CHƯƠNG 1- GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU.- 1 -
1.1 . ĐẶT VẤN ĐỀ.- 1 -
1.2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.- 1 -
1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.- 1 -
1.3.1. Mục tiêu tổng quát .- 1 -
1.3.2. Mục tiêu cụ thể :.- 1 -
1.3.3. Câu hỏi nghiên cứu.- 3 -
1.3.4. Giả thiết nghiên cứu.- 3 -
1.4. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.- 3 -
1.5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.- 4 -
1.5.1. Đối tượng khảo sát.- 4 -
1.5.2. Phạm vi nghiên cứu.- 5 -
1.6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.- 4 -
1.7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.- 4 -
CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.- 8 -
2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT.- 8 -
2.1.1. Dịch vụ.- 8 -
2.1.1.1. Khái niệm về dịch vụ.- 8 -
2.1.1.2. Đặc tính của dịch vụ.- 9 -
2.1.2. Chất lượng dịch vụ.- 10 -
2.1.2.1.Định nghĩa.- 10 -
2.1.2.2. Các loại khoảng cách trong chất lượng dịch vụ.- 11 -
2.1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ.- 14 -
2.1.3. Sự hài lòng của khách hàng.- 17 -
2.1.3.1. Khái niệm.- 17 -
2.1.3.2 Các nhân tố quyết định sự hài lòng của khách hàng.- 19 -
2.1.4. Quan hệ giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng- 19 -
2.1.5. Sự khác biệt giữa chất lượng dịch vụ và sự hài lòng khách hàng- 20 -
2.1.6. Tín dụng đầu tư của Nhà nước.- 20 -
2.1.6.1. Khái niệm về tín dụng đầu tư Nhà nước.- 22 -
2.1.6.2. Bản chất và vai trò của tín dụng đầu tư.- 25 -
2.1.6.3. Nguyên tắc và hình thức của tín dụng đầu tư. .- 25 -
2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC.- 28 -
2.2.1. Mô hình SERVQUAL của Parasuraman(1988).- 28 -
2.2.2. Mô hình SERVQUAL của Cronin và Taylor (1992).- 32 -
2.2.3. Mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng Mỹ- ACSI.- 32 -
2.2.4. Mô hình chỉ số hài lòng của khách hàng các quố gia EU.- 33 -
2.2.5. Mô hình nghiên cứu của Huỳnh Thị Thúy Phượng (2010).- 35 -
2.3. XÂY DỰNG GIẢ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU.- 36 -
2.3.1. Chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng khi vay vốn TDĐT tại chi nhánh
.- 36 -
125 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 419 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá sự hài lòng của khách hàng đối với hoạt động cho vay tín dụng đầu tư tại chi nhánh ngân hàng phát triển Vĩnh Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bằng 0,8. Mặc dù vậy, nếu có một danh mục quá
nhiều các mục hỏi (N là số mục hỏi) thì sẽ có nhiều cơ hội để có hệ số α cao.
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): được sử dụng để
kiểm định sự hội tụ của các biến thành phần về khái niệm. Các biến có hệ số tương
quan đơn giữa biến và các nhân tố (factor loading) nhỏ hơn 0.5 sẽ bị loại. Phương
pháp trích nhân tố được sử dụng là Principal Axis Factoring được sử dụng kèm với
phép quay không vuông góc Promax. Điểm dừng trích khi các yếu tố có “Initial
Eigenvalues” >1.
Phân tích nhân tố khám phá (EFA) là kỹ thuật chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt
dữ liệu. Phân tích nhân tố khám phá phát huy tính hữu ích trong việc xác định các
tập biến cần thiết cho vấn đề nghiên cứu cũng như rất cần thiết trong việc tìm mối
quan hệ giữa các biến với nhau.
Cuối cùng, để phân tích nhân tố có ý nghĩa, tất cả các hệ số tải nhân tố
(factor loading) phải lớn hơn hệ số quy ước 0,5 để các khái niệm nghiên cứu đạt giá
trị hội tụ (Hair & ctg, 2006). Bên cạnh đó, khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến
quan sát giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 để tạo giá trị phân biệt giữa
các nhân tố (Jabnoun và Al-Tamimi, 2003). Kỹ thuật phân tích nhân tố (factor
analysis) đã được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm rút gọn và gom các yếu tố
thuộc tính đó lại thành một nhân tố có ý nghĩa hơn, ít hơn về số lượng.
