LỜI CẢM ƠN .3
DANH MỤC BẢNG.6
DANH MỤC HÌNH .7
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .8
MỞ ĐẦU.1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.3
1.1. Tổng quan về chƯơng trình tích tụ ruộng đất. .3
1.1.1. Các định nghĩa.3
1.1.2. Tích tụ và tập trung đất đai.4
1.1.3. Tổng quan về tích tụ, tập trung trên thế giới.6
1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội Huyện Tiên Du - Tỉnh Bắc Ninh. 17
1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.17
1.2.2.Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội - môi trường.21
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯƠNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
2.1. Đối tƯợng, phạm vi nghiên cứu:.
2.2. PhƯơng pháp nghiên cứu.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
3.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất và tình hình thực hiện chƯơng trình tích tụ ruộng đất
trên địa bàn huyện Tiên Du - tỉnh Bắc Ninh.
3.1.1. Tình hình quản lý, sử dụng đất.
3.1.2. Tình hình thực hiện chương trình tích tụ ruộng đất trên địa bàn huyện Tiên
Du. .
3.2. Nghiên cứu đánh giá quá trình thực hiện tích tụ ruộng đất tại xã Phú Lâm, huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh.
3.2. Nghiên cứu đánh giá quá trình thực hiện tích tụ ruộng đất tại xã Phú Lâm, huyện Tiên
Du, tỉnh Bắc Ninh.
37 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động kinh tế - Xã hội - môi truờng của chuơng trình tích tụ ruộng đất tại huyện Tiên du, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƣợng quyền sử dụng đất và thị trƣờng thuê đất; iii) Tích tụ và tập trung đất cùng
với dồn điền đổi thửa đều nhằm mục đích giảm manh mún, nhƣng tích tụ và tập
trung đất gắn trực tiếp đến sự phân tầng trong diện tích đất và mức sống ở khu vực
nông thôn. Đó chính là mô hình phát triển mà các quốc gia hƣớng tới sản xuất hàng
hóa quy mô lớn, và manh mún đất đai chỉ là hiện tƣợng tạm thời trong quá trình
phát triển của nông nghiệp và đó là một quy luật tất yếu [26].
Tập trung ruộng đất là một trong những giải pháp quan trọng trong quá trình phát
triển nông nghiệp của các quốc gia, đặc biệt là các nƣớc ở khu vực Châu Á, nơi mà sản
xuất nông nghiệp tồn tại dƣới hình thức quy mô nhỏ là phổ biến. Với chủ trƣơng phân
chia ruộng đất để đảm bảo công bằng và giải quyết vấn đề dân số ở khu vực nông thôn
tăng nhanh đã khiến cho ruộng đất canh tác ngày càng manh mún.. Theo FAO (2003),
tích tụ và tập trung đất đai sẽ hỗ trợ hình thành một nền sản xuất nông nghiệp cạnh
tranh trên cơ sở phát huy đƣợc lợi thế về quy mô và khắc phục hạn chế do tình trạng
manh mún gây ra. Kết quả này có đƣợc trên cơ sở khả năng tăng cƣờng cơ giới hóa
trong nông nghiệp, mở rộng diện tích đồng thời giảm thiểu tình trạng lãng phí đất, qua
đó nâng cao năng suất và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp.
Trên phạm vi toàn xã hội, thì tích tụ và tập trung ruộng đất sẽ góp phần làm
giảm chi phí xã hội. Nó sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tƣ vào cơ sở hạ tầng ở khu
vực nông thôn nhƣ đƣờng và hệ thống thủy lợi. Bên cạnh đó, tích tụ và tập trung
ruộng đất sẽ thúc đẩy hình thành các vùng sản xuất chuyên canh mang tính thƣơng
mại, đồng thời các chính sách nông nghiệp của vùng cũng đƣợc thực hiện một cách
dễ dàng hơn. Việc hình thành các vùng chuyên canh sản xuất tập trung sẽ giúp bảo
vệ diện tích đất nông nghiệp đƣợc tốt hơn trƣớc sự bùng nổ của công nghiệp và đô
thị hóa. Sự mở rộng của tích tụ đất đai sẽ góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở khu vực nông thôn theo hƣớng phân công lại lao động trong nông nghiệp.
FAO (2003) và Bentley (1987) còn cho rằng, tích tụ và tập trung ruộng đất còn góp
phần cải thiện chất lƣợng đất và giảm tình trạng sói mòn và suy thoái đất đai.
