Luận văn Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Khu vực Dự án là vùng cát ven biển nên tài nguyên sinh vật nói chung đơn điệu và nghèo nàn so với các khu vực khác. Hiện trạng tự nhiên của khu vực đã dần dần thay thế thành khu dân cư, các khu du lịch. Thực vật bao gồm một số loại cây bạch đàn, phi lao hoặc cây trồng phân tán trong khu dân cư. Dọc theo các bờ cát ven khu vực có rau muống, xương rồng, một số các loại cây bụi và các loại cây trồng như dừa, phi lao, Trong khu dân cư có trồng cây cảnh, cây tạo bóng mát, cây ăn trái.

Động vật nuôi trong các hộ dân gồm các loại gia súc như heo, chó, các loại gia cầm, Động vật hoang dã có các loại bò sát, côn trùng,

 

doc68 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 5025 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho thấy, hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, chỉ có độ ồn vượt so với tiêu chuẩn nhưng mức độ không đáng kể. 2.1.4.2. Môi trường nước ngầm Bảng 2.10. Kết quả đo đạc, phân tích các thông số môi trường nước ngầm trong khu vực Dự án STT Các chỉ tiêu phân tích ĐVT Kết quả M1 QCVN 09:2008/BTNMT 1 pH - 6,9 5,5 ÷ 8,5 2 Độ cứng (as CaCO3) mg/l 182 500 3 COD mg/l 0,5 4,0 4 TSS mg/l 0,6 1500 5 Zn mg/l 0,19 3,0 6 Pb mg/l 0,002 0,01 7 Cd mg/l 0,002 0,005 8 Mn mg/l 0,02 0,5 9 Cu mg/l 0,021 1,0 10 Hg mg/l KPH 0,001 11 NO3- mg/l 63,6 15 12 Fe tổng mg/l 0,04 5,0 13 NH4+ mg/l 0,64 0,1 14 Coliform MPN/100ml 11×103 3 15 E.Coli MPN/100ml 2 KPH + Ghi chú: - KPH: Không phát hiện - M1: Mẫu nước giếng khoan lấy tại khu vực Dự án. - Ngày lấy mẫu: 17/08/2010 - Thời tiết lúc lấy mẫu: Trời nắng. - Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng KHCN Đà Nẵng. + Nhận xét: Qua kết quả phân tích mẫu nước ngầm tại khu vực Dự án cho thấy hầu hết các chỉ tiêu nằm trong giới hạn cho phép, tuy nhiên các chỉ tiêu NO3-, NH4+, E.Coli, Coliform vượt giới hạn cho phép nhiều lần. 2.1.4.3. Môi trường nước biển ven bờ Bảng 2.11. Kết quả đo đạc, phân tích các thông số môi trường nước biển ven bờ STT Thông số ĐVT Kết quả M2 QCVN 10:2008/BTNMT (cột B) 1 pH - 7,0 6,5 – 8,5 2 DO mg/l 4,4 ≥ 4 3 NH4+ mg/l 0,01 0,5 4 TSS mg/l 1,2 50 5 Zn mg/l 0,22 1 6 Pb mg/l 0,001 0,02 7 Cd mg/l KPH 0,005 8 Cu mg/l 0,019 0,5 9 Fe tổng mg/l 0,06 0,1 10 Dầu mỡ mg/l KPH KPH 11 Coliform MPN/100ml 9 1.000 + Ghi chú: - KPH: Không phát hiện. - M2: Mẫu nước biển ven bờ, cách Dự án khoảng 100m về hướng Đông. - QCVN 10:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ (cột B – Áp dụng cho vùng bãi tắm, thể thao dưới nước). - Ngày lấy mẫu: 17/08/2010 - Thời tiết lúc lấy mẫu: Trời nắng, gió nhẹ. - Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Công nghệ sinh học và Ứng dụng KHCN Đà Nẵng. + Nhận xét: Qua kết quả phân tích một số chỉ tiêu đặc trưng của nước biển ven bờ gần khu vực xây dựng Dự án cho thấy tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép. 2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Dự án được triển khai xây dựng tại Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng. Theo số liệu điều tra về các điều kiện kinh tế - xã hội tại khu vực đến thời điểm tháng 06/2010 như sau: 2.2.1. Điều kiện xã hội 2.2.1.1. Tình trạng đất đai Tổng diện tích đất: 208,5738 ha. Trong đó: - Đất