Chúng ta có thể chọn các quyền số hay trọng số nhân tố sao cho nhân tố thứ
nhất giải thích được phần biến thiên nhiều nhất trong toàn bộ biến thiên. Sau đó ta
chọn tập hợp các quyền số hai sao cho nhân tố thứ hai giải thích được phần lớn biến
thiên còn lại, và không có tương quan với nhân tố thứ nhất.
41
2.6.2.2. Cách thức thu thập số liệu
Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi:
Giai đoạn 1: Xây dựng bảng câu hỏi thô (phụ lục 1) dựa trên nền tảng các
thông tin cần thu thập trong mô hình lý thuyết và các nghiên cứu về hài lòng có liên
quan.
Giai đoạn 2: Chọn lọc và hiệu chỉnh các câu hỏi dựa trên ý kiến đóng góp
của chuyên gia. Phỏng vấn thử 10 khách hàng ngẫu nhiên để kiểm tra mức độ rõ
ràng của bảng câu hỏi, qua đó ghi nhận ý kiến ban đầu của họ về sản phẩm dịch vụ
ngân hàng và các mong muốn của họ đối với ngân hàng.
Giai đoạn 3: Hiệu chỉnh và hoàn tất bảng câu hỏi lần cuối, tiến hành gửi
bảng câu hỏi chính thức (phụ lục 2).
Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát:
Kích thước mẫu dự tính là là n=162. Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu,
vấn đề kích thước mẫu là bao nhiêu, như thế nào là đủ lớn hơn vẫn chưa được xác
định rõ ràng. Hơn nữa, kích thước mẫu còn tùy thuộc vào các phương pháp ước
lượng sử dụng trong nghiên cứu cụ thể. Theo một số nghiên cứu, tính đại diện của
số lượng mẫu được lựa chọn khảo sát sẽ thích hợp nếu kích thước mẫu là 5 mẫu cho
một ước lượng. Mô hình khảo sát trong luận văn bao gồm 7 nhân tố độc lập và 1
nhân tố phụ thuộc với 31 biến quan sát. Do đó, số lượng mẫu cần thiết là từ
31x5=155 mẫu trở lên. Vậy số lượng mẫu dùng trong khảo sát là n=155 nên tính đại
diện của mẫu được đảm bảo cho việc khảo sát.
Một trong những hình thức đo lường sử dụng phổ biến nhất trong nghiên cứu
định lượng là thang đo Likert. Nó bao gồm 5 cấp độ phổ biến từ 1 đến 5 để tìm
hiểu mức độ đánh giá của người trả lời. Vì vậy, bảng câu hỏi đã được thiết kế từ 1
là “hoàn toàn không hài lòng” đến 5 là “hoàn toàn hài lòng”.
Bước 3: Gửi phiếu điều tra cho khách hàng:
Tiến hành gửi 162 phiếu điều tra cho khách hàng tại quầy giao dịch và thông
qua đường bưu điện với sự hỗ trợ của bộ phận dịch vụ khách hàng doanh nghiệp.
42
Danh sách khách hàng nhận phiếu điều tra được lựa chọn là toàn bộ khách hàng vay
vốn TDĐT tại chi nhánh ngân hàng.
Bước 4: Liên hệ với khách hàng để theo dõi kết quả trả lời:
Sau một tuần, nếu không nhận được phản hồi từ phía khách hàng thì người
gửi sẽ điện thoại lại nhờ khách hàng trả lời và đi xuống doanh nghiệp theo địa chỉ
có sẵn để nhận lại phiếu điều tra. Đối với phiếu điều tra đặt tại quầy thì khách hàng
khi đến giao dịch tại ngân hàng có thể trả lời và gửi lại cho nhân viên liền ngay đó.
Bước 5: Thu nhận phản hồi từ phía khách hàng:
Đã có 160 phiếu điều tra được thu nhận (62 phiếu nhận tại quầy giao dịch và
98 phiếu nhận tại doanh nghiệp) với tỷ lệ phản hồi là 98,70%, trong đó có 5 phiếu bị
loại do không hợp lệ. Do đó, số lượng mẫu còn lại để đưa vào phân tích là 155
phiếu.
Bước 6: Xử lí dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS
Nội dung dữ liệu:
Dữ liệu bảng câu hỏi (phụ lục 2) được thiết kế với 27 thang đo lường các
nhân tố đem đến sự hài lòng của khách hàng và 4 thang đo xác định mức đô hài
lòng của khách hàng khi vay vốn tín dụng đầu tư tại ngân hàng bao gồm 2 phần
chính với 6 câu hỏi có nội dung như sau:
Phần 1: Một số thông tin chung về doanh nghiệp.