Mặc dù tích tụ và tập trung ruộng đất có vai trò mà không thể phủ nhận, nhƣng việc
thực hiện lại có rất nhiều thách thức cần phải vƣợt qua. Đó chính là việc đảm bảo ổn định
và công bằng xã hội ở khu vực nông thôn khi nó đòi hỏi giải phóng một lƣợng lớn lao
động ra khỏi khu vực nông nghiệp. Xu hƣớng phân tầng ở khu vực nông thôn chắc chắn
là không tránh khỏi với tình trạng bất bình đẳng về đất ngày một lớn, nhất là ở các nƣớc
mà thị trƣờng đất đai phát triển. Vấn đề này ngày càng lộ rõ đối với các nƣớc mà sản
xuất nông nghiệp đƣợc thực hiện bởi "đám đông" chứ không phải bởi sản xuất hàng loạt.
Chính vì vậy, vấn đề tích tụ sẽ trở thành vấn đề chính trị và giải quyết hài hòa mối quan
hệ giữa công bằng và hiệu quả đang là thách thức lớn mà nhiều nƣớc phải đối mặt.
1.1.3. Tổng quan về tích tụ, tập trung trên thế giới
Kinh nghiệm của nhiều nƣớc thành công trong công nghiệp hóa và hiện đại
hóa cho thấy, sự thay đổi về quyền tài sản đất kết hợp với di cƣ khỏi nông thôn có
quy mô lớn sẽ tạo ra một làn sóng thay đổi và tái cơ cấu nông thôn nhƣ nhiều nƣớc
công nghiệp đã trải qua [15]. Khu vực nông thôn trở thành nơi cung cấp lao động
cho khu vực công nghiệp và dịch vụ. Ngoài ra, đô thị hóa nhanh đã thu hút một
lƣợng lớn lao động nhập cƣ vào thành phố và tạo điều kiện cho các hộ gia đình làm
nông nghiệp tích tụ đƣợc nhiều đất, hình thành các trang trại lớn, qua đó có thể áp
dụng cơ giới hóa vào sản xuất và tăng năng suất nông nghiệp.
Khu vực Châu Á vào những năm 1960 đƣợc đặc trƣng bởi quy mô sản xuất
nhỏ. Quy mô này khá hiệu quả do sử dụng đƣợc lao động gia đình và kiểm soát
đƣợc sản xuất. Tuy nhiên, quy mô nhỏ đã hạn chế phát triển của cơ giới hóa và áp
dụng công nghệ mới. Vào những năm 1970 và 1980, một số nƣớc có tốc độ công
nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh đã thúc đ ẩy việc tăng quy mô trang trại thông qua
thu hút một lƣợng lớn lao động ở khu vực nông thôn. Giá đất ở nông thôn ngày
càng có xu hƣớng tăng cao và nông dân dần dần sống chủ yếu bằng thu nhập phi
nông nghiệp, khả năng tiếp cận đến đất nông nghiệp là hạn chế. Đây chính là cái
"bẫy quy mô sản xuất nhỏ" mà một số nƣớc ở Châu Á phải đối mặt. Công nghiệp sử
dụng nhiều lao động đã xung đột với phƣơng thức sản xuất sử dụng nhiều lao động
ở khu vực nông thôn. Sự cải thiện năng suất trong công nghiệp đã hỗ trợ đầu vào
cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp hóa đã làm gia tăng đáng kể quy mô trang
trại thông qua nới lỏng các ràng buộc về lao động [28].
Ngƣợc lại với khu vực Châu Á, hệ thống đồn điền sản xuất hàng hóa lớn phát
triển mạnh ở khu vực Châu Mỹ La tinh. Hệ thống này tồn tại và đƣợc tiếp quản từ
thời kỳ thực dân. Với quy mô sản xuất lớn, các quốc gia trong vùng đã có điều kiện
áp dụng máy móc và công nghệ để tăng năng suất, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa
có quy mô lớn và cạnh tranh. Tuy nhiên, việc đất nông nghiệp bị tập trung quá mức
đã gây ra tình trạng phân hóa xã hội một cách sâu sắc và bất ổn ở khu vực nông thôn.
Luận văn sẽ giới thiệu kinh nghiệm của một số nƣớc ở Châu Á trong việc giải
bài toán quy mô đất đai, qua đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
trong thực hiện các chính sách liên quan đến tập trung ruộng đất.
Nhật Bản
Nông dân Nhật Bản thời kỳ trƣớc chiến tranh thế giới thứ hai, cũng nhƣ ở các
nƣớc trồng lúa nƣớc khác, chủ yếu đi làm thuê cho địa chủ vì không có hoặc có rất
ít đất. Là nƣớc đi tiên phong trong nhóm ba nƣớc có điều kiện tự nhiên khá giống
nhau trong khu vực gió mùa là Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan.
