Luận văn Đánh giá tác động môi trường cho dự án khu du lịch biển Bình Tiên, định hướng xây dựng thành khu du lịch sinh thái bền vững

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Trang

PHẦN A:

MỞ ĐẦU 1

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3

III. NỘI DUNG CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI 3

IV/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

IV.1/ Phương pháp luận 4

IV.2/ Phương pháp cụ thể 5

V/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI 7

PHẦN B:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 8

CHƯƠNG 1:

MÔ TẢ SƠ LƯỢC VỀ DỰ ÁN KHU DU LỊCH BÌNH TIÊN 9

I.1. Giới thiệu chung 9

I.2. Mục tiêu của dự án 9

I.3. Nội dung cơ bản của dự án 9

I.3.1. Chức năng của khu du lịch biển Bình Tiên 9

I.3.2. Quy mô khách (lượt khách) 9

I.3.3. Quy mô đất đai (ha) 10

I.3.4. Vị trí 10

I.3.5. Định hướng phát triển và phân khu chức năng 10

I.3.6. Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật 11

I.3.7. Quy hoạch xây dựng đợt đầu 13

I.4. Lợi ích kinh tế của dự án 13

CHƯƠNG II:

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ – XÃ HỘI KHU VỰC DỰ ÁN 15

II.1. Tổng quan về khu vực dự án 15

II.1.1. Vị trí địa lý 15

II.1.2. Hiện trạng sử dụng đất 15

II.2. Điều kiện tự nhiên tại khu vực dự án 16

II.2.1. Địa hình – Địa chất 16

II.2.2. Khí hậu 17

II.2.2.1. Nhiệt độ 17

II.2.2.2. Độ ẩm 17

II.2.2.3. Lượng nước bốc hơi 18

II.2.2.4. Nắng 18

II.2.2.5. Chế độ gió 18

II.2.2.6. Lượng mưa 19

II.2.2.7. Thủy văn 19

II.2.2.8. Hải văn 19

II.2.2.9. Các hiện tượng thời tiết đặc biệt trên khu vực là 19

II.2.3. Đặc điểm sinh vật và cảnh quan thiên nhiên 20

II.3. Hiện trạng môi trường tự nhiên tại khu vực dự án 21

II.3.1. Hiện trạng môi trường đất 21

II.3.2. Môi trường nước mặt 22

II.3.3. Môi trường không khí 22

II.3.4. Hiện trạng môi trường sinh thái 23

II.3.5. Các hiện tượng tai biến thiên nhiên và sự cố môi trường 23

II.4. Hiện trạng kinh tế – xã hội 24

II.5. Hiện trạng xây dựng và hạ tầng kỹ thuật 24

II.5.1. Công trình xây dựng 24

II.5.2. Giao thông 24

II.5.3. Cấp điện, nứơc 25

II.6. Hiện trạng phát triển du lịch 25

II.7. Dự báo diễn biến các điều kiện trên khi không thực thi dự án 25

CHƯƠNG III:

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÀI NGUYÊN - MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ XÃ HỘI CỦA DỰ ÁN 27

III.1. Tác động của việc chuẩn bị thực thi dự án đến các yếu tố môi trường 27

III.2. Tác động môi trường trong giai đoạn thực thi dự án 28

III.2.1. Các hoạt động chính trong giai đoạn thực thi dự án 28

III.2.2. Mức độ tác động môi trường của các hoạt động xây dựng 29

III.2.3. Phân tích, đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn thực thi dự án 30

III.2.3.1. Hoạt động xây dựng tác động đến môi trường 30

III.2.3.1.1. Tác động đến môi trường tự nhiên 30

III.2.3.1.1.1. Tác động đến môi trường không khí 30

III.2.3.1.1.2. Tác động đến địa hình 34

III.2.3.1.1.3. Tác động đến môi trường nước 35

III.2.3.1.1.4. Tác động đến môi trường đất 37

III.2.3.1.1.5. Tác động đến môi trường sinh học 38

III.2.3.1.2. Tác động đến môi trường kinh tế – xã hội 39

III.2.3.1.2.1. Tác động đến phân bố dân cư, lao động 39

III.2.3.1.2.2. Tác động đến cơ sở hạ tầng 40

III.2.3.1.2.3. Tác động đến môi trường kinh tế 41

III.2.3.1.2.4. Chất thải sinh hoạt 43

III.2.3.1.2.5. Tác động đến đời sống xã hội 43

III.2.3.1.3. Tác động đến hoạt động khai thác kinh doanh 44

III.2.3.2. Tác động của hoạt động khai thác kinh doanh đến môi trường 46

III.2.3.2.1. Các vấn đề môi trường 46

III.2.3.2.1.1. Khí thải 46

III.2.3.2.1.2. Nước thải 46

III.2.3.2.1.3. Rác thải 47

III.2.3.2.2. Tác động đến môi trường kinh tế – xã hội 47

III.2.3.2.2.1. Tác động đến sản xuất 47

III.2.3.2.2.2. Tác động đến thị trường 48

III.2.3.2.2.3. Tác động đến đời sống xã hội 48

III.3. Tác động môi trường giai đoạn khai thác kinh doanh (giai đoạn III) 50

III.3.1. Mức độ tác động môi trường của hoạt động khai thác kinh doanh 50

III.3.2. Phân tích và đánh giá tác động của họat động khai thác kinh doanh đến môi trường 51

