Luận văn Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN. i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC CHƯ VIẾT TÃT| W

DANH MỤC CÁC BÀNG BIẾU VÀ sơ DÒ V

TÓM TÁT Ai

CHƯƠNG1: GIỚI THI t u 1

CHI (JNG 2: cơ sớ LÝ LUẬN CỦA VÁN ĐÈ NGHIÊN cứu 3

2.1. Khái niệm về đói nghèo 3

22. Các phương pháp xác định nghèo 3

2.2. ỉ. Phương pháp chi riéti 3

2.2.2. Phươngpháp thu nháp 4

2.2. ỉ. Phương pháp xép loaỉ cùa địa phương 4

2.2.4. Phươngpháp vè bán đỏ nghẽo dõi 4

23. Lý thuyết vờ thu nháp vá các nhân tố anh hương dểnthu nhập 5

2.4. Lý tbuyct vè võng xoáy nghèo dõi ố

2.5. Các nhân tổ anh hương đển mức sống cùa bộ ngheo 9

2.5.Ỉ. Vai trò cùa rin àụng đói vút giam nghèo 10

2.5.2. Cãcyéu ró vè nhân khàn học -.11

2.5.3. Ttnh trạng tiệc làm vã giáo dục cùa hụ 12

2.5.4. Nàng lực sản xuár cùa hộ 12

2.5.5. Cãc điêu kiịn bẽn ngoàĩ 13

2.5.6. Dộc điểm dãn rộc 13

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIẾN củv VÀ TÔNG QUAN VỀ 15

THỊ TRƯỜNG TÍN DỤNG NÔNG THÔN MỆT NAM 15

3.1. Tiêu chi xác định nghèo 15

3.2. Phương pháp nghiên cửu 15

3.2. ỉ. Các phương phép được Sừ dụng nong các nghiên cứu trước 15

3.2.2. Phưangpháp khác bỉệr trong khác biỷr (DID) lổ

3.2.3. Két hợp phương pháp Khác btệĩ trong khác biệt với hơi qui OLS 17

3.3. Mo ta dừ liệu 21

 