thổ cư : 64,6802 ha - Đất sản xuất nông nghiệp (đất hoa màu) : 2,9290 ha 2.2.1.2. Tình hình dân số - Tổng số dân: 15.150 người (nhân khẩu tại hộ: 13.230 người). - Số hộ dân: 2886 hộ. Trung bình 4,58 người/hộ. - Tỷ lệ tăng dân số: 3,79% 2.2.1.3. Các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng - Trường học: 04 cơ sở. Trong đó: + Trường THCS : 01 cơ sở + Trường tiểu học : 02 cơ sở + Trường mầm non : 01 cơ sở - Cơ sở y tế: 01 trạm y tế - Chợ: 01 cơ sở - Toàn Phường có 02 đình, 02 chùa, 01 nhà thờ - Cơ sở công nghiệp đang hoạt động: 04 - Tình trạng giao thông: Thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân. + Đường nhựa : 80% + Đường bê tông : 20% - Tình hình y tế, chăm sóc sức khỏe và môi trường: Thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe cộng đồng như tiêm chủng mở rộng, phòng chống dịch bệnh mùa hè, dịch bệnh thiên tai gây ra. 100% nhà dân có hố xí tự hoại. 2.2.2. Điều kiện kinh tế Cơ cấu kinh tế của địa phương bao gồm các ngành: Du lịch, thương mại, dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp. Trong đó: + Nông nghiệp chiếm : 6,34% + Tiểu thủ công nghiệp : 2,07% + Thương mại – Dịch vụ : 27,09% + Ngành khác : 64,48% CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. Giai đoạn Dự án thi công, xây dựng cơ sở hạ tầng 3.1.1. Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải 3.1.1.1. Môi trường không khí a. Bụi và các khí độc phát sinh trong quá trình thi công Dự án - Nguồn gây tác động: Nguồn phát sinh bụi trong quá trình thi công xây dựng Dự án chủ yếu từ các nguồn sau: + Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng, vận chuyển, bốc dỡ nguyên vật liệu. + Khí thải của các phương tiện vận tải chở nguyên vật liệu xây dựng, các loại máy móc, thiết bị thi công như bụi, khí SOx , NOx , CO, VOC. - Tính toán tải lượng, nồng độ các chất thải: 1- Bụi khuếch tán từ quá trình đào đắp, san nền, bốc dỡ nguyên vật liệu Khu vực xây dựng Dự án có địa hình tương đối bằng phẳng, cao độ thay đổi từ 5,5m ÷ 9,5m. Tuy nhiên, khi tiến hành xây dựng Dự án, toàn bộ khu đất sẽ được san nền với cao độ thiết kế là 5,8m. Tổng khối lượng đất đào, đắp tính toán: - Khối lượng đất đào tính toán: 5453,12m3 - Khối lượng đất đắp tính toán: 3432,91m3 - Khối lượng xà bần khi phá dỡ các công trình hiện trạng 100m3. - Khối lượng đất phát sinh khi đào tầng hầm: 6748,5m3. Trung bình, khi thực hiện đào hoặc đắp 1m3 đất sẽ phát sinh khoảng 0,75Kg bụi, trong đó 10% là bụi lơ lửng (Nguồn: Giáo trình môi trường trong xây dựng – TS. Nguyễn Khắc Cường – Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh). Với khối lượng đất đào, đắp tính toán như trên thì ước tính lượng bụi phát thải ra môi trường là 8348,3Kg trong đó có 834,83Kg bụi lơ lửng. Thời gian san lấp mặt bằng dự kiến khoảng 1 tháng, thời gian làm việc một ngày 8 giờ, như vậy thải lượng bụi do hoạt động đào đắp là 34,8Kg/giờ, trong đó bụi lơ lửng là 3,48Kg/giờ. Đối với lượng bụi phát sinh do các xe vận chuyển đất, cát làm rơi vãi trên đường, bụi do các hoạt động san ủi mặt bằng, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng có thể ước tính dựa vào hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Bảng 3.1. Nồng độ ô nhiễm bụi do hoạt động san lấp mặt bằng STT Nguyên nhân gây ô nhiễm Nồng độ QCVN 05:2009/BTNMT 1 Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng bị gió cuốn lên (bụi cát). 