi suất chiết khấu là r(% năm). Ta có:
NPV =
R1
+
R2
+ … +
Rt
- c
(1 + r)
(1 + r)2
(1 + r)t
Trường hợp vốn đầu tư kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, ta phải quy đổi giá trị đầu tư đến thời điểm đưa dự án vào khai thác.
Khi NPV = 0 thì thu nhập vừa đủ bù đắp chi phi đầu tư, khi NPV 0, dự án có NPV càng lớn thì càng tốt. Khi so sánh hai hay nhiều dự án thì ta chọn dự án nào có NPV lớn nhất.
- Hệ số thu hồi vốn nội tại: Để đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư, ta có thể kết hợp tính hệ số IRR, đây là mức lãi suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại của các khoản thu của dự án bằng giá trị hiện tại của chi phí đầu tư. Nếu IRR bằng lãi suất tiền vay và và việc đầu tư chủ yếu bằng vốn vay thì lợi nhuận của dự án chỉ đủ trả lãi suất. Do vậy IRR phải lớn hơn lãi suất cho vay thì việc đầu tư vào dự án mới có ý nghĩa về mặt kinh tế.
- Khả năng thanh toán tức thời (còn gọi là tỷ lệ lưu hoạt của dự án). Căn cứ vào các báo cáo tài chính do đơn vị cung cấp để tính các chỉ số:
Tỷ lệ lưu hoạt =
Giá trị tài sản có lưu động
Các khoản nợ ngắn hạn và nợ khác đến hạn
Tỷ lệ cấp thời (chỉ số thanh toán nhanh)
=
Tài sản có lưu động - trị giá tồn kho
Tài sản nợ ngắn hạn
Về mặt lý thuyết, tỷ lệ thanh toán tức thời phải lớn hơn 1, tỷ lệ càng lớn thì khả năng thanh toán càng chắc chắn.
Rủi ro về điều kiện an toàn vốn vay
- Trong trường hợp thế chấp bằng chính dự án về nguyên tắc NH TMCP SeABank chi nhánh Hai Bà Trưng có thể chấp thuận, nhưng cần xác định rõ giá trị tài sản và cơ sở pháp lý để ngân hàng có thể phát mãi được tài sản và tiền phát mại có thể đủ để trả nợ vay.
- Xác định giá trị tài sản thế chấp: Giá trị tài sản bao gồm hai phần là phần vật chất và phần phi vật chất. Phần vật chất gồm tổng giá trị mua các thiết bị lẻ, giá phụ tùng thay thế kèm theo, giá trị tài sản vật chất tính theo giá CIF. Phần phi vật chất như chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ, chi phí hoa hồng, lãi vay… không được tính là giá trị bảo đảm vay vốn vì khi phát mại thì phần phi vật chất không bán được.
- Yêu cầu cơ sở pháp lý: Đối với doanh nghiệp Nhà nước, phải có văn bản cam kết thế chấp các tài sản của doanh nghiệp bao gồm các tài sản đã đang và sẽ đầu tư vào công trình. Có các giấy tờ, văn bản cần thiết chứng minh quyền sở hữu hợp pháp tài sản thế chấp như giấy giao đất, giấy phép xây dựng đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Với việc xác định các chỉ tiêu, đưa ra các đánh giá khách quan, cán bộ tín dụng sẽ xác định được mức độ mạnh yếu của các loại rủi ro trong dự án để đưa ra được biện pháp hợp lí.
Khi xác định các chỉ tiêu trên có thể xem xét được rủi ro về việc trả nợ vốn vay, nếu các chỉ số đó càng tốt thì mức độ rủi ro càng thấp và cán bộ tín dụng có thế xem xét với những rủi ro mà có các chỉ số phản ánh không tốt thì cán bộ tín dụng cần xem xét kĩ hơn để đưa ra được kết luận chính xác.
2.2.4. Các giải pháp sử dụng nhằm phòng ngừa và hạn chế các loại rủi ro.
Sau khi đã đánh giá, xếp loại mức độ nghiêm trọng của các rủi ro đã nhận diện thì ngân hàng sẽ đưa ra các biện pháp xử lý đối với từng loại rủi ro nhằm phòng ngừa, khắc phục và xử lý các rủi ro.