III.3.2.1. Các vấn đề môi trường 51

III.3.2.1.1. Nước thải 51

III.3.2.1.2. Rác thải 52

III.3.2.1.3. Khí thải 52

III.3.2.1.4. Các chất hữu cơ 52

III.3.2.1.5. Năng lượng – vật chất 53

III.3.2.1.6. Môi trường sinh học 53

III.3.2.1.7. Môi trường biển 53

III.3.2.1.8. Kinh tế – xã hội 53

III.3.2.1.8.1. Về kinh tế 53

III.3.2.1.8.2. Về xã hội 54

CHƯƠNG IV:

CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP KHẮC PHỤC CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN 56

IV.1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn đền bù giải tỏa mặt bằng 56

IV.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thực thi dự án và dự án đi vào khai thác kinh doanh 57

IV.2.1. Biện pháp khống chế ô nhiễm không khí 57

IV.2.1.1. Khống chế ô nhiễm không khí trong quá trình xây dựng 57

IV.2.1.2. Biện pháp giảm tiểu tác động tiêu cực lên môi trường không khí do hoạt động khai thác kinh doanh 59

IV.2.2. Các biện pháp khống chế ô nhiễm nước 60

IV.2.2.1. Khống chế ô nhiễm nước trong quá trình xây dựng 60

IV.2.2.2. Khống chế ô nhiễm nước trong quá trình khai thác kinh doanh 62

IV.2.3. Các biện pháp giảm tác động tiêu cực đến môi trường đất 64

IV.2.4. Các biện pháp khống chế ô nhiễm do chất thải rắn 64

IV.2.5. Các biện pháp an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống sự cố 65

IV.2.6. Các giải pháp khắc phục tiêu cực đến vườn quốc gia Núi Chúa, khu bảo tồn rùa biển, các rạn san hô 66

CHƯƠNG V:

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

V.1. Giám sát chất lượng không khí 68

V.1.1. Giai đoạn xây dựng và khai thác một phần dự án 68

V.1.2. Hoạt động kinh doanh du lịch 69

V.2. Giám sát chất lượng nước mặt và nước ngầm 69

V.2.1. Giai đoạn xây dựng và khai thác một phần dự án 69

V.2.2. Hoạt động kinh doanh du lịch 69

V.3. Giám sát chất lượng nước biển 70

V.4. Giám sát chất lượng nước thải 70

V.4.1. Giai đoạn xây dựng và khai thác một phần dự án 70

V.4.2. Hoạt động kinh doanh du lịch 70

V.5. Giám sát chất thải xây dựng, chất thải sinh hoạt, du lịch 71

V.5.1. Giai đoạn xây dựng và khai thác một phần dự án 71

V.5.2. Hoạt động kinh doanh du lịch 71

V.6. Giám sát ảnh hưởng đến vườn quốc gia núi chúa 72

V.6.1. Giai đoạn xây dựng và khai thác một phần dự án 72

V.6.2. Hoạt động kinh doanh du lịch 72

PHẦN C:

ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG KHU DU LỊCH BIỂN BÌNH TIÊN THÀNH KHU DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG 73

CHƯƠNG VI:

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH SINH THÁI 74

VI.1. Khái niệm chung 74

VI.2. Các yêu cầu cần thiết lựa chọn một khu vực để phát triển DLST 75

VI.3. Các nguyên tắc của quy hoạch và thiết kế DLST 75

VI.3.1. Nguyên tắc thứ nhất 76

VI.3.2. Nguyên tắc thứ hai 76

VI.3.3. Nguyên tắc thứ ba 77

VI.3.4. Nguyên tắc thứ tư 77

VI.4. Giới thiệu chung về DLST bền vững 78

VI.4.1. Khái niệm chung 78

VI.4.2. Các nguyên tắc DLST bền vững 78

VI.4.2.1. Cơ sở của các nguyên tắc DLST 78

VI.4.2.2. Nguyên tắc DLST bền vững 79

VI.4.3. Cơ sở của phát triển bền vững trong DLST 79

CHƯƠNG VII:

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG CHO KHU DU LỊCH BÌNH TIÊN 81

