Luận văn Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh

MỤC LỤC

PHẦN I. MỞ ĐẦU 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3

1.3 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4 Phạm vi nghiên cứu 3

PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4

2.1 Cơ sở lý luận 4

2.2 Cơ sở thực tiễn 14

2.3 Một số công trình nghiên cứu liên quan 32

PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34

3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 34

3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của Thị trấn Nghèn 34

3.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 35

3.2 Phương pháp nghiên cứu 44

3.2.1 Phương pháp chọn điểm (***) 44

3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu 44

3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin 45

3.2.4 Phương pháp phân tích 46

3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài 47

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 48

4.1 Quá trình dồn điền đổi thửa tại thị trấn Nghèn 48

4.1.1 Thực trạng đất đai Thị trấn Nghèn sau khi giao đất theo Nghị định 64/CP năm 1993 48

4.1.2 Tình hình dồn điền đổi thửa ở thị trấn Nghèn 51

a) Căn cứ thực hiện 51

b) Mục đích 51

c) Yêu cầu 52

d) Nguyên tắc 52

e) Trình tự các bước dồn điền đổi thửa 52

4.2 Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa tại Thị trấn Nghèn 55

4.3 Tình hình hộ nông dân khi dồn điền đổi thửa 60

4.3.1 Thông tin chung về các nhóm hộ điều tra 60

4.3.2 Tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại thị trấn Nghèn (***) 63

4.3.2.1.7 Thu nhập tăng cao 80

4.4 Ý kiến của người dân khi thực hiện dồn điền đổi thửa 89

4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình dồn điền đổi thửa tại thị trấn 91

4.6.1 Những thuận lợi 91

4.6.2 Những khó khăn, tồn tại 92

4.7 Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả của việc dồn điền đổi thửa trong phát triển kinh tế hộ nông dân tại thị trấn Nghèn 93

1. Đối với Nhà nước 93

2. Đối với địa phương 93

3. Đối với hộ nông dân 94

PHẦN V KẾT LUẬN 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 98

 

 