Từ năm 1946 đến năm 1950, Nhật Bản tiến hành cải cách ruộng đất, trong đó
các địa chủ có nhiều hơn 1 ha đất và các địa chủ vắng mặt/địa chủ bỏ đất trống bị
bắt buộc phải bán đất cho nhà nƣớc, đất này lại đƣợc bán lại cho nông dân. Nhà
nƣớc trao quyền sở hữu cho chủ đất, đặt ra giá thuê đất ở mức rất thấp, bảo vệ nông
dân không bị chủ đất đòi lại đất, và đặt ra mức hạn điền là 3 ha cho mỗi hộ. Các
biện pháp này đẩy mạnh sản xuất nhƣng lại tạo ra tình trạng manh mún đất đai. Ở
thời điểm năm 1956, một hộ nông trung bình có từ 0,8 đến 1 ha2 đất bao gồm từ 10
đến 20 mảnh nhỏ, mỗi mảnh rộng khoảng 0,06 ha, và khoảng cách trung bình giữa
các mảnh là 4 km. Đồng thời các hợp tác xã nông thôn đƣợc thành lập để cung cấp
chủ yếu là dịch vụ và tài chính cho các đơn vị sản xuất nông nghiệp độc lập. Tiếp
sau đó là các chính sách trợ giúp sản xuất lúa gạo, phát triển nông thôn; xây dựng
cơ sở hạ tầng nhƣ là thuỷ lợi, giao thông, và thông tin truyền thông; tạo ra các giống
lúa năng xuất cao và kỹ thuật thâm canh; phát triển các loại hoa màu và cây trồng
khác ngoài lúa, và các ngành khác nhƣ chăn nuôi, thuỷ sản, và lâm nghiệp; phát
triển các ngành phi nông nghiệp ở cả nông thôn và thành thị; ngƣời dân nông thôn
ra thành thị làm việc, đồng thời nông dân mùa nông nhàn cũng kiếm đƣợc việc làm
ở khu vực phi nông nghiệp; cơ giới hoá hoạt động sản xuất nông nghiệp sử dụng các
máy móc nhỏ
Bảng 1.1: Thay đổi quy mô trang trại của Nhật Bản, giai đoạn 1955-1985.
Năm
Số trang
trại
(triệu)
Phân phối theo quy mô của cáctrang
trại (%)
Tổng
Quy mô trung
bình/trang trại
(ha) 3ha
1955 6,0 38,5 32,7 22,9 3,4 2,5 100 0,99
1960 6,1 38,3 31,7 23,6 3,8 2,5 100 1,00
1970 5,3 38,0 30,2 24,1 4,8 3,0 100 1,09
1980 4,7 41,6 28,1 21,2 5,3 3,7 100 1,17
1985 4,4 42,7 27,1 20,4 5,5 4,2 100 1,22
[Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, Điều tra nông, lâm nghiệp]
Khi nền kinh tế Nhật Bản phát triển, đặc biệt là công nghiệp, tỷ trọng tiêu thụ
lúa gạo giảm, dù vẫn là lƣơng thực chính, dẫn đến thu nhập từ sản xuất lúa thấp
hơn nhiều lần so với sản xuất hoa màu, hay là các ngành phi nông nghiệp. Điều
này tạo ra xu hƣớng nông dân từ bỏ sản xuất lúa gạo dẫn đến nguy cơ Nhật Bản
mất khả năng tự cung cấp lúa gạo. Chính vì thế, cần phải tăng năng xuất, tức là
tăng thu nhập cho nông dân, bằng cách xoá bỏ tình trạng manh mún đất, mở rộng
kích thƣớc thửa ruộng để có thể đƣa máy móc thiết bị lớn vào sản xuất lúa gạo
thay thế sức ngƣời.
Từ năm 1961, biện pháp khuyến khích tích tụ đất đai đầu tiên đƣợc Nhật Bản áp
dụng là trợ cấp cho nông dân mua đất. Mức hạn điền 3 ha đã đƣợc bãi bỏ vào năm
1962. Tuy nhiên biện pháp này không mấy thành công trong việc khuyến khích nông
dân mua đất. Lý do xuất phát từ cả bên cung và bên cầu. Hình thức làm nông bán thời
gian trở nên phổ biến khi rất nhiều lao động nam chính hàng ngày đi vào thành phố
làm việc trong khi ngƣời già và phụ nữ trong gia đình tiếp tục làm nông nghiệp nên
không có nhu cầu bán đất. Nhiều hộ gia đình ngừng hẳn nghề nông và bỏ không
ruộng đất nhƣng không muốn bán đất vì thu nhập phi nông nghiệp của họ là đủ sống
và họ vẫn muốn giữ nhà ở quê để sống khi về hƣu. Khi giá đất tăng cao do công
nghiệp hoá thì lại trở nên quá đắt đối với các hộ thuần nông muốn mở rộng sản xuất.