VII.1. Mục tiêu phát triển loại hình DLST Bình tiên 81

VII.2. Tiềm năng phát triển DLST Bình Tiên 82

VII.2.1. Đặc điểm sinh vật 82

VII.2.2. Cảnh quan thiên nhiên 83

VII.3. Định hướng phát triển DLST bền vững cho khu du lịch Bình Tiên 85

VII.3.1. Những định hướng chủ yếu để phát triển DLST bền vững 85

VII.3.2. Xác định khả năng tải của điểm du lịch 87

VII.3.2.1. Khả năng chịu tải sinh thái 87

VII.3.2.2. Khả năng chịu tải xã hội 90

VII.3.2.3. Khả năng chịu tải kinh tế 91

VII.3.3. Định hướng đầu tư để bảo tồn và phát triển bền vững du lịch sinh thái khu du lịch Bình Tiên 92

VII.3.3.1. Tạo nguồn đầu tư 92

VII.3.3.2. Phương hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư 92

VII.3.4. Định hướng bảo tồn đa dạng sinh học của khu du lịch 93

VII.3.5. Định hướng các tuyến DLST kết hợp trong tỉnh Ninh Thuận 94

 

 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

I. Kết luận 96

II. Kiến nghị 97

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5045 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động môi trường cho dự án khu du lịch biển Bình Tiên, định hướng xây dựng thành khu du lịch sinh thái bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùt triển nhờ định hướng hoạt động du lịch. Việc gắn kết các hoạt động này với truyền thống văn hóa của đồng bào tạo nên sức thu hút lớn đối với du khách. Vấn đề quản lý xã hội: Các vấn đề xã hội liên quan đến khu nghỉ mát thể hiện trên hai mặt: - Mặt tích cực là sự nâng cao dân trí, sự phát triển đời sống văn hóa, nâng cao tầm phát triển của xã hội trong đó có những hoạt động tốt như các hoạt động vui chơi giải trí, các hoạt động du lịch, các hình thức thể dục thể thao… làm phong phú đời sống văn hóa cộng đồng. - Cũng có những tác động bất lợi như sự giao lưu của các tầng lớp lao động thấp, tiểu thương trong quá trình xây dựng gây nên những xáo trộn ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội. Trong quá trình khai thác sử dụng cần quản lý các hiện tượng thiếu văn hóa ở các nhà hàng, hoạt động mại dâm, chèo kéo khách du lịch, v.v. Vì vậy, cần thống nhất quản lý ngay từ giai đoạn đầu, từ lúc khởi công về các mặt: nhân sự, lao động, môi trường, quản lý kinh tế, thống nhất quản lý xã hội giữa trong và ngoài khu vực dự án. III.2.3.1.3. Tác động đến họat động khai thác kinh doanh: Vào thời gian cuối của giai đoạn này vừa diễn ra hoạt động xây dựng nhưng cũng tiến hành khai thác kinh doanh. Do đặc thù xen kẽ cả về mặt không gian và hoạt động giữa xây dựng và khai thác kinh doanh, tác động của hoạt động xây dựng ảnh hưởng đến hoạt động khai thác kinh doanh ở các mặt trực tiếp cũng như gián tiếp. - Aûnh hưởng lớn về tiếng ồn do máy móc thi công và do hoạt động của các phương tiện cơ giới thi công trên công trường, của các phương tiện giao thông chuyên chở đối với hoạt động du lịch sẽ là đáng kể. - Hoạt động của các phương tiện giao thông và các công việc khác trên công trường làm lượng bụi và khí thải cao, ảnh hưởng đến môi trường không khí của các điểm nghỉ dưỡng, vui chơi, tham quan du lịch. Các phương tiện này vào những ngày khô làm bụi bẩn không khí, còn ngày mưa làm đường xá trở nên lầy lội. - Vấn đề các chất thải rắn của công trường như gạch, ngói, ximăng, các vật liệu xây dựng khác đều là nguồn gây cản trở cho hoạt động vui chơi, nghỉ dưỡng. - Nơi tích trữ vật tư, thiết bị, cũng là vấn đề đòi hỏi phải bố trí hợp lý nếu không sẽ gây mất thẩm mỹ cho khu du lịch. - Các sự cố của công trường dễ tác động đến tâm lý du khách, thậm chí các hoạt động xây dựng trên các khu vực cao cũng nhiều khi ảnh hưởng đến tâm lý của những du khách “yếu bóng vía”, có thể ảnh hưởng đến sức thu hút khách du lịch. - Việc sinh họat của công nhân, của lực lượng dịch vụ tự do và các mặt tiêu cực khác của đời sống cộng đồng công nhân xây dựng có ảnh hưởng đến họat động khai thác kinh doanh du lịch. Hai khối cộng đồng kề bên nhau, có mục