doc114 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5313 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ới nhau. Hầu hết các xóm trong thị trấn đều có nhà văn hoá hoạt động và văn phòng UBND xã đang được xây mới 3 tầng là điều kiện tốt để phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tình hình cơ sở vật chất của thị trấn Nghèn được thể hiện ở bảng phụ lục. d) Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, thực hiện nghị quyết của HĐND, sự điều hành của UBND và sự phối hợp chặt chẽ của tổ chức đoàn thể quần chúng, sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, hỗ trợ về mọi mặt của các ban ngành cấp huyện, cùng với cán bộ nhân dân thị trấn phát huy những thuận lợi, khắc phục những khó khăn, quyết tâm thi đua sản xuất, đã dành được kết quả tương đối khích lệ trên nhiều lĩnh vực. Tổng giá trị sản xuất của toàn thị trấn liên tục tăng qua các năm, nếu như năm 2006 tổng GTSX là 75,6 tỷ đồng thì đến năm 2008 là 101,8 tỷ đồng, bình quân 3 năm tăng 16,04%. Trong đó thương mại và dịch vụ đang là lĩnh vực mang lại giá trị lớn nhất trong cả 3 năm: năm 2006 giá trị TM – DV chiếm 44,42% tổng GTSX thì đến năm 2008 nó chiếm tỷ lệ 48,64% tổng giá trị sản xuất. * NN – LN – TS Trong ngành này thì nông nghiệp vẫn là lĩnh vực mang lại nguồn thu lớn nhất. Qua 3 năm giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng, bình quân 3 năm tăng 9,86% và luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu giá trị của nhóm ngành (Năm 2006 nông nghiệp chiếm tới 97,96%, năm 2007 chiếm 97,98% và đến năm 2008 chiếm 97,36%; trong khi giá trị DV NN mang lại qua 3 năm chỉ ở mức 9 – 15% trong tổng GTSX nhóm ngành này). Trong sản xuất nông nghiệp thì chủ yếu là phát triển về trồng trọt còn chăn nuôi chưa phát triển mạnh. Trong tổng GTSX của ngành nông nghiệp thì giá trị sản xuất trồng trọt chiếm khoảng 70% qua 3 năm và tăng đều qua 3 năm với mức tăng bình quân là 4,95%. Chăn nuôi ở thị trấn mặc dù đã có từ lâu song giá trị mang lại vẫn không cao. Qua số liệu thống kê năm 2008 thì toàn thị trấn có: 837 con trâu bò, tăng 23 con so với năm 2007 (đàn bò có 491 con); Đàn gia súc, gia cầm như vịt ngan ngỗng khoảng 40.000 con, tăng so với cùng kỳ năm trước là 2.000 con. Về nuôi trồng thuỷ sản thì tổng diện tích sản xuất năm 2008 là 27 ha, sản lượng ước đạt 27 tấn, giá trị trên 3,64 tỷ đồng (tăng 46,17% so với năm trước). Qua 3 năm GTSX nuôi trồng thuỷ sản tăng bình quân 22,42%. * Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Là địa bàn trung tâm với các nghề như cơ khí, sản xuất nhôm kính, mộc, nề, xe lai, vận tải, tắc xi, nghề chiếu cói, bánh trái…đã tạo được việc làm cơ bản, ổn định cho hơn 3.000 lao động và đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các hộ gia đình. Tuy nhiên ngành công nghiệp trên địa bàn phát triển vẫn còn chậm và nhỏ lẻ. Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống có bước phát triển song chủ yếu vẫn là tự phát, vai trò tác động bằng cơ chế chính sách của Nhà nước vào các ngành trên còn hạn chế. Qua 3 năm giá trị sản xuất CN - TTCN tăng bình quân 12,65% và vẫn là ngành đưa lại tổng thu lớn thứ hai sau ngành thương mại và dịch vụ. * Thương mại - dịch vụ Thương mại và dịch vụ đối với thị trấn được xác định là một ngành chính tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các hộ gia đình. Hiện nay trên địa bàn có 660 hộ hoạt động thương mại dịch vụ: Trong chợ có 420 hộ kinh doanh, 240 hộ kinh doanh khác trên các trục đường chính và ở trong các cụm dân cư. Có 22 doanh nghiệp tư nhân chủ yếu làm nghề xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng, phân bón. Giá trị ngành TM – DV 3 năm qua chiếm tỷ lệ xấp xỉ 