pdf61 trang | Chia sẻ: mimhthuy20 | Lượt xem: 511 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động của tín dụng đối với giảm nghèo ở nông thôn Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kép). 17 Phương pháp DID được mô tả cụ thể như sau: Vào thời điểm trước khi có chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là Y00 (D=0, T=0) và đầu ra của nhóm tham gia là Y10 (D=1, T=0). Chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này trước khi có chính sách là Y10-Y00. Tại thời điểm x nào đó sau khi áp dụng chính sách, đầu ra của nhóm so sánh là Y01 (D=0, T=1) và đầu ra của nhóm tham gia là Y11 (D=1, T=1). Khi đó, chênh lệch đầu ra giữa hai nhóm này là Y11-Y01. Tác động của chính sách là (Y11-Y01) – (Y10-Y00). (Nguồn: Nguyễn Xuân Thành, 2006, Phân tích tác động chính sách công) Đồ thị trên đây mô tả phương pháp DID. Giả thiết tối quan trọng của phương pháp này là nếu không có chính sách thì đầu ra của nhóm so sánh và nhóm tham gia có xu hướng biến thiên như nhau. Sự khác nhau trong biến thiên theo thời gian giữa hai nhóm này là do tác động của chính sách hay chương trình mới. 3.2.3. Kết hợp phương pháp Khác biệt trong khác biệt với hồi qui OLS Để đánh giá tác động của tín dụng đến mức sống của hộ nghèo, đề tài sử dụng phương pháp DID, trong đó, tín dụng được xem là một biến chính sách. Đề tài chọn ngẫu nhiên hai nhóm hộ nghèo phù hợp với giả định của phương pháp DID. Nhóm 1, được gọi là nhóm tham gia, bao gồm những hộ nghèo theo phân loại của địa phương có tham gia vay vốn trong vòng một năm trong VHLSS 2006 và không vay vốn trong VHLSS 2004. Nhóm Đầu ra, Y Thời gian, T Y00 [D=0] T= 0 T = 1 Y01 [D=0] Y10[D=1] Y11[D=1] Ước lượng DID 18 2, gọi là nhóm so sánh là những hộ nghèo không tham gia vay vốn trong cả hai cuộc điều tra. Tuy nhiên, mức sống của hộ nghèo là hàm đa biến, không chỉ phụ thuộc vào tín dụng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Chính vì vậy, đánh giá tác động của tín dụng đối với mức sống của hộ nghèo sẽ chính xác hơn nếu đưa thêm các biến này vào làm biến kiểm soát. Để làm được điều này đề tài kết hợp giữa phương pháp khác biệt kép và phương pháp hồi qui đa biến OLS. 3.2.3.1. Mô hình kinh tế lượng Yit = 0 1 2 3 4 itβ +β D+β T+β D*T+β Z + itε Trong đó, Yit là chỉ tiêu phản ánh mức sống của hộ i tại thời điểm t D = 1: Hộ khảo sát thuộc nhóm tham gia; =0: Hộ khảo sát thuộc nhóm so sánh. T = 0: Hộ khảo sát năm 2004; =1: Hộ khảo sát trong năm 2006 Zit là các biến kiểm soát: bao gồm các nhóm biến phản ánh đặc điểm nhân khẩu, đặc điểm về giáo dục và việc làm, năng lực sản xuất của hộ + Hộ thuộc nhóm so sánh vào năm 2004 có D =0 và T = 0 nên mức sống là: E(Y00) = it0 4β +β Z + Hộ thuộc nhóm tham gia vào năm 2004 có D=1, T =0 nên mức sống là: E(Y10) = it0 1 4β +β +β Z => Khác biệt mức sống giữa hai nhóm hộ vào năm 2004 là: E(Y10) – E(Y00) = 1β + Hộ thuộc nhóm so sánh, năm 2006 có D=0, T=1 nên mức sống là: E(Y01) = it0 2 4β +β +β Z + Hộ thuộc nhóm tham gia vào năm 2006 có D=1, T=1 nên mức sống là: E(Y11) = it0 1 2 3 4β +β +β +β +β Z => Khác biệt mức sống giữa hai nhóm hộ vào năm 2006 là: E(Y11 ) – E(Y01) = 1 3β +β => Tác động của tín dụng lên mức sông của hộ nghèo là: = {E(Y11) –E(Y01 )} –{E(Y10) – E(Y00)} = 3β = DID 19 3.2.3.2. Mô tả và định nghĩa các biến trong mô hình a/ Biến phụ thuộc: Mặc dù mức sống của người nghèo thể hiện ở nhiều khía cạnh, nhưng quan trọng nhất là thu nhập và chi tiêu cho đời sống, do đó đề tài sử dụng hai biến phụ thuộc: thu nhập bình quân đầu người, chi tiêu đời sống bình quân đầu người theo giá thực đại diện cho mức sống của hộ nghèo. b/ Các biến độc lập Dưới đây là danh sách và định nghĩa các biến độc lập mà tác giả dự định sẽ đưa vào mô hình hồi qui để giải thích cho thu nhập hoặc chi tiêu của hộ nghèo dựa trên cơ sở lý thuyết và kết quả của những nghiên cứu thực nghiệm về nghèo đói. Tuy nhiên trong quá trình hồi qui có thể thêm vào hay bớt ra một số biến cho phù hợp. 20 Ký hiệu Định nghĩa ĐVT Dấu kỳ vọng CREDIT Biến dumy về nhóm hộ, =0 nếu hộ thuộc nhóm so sánh (không vay vốn), =1 nếu hộ thuộc nhóm tham gia (có vay vốn). T Biến dumy về thời điểm khảo sát, = 0 nếu thời điểm khảo sát là năm 2004, = 1 nếu là năm 2006. + T*CREDIT Biến tương tác giữa nhóm hộ và thời gian, hệ số ước lượng của biến này chính là tác động của tín dụng đối với thu nhập hoặc chi tiêu của hộ + HHSIZE Qui mô hộ, bằng số nhân khẩu trong hộ Người - DEPRATE Tỷ lệ phụ thuộc của hộ, bằng số người ăn theo trên một lao động. Người - HEADAGE Tuổi của chủ hộ Tuổi - HEADMALE Giới tính của chủ hộ, =1 nếu chủ hộ là nam, =0 nếu chủ hộ là nữ + ETHNIC Dân tộc của chủ hộ, =1 nếu là dân tộc Kinh hoặc dân tộc Hoa, =0 nếu là dân tộc khác + AVERHHEDU Trình độ giáo dục trung bình của hộ, bằng số năm đi học bình quân/1 người trong hộ Năm + NONFARMINC Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp trong tổng thu nhập % + LANDPERCA Diện tích đất canh tác bình quân đầu người M2 + NORTH Miền Bắc, =1 nếu hộ thuộc miền Bắc, =0 nếu hộ thuộc miền khác +/- SOUTH Miền Nam, =1 nếu hộ thuộc miền Nam, =0 nếu hộ thuộc miền khác + 21 3.3. Mô tả dữ liệu Đề tài sử dụng số liệu của hai cuộc điều tra mức sống hộ gia đình (VHLSS) năm 2004 và 2006. VHLSS 2004 khảo sát thu nhập và chi tiêu trên 9180 hộ và VHLSS 2006 khảo sát thu nhập và chi tiêu trên 9189 hộ. Trong đó, có 4270 tham gia cả hai cuộc điều tra này. Trong số đó, có 457 hộ được các địa phương xếp loại nghèo vào năm 2004. Trong 457 hộ này, có 157 hộ trả lời có vay vốn trong vòng 1 năm trong cuộc điều tra năm 2006 và trả lời không vay vốn trong cuộc điều tra 2004, và 147 hộ trả lời không vay vốn trong cả hai cuộc điều tra này. Vì cách lấy mẫu của hai cuộc khảo sát mức sống này được chọn một cách ngẫu nhiên nên đáp ứng yêu cầu lấy mẫu của phương pháp DID là phải đảm bảo tính ngẫu nhiên. Đồng thời, căn cứ vào chuẩn nghèo của Việt Nam là 200 nghìn đồng/người/tháng ở nông thôn vào năm 2006 và chuẩn nghèo quốc tế 1 đô la/người/ngày (tương đương khoảng 500 nghìn đồng/người/tháng), đề tài loại bỏ bớt những hộ nghèo có thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người vượt ra xa khỏi ngưỡng này để loại bỏ trường hợp hộ không nghèo thực chất nhưng vẫn được xếp vào diện hộ nghèo. Đề tài đã chọn ra 113 hộ nghèo theo phân loại của địa phương vào năm 2004 có tham gia vay vốn trong VHLSS 2006 và không vay vốn trong VHLSS 2004 làm nhóm tham gia, và 104 hộ nghèo theo xếp loại của địa phương vào năm 2004 nhưng không tham gia vay vốn trong cả hai cuộc điều tra có đặc điểm tương tự với các hộ có vay vốn làm nhóm so sánh. Vì hai nhóm này đều là những hộ nghèo theo phân loại của địa phương cho nên nếu có chính sách hỗ trợ nào khác thì cả hai đều được hưởng lợi như nhau. Với giả định rằng vào năm 2004, hai nhóm này có xuất phát điểm như nhau, nếu hai nhóm đều không vay vốn thì thu nhập và chi tiêu của họ thay đổi tương tự nhau từ năm 2004 đến 2006. Kiểm định thống kê t-student (bảng 2) về sự khác biệt trung bình giữa hai nhóm hộ cho thấy, năm 2004, hai nhóm này có nhiều đặc điểm tương đồng nhau như đặc điểm giới tính của chủ hộ, thu nhập, chi tiêu bình quân đầu người, diện tích đất bình quân/hộ, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp Tuy nhiên, có một số đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm hộ này như tỷ lệ phụ thuộc, số nhân khẩu/hộ, tuổi chủ hộ. Chính vì vậy, trong mô hình hồi qui sẽ đưa những biến này vào làm biến kiểm soát. 22 Bảng 2: Thông tin về đặc điểm của hai nhóm hộ vào năm 2004 Chỉ tiêu Nhóm so sánh, năm 2004 Nhóm tham gia, năm 2004 T-Stat (Kiểm định giả thiết H0: Mean1=Mean0; H1: Mean1z Mean0) Obs Mean0 Std.Dev. Obs Mean1 Std.Dev Qui mô hộ (người) 104 4 2.1 113 5 1.97 -3.611 Chủ hộ là nam 104 70% 46% 113 74% 44% -0.678* Tuổi chủ hộ 104 51 17 113 43 13 3.577 Thu nhập/người (1000 đ) 104 206 93 113 195 84 0.924* Chi tiêu/người (1000 đ) 104 167 83 113 157 50 0.972* Tỷ lệ phụ thuộc 104 0.7 0.77 113 1.3 1.41 -3.931 Trình độ THCS 104 23% 42% 113 24% 43% -0.141* Trình độ THPT 104 9% 28% 113 19% 39% -2.158 Số năm đi học bình quân 104 3 2.6 113 3.94 2.43 -2.914 Số lao động/hộ 104 2.6 1.6 113 2.27 1.54 1.626* Diện tích đất/người (m2) 104 468 912 113 417 721 0.452* Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp 104 28% 32% 113 29% 30% -0.419* Dân tộc kinh 104 60% 50% 113 50% 50% 1.475* North 104 40% 49% 113 50% 50% -1.487* South 104 30% 44% 113 20% 40% 1.747* Ghi chú: * Hai nhóm có đặc điểm tương đồng (giả thiết H0 không được bác bỏ ở mức ý nghĩa thống kê 5% hoặc 10%) 3.4. Đặc điểm về thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam 3.4.1. Khái niệm về tín dụng và tín dụng cho người nghèo Theo điều 20 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng, hoạt động tín dụng là việc tổ chức tín dụng sử dụng nguồn vốn tự có, nguồn vốn huy động để cấp tín dụng. Theo Ts. Nguyễn Minh Kiều (2008), “Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ chủ thể này sang chủ thể khác trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định”. 23 Như vậy, tín dụng bao gồm cả hoạt động vay và cho vay. Nhưng đề tài này chủ yếu xem xét tác động của tín dụng đến mức sống của người nghèo theo nghĩa tín dụng cho người nghèo là hoạt động cho người nghèo vay vốn. 3.4.2. Đặc điểm của thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam Đặc điểm chung của tín dụng nông thôn là bao gồm cả tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức. Có thể chia tín dụng nông thôn Việt Nam thành ba nhóm: tín dụng chính thức, tín dụng phi chính thức và tín dụng bán chính thức. Tín dụng chính thức được cung cấp bởi ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng và Luật ngân hàng. Mặc dù Việt Nam là nước nông nghiệp, hơn 75% dân số sống ở nông thôn nhưng tín dụng chính thức cho khu vực nông nghiệp nông thôn phát triển rất chậm. Tín dụng chính thức ở nông thôn Việt Nam chủ yếu do hai ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) và Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) đảm nhận. Ngân hàng NNPTNT được thành lập từ năm 1988, lĩnh vực cho vay chủ yếu là khu vực nông nghiệp nông thôn và hộ nông dân được xem là khách hàng chủ yếu của ngân hàng này. Cho đến nay, ngân hàng NNPTNT đã có hệ thống chi nhánh khá rộng khắp ở tất cả các tỉnh trong cả nước, và là tổ chức tín dụng quan trọng nhất ở nông thôn. Ngân hàng CSXH được thành lập vào tháng 10/2002 trên cơ sở Ngân hàng Phục vụ người nghèo trước đây và chính thức hoạt động vào năm 2003. Ngân hàng CSXH có 64 chi nhánh và 592 phòng giao dịch tại các tỉnh thành. Chức năng chủ yếu là thực hiện các chương trình cho vay hộ nghèo, đối tượng chính sách, học sinh sinh viên và các đối tượng được trợ giúp xã hội khác. Nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng này là từ ngân sách Nhà nước, có thể được cấp trực tiếp hoặc thông qua các