đích hoàn toàn khác biệt, kiểu sinh hoạt lại càng khác xa nhau, có mức sống chênh lệch, dễ làm ảnh hưởng đến mục đích khai thác kinh doanh. Công việc ngăn chặn, phòng chống các tệ nạn xã hội từ phía công nhân sẽ là vấn đề cần đặt ra và đòi hỏi sự quan tâm nhiều hơn của các cơ quan quản lý tại khu vực. - Môi trường cũng cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi tiến hành hoạt động khai thác kinh doanh. Nhìn chung hoạt động xây dựng tạo nền móng cho khai thác kinh doanh nhưng hoạt động xây dựng song song tồn tại cả về không gian, thời gian với hoạt động khai thác sẽ có những tác động làm ảnh hửơng đến kinh doanh nếu không có biện pháp giảm nhẹ. III.2.3.2. Tác động của hoạt động khai thác kinh doanh đến môi trường: III.2.3.2.1. Các vấn đề môi trường: Lượng khách dự tính tăng dần từ giữa giai đoạn đến cuối giai đoạn II, theo dự báo đến năm 2007 số lượng khách du lịch đến khoảng chừng 24.300 khách và đến năm 2012 là 71.200 khách. Đây là những chủ thể chính có ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. III.2.3.2.1.1. Khí thải: Khí thải của khu vực kinh doanh đưa vào môi trường từ các phương tiện giao thông, từ khí thải của các nhà hàng, các khách sạn. Tuy lượng khí thải không lớn nhưng tiếng ồn và mùi khí thải nhiều khi ảnh hưởng đến hoạt động khai thác kinh doanh du lịch. III.2.3.2.1.2. Nước thải: Nước thải trong khu vực phát sinh từ các nhà hàng, khách sạn, các khu vui chơi giải trí, các vườn cây,… từ các hoạt động khác nhau như dịch vụ, vui chơi, du lịch, tắm, tưới cây,… Những số liệu thống kê cho thấy: + Họat động hồ bơi: mỗi người trong 1 năm thải khoảng 14,63m3 nước thải và 3,7 kg BOD5 vào môi trường. + Khách sạn: một giường phục vụ có thể thải 1 năm khoảng 70 m3 nước thải và 21,9 kg BOD5 vào môi trường. Như vậy trong khu vực lượng nước thải sẽ khoảng 81 m3/ngày đêm (vào năm 2007) do nhu cầu sinh hoạt của du khách, chưa tính đến lượng nước trong các nhà hàng, khách sạn, nước tưới cây, rửa đường. Tất cả nước thải được đưa vào nhà máy xử lý nước của khu du lịch xử lý trước khi thải ra môi trường. III.2.3.2.1.3. Rác thải: Rác thải là một vấn đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh khai thác. + Các chất thải rắn: Với số lượng khách được dự đoán ở trên, lượng rác thải trong khu vực ở giai đoạn này ước tính theo chỉ tiêu 0,5 kg/người/ngày sẽ là: Đầu giai đoạn (2007): 12,15 tấn/ngày Cuối giai đoạn (2012): 35,6 tấn/ngày Nếu mỗi xe rác sử dụng trong khu du lịch chở từ 2 – 3 tấn rác thì mỗi ngày cần 4 – 6 chuyến ở đầu giai đoạn và khoảng 12 – 18 chuyến rác thời gian cuối giai đoạn Lượng rác thải nếu không có các nhà máy và công nghệ xử lý không được thu dọn tốt sẽ là nguồn ô nhiễm nặng, là môi trường cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển và phát bệnh. + Các chất hữu cơ: Nguồn nước ngầm của khu vực có thể ảnh hưởng bởi các chất hữu cơ từ các chất thải, rác thải bị phân hủy, đặc biệt từ hoạt động chăm sóc các vườn hoa, vườn cây, bảo dưỡng cỏ trên các sân golf… III.2.3.2.2. Tác động đến môi trường kinh tế – xã hội: III.2.3.2.2.1. Tác động đến sản xuât: Tạo nên sức thu hút và kích thích sự phát triển một số ngành tại khu vực thông qua hoạt động kinh doanh. + Dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng: đòi hỏi cung cấp các sản phẩm mang tính tổng hợp từ lương thực, thực phẩm tại chỗ từ rau, hoa quả, đến thịt, sữa… Cơ chế phát triển các ngành, xí nghiệp chế biến cỡ nhỏ. + Cần có các sản phẩm theo công nghệ mới như rau, hoa, trái cây, gia súc, gia cầm để cung cấp cho khu nghỉ. + Dịch vụ du lịch phát triển: hàng lưu niệm, đồ ăn, thức uống, đặc sản địa phương. + Thu hút hàng hóa từ các miền của Việt Nam làm phong phú sản phẩm cho tỉnh Ninh Thuận nói chung và huyện Thuận Bắc nơi có khu du lịch nói riêng. III.2.3.2.2.2. Tác động đến thị trường: + Khu vực nghĩ dưỡng cao cấp này là một khu vực sinh hoạt cao cấp so với khu vực xung quanh, tạo