Khi nhận diện được các dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra đối với dự án, ngân hàng sẽ phải tiến hành ngay các biện pháp kiểm tra, giám sát đặc biệt. Với các dấu hiệu rủi ro sau khi rà soát đều phải được đặt trong tình trạng theo dõi đặc biệt. Trong trường hợp dự án vay vốn đang có dấu hiệu rủi ro, ngân hàng sẽ xem xét và lựa chọn các biện pháp phòng ngừa:
- Hoàn thiện hồ sơ pháp lý: ngân hàng sẽ rà soát lại ngay hồ sơ pháp lý dự án, trong trường hợp hồ sơ pháp lý chưa chặt chẽ hoặc cần phải bổ sung thì ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ một cách tối đa.
- Thực hiện ngay việc giám sát và thu nhập các báo cáo tài chính mới nhất của dự án cũng như các thông tin về tình hình tài chính và các thông tin cần thiết liên quan khác của khách hàng, nếu có bất ổn trong hoạt động kinh doanh của dự án, ngân hàng sẽ khẩn cấp xác định ngay tính nghiêm trọng của nó, xem xét và đánh giá nguyên nhân của sự bất ổn là tạm thời hay tài chính yếu kém, hay nguyên nhân là từ phía khách hàng, từ khâu qủan lý để đưa ra biện pháp cụ thể hơn nhằm khắc phục tình trạng.
- Ngoài ra ngân hàng sẽ sử dụng các biện pháp rà soát và xem lại tài sản đảm bảo của khách hàng trong trường hợp dự án bị đánh giá là gặp rủi ro. Trong trường hợp với những dự án bị đánh giá là đang có nguy cơ rủi ro cao thì ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm tài sản đảm bảo nợ vay, xác định phương án cơ cấu nợ, khi đó chủ đầu tư phải chứng minh được khả năng thanh toán lãi vay và gốc khi đến hạn thì ngân hàng mới có thể cho cơ cấu lại…
2.2.5. Nhân lực cho công tác quản lý rủi ro.
Vì đây chỉ là một chi nhánh do đó tại ngân hàng Đông Nam Á sẽ không có phòng quản lý rủi ro chuyên biệt mà công tác quản lý rủi ro sẽ do các cán bộ tín dụng tại phòng khách hàng và thẩm định thực hiện. Như vậy thì công tác quản lý rủi ro sẽ được tiến hành thuận lợi hơn bởi các cán bộ tín dụng là những người đầu tiên tiếp xúc với dự án, với khách hàng do đó các nguồn thông tin cần thiết sẽ được cập nhật nhanh hơn và thời gian đối với công tác sẽ nhanh hơn.
Các cán bộ tín dụng thực hiện công tác quản lý rủi ro tại ngân hàng sẽ có nhiệm vụ rà soát các dự án vay vốn để phát hiện các dấu hiệu nảy sinh và có báo cáo cụ thể. Khi phát hiện thấy các dấu hiệu phát sinh rủi ro, cán bộ tín dụng sẽ tiến hành ngay các bước xác định mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân của những dấu hiệu rủi ro và có các biện pháp phòng ngừa tạm thời.
Ngoài ra, để có thể nâng cao hiệu quả cho việc đánh giá rủi ro thì các cán bộ tín dụng sẽ phải đi thực tế để tìm hiểu về giá cả, tình hình cung cầu của thị trường đối với sản phẩm của dự án, tìm hiểu qua các nhà cung cấp thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, các nhà tiêu thụ sản phẩm tương tự như của dự án để đánh giá tình hình thị trường đầu vào, đầu ra của dự án. Tìm hiểu từ các phương tiện thông tin đại chúng, các cơ quan quả lý Nhà nước, quản lý doanh nghiệp…
Như vậy có thể thấy rằng vai trò của nhân viên tín dụng tại chi nhánh là rất quan trọng, do đó cần phải có những quan tâm đối với các cán bộ này.
3. Ví dụ minh hoạ cụ thể.
Dưới đây em xin đưa ra ví dụ về công tác đánh giá rủi ro dự án “Xây dựng kho Gas tại Hải Phòng” của công ty TNHH Minh Quang tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Hai Bà Trưng để minh hoạ cho thực tế công tác quản lý rủi ro dự án đầu tư tại chi nhánh.