Q1: Doanh nghiệp có vay vốn TDĐT tại chi nhánh hay không.
Q2: Thời gian vay vốn của doanh nghiệp.
Q3: Doanh nghiệp giao dịch với bao nhiêu ngân hàng.
Q4: Loại hình doanh nghiệp đang áp dụng.
Q5: Doanh nghiệp có sẵn sàng tìm đến VDB khi có nhu cầu vay vốn TDĐT
trong thời gian tới không.
Phần 2: Khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp khi vay vốn TDĐT tại
VDB.
43
Q6: Đánh giá mức độ đồng ý của doanh nghiệp đối với các nhân tố: độ tin
cậy, mức độ đồng cảm, cơ sở vật chất trang thiết bị, mức độ đáp ứng, năng lực thái
độ phục vụ, qui trình xử lý hồ sơ, tính công khai minh bạch.
2.6.2.3. Xây dựng thang đo và mã hóa dữ liệu
Đối với hoạt động cho vay tín dụng đầu tư qua phỏng vấn và khảo sát tác giả
điều chỉnh thang đo và nghiên cứu mô hình với 7 thành phần bao gồm 27 biến: (1)
Độ tin cậy: 5 biến, (2) mức độ đồng cảm: 4 biến, (3) cơ sở vật chất trang thiết bị: 4
biến, (4) mức độ đáp ứng: 4 biến, (5) năng lực thái độ phục vụ: 4 biến, (6) qui trình
xử lí hồ sơ: 3 biến, (7) tính công khai minh bạch: 3 biến.
Thang đo chất lượng dịch vụ cảm nhận
Bảng 2.2: Thang đo chất lượng
Tên thành
phần
Ký hiệu biến Nội dung Nguồn
Một số thông tin
về khách hàng
tgvv Thời gian vay vốn TDĐT của VDB
Slgd Doanh nghiệp anh chị giao dịch với
bao nhiêu ngân hàng
Lhdn Doanh nghiệp anh chị thuộc loại hình
nào
Nctl Doanh nghiệp anh chị có sẵn sàng tìm
đến VDB khi có nhu cầu trong thời
gian tới
Độ tin cậy
(DTC)
DTC1 VDB xử lý giao dịch chính xác, không
bị sai sót
NC định tính
DTC2 Thời gian xử lý giao dịch tại VDB
nhanh
DTC3 VDB bảo mật tốt thông tin doanh
nghiệp
DTC4 Giấy tờ, biểu mẫu, phiếu sử dụng trong
giao dịch
44
DTC5 Thủ tục thực hiện giao dịch tại VDB
đơn giản, thuận tiện
Mức độ đồng
cảm (MDC)
MDC1 VDB có quan tâm đối với doanh
nghiệp về chất lượng cho vay tín dụng
đầu tư
MDC2 Nhân viên VDB hiểu rõ nhu cầu của
doanh nghiệp
MDC3 VDB lấy lợi ích của doanh nghiệp là
điều tâm niệm của họ
MDC4 VDB luôn chia sẽ khi doanh nghiệp
gặp khó khăn
Cơ sở vật chất
trang thiết bị
(CSVC)
CSVC1 VDB có đầy đủ các tiện nghi để phục
vụ doanh nghiệp
CSVC2 VDB sử dụng các phương tiện hiện đại
CSVC3 NV VDB ăn mặc gọn gàng tươm tất
CSVC4 Trang bị camera quan sát, thiết bị
chống trộm tại kho quỹ và quầy giao
dịch
Mức độ đáp ứng
(MDDU)
MDU1 VDB có nhiều chương trình chăm sóc
khách hang
MDU2 Nhân viên của VDB sẵn sàng giúp đỡ
doanh nghiệp
MDU3 Nhân viên NH có đủ kiến thức chuyên
môn để trả lời khách hàng
MDU4 Các tiện nghi phục vụ khách hàng tốt
(trang thiết bị, nhà vệ sinh, báo, nước
uống)
Năng lực thái
độ phục vụ
(NLPV)
NLPV1 Trình độ và khả năng của CB-CNV
NLPV2 Doanh nghiệp có cảm thấy an tâm khi
vay vốn TDĐT tại VDB
NLPV3 NV VDB vui vẻ, lịch sự, nhã nhặn,
niềm nở với khách hàng
45
NLPV4 NV VDB có đủ kiến thức chuyên môn
để xử lý khiếu nại vướng mắc
Qui trình xử lý
hồ sơ (QTXL)
QTXL1 Sự giải quyết chính xác trong các hồ
sơ, thủ tục vay vốn của NV VDB
QTXL2 Sự cập nhật kiến thức pháp luật vào
công việc của NV VDB
QTXL3 Sự kịp thời trong giải quyết các hồ sơ,
thủ tục vay vốn của NV VDB
Tính công khai
minh bạch
( CKMB)
CKMB1 Thông tin VDB cung cấp cho khách
hàng luôn chính xác và đầy dủ
CKMB2 VDB luôn cung cấp thông tin kịp thời
cho khách hang
CKMB3 Thông tin do VDB cung cấp dễ tiếp
cận (web, báo chí, tờ rơi,..)