50% trong tổng GTSX của toàn thị trấn và tăng liên tục qua 3 năm với mức tăng bình quân là 21,42%. Chỉ tiêu GTSX BQ/người/năm và GTSX NN/ha đất NN đều tăng với mức tăng bình quân qua 3 năm lần lượt là 10,70% và 9,86%. Kết quả sản xuất kinh doanh được thể hiện ở bảng sau: Bảng 7: Một số kết quả phát triển kinh tế xã hội của Thị trấn Nghèn qua 3 năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) SL (Tỷ đồng) CC (%) 07/06 08/07 BQ Tổng GTSX 75,6 100 84,916 100 101,8 100 112,32 119,88 116,04 I. GTSX NN – LN – TS 18,515 24,49 19,087 22,00 22,463 22,07 103,09 117,69 110,14 1. NN 18,120 97,86 18,682 97,88 21,871 97,36 103,10 117,07 109,86 a. Trồng trọt 13,5 74,51 13,07 69,96 14,87 67,99 96,81 113,77 104,95 b. Chăn nuôi 2,82 15,56 3,736 19,99 3,8 17,37 132,48 107,71 116,08 c. DV NN 1,8 9,93 1,876 10,04 3,201 14,64 104,22 170,63 133,35 2. Lâm nghiệp - - - 3. NTTS 0,395 2,14 0,405 2,12 0,592 2,64 102,53 146,17 122,42 II. CN – TTCN 23,5 31,09 25,050 29,50 29,824 29,29 106,59 119,06 112,65 III. TM – DV 33,585 44,42 41,184 48,50 49,513 48,64 122,63 120,22 121,42 Một số chỉ tiêu GTSX NN/ha đất NN 0,029 0,029 0,035 100 120,69 109,86 GTSX BQ/người/năm 6,022 6,469 7,380 107,42 114,08 110,70 (Nguồn: Ban thồng kê thị trấn Nghèn) 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm (***) Thị trấn Nghèn có tới 6 HTX sản xuất nông nghiệp, trong đó Nam Sơn và Bắc Sơn là 2 HTX lớn hơn cả với quỹ đất sản xuất cũng như số lượng hộ sản xuất lớn. Bốn HTX còn lại là Phúc Sơn, Xuân Hồng, Xuân Thuỷ, Tân Vịnh có quy mô khá tương đương nhau. Để nghiên cứu ảnh hưởng và đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế của các nông hộ tại thị trấn Nghèn, chúng tôi tiến hành điều tra nghiên cứu và thu thập số liệu tại 3 HTX là Nam Sơn, Bắc Sơn và Phúc Sơn. HTX Nam Sơn có 6 xóm, HTX Bắc Sơn có 2 xóm và HTX phúc Sơn có xóm Phúc Sơn. Trong nghiên cứu chúng tôi đã tiến hành lựa chọn 5 xóm thuộc 3 HTX trên mà theo đánh giá của Ban chỉ đạo chuyển đổi thì có 3 xóm đã thực hiện dồn điền đổi thửa khá tốt là xóm 1 (HTX Nam Sơn), xóm 7 (HTX Bắc Sơn) và xóm Phúc Sơn (HTX Phúc Sơn); Hai xóm theo đánh giá thực hiện chưa tốt là xóm 2 (HTX Nam Sơn) và xóm 8 (HTX Bắc Sơn). Đây là những xóm tỷ lệ các hộ sản xuất nông nghiệp lớn, giao thông dễ dàng, khả năng đại diện cho địa bàn trong đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đối với phát triển kinh tế nông hộ. 3.2.2 Phương pháp thu thập tài liệu * Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Tài liệu thu thập về cơ sở lý luận và thực tiễn: khái niệm tích tụ và tập trung ruộng đất, hộ nông dân, phát triển kinh tế hộ nông dân… Tài liệu thu thập từ các ban ngành của xã: tình hình đất đai, đất sản xuất nông nghiệp năm 2002 của thị trấn; điều kiện tự nhiên, khí hậu, thuỷ văn, vị trí, địa hình, đât đai, dân số, cơ sở hạ tầng, tình hình sản xuất kinh doanh 3 năm (2006-2008)… Một số thông tin về chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai, các văn bản về dồn điền đổi thửa, các mô hình, kinh nghiệm dồn điền đổi thửa ở nhiều địa phưong…còn được thu thập qua các bài báo, trang web, tạp chí, sách liên quan… * Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp: (***) Căn cứ vào số lượng nhân khẩu trong hộ để phân nhóm nông hộ theo 3 nhóm nghiên cứu là nhóm hộ = 7 khẩu. Theo hướng dẫn của cán bộ các xóm, cán bộ HTX chúng tôi chọn điều tra ngẫu nhiên các hộ thuộc các nhóm đã phân. Số lượng nông hộ trên địa bàn thị trấn khá lớn, việc chọn các hộ ngẫu nhiên là điều kiện để đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa một cách khách quan nhất. Số lượng và sự phân bố các hộ được điều tra như sau: HTX Xóm Số hộ điều tra Nhóm hộ theo số