1 – 100mg/m3 0,3mg/m3 2 Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, cát, đá, máy móc, thiết bị). 0,1 – 1mg/m3 3 Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường phát sinh bụi. 0,1 – 1mg/m3 Như vậy, theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng bụi sinh ra trong quá trình san ủi mặt bằng, vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu vượt ngưỡng cho phép đối với chất lượng không khí xung quanh. Do đặc điểm khu vực Dự án thông thoáng, bị ảnh hưởng nhiều do tác động gió, nên tác động của bụi sẽ ảnh hưởng nhiều đến khu vực xung quanh. Bụi khuếch tán sẽ hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, gây ra các bệnh về hô hấp, các bệnh về mắt, đồng thời ảnh hưởng đến mỹ quan Đô thị tại khu vực. 2- Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công Thành phần các chất ô nhiễm từ các phương tiện giao thông đã được tính toán qua các nguồn tài liệu khác nhau, theo tài liệu thống kê của tổ chức ECO thì thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô, xe tải như sau: Bảng 3.2. Thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô Tình trạng vận hành CxHy (ppm) CO (%) NO2 (ppm) CO2 (ppm) Chạy không tải 750 5,2 30 9,5 Chạy chậm 300 0,8 1500 12,5 Chạy tăng tốc 400 5,2 3000 10,2 Chạy giảm tốc 4000 4,2 60 9,5 Để đáp ứng tiến độ thi công của công trình, hàng ngày cần có khoảng 4 xe (tải trọng 10 tấn) để vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng. Theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tải lượng bụi và các chất ô nhiễm tính cho loại xe có trọng tải từ 3,5 – 16 tấn, với xe chạy dầu diezen, tốc độ trung bình 8 – 10Km được xác định như sau: Bảng 3.3. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu Chất ô nhiễm Tải lượng từ 01 xe (Kg/10Km đường dài) Tải lượng từ 04 xe (Kg/10Km đường dài) Bụi 0,009 0,036 SO2 0,0429 0,1716 NOx 0,118 0,56 CO 0,06 0,24 VOC 0,026 0,104 Để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ khí thải của các phương tiện giao thông. Giả sử ta xét nguồn đường có độ dài vô hạn thì nồng độ chất ô nhiễm trên mặt đất tại khoảng cách x nằm trên trục gió thổi trực giao với nguồn đường sẽ được xác định theo công thức sau: (Trần Ngọc Chấn – Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1 – 2002). Trong đó: C: Nồng độ khí thải (mg/m3) M: Tải lượng nguồn thải (g/m.s) u: Vận tốc gió trung bình (lấy u = 2m/s) σz: Hệ số khuếch tán theo phương thẳng đứng Hệ số khuếch tán σz là hàm số theo khoảng cách x và độ ổn định khí quyển được tính theo công thức Slade: σz = 0,53 . x0,73 H: Chênh lệch chiều cao giữa mặt đường so với mặt đất xung quanh (m). (Lấy H = 0,5m). Bảng 3.4. Kết quả tính toán nồng độ các chất ô nhiễm từ phương tiện giao thông ra vào khu vực Khoảng cách x (m) Nồng độ chất ô nhiễm (mg/m3) Bụi SO2 NOx CO 1 0,00080 0,00018 0,0102 0,0052 2 0,00060 0,00016 0,0086 0,0044 3 0,00050 0,00012 0,0070 0,0036 5 0,00040 0,00010 0,0052 0,0028 10 0,00020 0,00006 0,0034 0,0018 20 0,00015 0,00004 0,0022 0,0010 50 0,00000 0,00002 0,0012 0,0006 100 0,00000 0,00001 0,0006 0,0004 200 0,00000 0,00000 0,0004 0,0002 500 0,00000 0,00000 0,0002 0,0001 QCVN 05:2009 0,3 0,35 0,2 30 (Ghi chú: QCVN 05:2009 – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh) - Nhận xét: Từ kết quả tính toán ở trên cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm ra vào công trình nằm trong giới hạn cho phép nên không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. b. Tiếng ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công Tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới. Bảng 3.5. Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công trên công trường STT Thiết bị thi công Mức tiếng ồn ở điểm cách máy 15m (dB) 1 Máy ủi 93 2 Máy khoan đá 87 3 Máy đập bê tông 85 4 Máy cưa tay 82 5 Máy nén diezen có vòng quay rộng 80 6 Máy đóng búa 1,5 tấn 75 7 Máy trộn bê tông chạy bằng diezen 75 (Nguồn: Theo Lê Văn Nãi, Bảo vệ Môi trường trong xây dựng cơ bản – Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, 1999) Tăng hoặc giảm khoảng cách giữa người nghe và máy gấp đôi thì sẽ tăng hoặc giảm tiếng ồn là 6dB. So với tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép trong môi trường lao động (≤ 85dB), thì độ ồn của các máy ủi, máy khoan đá, máy đóng cọc là tương đối lớn. 3.1.1.2. Môi trường nước a. Nước thải sinh hoạt của công nhân Lượng nước thải sinh hoạt từ công nhân xây dựng có thể ước tính từ khoảng 100 cán bộ quản lý, công nhân và khách quan hệ tập trung cho công tác thi công có lưu lượng như sau: Q = 80% × 100 lít/người/ngày × 100 người = 8.000 lít/ngày (Lượng nước thải sinh hoạt tính bằng 80% lượng nước cấp) Như vậy, lượng nước thải sinh hoạt từ 100 công nhân xây dựng trung bình khoảng 8m3/ngày. Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật sẽ gây ô nhiễm môi trường nước khu vực nếu nguồn nước thải đổ trực tiếp ra môi trường. b. Nước thải xây dựng công trình Hoạt động của Dự án sử dụng nguyên liệu là bê tông thương phẩm đặt hàng từ các đơn vị bên ngoài. Do đó, trong quá trình xây dựng hạn chế được rất nhiều lượng nước thải phát sinh từ công đoạn trộn bê tông. Nguồn nước thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là nước thải từ các khu vực để vật liệu xây dựng, nước súc rửa và nước làm mát các thiết bị máy móc thi công có chứa mỡ rò rỉ, đất cát, nước trộn vữa hồ, thường có nồng độ chất lơ lửng cao và có thể bị nhiễm các tạp chất như rác thải, dầu mỡ thải, vật liệu san nền và các chất thải khác trên mặt đất. Ước tính lượng nước sử dụng khoảng 2m3/ngày. c. Nước mưa chảy tràn Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu vực sẽ kéo theo các chất ô nhiễm như đất, các loại dầu mỡ của các thiết bị thi công Dự án, rác rơi vãi, các loại vật liệu xây dựng,… Nồng độ các chất này trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này cũng khá cao. Theo WHO, 1993 nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau: - Tổng Nitơ : 0,5 – 1,5mg/l - Tổng Photpho : 0,004 – 0,03mg/l - COD : 10 – 20mg/l - TSS : 10 – 20mg/l 3.1.1.3. Chất thải rắn a. Chất thải rắn từ việc phá dỡ các công trình hiện trạng, đất cát phát sinh khi đào tầng hầm. - Trước khi tiến hành thi công xây dựng, Dự án sẽ được tiến hành đập bỏ, một số công trình hiện hữu trên khu đất Dự án: Nhà vệ sinh, nhà kho, trạm biến áp, nhà để xe. Quy mô của các công trình này rất