MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN . 1
LỜI CẢM ƠN . 2
MỤC LỤC . 3
MỞ ĐẦU. 6
1. Lý do chọn đề tài.6
2. Mục tiêu – nhiệm vụ nghiên cứu .7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .7
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài .8
5. Quan điểm nghiên cứu .10
6. Phương pháp nghiên cứu .11
7. Cấu trúc luận văn .17
8. Đóng góp của luận văn .17
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DU LỊCH SINH THÁI
“MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” VÀ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH . 18
1.1. Các vấn đề cơ bản về du lịch.18
1.1.1. Khái niệm Du lịch .18
1.1.2. Khái niệm khách du lịch.19
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch.19
1.2. Khái niệm cơ bản về du lịch sinh thái.23
1.3. Lịch sử hình thành du lịch miệt vườn.24
1.4. Du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước” .25
1.4.1. Khái niệm “miệt vườn” .25
1.4.2. Khái niệm du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” .25
1.4.3. Đặc trưng của du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” .26
1.4.4. Đặc điểm cơ bản của khách du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước”.26
1.5. Sự hài lòng .27
1.6. Tổng quan đề tài nghiên cứu .28
CHƯƠNG 2 : ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA DU KHÁCH ĐỐI VỚI LOẠI
HÌNH DU LỊCH SINH THÁI “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀNGIANG. 29
2.1. Tổng quan về tỉnh Tiền Giang.29
2.1.1. Vị trí địa lý .29
2.1.2. Dân cư .294
2.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng.29
2.1.4. Khí hậu .31
2.1.5. Thủy văn.31
2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội.32
2.2.1. Điều kiện kinh tế – xã hội .32
2.2.2. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật .33
2.2.3. Hệ thống dịch vụ xã hội .35
2.2.4. Nguồn nhân lực .36
2.3. Hiện trạng hoạt động du lịch .37
2.3.1. Khách du lịch .37
2.3.2. Cơ cấu nguồn khách du lịch .37
2.3.3. Doanh thu du lịch .39
2.3.4. Đầu tư phát triển du lịch.40
2.3.5. Cơ sở phát triển loại hình du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước”.41
2.3.6. Một số điểm vườn du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước”.43
2.4. Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn
– sông nước” tại Tiền Giang. .47
2.4.1. Đặc điểm khách du lịch đến với du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tại
Tiền Giang theo kết quả khảo sát. .48
2.4.2. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “Miệt
vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang. .57
2.4.3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự hài lòng chung của du
khách bằng phương pháp hồi qui tương quan đa biến .74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ DU LỊCH
ĐỐI VỚI LOẠI HÌNH DU LỊCH “MIỆT VƯỜN – SÔNG NƯỚC” TỈNH TIỀNGIANG. 80
3.1. Cơ sở đề ra giải pháp.80
3.1.1. Những tồn tại và nguyên nhân của loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông
nước” Tiền Giang .80
3.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tiền Giang.83
3.1.3 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Tiền Giang đến năm 2020 .86
3.2. Các nhóm giải pháp chung.87
3.2.1. Giải pháp về an ninh chính trị và an toàn xã hội cho du khách .87
3.2.2. Giải pháp về kinh tế .88
3.2.3. Chính sách phát triển du lịch.88
3.3. Các nhóm giải pháp cụ thể.895
3.3.1. Giải pháp về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật.89
3.3.2. Hợp tác đầu tư cùng với các tỉnh ĐBSCL và thu hút vốn đầu tư nước ngoài .91
3.3.3. Xúc tiến, quảng bá du lịch sinh thái “Miệt vườn – Sông nước”.91
3.3.4. Xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái “Miệt vườn – sông nước” thành loại hình
du lịch đặc trưng.92
3.3.5. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực.92
3.3.6. Giải pháp thu hút sự tham gia cộng đồng địa phương .93
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO . 98
PHỤ LỤC . 100
123 trang |
Chia sẻ: lavie11 | Lượt xem: 987 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào ngày Tết Đoan Ngọ (mùng 5-5 âm lịch), ở cù lao Tân Phong có rất
nhiều người từ khắp các nơi trong và ngoài tỉnh tìm về không chỉ để chiêm ngưỡng và tận
hưởng đặc sản chôm chôm sai cành trĩu quả mà còn để "tắm cồn", một hình thức sinh hoạt
rất đặc trưng của vùng cù lao sông nước mà ít nơi nào có được.