nên sự chênh lệch và mức giá cả của vùng nâng cao lên. + Mặt bằng giá cả của vùng được ổn định do dòng hàng hóa thường xuyên chuyển tới. + Các mặt hàng, các sản phẩm của địa phương được khai thác trong đó chủ yếu là hải sản, lâm thổ sản, đây là mặt tích cực thúc đẩy phát triển sản xuất, nhưng không loại trừ các tác động tiêu cực nảy sinh như việc khai thác gỗ, củi, tài nguyên sinh vật,… Hoạt động khai thác kinh doanh của khu vực dự án là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường, của vùng xung quanh, những yếu tố phát triển cần có định hướng để khuyến khích và quản lý bền vững, đồng thời xem xét các mặt tiêu cực để tìm giải pháp giảm thiểu. Thị trường mới tạo ra có tính năng động, có nhịp độ biến động cao vì vậy chúng ta cần lưu ý và kiểm soát để nó phát triển theo hướng tích cực. III.2.3.2.2.3. Tác động đến đời sống xã hội: Sự có mặt của dự án giúp cho sự tăng tiến về mặt môi trường sống trong vùng họat động xây dựng khu dự án và là nguồn động lực thúc đẩy quá trình đô thị hóa trong vùng Thuận Bắc và vùng kế cận khu nghỉ dưỡng Bình Tiên. Đời sống dân cư trong vùng được phát triển qua sự tiếp xúc với văn minh bậc cao của khu du lịch cao cấp, tạo nên một nhịp sống sôi động hơn với kinh tế mơi. Nền kinh tế mở này sẽ làm cho sản xuất và thị trường khu vực phát triển, nâng cao đời sống của dân cư trong vùng. Hoạt động tham quan du lịch không chỉ bó hẹp trong khu vực dự án mà còn mở rộng đến các khu du lịch khác của tỉnh Ninh Thuận. Đây là một động lực nâng cao dân trí, vừa nâng cao đời sống dân cư. Vệ sinh môi trường bị ảnh hưởng nhiều do lượng khách ngày càng tăng và đặc biệt là các dịp nghỉ lễ hay tết. Điều này làm tăng nhu cầu lương thực thực phẩm và kéo theo lượng rác thải cũng tăng. Lượng du khách càng đông, các bệnh thông thường như đường ruột, ngoài da, các bệnh liên quan đến xã hội cũng sẽ gia tăng nếu không có biện pháp quản lý chặt chẽ. Hoạt động giáo dục y tế sẽ được nâng lên nhanh chóng nhờ sự nâng cao về đời sống và dân trí xã hội, việc tiếp xúc với hoạt động văn minh cao làm dân trí khu vực phát triển, mở mang trí thức cho tầng lớp thanh thiếu niên. Mạng lưới chăm sóc sức khỏe cộng đồng được nâng cao về chất lượng phục vụ, do nhu cầu vệ sinh phòng dịch đòi hỏi mạng lưới y tế của khu nghỉ dưỡng có thể phát huy tác dụng đối với cả cộng đồng bên ngoài khu vực. Việc thu hút lao động tại chỗ cho hoạt động khai thác kinh doanh của dự án đòi hỏi các hoạt động có tay nghề, vì vậy vấn đề dạy nghề đào tạo lao động kỹ thuật là một hướng phát triển giáo dục trong vùng. Hoạt động kinh doanh du lịch góp phần bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. Truyền thống văn hóa dân gian sẽ được phát huy đầy đủ bản sắc của mình. * Những tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế – xã hội khu vực xung quanh dự án thể hiện các mặt: - Trong giai đoạn II việc khai thác kinh doanh của dự án sẽ xuất hiện sự chênh lệch khá cao giữa đời sống du khách và đời sống cộng đồng. Tất nhiên không bao giờ có sự hội nhập 2 mặt đời sống này, song cần xem xét sự có mặt của dự án là một hoạt động khai thác tiềm năng tài nguyên của vùng Thuận Bắc, vậy trong đó địa phương được gì từ việc “kinh doanh tài nguyên du lịch của khu vực”. Nếu phần phí (hay thuế) tài nguyên này được thu thì cộng đồng dân cư khu vực được những gì? Phần phí đó có được tái định cư nâng cao đời sống cộng đồng không? Đây là vấn đề cần được giải quyết để người dân sau dự án phải có được cuộc sống tốt hơn thời điểm hiện nay. - Cần xem xét đến các khía cạnh xã hội có thể nảy sinh như gái mại dâm, trộm cấp, các hoạt động xấu khác ảnh hưởng đến truyền thống, đến thuần phong mỹ tục, đến đời sống văn hóa, tinh thần người dân trong vùng. III.3. Tác động môi trường giai đoạn khai thác kinh doanh (giai đoạn III) Đây là giai đoạn cuối sau khi phần xây dựng đã hoàn thành, là giai đoạn đi vào ổn định kinh doanh ở toàn bộ khu