nhân khẩu < =4 5 - 6 > =7 Nam Sơn 1 15 4 6 5 2 15 4 6 5 Bắc Sơn 7 15 5 5 5 8 15 5 5 5 Phúc Sơn Phúc Sơn 15 4 6 5 Tổng 75 22 28 25 Số liệu thu thập từ quá trình tổ chức phỏng vấn, điều tra trực tiếp 75 nông hộ hộ thuộc các nhóm hộ đã chia tại 3 HTX là Nam Sơn, Bắc Sơn và Phúc Sơn thông qua bảng điều tra. Đây là những nông hộ có khả năng đáp ứng cho yêu cầu đề tài, phù hợp cho việc đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa trên địa bàn thị trấn. Các thông tin điều tra chủ yếu liên quan đến đề tài như quy mô và tình hình sử dụng đất đai của hộ, số lượng thửa/hộ và diện tích bình quân/thửa, năng suất và sản lượng sản xuất nông nghiệp của hộ, thu nhập trước và sau khi dồn điền đổi thửa của hộ… Số liệu còn được thu thập qua quá trình điều tra cán bộ xã, các ban ngành xã, những người có kinh nghiệm...về các vấn đề liên quan đến các bước của quá trình dồn điền đổi thửa, hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa, những khó khăn tồn tại cũng như thuận lợi của quá trình dồn điền đổi thửa…tại địa bàn nghiên cứu. 3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin * Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: Dựa vào các số liệu đã công bố chúng tôi tổng hợp, đối chiếu, để chọn ra những thông tin phù hợp với nghiên cứu của đề tài. Một số chỉ tiêu so sánh, chỉ tiêu tính toán về hiệu quả, chỉ tiêu về quy mô…được tính toán dựa trên các thông tin có sẵn. * Phương pháp xử lý số liệu sơ cấp: Các thông tin cơ bản về hộ như tuổi, trình đô, số nhân khẩu, lao động…; thông tin về diện tích đất canh tác, tổng số thửa/hộ, diện tích đất canh tác/thửa, số lượng trang thiết bị phục vụ sản xuất, chi phí sản xuất, thu nhập của hộ, cơ cấu lao động của hộ...được chúng tôi tổng hợp, tính toán và phản ánh nhằm hạn chế tối đa nhất sự biến động của các yếu tố theo thời gian như giá cả vật tư phân bón, giá cả đầu ra nông sản. Các thông tin thu thập được phản ánh theo các nhóm hộ và có sự so sánh trước và sau quá trình chuyển đổi. Số liệu được tổng hợp xử lý qua tính toán và trên máy tính với phần mềm Excel. 3.2.4 Phương pháp phân tích + Phương pháp thống kê mô tả: Phân tích số liệu thu thập các chỉ tiêu về giá trị sản xuất, năng suất, tốc độ phát triển…để thấy được thực trạng phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn, những yếu tố thuận lợi và khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến phát triển nông hộ ở thị trấn Nghèn; những số liệu phản ánh tình hình thay đổi về thu nhập của các hộ nông dân từ quá trình dồn điền đổi thửa tại địa bàn; những thông tin phản ánh tình hình điều kiện sản xuất cũng như kết quả, hiệu quả sản xuất ở các nông hộ. Những chỉ tiêu phản ánh kết quả dồn điền đổi đổi thửa, kết quả và tác động của quá trình dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế nông hộ tại địa bàn thị trấn… + Phương pháp so sánh: - So sánh sự thay đổi về qui mô diện tích, số thửa, của các hộ nông dân theo thời gian trước và sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa. - So sánh mức độ đầu tư, kết quả và hiệu quả sản xuất của hộ trước và sau khi dồn điền đổi thửa. - So sánh giá trị gia tăng thu nhập, giá trị sản xuất, chuyển dịch cơ cấu lao động trong hộ…trước và sau khi dồn điền đổi thửa + Phương pháp PRA (đánh giá nhanh nông thôn): Tiến hành đi nghiên cứu thực địa, quan sát thực tế, phỏng vấn các cán bộ nông dân cơ sở tại địa phương để thu thập những thông tin liên quan đến tình hình đời sống và sản xuất nông nghiệp trên địa bàn thị trấn. + Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tổng hợp ý kiến từ những người chỉ đạo công tác dồn điền đổi thửa; cán bộ của phòng nông nghiệp, phòng địa chính, phòng thống kê… 3.2.