2.3.6.7. Miệt vườn cù lao Ngũ Hiệp
Cù lao này nằm tách mình với phần đất liền của huyện Cai Lậy bởi một con sông
nhỏ ở phía Bắc, gọi là sông Năm Thôn. Cù lao Ngũ Hiệp dài khoảng 13 km, chỗ rộng nhất
khoảng 2 km, càng về cuối cù lao, đất càng được bồi thêm những lớp phù sa phì nhiêu. Cù
lao này được thiên nhiên ưu đãi nhiều mặt như đất đai màu mỡ, nước ngọt quanh năm,
không khí trong lành,... thuận lợi cho cây ăn trái phát triển. Vì thế, cù lao Ngũ Hiệp đã trở
thành vùng chuyên canh cây ăn trái lớn của huyện với nhiều loại canh ăn trái, nhưng nổi
tiếng nhất là sầu riêng đặc sản, một trong những loại cây ăn trái chủ lực của tỉnh.
Xã cù lao Ngũ Hiệp có 8 ấp, với 3.459 hộ đang sinh sống trên 1.471 ha, trong đó, có
3.135 hộ trồng sầu riêng, diện tích hơn 1.257 ha, sản lượng 38.000 - 40.000 tấn/năm. Khi
đến với Ngũ Hiệp không những bạn được thưởng thức trái ngon mà còn được xem cảnh đẹp
với những con đò chiều trên dòng sông thơ mộng với mùi hương ngang ngát của sầu
riêng.Được gặp những con người hiền lành và thân thiện khi nghe tiếng chuông ngân nga
của nhà thờ. Hiện nay, Cù lao Ngũ Hiệp phát triển rất tốt các loại Trái Cây miền Nam; có cả
trong Chương trình các tour của các hãng Du lịch lữ hành.
2.4. Đánh giá sự hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt
vườn – sông nước” tại Tiền Giang.
48
2.4.1. Đặc điểm khách du lịch đến với du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”
tại Tiền Giang theo kết quả khảo sát.
Du lịch “ miệt vườn – sông nước” là loại hình du lịch mới đã và đang được khai thác
tại Tiền Giang. Tuyến điểm có thế mạnh về lĩnh vực này đó là: Khu du lịch sinh thái cù lao
Thời Sơn (Cồn Lân); và Khu du lịch Cái Bè. Đây là 2 điểm du lịch có số lượng khách du
lịch tham gia loại hình du lịch này nhiều nhất vì gắn với hệ thống Sông Tiền. Theo thống kê
của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch thì cho đến năm 2012 tổng số lượng khách du lịch đến
tham quan tại hai điểm du lịch trên là 688.234 lượt khách (chiếm 58,9%) tổng số lượt khách
đến tham quan du lịch toàn tỉnh năm 2012. Trong đó, điểm du lịch miệt vườn cù lao Thới
Sơn đón khoảng 594.112 lượt; điểm du lịch miệt vườn sông nước Cái Bè đón khoảng
94.122 lượt.
Bảng 2.6 Khách du lịch phân theo khu vực giai đoạn 2007 – 2012
(Đơn vị: Lượt)
Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012
I. KHU DU LỊCH CÙ LAO THỚI SƠN
+ Tổng lượt khách 375.950 406.521 502.030 575.910 554.735 594.112
- Quốc tế 323.529 346.635 339.156 379.105 460.020 478.634
- Nội địa 52.421 59.886 162.874 196.805 94.715 115.478
II. KHU DU LỊCH CÁI BÈ
+ Tổng lượt khách 39.056 49.175 89.500 107.545 76.230 94.122
- Quốc tế 32.260 38.348 71.600 93.734 64.980 64.058
- Nội địa 6.796 10.827 17.900 13.811 11.250 30.064
(Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Tiền Giang)
2.4.1.1. Đặc tính xã hội của khách du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”
+ Về đặc tính giới tính
Bảng 2.7 Giới tính của khách du lịch
GIỚI TÍNH SỐ MẪU TỶ LỆ (%)
Nam 177 60
Nữ 118 40
TỔNG 295 100.0
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
49
Theo thống kê mô tả từ SPSS 295 mẫu phỏng vấn du khách đang tham gia du lịch
sinh thái miệt vườn tại Tiền Giang. Chúng ta, thấy rằng đại đa số du khách đến tham quan
du lịch là nam giới chiếm tỷ lệ 60%, số còn lại là nữ giới chiếm tỷ lệ 40% tổng số khách du
lịch được điều tra.
Biểu đồ 2.3. Biểu đồ giới tính của du khách
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Tuy nhiên sự chênh lệch này là không đáng kể, vì chúng ta thấy rằng du lịch “miệt
vườn – sông nước” là loại hình du lịch dễ thích nghi với mọi đối tượng và thành phần du
khách tham gia. Đặc biệt, với điều kiện sinh thái miệt vườn thoáng mát, trong lành là điều
kiện lý tưởng thu hút khách du lịch.