Chính hệ thống tƣ hữu đất đai ở đây đã không thúc đẩy các giao dịch mua bán đất.
Chính vì vậy, thúc đẩy tích tụ đất đai thông qua thị trƣờng cho thuê đất là biện pháp
mà Nhật Bản đƣa ra vào năm 1970. Các kiểm soát giá thuê đất đều đƣợc xoá bỏ và
chủ đất có quyền lấy lại đất sau khi hết hạn hợp đồng cho thuê thời hạn ít nhất 10
năm. Trong các năm 1975 và 1980, cho thuê ngắn hạn đƣợc hợp pháp hoá. Biện pháp
này có tiến triển tốt hơn hình thức khuyến khích mua bán đất, tuy vẫn chậm và bị giới
hạn do sự mất cân bằng giữa cung và cầu tƣơng tự nhƣ trên thị trƣờng mua bán đất.
Một nguyên nhân nữa dẫn đến sự kém thành công của các chính sách khuyến
khích tích tụ ruộng đất là tâm lý chủ nghĩa quân bình mạnh mẽ ở nông thôn. Họ sẽ
cảm thấy không thoải mái nếu một ngƣời trong làng mình mở rộng trang trại để
cạnh tranh với họ. Bên cạnh đó, các hộ thƣờng có nhiều thửa ruộng nhỏ rời rạc cách
xa nhau nên rất khó thuê đƣợc đất liền kề để mở rộng thửa và có thể sử dụng đƣợc
máy móc hiện đại. Ngay cả khi tìm thuê đƣợc đất liền kề thì vẫn có khả năng chủ
đất sẽ cho ngƣời khác thuê sau khi hết hạn hợp đồng và ngƣời thuê lại phải chia nhỏ
thửa ruộng của mình.
Một biện pháp khác nhà nƣớc Nhật Bản thực hiện song song là “hợp nhất
ruộng đất” trong hệ thống tƣ hữu đất đai. Đây là hình thức trao đổi quyền sở hữu và
vị trí các thửa ruộng nằm cách xa nhau giữa các chủ đất nhằm tạo cơ cấu mới mà
mỗi hộ chỉ sở hữu một (hay là ít nhất có thể) thửa ruộng có giá trị bằng với tổng giá
trị đất trƣớc đây. Vào tháng 6 năm 1949, Luật Cải tiến đất đai đƣợc ban hành, trong
khoảng từ năm 1950 đến 1952, 1.880.000 ha đất trên tổng số 3.957.000 ha đất nông
nghiệp của đảo Honshu, là đảo lớn nhất của Nhật Bản, đã đƣợc hợp nhất thành
công. Và hình thức này đƣợc củng cố thêm vào năm 1992 trong “Đƣờng hƣớng cơ
bản trong chính sách mới về lƣơng thực, nông nghiệp và các vùng nông thôn” của
Bộ nông lâm thuỷ sản Nhật Bản. Mục tiêu của chƣơng trình này là tạo ra các thửa
ruộng hợp nhất rộng 1, 2 hoặc 3 ha. Từ năm 1993, hàng năm trung bình 50.000 ha
đƣợc hợp nhất ở Honshu. Mặc dù điều luật ban hành năm 1949 yêu cầu sự tán thành
của 50% chủ đất trong làng và chính sách mới năm 1992 nâng lên 2/3, nhƣng
thƣờng thì tất cả các hộ đều đồng tình từ trƣớc khi tiến hành hợp nhất. Khó khăn
chính với các cán bộ thực hiện vẫn là làm thế nào để đảm bảo quyền lợi và thoả
mãn đƣợc các yêu cầu của nông dân.
Tuy “hợp nhất ruộng đất” có thể xoá bỏ hiện tƣợng manh mún đất đai, tăng kích
thƣớc thửa ruộng, tạo điều kiện cho việc mua bán cho thuê đất và các hình thức hợp
tác sản xuất dễ dàng hơn nhƣng lại không có khả năng tăng quy mô sản xuất hộ. Nó
cũng không thể đảm bảo các hộ thuần nông sẽ sử dụng đất hiệu quả, hay là đối với
các hộ nông bán thời gian hoặc bỏ không đất mà không có ý định bán hoặc cho thuê
đất thì cũng chƣa chắc muốn bán hoặc cho thuê sau khi đã hợp nhất ruộng đất của họ.