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài Để phân tích đánh giá thực trạng, hiệu quả của quá trình dồn điền đổi thửa và tác động tới sự thay đổi thu nhập, hiệu quả sản xuất nông nghiệp, cải thiện điều kiện sống cho các hộ nông dân tại địa bàn chúng tôi sử dụng hệ thống các chỉ tiêu chủ yếu sau: + Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả dồn điền đổi thửa • BQ đất nông nghiệp/ hộ • BQ đất nông nghiệp/lđ • BQ đất nông nghiệp/khẩu • BQ số thửa/hộ • Diện tích BQ/thửa + Nhóm chỉ tiêu phản ánh tác động của dồn điền đổi thửa đền phát triển kinh tế của nông hộ • TC : tổng chi phí • GO :giá trị sản xuất • TN BQ/ hộ  • Tình hình dịch chuyển lao động trong hộ • Tỷ lệ thay đổi mức đầu tư, cơ giới hoá, thay đổi lao động, thu nhập • Thay đổi về tài sản, chi tiêu, mức sống… Các chỉ tiêu có sự so sánh trước và sau quá trình dồn điền đổi thửa để đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế của các hộ sản xuất nông nghiệp tại địa bàn. PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN  4.1 Quá trình dồn điền đổi thửa tại thị trấn Nghèn 4.1.1 Thực trạng đất đai Thị trấn Nghèn sau khi giao đất theo Nghị định 64/CP năm 1993 Cũng như nhiều địa phương trong cả nước, khi thực hiện giao đất theo Nghị định 64/CP của Chính phủ thì hầu hết ruộng đất giao cho các hộ gia đình đều giữ nguyên hiện trạng như khoán 10. Điều này đã làm cho ruộng đất ở một xã diện tích đất nông nghiệp đã ít lại đông dân cư sản xuất nông nghiệp như Thị trấn Nghèn hết sức manh mún. Ruộng đất để sản xuất nông nghiệp phân tán, manh mún, không đồng đều, bình quân mỗi hộ có tới 7 đến 12 thửa/hộ, cá biệt có vùng tới 15 - 16 thửa/hộ. Do vậy không phát huy được tiềm năng của đất, lãng phí nhân lực, chi phí cho sản xuất cao. Việc đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp cũng như công tác quy hoạch, đầu tư cải tạo đồng ruộng gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể như: muốn thăm đồng để kiểm tra nước, sâu bệnh… thông thường phải mất buổi sáng hoặc cả ngày; cày ruộng phải “nhảy cóc” mất công; muốn đưa cây, con mới có giá trị kinh tế cao hơn vào sản xuất thì ruộng đất manh mún, công chăm sóc, trông nom lớn … đã làm giảm hiệu quả sản xuất nông nghiệp rất lớn. Thị trấn Nghèn có 6 HTX sản xuất nông nghiệp, 100% hộ sản xuất nông nghiệp tham gia vào các HTX này. Trong đó có những HTX có quy mô lớn như HTX Nam Sơn, Bắc Sơn nhưng cũng có những HTX diện tích cũng như số hộ sản xuất trong HTX ít như HTX Phúc Sơn, Xuân Hồng… Qua điều tra, mặc dù trước khi dồn điền đổi thửa thì một số hộ trong các HTX bằng nhiều hình thức đã thực hiện tự nguyện dồn đổi ruộng cho nhau để thuận tiện cho canh tác nhưng số hộ như thế không nhiều và diện tích mà các hộ này dồn đổi cho nhau thường chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng số diện tích của gia đình. Một số hộ trước đây sản xuất không mấy hiệu quả hoặc vì lý do sức khỏe, công việc đã cho hộ khác muợn một phần đất của gia đình mình, chuyển nhượng đất cho con cái nhưng đều không tạo ra sự thay đổi đáng kể trong diện tích các hộ. Nhìn chung trước dồn điền đổi thửa diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn manh mún, phân tán cả về số ô thửa cũng như diện tích của các thửa. Theo thống kê thì năm 2002 toàn Thị trấn có toàn bộ 1.924 hộ sản xuất nông nghiệp, sở hữu 15.202 thửa ruộng lớn bé trên 15 xứ đồng khác nhau. Trong đó vùng Nam Sơn có số hộ và số thửa ruộng lớn nhất với 852 hộ (chiếm 44,28) và 6.346 thửa (chiếm 41,74%). Sau đó đến vùng Bắc Sơn chiếm 33,06% số hộ và 29,58% về số thửa. Xuân Thủy là vùng có số thửa ít nhất. Bình quân mỗi hộ nhận từ 7 đến 12 mảnh ruộng, cá biệt có hộ lên tới 16, 17 mảnh