+ Về trình độ học vấn và nghề nghiệp của du khách
Cũng theo thống kê mô tả từ SPSS 295 mẫu phỏng vấn thì hầu hết khách du lịch sinh
thái “miệt vườn – sông nước” là khách có trình độ học vấn khá cao đại đa số có trình độ đại
học hoặc cao hơn chiếm tỷ lệ 42,0%, kế đến là Cao đẳng, trung học chiếm tỷ lệ 23,7% tổng
số mẫu phỏng vấn, còn lại thuộc trình độ cấp 2, 3 chiếm tỷ lệ 16,0% và 18,3% du khách từ
chối trả lời.
Bảng 2.8 Trình độ học vấn và nghề nghiệp của du khách
TIÊU CHÍ SỐ MẪU TỶ LỆ (%)
TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN
Đại học hoặc cao hơn 124 42.0
Cao đẳng, trung học 70 23.7
Cấp 3 45 15.3
Cấp 2 2 0.7
Từ chối trả lời 54 18.3
TỔNG 295 100.0
NGHỀ NGHIỆP
Sinh viên 103 34.9
Nhân viên kinh doanh 102 34.6
60
40
Nam Nữ
50
Nội trợ 75 25.4
Giáo viên 9 3.1
Nghề khác 6 2.0
TỔNG 295 100.0
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Khách đi du lịch sinh thái miệt vườn thường là những du khách có trình độ, như đã
nói ở trên, hầu hết là những người có trình độ đại học, cao đẳng...trong số đó là nhân viên
kinh doanh trong các lĩnh vực và sinh viên học sinh chiếm tỷ lệ khá cao. Tỷ lệ sinh viên
tham gia du lịch là 34,9%, nhân viên kinh doanh chiếm 34,6% trong tổng số du khách điều
tra, còn lại là nhóm du khách có nghề nghiệp là nội trợ (25,4%), giáo viên (3,1%) và một số
tham gia các lĩnh vực nghề nghiệp khác (2,0%).
Việc nắm được đặc tính nghề nghiệp của du khách tham quan du lịch sinh thái miệt
vườn là có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các cơ sở kinh doanh hoạt động du lịch. Từ
đó, có thể đưa ra nhiều hình thức vui chơi giải trí phù hợp với các đối tượng du khách và
làm hài lòng du khách khi đến tham quan tại cơ sở. Đối tượng là học sinh sinh viên thường
là nhóm du khách trẻ, nên sở thích của họ là thích du lịch khám phá với nhiều hoạt động vui
chơi mang tính tập thể, năng động, thời gian tham gia du lịch thường là dịp nghĩ hè và các
ngày lễ; đối tượng nhân viên kinh doanh trong các công ty; giáo viên; thường là những du
khách có tuổi trung niên, họ thường đi du lịch với bạn bè, đồng nghiệp để giải trí và thư
giãn sau những ngày làm việc mệt nhọc vì vậy cần có không gian thoáng mát, với những
hoạt động giải trí nhẹ, thời gian tham gia du lịch thường là cuối năm hoặc cuối tuần. Đối
tượng du khách là những phụ nữ làm công việc nội trợ đại đa số là thích mua sắm, thư giãn
tận hưởng không khí trong lành của miệt vườn, đối tượng này thường đi du lịch với gia đình
là chủ yếu.
Chúng ta thấy rằng, mỗi một đối tượng du khách đều có những đặc tính riêng hay nói
cách khác là sở thích khác nhau, tuy nhiên họ đều có chung một mục đích chung là thích
tham gia du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” thích những hoạt động vui chơi đời
thường, dân giả.. vì nó gắn liền với đời sống chất phát của người dân. Do đó, cần phải xây
dựng và thiết kết tour du lịch sao cho phù hợp chung với mọi đối tượng để có thể làm hài
lòng du khách khi tham gia hoạt động du lịch này.
+ Về thu nhập của du khách
Bảng 2.9 Thu nhập trung bình của du khách
51
THU NHẬP SỐ MẪU TỶ LỆ (%)
<1.500.000 đồng 108 36.6
1.500.000 - 3.000.000 đồng 42 14.2
3.000.000 - 4.500.000 đồng 143 48.5
4.500.000 - 6.500.000 đồng 2 0.7
TỔNG 295 100.0
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Theo điều tra khảo sát thì du khách tham gia du lịch ở Tiền Giang có thu nhập
khá cao và ổn định. Nhóm thu nhập từ 3 triệu - 4,5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất
48,5% tập trung hầu hết vào những du khách làm nghề nghiệp kinh doanh; kế đến là nhóm
thu nhập dưới 1,5 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ 36,6% đa số là những sinh viên học sinh mới
ra trường.