nghỉ dưỡng Bình Tiên. Đây sẽ là giai đọan quan trọng bởi vì nó có thể sẽ diễn ra trong một thời gian dài tùy thuộc vào sức hút của khu du lịch. Các tác động trong giai đoạn này mang tính chất lâu dài, vì vậy cần đánh giá đúng mức độ tác động của chúng để có biện pháp quản lý thích hợp. III.3.1. Mức độ tác động môi trường của hoạt động khai thác kinh doanh: Mức độ tác động môi trường của hoạt động khai thác kinh doanh được trình bày ở bảng sau: Bảng 3.8. Tóm tắt mức độ tác động môi trường của hoạt động khai thác kinh doanh: STT Hoạt động Tác động Không khí Nước Đất Tài nguyên sinh học Sức khoẻ 1 Hoạt động của các phương tiện cơ giới thô sơ như: thuyền, xe máy, ghe máy… +++ ++ - ++ ++ 2 Nói chuyện ồn ào và xã rác trong rừng của du khách tham quan khu bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa ++ + + ++ - 3 Những hành động thái quá của du khách như: chặt cây, bẻ cành, săn bắt chim thú… - - - +++ - 4 Săn bắt tự do các thú rừng quý hiếm, hoang dã của người dân để phục vụ khách du lịch. - - - +++ - 5 Các hoạt động thể thao, cắm trại của du khách. + ++ ++ ++ - 6 Nấu nướng của khách sạn ++ ++ - - + 7 Tiếng ồn từ khu vui chơi giải trí. ++ - - ++ + Ghi chú: Tác động rất mạnh: +++ Tác động trung bình: ++ Ít tác động: + Không tác động: - III.3.2. Phân tích và đánh giá tác động của họat động khai thác kinh doanh đến môi trường: Ơû giai đoạn III hoạt động khai thác kinh doanh dần được củng cố và là hoạt động chủ yếu tác động đến môi trường của vùng dự án và vùng lân cận. III.3.2.1. Các vấn đề môi trường: III.3.2.1.1. Nước thải: Lượng nước thải mỗi ngày ước tính sẽ tăng lên theo lượng khách tăng dần hàng năm trong đó có chứa nhiều hợp chất hữu cơ, chất thải sinh hoạt… do đó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến nhu cầu và chất lượng nước tại địa phương, lượng nước thải cũng gia tăng tỉ lệ thuận với lượng nước cấp và nước thải sẽ ngấm xuống các khu vực như hồ, sông, biển lân cận nếu khu du lịch không có hệ thống thu gom và xử lý nước thải phù hợp cho các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ tro. III.3.2.1.2. Rác thải: Trong khu du lịch không thể tránh khỏi tình trạng rác thải bừa bãi cho dù khu du lịch có biện pháp thu gom rác tốt, do đó rác thải sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng về cảnh quan, vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng. Lượng rác thải trung bình mỗi ngày khoảng 14 tấn, lượng rác này ngoài các cơ sở dịch vụ ở các dạng giấy, lá, bã, vỏ… được gom trong các cửa hàng, các nhà hàng, các khách sạn còn phần không nhỏ được các du khách thải trên đường đi ở các khu săn bắn, khu du lịch canh nông, trong các họat động ngoài trời… do vậy vấn đề kiểm soát và thu gom chất thải hết sức cần thiết, đồng thời có biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các du khách. III.3.2.1.3. Khí thải Khí thải của khu vực kinh doanh đưa vào môi trường từ các phương tiện giao thông, từ khí thải của các nhà hàng, các khách sạn. Tuy lượng khí thải không lớn nhưng tiếng ồn và mùi khí thải nhiều khi ảnh hưởng đến hoạt động khai thác kinh doanh du lịch. III.3.2.1.4. Các chất hữu cơ: Hoạt động chăm sóc sân golf sẽ buộc phải dùng phân hóa học và thuốc trừ sâu. Theo kinh nghiệm của chương trình bón phân hàng tháng của công ty Turf an Lanscaping Pte.Ltd. Tại sân golf Palm Bình Dương như sau: Tại đường lăn bóng (Faiway) 200g/m2 Tại thảm cỏ (green) 143.200g/m2 Tại khu phát bóng (tee) 200g/m2 Việc sử dụng thuốc trừ sâu và phân hóa học không bị ảnh hưởng đến môi trường do được kiểm sóat chặt chẽ. Mặt khác, môi trường đất được cải tạo nhờ việc bón phân đúng kỹ thuật. III.3.2.1.5. Năng lượng – vật chất: Khi các công trình xây dựng đã được hoàn thành, quần thể kỹ thuật này được hòa nhập vào môi trường. Trong các công trình kỹ thuật nói riêng và cả quần thể nói chung với nguồn năng lượng và vật chất cao hơn của các hệ tự nhiên rất nhiều. Đó