ruộng ở các xứ đồng khác nhau. Trong đó có HTX số thửa trung bình của hộ lên tới 12 mảnh như trường hợp vùng Xuân Hồng. Các hộ nhận ruộng theo Nghị định 64/CP của Chính phủ thường có 8 - 9 mảnh. Nhiều hộ đã phải nhận những mảnh ruộng chỉ có 35m2/thửa. Đa số nguời dân đều cảm thấy từ khi giao ruộng đất rất khó áp dụng máy móc, mất nhiều thời gian cho việc chăm sóc, thăm đồng, làm giao thông thủy lợi tưới tiêu nước… Số liệu tổng hợp được thể hiện ở bảng sau. Bảng 8: Tổng hợp diện tích và thửa đất phân theo hộ năm 2002. HTX Tổng số hộ Tổng số thửa Bình quân thửa/hộ Diện tích thửa nhỏ nhất (m2) SL(hộ) CC (%) SL (thửa) CC (%) Nam Sơn 852 44,28 6.346 41,74 7 60 Bắc Sơn 636 33,06 4.496 29,58 7 50 Phúc Sơn 103 5,35 1.067 7,01 10 60 Xuân Hồng 109 5,66 1.339 8,81 12 35 Xuân Thủy 110 5,72 844 5,56 8 50 Tân Vịnh 114 5,93 1.110 7,3 10 35 Tổng 1.924 100 15.202 100 (Nguồn: Văn phòng địa chính thị trấn Nghèn) Không chỉ manh mún về số thửa mà mức độ manh mún, phức tạp về đất đai còn đuợc thể hiện ở qua diện tích và số thửa ruộng ở các mức diện tích khác nhau. Nếu như phân thửa đất theo các nhóm diện tích sau: Thửa có diện tích duới 300m2, thửa có diện tích từ 300 – 500m2, thửa có diện tích từ 500 – 1000m2 và thửa có diện tích hơn 1000m2 các HTX thì trong tổng số 15.202 thửa đất của cả 6 HTX thì có tới 6.837 thửa, chiếm gần 50% số thửa tập trung ở mức diện tích nhỏ nhất (dưới 300m2). Số thửa có diện tích trên 1000m2 chiếm tỷ lệ rất nhỏ (206 thửa với 22,65 ha trong tổng số 439,5 ha đất sản xuất nông nghiệp toàn thị trấn. Trong số các HTX thì chỉ có Bắc Sơn và Xuân Hồng là có số lượng thửa đất có diện tích từ 300 – 500m2 là chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số thửa của HTX mình. Trong các HTX thì Nam Sơn có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn nhất trong toàn thị với diện tích được giao là 169 ha và phần lớn diện tích này được chia thành nhiều thửa cho các hộ gia đình sử dụng với diện tích dưới 300m2 và từ 300 – 500m2. Số liệu thống kê được thể hiện qua bảng sau. Bảng 9: Tổng hợp số thửa của các HTX theo các mức diện tích thửa ruộng năm 2002. HTX Diện tích (ha) Tổng số thửa (thửa) Theo các mức diện tích (m2) < 300 300 – 500 500 - 1000 > 1000 DT (ha) Số thửa DT (ha) Số thửa DT (ha) Số thửa DT (ha) Số thửa Nam Sơn 169 6346 42 3125 95 2745 24,5 408 7,5 68 Bắc Sơn 120 4496 29 1659 67 2475 19 316 5 46 Phúc Sơn 32 1067 3,5 476 17 425 8 134 3,5 32 Xuân Hồng 45 1339 9 489 27 718 6,75 112 2,25 20 Xuân Thủy 38 844 7,6 380 20 305 8 137 2,4 22 Tân Vịnh 35,5 1110 8,7 708 21,3 325 3,5 59 2 18 Tổng 439,5 15202 99,8 6837 247,3 6993 69,75 1166 22,65 206 (Nguồn: Văn phòng địa chính thị trấn Nghèn) Như vậy nhìn chung, trước dồn điền đổi thửa ruộng đất của các hộ trên địa bàn thị trấn là hết sức manh mún, phân tán cả về số thửa cũng như diện tích mỗi thửa. Điều này đã ảnh huởng đến hiệu quả sản xuất của các nông hộ, không kích thích người nông dân đầu tư tăng năng suất, tăng hiệu suất sử dụng đất, từ đó đã dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao, nhiều hộ nông dân nảy sinh tư tưởng chán nản, không chịu chăm sóc đầu tư, phó mặc cho may rủi. Xuất phát từ nhu cầu tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông hộ trên địa bàn, thực hiện chủ trương tập trung ruộng đất của Đảng và Nhà nước, thị trấn Nghèn đã tiến hành dồn điền đổi thửa vào năm 2002. 