Biểu đồ 2.4. Biểu đồ cơ cấu thu nhập trung bình của
du khách
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Thu nhập của du khách ngày càng cao thì khả năng tham gia hoạt động du lịch ngày
càng nhiều. Mặt khác, nắm bắt được điều này, các cở sở kinh doanh du lịch có thể tạo ra
những sản phẩm du lịch ứng ý, những dịch vụ du lịch hữu hiệu vừa túi tiền của du khách
nhằm thu hút khách du lịch và tạo nên sự hài lòng cho khách du lịch khi một lần đến tham
quan tại điểm du lịch này.
+ Về cơ cấu nhóm tuổi
36,6
14,2
48,5
0,7
< 1,5 triệu đồng
Từ 1,5 - 3,0 triệu đồng
Từ 3,0 - 4,5 triệu đồng
Từ 4,5 - 6,5 triệu đồng
52
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ cơ cấu nhóm tuổi du khách
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Tổng số mẫu thu thập được trong thời gian phỏng vấn là 295 mẫu. Dựa vào biểu đồ
cơ cấu nhóm tuổi của du khách nói trên, chúng ta thấy rằng không có mẫu dưới 18 tuổi và
mẫu trên 60 tuổi do đây là hai nhóm tuổi không thuộc đối tượng phỏng vấn của tác giả;
khách du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” đến Tiền Giang chủ yếu có độ tuổi nằm
trong khoảng từ 25 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ 45,8%, độ tuổi từ 18 – 24 tuổi chiếm tỷ lệ 49,5%
và từ 40 – 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ 0,7%. Như vậy, khách đi du lịch hình thức này có đủ
các nhóm tuổi, chính vì vậy tùy theo từng nhóm tuổi và nhu cầu xã hội của du khách mà các
cơ sở hay điểm du lịch cần có những sản phẩm du lịch phù hợp làm hài lòng du khách.
2.4.1.2. Thói quen của khách du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước”
Khách du lịch đến với Tiền Giang chủ yếu tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái
và loại hình lý tưởng cho hoạt động này đó chính là du lịch “miệt vườn – sông nước”. Theo
kết quả điều tra thực tế thì hầu hết các khách du lịch tham gia loại hình này đều có chung
những đặc điểm giống nhau, tác giả xin được gọi đó là “thói quen của du khách”. Bao gồm
các thói quen sau đây:
+ Thứ nhất, đó là mục đích đi du lịch: Theo kết quả thống kê mô tả từ SPSS 295 mẫu
điều tra thì mục đích chính của khách du lịch đến đây là du lịch thuần túy hay nói cách khác
mục đích chính của du khách đến với Tiền Giang chủ yếu là để tham quan thắng cảnh và
tham gia vui chơi các hoạt động du lịch.
Bảng 2.10. Mục đích đi du lịch của du khách
MỤC ĐÍCH ĐI DU LỊCH SỐ MẪU TỶ LỆ (%)
Du lịch thuần túy 280 94.9
Thăm người thân 1 .3
49,5
45,8
4,7
18 - 24 tuổi
25 - 40 tuổi
40 - 60 tuổi
53
Học tập 14 4.7
TỔNG 295 100.0
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Du khách đến Tiền Giang với mục đích du lịch thuần túy chiếm tỷ lệ rất cao 94,9%
tổng số du khách; mục đích đi thăm người thân chiếm 0,3%; đi học tập kinh nghiệm du lịch
chiếm 4,7%. Cũng theo kết quả diều tra, hấu hết các khách du lịch đến với loại hình sinh
thái sông nước miệt vườn này đều là lần đầu tiên, rất ít khách đến với lần thứ 2. Điều này
cũng cho thấy rằng, ngành du lịch của Tiền Giang nói chung và du lịch “miệt vườn – sông
nước” tại Tiền Giang nói riêng chưa đủ sức thu hút giữ chân, một số hoạt động vẫn còn
chưa đáp úng sự hài lòng của du khách khi đến tham quan tại đây.