Thang đo sự hài lòng
Những đánh giá chung về sự hài lòng của khách hàng về chất lượng hoạt
động cho vay TDĐT của Chi nhánh NHPT Vĩnh Long. Thành phần sự hài lòng
được đo lường bằng 4 biến quan sát, mã hóa từ SHL1 đến SHL4.
46
Bảng 2.3: Thang đo sự hài lòng
Tên thành phần Kí hiệu biến Nội dung Nguồn
Sự hài lòng
(SHL)
SHL1 Doanh nghiệp anh/chị hài lòng với
chất lượng cho vay TDĐT của
VDB
NC định tính
SHL2 VDB đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn
TDĐT của doanh nghiệp
SHL3 Hoạt động cho vay TDĐT của
VDB là thiết thực đối với doanh
nghiệp anh chị
SHL4 Một cách tổng quát doanh nghiệp
Anh/chị hoàn toàn hài lòng khi giao
dịch với VDB
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2 của luận văn đề cập đế những vấn đề về cơ sở lí luận liên quan đến
dịch vụ, sự hài lòng của khách hàng, tổng quan về cho vay tín dụng đầu tư. Đồng
thời nghiên cứu cũng đưa ra một số mô hình đo lường sự hài lòng của khách hàng
nước ngoài và trong nước. Dựa trên mô hình thích hợp đề tài đưa ra khung nghiên
cứu ứng dụng để đo lường sự hài lòng của khách hàng khi vay vốn tín dụng đầu tư
của Chi nhánh NHPT Vĩnh Long cho chương sau. Tác giả trình bày về quy trình
nghiên cứu để thiết kế thang đo mã hóa dữ liệu và xác định phương pháp phân tích
sử dụng cho chương sau. Từ nghiên cứu định tính, định lượng tác giả thiết kế thang
đo và mã hóa dữ hiệu để tiến hành khảo sát chính thức.
47
CHƯƠNG 3
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHO VAY TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI CHI
NHÁNH NHPT VĨNH LONG
Chương 2, nghiên cứu đã trình bày cơ sở lý thuyết các khái niệm nghiên cứu
và mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết nghiên cứu đề nghị. Chương 3 trình
bày tổng quan về địa bàn nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, thực trạng vấn đề
nghiên cứu.
3.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
3.1.1. Giới thiệu khái quát về chi nhánh NHPT Vĩnh Long
Chi nhánh NHPT Vĩnh Long được thành lập từ năm 2006 trên cơ sở tổ chức hệ
thống quỹ Hỗ trợ phát triển theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006
của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Ngân hàng Phát triển Việt Nam và quyết
định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê
duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát Triển Việt Nam.
Trụ sở của Chi nhành đặt tại số : 08, đường Hưng Đạo Vương, phường 1, TP.
Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long.
3.1.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của chi nhánh NHPT Vĩnh Long
Hình 3.1: Sơ đồ tổ chức chi nhánh NHPT Vĩnh Long
Hiện nay đội ngũ cán bộ nhân, viên của chi nhánh là 29 người. Ban lãnh đạo
là những người có kinh nghiệm lâu năm trong ngành ngân hàng, hầu hết đều đã tốt
Ban Giám đốc
Phòng
TCKT – Kho
quỹ
Phòng
Tín dụng và
Bảo lãnh
Phòng
Kiểm tra
Phòng
HC - QLNS
Phòng
Tổng hợp
48
nghiệp đại học và thạc sĩ. Đội ngũ cán bộ dần được trẻ hóa, năng động sáng tạo và
trình độ phù hợp với công việc được giao.