chương trình trợ giúp xã hội như: chương trình 135, chương trình 134, chương trình cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn, Theo đó, vốn trợ cấp của các chương trình này sẽ được giải ngân thông qua ngân hàng CSXH thay vì giải ngân trực tiếp như trước đây. Sau bảy năm thành lập, Ngân hàng CSXH cũng có vai trò quan trọng trong cung cấp tín dụng cho khu vực nông thôn với lãi suất thấp, đặc biệt là tín dụng cho người nghèo. Ngoài ra, tín dụng chính thức còn được cung cấp bởi các ngân hàng cổ phần và các qũy tín dụng. Tuy nhiên, các tổ chức này chỉ có vai trò rất mờ nhạt ở khu vực nông thôn. Tín dụng phi chính thức thường được cung cấp bởi những cá thể, hộ gia đình cho vay lãi, người quen, các nhóm hụi Đặc điểm của tín dụng phi chính thức là có lãi suất 24 cao hơn mức lãi suất của khu vực chính thức, khối lượng cho vay thường không lớn nhưng thủ tục đơn giản, nhanh chóng đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn của các hộ. Những người cung cấp tín dụng phi chính thức thường ở trong cùng thôn, bản với người đi vay nên họ hiểu rất rõ về điều kiện, khả năng trả nợ của người đi vay. Vì vậy, thường cho vay không cần thế chấp, thậm chí không cần giấy tờ và có thể vay được vốn ngay lập tức nếu cần. Điều này thật sự rất phù hợp với nông dân, nhất là người nghèo. Tín dụng bán chính thức là nguồn tín dụng được cung cấp bởi các dự án, các chương trình tài trợ của nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội. Trong đó, hiệu quả nhất là Hội Liên hiệp phụ nữ (HLHPN) các cấp - cầu nối giữa ngân hàng với người dân, nhất là phụ nữ. HLHPN thường nhận triển khai các chương trình hỗ trợ tín dụng đối với người nghèo của ngân hàng CSXH hay ngân hàng NNPTNT, hoặc vay tiền của ngân hàng với lãi suất thấp sau đó cho các hội viên vay lại. Vì có mạng lưới tổ chức đến từng bản, làng, và có sinh hoạt rất gần gủi với người dân nên HLHPN có thể đưa vốn tới tận tay người nông dân. Nhờ vậy hỗ trợ rất lớn cho các hộ nghèo. Ngoài ra, các tổ chức đoàn thể này còn kết hợp cung cấp tín dụng với hướng dẫn kỹ thuật, chia sẽ kinh nghiệm làm ăn, giúp cho người dân sử dụng vốn hiệu quả. Số liệu từ VHLSS 2006 (bảng1) cho thấy tín dụng chính thức đến từ các ngân hàng quốc doanh và các tổ chức tín dụng thường có lãi suất thấp nhưng hộ nghèo rất khó tiếp cận. Chỉ có 47% các hộ nghèo được vay vốn, trong đó có 50% các khoản vay của hộ nghèo là từ khu vực chính thức và đa số là từ ngân hàng CSXH (38%) nhưng mức vốn vay được từ Ngân hàng CSXH thấp hơn một số nguồn khác. Các khoản vay từ khu vực phi chính thức chiếm tới 38% trong số các khoản vay. Điều này cho thấy tín dụng phi chính thức có vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ vốn cho người nghèo. Hơn nữa, người nghèo sẵn sàng trả giá cao để có được khoản vay kịp thời, nhanh chóng. Bằng chứng là lãi suất từ khu vực phi chính thức cao hơn từ 2 đến 5 lần so với lãi suất của khu vực chính thức nhưng người nghèo vẫn chấp nhận. Chứng tỏ lãi suất thấp, hay tín dụng giá rẻ không phải là cách hỗ trợ tốt đối với người nghèo mà quan trọng hơn là thủ tục đơn giản, nhanh chóng, và dễ dàng tiếp cận. 25 % Giá trị (ngđ) % Giá trị (ngđ) Tỷ lệ hộ được vay vốn 47 56 Tổng số khoản vay 100 100 Tín dụng chính thức 50 8476 64 15991 Ngân hàng CSXH 30 5703 14 5548 0.41 Ngân hàng NN&PTNT 18 13481 42 19429 0.95 Ngân hàng khác 0 0 3 21430 1.02 Quỹ tín dụng 2 2500 5 13124 Tín dụng phi chính thức 38 7720 27 8607 2.50 Bạn bè, người thân 28 8115 20 8834 Người cho vay cá thể 10 6644 6 7878 Tín dụng bán chính thức 12 2500 9 8374 0.56 Tổ chức chính trị xã hội 8 2500 6 4825 Khác 4 2500 