+ Thứ hai, là đối tượng thường đi du lịch chung với du khách và thời gian đi du lịch:
Bảng 2.11. Đối tượng thường đi du lịch với du khách
ĐỐI TƯỢNG SỐ MẪU TỶ LỆ (%)
Bạn bè 116 39.3
Đồng nghiệp 113 38.3
Gia đình 66 22.4
TỔNG 295 100.0
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Qua bảng số liệu thống kê nói trên, chúng ta thấy rằng đối tượng thường đi du lịch
chung với du khách chủ yếu là bạn bè (39,3%); đồng nghiệp (38,3%) và đi chung với gia
đình người thân (22,4%). Chính vì vậy, đại đa số họ thường chọn thời gian đi du lịch là
những dịp cuối tuần, hoặc những ngày nghĩ lễ, nghĩ hè để cùng nhau đi tham quan thư giãn.
Bảng 2.12 Thời gian đi du lịch của du khách
THỜI GIAN SỐ MẪU TỶ LỆ (%)
Cuối tuần 137 46.4
Nghĩ hè 130 44.1
Ngày Lễ 28 9.5
TỔNG 295 100.0
(Nguồn: SPSS – Phân tích nhân tố EFA từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Thời gian du khách thường chọn đi du lịch là vào dịp cuôi tuần chiếm tỷ lệ 46,4%;
dịp nghĩ hè là 44,1%; còn lại là số du khách thường chọn đi du lịch vào dịp ngày lễ chiếm
9,5% tổng số du khách được điều tra.
54
+Thứ ba, là nguồn cung cấp thông tin du lịch cho du khách: Theo như bảng câu hỏi
thiết kế mà tác giả đưa ra và kết quả thu nhận được như sau:
Bảng 2.13 Nguồn cung cấp thông tin du lịch
KÊNH DU LỊCH SỐ MẪU TỶ LỆ (%)
Báo, tạp chí 1 .3
Tivi 24 8.1
Bạn bè, đồng nghiệp, người thân 147 49.8
Đại lý công ty du lịch 122 41.4
Internet 1 .3
TỔNG 295 100.0
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Du khách biết đến loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền
Giang chủ yếu qua các kênh thông tin như bạn bè, đồng nghiệp, người thân giới thiệu; thông
tin từ các đại lý du lịch của địa phương; tivi; và một số nguồn cung cấp dịch vụ du lịch khác
như: báo, tạp chí; internet;
Biểu đồ 2.6. Biểu đồ cơ cấu nguồn cung cấp thông tin du lịch
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Theo biểu đồ, phân tích ta thấy rằng khách du lịch biết đến loại hình du lịch sinh thái
“miệt vườn – sông nước” Tiền Giang hầu hết là từ nguồn cung cấp thông tin bạn bè, đồng
0,3
8,1
49,8
41,4
0,3
Báo, tạp chí
Tivi
Bạn bè, người thân
Đại lý công ty du lịch
Internet
55
nghiệp, người thân thông tin này chiếm tỷ lệ 49.8%; tiếp theo là nguồn cung cấp thông tin từ
các đại lý công ty du lịch, thông tin này chiếm tỷ lệ 41.4%; thông tin quan trọng thứ ba là từ
phương tiện truyền hình (tivi) chiếm tỷ lệ 8.1%. Điều này cho thấy, việc quảng bá thông tin
du lịch “miệt vườn – sông nước”của tỉnh vẫn còn yếu kém, chủ yếu qua các kênh thông tin
trực tiếp. Chưa có phương tiện quảng bá rộng rải và phổ biến cho du khách.
+ Thứ tư là, lý do khách du lịch không lưu trú qua đêm tại địa phương có điểm du
lịch: khi được phỏng vấn về thời gian lưu lại, đa số các du khách đều chọn phương án là đi
về trong ngày, số khách lưu trú lại địa phương rất ít. Lý do cụ thể như sau:
Bảng 2.14 Lý do khách không lưu trú qua đêm tại điểm du lịch
LÝ DO KHÁCH VỀ TRONG NGÀY Tầng số Tỷ lệ (%)
Vì không có thời gian 168 56.9
Không có khu vui chơi giải trí vào ban đêm` 123 41.7
Lý do khác 4 1.4
TỔNG 295 100.0
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Đa số khách du lịch trả lời là không có thời gian chiếm 56,9% hầu hết khách du lịch
là những học sinh, sinh viên và các nhân viên kinh doanh nên thời gian đi du lịch và lưu trú
lại địa phương là không có; lý do thứ hai cũng không kém phần quan trọng dẫn đến sự hài
lòng của du khách, dẫn đến du khách ra về trong ngày là những địa điểm, cơ sở du lịch
không có khu vui chơi giải trí vào ban đêm chiếm 41,7%; còn lại là các lý do như khách du
lịch mua tour trọn gói nên sẽ được bố trí tại địa điểm đã được bố trí sẵn; hay khách đi công
tác;chiếm 1,4%.