Chi nhánh NHPT Vĩnh Long có nhiệm vụ tổ chức thực hiện vốn tín dụng đầu
tư của Nhà nước theo quy định của Chính Phủ theo từng thời kỳ qua hơn 09 năm
hoạt động, Chi nhánh đã đầu tư trang thiết bị kỹ thuật với công nghệ hiện đại, đáp
ứng nhu cầu công việc được giao.
3.1.1.2.Thực trạng hoạt động nghiệp vụ tín dụng đầu tư của Chi nhánh
NHPT Vĩnh Long giai đoạn 2011-2014.
Giới thiệu mô hình hoạt động nghiệp vụ tín dụng của Chi nhánh
NHPT Vĩnh Long:
Ngân hàng Phát triển Việt Nam được thành lập theo Quyết định số
108/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại
Qũy Hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách TDĐT, TDXK của nhà nước.
Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank- Tên viết tắt: VDB
Ngân hàng phát triển có trụ sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội, có Sở giao dịch,
Chi nhánh tại các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương, Văn phòng đại diện.
Ngân hàng phát triển có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, được
mở tài khoản tại Ngân hàng nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các NHTM trong nước
và ngoài nước, được tham gia hệ thống thanh toán với các ngân hàng và cung cấp
dịch vụ thanh toán theo toán theo quy định của pháp luật. NHPT kết thừa mọi quyền
lợi trách nhiệm từ Qũy Hỗ trợ phát triển.
Đến nay, NHPT được thành lập hơn 9 năm, sự ra đời của NHPT đáp ứng kịp
thời về vốn cho mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia, đồng thời trang bị
thêm cơ sở vật chất, kỹ thuật, nhân lực để có thể thực hiện được chức năng, nhiệm
vụ như một ngân hàng chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư phát triển của Nhà
nước.
Chi nhánh NHPT Vĩnh Long thực hiện mô hình hoạt động nghiệp vụ tín
dụng Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20/12/2006 của Chính phủ, Thông tư số
69/2007/TT-BTC ngày 25/6/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của
49
Nghị định số 151/2006ND-CP ngày 20/12/2006 của chính phủ về tín dụng đầu tư và
tín dụng xuất khẩu của nhà nước và Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà
nước ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 của Hội
đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cụ thể mô hình hoạt động nghiệp vụ
tín dụng được thể hiện như sau:
Hình 3.2 : Mô hình hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Vĩnh Long
Kết quả hoạt động tín dụng đầu tư tại Chi nhánh giai đoạn 2011-2014
Hoạt động tín dụng đầu tư của Chi nhánh giai đoạn 2011-2014 đạt được khả
quan về chỉ tiêu giải ngân, các chỉ tiêu đều đạt kết quả khá tốt so với kế hoạch được
giao trong năm 2012, các năm còn lại đạt chưa cao so với kế hoạch được giao. Chi
tiết tỷ lệ hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch giai đoạn 2011-2014 sau :
Khách hàng/dự án đầu tư
Phòng Tổng hợp
Thẩm định tình
hình tài chính
CĐT
Phòng Tín dụng
Phòng Kế toán
Hồ sơ đề
nghị vay
vốn
Thẩm
định dự
án và
quyết
định cho
vay
Hồ sơ giải
ngân Chứng từ
giải ngân
Hợp đồng
thi công
1
2
3
4
5
6
7
Đơn vị thi công/thụ
hưởng
8
50
Bảng: 3.1: Kết quả hoạt động TDĐT tại Chi nhánh NHPT Vĩnh Long
STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
1 Cho vay 100% 100% 100% 100%
2 Thu nợ gốc 97,47% 101,2% 91,35% 77,24%
3 Thu nợ lãi 65,28% 76,20% 21,65% 2,72%
4 Nợ quá hạn (triệu đồng) 12.599 13.245 26.386 69.503
5 Lãi quá hạn (triệu đồng) 6.124 13.391 14.550 44.323
(Nguồn: báo cáo tổng kết Chi nhánh ngân hàng phát triển Vĩnh Long)
Thực hiện kế hoạch cho vay
Qua bảng số liệu trên cho thấy Chi nhánh thực hiện tốt công tác cho vay là
do trong thời gian qua chi nhánh đã phối hợp tốt với chủ đầu tư trong việc giám sát,
theo dõi tiến độ thực hiện khối lượng của các dự án và nhu cầu vay vốn thực tế.