Biện pháp thứ tƣ nhằm khuyến khích sản xuất quy mô lớn là hình thức uỷ thác
sản xuất, tức là các hộ quy mô nhỏ hơn 0,5 ha sẽ uỷ thác các hộ quy mô lớn làm
một phần hay toàn bộ quy trình sản xuất lúa của mình bằng máy móc, lao động và
quản lý của các hộ quy mô lớn này.Thành lập xí nghiệp thành thị-nông thôn hợp tác
sản xuất cũng là một hình thức tăng quy mô sản xuất. Trong đó các xí nghiệp sẽ điều
hành sản xuất tập trung, bao gồm cả các việc đƣợc uỷ thác. Hình thức này có ƣu điểm
là có thể đƣa đất đáng ra bị bỏ không vào sản xuất, đạt tính kinh tế của quy mô trong sử
dụng máy móc, lao động, và quản lý.
Một hình thức khác là hợp tác xã sản xuất nông nghiệp trong đó các hộ kết
hợp sản xuất một phần hay toàn bộ quy trình để có thể tăng quy mô sản xuất chung
lên 2-5 ha và lớn hơn. Ở một số làng, tất cả các hộ thành lập chung một hợp tác xã
sản xuất, phá bỏ hết các bờ phân chia ruộng để sử dụng chung máy móc và đã tăng
quy mô sản xuất lên rất lớn. Nhƣng nếu các hộ có thể rút lại đất của mình thì có một
số vấn đề chính đáng quan tâm mà sẽ ảnh hƣởng đến sự thành bại của các hợp tác
xã. Thứ nhất, các thành viên có thể không đồng ý cho hợp tác xã chuyển đổi đất của
họ sang chức năng khác ngoài trồng lúa nhƣ là ao, đập, đƣờng đi, vân vân. Thứ hai,
do một nguyên nhân nào đó nhƣ mâu thuẫn cá nhân hay trong quản lý, các thành
viên muốn rút ra khỏi hợp tác xã hoặc muốn thành lập hợp tác xã mới dẫn đến việc
chia khoanh vùng lại đất rất ảnh hƣởng đến sản xuất.
Đánh thuế đối với các hộ nông bán thời gian hoặc các hộ bỏ không đất mà
không muốn bán hoặc cho thuế đất hoặc tham gia hợp tác xã hay xí nghiệp cũng là
một biện pháp đã đƣợc xem xét. Những điểm yếu có thể là sự quan liêu trong khâu tổ
chức, khó có thể đánh thuế các hộ thuần nông tách khỏi hợp tác xã sản xuất độc lập.
Trung Quốc
Hiện tƣợng manh mún đất đai trong sản xuất nông nghiệp vẫn luôn đƣợc coi là
một rào cản cho phát triển nông nghiệp ở Trung Quốc vì nó không cho phép cơ giới
hoá dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp và cũng đòi hỏi chi phí rất lớn mới có thể khắc
phục đƣợc tình trạng này. Và Trung Quốc đã bắt đầu đƣa ra các chính sách và
chƣơng trình hành động nhằm hạn chế manh mún và thúc đẩy tích tụ đất đai từ
những năm 80 của thế kỷ XX.
Hình 1.1: Quy mô hộ nông nghiệp ở Trung Quốc
Nguyên nhân lịch sử dẫn đến hiện trạng manh mún đất nông nghiệp ở Trung
Quốc chính là Hệ thống tự quản lý hộ (Household Responsibility System) ban hành
vào những năm cuối thập kỷ 70, đầu 80. Trƣớc đó, ruộng đất thuộc sở hữu và quản lý
của các hợp tác xã. Sau đó, trong Hệ thống tự quản lý hộ, ruộng đất đƣợc chia thành
một số loại - dựa theo chất lƣợng đất, độ cao, và mỗi hộ đƣợc phân ít nhất một
mảnh thuộc mỗi loại để đảm bảo công bằng giữa các hộ, và tổng diện tích chia cho
mỗi hộ phụ thuộc vào số thành viên trong hộ. Đất thƣờng đƣợc phân chia lại theo
định kỳ khi có sự thay đổi về nhân khẩu. Theo số liệu năm 1986, mỗi hộ nông dân
trung bình có 8,43 mảnh ruộng với tổng diện tích 0,61 ha. Nhƣ vậy áp lực dân số
đông và cố gắng đảm bảo phân chia công bằng trong Hệ thống tự quản lý hộ chính là
tác nhân trực tiếp gây ra hiện tƣợng manh mún đất sản xuất nông nghiệp hiện nay ở
Trung Quốc.