là sự tập trung của nguồn năng lượng điện, của nguyên nhiên liệu, của nước, của lương thực, thực phẩm, của các nguồn vật chất khác. Trong hệ thống này chu chuyển vật chất diễn ra mạnh làm giải phóng năng lượng và vật chất qua lượng điện sử dụng thắp sáng, cho các trò chơi, các hoạt động khác nhau. Nhờ vậy lượng nhiệt bên trong quần thể sẽ luôn cao hơn bên ngoài, nhiệt độ trung bình có thể cao hơn từ 1 – 2oC. III.3.2.1.6. Môi trường sinh học: Hoạt động của các khu du lịch canh nông, các khu hoang dã, săn bắn, việc đầu tư các vườn hoa, cây cảnh và bảo tồn các hệ sinh thái làm gia tăng đa dạng sinh học của vùng, tạo thêm điều kiện bảo tồn khai thác – bảo vệ hợp lý khu vườn quốc gia Núi Chúa. Vấn đề là ở chỗ quản lý sát sao giữa các hoạt động săn bắt thú phạm vi quản lý của dự án với săn thú tự do bên ngoài, đảm bảo cho môi trường thiên nhiên được duy trì trong phát triển bền vững. III.3.2.1.7. Môi trường biển: Biển là một trong cảnh quan quan trọng để phát triển khu du lịch Bình Tiên. Nếu môi trường biển bị ô nhiễm thì có tác động tiêu cực rất lớn đến hoạt động khai thác kinh doanh. III.3.2.1.8. Kinh tế – xã hội: III.3.2.1.8.1. Về kinh tế: Hoạt động khai thác kinh doanh tạo nên những lợi thế liên kết kinh tế, khai thác tiềm năng của địa phương và thu hút kinh tế từ các vùng xung quanh. Hoạt động khai thác du lịch sẽ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, giao lưu kinh tế trong vùng, đặc biệt là đối với thị trấn Khánh Hải và thị xã Phan Rang. Khu du lịch sẽ tạo ra lợi ích cho người dân và cộng đồng địa phương ở nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần phân phối lợi nhuận trực tiếp đến kinh tế vùng và địa phương thông qua các nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ. Hoạt động khu du lịch giúp tạo thu nhập, tăng ngân sách, giải quyết công ăn việc làm, tạo nguồn thu ngoại tệ, tạo ra sự ổn định về kinh tế lâu dài… góp phần nâng cao mức sống của cộng đồng, phát triển kinh tế địa phương và kinh tế vùng. Do sự hoạt động của khu du lịch, các dịch vụ du lịch, kinh doanh nhà hàng khách sạn cũng sẽ gia tăng tỉ lệ thuận với số lượng tăng lên của lượng người tập trung về đây; nhiều cơ hội việc làm sẽ được tạo ra cho người dân địa phương. Khu du lịch sẽ tạo ra công ăn việc làm lâu dài cho ngưới dân địa phương. Các hoạt động du lịch còn tạo ra nhiều cơ hội phát triển và mở rộng các lĩnh vực kinh tế khác nhau như xây dựng, dịch vụ, cung cấp thực phẩm, văn hóa nghệ thuật, nghề thủ công, đồ lưu niệm… III.3.2.1.8.2. Về xã hội: Tác động về phân bố dân cư lao động: Theo quy hoạch tổng thể, dự kiến khu du lịch sẽ sử dụng khoảng 60 nhân viên (bao gồm cả quản lý và nhân viên) trong hệ thống khách sạn; còn đối với các hệ thống khác như nhà hàng, các cơ sở giải trí… thì đòi hỏi phải có số lượng lao động nhiều hơn nữa. Lực lượng lao động tham gia hoạt động và quản lý hoạt động du lịch trong giai đoạn khu du lịch hoạt động sẽ trở thành cư dân địa phương, vì vậy, lượng dân cư của khu Bình Tiên sẽ tăng dần theo thời gian, đòi hỏi sự tăng tiến của các dịch vụ xã hội như trường học, bệnh viện, hệ thống xử lý nứơc thải, rác thải và nhu cầu tinh thần. Tác động đến môi trường nhân văn: Khu du lịch tạo nguồn thu nhập góp phần bảo tồn hay khôi phục các di sản, di tích lịch sử văn hóa, các di sản kiến trúc, nghệ thuật, văn hóa, đồ thủ công, lễ hội, trang phục, lối sống truyền thống, thể hiện ở đây là việc xây dựng khu trung tâm văn hóa lễ hội nhằm giới thiệu và bảo tồn nền văn hóa chăm. Khu du lịch còn có khả năng tăng cường hiểu biết của du khách và cả người dân địa phương về môi trường, văn hóa, xã hội thông qua trao đổi tài nguyên tự nhiên, qua đó khuyến khích người dân địa phương và du khách góp phần vào việc bảo vệ chúng. Ngoài ra, việc giao lưu, trao đổi văn hóa giữa du khách và dân địa phương cũng góp phần làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của cả 2 phía cũng