Trên cơ sở đó Chi nhánh đề ra các giải pháp thực hiện kế hoạch cho vay một cách
hiệu quả, Cụ thể từ năm 2011đến 2014 Chi nhánh đều thực hiện kế hoạch cho vay
đạt 100%.
Thực hiện kế hoạch thu nợ gốc:
Qua chỉ tiêu thu nợ gốc giai đoạn 2011-2014 cho thấy Chi nhánh thực hiện
kế hoạch thu nợ với tỷ lệ hoàn thành khá tốt. Năm 2011 đạt tỷ lệ 97,47% năm 2012
đạt 101,2%. Tuy nhiên năm 2013 và năm 2014 đạt tỷ lệ chưa cao (91,35%, 77,24%)
là do năm 2013, 2014 công tác TDĐT tại Chi nhánh tiếp tục gặp khó khăn trong các
mặt như : tiếp cận cho vay dự án mới, thu nợ, xử lý nợ,trong đó thu nợ, mặt khác
tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới có ảnh hưởng đến hoạt động của các
đơn vị vay vốn. Đây là tình hình chung của các ngân hàng tại thời điểm đó.
Tình hình thu lãi:
Chỉ tiêu thu nợ lãi giai đoạn 2011-2014 chi nhánh thực hiện tỷ lệ khá thấp.
Năm 2011 Chi nhánh thu nợ lãi đạt 65,28% so với kế hoạch được giao, tuy nhiên
trong năm 2012 kết quả thu lãi tương đối khả quan đạt 76,20%. Các năm còn lại
như năm 2013 chỉ đạt được 21,65% và đặc biệt năm 2014 Chi nhánh thu nợ lãi đạt
51
tỷ lệ rất thấp so với kế hoạch thu nợ được giao, đây là năm đạt tỷ lệ thấp do tình
hình hoạt động của các doanh nghiệp vay vốn gặp rất nhiều khó khăn phải cơ cấu
nợ rất nhiều.
Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Chỉ tiêu nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá chất
lượng tín dụng của Chi nhánh, nợ xấu càng cao thì chất lượng tín dụng không tốt.
Nợ quá hạn trong thời gian qua của Chi nhánh NHPT Vĩnh Long có những
dấu hiệu không tốt. Nợ quá hạn qua các năm từ 2011 đến năm 2014 có xu hướng
tăng dần, cụ thể năm 2011 là 12.599 triệu đồng, năm 2012 là 13.245 triệu đồng và
năm 2013 là 26.386 triệu đồng. Đặc biệt sang năm 2014, chỉ tiêu nợ quá hạn tăng
lên đột biến là 69.503 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn có nhiều yếu tố
khác nhau từ chủ quan đến khách quan và tình hình kinh tế vĩ mô trong thời gian
qua có nhiều khó khăn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Chỉ tiêu lãi quá hạn:
Trong giai đoạn 2011-2014 lãi quá hạn tăng 38.199 triệu đồng, nguyên nhân
tăng là do một số doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ vì thị trường đầu ra bất ổn, tình
hình kinh tế trong khu vực biến động mạnh. Trong năm 2011 chi nhánh có lãi quá
hạn là 6.124 triệu đồng, đến năm 2014 lãi treo chi nhánh tăng 44.323 triệu đồng.
Trong năm 2014 chi nhánh rất khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch thu lãi do
hầu hết các doanh nghiệp đều hoạt động cầm chừng dưới ảnh hưởng của thị trường
đầu ra sản phẩm và tình hình kinh tế toàn cầu bất ổn định.
3.1.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện cho vay
tín dụng đầu tư tại Chi nhánh NHPT Vĩnh Long
Thuận lợi:
- Đã tập trung được nguồn lực tài chính của Nhà nước còn hạn hẹp vào một
đầu mối là Ngân hàng phát triển để đầu tư cho các chương trình, mục tiêu kinh tế
trọng điểm của quốc gia, góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao
52
năng lực của nền kinh tế theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước nói
chung, của Tỉnh nói riêng.
Trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Long, tuy đối tượng cho vay còn hạn hẹp nhưng
thông qua Chi nhánh NHPT Vĩnh Long đã cho vay được nhiều chương trình, dự án
trọng điểm hỗ trợ cho các dự án hạ tầng kinh tế-xã hội và địa bàn có điều kiện kinh
tế xã hội khó khăn. Thông qua đó tạo điều kiện hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng của địa
phương, hỗ trợ cho xã hội hóa lĩnh vực giáo dục, y tế, hỗ trợ chuyển dịch kinh tế nói
chung và trong nông nghiệp nói riêng
- Vốn TDĐT của Nhà nước là một trong nhưng công cụ hữu hiệu quan trọng
của Chính phủ để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu trong những năm qua. Góp phần
tăng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Vĩnh Long nói riêng, của cả nước nói chung,
khai thác và tăng khả năng cạnh tranh của một số mặt hàng đã qua chế biến, giữ
vững thị trường truyền thông, khai thác thác mở rộng thị trường mới.
- Thông qua các dự án, chương trình đầu tư ở vùng có điều kiện kinh tế-xã
hội khó khăn đã góp phần đáng kể giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, giải quyết
công ăn việc làm cho người lao động, hạn chế phần nào nạn thất nghiệp.
Với lãi suất cho vay ưu đãi nên khoản vay của NHPT đang có nhiều lợi thế
hơn so với các khoản vay của NHTM đã giúp các doanh nghiệp đi vay vốn chủ
động hơn trong kế hoạch sản xuất và có điều kiện tích lũy để tái sản xuất mở rộng
đầu tư. Điều này đã góp phần quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội khắp
các vùng miền đất nước trong đó có Vĩnh Long.
Tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh
tế đất nước theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Lượng vồn đầu tư
vào các ngành tăng dần và chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
góp phần tăng trưởng GDP của đất nước.
Tín dụng ĐTPT của nhà nước đã tạo được sự chuyển biến về lượng và chất
trong việc khai thác nguồn vốn cho đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài
chính.
53
Nhờ những ưu đãi của chính sách tín dụng ĐTPT của nhà nước nên các
doanh nghiệp đã có điều kiện để đầu tư đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản xuất,
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thương
trường.
Cùng với hình thức hỗ trợ trực tiếp, hình thức hỗ trợ gián tiếp là bảo lãnh đầu
tư và hỗ trợ sau đầu tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư mạnh dạng vay
vốn NHTM để đầu tư vào những lĩnh vực mà Nhà nước cần khuyến khích đầu tư.
Khó khăn
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua, chính sách tín
dụng ĐTPT của Nhà nước do NHPT VN đảm nhận còn có những hạn chế như sau:
Việc thực hiện các chính sách về TDĐT, NHPT còn gặp nhiều khó khăn,
vướng mắc về cơ chế chính sách như quy định về điều chỉnh lãi suất còn chưa kịp
thời, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường hiện nay, các văn bản pháp quy của Nhà
nước còn chưa kịp thời làm cho tổ chức thực hiện chậm. Lãi suất TDĐT cố định
trong suốt thời gian vay vốn (từ khi ký Hợp đồng tín dụng) là chưa phù hợp, đặc
biệt trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động.
Lãi suất huy động và lãi suất cho vay còn cứng nhắc, chưa linh hoạt: Chính
sách lãi suất ưu đãi có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào, tăng sức
cạnh tranh trên thị trường quốc tế; tuy nhiên, trong thời gian qua khi lãi suất tín
dụng thương mại có nhiều biến động lớn, lãi suất tín dụng ưu đãi không được điều
chỉnh kịp thời dẫn đến có thời điểm có sự chênh lệch khá xa về hai loại lãi suất hoặc
có thời điểm không điều chỉnh xuống kịp làm mất tính ưu đãi lãi suất tín dụng đầu
tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
Cơ chế lãi suất cho vay là lãi suất cho vay cố định áp dụng cho tất cả các
khách hàng, không phân biệt quy mô, mức độ tín nhiệm của khách hàng hay mức độ
rủi ro. Với cơ chế lãi suất này không tạo điều kiện cho NHPT nói chung, của Chi
nhánh nói riêng trong hoạt động cho vay cũng như kiểm soát rủi ro.
Chính sách TDĐT của nhà nước chưa ổn định, các đối tượng được hưởng ưu
đãi thường xuyên thay đổi, không ổn định trong một khoảng thời gian nhất định gây
54
ảnh hưởng đến quyền lợi của doanh nghiệp, gây khó khăn trong công tác quản lý,
điều hành của NHPT.