3.1. Giới thiệu về khách hàng:
Công ty TNHH Đầu tư Minh Quang.
- Công ty TNHH Đầu tư Minh Quang được thành lập theo đăng ký kinh doanh số 0101012679 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 31 tháng 5 năm 2004, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 27 tháng 11 năm 2007.
- Trụ sở chính của công ty đặt tại số 14, phố Trần Cao Văn, phường phố Huế, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, địa chỉ giao dịch hiện tại của công ty là ở 302 nhà N5A, khu đô thị mới Trung Hoà – Nhân Chính, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Tổng vốn điều lệ của công ty giai đoạn mới thành lập là 4.900.000.000 đồng (bốn tỷ chín trăm triệu đồng), đến ngày 27/11/2007 tổng vốn điều lệ được đăng ký là 55.000.000.000 đồng (năm mươi lăm tỷ đồng) được góp bởi hai thành viên là ông Nguyễn Anh Quang và ông Phạm Ngọc Ánh, với tỷ lệ vốn góp là: ông Anh Quang giữ chức vụ Giám đốc công ty góp 50.875.000.000 VND (92,5%) và ông Ngọc Ánh góp: 4.125.000.000 VND (7,5%).
- Lĩnh vực kinh doanh hiện tại của Minh Quang chủ yếu tập trung hoạt động thương mại đối với mảng dây cáp điện, nhôm đồng và các kim loại màu khác. Ngoài mảng kinh doanh trên thì Công ty Minh Quang còn hoạt động cả lĩnh vực Gas, đây là một kế hoạch lớn trong chiến lược phát triển từ năm 2008 trở về sau, Dự án đầu tư xây dựng kho Gas tại Hải Phòng hiện đã được triển khai và chuẩn bị đi vào hoạt động. Qua 3 năm hoạt động kinh doanh, Công ty đã dần khẳng định được vị trí của mình trên thị trường.
3.2. Nhu cầu của khách hàng.
Để dự án xây dựng kho Gas tại Hải Phòng được thực hiện, công ty đang cần một khoản tiền lớn. Vì vậy công ty đã đề nghị được vay vốn tại ngân hàng SeABank chi nhánh Hai Bà Trưng. Nhu cầu khoản vay như sau:
Nhu cầu 1:
- Hạn mức đề nghị vay: 25.912.845.000 VNĐ
- Hình thức vay: Doanh nghiệp vay hạn mức tín dụng ngắn hạn
- Mục đích: Bổ sung vốn lưu động mua Gas (LPG) để phục vụ cho hoạt động dự án kho chứa Gas
- Thời hạn: Duy trì hạn mức tín dụng là: 12 tháng, thời hạn từng khế ước nhận nợ là: 03 tháng.
Nhu cầu 2:
- Số tiền đề nghị vay: 67.779.740.000 đồng.
- Hình thức vay: Doanh nghiệp vay trung hạn đầu tư tài sản cố định.
- Mục đích: Bổ sung vốn cố định thuê đất đai, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng phục vụ xây dựng kho gas tại Khu công nghiệp Đình Vũ – Hải Phòng.
- Lãi suất vay: 1.1%/tháng
- Tài sản đảm bảo hình thành trong tương lai bao gồm: Quyền sử dụng đất tại kho gas; nhà xưởng và toàn bộ máy móc thiết bị của kho gas và Gas tồn trong bồn chứa.
3.3. Quan hệ với các tổ chức tín dụng :
- Hiện tại công ty Minh Quang chỉ có quan hệ tín dụng với SeABank và không có quan hệ tín dụng với đơn vị nào khác.