3 14527 Bảng 1: Nguồn tín dụng nông thôn Nguồn tín dụng Hộ nghèo Hộ không nghèo Lãi suất/tháng (%) (Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra mức sống hộ gia đình 2006) Số liệu trên cũng cho thấy tín dụng chính thức chủ yếu được dành cho những hộ khá giả, hộ không nghèo. Có tới 64% khoản vay của những hộ không nghèo là từ khu vực chính thức, so với 50% đối với nhóm hộ nghèo. Hơn nữa, mức vốn vay của hộ không nghèo cũng cao hơn so với mức vốn vay của các hộ nghèo. Lý do là đối với các ngân hàng, cho người nghèo vay vốn là rất rủi ro. Người nghèo thường không có tài sản thế chấp nên mức vốn vay được sẽ thấp. Ngoài ra còn do thủ tục phức tạp và thiếu sự thân thiện giữa ngân hàng với người nghèo. Vấn đề khó khăn hiện nay đối với thị trường tín dụng nông thôn Việt Nam là thiếu cơ chế để thúc đẩy sự phát triển của khu vực phi chính thức, khu vực bán chính thức cũng như không có cơ chế để thúc đẩy sự phát triển của các ngân hàng cổ phần ở khu vực nông thôn. Thông thường các chính sách tín dụng dành cho người nghèo của chính phủ thường với mức lãi suất ưu đãi hoặc thậm chí là cho không. Nhưng để vay được nguồn vốn này thì người nghèo phải điền rất nhiều giấy tờ, phải qua rất nhiều cấp phê duyệt và mất rất lâu để chờ đợi. Người nghèo thường thiếu thông tin, trình độ thấp và khả năng quan hệ kém nên những khoản vay ưu đãi này rất khó đến được với họ, thường trở thành khoản hỗ trợ cho những hộ khá giả có quan hệ thân quen với những người xét duyệt. Hơn nữa, những khoản 26 vay với lãi suất ưu đãi này thường làm cho lãi suất thực âm, điều này ngăn cản sự thâm nhập của các ngân hàng cổ phần vào khu vực nông thôn. 3.4.3. Mục tiêu của tín dụng cho người nghèo Hầu hết các chương trình tín dụng cho người nghèo đều nhằm mục tiêu giúp người nghèo cải thiện mức sống, cụ thể như: cải thiện thu nhập, chi tiêu đời sống, nhà ở, cải thiện mức độ tiếp cận giáo dục, chăm sóc sức khỏe, môi trường sống Tùy theo từng chương trình cho vay khác nhau mà mục tiêu cụ thể cũng khác nhau. Chương trình cho người nghèo vay vốn để phát triển nhà ở có mục tiêu là giúp người nghèo cải thiện nhà ở, môi trường sống; Chương trình cho người nghèo vay vốn để phát triển chăn nuôi có mục tiêu là để cải thiện thu nhập cho hộ nghèo; Chương trình cho học sinh, sinh viên nghèo vay vốn có mục tiêu là cải thiện khả năng tiếp cận giáo dục cho người nghèo, nâng cao trình độ và năng lực cho người nghèo. Nói tóm lại, mỗi chương trình cho vay đều có một mục tiêu riêng, nhưng chung quy đều nhằm giúp người nghèo cải thiện được cuộc sống trong hiện tại (trang trải cho những nhu cầu cơ bản nhất) và thoát nghèo bền vững trong tương lai (cải thiện thu nhập và tự trang trải cuộc sống trong tương lai). 27 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Tác động của tín dụng đối với thu nhập của hộ nghèo Để đánh giá xem tín dụng có giúp nâng cao mức sống của hộ nghèo hay không, đề tài tiến hành xem xét tác động của tín dụng đối với thu nhập của người nghèo bằng phương pháp Khác biệt trong khác biệt kết hợp hồi qui OLS. Kiểm định White cho thấy có hiện tượng phương sai sai số thay đổi (HET) nên đề tài điều chỉnh bằng cách ước lượng ma trận hệ số đồng phương sai nhất quán của Het (phụ lục 1), kết quả được trình bày ở bảng 3 (đã điều chỉnh HET). Trước hết, tiến hành hồi qui mối quan hệ giữa thu nhập thực bình quân đầu người với tín dụng, thời gian và biến tương tác giữa tín dụng và thời gian. Kết quả mô hình hồi qui 1 cho thấy tín dụng có tác động làm tăng thu nhập bình quân của hộ nghèo. Nếu các yếu tố khác không đổi, với mức ý nghĩa 5%, việc vay vốn làm