Đối tượng cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước hiện tại thu hẹp và chuyển
mạnh sang hình thức hỗ trợ gián tiếp thông qua hình thức hỗ trợ sau đầu tư. Vĩnh
Long là một trong một tỉnh thuần nông thuộc khu vực ĐBSCL các đối tượng thuộc
diện cho vay trực tiếp không nhiều (đối tượng chỉ còn một số dự án nông nghiệp
nông thôn, địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội của Tỉnh là chưa cao.
Vốn điều lệ của NHPT chưa được cấp đủ 20.000 tỷ đồng; các khoản nợ của
các dự án có nguồn trả nợ từ NSNN mặc dù đã được khoanh nợ đến nay phải trả nợ
nhưng NHPT vẫn chưa được trả nợ. Nguồn vốn huy động của NHPT mới chỉ dừng
lại, tập trung chủ yếu ở thị trường trong nước và bằng đồng Việt Nam.
Nguồn vốn để cho vay còn hạn chế, chưa thực sự ổn định và bền vững, do cơ
chế huy động vốn với lãi suất thấp, đối tượng hạn chế. Do vậy nguồn vốn chủ yếu
trông chờ vào Ngân sách nhà nước cấp, phát hành trái phiếu chính phủ hoặc các
nguồn vốn do Chính phủ chỉ định mà chủ yếu cũng tập trung ở những tập đoàn kinh
tế Nhà nước. Ở các địa phương như Vĩnh Long huy động vốn vẫn còn rất nhỏ bé
nhưng cũng chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của Uỷ ban nhân dân Tỉnh can thiệp trực
tiếp với các đơn vị kinh tế, hoặc nhờ mối quan hệ “thân quen” , “hữu hảo”. Ngoài
ra, nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ chưa được nhiều cho vùng khó khăn, trong đó
có khu vực ĐBSCL- vùng kinh tế, sản xuất nông nghiệp lớn nhất của cả nước, vì
các đối tượng cho vay trực tiếp không nhiều (chỉ có một số dự án thuộc kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội và các dự án nông nghiệp nông thôn, địa bàn có điều kiện kinh
tế- xã hội khó khăn), ngành nghề công trọng tâm không có và với những quy định
về quy mô đầu tư tối thiểu, thời gian hoàn vốn tối đalàm cho các doanh nghiệp
vừa và nhỏ ở vùng này khó tiếp cận được nguồn vốn TDĐT của Nhà nước.
Mức độ hỗ trợ của tín dụng đầu tư cho những vùng, khu vực khó khăn còn
rất hạn chế. Tín dụng đầu tư vẫn còn tập trung nhiều cho các dự án vùng kinh tế
trọng điểm.
55
Năng lực thẩm định, dự báo, dự toán của NHPT đã được nâng cao hơn
nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu, đặc biệt là năng lực thẩm định, đánh giá về
phương diện kinh tế kỹ thuật của dự án đầu tư để quyết định cho vay thực hiện dự
án. Tồn tại này xuất phát từ tính chất đặc biệt phức tạp của lĩnh vực xây dựng cơ
bản, do tác động của sự thường xuyên thay đổi của rất nhiều quy định pháp luật và
quy phạm pháp luật, thường xuyên phát sinh nhiều vướng mắc từ quản lý đất đai
xây dựng công trình, khai thác tài nguyên, quản lý xây dựng công trình, quản lý môi
trường, đấu thầu,
Vai trò của các chủ đầu tư trong việc lập dự án vay vốn TDĐT, thu xếp
nguồn vốn khả thi, quản lý vận hành dự án đã bài bản hơn so với trước đây, tuy
nhiên chỉ tập trung chủ yếu ở các Tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp với hoạt
động uy tín. Phần lớn năng lực tài chính của các doanh nghiệp còn yếu, khả năng
đáp ứng nguồn vốn tự có cho dự án không kịp thời, nhiều dự án vay vốn được lập
bởi các đơn vị tư vấn không đáp ứng được nhu cầu về năng lực, phải bổ sung, chỉnh
sửa rất nhiều lầnDo hạn chế về năng lực tài chính, kỹ thuật của các nhà thầu, đơn
vị thi công dẫn đến chất lượng công trình, tiến độ thi công bị ảnh hưởng nhiều.
Thiếu sự phối hợp chặt chẽ của Bộ, ngành quản lý lĩnh vực đầu tư xây dựng. Công
tác xây dựng thẩm định, phê duyệt dự án, tổng dự toán và thiết kế kỹ thuật vừa
chậm vừa chưa đảm bảo chất lượng,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_van_danh_gia_su_hai_long_cua_khach_hang_doi_voi_hoat_do.pdf