Bảng 2.4: Tổng số phí SeAbank thu được từ cung cấp dịch vụ cho khách hàng:(Giai đoạn từ 01/01/2007 đến 19/12/2007)
TT
Tên phí
Số tiền (VND)
1
Phí quản lý tín dụng, Phí cấp tín dụng
967.314.093
2
Phí phát hành bảo lãnh thanh toán thông qua điện MT 760
111.523.000
3
Phí khác
34.738.505
Tổng
1.113.676.698
Nguồn: Ngân hàng SeABank CN Hai Bà Trưng
Tổng phí thu được từ cung cấp dịch vụ đối với công ty TNHH Đầu Tư Minh Quang là 1.113.676.698 đồng, đây là khoản phí lớn thể hiện nhu cầu sử dụng dịch vụ của khác hàng tại Seabank khá đa dạng và phát sinh thường xuyên liên tục, vì vậy khi SeABank chấp thuận và tài trợ cho các nhu cầu của Công ty Minh Quang sẽ hứa hẹn thu được nhiều lợi ích.
3.4. Công tác đánh giá rủi ro khi thẩm định dự án vay vốn của công ty Minh Quang.
3.4.1. Giới thiệu khái quát về Dự án “xây dựng kho gas tại Hải Phòng”.
- Tổng mức vốn đầu tư của nhà máy được dự tính khoảng 96.8 tỷ đồng với công suất hoạt động của nhà máy năm đầu tiên là 36.000 tấn Gas.
- Địa điểm và quy mô nhà máy: Nhà máy đặt tại khu công nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng, diện tích lô đất là 2,28 ha; tổng mặt bằng được bố trí bảo đảm khoảng cách an toàn từ các bồn chứa LPG đến các công trình khác, đồng thời đảm bảo thuận lợi cho xe ôtô xi téc chuyên chở LPG ra vào thuận lợi. Các hạng mục công trình cơ bản được xây dựng trên lô đẩt như sau:
+ Nhà điều hành
+ Xưởng cơ khí: diện tích 200m2 kết cấu khung cột thép, khẩu độ 10m, bước cột 6m, mái lợp tôn màu.
+ 2 bồn chứa: Đường kính D = 18,5 m2, chiều cao tổng 22m, áp suất thiết kế 18kg/cm2, áp suất thuỷ lực 1.5kg/m2; P1 = 27kg/cm2, trọng lượng bồn 450 tấn…
+ Máy phát điện, máy nén khí hợp khối với nhà kho vật tư..
+ Trạm xử lý nước sinh hoạt.
+ Trạm bơm nước chữa cháy và đào ao nước PCCC sau khu bồn chứa.
+ Trạm chống sét.
Ngoài ra kho gas còn được trang bị hệ thống tự động báo rò gas và hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường.
Qui trình và công nghệ sản xuất:
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ khối của công nghệ kho gas.
NGUỒN NHẬP NGOẠI
NHÀ MÁY LPG ĐÌNH CỐ - VŨNG TÀU
KHO LPG HẢI PHÒNG
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
CÁC CƠ SỞ, NHÀ MÁY TIÊU THỤ CÔNG NGHIỆP
XƯỞNG CHIẾT NẠP LPG Ở CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
Nguồn: Công ty TNHH đầu tư Minh Quang
Mô tả quy trình:
+ Nhập gas: LPG được vận chuyển từ Trung Quốc, Thái Lan, Sài Gòn về kho đầu mối ở cảng Hải Phòng bằng tàu biển chuyên dụng. Nhập từ tầu biển vào khu bồn chứa bằng thiết bị bơm tàu hoặc của kho tại họng nhập. Hệ thống nhập làm việc với áp lực 18kg/cm2, liên kết giữa các họng xuất của tàu với hệ thống nhập của kho bằng các đầu ống mềm chuyên dụng.
Tồn chứa: LPG được tồn chứa trong 2 bồn có sức chứa 1.625 tấn gas/ bồn, áp lực làm việc của bồn 9.8kg/cm2, hệ số sử dụng sức chứa đạt 85%, nhiệt độ làm việc của bồn đến 500C. Để đảm bảo độ an toàn cho các bồn chứa, khi áp suất trong bồn tăng dưới tác động của nhiệt độ môi trường, trên mỗi bồn được lắp van an toàn áp lực làm việc của van là 18kg/cm2, mặt khác để thuận tiện kiểm soát trên bồn có các thiết bị đo tự động: đo nhiệt độ, đo áp suất, đo mức gas trong bồn. Để giảm thiểu tối đa quá trình hấp thụ nhiệt mặt trời, bên ngoài được phun lớp sơn chống gỉ màu trắng phản nhiệt có tổng độ dày tới 150 microm.