Điều này cho thấy rằng, để giữ chân du khách lưu trú qua đêm lại địa phương thì đòi
hỏi các cơ sở du lịch cần phải có cở sợ hạ tầng lưu trú hoàn thiện; tạo nhiều loại hình khu
vui chơi giải trí vào ban đêm;để làm hài lòng du khách.
+ Thứ năm là, hình thức đi du lịch: đại đa số khách được phỏng vấn tại những điểm
du lịch đều trả lời là mua tour du lịch của các công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Bảng 2.15 Hình thức đi du lịch
Tầng số Tỷ lệ (%)
Mua tour 203 68.8
Tự sắp xếp 92 31.2
TỔNG 295 100.0
56
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Như vậy thông qua bảng thông kê mô tả mà SPSS đưa ra, ta thấy số lượng đăng ký
mua tour du lịch là rất cao chiếm 68,8%, vì hầu hết các du khách đến với tour du lịch sinh
thái miệt vườn thường là những khách quốc tế.
Trong khi đó, du khách nội địa, hay khách địa phương thường chọn cho mình cách tự
sắp xếp đi du lịch con số này chiếm tỷ lệ 31,2% tổng số khách phỏng vấn. Điều này cũng
chứng tỏ rằng, các công ty du lịch của tỉnh đã ngày càng phát triển, nâng cao được chất dịch
vụ nhằm thu hút khách đi du lịch theo tour.
+ Thứ sáu là, lý do khách chọn đến với du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” ở
Tiền Giang. Để có được sự đánh giá, cũng như phân tích được sự hài lòng của du khách một
cách khách quan, chúng ta cần quan tâm đến lý do khách du lịch chọn tham quan loại hình
này.
Lý do được tác giả đo lường bằng 10 biến quan sát từ biến A1 cho tới biến A10. Với
hệ số kiểm định Cronbach Alpha = 0.867 cho thấy các biến quan sát trong lý do khách đến
với du lịch sinh thái miệt vườn tỉnh Tiền Giang là đáng tin cậy. Kết quả SPSS như sau:
Bảng 2.16. Lý do rất quan trọng khách đến với loại hình du lịch
sinh thái “miệt vườn – sông nước ” tỉnh Tiền Giang
Tầng số Tỷ lệ (%) so với tổng
số phiếu
Có nhiều món ăn đặc sản 83 28.1
Hệ thống nhà hàng, khách sạn đa đạng 76 25.8
Dễ tiếp cận điểm đến 76 25.8
Điều kiện an ninh tốt 65 22.0
Có nhiều điểm du lịch hấp dẫn 60 20.3
Chi phí thấp 56 19.0
Có nhiều điểm mua sắm 52 17.6
Có nhiều họat động giải trí 30 10.2
Được nhân viên bán tour GT 27 9.2
Được bạn bè, đồng nghiệp GT 18 6.1
(Nguồn: SPSS – Thống kê mô tả từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Thông qua bảng kết quả mà SPSS đưa ra nêu trên, chúng ta thấy rằng, hầu hết tất cả
các lý do trên đều được khách du lịch đánh giá là những yếu tố chính để khách du lịch đến
với loại hình du lịch sinh thái này. Trong đó, nhóm yếu tố rất quan trọng và có sức ảnh
hưởng lớn nhất đối với khách du lịch khi chọn đến đây đó chính là yếu tố “có nhiều món
đặc sản” với tầng số xuất hiện là 83 chiếm tỷ lệ 28,1% trên tổng số phiếu; thứ hai là yếu tố
57
“hệ thống nhà hàng, khách sạn đa dạng” và yếu tố “dễ tiếp cận điểm đến” với cùng tầng số
xuất hiện là 76 chiếm tỷ lệ 25,8%.
Yếu tố “chi phí thấp” cũng là yếu tố được đánh giá rất quan trọng với tầng số xuất
hiện là 56 chiếm tỷ lệ 19,0%. Thật vậy, như tác giả đã nghiên cứu và khảo sát thì chi phí
cho dịch vụ du lịch đối với loại hình du lịch này là khá thấp khoảng 1 triệu đến 2 triệu
đồng/du khách.
Bên cạnh đó, các yếu tố khách như: Điều kiện an ninh tốt; dễ tiếp cận điểm đến;
được bạn bè, đồng nghiệp GT; có nhiều họat động giải trí; có nhiều điểm du lịch hấp
dẫn;cũng được các du khách đánh giá là lý do không kém phần quan trọng thu hút du
khách đến với loại hình du lịch này.
2.4.2. Đánh giá mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái
“Miệt vườn – Sông nước” tỉnh Tiền Giang.