4.1.2 Tình hình dồn điền đổi thửa ở thị trấn Nghèn a) Căn cứ thực hiện - Căn cứ kết quả giao đất nông nghiệp theo Nghị định 64/CP của Chính phủ - Thực hiện Nghị quyết 01/NQ-TU ngày 21/06/2001 của Ban Chấp hành Tỉnh ủy Hà Tĩnh về lãnh đạo cuộc vận động chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp. - Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-HU ngày 23/07/2001 của Ban Thường vụ Huyện ủy về lãnh đạo chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp. - Thực hiện Nghị quyết của kỳ họp thứ 3 và thứ 6 của HĐND khóa XVI huyện Can Lộc về công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất , công tác vận động chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp trên địa bàn huyện. - Căn cứ theo đề án chuyển đổi ruộng đất của UBND huyện. - Căn cứ vào tình hình sử dụng đất, nhu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn và sự mong muốn chuyển đổi ruộng đất của đa số hộ dân trong toàn Thị trấn. - Căn cứ vào qui hoạch, kế hoạch phân bổ sử dụng đất và sự cần thiết phải hoàn thiện qui hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng. b) Mục đích - Thực hiện chuyển đổi phấn đấu giảm khoảng 50 - 60% số thửa canh tác mỗi hộ dân, tăng diện tích mỗi thửa lên 3 – 4 lần so với trước. Đối với ruộng cao cưỡng, sâu trũng khó canh tác có thể ưu tiên người có điều kiện sản xuất tự giác xin nhận hoặc nếu được sự đồng tình của nhân dân thì có thể khoanh vùng đem cho thuê. - Chuyển đổi ruộng đất nhằm xóa bỏ tình trạng ruộng đất manh mún, phân tán trên nhiều xứ đồng, tiết kiệm được chi phí sản xuất, tạo điều kiện thâm canh, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Thực hiện việc điều chỉnh quy hoạch giao thông thủy lợi nội đồng, tạo động lực cho sản xuất hàng hóa, thúc đẩy các mô hình kinh tế nông nghiệp phát triển. - Các hộ nông dân có điều kiện ứng dụng các tiến bộ KHKT& Công nghệ tiên tiến vào sản xuất, kinh doanh, đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giảm bớt lao động trong sản xuất nông nghiệp, tăng năng suất và hiệu quả lao động. c) Yêu cầu - Chuyển đổi ruộng đất phải gắn liền với việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đồng ruộng. Sau chuyển đổi phải tổ chức việc đo đạc, lập hồ sơ địa chính phục vụ cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhân dân. - Đảm bảo công khai dân chủ, được nhân dân thống nhất đồng tình cao. - Quỹ đất công ích phải được quy về vùng tập trung đã có định hướng quy hoạch xây dựng các công trình phúc lợi, hệ thống giao thông, thủy lợi, quy hoạch đất dân cư…để dễ quản lý và thực hiện quy hoạch được thuận lợi. d) Nguyên tắc - Công tác chuyển đổi phải đảm bảo tính dân chủ, có sự tập trung lãnh đạo thực hiện công khai minh bạch có lợi cho người sản xuất, phải thực sự coi việc chuyển đổi là của dân, do dân và vì lợi ích của nhân dân. - Diện tích của các hộ về cơ bản ổn định theo số liệu giao đất của Nghị định 64/CP của Chính phủ và tình hình thực tế theo kết quả vận động bàn bạc, thống nhất của đại đa số nhân dân ( Các hộ có đất thu hồi xây dựng công trình phúc lợi hoặc quy hoạch dân cư đã nhận tiền đền bù thì số diện tích thu hôi không được tính để thực hiện chuyển đổi. - Lấy đơn vị HTX, xóm làm đơn vị chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp. Trường hợp có sự thay đổi phải đưa ra Hội nghị xã viên, xóm bàn bạc, thống nhất và được sự đồng ý của Ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất Thị trấn. - Tùy theo tình hình thực tế của các đơn vị diện tích đất mạ, đất màu nếu xét thấy không cần thiết phảỉ chuyển đổi thì có thể dừng chưa chuyển đổi. e) Trình tự các bước dồn điền đổi thửa Bước 1: Công tác chuẩn bị 1/ Xây dựng đề án, quán triệt chủ trương, thành lập Ban chỉ đạo, tiểu ban và tổ giúp việc tại các xóm, xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện. a/ Ban chỉ đạo chuyển đổi ruộng đất của xã gồm: Các đồng chí trong Thường trực Đảng ủy, HĐND, chánh phó chủ tịch UBND, trưởng công an, trưởng các đoàn thể cấp Thị, ban ngân sách và