Đến giữa thập niên 80, khi mà ngƣời ta nhận ra manh mún ruộng đất là lực
cản lớn đến tăng trƣởng nông nghiệp, thì nhà nƣớc Trung Quốc mới bắt đầu tiến
hành các chƣơng trình tích tụ đất, đầu tiên ở các vùng ven biển phía Đông Trung
Quốc, và vài năm sau ở các tỉnh trong lục địa. Đây là một phần quan trọng của
một dự án lớn hơn gọi là “Tăng cƣờng phát triển nông nghiệp”, mà mục tiêu chính
là nâng cấp cơ sở hạ tầng. Dự án thực hiện tích tụ đất chủ yếu bằng cách phân chia
lại đất, gom các thửa đất tách biệt của mỗi hộ vào chung một địa điểm, hoặc ít
phân tán nhất có thể. Trƣớc hết, các mảnh đƣợc thu lại và chia thành các mảnh từ
0,13 đến 0,20 ha ở vùng đồng bằng, và khoảng 0,07 ha ở vùng đồi núi, và chia lại
cho các hộ nông. Mặc dù nhà nƣớc đã kêu gọi tích tụ đất trong nhiều năm nhƣng
tiến triển thƣờng rất chậm. Một lý do quan trọng là chi phí thực hiện.
Quy trình thu gom đất trong mỗi làng đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều hộ.
Hơn thế, để đảm bảo thành công, tất cả các hộ đều phải tham gia vào tất cả các
công đoạn trong cả quy trình để có thể đƣa ra cách giải quyết phù hợp nhất. Ở các
tỉnh miền Tây Trung Quốc, mật độ dân số thấp hơn, các hộ nằm cách xa nhau hơn
so với các tỉnh miền Đông nên chi phí thực hiện dự án tích tụ cũng cao hơn.
Cuối những năm 1990, một chƣơng trình tích tụ đất cấp quốc gia bắt đầu đƣợc
thực hiện. Chƣơng trình này tích tụ ruộng đất manh mún và đất ít sử dụng, phát triển
đất hoang hoá và đất hoang thành đất sản xuất nhằm bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên
nhiên. Tính đến tháng 6 năm 2004, chƣơng trình này đã hoàn thành 731 dự án, diện
tích trung bình mỗi dự án là 648 ha và nhà nƣớc đầu tƣ trung bình 1300 đô la Mỹ cho
mỗi ha đất.
Bộ luật quản lý đất đai ban hành năm 1998 cũng gây ảnh hƣởng đến mức độ
manh mún đất. Theo luật này thì các hộ nông đƣợc trao quyển sử dụng đất trong 30
năm. Mục đích chính là để kéo dài QSDĐ và điều này sẽ khuyến khích đầu tƣ lâu dài
vào đất. Tuy nhiên thời hạn sử dụng dài hơn nghĩa là sự phân chia đất giữa các hộ cần
phải công bằng hơn và dẫn đến việc phân chia lại ruộng đất. Thế là ruộng đất lại đƣợc
chia nhỏ ra thành nhiều loại đất, điều kiện thuỷ lợi, tƣới tiêu, hay bất kể điều kiện gì
có thể ảnh hƣởng đến năng xuất sản xuất và quản lý đất. Theo Zhu (2001), mức độ
manh mún ruộng đất đã tăng lên sau khi ban hành thời hạn sử dụng 30 năm.
Một kinh nghiệm khác rút ra từ quá trình tích tụ ruộng đất ở Trung Quốc là thị
trƣờng cho thuê đất. Hiện nay ở Trung Quốc, nông dân không có quyền mua bán
đất nông nghiệp nhƣng, ở nhiều vùng, thì họ có thể đi thuê đất của các hộ nông khác
hoặc của làng hay hợp tác xã. Ví dụ, các hộ tìm đƣợc việc làm ở khu vực phi nông
nghiệp rất muốn cho các hộ khác trong làng thuê lại đất của họ. Còn nếu họ bị mất
việc làm thì vẫn có cơ hội quay lại tiếp tục làm nông nghiệp. Thông thƣờng các hộ
nông cũng muốn đi thuê đất để mở rộng sản xuất, mở rộng kích thƣớc mỗi thửa nếu
có thể thuê đƣợc ruộng liền kề. Tỷ lệ ruộng đất thuê mƣớn trong tổng diện tích đất
canh tác ở Trung Quốc tăng liên tục, diện tích đất đi thuê đã chiếm hơn 10% cả
nƣớc. Cho thuê đất nông nghiệp là một giải pháp để chuyển lao động nông thôn
sang thị trƣờng lao động phi nông nghiệp. Sau khi thuê đất, 55% nông dân di cƣ ra
đô thị, 29% tham gia các hoạt động phi nông nghiệp ở địa phƣơng. Lợi nhuận đƣợc
chia khoảng 2/3 cho ngƣời sản xuất, còn lại trả cho chủ đất. Tính thu nhập ròng của
ngƣời đi thuê đất sản xuất đã tăng lên 25% và của chủ đất là 45% , bao gồm cả thu
nhập làm phi nông nghiệp (Báo cáo phát triển thế giới, 2008).