Mức độ hài lòng của du khách đối với loại hình du lịch sinh thái “miệt vườn – sông
nước” tỉnh Tiền Giang là sự tổng hợp các yếu tố để phục vụ yêu cầu tối đa của khách du
lịch tham quan. Đây có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành công hay không thành
công, sự phát triển hay không phát triển của du lịch Tiền Giang nói chung và cho loại hình
du lịch “miệt vườn – sông nước” nói riêng. Để làm rõ vấn đề này, tác giả đã thiết kế bảng
hỏi theo các tiêu chí cần nghiên cứu về sự hài lòng của du khách. Trong đó, trọng tâm được
tác giả chú ý đó là chất lượng dịch vụ du lịch và giá cả cảm nhận khi du khách đến tham
quan loại hình du lịch này. Theo bảng hỏi (mẫu phỏng vấn) thì thang đo chất lượng dịch vụ
du lịch mà tác giả đưa ra dựa trên thực trạng du lịch sinh thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh
Tiền Giang bao gồm các thành phần sau đây:
+ Thứ nhất là, phong cảnh du lịch sinh thái miệt vườn, chỉ tiêu này được đo lường
bằng 6 biến khảo sát điều tra từ biến X1 cho đến biến X6.
Bảng 2.17. Thang đo phong cảnh du lịch miệt vườn
STT Biến khảo sát Giải thích thang đo
1 X1 Thắng cảnh tự nhiên
2 X2 Điều kiện an ninh
3 X3 Ẩm thực
4 X4 Hoạt động vui chơi, giải trí
58
5 X5 Sự thân thiện của người địa phương
6 X6 Hàng lưu niệm, sản vật địa phương
Tổng 6
(Nguồn: SPSS – Phân tích từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
+ Thứ hai là, cơ sở hạ tầng, kỹ thuật du lịch, chỉ tiêu này được khảo sát bằng 5 biến
khảo sát, chủ yếu từ biến X7 cho đến biến X11.
Bảng 2.18. Thang đo cơ sở hạ tầng kỹ thuật du lịch
STT Biến khảo sát Giải thích thang đo
1 X7 Phương tiện vận chuyển tốt, an toàn
2 X8 Hệ thống đường xá rộng rãi
3 X9 Bãi xe rộng
4 X10 Phương tiện vận chuyển mới
5 X11 Nhà vệ sinh rộng, sạch sẽ
Tổng 5
(Nguồn: SPSS – Phân tích từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
+ Thứ ba là, hướng dẫn viên du lịch và nhân viên phục vụ du lịch, chỉ tiêu này được
khảo sát bằng 11 biến quan sát, từ biến X12 cho đến biến X22.
Bảng 2.19. Thang đo HDVDL và NVPV du lịch
STT Biến khảo sát Giải thích thang đo
1 X12 Hướng dẫn viên du lịch
2 X13 Tính chuyên nghiệp
3 X14 Ngoại ngữ
4 X15 Ngoại hình
5 X16 Kỹ năng giao tiếp
6 X17 Có kinh nghiệm
7 X18 Phong cách phục vụ nhân viên
8 X19 Trang phục
9 X20 Tính kịp thời
10 X21 Sự quan tâm
11 X22 Thái độ
59
Tổng 11
(Nguồn: SPSS – Phân tích từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
+ Thứ tư là, giá cả cảm nhận về chi phí du lịch, chỉ tiêu này được khảo sát bằng 4
biến quan sát, từ biến X23 cho đến biến X26.
Bảng 2.20. Thang đo giá cả cảm nhận về chi phí du lịch
STT Biến khảo sát Giải thích thang đo
1 X23 Chi phí cho phong cảnh du lịch
2 X24 Chi phí hạ tầng kỹ thuật
3 X25 Chi phí phương tiện vận chuyển
4 X26 Chi phí hướng dẫn viên du lịch
Tổng 4
(Nguồn: SPSS – Phân tích từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
+ Thứ năm là, sự hài lòng của du khách khi tham gia loại hình du lịch sinh thái “miệt
vườn – sông nước”, chỉ tiêu này được khảo sát bằng 4 biến từ biến X27 cho đến biến X30.
Bảng 2.21. Thang đo sự hài lòng của du khách
STT Biến khảo sát Giải thích thang đo
1 X27 Rất hài lòng về phong cảnh du lịch
2 X28 Rất hài lòng về cơ sở hạ tầng
3 X29 Rất hài lòng về HDVDL
4 X30 Rất hài lòng về chuyến đi này
Tổng 4
(Nguồn: SPSS – Phân tích từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Tất cả các thang đo khải sát đều được tác giả đánh giá tổng quát thông qua phần mềm
xử lý số liệu thống kê SPSS 16.0 và hai công cụ chính được tác giả sử dụng đó là: hệ số tin
cậy Cronbach Alpha và phương pháp phân tích nhân tố khám phá Exploratory Factor
Analysis (EFA).