các đồng chí chuyên môn có liên quan. Ban chỉ đạo có trách nhiệm: Bám sát đề án chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp để lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc các tiểu ban, các đơn vị HTX, tổ chức thực hiện tốt nội dung đề án và các chỉ tiêu kế hoạch đề ra đảm bảo tiến độ thời gian đúng pháp luật. Chỉ đạo chung là đồng chí chủ tịch và đồng chí bí thư thị trấn, các đồng chí cán bộ UBND chỉ đạo ở các HTX b/ Tiểu ban chỉ đạo ở cơ sở gồm: Mỗi HTX thành lập 1 tiểu ban gồm các thành viên: + Đồng chí chủ nhiệm HTX làm trưởng ban. + Đồng chí trưởng Ban kiểm soát làm phó ban. + Các đồng chí phó Ban kiểm soát, kế toán, bí thư chi bộ, xóm trưởng làm ban viên. * Các tiểu ban có trách nhiệm: Bám sát đề án chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp của UBND thị để lập phương án chuyển đổi phù hợp với điều kiện thựa tế của đơn vị mình, lãnh đạo, chỉ đạo, phân công cán bộ, trực tiếp làm các nhiệm vụ chuyển đổi đến tận hộ và làm các hồ sơ sau chuyển đổi, đảm bảo tiến độ về thời gian, dân chủ đúng pháp luật. Các xóm có thể thành lập các tổ giúp việc từ 3 – 5 người do xóm bầu chọn và ngoài ra tuỳ tình hình thực tế từng đơn vị xóm để phân chia các các nhóm (có xóm trưởng) để chia ruộng đến tận hộ cso sự chỉ đạo giám sát thường xuyên của cán bộ xóm và các thành viên thuộc tiểu ban ở HTX. 2/ Thu thập tài liệu, số liệu, bản đồ quy hoạch hệ thống giao thông thuỷ lợi và chuẩn bị văn phòng phẩm. Bước 2: Công tác thực hiện quy hoạch Các tiểu ban chỉ đạo (HTX) có trách nhiệm căn vào quy hoạch đã được phê duyệt, căn cứ tình hình thực tế của đồng ruộng: + Lập kế hoạch, quy hoạch đồng ruộng, quy hoạch giao thông thuỷ lợi, dự trù khối lượng đào đắp cho các tuyến giao thông thuỷ lợi nội đồng và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhất có thể bằng các hình thức: Phân chia khối lượng theo xóm. Căn cứ đầu sào để chia khối lượng cho các nhóm hộ, chủ hộ. Huy động lao động tập trung các hộ sản xuất nông nghiệp. Phân chia theo tổ nhóm nhận ruộng… + Xây dựng quy hoạch các mô hình kinh tế trang trại sản xuất kết hợp với chăn nuôi theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. + Khoanh định đất công ích thành vùng tập trung, đất dân cư nông thôn, đất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, đất dịch vụ và thương mại, đất xây dựng các công trình phúc lợi.Trước mắt quản lý và có kế hoạch tham mưu với UBND cho đấu thầu sử dụng đất có hiệu quả. Bước 3: Kiểm kê quỹ đất Diện tích quỹ đất hiện có trừ đi diện tích theo điều chỉnh bổ sung quy hoạch đã được phê duyệt và diện tích đất đã thu hồi, đất làm giao thông thuỷ lợi để xác định quỹ đất thực tế còn lại đưa vào chuyển đổi ruộng đất. Bước 4: Ghép nhóm hộ, nhóm đất và giao đất ngoài thực địa 1/ Tiểu ban chuyển đổi ruộng đất ở các HTX giao cho các xóm tiến hành ghép nhóm hộ, nhóm đất tuỳ theo tình hình thực tế của từng xóm để ghép nhóm hộ sao cho phù hợp, có thể tiến hành ghép nhóm theo diện tích, theo anh em, dòng họ hoặc theo tổ tiên, theo các hộ có cùng mục đích sản xuất. 2/ Tổ chức họp xóm báo cáo kết quả ghép hộ, nhóm đất, thông qua sơ đồ cách chia, hướng đi, lấy ý kiến đóng góp và đi đến thống nhất của đại đa số người dân trước khi bốc thăm và giao đất cho các hộ nông dân. 3/ Giao đất tại thực địa: Việc giao đất ở thực địa, căn cứ vào kết quả bốc thăm, kết quả ghép nhóm hộ. nhóm đất và sơ đồ giao đã được hội nghị xóm thống nhất để giao đất cho các hộ nông dân, khi giao đất phải vẽ sơ đồ từng thửa đất hoặc vùng thửa, ghi rõ kích thước các cạnh thửa đất, xứ đồng. 4/ Lậ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25. BÁO CÁO TÔT NGHIỆP_NGÔ VIỆT PHƯƠNG.doc
Tài liệu liên quan