tăng thu nhập của hộ lên 42.9 nghìn đồng/người/tháng. Tuy nhiên, ngoài tín dụng còn có nhiều biến khác tác động đến thu nhập chính vì vậy sẽ không hợp lý nếu như không đưa thêm các biến này vào mô hình. Khi đưa thêm các biến kiểm soát khác vào mô hình, kết quả hồi qui ở mô hình hồi qui 2 cho thấy: với mức ý nghĩa 5%, tín dụng có tác động làm tăng thu nhập của hộ nghèo lên 39.3 nghìn đồng/người/tháng so với trường hợp không vay vốn. Ngoài ra, với mức ý nghĩa 1%, qui mô hộ càng lớn thì thu nhập bình quân càng giảm, một hộ có thêm một nhân khẩu sẽ làm thu nhập thực bình quân đầu người sẽ giảm đi 10.8 nghìn đồng/tháng. Trình độ giáo dục của hộ được đại diện bởi số năm đi học bình quân/người. Trình độ giáo dục bình quân của hộ càng cao thì thu nhập bình quân càng lớn. Với mức ý nghĩa 1%, một hộ có số năm đi học bình quân tăng thêm một năm sẽ có thu nhập cao hơn 6.6 nghìn đồng/người/tháng. Vì có trình độ cao hơn sẽ giúp người nghèo dễ dàng lĩnh hội và ứng dụng kỹ thuật mới vào sản xuất, có cơ hội làm những công việc được trả lương cao hơn nhờ đó làm tăng thu nhập. Tuy nhiên, hầu hết người nghèo ở nông thôn Việt Nam đều thiếu điều kiện học hành. 28 Bảng 3: Tác động của tín dụng đối với thu nhập thực của hộ nghèo Biến phụ thuộc: Thu nhập thực bình quân đầu người/tháng (Realincperca) ĐVT: 1000 đồng/người/tháng Hồi qui 1 Hồi qui 2 Hồi qui 3 206.127 201.37 206.469 (0.000) (0.000) (0.000) -11.133+ -5.997+ 6.488+ (0.3561) (0.6034) (0.5895) 15.100+ 16.193+ 18.600+ (0.2725) (0.1975) (0.1338) 42.854** 39.323** 25.142+ (0.0336) (0.0402) (0.1907) -10.754* -8.071* (0.000) (0.0018) 6.610* 6.462* (0.0021) (0.0010) 57.150* 52.806* (0.0005) (0.0001) -1.910+ (0.8601) -1.470+ (0.9145) 0.280+ 0.167+ (0.3666) (0.5831) 0.745+ (0.9537) 0.0013+ (0.8314) -14.484* (0.0001) R2 điều chỉnh 0.036 0.1293 0.1554 Tỷ lệ phụ thuộc Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là Pvalue, * có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; ** có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%, + không có ý nghĩa ở mức 10%. Giới tính chủ hộ Diện tích đất bình quân đầu người Miền Nam Tuổi chủ hộ Trình độ giáo dục trung bình Tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp Dân tộc Qui mô hộ Thời gian Thời gian*Nhóm hộ Tên biến độc lập Hệ số ước lượng Tung độ gốc Nhóm hộ 29 Mô hình 2 cũng cho thấy, những hộ có tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp càng cao thì thu nhập bình quân đầu người càng lớn. Nếu những yếu tố khác là như nhau, những hộ có thu nhập phi nông nghiệp có thu nhập bình quân đầu người cao hơn những hộ chỉ có thu nhập thuần nông 57.2 nghìn đồng/tháng. Điều này cho thấy, đa dạng hóa hoạt động kinh tế sẽ giúp người nghèo cải thiện mức sống tốt hơn so với chỉ chuyên vào sản xuất nông nghiệp. Bởi vì hoạt động nông nghiệp thường rủi ro mà suất sinh lợi lại rất thấp, hơn nữa thời gian nhàn rỗi lớn. Nếu các hộ nghèo biết tận dụng thời gian nhàn rỗi này để làm những công việc khác như làm thuê, làm thợ nề, thợ mộc thì sẽ cải thiện tốt hơn thu nhập của hộ. Đất đai không có tác động đến thu nhập bình quân đầu người của hộ ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy tăng thêm đất đai chưa hẵn là cách tốt để giúp người nghèo cải thiện thu nhập nếu như không cải thiện về trình độ giáo dục, việc làm và những yếu tố khác. Đặc điểm dân tộc cũng không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%, do ở Việt Nam, mặc dù các hộ nghèo dân tộc thiểu số thường ở vùng sâu vùng xa nhưng nhận được nhiều ưu ái trong các chính sách hỗ trợ của chính phủ nên có thể không có sự khác nhau trong cơ hội