như sự hiểu biết và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác như kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa,… Tác động đến đời sống xã hội: Ngoài việc làm phong phú thêm nền văn hóa bản địa, sự tập trung của nhiều nền văn hóa khác nhau cùng với sự phát triển về giao thông, về kinh tế cũng sẽ góp phần nâng cao nhanh dân trí của khu vực. Mức sống của người dân được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, tạo cơ hội cho các ngành nghề khác có điều kiện phát triển. Nhiều người dân lao động có công ăn việc làm ổn định. Bên cạnh những tác động tích cực thì cũng xuất hiện những tác động tiêu cực như: + Suy giảm các giá trị văn hoá. + Sự phân hoá giàu nghèo trong tầng lớp nhân dân + Sức ép do phát triển du lịch quá nhanh gây ảnh hưởng đến nhịp sống của người dân ở đây. + Các hoạt động du lịch có thể là môi trường lan truyền một số dịch bệnh từ vùng khác đến khu vực, cần có biện pháp kiểm sóat. CHƯƠNG IV: CÁC BIỆN PHÁP TỔNG HỢP KHẮC PHỤC CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC ĐẾN MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN IV.1. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn đền bù giải tỏa mặt bằng: Chính sách giải phóng mặt bằng – tái định cư: Giải pháp chính sách dựa trên các chế độ, chính sách của nhà nước và của tỉnh về di dời các hộ dân, đền bù, giải phóng mặt bằng. Ngoài ra chủ đầu tư kết hợp với địa phương xây dựng chính sách đền bù cụ thể đối với di dân, tái định cư của khu vực Bình Tiên. Quá trình đền bù: Thành lập Hội đồng đền bù – giải phóng mặt bằng khu Bình Tiên theo quyết định của Uûy Ban Nhân Dân tỉnh, hội đồng này có trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan tới công tác đền bù – giải phóng mặt bằng, tiến hành đo đạc, kiểm kê hiện trạng nhà ở, đất ở, đất canh tác, hoa màu… Phương án thực hiện: Thực hiện đền bù – giải phóng mặt bằng – tái định cư theo 2 phương án. Phương án 1 (tái định cư tại chỗ): Các hộ dân được bố trí ở trong khu tái định cư theo quy hoạch, diện tích mỗi hộ là 400m2, bao gồm nhà 1 tầng, diện tích nhà là 60m2 (kiến trúc khu tái định cư do chủ đầu tư thiết kế), lực lượng lao động nghề cá vẫn được duy trì sản xuất và được bao tiêu sản phẩm phục vụ khu du lịch, các lao động khác được đào tạo để phục vụ các nhu cầu của lao động dịch vụ du lịch. Tuy nhiên để không phá vỡ cảnh quan của khu dự án, và các tác động không có lợi tới dự án, khu tái định cư sẽ có một quy định riêng để chủ đầu tư thuận tiện trong quá trình quản lý dự án. Phương án 2 (di dời ra ngoài phạm vi khu vực dự án) Đối với phương án này cần có sự hỗ trợ của Uûy ban nhân dân tỉnh trong việc cho phép thành lập khu tái định cư ngoài phạm vi khu vực dự án. Chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm trong việc xây dựng khu tái định cư, các công trình hạ tầng (đường, điện, nước) cho từng hộ dân trong khu tái định cư. Theo phương án này thì ngoài việc tuân thủ các chính sách hỗ trợ đền bù của nhà nước và địa phương, và sự đồng tình của người dân, các hộ dân sẽ có những ưu đãi khác trong quá trình khôi phục kinh tế, hỗ trợ di chuyển (kể cả các trường hợp về làm ăn tại quê cũ), trợ cấp đời sống, trợ cấp chuyển đổi nghề nghiệp hoặc cũng sẽ đựơc bố trí vào làm việc theo đúng chức năng được đào tạo trong khu dự án. Tổng chi phí đền bù: 6.020.000.000 đồng. Phương án giải quyết: Trong trường hợp, một vài hộ dân đã nhận tiền đền bù nhưng vẫn cố tình không giao mặt bằng cho chủ dự án đầu tư. Cơ quan có quyền hành tại khu vực sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tiến hành lập thủ tục cưỡng chế hành chính để thu hồi đất đối với số hộ trên. IV.2. Các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực trong giai đoạn thực thi dự a

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doclv2.doc
  • rarbando.rar
  • docmucluc.doc
  • docNHIEM_VU_DO_AN.DOC
  • docphieu dieu tra.doc
Tài liệu liên quan