+ Xuất hàng: Các xe bồn chuyên dụng chở LPG được sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là loại 8 – 10 tấn, công suất máy bơm để xuất xe bồn được lựa chọn là loại 10m3/h.
- Tình hình kinh doanh:
- Thông tin chung về thị trường ngành hàng và xu hướng phát triển của ngành hàng: Tính đến nay trên thị trường Việt Nam đã có nhiều công ty cung cấp gas xuất hiện ở cả 3 vùng Bắc – Trung – Nam, hình thành 1 mạng lưới cung cấp loại chất đốt ngày càng có nhu cầu cao này. Các doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng một số trạm triết gas tại các tỉnh thành phố với quy mô vừa và nhỏ (sức chứa từ 30 đến 300 tấn). Ví dụ như các trạm triết nạp của Petrolimex ở Đức Giang – Hà Nội, Ninh Bình, Việt Trì, trạm của Petro Việt Nam tại Nam Định (PTSC), Hà Nội (PVGC)… hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều nhà máy chế biến LPG với công suất cao như nhà máy chế biến LPG tại Dinh Cố Bà Rịa Vũng Tàu với sản lượng LPG ước tính khoảng 250.000 tấn/năm. Và một số dự án lớn đang được thực hiện như: Xây dựng nhà máy lọc dầu Dung Quất – Dung Ngãi, có công suất LPG với sản lượng 150.000 – 200.000 tấn/năm, dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn với sản lượng khoảng 150.000 tấn/năm. Theo số liệu nêu trên thì tiềm năng của LPG là rất lớn, tổng sản lượng sản xuất LPG trong nước khoảng 450.000 tấn/năm. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế hiện nay, mức tiêu thụ LPG của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng với tỷ lệ cao trong những năm tới. Các chuyên gia dự đoán tỷ lệ tiêu thụ LPG sẽ tăng khoảng 19 – 21%/năm đến năm 2010. Trong đó khu vực tiêu thụ nhiều LPG ở Bắc Bộ hiện nay tập trung chủ yếu ở Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tây, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Quảng Ninh.
- Mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh chủ yếu: Dự án tập trung vào cung cấp Gas cho khách hàng theo hình thức bán buôn, với trữ lượng lớn cho các đại lý bán lẻ trên toàn tỉnh của khu vực miền Bắc. Đây là mặt hàng trong những tháng gần đây có xu hướng tăng giá cao, mức tiêu thụ đối với mặt hàng này cũng tăng mạnh. Tại kho của công ty có 2 bồn chứa lớn, gas được đẩy vào ống dẫn khí và đến tận xe chuyên chở của khách hàng tại trạm trung chuyển của khu công nghiệp.
- Thị trường đầu vào: Công ty đăng ký kinh doanh ở nhiều lĩnh vực, nhưng lĩnh vực chủ yếu và lâu dài là kinh doanh gas, cụ thể là buôn bán gas hoá lỏng, triết nạp gas cung cấp cho các đại lý bán lẻ gas vơi thương hiệu là VMGAS. Ngoài ra công ty còn kinh doanh thêm mặt hàng kim loại như đồng thỏi, nhôm,… Gas được nhập từ Trung quốc, Thái Lan, Malaysia, Sài Gòn, Hải Phòng về kho đầu mối của doanh nghiệp. Hiện tại hàng hoá đầu vào của Công ty chủ yếu là Gas hoá lỏng với hệ thống nhà cung cấp trong nước là các Công ty lớn trong lĩnh vực gas như: Công ty TNHH Gas Petrolimex Hải Phòng, Công ty CP Kinh doanh khí hoá lỏng Miền Bắc.Ngoài ra khi dự án xây dựng cơ bản xong Công ty sẽ ký kết hợp đồng mua gas với nhà cung cấp từ Trung Quốc, Malaysia…..
- Thị trường tiêu thụ/Hệ thống phân phối/Giá bán
+ Kế hoạch kinh doanh của dự án được Công ty tập trung thị trường tiêu thụ gas vào các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên,… là những thị trường tiềm năng và dễ xâm nhập, có ít các đối thủ cạnh tranh. Đặc biệt ở các thị trường này Công ty có thể ký các hợp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 21324.doc