nhỏ (nhà cấp 4, tường gạch) nên việc phá dỡ gây ảnh hưởng không đáng kể tới môi trường xung quanh. Chất thải rắn từ hoạt động này bao gồm: Xà bần, gạch vụn khoảng 100m3 sẽ thuê Công ty Môi trường Đô thị vận chuyển đến bãi thải của Thành phố. - Khối lượng đất phát sinh khi đào tầng hầm (6748.5m3) sẽ được tận dụng để san lấp mặt bằng. Tầng hầm với diện tích 2045m2 và chiều sâu tầng hầm là 3,3m. Khối lượng đất đào tầng hầm = 2045 × 3.3 = 6748,5m3. b. Chất thải rắn từ quá trình thi công xây dựng bao gồm: Xà bần, cát sỏi, xi măng, gạch, cát, đá, gỗ, vụn nguyên liệu,… phát sinh từ việc xây dựng các hạng mục công trình tại Dự án, ước tính khoảng 10kg/ngày. c. Chất thải rắn sinh hoạt: Rác thải của công nhân làm việc tại công trường. Tổng số lượng công nhân tham gia xây dựng tại khu vực Dự án khoảng 100 người. Hầu hết công nhân tham gia xây dựng không nghỉ qua đêm tại khu vực. Theo ước tính lượng rác của công nhân hàng ngày thải ra khoảng 0,4kg/người/ngày. Như vậy, tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thi công xây dựng Dự án khoảng (100 người × 0,4kg/người/ngày) = 40kg/ngày. 3.1.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải a. Tác động đến địa chất khu vực Đây là một công trình có quy mô tương đối lớn, khối nhà cao tầng nhất là 12 tầng, do đó tải trọng tác dụng xuống móng rất lớn, vì vậy trong quá trình đào đất để xây dựng có khả năng gây sụt lún đất, gây chấn động, gây rung tại khu vực từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp môi trường đất, các công trình lân cận khu vực Dự án cũng như sức khỏe của công nhân làm việc tại công trình. b. Tác động đến môi trường nước ngầm Trong quá trình thi công xây dựng Dự án, nguồn cung cấp nước được lấy từ mạng lưới thủy cục nên không gây ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm. c. Nguồn gây tác động đến hệ sinh thái tại khu vực - Làm thay đổi cảnh quan trong khu vực. - Khi tiến hành giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình trên có thể ảnh hưởng đến tài nguyên sinh vật tại khu vực. d. Nguồn gây tác động đến môi trường văn hóa - xã hội - Việc tập kết vật liệu và thời gian ra vào của các xe tải, máy móc thiết bị trong thời gian thi công không hợp lý sẽ gây ùn tắc giao thông tại khu vực. - Tiếng ồn, rung phát sinh trong giai đoạn thi công sẽ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của các hộ dân, các công trình lân cận. - Việc tập trung công nhân xây dựng có thể gây ra các vấn đề xã hội như cờ bạc, gây gỗ, đánh nhau. - Bụi phát tán từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu gây ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến đường du lịch ven biển Trường Sa. - Các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu ra vào công trường có thể gây tắc nghẽn giao thông. 