tiếp cận các nguồn lực để đầu tư sản xuất, nâng cao thu nhập. Đặc điểm giới tính và tuổi của chủ hộ cũng không có tác động đến thu nhập của hộ nghèo, điều này cho thấy thu nhập của người nghèo không nhất thiết phụ thuộc vào những đặc điểm nhân chủng học của chủ hộ mà quan trọng là cơ hội tiếp cận các nguồn lực và đầu vào để đầu tư sản xuất. Ngoài ra, đặc điểm về vùng miền sinh sống của hộ nghèo không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Điều này cho thấy không có sự khác nhau trong thu nhập của người nghèo ở nông thôn giữa các vùng miền khác nhau. Trong mô hình hồi qui 3, tác giả đưa thêm biến tỷ lệ phụ thuộc (Deprate) vào mô hình làm biến kiểm soát, đồng thời căn cứ vào kết quả kiểm định Wald (phụ lục 1.3 và 1.4) để loại bỏ những biến không có ý nghĩa thông kê trong mô hình 2. Ở mức ý nghĩa 1%, tỷ lệ phụ thuộc tăng lên 1 làm giảm thu nhập thực 14.5 nghìn đồng/người/tháng. Theo lý thuyết và các nghiên cứu trước, tỷ lệ phụ thuộc là một biến quan trọng. Hơn nữa, kết quả kiểm định Wald về ý nghĩa của các nhóm biến cho thấy việc loại bỏ các biến không có ý nghĩa trong mô hình hồi qui 2 ra khỏi mô hình là hợp lý và kết quả kiểm định thống kê về mức độ phù hợp của mô hình (phụ lục 1.5) cho thấy, giá trị Pvalue(F-stat) <1% và R2 của mô hình hồi qui 3 lớn hơn hai mô hình hồi qui còn lại. Điều này chứng tỏ mô hình hồi qui 3 giải 30 thích tốt hơn cho thu nhập thực bình quân của hộ. Chính vì vậy, mô hình cuối cùng được chấp nhận là mô hình 3. Kết quả mô hình 3 cho thấy, quy mô hộ, tỷ lệ thu nhập phi nông nghiệp, trình độ giáo dục và tỷ lệ phụ thuộc có tác động đến thu nhập bình quân đầu người của hộ ở mức ý nghĩa 1%. Tuy nhiên, tác động của tín dụng đối với thu nhập bình quân đầu người lại không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%. Điều này có thể giải thích bởi hai lý do: Thứ nhất, do các hộ vay vốn chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trước mắt, chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả. Hơn nữa, vốn cho người nghèo vay chủ yếu là từ khu vực không chính thức với mức vốn thấp, lãi suất cao và thời hạn ngắn trong khi đó để đầu tư sản xuất thì cần lượng vốn đủ lớn, thời gian đủ dài để thu hồi vốn. Một lý do khác cũng rất quan trọng là số liệu về thu nhập thường không chính xác do các hộ thường không khai thật thu nhập của mình khi được hỏi, hơn nữa việc tính toán đầy đủ, chính xác thu nhập của hộ cũng rất khó khăn. Do vậy, đánh giá tác động của tín dụng đối với thu nhập có thể sẽ không chính xác. 4.2. Tác động của tín dụng đến chi tiêu đời sống của hộ nghèo Mức sống của người nghèo không chỉ thể hiện ở thu nhập mà còn thể hiện qua mức chi tiêu cho đời sống của họ. Chính vì vậy, để xem xét tín dụng có tác động như thế nào đến mức sống của hộ nghèo, đề tài tiến hành hồi qui mối quan hệ giữa mức chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người với tín dụng và các biến kiểm soát khác. Trong đó, hệ số hồi qui của biến tương tác giữa tín dụng và thời gian phản ánh tác động của tín dụng đến chi tiêu đời sống bình quân đầu người. Để loại bỏ ảnh hưởng của lạm phát, đề tài sử dụng chi tiêu theo giá thực. Các bước hồi qui cũng được thực hiện tương tự như khi xem xét tác động của tín dụng đối với thu nhập (phụ lục 2). Kết quả hồi qui được phản ánh ở bảng 4 (đã chỉnh HET). Với mức ý nghĩa thống kê 5%, trong cả ba mô hình hồi qui đều cho thấy tín dụng có tác động làm tăng chi tiêu thực cho đời sống của hộ nghèo. Kiểm định thống kê về mức độ phù hợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfphan_thi_nu_final_7213_1849826.pdf
Tài liệu liên quan