Hệ số Cronbach Alpha được đưa vào sử dụng nhằm mục đích loại các biến không
phù hợp trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, các biến có hệ số tương quan biến – tổng
(Item – total correlation) nhỏ hơn 0,30 sẽ bị loại khỏi thang đo và tiêu chuẩn chọn thang đo
khi thang đo có cộ tin cậy Alpha từ 0,60 trở lên.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA) được sử dụng để rút gọn và tóm tắt
dữ liệu. Với các biến có trọng số (Factor loading) nhỏ hơn 0,40 trong EFA sẽ tiếp tục bị
60
loại. Phương pháp trích hệ số sử dụng Principal axis factoring sử dụng phép quay Promax
và điểm dừng khi trích các yếu tố Eigenvalue = 1 cho thang đo chất lượng dịch vụ du lịch
và Principal components cho thang đo giá cả cảm nhận của du khách. Thang đo chấp nhận
khi tổng phương sai trích bằng hoặc lớn hơn 50% (Theo Gerbing and Anderson 1988).
Như đã trình bày ở trên, thang đo chất lượng dịch vụ du lịch cho loại hình du lịch
sinh thái “miệt vườn – sông nước” bao gồm 5 thành phần và được đo lường bằng 30 biến
quan sát. Do đó, để đánh giá mức độ hài lòng của du khách chúng ta cần phải đánh giá
thang đo của 5 thành phần trên.
2.4.2.1. Đánh giá thang đo đối với phong cảnh du lịch sinh thái “miệt vườn – sông
nước” tỉnh Tiền Giang
Bảng 2.22. Cronbach Alpha của thành phần phong cảnh du lịch
sinh thái “miệt vườn – sông nước ”
BIẾN QUAN SÁT
TB thang
đo nếu loại
biến
Phương sai
thang đo nếu
loại biến
Tương quan
biến – tổng
Alpha
nếu loại
biến
A - PHONG CẢNH DU LỊCH: Alpha = 0.817
Thắng cảnh tự nhiên 19.41 6.712 .765 .742
Điều kiện an ninh 19.36 8.196 .676 .770
Ẩm thực 20.20 8.101 .561 .793
Hoạt động vui chơi, giải trí 20.49 8.673 .467 .813
Sự thân thiện của người ĐP 19.37 8.866 .504 .804
Hàng lưu niệm, SVĐP 19.89 8.897 .545 .797
(Nguồn: SPSS – Kiểm định Cronbach Alpha từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Theo kết quả kiểm định thang đo từ SPSS, thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho
phong cảnh du lịch ở Tiền Giang là Alpha = 0.817. Hệ số alpha này lớn hơn 0.60 nên thang
đo này đạt tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, các biến đều có hệ số tương quan biến - tổng đều cao,
tất cả các hệ số này đều lớn hơn 0.40 nên tất cả các biến này đều phù hợp và đạt độ tin cậy.
2.4.2.2. Đánh giá thang đo đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở các khu du lịch sinh
thái “miệt vườn – sông nước” tỉnh Tiền Giang
Bảng 2.23. Cronbach Alpha của thành phần cơ sở hạ tầng kỹ thuật
BIẾN QUAN SÁT TB thang đo
nếu loại biến
Phương sai
thang đo
nếu loại
biến
Tương
quan
biến –
tổng
Alpha
nếu loại
biến
61
B – CƠ SỞ HẠ TẦNG DU LỊCH: Alpha = 0.734
Phương tiện vận chuyển đầy đủ, an toàn 16.47 2.720 .534 .673
Hệ thống đường xá rộng rãi 16.83 3.277 .419 .716
Bãi giữ xe rộng 16.44 2.839 .529 .675
Phương tiện vận chuyển mới 16.54 2.671 .571 .657
Nhà vệ sinh rộng, sạch sẽ 16.46 2.977 .431 .713
(Nguồn: SPSS – Kiểm định Cronbach Alpha từ 295 mẫu phỏng vấn, 2013)
Theo kết quả kiểm định thang đo đánh giá mức độ hài lòng về cơ sở hạ tầng vật chất
kỹ thuật từ SPSS thì hệ số tin cậy Cronbach Alpha cho cơ sở hạ tầng du lịch ở Tiền Giang là
Alpha = 0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tvefile_2014_05_26_0417880238_3597_1872355.pdf