3.1.3. Dự báo những rủi ro về sự cố môi trường có thể xảy ra trong giai đoạn thi công xây dựng a. Tai nạn lao động Đối với bất cứ một công trình xây dựng với quy mô nào thì công tác an toàn lao động là vấn đề đặc biệt quan tâm từ các nhà đầu tư. Các vấn đề có khả năng phát sinh ra tai nạn lao động như sau: - Ô nhiễm môi trường có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân làm việc tại công trường như: Gây choáng váng, mệt mỏi, thậm chí ngất xỉu, thường xảy ra đối với công nhân nữ hoặc người có sức khỏe yếu. - Công trường thi công sẽ có nhiều phương tiện vận chuyển ra vào có thể dẫn đến tai nạn lao động. - Các phương tiện của các phương tiện cơ giới như cần cẩu, thiết bị bốc dỡ, các loại vật liệu chất đống cao có thể rơi, vỡ gây ra tai nạn lao động. - Việc thi công công trình trên tầng cao nếu không đảm bảo an toàn có thể tăng khả năng gây ra tai nạn lao động do trượt té trên các giàn giáo, trên các nhà cao tầng đang xây, vận chuyển vật liệu xây dựng,… - Trong quá trình thi công, các loại đinh sét, dây kẽm sét, lưỡi cưa và những vật kim loại nhỏ khác có thể bị rơi vãi lên đường nội bộ khu vực Dự án dễ làm cho công nhân qua lại dẫm phải. - Các tai nạn lao động có thể xảy ra do tiếp xúc với nguồn điện như công tắc thi công hệ thống cấp điện, va chạm vào các đường dây điện dẫn ngang đường,… b. Khả năng cháy nổ Quá trình thi công xây dựng một công trình lớn có thể nảy sinh nhiều nguyên nhân gây ra khả năng cháy nổ như: - Quá trình thi công mặt bằng, nếu các công nhân làm việc bất cẩn (hút thuốc, đốt lửa,…) thì khả năng gây cháy lán trại. - Sự cố gây cháy nổ khác nữa là có thể phát sinh từ các sự cố về chập điện, sét đánh. 3.2. Giai đoạn Dự án đi vào hoạt động 3.2.1. Môi trường không khí Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải: a. Bụi và các khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông Tại cổng ra vào và khu vực để xe: Hoạt động của các phương tiện giao thông ra vào khu vực như các xe taxi, xe du lịch đưa đón khách, xe của du khách tự vận hành, xe của cán bộ nhân viên khi vận hành sinh ra khói thải có chứa bụi và các khí độc như: SO2, NOx, CO, THC. Theo tính toán trong trường hợp Khách sạn hoạt động hết công suất, ước tính số lượng xe ra vào khu vực trong một ngày đêm như sau: - Xe ô tô (chủ yếu là xe ô tô, xe taxi có trọng tải < 3,5 tấn) khoảng 150 chiếc, trong đó 100 chiếc tính cho khối khách sạn với quy mô 179 phòng, 50 chiếc còn lại tính cho lượng khách đến hội họp, dự tiệc tại Khách sạn. - Xe ô tô 2 bánh (50 – 175cc) khoảng 700 chiếc trong đó khoảng 300 chiếc tính cho nhân viên của khách sạn và 400 xe tính cho khách đến tham dự hội nghị, dự tiệc. Thành phần các chất ô nhiễm từ các phương tiện giao thông đã được tính toán qua các nguồn tài liệu khác nhau, theo tài liệu thống kê của tổ chức ECO thì thành phần các chất ô nhiễm trong khói thải xe ô tô, xe tải như sau: Tình trạng vận hành CxHy (ppm) CO (%) NO2 (ppm) CO2 (ppm) Chạy không tải 750 5,2 30 9,5 Chạy chậm 300 0,8 1500 12,5 Chạy tăng tốc 400 5,2 3000 10,2 Chạy giảm tốc 4000 4,2 60 9,5 Dựa vào các hệ số ô nhiễm do Cục Quản lý môi trường Hòa Kỳ (USAPA) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1993 thiết lập có thể tính tải lượng khí thải từ hoạt động của các loại xe như sau: Bảng 3.6. Tải lượng các chất ô nhiễm từ phương tiện giao thông ra vào khách sạn (mg/m.s) + Xe ô tô (< 3,5 tấn): Chỉ tiêu Tải lượng (g/xe, trên 10 Km đường dài) Tổng khối lượng chất thải tính cho 1 ngày (Kg/ trên 10 Km đường dài) Bụi lơ lửng (muội khói) 2 0,3 SO2 11,6 1,74 NOx 7 1,05 CO 10 1,5 VOC 1,5 0,225 + Xe máy (50 – 175cc): Chỉ tiêu Tải lượng (g/xe, trên 10 Km đường dài) Tổng khối lượng chất thải tính cho 1 ngày (Kg/ trên 10 Km đường dài) Bụi lơ lửng (muội khói) 1,2 0,84 SO2 0,6 0,42 NOx 0,8 0,56 CO 2,2 1,54 VOC 1,5 1,05 b. Khí thải từ trạm đặt máy phát điện Trong trường hợp có sự cố mất điện thì trạm máy phát điện dự phòng hoạt động. Tuy nhiên, hệ thống lưới điện tại khu vực tương đối ổn định, khả năng mất điện tại khu vực là rất thấp. Hơn nữa, theo thực tế cho thấy nếu có mất điện thì thời gian cũng không lâu, do đó tần suất hoạt động của máy phát điện rất thấp, có thể đánh giá mức độ tác động đến môi trường xem như không đáng kể. c. Khí thải từ nhà bếp Đối với hoạt động của nhà bếp tại nhà hàng của khách sạn đều sử dụng gas (LPG) hoặc bằng bếp điện, như chúng ta biết hiện nay gas được xem là loại nhiên liệu sạch nhất đối với môi trường, như vậy việc sử dụng nhiên liệu tại các nhà bếp không có tác động đáng kể đến môi trường không khí. Tuy nhiên, tại các nhà bếp này thường phát sinh mùi thực phẩm, mùi nấu nướng. Đối với mùi này, Dự án sẽ có biện pháp khắc phục. d. Tại các nhà vệ sinh Tại những nhà vệ sinh chung tại Khách sạn nếu không quản lý, theo dõi tốt việc vệ sinh hàng ngày thì sẽ gây mùi hôi rất khó chịu, làm môi trường dễ phát sinh ruồi, muỗi, lây lan dịch bệnh. e. Trạm xử lý nước thải, khu tập trung chất thải rắn cũng phát sinh ra các khí như NH3, H2S, CH4, Mercaptan,… gây ô nhiễm môi trường không khí. f. Tiếng ồn của các phương tiện giao thông ra vào khu vực - Nguồn phát sinh: + Tiếng ồn do hoạt động của phương tiện giao thông: Tiếng ồn phát ra từ động cơ và do sự rung động của các bộ phận xe. + Tiếng ồn từ các hoạt động dịch vụ như các sàn nhảy, quầy bar, tiếng nhạc, tiếng tivi, hoạt động đi lại, nói chuyện của con người,… + Tiếng ồn từ các máy bơm, mô tơ, máy phát điện,… + Tiếng ồn từ hệ thống điều hòa không khí. - Tải lượng: + Tiếng ồn phát sinh từ các phương tiện giao thông ra vào Khách sạn. Tiếng ồn này phụ thuộc vào loại xe, lưu lượng xe, độ thông thoáng khu vực để xe. + Tham khảo tài liệu cho thấy tiếng ồn của các loại xe là khác nhau. Bảng 3.7. Tiếng ồn của các loại xe Tên xe Độ ồn (dBA) QCVN 26:2010/BTNMT Khu dân cư, Khách sạn, nhà ở, cơ quan Hành chính Xe hòm thanh lịch 77 60 (6h – 18h) 55 (18h – 22h) 45 (22h – 6h) Xe hành khách nhỏ 79 Xe hành khách mini 84 Xe thể thao 91 Xe mô tô 2 xi lanh 4 kỳ 94 Xe mô tô 1 xi lanh 2 kỳ 80 (Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB KHKT, 1997) (QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn) Như vậy độ ồn của các phương tiện ô tô vượt tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên, tiếng ồn của các phương tiện giao thông chủ yếu vào ban ngày và xảy ra trong thời gian ngắn. Tiếng ồn này chủ yếu ảnh hưởng tại khu vực cổng ra vào và khu vực gara để xe, và không ảnh hưởng nhiều đến các khu vực khác. 3.2.2. Môi trường nước Nguồn gây tác động liên quan đến chất thải: a. Nước thải sinh hoạt - Nguồn phát sinh: Nước thải phát sinh do hoạt động lưu trú của khách tại khối Khách sạn, nước thải từ các phòng dịch vụ, vui chơi giải trí, nước thải từ các phòng hội họp, nước thải từ các phòng giặt quần áo, nước thải từ bếp ăn nhà hàng. - Tải lượng: Dựa vào bảng 1.4 ta có: + Nước sinh hoạt cho khối ngủ: 75,2m3 + Nước sinh hoạt cho nhân viên phục vụ: 7,5m3 + Nước cung cấp cho khu nhà hàng: 24m3 + Nước cấp cho hoạt động giải trí, thư giãn: 5m3 + Nước cấp cho khu hội nghị, hội thảo: 5,6m3 Tổng lượng nước cấp cho các mục đích trên khoảng 117,3m3/ngđ. Như vậy nước thải ra từ hoạt động của Khách sạn khoảng: 117,3 × 80% = 93,84m3/ngđ Theo Trần Đức Hạ, Báo cáo nghiên cứu Khoa học B94 – 34 – 06 thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt nói chung như sau: Bảng 3.8. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt STT Chỉ tiêu ĐVT Nồng độ QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) 1 BOD5 mg/l 250 50 2 COD mg/l 315 - 3 TSS mg/l 270 100 4 TDS mg/l 750 1000 5 NH3 mg/l 32 - 6 PO43- mg/l 12,5 10 7 Coliform MNP/100ml 13.106 5.000 - Riêng đối với nước thải từ toilet thì theo hệ số ô nhiễm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải toilet cho mỗi người thải ra hàng ngày khi chưa qua xử lý như sau: Bảng 3.9. Khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải toilet Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) BOD5 45 – 54 COD 72 – 102 SS 70 – 145 Dầu mỡ 10 – 30 Tổng Nitơ 6 – 12 Amoni 2,4 – 4,8 Tổng Photpho 0,8 – 4,0 Với quy mô thiết kế, ước tính tại thời điểm cao nhất số người đến lưu trú, hội họp, giải trí khoảng 2.226 người (trong đó có khoảng 376 người tại khối Khách sạn; 150 nhân viên làm việc tại Khách sạn (300 nhân viên chia làm 2 ca) và khoảng 1700 người đến dự hội thảo, dự tiệc). Theo chúng tôi ước tính số người hoạt động lớn nhất/ngày tại Khách sạn khoảng 526 người (376 người lưu trú tại Khách sạn, 150 cán bộ công nhân viên). Tính trung bình mỗi người sử dụng 35 lít nước sinh hoạt trong toilet/ngày thì lượng nước thải từ toilet là khoảng 18,5m3/ngàyđêm. Số người còn lại khoảng 1700 người (người đến dự hội thảo, hội nghị, tiệc cưới,…). Số người này hoạt động trong thời gian ngắn nên lượng nước thải từ toilet cho số người này tạm tính bằng khoảng 30% so với số người hoạt động thường xuyên cả ngày, tức là khoảng 18m3/ngàyđêm. Như vậy tổng lượng nước thải từ toilet cho toàn bộ Khách sạn ước tính khoảng 36,5m3/ngàyđêm và tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải toilet chưa xử lý được tính như sau: Bảng 3.10: Khối lượng các chất ô nhiễm trong nước thải toilet Chất ô nhiễm Khối lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT (Cột B) BOD5 114,3 – 137,16 1285,7 – 1542,9 50 COD 182,88 – 259,08 2057 – 2914,3 - SS 177,8 – 368,3 2000 – 4142,9 100 Dầu mỡ 25,4 – 76,2 285,7 – 857,1 20 Tổng Nitơ 15,24 – 30,48 171,4 – 342,9 - Amoni 6,1 – 12,2 80 – 160 10 Tổng Photpho 2,03 – 10,2 26,6 – 133 - Nếu so sánh với QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B), thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải toilet vượt tiêu chuẩn nhiều lần. Mức độ ô nhiễm của nước thải toilet là rất cao và có tác động tiêu cực đến môi trường xung quanh nếu thải trực tiếp ra môi trường. Để khống chế tác động này, Dự án sẽ có biện pháp xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn đối với nước thải toilet. b. Nước mưa chảy tràn Vào mùa mưa nước mưa chảy tràn trên mặt bằng k

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng Khách sạn Mỹ Khê – Đức Long tại Phường Phước Mỹ, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng(68 trang).doc
Tài liệu liên quan