Nghiên cứu của Tan et. al (2004) cho thấy thu nhập phi nông nghiệp có tác
động tích cực đến quá trình tích tụ ruộng đất. Nếu tỉ lệ thu nhập của một hộ từ khu
vực phi nông nghiệp trên tổng thu nhập tăng lên thì số thửa ruộng của hộ có xu
hƣớng giảm và diện tích trung bình mỗi thửa có xu hƣớng tăng, nghĩa là mức độ
manh mún đất giảm. Ngoài ra, đa dạng hóa cơ cấu cây trồng và việc xoá bỏ hạn
mức lúa gạo cũng dẫn đến khả năng phân chia lại ruộng đất và đều có thể làm quá
trình tích tụ đất đai tiến triển chậm lại.
Tuy nhiên, đối với tình trạng manh mún đất đai ở một số nƣớc nhƣ Trung
Quốc hay Ấn Độ thì đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất là cần thiết
nếu muốn nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Huang (1997) trong khi nghiên
cứu về tình hình manh mún đất đai của Trung Quốc đã chỉ rằng, tích tụ ruộng đất sẽ
cải thiện hiệu quả sử dụng đầu vào của ngƣời nông dân. Tƣơng tự nhƣ vậy, Tan
(2005) cũng cho rằng, giảm số mảnh có quy mô nhỏ và phân tán thành những mảnh
có quy mô lớn hơn và có khoảng cách gần nhau hơn đã góp phần giảm chi phí sản
xuất, thay đổi từ phƣơng thức sử dụng nhiều lao động sang sử dụng công nghệ hiện
đại, tăng hiệu quả sử dụng đầu vào và đóng góp vào cải thiện chất lƣợng đất. Tan đã
sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu điều tra hộ gia đình đ ể đánh giá tác động của các
chƣơng trình tích tụ tập trung ruộng đất lúa do chính phủ Trung Quốc đề ra.
Nhƣ vậy, một trong những vấn đề đƣợc nhiều nghiên cứu chỉ ra đó chính là
hiện trạng thay đổi mục đích sử dụng đất đã gây ra nhiều bất ổn về mặt xã hội ở các
nƣớc đang phát triển. Với nhu cầu cho đô thị hóa và phát triển công nghiệp, dịch vụ,
xu hƣớng mất đất và giảm diện tích đất nông nghiệp đang diễn ra. Điều này đã đe
dọa đến tăng trƣởng nông nghiệp và an ninh lƣơng thực toàn cầu.
Hơn nữa, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đã đẩy nhiều nông dân vào con
đƣờng bần cùng hóa, đặc biệt là ở những nƣớc mà vấn đề sở hữu đất còn chƣa rõ
ràng nhƣ ở Trung Quốc và Việt Nam. Mở rộng đô thị một cách nhanh chóng đã lấy
đi rất nhiều đất nông nghiệp, trong đó có rất nhiều diện tích đất canh tác mang lại
giá trị kinh tế cao. Từ năm 1986 đến năm 1995, Trung Quốc đã mất hơn 1,9 triệu ha
cho đô thị và phát triển công nghiệp [27]. Tuy nhiên, theo ƣớc tính của Li (1997),
con số này còn cao hơn 2,5 lần. Theo Li, hơn 30 thành phố lớn của Trung Quốc đã
mở rộng diện tích tới hơn 50% từ năm 1986 đến năm 1995.
Mặt khác các khoản đền bù đã không đáp ứng đƣợc lợi ích của ngƣời nông
dân. Ở các nƣớc mà không công nhận quyền sở hữu đất, đất đai thuộc sở hữu toàn
dân, giá đất không theo giá thị trƣờng và có sự chênh lệch lớn với giá đất đô thị.
Ding (2002) khi nghiên cứu về mất đất nông nghiệp ở Trung Quốc, đã cho thấy
ngƣời nông dân ngần ngại bán quyền sử dụng đất cho chính phủ và xung đột xã
hội phát sinh khi chính phủ thu hồi đất do đất thuộc về Nhà nƣớc. Ngƣời nông dân
nhận tiền đền bù nhƣng trình độ thấp, lại không đƣợc hỗ trợ sau đền bù liên quan
đến đào tạo dạy nghề hay tạo cơ hội để có thu nhập. Chính điều này càng làm
phân hóa xã hội ở nông thôn và gây ra bất ổn xã hội. Vấn đề sẽ ngày càng trầm
trọng hơn khi mâu thuẫn giữa nhu cầu đất cho phát triển đô thị và áp lực gia tăng
của việc duy trì diện tích đất nông nghiệp.
Thái Lan
Các đặc điểm phân phối đất nông nghiệp của Thái Lan rất khác với Việt Nam
và hai nƣớc tìm hiểu ở trên. Thứ nhất, quy mô sản xuất hộ ở Thái Lan lớn hơn ở
mức 3,6 ha/hộ vào năm 2005, tuy vẫn thuộc nhóm sản xuất quy mô nhỏ nếu so với
các nƣớc phát triển nhƣ Mỹ. Thứ hai, trong lịch sử Thái Lan chƣa bao giờ đặt ra hạn
điền chính thức cho các hộ nông dân, mặc dù mức hạn điền 8 ha/hộ đã đƣợc đƣa ra
vào năm 1933 nhƣng Quốc hội đã không thông qua.
Tuy nhiên, quy mô sản xuất hộ ở Thái Lan có chiều hƣớng giảm, từ mức 4,36
ha/hộ vào năm 1975 xuống còn 4,04 ha/hộ năm 1995 và 3,60 ha/hộ năm 2005.
Nguyên nhân chính là gia tăng dân số và tập quán thừa kế của ngƣời Thái. Ngƣời
Thái không phân biệt con trai, con gái và thứ tự ra đời, do vậy khi cha mẹ mất đi
thƣờng chia đều tài sản gồm đất đai cho tất cả các con. Luật pháp Thái Lan cũng có
những quy định tƣơng tự đối với các trƣờng hợp không có di chúc. Hơn thế nữa, tuy
chủ đất có thể mua bán đất trên thị trƣờng nhƣng họ lại rất ít khi muốn bán đất vì
ngƣời Thái rất coi trọng đất đai do tổ tiên để lại.
Nhƣ vậy có thể thấy: kinh nghiệm về phát triển nông nghiệp của các nƣớc cho
thấy, không có mô hình hay phƣơng pháp giống nhau cho quá trình tập trung đất
đai. Nếu đi theo định hƣớng phát triển sản xuất nông hộ nhỏ thì quy mô đất đai sản
xuất tiếp tục bị thu hẹp do thừa kế và chuyển đổi đất ra khỏi nông nghiệp, còn nếu
theo định hƣớng phát triển trang trại lớn thì quy mô sản xuất tiếp tục tăng. Sự thành
công còn do từng điều kiện hoàn cảnh lịch sử mà mỗi quốc gia có.
Các nƣớc ở Châu Á gặp nhiều khó khăn trong tích tụ đất đai. Cải cách ruộng
đất với chính sách chia nhỏ để đảm bảo công bằng đã dẫn đến tình trạng manh mún.
Nhiều nƣớc Châu Á đã thực hiện nhiều chính sách nhƣng đều không thành công.
"Bẫy" quy mô nhỏ trong sản xuất nông nghiệp đã và đang hình thành. Các bi ện
pháp đƣợc thực hiện bao gồm: trợ cấp mua đất, xóa bỏ hạn điền, thúc đẩy viêc thuê
đất, thúc đẩy dồn điền đổi thửa, ủy thác sản xuất của hộ quy mô nhỏ, thành lập xí
nghiệp thành thị-nông thôn hợp tác sản xuất, hợp tác xã nông nghiệp, sử dụng công
cụ thuế đất, hỗ trợ tín dụng. Tuy nhiên, quá trình tập trung đất của nhiều nƣớc vẫn
bị tắc lại. Nguyên nhân ở đây chính là thu nhập phi nông nghiệp phát triển, giá đất
tăng cao ngăn cản hộ thuần nông mở rộng sản xuất, tâm lý chủ nghĩa bình quân tồn
tại, khả năng cạnh tranh kém của nông sản, sự thiên vị trong đầu tƣ phát triển đô thị
và công nghiệp, tính liên kết giữa các thị trƣờng kém, kéo dài quyền sử dụng đất
gắn liền với yêu cầu phân chia công bằng hơn, cơ sở hạ tầng và công nghệ hạn chế.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nƣớc, có thể rút ra một số bài học cho Việt
Nam trong quá trình đẩy nhanh tích tụ đất và hƣớng tới một nền sản xuất nông
nghiệp có quy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 01050003358_5679_2002658.pdf